1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Thiết kế Hệ thống Xử lý nước thải Công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên công suất 300m 3 ngày.đêm”

109 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

b Phương pháp tuyển nổi: Trong công nghệ xử lý nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thì phương pháp tuyển nổi được áp dụng để loại bỏ các chất lơ lửng không tan và dầu mỡ

Trang 1

-  -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“Thiết kế Hệ thống Xử lý nước thải Công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên công suất 300m3/ngày.đêm”

Trang 2

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

KHOA : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV: PHẠM THỊ HẠNH MSSV: 07127040

KHÓA HỌC : 2007-2011

1 Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH MTV

THỦY SẢN PHÚ YÊN, CÔNG SUẤT 300 M3/ NGÀY ĐÊM

2 Nội dung khóa luận tốt nghiệp:

- Khảo sát, thu thập số liệu tổng quan về tình hình sản xuấ t và các vấn đề môi trường có liên quan đến Công ty

- Đề xuất 2 phương án công nghệ

- Tính toán, thiết kế các phương án đã đề xuất

- Tính toán kinh tế các phương án đã đề xuất

- Lựa chọn công nghệ xử lý

- Vẽ thiết kế phương án đã lựa chọn

3 Thời gian thực hiện: từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 07 năm 2011

4 Họ tên Giáo viên hướng dẫn : KS Vũ Văn Quang

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày Tháng Năm 2011 Ngày Tháng Năm 2011

KS Vũ Văn Quang

Trang 3

CÔNG SUẤT 300M 3 /NGÀYĐÊM ĐẠT QCVN11:2008, LOẠI B

Tác giả

PHẠM THỊ HẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn KS.VŨ VĂN QUANG

07/2011

Trang 4

Chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta Nó đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Trong khi kim ngạch xuất khẩu càng tăng cao thì vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành này gây ra lại đang là mối lo ngại lớn của xã hội vì sản

xuất càng tăng thì lượng nước thải càng lớn Hiện nay một số nhà máy thủy sản đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên cũng đang đầu tư xây hệ thống xử lý nước thải

Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên với công suất 300 m3/ngđ” nhằm đáp ứng cho nhu cầu trên

Tính chất nước thải của công ty dựa vào kết quả phân tích mẫu lấy trực tiếp từ nhà máy trong nhiều lần

Trong khóa luận dựa vào tính chất nước thải, điều kiện cho phép mặt bằng của nhà máy và tham khảo công nghệ xử lý của một số nhà máy khác Từ đó đề xuất 2 phương án

xử lý nước thải cho công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên:

- Phương án 1: Nước thải thu gom từ hệ thống thoát nước về hầm tiếp nhận song

chắn rác đặt trong trước hầm tiếp nhận Sau đó qua bể điều hòa để trung hòa nước thải

Tiếp đó qua bể lắng Sau đó qua bể UASB, Aerotank để xử lý sinh học và qua lắng II

Tiếp theo, nước thải được khử trùng bằng Clo tại bể khử trùng Sau đó nước thải được

dẫn qua hệ thống XLNT khu công nghiệp

- Phương án 2: Tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể sinh học từng mẻ (SBR)

để xử lý thay cho aerotank và lắng II

Qua tính toán, phân tích đã lựa chọn phương án 1 với những lý do sau:

- Chi phí đầu tư ban đầu ít hơn

- Diện tích ít hơn

- Vận hành dễ dàng hơn

- Giá thành xử lý 1m3nước thải thấp hơn

Trang 5

Trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luân tốt nghiệp em nhận được rất

nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy cô, người thân, bạn bè và em đã học hỏi

được nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này

Đầu tiên, xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa Công Nghệ Môi

Trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn thầy Vũ Văn Quang đã tận tình chỉ bảo, hướng

dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa

luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên đã

nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh trai, tất cả mọi người trong

gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có

đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Dù rất cố gắng nhưng không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng

góp của thầy cô và bạn bè

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày 11 tháng 07 năm 2011

SVTH: Phạm Thị Hạnh

Trang 6

TÓM T ẮT KHÓA LUẬN ii

L ỜI CẢM ƠN iii

M ỤC LỤC iv

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH SÁCH B ẢNG viii

Chương I 1

M Ở ĐẦU 1

I.1.Đặt vấn đề: 1

I.2 Mục tiêu khóa luận: 2

I.3 Nội dung khóa luận: 2

I.4 Phương pháp thực hiện: 2

I.5.Đối tượng và phạm vi đề tài: 2

Chương II 3

T ỔNG QUAN 3

II.1.Tổng quan về ngành thủy sản: 3

II.1.1.Gi ới thiệu chung về ngành thủy sản: 3

II.1.2 Đặc tính nước thải ngành thủy sản: 6

II.1.3 T ổng quan về phương pháp xử lý nước thải thủy sản: 7

II.2 Tổng quan về công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên: 9

II.2.1 Gi ới thiệu về công ty: 9

II.2.2.Qui trình công ngh ệ sản xuất 9

II.2.3 Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải: 13

Trang 7

III.1.Hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần Hùng Vương Châu Âu: 16

III.2 Hệ thống xử lý nước thải thủy sản của công ty Bá Hải, Phú Yên: 18

III.3 Hệ thống xử lý nước thải thủy sản của công ty Vĩnh Toàn: 19

Chương IV 21

TÍNH TOÁN THI ẾT KẾ 21

IV.1 Cơ sở lựa chọn: 21

IV.2.Đề xuất phương án 21

IV.2.1.Phương án 1: 21

IV.1.1.1.Sơ đồ: 21

IV.2.2.Phương án 2: 26

IV.2.2.1.Sơ đồ: 26

IV.3.Tính toán, thiết kế: 29

IV.3.1 Tính toán lưu lượng nước thải: 29

IV.3.2 Tính toán các công trình đơn vị phương án 1: 29

IV.3.3.Tính toán các công trình đơn vị phương án 2: 33

IV.4 Dự toán kinh tế: 34

IV.4.1.D ự toán kinh tế phương án 1: 34

IV.4.2 D ự toán kinh tế phương án 2: 36

IV.5 Lựa chọn phương án: 37

Chương V 39

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

V.1/Kết luận: 39

V.2/Kiến nghị: 39

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 41

PH Ụ LỤC 42

Trang 8

BOD : Nhu cầu oxy sinh học (Biological Oxygen Demand)

COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

SS : Chất rắn lơ lửng (Suspend Solid)

UASB : Bể xử lý yếm khí có lớp cặn lơ lửng (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

F/M : Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

SBR : Sequencing Batch Reactor – Aeroten hoạt động gián đoạn theo mẻ

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

PA : phương án

NL :nguyên liệu

Trang 9

Hình 2.1: Biểu đồ xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2010 3

Hình 2.2: Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 4

Hình 2.3: Sơ đồ qui trình sản xuất mặt hàng đông lạnh 9

Hình 2.4: Sơ đồ qui trình sản xuất mặt hàng đóng hộp 11

Hình 3.1 :Dây chuyền xử lý nước thải công ty cổ phần Hùng Vương Châu Âu 15

Hình 3.2: Dây chuyền xử lý nước thải công ty Bá Hải, Phú Yên 17

Hình 3.3: Dây chuyền xử lý nước thải công ty Vĩnh Toàn 18

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 1 20

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 2 23

Trang 10

Bảng 2.1: Các thông số ô nhiễm trong nước thải thủy sản………… 7

Bảng2.2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu 10

Bảng 2.3 Thông số nước thải công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên 14

