Kết quả thu được như sau: - Đề xuất phương án quy hoạch cảnh quan cho công viên Phan Bội Châu và thiết kế chi tiết ở một số khu vực trong công viên.. Tuy nhiên, số lượng công viên trong
Trang 1*****************
PHẠM DIỆU ÂN
QUY HOẠCH CÔNG VIÊN PHAN BỘI CHÂU
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: KTS TRẦN CÔNG QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô trong và ngoài trường Đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, cũng như là các bạn trong và ngoài lớp
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
Quý thầy cô trong Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện luận văn này
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trang 4iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Quy hoạch công viên Phan Bội Châu, Thành phố Buôn Ma Thuột” được tiến hành tại phường Thành Nhất, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk, thời gian từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/05/2012
Kết quả thu được như sau:
- Đề xuất phương án quy hoạch cảnh quan cho công viên Phan Bội Châu và thiết kế chi tiết ở một số khu vực trong công viên
- Thuyết minh thiết kế
- Đề xuất mạng lưới giao thông cho toàn khu
- Đề xuất danh mục cây xanh cho công viên
Trang 5iv
SUMMARY
Research topic "Landscape planning for the Phan Boi Chau park" was conducted at Thanh Nhat district, Buon Ma Thuot City, DakLak Province, the period from 01/01/2012 until 31/05/2012
Results given:
- Proposing landscape planning for the Phan Boi Chau park and design details for any areas
- Explanation for design
- Proposed transportation network for the whole area
- Proposed list of trees for the park
- Completing the design including :
Tree Master planning: 1 drawing
Master of transportation network: 1 drawing
Front with whole area of park : 1 drawing
Perspective : 24 drawings
Trang 62 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC KHẢO SÁT 3
2.1 Khái quát về công viên 3
2.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội 10
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 16
3.2 Nội dung nghiên cứu 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu 16
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Đánh giá hiện trạng 19
4.3 Đề xuất phân tầng cây xanh cho che nắng và thông gió 25
Trang 7vi
4.4 Đề xuất mạng lưới giao thông 27
4.5 Các phân khu chức năng trong khu đất 28
4.6 Thuyết minh thiết kế 29
4.7 Đề xuất chủng loại cây 39
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51 5.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
ĐỒ ÁN KÈM THEO
Trang 8vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG Hình 2.1: Công viên Bách Thảo, Hà Nội, Việt Nam 6
Hình 2.2: Công viên văn hóa Tao Đàn, Thành phồ Hồ Chí Minh, Việt Nam 7
Hình 2.3: Công viên Butchart Gardens, British Columbia, Canada 7
Hình 2.4: Công viên Central Park, New York, Mĩ 8
Hình 2.5: Công viên Master of the Nets Garden, Tô Châu, Trung Quốc 8
Hình 2.8: Bản đồ vị trí khu đất và TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk 10
Hình 2.11: Thác Đray Sáp (trái) – Hồ Lăk 14 Hình 2.12: Văn hóa lễ hội (Văn hóa cồng chiêng, rượu cần…) 15
Hình 2.13: Nhà dài của dân tộc Êđê (trái) – Thổ cẩm Êđê 15
Hình 2.14: Nhà mồ của dân tộc Êđê (trái) – Đồi trồng Cà phê 15
Hình 4.2: Một số hình ảnh hiện trạng cảnh quan của khu đất thiết kế 20
Hình 4.3: Mặt bằng tổng thể đã được phê duyệt 22 Hình 4.4: Phối cảnh tổng thể đã được phê duyệt 22
Hình 4.6: Cây tác động lên cấu trúc của chuyển động khí xuyên qua 25
Hình 4.8: Khả năng hấp thụ bức xạ của các tầng cây 26
Trang 9viii
Hình 4.10: Các phân khu chức năng trong khu đất 28
