1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh miếu chi nhánh ngân hàng nôn

92 193 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Tại Việt Nam dịch vụ này cũng mới pháttriển một vài năm gần đây, khi mà các ngân hàng nắm bắt được một thực tế làkhông phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới

và hiện nay đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là ở các nước đang có tiềm lực vềkinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động Tại Việt Nam dịch vụ này cũng mới pháttriển một vài năm gần đây, khi mà các ngân hàng nắm bắt được một thực tế làkhông phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu muasắm của mình, do đó các ngân hàng đã đẩy mạnh việc phát triển hoạt động cho vaytiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình được thỏa mãn các nhu cầumua sắm trước khi có khả năng thanh toán

Cho vay tiêu dùng không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà cònmang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động ngàymột tốt hơn; đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ quan,doanh nghiệp, nơi họ làm việc; từ đó có thể tăng năng lực lao động và khả năngcống hiến cho xã hội Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hoá trong hoạt độngcủa ngân hàng thương mại, và với sự cạnh tranh gay gắt trong việc giải quyết đầu

ra cho nguồn vốn của các ngân hàng thì hoạt động cho vay tiêu dùng được cácngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ nhằm hướng đến một thị trường mới mẻ đầytiềm năng mà trước đây chưa được khai thác

Đứng trước thị trường có tiềm năng sinh lợi nhưng cũng đầy cạnh tranh đó,Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu đã nhanhchóng tham gia và phát triển một số sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất chovay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô tô, chovay cán bộ công nhân viên chức không có tài sản đảm bảo,… Trải qua một quátrình triển khai và rút kinh nghiệm, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Thanh Miếu đã thu được những kết quả khá khả quan Tuy nhiên,hoạt động này vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hoạt động kinh doanhcủa Chi nhánh (khoảng 20% tổng dư nợ) và vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:quy mô cho vay tiêu dùng còn nhỏ (chủ yếu tập trung vào cho vay xây dựng, sửachữa và mua nhà ở; cho vay mua ô tô, cho vay cán bộ công viên chức có tài sản

Trang 2

đảm bảo), quy trình cho vay vẫn còn phức tạp, rườm rà, việc áp dụng khoa học kỹthuật vào cho vay còn chưa phát triển, Do đó việc đẩy mạnh hoạt động cho vaytiêu dùng phát triển một cách an toàn và hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu trởthành một trong những Chi nhánh Ngân hàng có uy tín trong việc cung ứng sảnphẩm cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của Chi nhánh trong thời gian tới.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã lựa chọn đề tài khóa luận tốtnghiệp của mình là:

“Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đó đề xuấtmột số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tạiChi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Thanh Miếu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Thanh Miếu

Trang 3

- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu trong 3 năm2009-2011.

- Phạm vi về nội dung: Khóa luận nghiên cứu về thực trạng hoạt động chovay tiêu dùng

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: là phương pháp sưu tầm những tài liệu, sốliệu đã được công bố tại cơ sở nghiên cứu như báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh Thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động chovay tiêu dùng của Chi nhánh thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến

- Phương pháp xử lý số liệu: là phương pháp chủ yếu dựa vào các kiến thức

đã học và sự hỗ trợ của các phần mềm excel để tổng hợp, tính toán các con số tuyệtđối, số tương đối và số bình quân của các chỉ tiêu cần phân tích

- Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp

+ Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằngcách so sánh các số tuyệt đối, tương đối của các chỉ tiêu của năm sau so với nămtrước để từ đó có thể thấy được sự biến động về cơ cấu và theo thời gian của cácchỉ tiêu phân tích

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp nghiên cứu liên kết từngmặt, từng bộ phận thông tin từ các số liệu đã thu thập và xử lý để đưa ra được cáckết quả chính xác nhất về vấn đề cần nghiên cứu

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của

Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chinhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Trang 4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế Trong các nước phát triểnhầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một NHTMnhất định nào đó NHTM được coi như là một định chế tài chính quen thuộc trongđời sống kinh tế Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của ngânhàng càng gắn bó mật thiết hơn với nền kinh tế và đời sống con người Mọi côngdân đều chịu tác động từ các hoạt động của ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửitiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp cóvay vốn và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng

Theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 tại Việt Nam (Luật số:

47/2010/QH12) thì ta có khái niệm về NHTM như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

