1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Chế biến thủy sản F17

133 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

NỘI DUNG ĐỀ TÀI  Thu thập tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy sản  Thu thập, khảo sát, phân tích số liệu thực tế

Trang 1

GVHD: CN NGUYỄN THỊ NGỌC THANH

Nha Trang, tháng 06 năm 2013

Trang 2

Trong quá trình thực hiện Đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện với chất lƣợng tốt hơn

Nha Trang, tháng 6, năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lê Hoàng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 GIỚI THIỆU 1

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

4 PHẠM VI THỰC HIỆN 2

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3

1.2 NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI TỪ CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3

1.2.1 Khí thải 3

1.2.2 Chất thải rắn 4

1.2.3 Nước thải 4

1.3 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4

1.3.1 Tác động của khí thải 4

1.3.2 Tác động của nước thải 4

1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN 6

1.4.1 Phương pháp cơ học 6

1.4.1.1 Song chắn rác 6

1.4.1.2 Lưới lọc 6

1.4.1.3 Bể lắng cát 6

1.4.1.4 Bể điều hòa 6

1.4.1.5 Bể lắng 6

1.4.1.6 Bể vớt dầu mỡ 7

Trang 4

1.4.2 Phương pháp hóa - lý 7

1.4.2.1 Keo tụ 7

1.4.2.2 Tuyển nổi 7

1.4.3 Phương pháp sinh học 8

1.4.3.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 8

1.4.3.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 9

1.5 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN 12

1.6 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F17 13

1.6.1 Giới thiệu chung về nhà máy 13

1.6.1.1 Thời gian hoạt động 13

1.6.1.2 Vị trí nhà máy 13

1.6.1.3 Loại hình hoạt động 14

1.6.2 Các hạng mục xây dựng của nhà máy 14

1.6.3 Quy trình chế biến thủy sản của nhà máy 16

1.6.4 Các nguồn phát sinh và biện pháp quản lý chất thải tại nhà máy 22

1.6.4.1 Chất thải rắn 22

1.6.4.2 Khí thải 24

1.6.4.3 Nước thải 25

1.6.4.4 Tiếng ồn và độ rung 26

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT 28

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.3.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 31

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 31

2.3.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh 32

2.3.4 Phương pháp tính toán các công trình xử lý nước thải và thể hiện các công trình trên bản vẽ kĩ thuật 32

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

Trang 5

3.1 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY 33

3.2 CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT 37

3.2.1 Phương án 1 37

3.2.2 Phương án 2 39

3.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 41

3.3.1 Song chắn rác 44

3.3.2 Hố thu gom 47

3.3.3 Bể điều hòa 48

3.3.4 Bể tuyển nổi 54

3.3.5 Bể UASB 61

3.3.6 Bể Aerotank 73

3.3.7 Bể thiếu khí 83

3.3.8 Bể lắng đứng ly tâm 85

3.3.9 Bể khử trùng 90

3.3.10 Bể nén bùn trọng lực 92

3.3.11 Máy ép bùn dây đai 96

3.4 KHAI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 101

3.4.1 Dự toán chi phí 101

3.4.2 Chi phí xử lý cho 1m3 nước thải 103

3.5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 105

3.5.1 Vận hành hệ thống 105

3.5.2 Các sự cố và cách khắc phục 105

3.5.3 Giai đoạn khởi động 105

3.5.4 Vận hành hàng ngày 107

3.5.5 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục xử cố trong vận hành hệ thống 110

3.5.6 Tổ chức quản lý và kĩ thuật an toàn 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu Ôxy sinh hóa, mg/L

COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu Ôxy hóa học, mg/L

UASB : Upflow Anaerobic Sludge Blanket - Bể với lớp bùn kị khí dòng hướng lên

TN : Total Nitrogen – Tổng Nitơ

TP : Total Phosphorus – Tổng Phốtpho

CHLB : Cộng hòa Liên bang Đức

3E : Environment, Engineering, Economic – Môi trường, Kỹ thuật, Kinh tế

SS : Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng

PVC : Polyvinylclorua

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngô Quyền, Rạch

Giá, Kiên Giang, công suất 520 m3/ngđ 12

Hình 1.2 Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Cofidec, TP Hồ Chí Minh 350 m3/ngđ 13

Hình 1.3 Vị trí địa lí của nhà máy 14

Hình 1.4 Quy trình sản xuất tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF 17

