1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở phường Thủy Biều thành phố huế

82 504 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 518,14 KB

Nội dung

- Thanh trà là cây ăn quả lâu năm nên chi phí sản xuất bao gồm chi phí cả hai giai đoạn là chi phí cho thời kì KTCB và chi phí cho thời kì sản xuất kinh doanh. Đối với các loại cây lâu năm thì giai đoạn đầu tư thời kiến thiết cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng vườn thời kì kinh doanh. Nếu như giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây trồng được chăm sóc tốt thì đó là tiền đề, nền tảng thuận lợi cho những mùa vụ bội thu. - Thời kì KTCB của cây thanh trà kéo dài khoảng 5 năm, thời gian này là khoảng thời gian chi phí bỏ ra thì nhiều nhưng chưa cho thu nhập nên nhiều người dân thường lúng túng trong đầu tư. .- Để phản ánh kết quả sản xuất thanh trà của các nông hộ tôi sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA) và thu nhập hỗn hợp (MI) tính trên 1 sào thanh trà. Đồng thời sử dụng các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC và LN/CP để phán ánh hiệu quả sản xuất thanh trà. - Để đánh giá hiệu quả đầu tư của cây thanh trà có tính đến yếu tố thời gian, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu hiện giá như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số thu hồi vốn nội bộ (IRR) với giả thiết là điều kiện thời tiết, giá của các nguyên vật liệu và giá bán thanh trà là không thay đổi qua các năm. Với hệ số chiết khấu r = 7%, đây là lãi suất tiền gửi ngân hàng. - Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất thanh trà ở Thủy Biều, tôi đã sử dụng phương pháp hàm sản xuất. Ở đây tôi đã dùng hàm sản xuất Cobb – Douglas với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS). Mô hình hàm: Y=AX1α1 X2α2 X3α3 X4α4 e α5D

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ Ở PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

TẠ VIẾT ANH QUANG

Huế, 4/2018

Trang 2

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ Ở PHƯỜNG THỦY BIỀU,THÀNH PHỐ HUẾ

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Lê Hiệp

Sinh viên thực hiện: Tạ Viết Anh Quang

Lớp: K48B-KTNN

Niên khóa: 2014-2018

Huế, 4/2018

Trang 3

Đề tài này được hoàn thiện là kết quả của quá trình học tập vừa qua và một quá trình thực tế tại địa bàn phường Thủy Biểu, Tỉnh Thừa Thiên Huế Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết đề tài tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo của trường Đại học Kinh Tế Huế, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy, TS.Nguyễn Lê Hiệp người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, anh chị cán bộ của UBND phường Thủy Biều, HTX Nông nghiệp phường Thủy Biều cùng toàn thể các hộ dân của phường đã trực tiếp cung cấp số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình tốt thực hiện đề tài này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Do thời gian thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như lần đầu tiếp xúc với thực tế nên còn nhiều bỡ ngỡ nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Tôi rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Huế, tháng 4 năm 2018.

Sinh viên

Tạ Viết Anh Quang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

DANH MỤC ĐỒ THỊ v

DANH MỤC BẢNG vi

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI vii

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Cơ sở về hiệu quả kinh tế 5

1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây thanh trà 8

1.1.3 Giá trị của cây thanh trà 12

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà 13

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây thanh trà 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới 17

1.2.2 Tình hình sản xuất bưởi trong nước 19

1.2.3 Tình hình sản xuất thanh trà ở tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Thủy Biều 20

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ 23

Trang 5

2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 23

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 24

2.1.3 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của phường Thủy Biều 28

2.2 Tình hình sản xuất thanh trà ở phường Thủy Biều 29

2.3 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của hộ điều tra 31

2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 31

2.3.2 Tình hình sản xuất thanh trà của các hộ điều tra 36

2.3.3 Hiệu quả sản xuất thanh trà 41

2.3.4 Tình hình tiêu thụ thanh trà của các hộ điều tra 50

2.3.5 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ dân sản xuất thanh trà 53

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ 56

3.1 Định hướng 56

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà tại phường Thủy Biều, thành phố Huế 57

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất Thanh trà 57

3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật 57

3.2.3 Giải pháp về vốn và tín dụng 58

3.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 58

3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 59

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

1 Kết luận 60

2 Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC

Trang 6

IC Chi phí trung gian

IRR Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

KTCB Kiến thiết cơ bản

Trang 7

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1: Kênh phân phối thanh trà ở Thủy Biều 52

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới giai đoạn 2007-2016

Bảng 2: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Bảng 3: Diện tích trồng thanh trà ở một số vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 4: Quy mô diện tích trồng thanh trà của các khu vực ở phường Thủy Biều

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của phường Thủy Biều năm 2017

Bảng 6: Tình hình dân số, lao động của phường Thủy Biều năm 2017

Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh trà của phường Thủy Biều qua 3 năm 2017

2015-Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

Bảng 11: Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn sản xuất thanh trà của các hộ điều tra năm 2017

Bảng 13: Tình hình và quy mô sản xuất thanh trà của các hộ điều tra

Bảng 14: Tổng chi phí sản xuất thanh trà thời kỳ KTCB của các hộ điều tra

Bảng 15: Chi phí sản xuất thanh trà thời kì kinh doanh của các hộ điều tra

Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất thanh trà của các hộ điều tra năm 2017

Bảng 17: Hiệu quả đầu tư trong sản xuất thanh trà của các hộ điều tra

Bảng 18: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của cây thanh trà

ở Thủy Biều

Bảng 19: Tình hình tiêu thụ thanh trà của các hộ điều tra

Bảng 20: Nguyện vọng của các hộ sản xuất thanh trà

Trang 9

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 ha = 10.000 m2

1 sào = 500 m2

Trang 10

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ởphường Thủy Biều, thành phố Huế”

Mục tiêu chính của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuấtthanh trà ở phường Thủy Biều, thành phố Huế

Thủy Biều là vùng đất có nhiều lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên và khí hậu rấtphù hợp để trồng trọt nói chung và trồng cây thanh trà nói riêng Thanh trà được xem làcây trồng chủ lực tại địa phương và được khuyến khích phát triển, vì giúp tạo công ănviệc làm đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, góp phần vàoviệc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân, có vị trí rất quan trọngtrong phát triển kinh tế xã hội của địa phương Tuy nhiên, việc sản xuất thanh trà của các

hộ dân ở nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, sâu bệnh và đa phầnngười dân còn thiếu kiến thức, trình độ kỹ thuật chưa cao và thị trường tiêu thụ không ổnđịnh… ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng quả thanh trà

Bằng các số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp 60 hộ trên 4 khuvực trồng nhiều thanh trà ở phường Thủy Biều là khu vực Lương Quán, Trung Thượng,Đông Phước 1, Đông Phước 2 và số liệu thứ cấp thu thập từ HTX nông nghiệp ThuỷBiều, UBND phường Thuỷ Biều cùng với một số sách báo có liên quan, kết hợp với một

số biện pháp xử lý phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh Qua quá trình điều tranghiên cứu, tôi nhận ra rằng: Hoạt động sản xuất thanh trà ở Thuỷ Biều mang lại hiệu quảkinh tế cao nhưng vẫn chưa tương xứng với các lợi thế hiện có của địa phương và tiềmnăng mà quả thanh trà có thể mang lại

Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu này là chỉ ra được kết quả và hiệu quả sảnxuất kinh doanh thanh trà, đồng thời đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của các

hộ trong sản xuất thanh trà Từ đó đề xuất kiến nghị và đưa một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả sản xuất thanh trà ở Thủy Biều trong thời gian tới