1.1.2 Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Chức năng

Một là, Chức năng trung gian tín dụng

Được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM Khi thực hiện chức năngtrung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người

có nhu cầu vay vốn Với chức năng này, NHTM đóng vai trò là người đi vay, vừađóng vai trò là người cho vay, và được hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữalãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, từ đó góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bêntham gia

Trang 5

Hai là, Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiềngửi của họ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc là nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Tùy theonhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ

đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ

nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiếtkiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năngnày đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khối lượng lưu thông tiền mặt, tiết kiệmchi phí, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán,tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế

Ba là, Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Quá trình tạo tiền của NHTM bắt nguồn từ quá trình phát triển hoạt động tíndụng gắn liền với việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng Qua việc thực hiện haichức năng trên ngân hàng đã thu hút được một lượng khách hàng và số lượng tiềngửi khá lớn tại ngân hàng, bằng cách dùng tiền gửi của người này để cho ngườikhác vay và người này lại tạo nên tiền gửi của người khác nằm trong cùng hệthống ngân hàng Từ quá trình đó NHTM đã tạo được khối lượng tiền gửi tăng lênnhiều lần từ số tiền gửi đầu tiên Khối lượng tiền gửi đó luôn sẵn sàng cung ứngcho nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội

1.1.2.2 Vai trò

Một là, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế,muốn sản xuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm nguyên liệu sảnxuất, phương tiện để sản xuất kinh doanh Mà nhu cầu về vốn của các doanhnghiệp, cá nhân lại luôn luôn lớn hơn vốn tự có do đó họ phải tìm đến các nguồnvốn từ bên ngoài Mặt khác trong nền kinh tế lại có một lượng vốn nhàn rỗi tạmthời do quá trình tích lũy, tiết kiệm của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác.Khi đó NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và

Trang 6

sử dụng nguồn vốn huy động được để cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt độngtín dụng NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Hai là, NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường

Hoạt động của các doanh nghiệp luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các quyluật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và sảnxuất, và trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường về mọiphương diện Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, doanh nghiệpkhông những cần phải nâng cao chất lượng lao động mà còn phải không ngừng cảitiến máy móc, thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụng nguyênvật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt động nàyđòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanhnghiệp Do đó để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp đến ngân hàng để xin vayvốn nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông qua việc cấp tín dụng chodoanh nghiệp, ngân hàng trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường

Ba là, NHTM là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ để nhà nướcđiều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàngtrong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưuthông Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, NHTM đã thực hiện việc dẫndắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng mộtcách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô Cùng với các cơ quankhác, ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước điềuchỉnh sự phát triển của nền kinh tế

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên hoặc một sốcác nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản Trong đó:

- Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức

tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ

Trang 7

tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc cóhoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

- Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền

hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằngnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

+ Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kếtgiao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

+ Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên muahàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc cáckhoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợpđồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

+ Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết vớibên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đãcam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện

thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các hoạt động thanh toán khác chokhách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

1.2 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động rất quan trọng đối với các NHTM, nó tạo rahình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểmnguồn vốn đã hình thành từ nghiệp vụ huy động vốn, điều tiết vốn từ nơi thừa đếnnơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh Đối với ngân hàng đây là hoạtđộng quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu

Trang 8

1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay

1.2.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: Là khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được

sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cácdoanh nghiệp

- Cho vay trung hạn: Là khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng Tíndụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặcđổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án mới có quy mônhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Cho vay dài hạn: Là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng Loại tín dụng nàythường được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, cácthiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

1.2.2.3 Căn cứ vào tiêu chí đảm bảo khả năng hoàn trả

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàngvay vốn để quyết định cho vay

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiềnvay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

1.2.2.4 Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể

- Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể

- Cho vay gián tiếp: người đi vay là một chủ thể, người trả nợ là một chủ thể

1.2.2.5 Căn cứ vào phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực tiện thủtục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

Trang 9

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng xác định và thỏathuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (thường

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết đảm bảo sẵnsàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàngchấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tíndụng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng chấp thuậncho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, đượcthỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng

1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống Ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp phát cho cá nhân, hộ gia đình để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng như: nhu cầu mua sắm nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, chi phíhọc hành, giải trí,…

Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cho vay tiêu dùng, có ngườicho rằng: “Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùngnhằm tài trợ cho chính nhu cầu tiêu dùng của họ” Có người lại nói: “Cho vay tiêudùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân ngườitiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắcngười đi vay sẽ hoàn trả cả gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai”,

Trang 10

Nhưng nhìn chung có thể định nghĩa: “Cho vay tiêu dùng (CVTD) là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá nhân, hộ gia đình) quyền

sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả,…) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hóa và dịch vụ trước khi họ

có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn khi

mà chưa có khả năng thanh toán ở hiện tại ”

1.3.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Ngoài những đặc trưng chung của tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượndựa trên cơ sở niềm tin, là quan hệ vay mượn có thời hạn và có hoàn trả, tiền vayđược cấp dựa trên cơ sở hoàn trả vô điều kiện, CVTD có những đặc điểm riêngnhư sau:

- Khách hàng vay: Là các cá nhân và hộ gia đình Thu nhập và tiêu dùng có

mối quan hệ thuận chiều với nhau nên những người có thu nhập cao thường có xuhướng vay tiền nhiều hơn những người có thu nhập thấp, và thường có nhu cầu vaynhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình

- Mục đích vay: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải mục đích

kinh doanh Các nhu cầu đó có thể liệt kê như: mua nhà, xây dựng nhà cửa, muasắm vật dụng gia đình, chữa bệnh, đi học,…

- Nguồn trả nợ: Việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người tiêu

dùng thường không đem lại thu nhập Do vậy, nguồn trả nợ thường được lấy từlương hoặc thu nhập từ các hoạt động khác Việc sử dụng vốn vay của ngân hàng

sẽ tạo cho người vay một tâm lý tích lũy, tăng động lực làm việc của khách hàng

- Quy mô khoản vay: Ngoại trừ khoản vay bất động sản, hầu hết các khoản

vay tiêu dùng đều có giá trị nhỏ Tuy nhiên đối tượng của tín dụng tiêu dùng là mọitầng lớp dân cư trong xã hội nên số lượng các khoản vay lại lớn Khi khách hàng địnhmua bất cứ vật dụng gì, họ đều đã có một khoản tích lũy từ trước bởi vì ngân hàngkhông bao giờ cho vay 100% nhu cầu vốn Vì thế, nhu cầu vốn của người tiêu dùngthường không quá lớn đối với ngân hàng ngay cả khi vay để mua nhà, xây nhà,…

Trang 11

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế:

Đối với người tiêu dùng, nhờ vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện ích trước khitích luỹ đủ tiền Chính vì vậy khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập củangười dân cũng tăng lên, họ cảm thấy lạc quan về tương lai, do đó họ có nhu cầumua sắm nhiều, vì vậy nhu cầu về vay tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh Ngượclại khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân có xu hướng giảm, do giá cảtăng cao nên người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu, do đó nhu cầuvay tiêu dùng giảm

- CVTD là khoản mục có rủi ro cao nhất do: Nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập

của người đi vay, mà tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình có thể thayđổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc hay sức khỏe của họ nên họ không

dễ dàng vượt qua khó khăn về tài chính so với một hãng kinh doanh

- Chi phí quản lý khoản vay tiêu dùng lớn: Các ngân hàng thường mất nhiều

thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin cá nhân, hộ gia đình trướckhi phát tiền vay Trong khi đó, số lượng các khoản cho CVTD lại lớn khiến chiphí để quản lý các khoản tín dụng này của ngân hàng là rất lớn, không những vậyngân hàng còn phải chịu những chi phí khác như chi phí quản lý khoản vay, theodõi với khách hàng thường xuyên

1.3.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng

1.3.3.1 Đối với người tiêu dùng

Nhờ CVTD khách hàng được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền vàđặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi các nhân có cácchi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế Tuy vậy, nếulạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó có thể làm cho người đivay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêutrong tương lai, còn rất nghiêm trọng hơn nếu mất khả năng chi trả thì người này

có thể gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống

1.3.3.2 Đối với người sản xuất

Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là giá trị tăng thêm của tài sản, do đó dùbằng cách nào hay cách khác thì họ đều mong muốn tiêu thụ được càng nhiều hàng

Trang 12

hóa càng tốt Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với một thực tế là không phải lúcnào khách hàng cũng có tiền để thanh toán ngay mà có thể trong vài tuần, vài thángsau khi họ đã nhận được thu nhập hoặc sau khi đã tích luỹ đủ Mục tiêu tăng lợinhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ sảnxuất cùng loại hàng hoá trên thị trường, các nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng hoá trảgóp, thậm chí bán chịu trong một thời gian.