Bảng 3.1: Thông số nước thải công ty cổ phần Hùng Vương Châu Âu 16

Bảng 3.2: Thông số nước thải công ty Bá Hải , Phú Yên 18

Bảng 3.3:Thông số nước thải công ty Vĩnh Toàn 19

Bảng 4.1:Dự tính hiệu suất xử lý các công trình phương án 1 23

Bảng 4.2:Dự tính hiệu suất xử lý các công trình phương án 2 26

Bảng 4.3 Thông số thiết kế hố thu 28

Bảng 4.4 Thông số thiết kế song chắn rác 29

Bảng 4.5 Thông số thiết kế bể điều hòa 29

Bảng 4.6 Thông số thiết kế bể lắng I 30

Bảng 4.7 Thông số thiết kế bể UASB 30

Bảng 4.8 Thông số thiết kế bể aerotank 31

Bảng 4.9 Thông số thiết kế bể lắng II 31

Bảng 4.10 Thông số thiết kế bể khử trùng 32

Bảng 4.11 Thông số kích thước sân phơi bùn 32

Bảng 4.12 Thông số thiết kế bể SBR 32

Bảng 4.13 Thông số thiết kế bể khử trùng 33

Bảng 4.11 Thông số kích thước sân phơi bùn 33

Bảng 4.12 Chi phí đầu tư cơ bản phương án 1 34

Bảng 4.13 Chi phí quản lí vận hành phương án 1 34

Bảng 4.14 Chi phí đầu tư cơ bản phương án 2 35

Bảng 4.13 Chi phí quản lí vận hành phương án 2 35

Trang 12

hệ thống xử lý mà chỉ thu gom rồi xả vào nguồn tiếp nhận Nếu có hệ thống thì đa số hệ

thống không tương xứng với lưu lượng thải hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép

hoặc xây dựng để đối phó với cơ quan chức năng

Đất nước ta đang trên con đường hội nhập, ta có cơ hội giao thương với các nước trên

thế giới Điều đó đòi hỏi các đơn vị phải bảo đảm chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng môi trường Với tính chất nước thải của ngành thủy sản như vậy thì việc xây dựng

hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu phải được quan tâm chú trọng

Công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên mới thành lập vài tháng chưa có hệ thống xử lý nước thải Để đảm bảo nước thải thải ra không gây ô nhiễm môi trường cần xây dựng hệ

thống XLNT Trên cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “thiết kế hệ thống xử lý nước

th ải công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên” làm Đề tài tốt nghiệp đại học ngành Kỹ

thuật môi trường

Trang 13

I.2 Mục tiêu khóa luận:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên, công suất

300 m3/ngày đêm, đảm bảo nước thải đầu ra đạt loại B theo QCVN 11:2008

I.3 Nội dung khóa luận:

 Tổng quan về công ty

 Đề xuất phương án thiết kế cho công ty

 Tính toán các thông số thiết kế

 Tính toán kinh tế

 Lựa chọn phương án thiết kế

 Hoàn thiện bản vẽ công nghệ

I.4 Phương pháp thực hiện:

 Phương pháp điều tra, thu thập và tổng hợp tài liệu

 Phương pháp khảo sát thực địa

 Phương pháp lấy mẫu nước thải

 Phương pháp thống kê xử lý số liệu

I.5 Đối tượng và phạm vi đề tài:

 Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải

 Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên theo yêu cầu của chủ đầu tư

 Công suất thiết kế: 300 (m3/ngđ)

Trang 14

Chương II

TỔNG QUAN

II.1 Tổng quan về ngành thủy sản:

II.1.1 Giới thiệu chung về ngành thủy sản:

Ngành thuỷ sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung ứng thuỷ sản lớn cho thế giới.Theo số liệu thống

kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009

Trang 15

Hình 2.1: Biểu đồ xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2010

Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng hơn 6% Trong đó sản lượng cá nước ngọt ước đạt trên 1,9 triệu tấn, riêng cá tra đạt gần 1,5 triệu tấn trên diện tích 5.500 ha; tôm nuôi nước lợ đạt trên 460 nghìn tấn; nhuyễn thể đạt gần 110 nghìn

tấn; cábiểnđạtkhoảng12.500tấn

Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới Sau đây là một số mặt hàng hải sản xuất khẩu chính của Việt Nam:

Trang 16

Hình 2.2: Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong

6 tháng đầu năm 2010

Cá các loại:trong 6 tháng năm 2010, lượng xuất khẩu cá đạt gần 449 nghìn tấn, kim

ngạch đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 18,9% về lượng và 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm

2009 Chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu cá các loại trong 6 tháng năm 2010 là nhóm hàng cá tra, basa với lượng xuất khẩu đạt hơn 304 nghìn tấn, tăng 12,3%, trị giá đạt 653 triệu USD, tăng 6% so với 6 tháng/2009 Tiếp theo là cá ngừ đạt hơn 41 nghìn tấn, tăng 66%, trị giá hơn 155 triệu USD, tăng 83,7%; cá khô: 17,2 nghìn tấn, tăng 61,2% với trị giá là 36,2 triệu USD, giảm 6,3%; cá loại khác: 86,2 nghìn tấn, trị giá gần 229 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với 6 tháng năm 2009