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Thanh trà là một trong những cây ăn quả đặc sản đã nổi tiếng, là cây có múi có chấtlượng ngon đã tồn tại và phát triển từ lâu đời và được trồng ở một số địa phương trongtỉnh Thừa Thiên Huế Những năm qua thanh trà Huế đã có thương hiệu, đã trở thành móntrái cây quý để làm quà tặng cho người dân xứ Huế, món hàng đặc sản để phục vụ khách

du lịch, đồng thời là món ăn biểu trưng của văn hóa ẩm thực Cố Đô Huế

Nhắc đến thanh trà ở Huế, không thể nào không nhắc đến thanh trà Thủy Biều, làmột phường nằm về phía Tây Nam của thành phố, được bao bọc và bồi đắp phù sa hằngnăm bởi dòng sông Hương Ở đây, hoạt động trồng thanh trà cũng được hình thành vàphát triển qua nhiều thế hệ, thanh trà Thủy Biều đã trở thành một biểu tượng cho thươnghiệu thanh trà ở Huế

Chính quyền địa phương nhận thấy đặc sản thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọntrong chiến lượt phát triển kinh tế của địa phương Cây thanh trà đã góp phần tạo công ănviệc làm cho người lao động, sử lý hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa, đem lại thu nhậpcao cho người dân, đồng thời tạo đà cho phát triển xã hội

Tuy nhiên hiện nay ở phường Thủy Biều thì việc trồng thanh trà đang gặp nhiều khókhăn về vốn, thị trường, các vấn đề về thời tiết khí hậu, thiên tai Đồng thời các hộ trồngthanh trà chưa có kiến thức tốt về kỹ thuật canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cáchbảo quản và tiêu thụ để có hiệu quả kinh tế cao nhất Vì vậy, tôi thiết nghĩ việc điều tra,tìm hiểu và đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà cũng như phân tíchnhững thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng thanh trà ở Thủy Biều là rất cần thiết

Vì thực tế đó nên tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở phườngThủy Biều, thành phố Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm đánh giá hiệu quảkinh tế của việc sản xuất thanh trà cũng như tìm hiểu được các thuận lợi và khó khăn củaviệc trồng thanh trà ở nơi đây, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phát huy những lợi thế và

Trang 12

khắc phục các khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao thu nhập chongười dân ở đây, hướng đến phát triển một cách bền vững và đúng đắn.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của các

hộ dân ở phường Thủy Biều, thành phố Huế Từ đó nghiên cứu và đưa ra các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất thanh trà ở Thủy Biều trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng được dùng làm cơ sở phương pháp luận cho vấn

đề nghiên cứu

- Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu:

+ Chọn điểm điều tra: Phường Thủy Biều, thành phố Huế

+ Chọn mẫu điều tra: Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân trồng thanh trà trên 4 khu vựctrồng thanh trà chủ yếu của phường Thủy Biều là khu vực Lương Quán, Trung Thượng,Đông Phước 1 và Đông Phước 2

• Tài liệu thứ cấp:

+ Các số liệu được thu nhập từ UBND phường Thủy Biều

+ Các số liệu, nguồn tư liệu được công bố trên báo, mạng internet và các báo cáotình hình kinh tế xã hội của phường Thủy Biều qua các năm về sản xuất và tiêu thụ thanhtrà

Trang 13

• Tài liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn 60 hộ dân trồng thanh tràdựa vào bảng hỏi điều tra đã được thiết kế sẵn trên 4 khu vực trồng thanh trà chủ yếu củaphường Thủy Biều là khu vực Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1 và ĐôngPhước 2.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để làm sáng tỏ vấn đề và giúp cho đề tàinghiên cứu được hoàn thiện hơn, trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng phương phápthu thập thông tin từ việc phỏng vấn các chuyên gia, các nhà kĩ thuật, các cán bộ của hợptác xã nông nghiệp những người am hiểu liên quan đến hoạt động sản xuất thanh trà

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp để phân tích thực tế sản xuấtthanh trà của các hộ điều tra

- Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí: Để tính toán, so sánh lợi ích và chi phí củaviệc sản xuất thanh trà của các hộ dân nhằm để xem liệu những lợi ích mang lại có lớnhơn chi phí hay không để từ đó xác định việc đầu tư sản xuất thanh trà có khả thi haykhông

- Phương pháp phân tích hồi quy: Để xác định xem các biến độc lập (tuổi cây, phânbón, thuốc BVTV ) quy định biến phụ thuộc (giá trị sản xuất thanh trà) như thế nào

- Phương pháp toán học: Sử dụng phần mềm Excel trên máy tính để xử lý số liệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của các nông hộ ởphường Thủy Biều

- Phạm vi nghiên cứu:

• Không gian: Khu vực Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1 và Đông Phước

2 thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế

• Thời gian: số liệu thứ cấp là từ năm 2015-2018, số liệu sơ cấp là năm 2018

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cơ sở về hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hànhsản xuất kinh doanh đồng thời cũng là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội Đó là thước

đo quan tâm phản ánh chất lượng, trình độ tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh của nhàđầu tư trong đó có cả những nông hộ

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực ) Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay muốn tồn tại và pháttriển đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên hàng đầu.Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế

Theo quan điểm của kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết địnhsản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồnlực Số lượng hàng hóa đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng cóhiệu quả cao Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhucầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta được hiệu quả kinh

tế cao nhất Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên mộtđơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao

Theo ông Ngô Đình Giao (1997): Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sựlựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhànước Còn theo P.samuelson (1948) hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăngsản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác.Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó Thực chất củahai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanhnghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội

Trang 15

Theo nhà khoa học Đức(Stenien,Hanau) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độtiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mứ tăng kết quả hữu ích hoạt độngsản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần làm tăng thêm lợi ích xã hội Nhưng theocác tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng hiệu quả kinh tế đạt được trong sảnxuất nông nghiệp phải phân biệt được ba khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệuquả phân phối, hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kỷ thuật là số sản phẩm đầu ra có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầuvào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỷ thuật hay côngnghệ áp dụng trong lâm nghiệp Nó cho ta biết một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẽđem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm

Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá bán sản phẩm và giáđầu vào được tính đến phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí chithêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỉ thuật cótính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỉ thuật vàhiệu quả phân bổ Đài có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xétviệc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được một trong yếu tố hiệuquả kỉ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cấn chứ chưa phải là điều kiện đủ chođạt hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỉ thuật

và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế

Qua phân tích ở trên có thể khái quát lại: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tếbiểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác cácnguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản xuất nhằm thực hiệnmục tiêu đề ra”

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tức là cùng với sự hạn chế về nguồn lực (nhân lực, vậtlực, tài lực) nhưng qua trình sản xuất vẫn đem lại năng suất cao, nhưng bên cạnh đó phảitiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất có thể Sau mỗi quá trình sản xuất chúng ta đem so

Trang 16

sánh các kết quả được với chi phí phải bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế sự chênh lệch nàycàng cao thì hiệu quả kinh tế đạt được càng lớn và ngược lại.

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm laođộng xã hội Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế Hai mặt này có quan hệmật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luậttăng năng suất và tiết kiệm thời gian Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạtkết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tốithiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực,đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xãhội là hiệu quả của lao động xã hội được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quảthu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra

1.1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

Trong các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nóiriêng thì các nguồn lực như vốn, đất đai, tài nguyên là có hạn, vì thế các đơn vị sản xuấtkinh doanh luôn đặt câu hỏi làm thế nào để tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, cógiá trị cao và chất lượng tốt nhất với các nguồn lực có hạn của mình Vì thế, tất cả cáchoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởngkinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung Đây là cơ sở để không ngừng nâng caomức sống dân cư Như vậy, tăng hiệu quả trong nền sản xuất xã hội là một trong nhữngnền yêu cầu khách quan của tất cả hình thái kinh tế xã hội Nó càng có ý nghĩa đặc biệttrong một số điều kiện nhất định: khi khả thi phát triển kinh tế theo chiều rộng như tăngnguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị hạn chế… Khi chuyển sang nền kinh tế thịtrường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong những yếu tốlàm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành ưu thế trong quan hệ kinh tế

Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ sở để nâng cao lợi nhuận, từ đó người sản xuấtkhông chỉ tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có mà còn tích luỹ vốn để đầu tư táisản xuất mở rộng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả

Trang 17

kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh tế là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho người lao động.

Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địaphương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thanh trà có liên quan đến các vấn đề như:lựa chọn cây giống, quy mô, phân bón, kĩ thuật canh tác và chăm sóc, sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực… Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà là cơ sở để các hộ sản xuấtkhông chỉ nâng cao lợi nhuận, tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao chấtlượng cuộc sống… mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng

và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây thanh trà

- Rễ: Cây thanh trà trồng bằng hạt có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, rễ có thể mọc sâu4m trong điều kiện đất tơi xốp và sự thoát hơi nước tốt Nếu trồng thanh trà bằng cáchchiết hoặc dâm cành thì chỉ có rễ chùm, không có rễ cọc, sự phát triển của rễ thường xen

kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất, có nghĩa là khi rễ hoạt động mạnh thì thâncành hoạt động yếu

- Thân cành: Cây thanh trà thuộc loại thân gỗ cao to trong một năm có thể cho 3-4đợt cành

+ Cành cho trái: Cành mang trái thường ra trong mùa xuân, cành dài và mau tròn,cành cho trái thường mọc từ cành mẹ

+ Cành mẹ: Là cành tạo ra những cành cho trái thường phát triển trong mùa hè vàmùa thu

Trang 18

+ Cành dinh dưỡng chỉ chung tất cả các cành trong giai đoạn chưa cho trái thườngmọc ở các mùa trong năm.

+ Cành vượt: Là cành dinh dưỡng mọc thẳng lên trong tán cây từ những cành chínhtrong thân cây này, nên cắt bỏ những cành này vì lâu cho quả

- Đường kính tán cây: Nhóm 4 - 5 tuổi đường kính tán cây trung bình 2.29 cm.Nhóm tuổi từ 6 – 10 cm có đường kính tán là 4.35 cm Với nhóm tuổi từ 11 – 15 cmđường kính là 5.65 cm và nhóm tuổi từ 16 - 20, trên 20 đường kính tán lần lượt là 6.25 cm

và 6.73 cm

- Hoa: Màu trắng, có mùi thơm hấp dẫn, là loại hoa lưỡng tính, hoa mọc đồng thờivới cành vào mùa xuân hoặc những cành mẹ vào năm trước Hoa mọc thành từng chùmhoặc mọc đơn có 5 cánh Hoa nở vào tháng 1 và tháng 2 Trong năm có một số hoa trái

vụ, có đậu quả nhưng tỷ lệ rất thấp

- Quả thanh trà: Quả có dạng hình quả lê, trọng lượng từ 500 - 1000 g, kích thước từ

12 – 17 cm, vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng sáng, số quả trung bình trên cây là 80-200quả, có cây đạt từ 400- 500 quả, mỗi quả có 13 - 14 múi, tép mọng nước nhưng khô nênbóc không dính tay, quả chín có vị ngọt và chua nhẹ Tỷ lệ thành phần ăn được từ 50 -60% Quả chín thu hoạch vào tháng 8 đến cuối tháng 9, thu hoạch trái vụ so với bưởi khác

ở miền bắc và miền nam, đây là một lợi thế cạnh tranh của cây bưởi thanh trà

- Hạt: Đơn phôi có màu trắng, kích thước hạt 1,5 x 0,8 cm Số hạt trên quả thường là

20 –100 hạt Công tác tuyển chọn, quả ít hạt là tiêu chuẩn để chọn dòng

Có thể khẳng định rằng thanh trà là một loại đặc sản đặc hữu của Thừa Thiên Huế,

có khả năng thích nghi tốt, phát triển lâu bền và mang lại hiệu quả kinh tế cao Do đó,việc đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết

1.1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Cây thanh trà có thể trồng và phát triển trong nhiệt độ từ 13-30 nhiệt độthích hợp nhất là từ 23-29

- Ánh sáng: Thanh trà là cây ưa sáng

Trang 19

- Lượng mưa: Cây thanh trà cần lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm, nếu trongđiều kiện ngập úng kéo dài (5-7 ngày) thì rể cây sẽ bị thối, vàng lá và cây sẽ chết.

- Đất đai: Đất đai phù hợp cho cây thanh trà sinh trưởng phát triển tốt là đất phù sađược bồi tụ, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thoát hơi nước tốt thoáng khí, tầng đất canh táctrên 1m, độ PH thích hợp nhất là 6 - 6,5

1.1.2.3 Kĩ thuật canh tác

1 Giống: sử dụng giống thanh trà ghép do các đơn vị tổ chức sản xuất giống cungứng, cây đầu dòng được bình tuyển và cấp chứng chỉ của cơ quan quản lý nhà nước tại địaphương, cây giống đảm bảo chủng loại, yêu cầu chất lượng trước khi đem trồng

2 Trồng và chăm sóc:

- Thời vụ: Trồng từ 20 tháng 11 đến 5 tháng 4 năm sau, trong điều kiện thời tiết khíhậu ở Thừa Thiên Huế cây Thanh Trà ghép có thể trồng muộn hơn, tốt nhất trồng sau tiếtĐông chí đến tiết Thanh minh

- Khoảng cách và mật độ: Tùy điều kiện canh tác để bố trí mật độ thích hợp thườngtrồng với mật độ 240 cây/Ha (6m×7m),nếu thâm canh tạo hình tạo tán tốt có thể trồng dàyhơn với mật độ 500cây/Ha (5m×4m)

- Chuẩn bị đất trồng: Đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng, kích thước hố đào60cm×60cm×60cm,bón vôi sử lý hố 1kg/hố, sau đó bón lót 20-30kg phân chuồng +1kglân nung chảy/hố,trộn đều phân lấp hố

Trang 20

+ Đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng bồi một lớp mỏngbùn và mở rộng mép liếp khi có thể

- Trồng cây: Đào hố nhỏ giữa hố đã chuẩn bị sẵn, đặt cẩn thận bầu cây vào giữa hốmặt đất trong bầu ngang bằng mặt đất tự nhiên, xé bỏ bao bầu, lấp chặt đất, tưới nước saukhi trồng, dùng rơm rạ, bổi rác tủ quanh gốc chú ý phải gốc tối thiểu 15-20cm,tùy điềukiện địa hình nếu vùng hạn nên tạo bồn xung quanh để dể tưới, nếu vùng úng nên vun đấtxung quanh gốc cây 5-10cm tạo thành mô rùa để thoát nước Cắm cọc buộc phần thân câyvào cọc, nếu có thể cắm nhiều cọc xung quanh để bảo vệ

- Tưới tiêu làm cỏ:

Khi cây còn nhỏ cần cung cấp đủ nước thường xuyên trong mùa khô Cây trưởngthành chịu hạn khá nhưng phải cung cấp đủ nước trong giai đoạn phát triển chồi, hoa, trái.Cần đặc biệt tiêu nước trong mùa mưa cho cây

Làm cỏ xung quanh tán cây, nhổ sạch cỏ gốc

Làm cỏ kết hợp với bón phân

- Bón phân: Tùy giai đoạn, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây để bón phân

- Tỉa cành,tạo hình, tạo tán:

+ Cây con sau trồng cần được tạo hình làm cho bộ khung cành vững chắc cân đối,tán lớn Việc tạo hình phải tiến hành liên tục để hoàn thành 2-3 năm đầu bằng cách: Câycao từ 80-90cm tiến hành bấm ngọn, để 2-3 cành cấp 1 bố trí đều trong không gian Cànhcấp 1 tạo với thân chính 1 góc 45° cành cấp 1 dài 50-60cm tiến hành bấm ngọn cành cấp

1, cứ như vậy thực hiện trên cành cấp 2 và cấp 3, cành cấp 3 không hạn chế về số lượng

và chiều dài, nhưng chú ý tỉa bớt những cành quá dày

+ Cắt tỉa những cành sát mặt đất, cành mọc thẳng trong tán, cành sâu bệnh

Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh Tướidặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều,làm cho kiệt sức Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa

- Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây thanh trà có rất nhiều loại sâu bệnh hại cây điển hìnhnhư sâu vẽ bùa, ruồi đục trái, sâu đục quả, nhện, rầy mềm, gây ảnh hưởng xấu đến năng

Trang 21

suất và phẩm chất quả sau này Tuỳ từng loại sâu bệnh mà có các cách phòng trừ riêng,hạn chế sử dụng các biện pháp hoá học.