1.3.3.3 Đối với Ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng, ngoài hai nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao,

CVTD có những lợi ích quan trọng như:

Thứ nhất, CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân

hàng và các TCTD khác, thu hút được các đối tượng khách hàng mới, từ đó mà mởrộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạnghoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD, số lượng khách hàng đến vớingân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơntrong mắt khách hàng

Thứ hai, CVTD cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ

biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồntiền gửi của dân cư

Thứ ba, CVTD tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh từ đó mà

nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

1.3.3.4 Đối với nền kinh tế xã hội

Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay giántiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại.Việc ngân hàng thực hiện CVTD không chỉ làm thoả mãn những nhu cầu thiết yếunâng cao chất lượng của người tiêu dùng, mà việc cho vay này còn thúc đẩy sảnxuất, tạo ra công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinhdoanh, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế

Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho người tiêu dùng, các NHTM đã gópphần trong việc kích cầu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sứccạnh tranh của hàng hóa trong nước từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt được các

Trang 13

mục tiêu xã hội như xoá đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thunhập, giảm tệ nạn xã hội, cải thiện nâng cao mức sống cho người dân.

1.3.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng

Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà các NHTM có thể phân chia CVTD thànhcác hình thức khác nhau Dưới đây là 3 tiêu chí các NHTM thường sử dụng đểphân loại các loại hình CVTD

1.3.4.1 Theo mục đích vay

a Cho vay tiêu dùng cư trú:

CVTD cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xâydựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình Các khoản vaynày thường có khối lượng lớn, thời gian dài

b Cho vay tiêu dùng phi cư trú:

CVTD phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phímua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch,… Cáckhoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn nên mức độ rủi ro màcác ngân hàng gặp phải không cao bằng khoản CVTD cư trú

1.3.4.2 Theo phương thức hoàn trả

a CVTD trả góp (Installment Consumer Loan)

Là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) chongân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phươngthức này được áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kìcủa người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay Đây là hìnhthức cho vay chủ yếu của các NHTM, loại hình này giúp cho khách hàng vaykhông bị áp lực trả nợ vào cuối kỳ cao

Đối với loại CVTD này, các NHTM thường quan tâm đến một số vấn đềmang tính nguyên tắc sau:

- Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài

sản hình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dàitrong tương lai Do đó, ngân hàng nên tài trợ cho những tài sản có thời hạn sửdụng lâu bền

Trang 14

- Số tiền phải trả trước: khi mua tài sản ngân hàng thường yêu cầu khách

hàng phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngânhàng Số tiền trả trước ít hay nhiều phụ thuộc vào loại tài sản thị trường tiêu thụ

về tài sản đó ngay sau khi sử dụng

- Năng lực tài chính của người đi vay: là yếu tố quyết định khả năng trả nợ

của khách hàng do vậy với những khách hàng có năng lực tài chính tốt thì số tiềntrả trước có thể thấp hơn so với những khách hàng có năng lực tài chính kém hơn

- Chi phí tài trợ: đây là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho

việc sử dụng vốn Chi phí tài trợ bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan.Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro,đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng

- Điều khoản thanh toán: số tiền thanh toán mỗi kỳ giá trị của tài sản tài

trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ còn lại, kỳ hạn phải thuận lợi cho việc trả

nợ của khách hàng, thời hạn tài trợ không quá dài Số tiền khách hàng thanh toáncho ngân hàng phải phù hợp với khả năng về thu nhập, hài hòa với các nhu cầu chitiêu khác của khách hàng

b CVTD phi trả góp (Noninstallment Consumer Loan)

Tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn.Thường thì khoản CVTD phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trịnhỏ, thời hạn vay không dài (thường dưới 1 năm), đối tượng khách hàng thu nhậpkhá cao

c CVTD tuần hoàn (Revoling Consumer Credit)