Tôm các loại:lượng xuất khẩu trong 6 tháng năm 2010 đạt 87,2 nghìn tấn với trị giá

hơn 718 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó, lượng xuất khẩu tôm sú đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 93,5%, trị giá đạt 467 triệu USD, tăng 97,5%; tôm chân trắng đạt 22,5 nghìn tấn, tăng 89%, trị giá hơn 144 triệu

Trang 17

USD, tăng 96%; tôm loại khác đạt gần 16 nghìn tấn với trị giá là 107 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và 63,1% về trị giá so với 6 tháng năm 2009

Mực và bạch tuộc:trong 6 tháng đầu năm 2010, cả nước xuất khẩu 41,7 nghìn tấn với

trị giá là 173,4 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm

2009 Trong đó, lượng xuất khẩu mực đạt 24,1 nghìn tấn với trị giá là 121 triệu USD, giảm 1,8% về lượng và tăng 9,1% về trị giá; bạch tuộc đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá là 52,5 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 7,3% về trị giá so với 6 tháng năm 2009

Thuỷ sản loại khác:lượng xuất khẩu thuỷ sản loại khác trong 6 tháng năm 2010 đạt

gần 20,2 nghìn tấn với trị giá đạt 82,6 triệu USD, giảm 26,6% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 Trong đó, xuất khẩu cua, ghẹ các loại đạt 5,2 nghìn tấn với trị giá gần 38 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009

Về thị trường xuất khẩu:Tuy hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đã có mặt ở nhiều

nước trên thế giới nhưng tính đến hết tháng 6 năm 2010, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là

3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam

II.1.2 Đặc tính nước thải ngành thủy sản:

Nước thải của phân xưởng chế biến thủy sản có hàm lượng COD dao động trong khoảng

từ 300 – 3000(mg/L), giá trị điển hình là 1500(mg/L) Hàm lượng BOD5 dao động từ 300 – 2000(mg/l), giá trị điển hình là 1000(mg/l) Trong nước có các vụn thủy sản, hàm lượng

chất rắn dao động từ 200 – 1000(mg/l), giá trị thường gặp là 500(mg/l) Nước thải thủy

sản cũng bị ô nhiễm với hàm lượng Nitơ khá cao từ 50 – 200 (mg/l) Ngoài ra trong nước

thải của ngành chế biến thủy hải sản có chứa các thành phần hữu cơ mà khi bị phân hủy

sẽ tạo ra sản phẩm trung gian tạo mùi khó chịu và đặt trưng, gây ô nhiễm và ảnh hưởng

tới sức khỏe công nhân làm việc

Trang 18

B ảng 2.1.các thông số ô nhiễm trong nước thải thủy sản Các thông số ô nhiễm Tiêu chu ẩn phát thải

(TCVN 5945 - 1995 , lo ại B )

pH : 6,5 ÷ 7,5 BOD5 : 300 ÷ 2000 mg/L

II.1.3.1 Phương pháp cơ học:

Quá trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý

- Song chắn rác:sử dụng để loại bỏ các tạp chất như : bị nilong, xương cá,vảy cá,các

mảnh vụn, nội tạng ra khỏi nước thải trước khi vào các công đoạn tiếp theo

- Lắng:nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng SS khá cao phát sinh từ quá trình

chế biến cá Phương pháp lắng dùng để tách các hạt cặn lơ lửng trong nước thải khoảng 40-60% Ngoài ra phương pháp này cũng làm giảm 1 lượng COD, BOD có trong nước

thải

- Lọc: tách các phần tử có kích thước bể sau bể lắng bằng cách cho qua lớp vật liệu

lọc Nước thải chế biến thủy sản thì bể lọc có thể được sử dụng sau khi xử lý sinh hóa

II.1.3.2 Phương pháp hóa lí:

Phương pháp này được sử dụng nhằm loại bỏ các hạt lơ lửng, các chất khí tan, các

chất hữu cơ ra khỏi nước thải Với nước thải chế biến thủy sản thường sử dụng keo tụ tạo bông và tuyển nổi trong quá trình xử lý bằng phương pháp hóa lí

a) Phương pháp keo tụ và tạo bông:

Quá trình này dùng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước nhỏ Các quá trình này ởdạng khuếch tán và không thể loại bỏ được trong quá trình lắng vì tốn nhiều thời gian

Trang 19

Người ta dùng các loại phén nhôm, phèn sắt, PAC hoặc các polimer trợ keo tụ để liên kết các chất lơ lửng lại với nhau làm tăng hiệu quả lắng Hiệu suất lắng tùy thuộc vào hóa

chất trợ keo tụ, liều lượng sử dụng và thời gian lưu

b) Phương pháp tuyển nổi:

Trong công nghệ xử lý nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thì phương pháp tuyển

nổi được áp dụng để loại bỏ các chất lơ lửng không tan và dầu mỡ động vật thủy sản trước khi qua giai đoạn xử lý khác như xử lý hóa học, xử lý sinh hóa

c) Phương pháp khử trùng:

Nước thải sau khi xử lý sinh học còn có thể chứa 105 đến 106

vi khuẩn trong 1 ml nước

Do vậy cần phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

II.1.3.3 Phương pháp sinh hóa:

a) Phương pháp hiếu khí:

Là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện oxi hòa tan trong nước thải Trong phương pháp này vi sinh vật thường dúng là vi sinh vật có trong bùn hoạt tính

b) Phương pháp kị khí:

Là dùng các vi sinh vật kị khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxi hòa tan trong cặn hoặc nước thải ở chế độ thích hợp Trong phương pháp này vi sinh vật được gieo cấy trong bùn hoạt tính hoặc màng sinh học c) Phương pháp thiếu khí:

Nguyên tắc của phương pháp này là trong điều kiện thiếu oxi (hàm lượng oxi hòa tan được giữ trong nước là 1mg/l) thì các chất N, P trong nước thải sẽ bị vi sinh vật tùy nghi phân hủy Phương pháp chủ yếu là khử nitrat hóa

d) Phương pháp kết hợp:

Phương pháp này là một hệ thống của các bể hiếu khí, yếm khí kết hợp với nhau, mục đích là vừa khử được các chất hữu cơ vừa khử được nitơ, photpho

Trang 20

II.2 Tổng quan về công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên:

II.2.1 Giới thiệu về công ty:

II.2.1.1.Khái quát chung:

Tên công ty: công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên

Địa chỉ : lô A9, A11 KCN Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

Điện thoại : 0573548824 Fax: 057.3548838

Giám đốc : Lê Văn Hồng

Tổng kinh phí đầu tư : 82.529.600.000 đồng

Khối lượng cán bộ công nhân : 1095 người

Mặt hàng kinh doanh : sản xuất thủy hải sản đóng hộp,đông lạnh

Tổng sản lượng : 9000tấn/ năm

II.2.1.2 /V ị trí địa lý:

Khu công nghiệp Hòa Hiệp cách thành phố Tuy Hòa 8km về phí Đông Nam Tổng

diện tích của khu là 101,5ha Khu đất của công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên nằm ở

lô số A9 và A11 với diện tích đất sử dụng là 19565m2

, với các mặt tiếp giáp như sau: + Phía đông:tiếp giáp đường giao thông nội bộ và tường rào phía đông của KCN + Phía Tây:giáp công ty cổ phần bia Phú Minh

+ Phía Nam: giáp nhà máy bia Tuy Hòa( công ty cổ phần bia và nước giải khát Phú Yên)

+ Phía Bắc : giáp đường giao thông nôi bộ của KCN và trạm cấp nước

II.2.2 Qui trình công nghệ sản xuất

II.2.2.1 Nguyên liệu sản xuất:

• Nguyên li ệu:

Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất chủ yếu là các loại cá, ghẹ đã lột và tôm thẻ chân

trắng Dụng cụ mua để bổ trợ sản xuất là túi PA và seal cối

Trang 21

B ảng2.2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

Chất bảo quản gia vị:

Nguyên liệu là cá,tôm,ghẹ tươi đem về công ty chế biến ngay nên hầu như không sử

dụng hóa chất để bảo quản nguyên liệu Trong quá trình vận chuyển có sử dụng đá để

bảo quản

• Ch ất khử trùng:

Nhà máy sử dụng cholorine để khử trùng phân xưởng

II.2.2.2 Qui trình s ản xuất của nhà máy:

M ặt hàng đông lạnh ( cá đông lạnh,tôm thẻ chân

Trang 22

Thuyết minh công nghệ sản xuất hàng đông lạnh

1 Thu mua nguyên liệu: từ nguồn nguyên liệu trên thị trường, trạm thu mua của công

ty sẽ thu mua các nguyên liệu đúng tiêu chẩn để xuất khẩu Sau đó nguyên liệu sẽ được

bảo quản bằng đá trong khi vận chuyển về nhà máy

2 Lựa chọn nguyên liệu: tại nhà máy có bộ phận tiếp nhận thủy sản và lựa chọn làn 2,chỉ những nguyên liệu đủ tiêu chuẩn mới đưa vào sản xuất xuất khẩu

3 Sơ chế: nguyên liệu đưa vào sơ chế như cắt bỏ phần đầu, làm sạch nếu chưa được

sơ chế cần ướp đá bảo quản

4 Xử lý nguyên liệu: theo yêu cầu của khách hàng mà nguyên liệu sẽ được xử lý như fillet, hấp, xông khói

5 Phân cỡ: hàng chế biến xong được phân thành từng cỡ theo yêu cầu của khách hàng, loại bỏ những bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn

6 Cân xếp khuôn: hàng sau khi phân cỡ sẽ được cân theo qui cách, xếp khuôn và chuyển đến phòng cấp đông

7 Cấp đông: sản phẩm sau khi xếp khuôn sẽ được cho vào cấp đông ngay

8 Bao gói: sau khi cấp đông xong sẽ cho đóng gói bao bì vào túi PE, thùng carton

9 Bảo quản:sau khi đóng gói hàng được chuyển vào kho bảo quản, nhiệt độ

Trang 23

Hình 2.4: Sơ đồ qui trình sản xuất mặt hàng đóng hộp

Thuy ết minh công nghệ sản xuất hàng đóng hộp:

nguyên liệu được nhân viên thu mua của công ty mua tại các bến cảng hoặc nhận

tại nhà máy từ các chủ thương lái, chỉ tiếp nhận những nguyên liệu tươi tốt, đảm

bảo chất lượng xuất khẩu

các loại sau khi tiếp nhận và rửa sạch xong sẽ được chuyển tới bộ phận công nhân

cắt đầu, cắt bỏ nội tạng, nguyên liệu sẽ được di chuyển đến công đoạn sau bằng băng tải

Tiếp nhận NL

Cắt đầu

Hấp, làm nguội

Cạo da, tách loin

Cắt, cân, vô lon

Ghép mí

Thanh trùng

Làm nguội, đóng

Bảo quản

Trang 24

3 Hấp, làm nguội: sau khi đã được cắt đầu, nguyên liệu sẽ được chuyển vào nồi hấp cá để hấp chín, sau đó đưa

ra ngoài và làm nguội bằng nước

sau khi làm nguội xong được chuyển đến phòng fillet tách loin, công nhân tiến hành cạo da, loại bỏ hết thịt đen, chỉ lấy lại tất cả phần thịt trắng sử dụng được

phẩm đạt chất lượng được chuyển sang phòng cắt và cho vào lon thiếc,tùy theo qui cách loại lon, trọng lượng lon để cân

có cá, lon được băng tải chuyển sang băng chuyền ghép mí tự động, lon được máy ghép kín mép

mí được chuyển sang phòng thanh trùng, các lon được cho vào nồi thanh trùng nhiệt độ 120 0

C

phẩm sau khi đã thanh trùng xong chuyển sang phòng làm nguội, khi đã nguội hoàn toàn được dán nhãn bằng máy và đóng thùng carton, số lượng tùy theo yêu

cầu của khách hàng

đóng thùng xong được bảo quản và chờ xuất hàng, kho bảo quản phải thoáng mát

II.2.3 Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải:

II.2.3.1 Lưu lượng nước thải:

Nước thải sản xuất của công ty gồm:

Trang 25

• Nước thải từ quá trình chế biến: nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chủ

yếu tại công đoạn lấy nội tạng, phun sương làm nguội và làm sạch, lượng nước thải phát sinh khoảng 293,5m3/ngày đêm