Hình 1.5 Kho chứa chất thải nguy hại và kho chứa chất thải rắn 23

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 400 m3/ngđ 33

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ phương án 1 37

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ phương án 2 39

Hình 3.4 Hình biểu diễn song chắn rác 47

Hình 3.5 Biểu đồ tích lũy theo giờ 50

Hình 3.6 Sơ đồ bộ phận tách 3 pha 64

Hình 3.7 Sơ đồ tấm hướng dòng 65

Hình 3.8 Hiệu quả xử lý COD 98

Hình 3.9 Hiệu quả xử lý BOD 98

Hình 3.10 Hiệu quả xử lý SS 99

Hình 3.11 Hiệu quả xử lý dầu mỡ 99

Hình 3.12 Hiệu quả xử lý TN 100

Hình 3.13 Hiệu quả xử lý TP 100

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất 15

Bảng 1.2 Các hạng mục bảo vệ môi trường 16

Bảng 1.3 Thuyết minh quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BlOCK 18

Bảng 1.4 Thuyết minh quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh IQF 20

Bảng 3.1 Đặc trưng nước thải đầu vào 34

Bảng 3.2 Kết quả phân tích các thông số trong nước thải đầu ra qua các năm 35

Bảng 3.3 Giá trị tối đa các thông số ô nhiễm 42

Bảng 3.4 Thành phần và tính chất nước thải 42

Bảng 3.5 Biến thiên lưu lượng dòng chảy theo từng giờ trong ngày 43

Bảng 3.6 Giới thiệu hệ số không điều hòa phụ thuộc vào lưu lượng nước thải theo tiêu chuẩn ngành mạng lưới bên ngoài và công trình 44

Bảng 3.7 Các thông số xây dựng song chắn rác 47

Bảng 3.8 Thể tích tích lũy theo giờ 49

Bảng 3.9 Các thông số thiết kế bể điều hòa 54

Bảng 3.10 Thông số thiết kế cho bể tuyển nổi 54

Bảng 3.11 Kết quả tính toán bể tuyển nổi 61

Bảng 3.12 Thông số thiết kế bể UASB 73

Bảng 3.13 Các kích thước điển hình của bể aerotank xáo trộn hoàn toàn 76

Bảng 3.14 Thông số thiết kế bể aerotank xáo trộn hoàn toàn 83

Bảng 3.15 Thông số thiết kế bể thiếu khí 85

Bảng 3.16 Thông số thiết kế bể lắng đứng ly tâm 89

Bảng 3.17 Thông số thiết kế bể khử trùng 92

Bảng 3.18 Thông số thiết kế bể nén bùn 95

Bảng 3.19 Tổng hợp kết quả xử lý nước thải 97

Bảng 3.20 Tổng hợp hiệu suất xử lý nước thải qua từng công trình 97

Bảng 3.21 Bảng khai toán chi phí xây dựng 101

Bảng 3.22 Bảng khai toán chi phí máy móc, thiết bị 101

Bảng 3.23 Điện năng tiêu thụ của máy móc, thiết bị 103

Bảng 3.24 Dự toán chi phí nhân công 104

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 GIỚI THIỆU

Việt Nam với hơn 3000 km chiều dài đường bờ biển, trên 1 triệu km2 mặt nước và nhiều hồ, sông, suối trong đất liền là điều kiện để ngành thủy sản phát triển Gần đây, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đã phát triển một cách nhanh chóng đặc biệt tại các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Khánh Hoà, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau,… Những vùng này không chỉ dừng lại ở việc đánh bắt tự nhiên

mà còn phát triển cả nuôi trồng và chế biến thủy hải sản Sản phẩm vì thế thêm phần

đa dạng, từ các mặt hàng tươi sống đông lạnh cho đến các mặt hàng đã qua sơ chế

và cả những mặt hàng chế biến sẵn phù hợp với mọi nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và cả nhu cầu xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhờ vậy không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng, mỗi năm đóng góp vào nguồn thu quốc gia hàng tỷ USD Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về kinh tế, ngành chế biến thủy sản cũng đang gây ra các vấn đề môi trường đáng lo ngại Các chất thải, đặc biệt là nước thải chế biến thủy sản với hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh

Nhà máy chế biến thủy sản F17 thuộc Công ty cổ phần Nha Trang SEAFOODS là một trong những xí nghiệp chế biến các loại hàng thủy sản, xuất khẩu thủy sản, cung ứng vật tư hàng hoá, phục vụ kinh doanh thủy sản Bên cạnh việc phát triển sản xuất, tăng cường lợi nhuận, nhà máy cũng rất quan tâm đến vấn

đề môi trường hướng đến sự phát triển bền vững Hơn nữa, đặc thù của nhà máy là nằm trong khu vực dân cư nên vấn đề môi trường, đặc biệt là nước thải cần phải được quan tâm nhiều hơn tránh ảnh hưởng đến cộng đồng

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

 Xác định được thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản nhà máy F17

 Tính toán thiết kế được hệ thống xử lý nước thải phù hợp với nhà máy

Trang 11

3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

 Thu thập tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây

ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy sản

 Thu thập, khảo sát, phân tích số liệu thực tế tại nhà máy F17

 Xác định đặc điểm, thành phần của nước thải chế biến thủy sản tại nhà máy

 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và đề xuất phương án xử lý nước thải chế biến thủy sản