- Thu hoạch: Sau khi trồng 2- 4 năm cây bắt đầu cho thu hoạch những quả thanh tràđầu tiên, khi vỏ ngoài của quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng xanh,vỏ trái láng bóngthì thu hoạch Thời gian hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên hái vào nhữngngày khô ráo, không nên làm xây xát quả, dùng kéo để cắt cuống và tốt nhất là xử lý vếtcắt bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi

- Bảo quản: Quả thanh trà sau khi thu hoạch thì bán tươi ngay hoặc cất giữ theophương tháp truyền thống: để nơi khô ráo, thoáng mát được khoảng 1 tháng thì bán

1.1.3 Giá trị của cây thanh trà

- Giá trị dinh dưỡng: Cây thanh trà là loại cây đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao Quảthanh trà rất giàu vitamin C (40.25 mg/100g- 52.70 mg/100g), ngoài ra trong quả cònchứa hàm lượng đường từ 5.0- 5.7%, axit hữu cơ 0.5- 0.6%, nước và các vitamin A, B1,B2, cùng một số ion khoáng như Ca, P, Fe, là những chất rất cần thiết với sức khoẻ conngười

- Giá trị kinh tế: Thanh trà là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cao hơn nhiều

so với nhiều loại cây ăn quả khác So với các loại cây ăn quả như cam, quýt thì bưởi cógiá bán cũng khá cao

Theo tìm hiểu thị trường thì thanh trà là một trong những loại bưởi có giá bán caonhất và đem lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân Sau khi trồng khoảng 4 hoặc 5năm sẽ cho quả, sang những năm tiếp theo sẽ cho quả đại trà với số lượng có thể lên tớivài trăm quả/cây Hiện nay thanh trà đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, được nhiềungười tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán trong những năm gần đây có xu hướng tăng

- Giá trị về mặt y học: Ngoài giá trị dinh dưỡng cao cây thanh trà và các sản phẩm từThanh trà còn có ý nghĩa về mặt y học Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả thanh tràđều có tác dụng riêng:

+ Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hoá đàm, trị ho, líkhí, giảm đau và có thể chữa được bệnh đau dạ dày và một số bệnh khác Chất pectin

Trang 22

trong vỏ quả còn có tác dụng chống nhiễm xạ Ngoài ra chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá

và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạchđàn hồi và bền vững hơn Từ đó giúp ngăn ngừa các tai biến do vỡ các mao mạch, giántiếp giúp hạ huyết áp Một số người còn dùng vỏ ngoài quả thanh trà để xoa lên đầu kíchthích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc

+ Hạt thanh trà: Hạt có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoảibẹn, sa dì

+ Lá Thanh trà: Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí,thông lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm

- Giá trị công nghiệp: Ngoài sử dụng tươi như các bưởi khác, bưởi thanh trà còn lànguyên liệu của công nghiệp chế biến nước hoa, dầu gội đầu và các loại mĩ phẩm khác,công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị cây thanh trà

- Giá trị môi trường: Ngoài ra thì trồng thanh trà còn có tác dụng bảo vệ môi trườngrất lớn, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn… giúp tận dụng được quỹ đất,tăng mật độ cây xanh, cung cấp oxi, tạo cảnh quản xanh mát cho môi trường sinh thái

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà

1.1.4.1 Các nhân tố về tự nhiên

- Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thểthay thế được Tính chất đất đai có ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng Tính chất đấtđai khác nhau sẽ cho năng suất cây trồng là khác nhau Nhân tố đất đai tác động trực tiếpđến hương vị của quả thanh trà, đã làm nên sự khác biệt của bưởi thanh trà với các loạibưởi khác, làm thành đặc sản bưởi thanh trà Huế Bưởi thanh trà cho chất lượng tốt vànăng suất cao nếu được trồng trên loại đất phù sa phù hợp nhất việc lựa chọn đất trồngcho phù hợp sẽ quyết định năng suất và sản lượng thanh trà Nếu trồng trên đất không phùhợp thì cây thanh trà sẽ còi cọc, sau này sẽ cho sản lượng và chất lượng quả thấp

- Điều kiện thời tiết khí hậu: Cây thanh trà là một cơ thể sống có quy luật sinhtrưởng và phát triển riêng Chính vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thanhtrà chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng

Trang 23

mưa… thanh trà là cây ưa sáng và thích hợp vơi nhiệt độ từ 23-290C Do đó nếu nhiệt độxuống thấp và thiếu ánh sáng thì cây sẽ ra hoa muộn, ít, dễ rụng, khó đậu quả, khi đó hiệuquả thu được không cao Cây thanh trà là cây lâu năm nên rủi ro rất lớn do bão, lụt có thểgây đổ cây hoặc ngập úng trên diện rộng, dễ gây thối rễ ảnh hưởng đến kết quả của quátrình sản xuất Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triểncây thanh trà, ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì cây không thể phát triển tốt, sự rahoa và kết trái không thuận lợi làm giảm năng suất và sản lượng thanh trà sau này.

1.1.4.2 Các nhân tố về kinh tế- xã hội

- Vốn: Là điều kiện cơ bản đầu tiên cần có để tiến hành hoạt động sản xuất, nếukhông có vốn thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, khó tiến hành được Phát triển câyThanh trà yêu cầu vốn đầu tư tương đối cao về vật tư nông nghiệp vì thời kỳ kiến thiết cơbản tương đối dài nên hầu hết các hộ trồng Thanh trà đều không chủ động được vốn vàthường phải vay mượn nhiều nơi

- Lao động: Là yếu tố chủ đạo quyết định việc sử dụng vốn để thực hiện các mụctiêu sản xuất kinh doanh Kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm và sức khoẻ là yếu tố quantrọng đối với nghề trồng thanh trà

- Thị trường, giá cả: Thị trường và giá cả là hai yếu tố tác động trực tiếp đến ý thứcsản xuất của người dân Những biến động về giá của thanh trà trên thị trường sẽ ảnhhưởng đến tâm lí của các hộ sản xuất Nếu giá cao sẽ kích thích việc đầu tư mở rộng sảnxuất, ngược lại giá thấp sẽ kìm hãm việc đầu tư cho sản xuất

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước: Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước có tác độngmạnh mẽ đến sản xuất thanh trà của các hộ gia đình như: tập huấn kỹ thuật, đầu tư hỗ trợvốn, chính sách đất đai…

Trang 24

các loại phân và đúng thời điểm thì mới cho kết quả tốt Ngược lại, nếu bón phân khônghợp lý và đúng thời điểm dẩn đến sự sinh trưởng và phát triển mất cân đối cho cây Thanhtrà, sâu bệnh có điều kiện phát triển và gây hại.