Hình 4.12: Phối cảnh một số loại giàn hoa kết hợp điểm nghỉ chân trong
Hình 4.13: Một số loại ghế ngồi và xích đu sử dụng trong công viên 32
Hình 4.14: Phối cảnh chòi nghỉ chân kết hợp với tiểu cảnh 33
Hình 4.15: Phối cảnh đài tưởng niệm 34 Hình 4.16: Phối cảnh hồ nước cảnh quan và đài tưởng niệm 35
Hình 4.17: Trục đường giao thông xuyên suốt trong công viên 35
Hình 4.18: Phối cảnh một tiểu cảnh 36 Hình 4.19: Tiểu cảnh kết hợp với tường ngăn cách không gian 37
Trang 10ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG Bảng 2.1: Trị số tọa độ khu đất thiết kế (Công viên Phan Bội Châu – Thành
phố Buôn Ma Thuột 11
Bảng 4.1: Nhận xét khu vực thiết kế 21
Bảng 4.2: Bảng phân tích ưu nhược điểm của phương án thiết kế tổng thể
đã được phê duyệt 23
Bảng 4.3: Bảng cân bằng đất đai 29
Bảng 4.5: Danh mục dây leo, cây phủ đất 43
Bảng 4.6: Danh mục cây trang trí, cây bụi, cây cắt tỉa 44
Trang 11DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
60 – KL/TW : 60 – Kết luận/ Trung Ương
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization STT : Số thứ tự
Trang 12ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt Bên cạnh đó, vấn đề mảng xanh đô thị cũng được các cơ quan thẩm quyền của thành phố phê duyệt và xúc tiến Bình quân chỉ số cây xanh trên đầu người tại thành phố Buôn Ma Thuột là tương đối cao so với mặt bằng chung các đô thị trong cả nước: 18 m2/ người
Cây xanh đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và môi
trường đô thị Trong nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế mà lại là cây xanh Càng ngày, người ta càng khám phá ra các giá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa và xã hội Ngoài các giá trị đã được biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, cải tạo vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không ngờ tới Một khu dân cư không thể được xem là “sống được” nếu không có công viên cây xanh Tuy nhiên, số lượng công viên trong thành phố không nhiều và chưa toát lên được bản sắc của thiên nhiên và văn hóa bản địa Tây Nguyên
Trang 13Đứng trước nhu cầu bức thiết trên, việc hình thành các phương án thiết kế cảnh quan cho mảng xanh đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk; mà cụ thể là
mảng xanh công viên cho nên để tài “ Quy hoạch công viên Phan Bội Châu – Thành
phố Buôn Ma Thuột” đã được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế cảnh quan, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh khóa 34
1.2 Mục đích của đề tài
- Quy hoạch cảnh quan và thiết kế chi tiết một số khu vực trong công viên hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh kết hợp với thiên nhiên và bản sắc của vùng
- Tạo ra một không gian nghỉ ngơi, giải trí lí tưởng cho dân cư quanh khu vực
- Tôn trọng và phát huy bản sắc riêng của văn hóa bản địa Tây Nguyên
1.3 Nội dung đề tài
- Khảo sát điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa lý, địa hình, thổ nhưỡng…
- Khảo sát hiện trạng khu đất và cảnh quan – cây xanh
- Đề xuất phương án thiết kế mảng xanh cho khu đất
1.4 Giới hạn đề tài
- Địa điểm: Phường Thành Nhất, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk
- Quy mô: 6,0 ha
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/01/2012 – 31/05/2012
Trang 14Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC KHẢO SÁT
2.1 Khái quát về công viên
2.1.1 Khái niệm công viên
Công viên là khu vực được bảo vệ bao gồm các nguồn thiên nhiên sẵn có hay tự trồng, là nơi vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí đại chúng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, hưởng thụ Công viên là nơi bảo đảm cho người ở các lứa tuổi có thể tìm được không gian trong đó cho mình, tính yên tĩnh, thư giãn của cá nhân Mọi người đều có quyền vào nghỉ ngơi, tham quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong công viên không phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vị giải trí có thu tiền