Là khoản vay mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một mức tín dụng đượcduy trì trong một khoảng thời gian nhất định, khách hàng có quyền vay và trảnhiều lần mà không vượt quá hạn mức tín dụng của mình Loại vay này thườngđược áp dụng cho vay thấu chi, thẻ tín dụng Loại vay tuần hoàn dễ áp dụng, thuậntiện cho khách hàng trong việc chủ động sử dụng nguồn tiền linh hoạt, thôngthường đây là những khoản vay nhỏ, khách hàng có nguồn tiền vào - ra thườngxuyên

Trang 15

1.3.4.3 Theo nguồn gốc khoản nợ

a CVTD gián tiếp

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ từ các doanhnghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và thu lại từ khách hàng.Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làmcác dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng

b Cho vay trực tiếp

Ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành đàm phán, kýkết hợp đồng tín dụng, khách hàng sẽ nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyểnvào tài khoản của các doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các chủ

↓ Xét duyệt cho vay

↓ Giải ngân

↓ Kiểm tra, giám sát khoản vay

↓ Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

↓ Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSĐB

Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay tiêu dùng

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

- CBTD tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngânhàng và tìm hiểu các thông tin liên quan như: hộ khẩu thường trú, thu nhập, tài sảnđảm bảo,…

- Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

Trang 16

Thẩm định về tư cách khách hàng; mục đích sử dụng tiền vay; phương án trảnợ; tài sản đảm bảo,…

Bước 3: Xét duyệt cho vay

CBTD trình hồ sơ tín dụng cho ban tín dụng xét duyệt bao gồm:

+ Nếu dồng ý cho vay thì ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợpđồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằngtài sản)

+ Nếu không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho kháchhàng biết

Bước 4: Giải ngân

Nếu khoản vay được chấp thuận, bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ sang cho bộphận kế toán để thực hiện hạch toán Sau khi có quyết định cho vay của Ban lãnhđạo thì CBTD sẽ tiến hành giải ngân khoản vay

Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay

Kiểm tra, giám sát các khoản vay là quá trình thực hiện các công việc sau khicho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích và cóhiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn Cuối mỗi tháng, kế toán cho vay tiếnhành sao kê các khoản vay vốn đã quá hạn, sắp xếp đến hạn, báo cáo giám đốc đểchỉ đạo điều hành

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình tàichính, hoạt động của khách hàng, theo dõi thu nợ gốc, lãi, và các khoản phí phátsinh, đồng thời chịu trách nhiệm việc đánh giá và kiểm kê TSĐB

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSĐB

Trang 17

Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD sẽ phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếukiểm tra về tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng Khi bên vay trả hết nợ gốc

và lãi thì CBTD sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSĐB

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng

1.4.1.1 Nguồn lực tài chính

- Vốn tự có: là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và thuộc quyền sởhữu của ngân hàng Vốn tự có thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng song nó có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô hoạtđộng của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng thêm lòng tin của người gửi tiềnđối với ngân hàng Trong hoạt động CVTD cũng vậy, nguồn vốn của ngân hàng làmột yếu tố vô cùng quan trọng để mở rộng và phát triển hoạt động này Nếu mộtngân hàng có vốn lớn thì càng có cơ hội đầu tư nhiều cho hoạt động CVTD

- Khả năng huy động vốn: khâu này cũng không kém phần quan trọng vì vốncấp cho khách hàng chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động Nguồn huy động càng lớn

và đa dạng thì không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển mà còn cáchoạt động khác cũng phát triển theo như: cho thuê, bảo lãnh, đầu tư chứng khoán,

1.4.1.2 Định hướng phát triển

Định hướng phát triển của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để hoạt độngCVTD được phát triển Nếu trong chiến lược phát triển của ngân hàng không quantâm tới lĩnh vực CVTD thì dù nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có lớn tới đâucũng sẽ không được quan tâm và do đó cũng không thể triển khai được Ngược lại,nếu ngân hàng muốn phát triển hoạt động CVTD thì dù người tiêu dùng có nhu cầuvay hay không các ngân hàng sẽ vẫn có kế hoạch cụ thể để kích thích nhu cầu vàthu hút những khách hàng đó đến với mình Khi đó cung và cầu về CVTD sẽ có sựtương thích và hoạt động CVTD sẽ có cơ hội phát triển