 Lựa chọn công nghệ và tính toán các công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kinh tế của nhà máy và đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn ngành QCVN 11:2008/BTNMT (cột B)

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Ngành thủy sản nước ta trong những năm qua đã từng bước phát triển và có đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước đồng thời góp phần giải quyết hàng trăm ngàn việc làm cho người dân Năm 1980, sản lượng thủy sản cả nước đạt 558.66 ngàn tấn, trong đó xuất khẩu 2.72 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch 11.3 triệu USD Đến năm 2001, sản lượng là 2.226.9 ngàn tấn (tăng 4 lần), xuất khẩu tăng 132 lần và giá trị kim ngạch là 1.760 triệu USD (tăng 155 lần) Sản lượng xuất khẩu thủy hải sản đến năm 2004 đạt 2 triệu tấn, thu về 2 tỷ 397 triệu USD trong đó riêng mặt hàng tôm chiếm 40% về sản lượng và 52% về giá trị và phấn đấu đến năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD Ngành thủy sản đã có những tiến

bộ đáng kể trong việc gắn kết giữa yêu cầu thị trường ngoài nước (về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm) với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến, nuôi trồng, khai thác

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, đến nay đã có những bước tiến quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh Nhiều doanh nghiệp được EU công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh và được cấp giấy phép vào

thị trường này [14]

1.2 NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI TỪ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

1.2.1 Khí thải

Khí thải sinh ra từ nhà máy có thể là:

và khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm

 Mùi tanh từ mực, tôm nguyên liệu, mùi hôi tanh từ nơi chứa phế thải, vỏ

sò, cống rãnh

Trang 13

 Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu

 Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện, nồi hơi

 Tiếng ồn xuất hiện trong nhà máy chế biến thủy sản chủ yếu do hoạt động của các thiết bị lạnh, cháy nổ, phương tiện vận chuyển

1.2.2 Chất thải rắn

Chất thải rắn thu được từ quá trình chế biến tôm, mực, cá, sò có đầu, vỏ tôm,

vỏ sò, da, mai mực, nội tạng,… Thành phần chính của phế thải từ quá trình chế biến thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, phốtpho Toàn bộ phế liệu này được tận dụng để chế biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán cho dân làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc thủy sản

1.2.3 Nước thải

Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản gồm 3 loại chính: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước thải vệ sinh công nghiệp Đặc điểm nước thải thủy sản là bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh Các chất ô nhiễm này khi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm lan toả tới môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng tới kinh tế, cảnh quan môi trường và sức khỏe con người

1.3 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1.3.1 Tác động của khí thải

sức khỏe của công nhân lao động trong khu vực, đây là tác nhân gây bệnh đường hô hấp cho con người nếu hít thở không khí ô nhiễm lâu ngày

Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp xúc với thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc

1.3.2 Tác động của nước thải

Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng cao, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực

Trang 14

Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt

Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thủy sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy sinh học Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất này Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu, Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước

là nguồn ô nhiễm đặc biệt Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính

Trang 15

1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.4.1 Phương pháp cơ học

1.4.1.1 Song chắn rác

Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác

Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, song chắn được chia thành hai loại:

 Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ‚ 100 mm

 Song chắn tinh có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ‚ 25 mm

1.4.1.2 Lưới lọc

Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ Kích thước mắt lưới từ 0.5 ÷ 1.0 mm

Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình đĩa

1.4.1.3 Bể lắng cát

Bể lắng cát thường đặt sau song chắn, trước bể điều hòa Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, mảnh kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo Bể lắng cát gồm 3 loại: bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng, bể lắng cát ly tâm

Trang 16

lượng cặn có trong nước thải Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học

Bể lắng được chia thành các loại sau: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng

ly tâm

1.4.1.6 Bể vớt dầu mỡ

Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc tách dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi

Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O, phèn sắt Fe2(SO4)3.2H2O,

phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp Các chất keo tụ cao phân tử cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình keo tụ và lắng bông cặn sau đó

1.4.2.2 Tuyển nổi

Tuyển nổi được ứng dụng để xử lý các chất lơ lửng trong nước (bùn hoạt tính, màng vi sinh vật,…) Nước thải được nén đến áp suất 40 - 60 psi với khối lượng không khí bão hòa Khi áp suất của hỗn hợp khí - nước này được giảm đến áp suất khí quyển trong bể tuyển nổi thì những bọt khí nhỏ bé được giải phóng Bọt khí có khả năng hấp phụ các bông bùn và các chất lơ lửng hoặc nhũ tương (dầu, sợi …) làm chúng kết dính lại với nhau và nổi lên trên bề mặt bể Hỗn hợp khí - chất rắn nổi lên tạo thành váng trên bề mặt Nước đã được loại bỏ các chất rắn lơ lửng được

xả ra từ đáy của bể tuyển nổi

Trang 17

1.4.3 Phương pháp sinh học

Xử lý sinh học dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải của các vi sinh vật Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng Trong quá trình phát triển, chúng sử dụng các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản làm tăng sinh khối Phương pháp này thường áp dụng để xử lý các loại nước thải có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ (dễ phân hủy sinh học) cao

Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau các công trình xử lý sơ bộ như: song chắn rác, bể lắng, …

Xử lý sinh học có thể được phân loại dựa trên các cơ sở khác nhau, song nhìn chung có thể chia thành:

 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo

1.4.3.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

 Hồ sinh vật

Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hoá, hồ ổn định nước thải, … xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân huỷ, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu Nhiệt

Theo bản chất quá trình sinh hoá, người ta chia hồ sinh vật ra các loại hồ hiếu khí, hồ sinh vật tuỳ nghi và hồ sinh vật kị khí

Hồ hiếu khí: Quá trình xử lý nước thải xảy ra trong điều kiện đủ oxy, oxy

được cung cấp qua mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo Độ sâu của hồ hiếu khí

Trang 18

Hồ tùy nghi: Có độ sâu từ 1.5  2.5 m, trong hồ tùy nghi, theo chiều sâu lớp nước có thể diễn ra hai quá trình: oxy hoá hiếu khí và lên men kị khí các chất bẩn hữu cơ Trong hồ tùy nghi, vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hỗ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyển hóa các chất

Hồ kị khí: Có độ sâu trên 3 m, với sự tham gia của rất nhiều vi khuẩn kị khí

bắt buộc và kị khí không bắt buộc Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoá sinh học để phân hủy và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, dễ xử lý

 Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc: Cánh đồng tưới là những khoảng đất canh

tác, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải Xử lý trong điều kiện này diễn ra dưới tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của các hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn

có sẵn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ Nước thải sau khi ngấm vào đất, một phần được cây trồng sử dụng Phần còn lại

chảy vào hệ thống tiêu nước ra sông hoặc bổ sung cho nước nguồn

1.4.3.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo

 Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí

Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Bể có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn

Nguyên tắc làm việc: Nước thải sau bể lắng đợt 1 được đưa về thiết bị phân phối, theo chu kỳ tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt bể lọc Các sinh vật dính bám trên lớp vật liệu lọc tạo thành màng sinh học đóng vai trò chính trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước Nước thải sau khi lọc chảy vào hệ thống thu nước

và được dẫn ra khỏi bể Oxy cấp cho bể chủ yếu qua hệ thống lỗ xung quanh thành

bể

Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thường là các hạt cuội, đá, … đường kính

Trang 19

Bể lọc sinh học cao tải

Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt,

người ta tiến hành pha loãng chúng bằng nước thải đã làm sạch Bể được thiết kế

Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)

Bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC – Rotating Biological Contactors) được

áp dụng đầu tiên ở CHLB Đức năm 1960 và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi để

xử lý BOD và N RBC bao gồm các đĩa tròn polystyren hoặc polyvinyl chloride đặt gần sát nhau Đĩa nhúng chìm khoảng 40% trong nước thải và quay ở tốc độ chậm Khi đĩa quay, màng sinh khối trên đĩa tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nước thải

và sau đó tiếp xúc với oxy Đĩa quay tạo điều kiện chuyển hóa oxy và luôn giữ sinh khối trong điều kiện hiếu khí Đồng thời đĩa quay còn tạo nên lực cắt loại bỏ các màng vi sinh không còn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng để đưa qua

bể lắng đợt II

Bể hiếu khí bùn hoạt tính – Bể aerotank

Bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2 bằng cách tuần hoàn bùn về bể aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể Phần bùn hoạt tính dư được đưa

về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý Bể aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục

Trang 20

Mương ôxy hóa

Mương oxy hóa là dạng cải tiến của bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh có dạng vòng hình chữ O làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương

 Xử lý sinh học trong điều kiện kị khí

Bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) –Bể lọc kị khí với dòng hướng lên

Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn), tại đây các chất hữu cơ bị phân hủy

để dẫn ra khỏi bể Nước thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể và tại đó sẽ diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn Nước thải tiếp tục đi ra khỏi bể, còn bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông bùn Sự tạo thành bùn hạt và duy trì được

nó là vô cùng quan trọng khi vận hành bể UASB

Cấu tạo của bể thiếu khí nhìn chung giống bể aerotank, tuy nhiên trong bể cần

Trang 21

1.5 MỘT SỐ CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Hình 1.1 Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Ngơ Quyền,

/ngđ

Nước thải vào

Bể lắng cát

Bể điều hòa

Bể lắng 1

Bể kị khí

Bể lắng 2

Bể khử trùng

Nước sau xử lý

Bể nén bùn

Máy ép bùn Bể hiếu khí

Sân phơi cát Song chắn rác

Trang 22

Hình 1.2 Hệ thống xử lý nước thải xí nghiệp chế biến thủy sản Cofidec, TP Hồ

1.6 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F17 1.6.1 Giới thiệu chung về nhà máy