Kiến trúc công viên gồm có: Cây xanh, ghế ngồi nghỉ mát, các con đường nhỏ dùng cho người tản bộ, ốc đảo, vườn hoa, các ki-ốt, ban quản lý công viên, nước, hệ thực vật
và động vật (nếu có), các khu vực thảm cỏ,… [13]
Mảng xanh công viên là toàn bộ diện tích xanh có trong đó gồm cả hoa kiểng, thảm
cỏ nhằm phục vụ các lợi ích công cộng của đời sống đô thị như du lịch, nghỉ ngơi, giải
trí, thể dục, phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử
2.1.2 Phân loại công viên
- Công viên giải trí: Là loại công viên phục vụ chủ yếu cho các hoạt động giải trí của người dân quanh khu vực và khách du lịch Tuy nhiên, loại hình công viên vui chơi giải trí còn là hình thức kinh doanh không gian và mọi người phải trả tiền để được vào vui chơi
Trang 15- Công viên thể thao: Là loại công viên phục vụ chủ yếu cho các hoạt động thể dục thể thao dưới hình thức có hoặc không thu phí
- Công viên thiếu nhi: Đối tượng phục vụ chủ yếu là thiếu nhi
- Công viên đơn thuần: Là loại hình công viên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, thể dục, tản bộ cho dân cư trong khu vực
- Công viên văn hóa – lịch sử - tưởng niệm: Là loại công viên dành cho các hoạt động văn hóa, các chứng tích lịch sử hay tưởng niệm một sự kiện lịch sử nào đó
- Công viên kết hợp: Là loại hình công viên được kết hợp từ những loại công viên trên Bao gồm các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, lịch sử, tưởng niệm, nghỉ ngơi giải trí… Mỗi loại công viên sẽ được thu nhỏ và phân bố vào một khu vực nhất định trong tổng thể công viên
2.1.3 Tiêu chí đánh giá công viên
Không gian công viên cần được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau:
- Tiêu chí công năng: Một công viên thành công trước hết phải là một công viên được
sử dụng có hiệu quả Công năng có chức năng đa dạng, có tần suất sử dụng trong ngày
và theo mùa cao Ngày thường phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của dân
cư, ngày lễ có thể phục vụ cho các hoạt động văn hóa lễ hội Công viên là một không
gian công cộng của đô thị nên cần được định hướng thiết kế theo không gian mở
- Tiêu chí thẩm mỹ: Công viên phải đẹp, tạo được cảm xúc lành mạnh cho con người
và tất nhiên không đối lập với các tính chất công năng Mỗi khu vực cần có sự sôi động, cổ kính hay tĩnh lặng khác nhau Một không gian mở lại cần một vẻ đẹp nhẹ nhàng trong sự hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên và môi trường xung quanh Việc vận dụng các lí thuyết về thị giác hay tổ hợp không gian theo tỉ lệ, hình khối, bố trí các công trình nghệ thuật… cũng chính là để đạt tới tiêu chí này Bên cạnh đó, việc bố trí các loại cây xanh cũng phải được thực hiện đảm bảo sự thống nhất, hài hòa và cân đối
trong thiết kế
Trang 16- Tiêu chí xã hội: Một công viên được gọi là thành công phải thu hút được nhiều đối tượng tham gia, có các hoạt động xã hội phong phú Tiêu chí này cần được coi trọng
bởi xét cho cùng thì mục tiêu của không gian công viên là phục vụ cho cả cộng đồng
Một không gian quảng trường tốt phải thu hút được nhiều đối tượng không phân biệt tầng lớp, giàu nghèo, có các hoạt động xã hội gắn với cộng đồng Một không gian công viên công cộng có tỉ lệ đẹp nhưng vì những lí do chính trị, sắc tộc… chỉ phục vụ cho một nhóm người thì không thể coi là không gian công viên thành công
Ý nghĩa xã hội còn cần được đánh giá qua ý thức của cộng đồng dân cư với không gian