1.4.1.3 Chính sách tín dụng

Trang 18

Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, định hướng,quy định, chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị đưa ra nhằm mụcđích sử dụng nguồn vốn tài trợ cho sự phát triển của nền kinh tế một cách hiệu quả.Chính sách tín dụng bao gồm các khoản mục như: hạn mức tín dụng, các sảnphẩm tín dụng của ngân hàng, các quy định về tài sản bảo đảm, kỳ hạn của cáckhoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay,…CácCBTD thông qua chính sách tín dụng sẽ lựa chọn hướng đi và làm khung thamchiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét nhu cầu vay vốn của khách hàng, từ đóđưa ra các quyết định về việc cấp tín dụng Do vậy một chính sách tín dụng đúngđắn và hợp lý sẽ giúp mỗi ngân hàng có được sự khác biệt vào tạo ra ưu thế cạnhtranh, từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu và làm hài lòng ngay cả những khách hàng khótính nhất.

1.4.1.4 Chất lượng, trình độ cán bộ tín dụng

Yếu tố về chất lượng trình độ CBTD có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độngtín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng tại các NHTM Trong bất cứ lĩnhvực hoạt động nào nhân tố con người cũng luôn đóng vai trò then chốt Đặc biệttrong lĩnh vực ngân hàng thì nhân tố con người luôn được đặt lên hàng đầu Sựcạnh tranh giữa các ngân hàng không phải chỉ ở lãi suất, ở các chương trìnhkhuyến mại hay danh mục sản phẩm dịch vụ mà là ở phong cách phục vụ kháchhàng của các cán bộ nhân viên ngân hàng Đạo đức của CBTD cũng được xếp vào

vị trí hàng đầu trong những nhân tố chủ quan tác động tới hoạt động CVTD Tuynhiên để đánh giá một cách toàn diện CBTD thì chỉ riêng đạo đức nghề nghiệp thôi

là chưa đủ mà chúng ta còn phải xem xét về trình độ chuyên môn, kinh nghiệmlàm việc và khả năng đưa ra biện pháp xử lý những tình huống bất ngờ cũng là hếtsức cần thiết Một CBTD năng động luôn hòa đồng với mọi người, có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình và luôn có tráchnhiệm trong công việc cộng thêm đạo đức nghề nghiệp chắc chắn sẽ tạo cho kháchhàng sự tin tưởng trong giao dịch và lưu lại trong lòng họ một ấn tượng tốt đẹp,qua đó còn quảng bá được hình ảnh của ngân hàng

1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Trang 19

Khách hàng là đối tượng trung tâm của hoạt động ngân hàng Khách hàng vừa

là người cung ứng đầu vào và cũng là người tiêu dùng các sản phẩm đầu ra củangân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực CVTD Một số yếu tố từ khách hàng có khảnăng ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của các ngân hàng:

- Nhu cầu của khách hàng: các sản phẩm CVTD của ngân hàng là các sản

phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ nhu cầu thiết yếu đếnnhu cầu cao cấp Do vậy nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định các hìnhthức CVTD của ngân hàng Ngân hàng cần phải phát hiện một cách nhanh nhấtnhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách kịp thời, vì người đi đầu thường sẽ

có ưu thế trong việc thu hút khách hàng Nếu việc phát hiện các nhu cầu chậm sẽkhiến các ngân hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

- Đạo đức của khách hàng: đây là một nhân tố rất quan trọng, nó được đánh

giá dựa vào thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng có chính xác hay không,mục đích sử dụng vốn vay có hợp lý hay không và ý thức trả nợ của khách hàng cócao hay không? Điều này có vai trò xác định được khả năng trả nợ của khách hàng.Bởi vì, khi khách hàng sử dụng khoản vay không hợp lý thì khả năng tài chính củakhách hàng sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm, do đó dù họ có muốn thì cũng không

có đủ khả năng trả nợ vay cho ngân hàng

- Khả năng tài chính của khách hàng: đây là yếu tố quyết định đến khả năng

trả nợ tiền vay cho ngân hàng Một khách hàng có khả năng tài chính cao, lànhmạnh sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng bởi đó là một khoản vay có hiệu quả, cókhả năng thu hồi nợ cao Vì vậy mà trong hoạt động CVTD ngân hàng luôn quantâm đến khả năng tài chính của khách hàng như: mức thu nhập, sự ổn định của thunhập, thu nhập không thường xuyên, các khoản trợ cấp,…