1.6.1.1 Thời gian hoạt động

Cơng ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 được thành lập và đi vào sản xuất

từ năm 1976 với tên ban đầu là Cơng ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Nha Trang Ngày 6/8/2004, Cơng ty đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17

Khu đất nhà máy cĩ các mặt tiếp giáp như sau:

 Phía Đơng: giáp đường 2/4

 Phía Nam: giáp đường Đặng Lộ, khu dân cư, xí nghiệp hơi kỹ nghệ Nha Trang

Song chắn rác

Nước thải

Bể ổn định

Bể UASB

Ao sinh học

Nước sau xử lý

Bể ủ bùn bùn

Trang 23

 Phía Tây: giáp khu dân cư

 Phía Bắc: giáp khu dân cư, chợ Vĩnh Hải

Hình 1.3 Vị trí địa lí của nhà máy 1.6.1.3 Loại hình hoạt động

Nhà máy chế biến thủy sản F17 có công suất hoạt động 4.500 tấn/năm (năm 2011) với sản phẩm chủ yếu là các loại hải sản đông lạnh dạng BLOCK và IQF, ruốc khô,…

1.6.2 Các hạng mục xây dựng của nhà máy

Hệ thống sân đường

Nhà máy đã xây dựng các tuyến đường nội bộ rộng 10 m, 8 m và 6 m để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm cũng như việc di chuyển của công nhân và hoạt động sản xuất của nhà máy Nền đường có cấu trúc bằng bê tông, tạo được vẻ mỹ quan và hài hòa chung cho công trình

Bãi đổ xe và cây xanh

 Xe của khách, xe đưa đón công nhân viên và ô tô được bố trí điểm đậu gần tổng công ty

Trang 24

 Xe máy của nhân viên được đỗ trong nhà xe với diện tích xây dựng khoảng

 Ngoài ra công ty cũng thuê mặt bằng để làm nơi đỗ xe máy và xe đạp cho công nhân của nhà máy tại số 68A – đường 2/4

 Trong khuôn viên nhà máy và xung quanh bờ tường bảo vệ của nhà máy có trồng các loại cây xanh, bãi cỏ,… một cách hợp lý vừa tạo được cảnh quan vừa góp phần bảo vệ môi trường

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

 Theo tính năng sử dụng của từng phòng và từng khu làm việc mà hệ thống đầu báo khói và báo cháy được bố trí hợp lý, đồng thời trang bị đầy đủ các phương

 Kết hợp với hệ thống cảnh báo cháy là hệ thống chuông báo động, nút ấn khẩn cấp khi có sự cố

 Nguồn điện cho hệ thống cảnh báo cháy và máy bơm phòng cháy chữa cháy là hệ thống nguồn chuyên biệt dành riêng cho công tác chữa cháy

Trang 25

1.6.3 Quy trình chế biến thủy sản của nhà máy

Hiện nay, nhà máy chế biến thủy sản F17 tiến hành chế biến các loại hải sản đông lạnh nhƣ tôm sú, tôm thẻ dạng BLOCK và IQF, cá thu fillet

Quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF

Trang 26

Rửa 5 (10a) Cân, rửa 5 (10b)

Xếp khuôn, chờ đông (11b)

Quay, ngâm hóa chất (9)

Cấp đông IQF (11a)

Hình 3.2 Quy trình sản xuất tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF

Tiếp nhận nguyên liệu (1)

Hình 1.4 Quy trình sản xuất tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng BLOCK, IQF

Trang 27

Bảng 1.3 Thuyết minh quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh dạng

- Tôm trong quá trình chờ xử lý được bảo quản trong

bảo quản ≤ 5h

- Lặt bỏ đầu tôm

- Bán thành phẩm được rửa sạch bằng nước lạnh sạch Trong quá trình xử lý được bảo quản trong nước đá

C

Trang 28

- Hàn miệng túi, túi có nhãn ký hiệu, đánh dấu đầy đủ

- Thời gian bảo quản ≤ 24 tháng

Trang 29

Bảng 1.4 Thuyết minh quy trình chế biến tôm sú, tôm thẻ đông lạnh IQF

- Tôm trong quá trình chờ xử lý được bảo quản trong

bảo quản ≤ 5h

- Lặt bỏ đầu tôm

- Bán thành phẩm được rửa sạch bằng nước lạnh sạch Trong quá trình xử lý được bảo quản trong nước đá nhiệt

Trang 30

12 Cân (12a)

- 0.33; 0.34; 0.38; 0.8 kg/túi hoặc 1, 2, 5 lbs/túi

- Cân có phụ trội, tùy theo yêu cầu của khách hàng

(13b)