đó Không gian được người dân coi là “nơi chốn” của mình thể hiện trên thái độ quan tâm và giữ gìn vẻ đẹp, sự sạch sẽ cũng như bảo vệ sự tiện nghi công cộng trong công
viên
- Tiêu chí tiện nghi: Đây là tiêu chí thể hiện sự văn minh của một đô thị nói chung và công viên nói riêng Ghế nghỉ, chỗ ngồi, chòi, đèn chiếu sáng, vệ sinh công cộng,
thùng rác,… là những tiện nghi thiết yếu trong công viên
Tiêu chí này còn có thể được đánh giá trên nhiều khía cạnh: Chất lượng chỗ ngồi, môi trường trong công viên, chất lượng đèn chiếu sáng, các tiện nghi phục vụ, bãi giữ xe,
vệ sinh công cộng…
- Tiêu chí liên kết, tiếp cận: Một không gian công viên tốt là không gian được liên kết
thuận tiện bằng cả liên kết giao thông và liên kết không gian
Liên kết không gian: Không gian dễ dàng được nhận biết từ bên ngoài cũng như có sự hướng dẫn hợp lý, có sự liên kết và chuyển tiếp hợp lý giữa không gian này và không gian khác
Liên kết giao thông: Các khu vực trong công viên cần được liên kết với nhau thông qua
hệ thống giao thông, nhằm đảm bảo cho sự lưu thông giữa các khu vực được diễn ra thuận lợi
Trang 172.1.4 Một số công viên trong và ngoài nước
- Công viên Bách Thảo, Hà Nội, Việt Nam
Là một trong những công viên lớn nằm ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội Được thành lập từ những năm đầu người Pháp đặt chân đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng đô hộ
và thuộc địa Hiện nay, công viên được ví như lá phổi xanh của Hà Nội, nơi những người yêu thiên nhiên được đắm mình trong màu xanh của cây lá và những âm thanh của rừng Công viên Bách thảo Hà Nội cấu thành một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước Trong công viên là nơi tập hợp của rất nhiều loài thực vật đặc hữu trong nước và các loài cây nhập nội từ các châu lục trên thế giới
Hình 2.1: Công viên Bách Thảo, Hà Nội, Việt Nam [12]
- Công viên văn hóa Tao Đàn, TPHCM, Việt Nam
Công viên Tao Đàn là một trong những công viên trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một địa điểm lý tưởng để du khách đến ngắm hoa và thưởng ngoạn với hơn 100 loài cây khác nhau trong đó có các loài cây cổ thụ và nhiều loài hoa lạ Ngoài cảnh quan thiên nhiên, công viên còn có các khu vui chơi, giải trí công cộng cho thanh thiếu niên và là nơi tập thể dục lý tưởng của người dân thành phố Ngoài ra, công viên còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, triển lãm của thành phố
Trang 18Hình 2.2: Công viên văn hóa Tao Đàn, Thành phồ Hồ Chí Minh, Việt Nam [15]
- Công viên Butchart Gardens, British Columbia, Canada
Hình 2.3 : Công viên Butchart Gardens, British Columbia, Canada [10]
Những khu vườn xinh đẹp trong công viên nơi đây được xem là một trong những khu vườn đẹp nhất thế giới Năm 1909, Butchart đã bắt tay vào việc tu sửa một mỏ đá cạn kiệt và chào đón bạn bè, du khách đến tham quan Hiện nay, công viên thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với thành phố Victoria, bang British Columbia Năm 2004, công viên chính thức trở thành di tích lịch sử quốc gia của Canada
Trang 19- Công viên Central Park, New York, Mĩ
Công viên Trung tâm New York là một trong những công viên đẹp nhất thế giới, bao quanh hoàn toàn là những tòa cao ốc chọc trời Nó trải dài trên 770 mẫu Anh Sau
đó mở rộng đến 843 mẫu vào năm 1857 khi diễn ra một cuộc thiết kế cảnh quan Trong
số những cải tiến về thiết kế, công viên được xây dựng thêm các tuyến đường dành cho đua ngựa, đường cho người đi bộ và xích-lô, cùng các con đường dưới mặt đất, biến nó trở thành ốc đảo xanh tuyệt đẹp trong lòng đô thị
Hình 2.4: Công viên Central Park, New York, Mĩ [10]
- Công viên Master of the Nets Garden, Tô Châu, Trung Quốc