• Nước vệ sinh máy móc thiết bị nhà xưởng: ngoài lượng nước thải chế biến, hoạt động sản xuất còn phát sinh 1 lượng nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, dụng cụ máy móc nhà xưởng.nước vệ sinh nhà xưởng gồm nước vệ sinh các phân xưởng sản xuất và nước vệ sinh khu vực xe lạnh nhập nguyên liệu về xưởng sản xuất Lượng nước thải vệ sinh này khoảng 6 m3/ngày đêm

Vậy lưu lượng nước thải tổng cộng là: 300 m3/ngày đêm

II.2.3.2 Thành phần tính chất nước thải:

Hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất của công ty là dạng ô nhiễm hữu cơ Trong nước thường chứa nhiều mảnh vụn thịt cá, tôm và nội tạng cá,các mảnh vụn này thường

dễ lắng và dễ phân hủy nên gây mùi hôi tanh

B ảng 2.3 Thông số nước thải công ty TNHH MTV thủy sản Phú Yên

Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Nồng độ QCVN11:2008

Cột B

QCVN24:2009

Cột B

(Nguồn: phân tích tại trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Phú Yên)

II.2.3.3/ Tác động của nước thải:

• Nước thải bị ô nhiễm các chất hữu cơ: đây là đặc tính ô nhiễm có chủ yếu trong nước thải sinh hoạt và sản xuất Các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa

Trang 26

tan trong nước Nồng độ oxy dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm cá

• Lượng dầu mỡ có trong nước thải sẽ hạn chế sự hòa tan, xâm nhập oxy vào nguồn nước do đó ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, quang hợp của thủy sinh vật khu vực, đồng

thời ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch nguồn nước

• Nước thải bị ô nhiễm chất rắn lơ lững: tác nhân này hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu chất rắn

lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan ( tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng kênh rạch

• Nước thải bị nhiễm vi sinh vật: các vi sinh vât có trong nước thải sinh hoạt đặc biệt các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán bị thải vào nguồn tiếp nhận khi con người trực

tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh

dịch cho người: bại liệt, viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm dạ dày,tiêu

chảy

Trang 27

Chương III

CÁC GIẢI PHÁP

III.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần Hùng Vương:

Lưu lượng nước thải: 1600 m3/ngđ

Trang 28

Hình 3.1: Dây chuy ền xử lý nước thải công ty cổ phần Hùng Vương

Nh ận xét:

- Lắp đặt song chắn rác trong mạng lưới thu gom sẽ tránh bị lắng đọng rác trong đường ống thu gom

- Nước đầu ra đạt QCVN11 : 2008 loại A

- Nhà máy đã phân thành 2 dòng nước thải, tùy tính chất mà xử lý đạt kết quả tốt

Trang 29

III.2 Hệ thống xử lý nước thải thủy sản của công ty Bá Hải, Phú Yên:

Lưu lượng nước thải: 100m3/ngđ

Tính ch ất nước thải:

B ảng 3.2: Thông số nước thải công ty Bá Hải , Phú Yên

(Ngu ồn: Công ty Bá Hải, Phú Yên )

H ệ thống XLNT của công ty:

Hình 3.2: Dây chuy ền xử lý nước thải công ty Bá Hải, Phú Yên

Trang 30

Nh ận xét:

- Lắp đặt song chắn rác trong mạng lưới thu gom sẽ tránh bị lắng đọng rác trong đường ống thu gom

- Nước đầu ra đạt QCVN11 :2008 loại A

- Nhân viên vận hành chưa qua trường lớp đào tạo

- Không có bể điều hòa để trung hòa nước thải nên khi đưa vào bể kị khí hiệu

suất không cao

III.3 Hệ thống xử lý nước thải thủy sản của công ty Vĩnh Toàn:

Lưu lượng nước thải: 300m3/ngđ

Trang 31

Hình 3.3: Dây chuyền xử lý nước thải công ty Vĩnh Toàn

Nh ận xét:

- Lắp đặt song chắn rác thô trong mạng lưới thu gom sẽ tránh bị lắng đọng rác trong đường ống thu gom Đặc biệt có máy tách rác tinh sẽ tách được các cặn nhỏ trong nước thải