- Tôm được nhúng mạ băng trong nước lạnh 0 ‚ 20C

- Sản phẩm sau mạ băng được cân để xác định tỷ lệ băng

Mỗi Block được bỏ vào túi PE (2; 2,5; 5 lbs/túi) Nếu chưa có hộp, thùng chính thức, sản phẩm được đóng tạm túi PE

băng đủ theo yêu cầu của khách hàng

- 1.2lbs, 5lbs/túi hoặc 0.4; 0.5; 1 kg/túi PE

- Hàn miệng túi, túi có nhãn ký hiệu, đánh dấu đầy đủ

mã số lô hàng Dán băng keo 2 mặt

- Thời gian bảo quản ≤ 18 tháng

Trang 31

Bên cạnh quy trình chế biến các loại thủy sản đƣợc đề cập ở bảng 1.3 và 1.4, nhà máy còn tiến hành chế biến một số loại thủy sản khác nhƣ cá fillet, mực ống nguyên típ và cắt khoanh đông lạnh, thịt ghẹ chín đông lạnh block hút chân không

và ruốc khô…

1.6.4 Các nguồn phát sinh và biện pháp quản lý chất thải tại nhà máy

1.6.4.1 Chất thải rắn

 Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại túi nilon, vỏ lon, giấy, hộp nhựa và các phế phẩm từ nhà bếp và văn phòng làm việc

Lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh tối đa trong ngày của nhà máy F17 (thời

Trang 32

Biện pháp xử lý

 Phế phẩm được để trong các thùng cách nhiệt kín, các thùng này được

bố trí quanh khu vực chế biến Sau đó chúng sẽ được chuyển đến các xe tải của đơn vị thu mua đỗ tại gần đó Đơn vị thu mua sẽ thu gom, vận chuyển đi hết trong ngày nên ảnh hưởng từ phế phẩm đến môi trường không lớn

 Phế liệu cũng được thu gom, tập trung lại và bán cho các đơn vị thu mua

 Xỉ than được thu gom và đặt trong thùng chứa, sau đó xe của Công ty Môi trường Đô thị Nha Trang sẽ đến vận chuyển đi xử lý theo quy định

 Chất thải nguy hại

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ quá trình thay dầu cho máy móc, thiết bị thay bóng đèn Thành phần gồm dầu thải, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang Khối lượng chất thải nguy hại: dầu, nhớt động cơ, hộp số và bôi trơn thải (50 lít/tháng), bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau (6.25 kg/tháng)

Biện pháp xử lý:

Lượng chất thải nguy hại này đã được phân loại một cách chặt chẽ và chứa đựng trong các thùng chứa riêng biệt, có ghi chú rõ ràng từng loại Các loại chất thải nguy hại này được lưu trữ trong kho chứa riêng biệt

Hình 1.5 Kho chứa chất thải nguy hại và kho chứa chất thải rắn

Trang 33

1.6.4.2 Khí thải

 Nồi hơi

Nhà máy chế biến thủy sản F17 sử dụng hai nồi hơi đốt than với công suất

1000 kg hơi/h và 300 kg hơi/h Các khí thải từ nồi hơi chủ yếu là CO, SO2, NOx,

CO và bụi than, có thể gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường không khí xung quanh nếu không có các biện pháp xử lý hữu hiệu

Thường các nồi hơi chỉ đạt hiệu suất 75% vì vậy các khí thải sinh ra do quá trình đốt không kiệt nguyên liệu sẽ lớn Phần nhiệt lượng thực sự góp phần tạo thành sản phẩm thường chỉ từ 5% tới 30% Hầu hết phần nhiệt năng còn lại đi theo khí thải, nước thải hoặc nước làm nguội máy,… và thoát ra môi trường

 Phương tiện giao thông vận tải

Phương tiện giao thông của cán bộ công nhân viên nhà máy chủ yếu là xe máy

và xe ô tô đưa đón công nhân viên (50 chỗ ngồi) Số lượng công nhân viên của nhà máy tối đa là 1.100 người Ước tính khoảng 30% công nhân đi làm bằng xe máy Số lượt xe ra vào nhà máy tối đa là 440 lượt xe máy/ngày và 36 lượt xe ô tô/ngày Tải trọng của xe vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và thành phẩm là 8 tấn/xe Theo tính toán, tổng số lượt xe tải ra vào nhà máy là 10 lượt xe/ngày Khoảng cách vận chuyển trung bình cho mỗi lượt xe là 15 km/lượt

Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải giao thông vận tải

 Bê tông hóa đường nội bộ, thường xuyên quét dọn vệ sinh và phun nước trên bề mặt sân đường

 Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp

 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các xe vận tải đúng định kì

 Lắp đặt bảng hướng dẫn các loại phương tiện giao thông vận tải tắt máy ngay sau khi dừng đỗ và đậu xe đúng quy định