Master of the Nets là một khu vườn yên tĩnh và thanh bình giữa thành phố Tô Châu nhộn nhịp Nó được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản thế giới Những khu vườn xinh đẹp bao quanh là hồ Mây Hồng, chỉ nghe tên thôi cũng đã đủ gợi nên vẻ yên bình cho những người quá bận rộn
Hình 2.5: Công viên Master of the Nets Garden, Tô Châu, Trung Quốc [10]
Trang 20- Công viên Ashikaga, Tochigi, Nhật Bản
Công viên Ashikaga thu hút nhiều khách đến đây bất kể ngày thường hoặc vào mùa hoa nở rộ Ở công viên này nổi tiếng nhất là hoa Fuji Những bông hoa Fuji mềm mại như những áng mây và thảm hoa trải dài miên man đến ngút ngàn khiến cho người xem
có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh
Hình 2.6: Công viên Ashikaga, Tochigi, Nhật Bản [14]
- Công viên Keukenhof, Lisse, Hà Lan
Nơi đây là thiên đường dành cho những người yêu thích hoa Những bông hoa rực
rỡ tạo thành cả dòng sông hoa đủ màu sắc Keukenhof còn được gọi là “Vườn Châu Âu”, với khoảng 7 triệu cây hoa được trồng mới mỗi năm Đây chính là công viên hoa lớn nhất thế giới
Hình 2.7: Công viên Keukenhof, Lisse, Hà Lan [10]
Trang 2110
2.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí khu đất
- Khu đất thuộc dự án công viên Phan Bội Châu nằm trên khu đất hiện trạng là nghĩa trang liệt sĩ Phan Bội Châu (đã di dời) trên trục đường chính là đường Phan Bội Châu,
phường Thành Nhất, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Công viên Phan Bội Châu có diện tích 60,000 m2
- Phía Đông tiếp giáp với nhà tang lễ tỉnh Đắk Lắk và một phần khu dân cư, phía Tây giáp với công ty TNHH Một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường Đắk Lắk và một phần khu dân cư, phía Nam được giới hạn bởi đường Phan Bội Châu, phía Bắc tiếp
giáp với khu dân cư
- Hệ thống đường giao thông tiếp giáp: Phía Đông là hướng đi trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, phía Tây là hướng đi huyện Buôn Đôn, phía Nam là hướng đi quốc lộ
14, phía Bắc là khu dân cư
Hình 2.8: Bản đồ vị trí khu đất và TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk [11]
Trang 2211
Hình 2.9: Vị trí công viên Phan Bội Châu
- Khu vực thiết kế là hình đa giác được xác định bởi 15 điểm A, B, C, D, E, F, G, H, I,
J, K, L, M, N, O Các điểm này được định vị bởi tọa độ (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Trị số tọa độ khu đất thiết kế (Công viên Phan Bội Châu – Thành phố Buôn
Trang 2312
Hình 2.10: Hiện trạng nhìn từ phía Nam
2.2.1.3 Khí hậu thời tiết
- Là khu vực thuộc tỉnh Đắk Lắk nên khí hậu thời tiết ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Tây Nguyên
- Khí hậu ở Đắk Lắk tương đối ôn hòa Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất đặc trưng của khí hậu cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát
Trang 2413
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát và lạnh đầu mùa, khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp, thường có gió mạnh từ cấp 4 đến cấp 6 + Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C – 240C
+ Lượng mưa trung bình là 2000 mm/năm
+ Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2139 giờ
+ Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%
+ Về thủy văn, hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây (khoảng 23 km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok Ngoài ra, còn có nhiều hồ nhân tạo lớn như hồ Eakao, hồ EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá phong phú
2.2.1.4 Thổ nhưỡng
- Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó là tài
nguyên đất Chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá cục bazan (chiếm khoảng 70%) Đất đỏ bazan có độ phì khá cao, có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục, độ xốp bình quân 62%