- Tài sản bảo đảm: cơ sở để phòng ngừa rủi ro tín dụng chính là TSBĐ Nếu

khoản vay tiêu dùng nào mà khách hàng có TSBĐ thì càng an toàn cho ngân hàng

Vì nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì ngân hàng có thể phát mạiTSBĐ để thu hồi một phần hay toàn bộ nợ của chính khách hàng đó Vậy nên ởViệt Nam hiện nay, hầu hết các ngân hàng khi tiến hành cấp tín dụng tiêu dùng chocác khách hàng đều yêu cầu khách hàng phải có TSBĐ

Trang 20

1. 4.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của Ngân hàng

1.4.3.1 Môi trường Chính trị - Pháp Luật

Hoạt động tín dụng ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các văn bản quyphạm Pháp luật do NHNN ban hành Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việcthực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nênnhững rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng có hành vilừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái, ảnh hưởng đến chấtlượng cho vay Mặt khác đây cũng là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạnđầu tư, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay

1.4.3.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động CVTDcủa các ngân hàng Sự tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động CVTD đượcthể hiện dưới các yếu tố sau:

- Tốc độ tăng trưởng: Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì việc huy động

vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn Hơn nữa, mức sống củangười dân tăng lên và nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng tăng lên, tạo điều kiện chohoạt động CVTD của các NHTM có môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ.Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản xuất trì trệ, việc làm của ngườikao động cũng giảm đi, lúc đó người dân còn phải vất vả kiếm việc nhằm có đủmiếng cơm manh áo, do vậy họ không có đủ điều kiện để nghĩ tới các nhu cầu tiêudùng khác ngoài các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, từ đó nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm

và dẫn tới hoạt động CVTD tại các ngân hàng cũng giảm theo

- Lạm phát: khi lạm phát tăng khiến cho sức mua của đồng tiền giảm mạnh,

thu nhập thực tế của người dân cũng giảm, lúc này người dân có xu hướng đầu tưvào tài sản hoặc ngoại tệ mạnh nên nhu cầu tiêu dùng giảm Do vậy, việc huy độngcũng như cho vay của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn, hoạt động CVTD sẽ suygiảm mạnh

1.4.3.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Trang 21

- Thái độ, thói quen tiêu dùng: Ở Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm

để tiêu dùng trong tương lai, các nhu cầu chỉ được thỏa mãn khi đã tích lũy đủ tiền,đảm bảo cuộc sống ấm no, sung túc, chính vì vậy họ không có tư tưởng đi vay đểthỏa mãn các nhu cầu hiện tại Điều này đã một phần hạn chế sự phát triển của hoạtđộng CVTD tại các NHTM

- Yếu tố xã hội: như quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết cấu dân

cư, trật tự an toàn xã hội,… đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động CVTD củacác ngân hàng Thông thường nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hộithì mới có cơ hội phát triển mạnh CVTD vì họ có thu nhập cao và ổn định, đồngthời họ cũng nhận thức được những tiện ích mà CVTD mang lại cho họ Còn nơinào tập trung những người lao động thủ công thì khó phát triển vì những người nàythường có xu hướng tích trữ tiền tại ngân hàng

1.4.3.4 Môi trường công nghệ

Các ngân hàng cần phải nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạtđộng ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực CVTD như công nghệ thẻ, hệ thống máytính và phần mềm hiện đại giúp ngân hàng giải quyết công việc nhanh chóng, cótính chính xác cao Từ đó tăng quy mô, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng vị thếcủa ngân hàng trong cạnh tranh Song song với áp dụng công nghệ hiện đại thìngân hàng cũng cần phải chú trọng vào khâu đào tạo đội ngũ nhân viên có trình

độ để làm chủ hệ thống công nghệ hiện đại ấy

Chương 2

Trang 22

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH MIẾU - CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

2.1 Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Chi nhánh

2.1.1.1 Giới thiệu về Chi nhánh

- Tên tổ chức: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ThanhMiếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú thọ

- Tên giao dịch: Agribank Thanh Miếu

- Trụ sở giao dịch: Số 766, đường đại lộ Hùng Vương, phường Thanh Miếu, Tp.Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