- Tưới tiêu: Nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây thanh trà Thiếu nước câyphát triển chậm, năng suất và chất lượng kém Ngược lại nếu bị ngập úng kéo dài cây sẽ

bị thối rễ, vàng lá và sẽ chết

- Bảo vệ thực vật: Cây thanh trà có nhiều loại sâu bệnh Sâu bệnh phát triển sẽ ảnhhưởng đến năng suất và phẩm chất quả Vì thế cần thường xuyên quan tâm theo dõi vườncây phát triển sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả

- Các biện pháp kỹ thuật khác như làm cỏ, tạo hình, tỉa tán cũng có tác dụng tốt cho

sự phát triển cuả cây thanh trà

Cây thanh trà là loại cây yêu cầu rất khắt khe về kỹ thuật nên để sản xuất thanh tràđạt năng suất cao thì cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật trên Hiện nay mặc dùphần lớn các hộ nông dân đều đã được đi tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây thanh trànhững người nông dân chủ yếu vẫn còn sản xuất tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân làchính Do đó cần phải nâng cao ý thức người nông dân thông qua các buổi nói chuyện,trao đổi kinh nghiệm với những người làm vườn giỏi hoặc các chuyên gia để nhằm nângcao năng suất, phẩm chất của cây thanh trà mà vẫn giữ được những thuộc tính truyềnthống đặc trưng của nó

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây thanh trà

1.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các

cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhấtđịnh thường là một năm

GO = ∑Qi*PiTrong đó:

Qi là khối lượng sản phẩm i sản xuất ra (kg)

Pi là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (nghìn đồng/kg)

Trang 25

- Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất baogồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch

vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất vàdịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng thêmhay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể khấuhao TSCĐ và chi phí lao động gia đình)

VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm công laođộng của hộ và lợi nhuận sau khi sản xuất trên một ĐVDT trong một vụ hay một năm

MI = GO - (IC + Khấu hao tài sản)

- Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà người sản xuất bỏ ratrong kỳ

Lợi nhuận = GO – Tổng chi phí

1.1.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất

- Giá trị sản xuất tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chiphí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

- Gía trị gia tăng tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tưmột đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm

- Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đồng chi phí (MI/IC): Thể hiện cứ một đồng chi phítrung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp

1.1.5.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư

- Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là chỉ tiêu phản ánh quy mô lơi ích của dự án trồngthanh trà sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giátrị hiện tại của các khoản thu nhập ròng và tổng giá trị hiện tại các khoản kinh phí đầu tư.Công thức tính:

NPV = ∑ ( Bt –Ct) *1/(1+r)tTrong đó:

Trang 26

Bt: Khoản thu của năm t

Ct: Khoản chi phí của năm t

n: Số năm hoạt động của đời dự án

r: Tỷ suất chiết khấu được chọn

Hệ số chiết khấu 1/(1+r)t với r là lãi xuất chiết khấu được chọn, t là số thời đoạn(năm, quý, tháng) để tính chuyển

- Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) : Là mức lãi suất tính toán mà ứng với lãi suất này thìtổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng của dự án bằng đúng tổng giá trị hiện tại của vốnđầu tư ( là mức lãi suất tính toán mà ứng với nó thì giá trị hiện tại ròng bằng 0)

Công thức tính:

IRR = r1 + (r2 – r1) * [NPV1/(NPV1 +|NPV2|)]

Trong đó:

IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ

r1:Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1>0

r2:Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2<0

NPV: Giá trị hiện tại ròng

IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới

Cây ăn quả có múi là loài cây có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới Hiện naytrong số các loài cây ăn quả có múi thì bưởi là loại quả được khá nhiều người tiêu dùng

ưa chuộng

Theo số liệu của tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), tình hình sản xuất bưởitrên toàn thế giới trong 10 năm kể từ 2007 tới năm 2016 biến động khá nhiều trên cả 3mặt về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân vềdiện tích, năng suất, sản lượng lần lượt là 5.916,78 ha/năm, 0,2156 tấn/ha và 215,1tấn/năm

Trang 27

Diện tích trồng bưởi năm 2007 là 305.473 ha nhưng đến năm 2016 thì diện tíchtrồng bưởi trên thế giới là 358.724 ha tăng 53.251 ha tương đương với tăng 17,4% so vớinăm 2007 Về sản lượng thì việc sản xuất bưởi trên thế giới có sản lượng ngày càng tăngnhanh và đều trung bình năm sản lượng bưởi sản xuất trên thế giới tăng hơn 215 nghìntấn/năm tương đương với 2,7% Năm 2016 sản lượng bưởi là hơn 9.074 nghìn tấn tănghơn 1.935 nghìn tấn tương đương với 27,1% so với năm 2007 Sản lượng bưởi thế giớiđạt sản lượng thấp nhất vào năm 2007 với hơn 7.138 nghìn tấn và đạt sản lượng cao nhấtvào năm 2016 với hơn 9.074 nghìn tấn Về năng suất, thì năng suất bưởi trên thế giới quacác năm luôn biến động do tác động của nhiều yếu tố Trung bình năng suất đạt 24,7tấn/ha Năng suất đạt cao nhất vào năm 2013 với hơn 26,4 tấn/ha và năng suất đạt thấpnhất vào năm 2007 với khoảng 23,3 tấn/ha.

Bảng 1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới giai đoạn 2007-2016

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 28

thứ 3 là Việt Nam với sản lượng là 497.288 tấn, tiếp đến là Mexico với 438.057 tấn vàđứng thứ 5 là Ấn Độ với sản lượng là 390.500 tấn Việt Nam đã vượt qua các nước có sảnlượng bưởi cao trong khu vực như Thái Lan hay Philippines và trở thành quôc gia duynhất trong các nước Đông Nam Á có tên trong nhóm 5 nước có sản lượng bưởi lớn nhấtthế giới.

1.2.2 Tình hình sản xuất bưởi trong nước

Trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, ngành trồng trọt nói chung và trồng cây ănquả nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng giá trị sảnxuất nông nghiệp Ở nước ta, cây ăn quả rất đa dạng và phát triển khá mạnh, một trongnhững loài quả đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân đó là bưởi

Bảng 2: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Qua bảng 2 ta có thể thấy, diện tích trồng bưởi của nước ta luôn tăng lên qua cácnăm Năm 2016 diện tích trồng bưởi là 42.100 ha tăng 4.693 ha tương đương với tăng12,5% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân là 1.173,25 ha/năm Năng suất sảnxuất bưởi của nước ta nhìn chung là ổn định và biến động không nhiều, chủ yếu do tácđộng của yếu tố thời tiết Năng suất bưởi đạt trung bình khoảng 11,8 tấn/ha và trong 3

Trang 29

năm từ 2012-2016 nước ta luôn đạt năng suất cao hơn năng suất trung bình, bình quânmỗi năm tăng 0,12 tấn/ha Thông qua số liệu về sản lượng từ 2012 đến 2016 ta có thể thấysản lượng bưởi của nước ta luôn tăng qua các năm Sản lượng bưởi trung bình của nước ta

là khoảng 462.467 tấn, bình quân mỗi năm sản lượng tăng khoảng 3,4% tương đương vớikhoảng 14.958,5 tấn Năm 2016 sản lượng bưởi quả nước ta đạt 497.288 tấn và trở thànhquốc gia đứng thứ 3 trên thế giới trong nhóm các nước có sản lượng bưởi cao nhất thếgiới

1.2.3 Tình hình sản xuất thanh trà ở tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Thủy Biều

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiếtdiễn ra theo chu kỳ 4 mùa Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C Số giờ nắng cả năm là 2000giờ Ở Thừa Thiên - Huê có rất nhiều giống bưởi như: Bưởi Bành, bưởi Thúng, bưởiNuốm, bưởi Tàu và bưởi thanh trà Trong đó bưởi Thanh Trà là cây ăn quả đặc sản đượctrồng trên đất phù sa bồi hàng năm ven các Sông Hương, Bồ, Ô lâu, Truồi Vùng trồngthanh trà tập trung hiện nay tại Thuỷ Biều, Phong Thu, Hương Vân quả thanh trà thơmngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao Mặc khác, thanh trà ở Thừa Thiên Huế thuhoạch trái vụ hơn so với miền Nam nên có sức cạnh tranh cao, thị trường lớn