- 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao…rất thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Ngoài ra, còn có một số nhóm đất khác như: Đất phù sa, đất gley, đất xám, đất đen
2.2.2 Văn hóa - xã hội
Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, đã tạo nên một diện mạo văn hóa đa dạng, phong phú Trong những dân tộc bản địa định cư lâu đời ở Đắk Lắk, dân tộc Êđê và dân tộc M’nông có dân số đông và có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến những con đường đất đỏ, những triền hoa dã quỳ vàng rực, những “cái nắng”, “cái gió”, những cánh rừng bạt ngàn, đồi núi hùng vĩ, những con thác ngày đêm ầm ầm đổ nước hay những tiếng cồng chiêng của buôn làng trong những buổi chiều tà, những con thuyền độc mộc, những ché rượu cần…theo năm tháng vẫn giữ lại được trong mình một vẻ đẹp hoang sơ và kì bí
Trang 2514
Ẩn trong mình nét hoang sơ và dữ dội là một sự dịu dàng đến mê người Ai nói Tây Nguyên chỉ có núi, có rừng và những con thác dữ tợn ngày đêm cuộn nước, Tây Nguyên còn có những văn hóa đậm đà bản sắc như hệ thống lễ hội vòng đời người, hệ thống lễ hội nông nghiệp, hội đua voi…Đặc biệt các lễ hội thường gắn liền với văn hóa cồng chiêng (Được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể), văn hóa rượu cần, gắn với sự tham gia của cộng đồng trong một không gian rộng lớn của buôn làng, nương rẫy, bến nước…Tất cả đều hòa quyện trong cuộc sống của buôn làng nơi đây một cách chậm rãi và nhẹ nhàng Người Tây Nguyên cũng rất hiền hòa và hiếu khách như chính vùng đất này vậy
Vùng đất Tây Nguyên đã được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp mà đặc biệt là cà phê Nhắc đến Tây Nguyên là không thể không nhắc đến cà phê Loại thức uống đã đi vào lòng người mang theo “cái nắng”
“cái gió” của vùng đất này Với nhiều người, cà phê dường như đã trở thành một nét văn hóa của Tây Nguyên
Tây Nguyên vẫn sẽ tồn tại muôn đời qua lịch sử, qua từng câu hát, và qua cả tấm lòng của những người con núi rừng đã gửi gắm lại
Hình 2.11: Thác Đray Sáp (trái) – Hồ Lăk [16]
Trang 2615
Hình 2.12: Văn hóa lễ hội (Văn hóa cồng chiêng, rượu cần…) [17]
Hình 2.13: Nhà dài của dân tộc Êđê (trái) – Thổ cẩm Êđê [18]
Hình 2.14: Nhà mồ của dân tộc Êđê (trái) – Đồi trồng Cà phê [19]
Trang 2716
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá hệ thống mảng xanh và cảnh quan hiện
có từ đó đưa ra định hướng thiết kế và quy hoạch mảng xanh dựa trên phương án thiết
kế tổng thể đã được phê duyệt Đồng thời đề xuất phương án thiết kế cảnh quan chi tiết
ở một số khu vực trong khu đất
- Sử dụng các vào yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa nhằm xây dựng một phương án
thiết kế cảnh quan mang đậm bản sắc Tây Nguyên
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra khảo sát hiện trạng:
+ Xác định mặt bằng hiện trạng khu vực thiết kế
+ Khảo sát chụp hình hiện trạng khu đất
+ Điều tra khảo sát chủng loại cây bản địa hiện có trong khu vực thiết kế và địa
phương, từ đó lựa chọn cho thích hợp
- Xây dựng phương án thiết kế:
+ Đề xuất phương án thiết kế dựa trên phương án thiết kế tổng thể đã được phê
duyệt
+ Đề xuất chủng loại cây trồng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Công tác chuẩn bị
- Xin các tài liệu, bản vẽ có liên quan đến khu đất thiết kế
Trang 2817
- Tham khảo tài liệu qua sách báo, internet, bản đồ để xác định vị trí khu đất
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát thực địa, vị trí, hình dạng của khu vực thiết kế
- Chụp hình hiện trạng khu đất và khu vực xung quanh
- Thu thập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch của khu đất
- Xác định hướng gió, hướng nắng