- Nước đầu ra đạt QCVN11 :2008 loại B

Song chắn rác thô

Máy tách rác tinh

Bể điều hòa

Thiết bị biofor yếm khí

Thiết bị biofor hiếu khí

Sân phơi bùn Thiết bị lắng đứng

Bể khử trùng Không khí

Hệ thống XLNT KCN

Thiết bị tuyển nổi

Trang 32

Chương IV

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

IV.1 Cơ sở lựa chọn:

• Dựa vào thành phần tính chất nước thải Nước thải

chứa chất hữu cơ cao

• Dựa vào diện tích đất cho khu xử lýnước thải

IV.2 Đề xuất phương án

IV.2.1 Phương án 1:

IV.1.1.1.S ơ đồ:

Trang 34

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 1

IV.1.1.2 Thuyết minh công nghệ:

Nước thải từ khu sản xuất được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất lơ

lửng có kích thước lớn hơn 2mm ra khỏi nước thải như vụn cá tôm, nilông sau đó chảy qua bể điều hòa.tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể lắng Bể này sẽ loại bỏ nhưng cặn

lắng sau đó nước thải được dẫn đến bể UASB Tại đây nước được phân phối từ dưới lên

Nước thải Song chắn rác

Trang 35

trên nhờ các vi sinh vật ở dạng kị khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ.sau đó nước thải được

dẫn qua bể aerotank Trong bể này quá trình xử lý sinh học hiếu khí dựa vào sự sống và

hoạt động của VSV để oxi hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan có trong nước thải, biến các

hợp chất có khả năng phân hủy thành các chất ổn định nhờ vào lượng oxi hòa tan trong nước, tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.Sau đó nước thải sẽ dẫn qua bể lắng Ở đây xảy ra quá trình phân tách giữa nước thải và bùn hoạt tính Nước thải được dẫn qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn Bùn được thu gom về bể thu bùn và 1 phần được bơm tuần hoàn về bể aerotank nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật

IV.1.1.3 Ước tính hiệu quả xử lý qua từng công trình đơn vị:

B ảng 4.1: Dự tính hiệu suất xử lý các công trình phương án 1

Hiệu suất (%) Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l)

Trang 37

IV.2.2 Phương án 2:

IV.2.2.1.S ơ đồ:

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 2

IV.2.2.2 Thuyết minh công nghệ:

Nước thải từ khu sản xuất được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước lớn hơn 2mm ra khỏi nước thải như vụn cá tôm, nilông sau đó chảy qua bể điều hòa.tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm

Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể lắng I Bể này sẽ loại bỏ nhưng cặn lắng sau

Bể lắng I Hầm tiếp nhận

Máy thổiKhí

Máy thổiKhí

Bể SBR

Trang 38

đó nước thải được dẫn đến bể UASB Tại đây nước được phân phối từ dưới lên trên Nhờ các vi sinh vật ở dạng kị khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ.sau đó nước thải được dẫn qua

bể SBR Trong bể SBR xảy ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí Trong bể có hệ thống xục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sống, phát triển và phân giải chất ô nhiễm Quá trình xử lý sinh học từng mẻ nhằm kết hợp cả quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính và lắng Bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn Bùn được thu gom về bể thu bùn và 1 phần được bơm tuần hoàn về bể aerotank

nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vậ

IV.2.2.3 Ước tính hiệu quả xử lý qua từng công trình đơn vị:

B ảng 4.2: Dự tính hiệu suất xử lý các công trình phương án 2

Trang 40

IV.3.Tính toán, thiết kế:

IV.3.1 Tính toán lưu lượng nước thải:

Lưu lượng thiết kế:Q = 300 m3/ngày đêm

Lưu lượng trung bình giờ:

Lưu lượng giờ lớn nhất:

Qhmax = 55,6m3/h Lưu lượng giờ nhỏ nhất:

Qhmin =9,8m3/h

IV.3.2 Tính toán các công trình đơn vị phương án 1:

IV.3.2.1 Hầm tiếp nhận:

B ảng 4.3 Thông số thiết kế hầm tiếp nhận

IV.3.2.2 Song ch ắn rác:

Ngày đăng: 11/06/2018, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w