Thanh trà là loại trái cây đặc biệt chỉ trồng được ở Huế Và ngay trên vùng đất này,cũng có một số vùng ven bờ sông Hương mới trồng thành công giống cây này nhưng chỉ

có Thủy Biều mới là vùng đất mang lại những trái thanh trà với hương vị thơm ngon đặcbiệt

Bảng 3: Diện tích trồng thanh trà ở một số vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 30

(Nguồn: Theo thống kê của Trung tâm thực nghiệm và giống cây ăn quả Thừa Thiên-Huế, 2017)

Theo thống kê của Trung tâm thực nghiệm và giống cây ăn quả Thừa Thiên-Huế, chỉtính từ năm 2000 đến nay, diện tích cây thanh trà được trồng mới trên địa bàn toàn tỉnh đãđạt trên 250 ha, nâng tổng diện tích thanh trà trên toàn tỉnh lên hơn 1200 ha tập trung ởthành phố Huế và các huyện Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang cụ thể: huyện HươngTrà có diện tích trồng thanh trà lớn nhất với 481 ha chiếm 43,37% tổng diện tích trồngthanh trà của toàn tỉnh, huyện Phong Điền có diện tích trồng thanh trà lớn thứ hai với 258

ha chiếm 23,26%, huyện Quảng Điền có diện tích trồng nhỏ nhất với 50 ha chiếm 4,51%,huyện Phú Lộc có 60 ha chiếm 5,41%, thị xã Hương Thủy có 105 ha chiếm 9,29% và ởthành phố Huế bao gồm cả phường Thủy Biều có diện tích trồng thanh trà tương đối lớnvới 157 ha chiếm 14,16%

Phường Thủy Biều là một phường ở thành phố Huế có diện tích trồng thanh trà khámạnh, phường Thủy Biều có diện tích diện tích tự nhiên là 668,54 ha diện tích canh tác là273,8 ha Trong đó diện tích cây thanh trà là 147 ha, chiếm tỉ lệ 53,7% diện tích canh táccủa phường thủy biều có 6 khu vực dân cư gồm có khu vực Lương Quán, Trung Thượng,Đông Phước1, Đông Phước 2, Long Thọ và Trường Đá Phân bố diện tích sản xuất thanhtrà trên địa bàn Phường Thủy Biều được thể hiện ở bảng 4

Bảng 4: Quy mô diện tích trồng thanh trà của các khu vực ở phường Thủy Biều

(Nguồn: HTX Nông nghiệp phường Thủy Biều)

Qua bảng 4, ta có thể thấy vùng trồng thanh trà có 4 khu vực Khu vực TrungThượng có diện tích lớn nhất với 37,70 ha chiếm 29,1% diện tích trồng thanh trà củaphường, tiếp đến là khu vực Lương Quán với 37,59 ha chiếm 29,0% Khu vực Đông

Trang 31

Phước 1 có diện tích là 35,76ha chiếm 27,61% và cuối cùng là khu vực Đông Phước 2 códiện tích trồng thanh trà là 18,47 ha tương đương với 14,26% diện tích trồng thanh trà củaphường

Diện tích trồng thanh trà trong vườn là 110,55 ha, diện tích trồng thanh trà trên đấtmàu là 36,45 ha, nâng tổng diện tích thanh trà lên 147 ha Ở Phường Thủy Biều còn mộtphần lớn diện tích đất tiềm năng để phát triển sản xuất thanh trà cần được trồng mới vàcải tạo hơn nữa về giống, kĩ thuật canh tác, chăm sóc để có thể thu được sản lượngthanh trà cao hơn trong vài năm tới Cây thanh trà là cây mang lại giá trị kinh tế cao cũngnhư là cây xóa đói giảm nghèo của phường Thủy Biều nên cần được chú ý đầu tư và quantâm nhiều hơn nữa

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH TRÀ TẠI

PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Thủy Biều nằm về phía Tây Nam của Thành Phố Huế, cách trung tâm thành phố 7

km, là một trong những phường vùng ven thành phố Huế, nằm bên bờ sông Hương.Phường Thủy Biều có địa giới hành chính giáp với các phường:

- Phía Đông giáp với phường Thuỷ Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế

- Phía Tây giáp phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà

- Phía Nam giáp với xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thủy

Trang 32

- Phía Bắc giáp phường Hương Long, thành phố Huế.

Thủy Biều có 6 khu dân cư gồm có khu vực Lương Quán, Trung Thượng, ĐôngPhước 1, Đông Phước 2, Long Thọ và Trường Đá

2.1.1.2 Điều kiện khí hậu và thời tiết

- Nhiệt độ và giờ nắng: nhiệt độ trung bình/năm từ 24 – 250C, số ngày nhiệt độ thấpdưới 150C không đều Tổng nhiệt độ năm từ 8700- 90000C, nhiệt độ tối thấp là 90C, caonhất 410C Số giờ nắng lớn hơn 1900h/năm Nói chung chế độ nhiệt Thuỷ Biều thuận lợicho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt là cây Thanh Trà

- Lượng mưa: Lượng mưa hằng năm biến động từ 2.600 – 2.800 mm, số ngày mưatrung bình từ 140 – 150 ngày/ năm Tuy nhiên, do chế độ mưa theo mùa, lượng mưa phân

bố không đồng đều giữa các tháng trong năm nên cũng gây ra bất lợi cho vây ăn quả trong

đó có cây Thanh trà Ở Thủy biều, mùa mưa chia thành 2 thời kì:

+ Mùa ít mưa: Từ tháng 1 đến tháng 8, tỷ trọng chiếm từ 25 – 25% tổng lượng mưahằng năm Do chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng và tình trạng khô hanh dẫn đếntình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp

+ Mùa mưa nhiều: Tập trung trong 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chiếmkhoảng 74 -75% so với tổng lượng mưa hằng năm

- Độ ẩm và không khí: Cũng như Thành phố Huế, độ ẩm trên địa bàn Phường ThủyBiều chia làm hai kì: Từ tháng 4 đến tháng 8 và từ tháng 8 kéo dài đến tháng 3 năm sau

Cụ thể, thời kì độ ẩm không khí thấp kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, tương ứng với thờigian có gió tây nam khô nóng, ẩm độ trung bình từ 63% – 73 %, có khi độ ẩm xuống dưới50% Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa và kéo dài cho đến tháng 3 năm sau

- Lũ lụt: Do được bao bọc con sông Hương nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của các trậnlụt, ngoại trừ những vùng cao như Trường Đá, Long Thọ còn lại đều chịu ảnh hưởng củalụt, các trận lũ lụt thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 11, thời gian nước ngâm trongvườn tuỳ theo cơn lụt, thông thường từ 1- 3 ngày Do địa hình thấp và gần sông nên khuvực Lương Quán là vùng bị ảnh hưởng lũ lụt nặng nhất Các đợt lũ đều mang phù sa vàocho các vườn, đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả nói chung,

Trang 33

cây thanh trà nói riêng Tuy nhiên lũ lụt cũng gây nên những tác hại không nhỏ đối vớinhững vườn cây đất thấp.