 Mùi

Mùi hôi sinh ra trong nhà máy chế biến F17 chủ yếu từ hóa chất khử trùng

các chất hữu cơ, khu vực nhà bếp, căn tin và trạm xử lý nước thải

Trang 34

Biện pháp giảm thiểu:

 Lắp đặt hệ thống quạt hút gió cưỡng bức tại các khu vực xưởng chế biến, nhà kho, nhà đặt máy phát điện và nhà bếp, tạo môi trường không khí thông thoáng cho công nhân khi làm việc

 Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp chế biến sản phẩm

 Định kỳ nạo vét bùn thải từ các hệ thống công thoát nước mưa, nước thải

và khu vực trạm xử lý tập trung

rửa tay chân công nhân và các thiết bị, dụng cụ chế biến

 Sử dụng môi chất lạnh trong danh mục cho phép

 Thực hiện vệ sinh gọn gàng khu nhà xưởng sản xuất mỗi ngày

 Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm lạnh, cấp đông

1.6.4.3 Nước thải

 Nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chủ yếu từ khu nhà vệ sinh Thành phần chủ yếu của các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt bao gồm: các chất cặn

bã, chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nước trong khu

Biện pháp xử lý

 Trước đây, nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thoát về trạm xử lý nước thải của nhà máy để xử lý chung với nước thải sản xuất

 Hiện tại, do nhà máy đang tiến hành xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải nên nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn về một bể chứa tạm thời cùng với nước thải sản xuất và do đơn vị hút hầm vệ sinh chở đi xử lý

 Nước thải sản xuất

Nguồn phát sinh nước thải sản xuất từ các công đoạn rửa nguyên liệu, ngâm hóa chất, nước thải vệ sinh công nghiệp (nước rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ chế

Trang 35

biến, nước thải vệ sinh nhà xưởng và nước rửa tay chân công nhân khi vào ca sản xuất,…) Thành phần chủ yếu của nước thải sản xuất là chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật gây bệnh,… Nếu lượng nước thải này không được xử lý thì sẽ có khả năng lan truyền dịch bệnh từ các thủy sản bị chết, thối rữa gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất xung quanh nhà máy

nhiên, lượng nước thải sản xuất sẽ cao hơn vào thời điểm mùa vụ, vì vậy cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường và đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhà máy

 Nước mưa chảy tràn

Khu vực nhà máy nằm trên địa bàn TP.Nha Trang có lượng mưa trung bình cả năm là 2622 mm Lượng mưa trung bình tháng cực đại là 943.4 mm Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất là 160 mm/ngày

Nước mưa chảy tràn có thể xác định là nguồn nước không bẩn và có thể xả thải không qua xử lý Hiện nay, nhà máy chế biến thủy sản F17 đã có hệ thống thu gom nước mưa và được dẫn ra cống thoát chung của khu vực

1.6.4.4 Tiếng ồn và độ rung

Trong khu vực nhà máy, tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ:

 Hoạt động của phương tiện giao thông ra vào nhà máy, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị giải nhiệt máy làm lạnh, máy nén làm lạnh, máy bơm khu vực trạm xử lý nước thải,…

 Trong trường hợp cúp điện, hoạt động máy phát điện có thể xem là nguồn gây ồn đáng kể nếu không có các biện pháp chống rung, ồn (tuy nhiên tình trạng này chỉ mang tính chất tạm thời, không thường xuyên)

Biện pháp xử lý:

 Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp vận hành máy móc

 Tại các khu vực đặt máy phát điện lắp đặt các thiết bị chống ồn, rung, tường cách âm đảm bảo cho việc cách ly tiếng ồn khi máy hoạt động ra các khu vực xung quanh

Trang 36

 Bố trí máy nén làm lạnh, thiết bị giải nhiệt máy làm lạnh tại những vị trí thông thoáng và ít người qua lại

 Quy định đối với các phương tiện vận chuyển khi ra vào nhà máy chạy với tốc độ chậm, không bấm còi và chỉ chở theo đúng tải trọng quy định

 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, máy móc

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản F17: đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải đầu vào và yêu cầu đầu ra của nước thải sau xử lý theo QCVN 11:2008/BTNMT

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT

Nước thải của nhà máy có chứa một lượng các mảnh vụn từ xương cá, đầu tôm, đầu cá…nên cần phải xử lý cơ học để loại bỏ chúng và đảm bảo cho các công trình phía sau vận hành an toàn và không bị tắc nghẽn Ngoài ra, lượng dầu mỡ trong nước thải khá lớn 190 mg/l có thể được loại bỏ bằng phương pháp hóa lý để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả đến các công trình sinh học Hơn nữa, hàm lượng các

đủ để đưa vào xử lý sinh học

Dưới đây là những phương án cụ thể được đề xuất:

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục khí vào nước thải Các bọt khí