- Xác định các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng xung quanh tiếp giáp với khu đất
thiết kế
3.3.3 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Tham khảo điều kiện tự nhiên (Khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng, lượng mưa…ảnh
hưởng đến khu đất) và các điều kiện về văn hóa, xã hội để có những thiết kế phù hợp
- Tham khảo các tài liệu về các loài cây hoa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và
mang sắc thái bản địa
- Tham khảo các tài liệu khác có liên quan trên sách, báo, internet…
3.3.4 Phương pháp thiết kế
- Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của công viên để đưa ra những giải pháp thiết
kế hợp lý
- Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành xác định phân khu chức năng, phân luồng giao thông
chính, phụ và hệ thống đường dạo dựa trên phương án thiết kế tổng thể đã được phê duyệt
- Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: giao thông, hệ thống mảng xanh, vật liệu, điểm nhấn…
- Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể
- Lựa chọn các loài cây phù hợp để đưa vào thiết kế, hoàn tất mặt bằng cây xanh
- Từ mặt bằng tổng thể dựng mô hình 3D toàn khu
- Từ mô hình xuất ra mặt đứng, phối cảnh, chi tiết tiểu cảnh cho từng khu trong công viên để thể hiện rõ ý tưởng thiết kế
Trang 2918
- Sử dụng phần mềm đồ họa hỗ trợ như Google Sketchup, AutoCAD, Photoshop, Artlantis để thể hiện ý tưởng thiết kế
Trang 3019
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá hiện trạng
4.1.1 Đánh giá công trình kiến trúc – cơ sở hạ tầng:
Hiện trạng của khu đất thiết kế hiện nay là một khu đất trống Hiện nay chỉ còn một công trình hiện hữu đó là nhà bia tưởng niệm và hệ thống tường rào xung quanh
Hình 4.1: Nhà bia tưởng niệm và tường rào
Trang 3120
4.1.2 Đánh giá hiện trạng cảnh quan – cây xanh tại khu du lịch
- Hiện trạng cảnh quan trong khu vực thiết kế hiện nay có 7 cây đa cổ thụ và 13 cây thân gỗ lâu năm, nên việc giữ lại trong thiết kế cũng cần được xem xét kỹ lưỡng
4.2 Nhận xét 4.2.1 Nhận xét khu vực thiết kế
Bảng 4.1: Bảng phân tích đặc điểm khu
đất thiết kế
Hình 4.2: Một số hình ảnh hiện trạng cảnh quan của khu đất thiết kế
Trang 3221
Dễ bố trí hệ thống thoát nước mặt
Hình dạng khu đất là đa giác nên gây khó khăn trong việc thiết kế, bố cục, phân khu chức năng
Cao độ hiện trạng chênh lệch thấp nên khó tạo được sự chênh lệch về cao độ trong thiết kế
Trang 3322
4.2.2 Phân tích và nhận xét về phương án thiết kế tổng thể đã được phê duyệt
Hình 4.3: Mặt bằng tổng thể đã được phê duyệt
Hình 4.4: Phối cảnh tổng thể đã được phê duyệt
Trang 3423
Bảng 4.2: Bảng phân tích ưu nhược điểm của phương án thiết kế tổng thể đã được phê
hình dáng đa cạnh của khu đất
Phân khu chức năng hợp lí
Mạng lưới giao thông có bố cục còn theo tính chất niêm luật
Khu vực đài tưởng niệm thiết kế chưa nổi bật được tính chất trang trọng
Hệ thống chòi nghỉ chân, nhà vệ sinh chưa đáp ứng được so với quy mô
Hệ thống mảng xanh, kiến trúc cảnh quan, vật liệu, những tiện nghi thiết yếu như: Ghế ngồi, giàn hoa, thùng rác, đèn chiếu sáng…trong công viên chưa được thiết kế chi tiết, chỉ đang mang tính chất quy hoạch
Trang 3524
Giải pháp
Thiết kế chi tiết mảng xanh ở một số khu vực trong công viên dựa trên phương án thiết kế tổng thể đã được phê duyệt Thiết kế lại khu vực đài tưởng niệm kết hợp yếu tố mặt nước góp phần tôn tạo cảnh quan và đem lại sự trang trọng cho khu vực thiết kế
Thiết kế thêm hệ thống giao thông đường cong nhằm phá vỡ tính chất niêm luật
Sử dụng đa dạng các loài cây và các mảng cây đa tầng để che nắng cho công viên Đồng thời giữ lại hiện trạng các cây
cổ thụ và cây lâu năm