- Bão: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 1, nhiều nhất vào tháng 9, số cơn bãotrung bình năm là 0,87

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

2.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của phường Thủy Biều

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu,đặc biệt và không thể thay thế được, nó trực tiếptham gia vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng vừa là tư liệu lao động Đấtđai là sản phẩm tự nhiên có trước lao động, đất đai có giới hạn về diện tích nhưng khảnăng sản xuất thì vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng đất một cách hợp lý làm tăng độ phìcủa đất, tăng năng suất cây trồng

Nhìn tổng thể phường Thuỷ Biều như một bán đảo nhỏ, đẹp, địa hình thoải dần từĐông sang Tây, diện tích đất tự nhiên là 668,54 ha, có vùng đồi thấp chiếm khoảng 20%diện tích toàn phường và nằm dồn về phía Đông của phường, còn lại chủ yếu là vùngđồng bằng

Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của phường Thủy Biều năm 2017

(Nguồn: HTX Nông nghiệp phường Thủy Biều)

Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy Thủy Biều có tổng diện tích đất tự nhiên là 668,54 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2017 của phường Thủy Biều là 284,45 ha chiếm42,55% tổng diện tích đất Trong phần đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là

Trang 34

264,38 ha chiếm 39,55% đất lâm nghiệp là 15,45 ha tương đương với 2,31% diện tích đấtnuôi trồng thủy sản là 4,62 ha chiếm 0,69% tổng diện tích đất Phường Thủy Biều có diệntích đất trồng cây hằng năm khá lớn khoảng 152,51 ha tương đương với chiếm 22,81%tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 86,05 ha và đất hoa màu là 66,46 ha.Phần diện tích đất trồng cây lâu năm trong đó bao gồm cả diện tích trồng thanh trà là111,87 ha chiếm 16,73% diện tích đất tự nhiên Thủy Biều có diện tích đất phi nôngnghiệp khá lớn khoảng 384,09 ha chiếm 57,45% diện tích và nếu được quan tâm quyhoạch một cách khoa học thì vẫn có thể mở rộng thêm diện tích trồng thanh trà.

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của phường Thủy Biều

Thông qua bảng số liệu 6 được căn cứ vào những thông tin mà UBND phường PhủyBiều cung cấp thì phường Thủy Biều có tổng số 2.285 hộ dân với 11.283 nhân khẩu và cótổng số lao động là 5.344 người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 1.100người tương đương với 20,58% số lao động của phường và lao động phi nông nghiệp là4.244 người chiếm 79,42% số lao động của phường Thông qua bảng 4 ta thấy bình quânnhân khẩu trên một hộ là 4,93 người, bình quân lao động trên một hộ là 2,34 người vàbình quân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trên một hộ là 0,48 người

Bảng 6: Tình hình dân số, lao động của phường Thủy Biều năm 2017

4 Các chỉ tiêu bình quân

(Nguồn: HTX Nông nghiệp phường Thủy Biều)

Qua các số liệu trên ta có thể thấy phường Thủy Biều có số lượng người bình quântrên một hộ khá lớn gần 5 người và số lao động bình quân trên một hộ cũng nhiều nên ởđây có một lực lượng lao động khá dồi dào Thế nhưng, chủ yếu lao động ở đây là lao

Trang 35

động phi nông nghiệp Nhìn chung lao động của phường có trình độ chuyên môn chưacao, vấn đề áp dụng khoa học kĩ thuật còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công và dựa vàokinh nghiệm là chính nên hiệu quả sản xuất của các hộ chưa cao Điều này đòi hỏi trongthời gian tới chính quyền ở đây cần có thêm các chính sách, phương hướng và kế hoạch

để nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật, tay nghề cho người lao động để tạo nền tảng cho sảnxuất phát triển kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp từ đó phát triển kinh

tế của phường nói riêng và của toàn tỉnh nói chung

2.1.2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật

Trong những năm qua được sự đầu tư của nhà nước, cùng với sự cố gắng quyết tâmphấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn phường, cho đến nay, phường đãxây dựng được nhiều công trình phục vụ dân sinh như: Hệ thống đường trên 10 km đã trãithảm nhựa (đường Bùi Thị Xuân, Ngô Hà, Huyền Trân Công Chúa); toàn bộ hệ thốngđường kiệt được Thành phố hỗ trợ kinh phí cùng với nhân dân đóng góp đã xây dựnghoàn thành đường bê tông toàn phường với tổng chiều dài hơn 60 km; Hệ thống điệnchiếu sáng ở các trục đường chính trong phường như Bùi Thị Xuân, đường Ngô Hà,Huyền Trân Công Chúa đảm bảo 100%; Ngoài ra, tại các trục đường kiệt ở các khu vựcnhân dân đã đóng góp kinh phí lắp đặt điện chiếu sáng; Trên địa bàn phường có 7 trạmbiến áp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; Số hộ dùng điện ánh sángđạt 100%; Số hộ dùng nước sạch đạt 100% (97,8% dùng nước máy); 98% người dân cóphương tiện nghe, nhìn (40% hộ gia đình có dùng máy vi tính trong đó hơn 10% hộ dân

có nối mạng internet)

Hiện nay trên địa bàn phường có 01 trường Mầm non; 01 trường Tiểu học; 01trường Trung học cở sở; Cơ sở vật chất của các trường hàng năm đều được nâng cấp sửachữa, đầu tư xây mới đạt chuẩn quốc gia chất lượng giảng dạy; việc dạy và học của cáctrường ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực; trường Tiểu học có 100% số học sinhhọc 2 buổi ngày; Trường THSC có 25% số học sinh học 2 buổi/ngày, và phấn đấu đếnnăm 2015 phấn đấu 100% học 2 buổi/ngày; Phường có 1 trạm y tế vừa mới được đầu tưxây dựng mới tổng mức đầu tư 1,5 tỷ đồng Trạm y tế phường đã được công nhận đơn vị

Trang 36

đạt chuẩn Quốc gia nhiều năm liền; Phường có 2 chợ có 145 chị em tiểu thương tham giabuôn bán kinh doanh, có 01 sân vận động, 02 trạm bưu điện (trong đó có 01 trạm bưuđiện Tỉnh và 01 bưu điện văn hoá); số hộ dùng điện thoại nhà riêng chiếm gần 95% tổng

số hộ

Những năm vừa qua, phường Thủy Biều cũng rất chú trọng đến việc thực hiện quychế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân với phương châm “Dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra” Nhiều công trình được xây dựng từ phương châm "Nhà nước vànhân dân cùng làm" Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đượcđẩy mạnh

2.1.3 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của phường Thủy Biều

Thông qua các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương, ta

có thể thấy được các mặt thuận lợi và khó khăn của phường Thủy Biều như sau:

2.1.3.1 Mặt thuận lợi:

- Phường Thuỷ Biều có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố Huế, cótrục lộ chính nối liền 2 nơi Đây là một điều kiên tốt để phát triển sản xuất, lưu thông vàphân phối sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, mở ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Thuỷ Biều có khí hậu đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa, tổng số giờ nắng lớn, có nềnnhiệt độ cao và lượng mưa tương đối dồi dào kết hợp với có diện tích đất phù sa lớn vàhằng năm còn được sông Hương bồi đắp thêm rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng vàphát triển tốt

- Thủy Biều có lịch sử phát triển cây ăn quả rất lâu năm và có số hộ sản xuất cây ănquả lớn Người dân có kinh nghiệm và có thể học hỏi kỹ thuật sản xuất các loại Thanh trà

có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho thị trường

- Lao động của phường cần cù chịu khó và rất có ý thức trong việc áp dụng cácthành tựa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi

- Phường có khả năng mở rộng diện tích đất canh tác trên phần đất chưa sử dụnghoặc quy hoạch lại vùng sản xuất lớn

Trang 37

- Thủy Biều có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để pháttriển hình thức kết hợp sản xuất cây ăn quả với du lịch sinh thái.

- Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi của phường tương đối hoàn thiện, đápứng nhu cầu sản xuất cũng như đời sống của người dân và ngày càng được quan tâm đầu

- Đất xây dựng cơ bản ngày càng lấn sâu vào đất nông nhiệp Mặt khác, hệ thốngthuỷ lợi chưa đảm bảo cho vườn cây ăn quả Do vậy mà sự phát triển của cây ăn quả vàcây thanh trà chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng

- Người dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sản xuất còn mangtính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ, manh mún, đây là nguyên nhân gây trở ngại cho phát triển sảnxuất hàng hóa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất

2.2 Tình hình sản xuất thanh trà ở phường Thủy Biều

Thủy Biều nằm dọc bên bờ sông Hương có những điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng

và thời tiết thuận lợi rất phù hợp cho việc phát triển trồng cây Thanh Trà Thanh trà là mộttrong những loại cây trồng lâu năm tại địa phương và phát triển qua nhiều thế hệ Nhữngnăm trước đây cây thanh trà được trồng chủ yếu trong vườn nhà, các hộ dân trồng ít chủyếu phục vụ nhu cầu của gia đình, nhưng sau dần được trồng nhiều hơn Hiện nay thanhtrà Thủy Biều được trồng trọng điểm ở 4 khu vực là Trung Thượng, Lương Quán, ĐôngPhước 1 và Đông Phước 2, trong đó Trung Thượng là khu vực có diện tích trồng thanh trà

Trang 38

lớn nhất hiện nay với 37,70 ha, tiếp theo là khu vực Lương Quán với 37,59 ha kế đến làĐông Phước 1 với 35,76 ha và cuối cùng là khu vực Đông Phước 2 với 18,47 ha.

Theo số liệu của HTX nông nghiệp Thủy Biều từ năm 2015 đến năm 2017 thì diệntích thanh trà cho thu hoạch không đổi với diện tích là 140 ha Sản lượng thanh trà thuhoạch của Thủy Biều năm 2015 là 756 tấn, nhưng vào năm 2016 thì sản lượng thanh tràcòn 633 tấn giảm 123 tấn tương đương với giảm 16,27% so với năm 2015 nguyên nhân là

do năm 2016 điều kiện thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và phường Thủy Biềunói riêng có nhiều biến đổi thất thường, các tháng đầu năm thì khu vực này chịu ảnhhưởng của các đợt rét đậm kéo dài trong nhiều ngày trong quá trình phân hóa mầm hoanên đã ảnh hưởng xấu đến kết quả đậu trái của cây thanh trà kết hợp với yếu tố nắng nóngkéo dài ở Thừa Thiên Huế vào giai đoạn phát triển quả của cây thanh trà đã làm cho sảnlượng thanh trà năm 2016 giảm hơn so với năm 2015 Nhưng sang năm 2017 thì thời tiếtthuận lợi hơn ít ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa đậu trái và phát triển quả của cây thanhtrà nên sản lượng tăng hơn so với các năm trước đó, cụ thể năm 2017 sản lượng thanh tràđạt 800 tấn tăng 167 tấn tương đương với tăng 26,38% so với năm 2016 Khi diện tích thuhoạch không đổi qua các năm mà sản lượng thì thay đổi nên năng suất giữa các năm cũngthay đổi theo sản lượng, cụ thể năng suất thanh trà thu hoạch năm 2016 là 4,52 tấn/hagiảm 16,29% so với năm 2015 và năng suất của năm 2017 là 5,71 tấn/ha tăng 26,33% sovới năm 2016

Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh trà của phường Thủy Biều qua 3

năm 2015-2017.

So sánh 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%)

Năng suất Tấn/ha 5,40 4,52 5,71 -0,88 -16,29 +1,19 26,33

Trang 39

(Nguồn: HTX Nông nghiệp Thủy Biều)

Qua các số liệu phân tích ở trên ta có thể nhận thấy việc sản xuất thanh trà ở ThủyBiều vẫn chưa thực sự ổn định còn bị ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết,vẫn chưa có khả năng cũng như các biện pháp kĩ thuật để có thể hạn chế triệt để sự tácđộng của thời tiết dẫn đến ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất và thu nhập của người dântrồng thanh trà

2.3 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà của hộ điều tra

2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

2.3.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Ngoài yếu tố vật chất đóng vai trò là nguyên vật liệu cho nhân tố đầu vào thì cầnphải có sự tác động của con người

Qua việc tổng hợp số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 8 ta có thể thấy, tổng số hộđược điều tra là 60 hộ có tổng 306 nhân khẩu, bình quân trên mỗi hộ có 5,10 nhân khẩunhư vậy ta có thể thấy nhân khẩu bình quân trên một hộ là khá cao nhưng số lao động thìkhông được cao, có tổng số 127 lao động và bình quân khoảng 2,12 người lao động trongmột hộ

Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Lao động là một trong các yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ gia đình Từ các số liệu tổnghợp được ở bảng 8 ta thấy lực lượng lao động ở đây khá thấp nên khi vào mùa vụ thì các

hộ tận dụng nguồn lao động ở mọi lứa tuổi trong gia đình và phải thuê thêm lao động

Trang 40

ngoài để phục vụ cho các khâu cần nhiều lực lượng lao động nhỏ làm cỏ, bón phân, tỉacành, thu hoạch.

Trong quá trình đi thực tế tại địa phương tôi thấy rằng lao động ở đây chủ yếu là laođộng thủ công, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu nên năng suất lao động chưa cao,điều này đòi hỏi địa phương cần phải có kế hoạch nhằm bổ sung nâng cao trình độ kĩthuật cho người dân nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống

2.3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, đóng vai trò rất quan trọng Đất đai vừa là tư liệulao động vừa là đối tượng lao động Đặc biệt đối với loại cây trồng kén đất khó tính nhưcây thanh trà thì đất đai càng có ý nghĩa quan trọng hơn Hằng năm đất đai ở đây được bồiđắp một lượng phù sa khá lớn từ sông Hương nên đất ở đây khá màu mỡ thích hợp với sựsinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nói chung và cây thanh trà nói riêng

Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Từ bảng 9 ta có thể thấy, bình quân mỗi hộ có 4,91 sào Diện tích đất trồng cây lâunăm chiếm phần nhiều nhất với 2,99 sào tương đương với 60,90% diện tích của hộ, trong

đó phần lớn là diện tích trồng thanh trà với 2,47 sào và một phần nhỏ khoảng 0,5 sào chocác cây trồng lâu năm khác như bưởi, vú sữa, nhãn diện tích đất trồng cây hằng năm nhưlúa, hoa màu và gừng chiếm thứ hai với 1,28 sào chiếm 26,07% tổng diện tích Phần diệntích còn lại là đất vườn, nhà ở và ao hồ chiếm diện tích khá nhỏ: đất vườn và nhà ởkhoảng 0,63 sào chiếm 12,83% và đất ao hồ khoảng 0,03 sào chiếm khoảng 0,61%

Ngày đăng: 30/05/2018, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. UBND phường Thủy Biều, HTX. Thủy Biều (2017), Những hoạt động của HTX đối với quá trình xây dựng thương hiệu “Thanh trà Huế”, Thừa Thiên Huế.8. Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh trà Huế
Tác giả: UBND phường Thủy Biều, HTX. Thủy Biều
Năm: 2017
1. TS. Nguyễn Lê Hiệp (2016), Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Huế Khác
2. PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (2013), Phát triển sản xuất cam hàng hóa ở huyện miền núi Nam Đông- tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Đại học Kinh tế Huế Khác
3. Cái Thị Thanh Lâm (2016), Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất thanh trà ở phường Thủy Biều- thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Huế Khác
4. TS. Lê Nữ Minh Phương (2015), giáo trình lập và phân tích dự án, Đại học Kinh tế Huế Khác
5. Thân Thị Thúy (2010), Nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã Thủy Biều-Thành phố Huế, khóa luận tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế Khác
6. Th.s Phạm Thị Thanh Xuân (2011), bài giảng hệ thống nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w