đó dính kết với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ cùng nhau nổi lên bề mặt, sau đó tập hợp lại thành lớp bọt chứa hàm lượng cao các tạp chất

Nước thải nhà máy chế biến thủy sản chứa hàm lượng lớn các tạp chất rắn và dầu mỡ nên sử dụng phương pháp tuyển nổi sẽ tách các tạp chất rắn đó, đồng thời loại bỏ được lượng dầu mỡ bằng cách vớt lớp bọt nổi vì tỉ trọng của dầu mỡ nhẹ hơn

tỉ trọng của nước thải

Trang 38

 Bể aerotank

Nguyên tắc hoạt động của bể aerotank là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện có đầy đủ oxi, pH và nhiệt độ thích hợp

Hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí bao gồm quá trình dinh dưỡng: đồng hóa, dị hóa và tự phân hủy  8 176 ,tr

Trang 39

 Bể thiếu khí (AO) 8, 215 tr 

Khi môi trường thiếu oxi, các vi khuẩn khử nitrat Denitricans (dạng kị khí tùy

nghi) sẽ tách oxy của nitrat NO3và nitrit NO2 để oxy hóa các chất hữu cơ, tạo

thành N 2 thoát ra khỏi nước

Quá trình khử nitrat được biểu diễn theo phương trình phản ứng dưới đây:

Xử lý trong điều kiện kị khí – thiếu khí – hiếu khí kết hợp

Xử lý kết hợp cả 3 quá trình kị khí – thiếu khí – hiếu khí để loại bỏ chất hữu cơ (BOD, COD), đồng thoại loại bỏ N, P trong nước thải

Cơ chế loại Nitơ

Trong điều kiện hiếu khí, NH4 sẽ được chuyển thành NO3 nhờ các vi khuẩn Nitromonas và Nitrobacter 8, 18 tr 

Trang 40

 Điều kiện thiếu khí

 Có NO3

hoặc NO2

 Có vi khuẩn kị khí tùy nghi khử nitrat

 Các nguồn cacbon hữu cơ

Cơ chế loại Photpho 6, 368,369 tr 

Hợp chất photpho tồn tại trong nước dưới dạng 3 loại hợp chất:

 Photphate đơn PO43

 Polyphotphate P O 2 7

 Hợp chất hữu cơ chứa photphate

Nguyên tắc loại P liên quan đến vi khuẩn Acinetobacter với khả năng nhả - hấp thụ P

 Trong điều kiện kị khí, các vi khuẩn này đồng hóa các hợp chất hữu cơ hòa tan, năng lượng cần thiết từ sự phân cắt các liên kết photphate trong các hạt volutin (một dạng chất dự trữ trong thể nguyên sinh của tế bào vi khuẩn) để tăng hàm lượng

P trong nước thải

 Khi chuyển tiếp sang giai đoạn hiếu khí, các vi khuẩn này sẽ hấp thụ P trở lại

để dự trữ năng lượng vào dạng liên kết photphate Lượng P hấp thụ này sẽ cao hơn mức bình thường  gọi là ‘sự hấp thụ xa xỉ P”  hấp thụ thêm P từ nước thải

hàm lượng P trong nước thải

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Thu thập các tài liệu về tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa chất công trình, thủy văn và một số điều kiện thực tế về nhà máy chế biến thủy sản F17 như quy mô sản xuất, công suất chế biến,…

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát các điều kiện thực tế về nhà máy chế biến thủy sản F17 như quy mô sản xuất, công suất thiết kế, đặc điểm nước thải,… để từ đó thiết

kế một hệ thống xử lý nước thải phù hợp

Ngày đăng: 20/03/2015, 08:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. TS.Trịnh Xuân Lai (1999), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Tác giả: TS.Trịnh Xuân Lai
Nhà XB: NXB Xây Dựng
Năm: 1999
4. GS.TS Lâm Minh Triết (2008), Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Tác giả: GS.TS Lâm Minh Triết
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
5. GS.TSKH Nguyễn Bin, PGS.TS Nguyễn Trọng Khuông, TS Trần Xoa, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
6. PGS.TS Hoàng Huệ, (2002), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải
Tác giả: PGS.TS Hoàng Huệ
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2002
7. PGS.TS Lương Đức Phẩm (2008),Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Tác giả: PGS.TS Lương Đức Phẩm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
8. PGS.TS Trần Đức Hạ (2006) Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải đô thị
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
1. Th.S Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng xử lý nước thải Khác
2. PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Bài giảng xử lý nước thải Khác
9. TCXDVN - 51:2008, Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài, Bộ Xây dựng Khác
11. QCVN 11: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản Khác
12. Trung tâm kỹ thuật đo lường – Tiêu chuẩn – Chất lượng Khánh Hòa 13. PGS.TS Nguyễn Phước Dân, Bài giảng xử lý nước thải Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w