- Điện thoại: 02013 863 309 - Fax: 02103 910 347

Theo đề nghị của Ông trưởng phòng, tổ chức cán bộ đào tạo Chi nhánh Ngânhàng NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ quyếtđịnh: Chuyển phòng giao dịch Thọ Sơn thành Chi nhánh NHNo liên xã Thọ Sơn

"Ngân hàng loại 4" thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trụ sở tại PhườngThọ Sơn - Việt trì - Phú Thọ

Đến năm 2002 xét tờ trình số 235/ NHNo-TCCB ngày 16/05/2002 của Giámđốc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên Chi nhánhNHNo&PTNT cấp 3 trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Theo QĐ 625 ngày

Trang 23

04 tháng 07 năm 2002 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đổi tên Chinhánh NHNo&PTNT liên xã Thọ Sơn thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu.Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu là một trong các Chi nhánh thuộcNHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, nằm ở khu vực phía Nam của Thành Phố Việt Trì.Tiền thân là Chi nhánh NHNo&PTNT liên xã Thọ Sơn được thành lập từ năm 1997đến nay, Chi nhánh đã trưởng thành qua 14 năm hoạt động kinh doanh và đã đạtđược những thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp chung - xây dựng một nềnkinh tế vững mạnh cho tỉnh Phú Thọ Chi nhánh vừa thực hiện chức năng quản lý -điều hành, vừa thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp trên địa bàn thành phố.Chi nhánh có trụ sở làm việc khang trang cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, độingũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và thái độ phục vụ chu đáonhiệt tình Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh được phân bổ tập trung ở khu dân

cư đông đúc, kinh tế phát triển Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu có cơ cấu tổchức theo kiểu trực tuyến chức năng, đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong mốiquan hệ giữa tổ chức Đảng, bộ máy quản trị và tổ chức công đoàn Với cơ cấu tổchức đơn giản - gọn nhẹ, đảm bảo tính chuyên môn hoá cao theo nguyên tắc hiệuquả, mỗi chức danh quản trị đều kiểm soát được nhiêm vụ của mình dưới sự chỉ đạocủa Ban giám đốc (Giám đốc chỉ đạo chung, còn phó Giám đốc trực tiếp phụ tráchmột số phòng)

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

Căn cứ vào Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, banhành kèm theo Quyết định số 117/QĐ/HĐQT-NHNo, ngày 03/06/2002 của Chủtịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã được Thống Đốc Ngân hàngNhà nước chuẩn y tại Quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN ngày 05/06/2002

Thực hiện theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB: “Ban hành Quy chế về

Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam” Chi nhánhNHNo&PTNT Thanh Miếu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của một Chi nhánhloại 3 như sau:

Trang 24

- Cho vay: ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: các phương tiện thanhtoán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; các dịch vụ thu

hộ và chi hộ; các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và NHNo

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác bao gồm: thu, phát tiền mặt; muabán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ thanh toán, nhận ủy tháccho vay, chứng khoán, bảo hiểm,…

- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theoquy định của NHNo

- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dựthầu,… và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế

độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của NHNo

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục vụ choviệc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quảng bá của NHNo

- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, ủyquyền của NHNo

- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được NHNo và Giám đốc Chi nhánh cấptrên giao

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Chi nhánh

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại Chi nhánh

Trang 25

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu Ban giám đốc (gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám Đốc)

1 Giám đốc: Ông Phạm Văn Ngọc

2 Phó Giám đốc: Ông Lê Đức Thọ và Ông Nguyễn Đức Nhân

- Có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh,đại diện cho Chi nhánh quyết định những vấn đề về tổ chức, đào tạo, phân tíchhoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo quy định của NHNo&PTNT

- Xây dựng chiến lược, mục tiêu, phương hướng kế hoạch kinh doanh củaChi nhánh theo từng thời kỳ, sao cho phù hợp với chiến lược phát triển, phươnghướng và nhiệm vụ NHNo và thực tế tại địa phương,…

Phòng hành chính - nhân sự

Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự: Bà Đặng Thị Kim Liên

- Có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác tháng, quý; thực hiện công táchành chính, văn thư và phục vụ hậu cần; lưu trữ các văn bản Pháp luật, văn bảnđịnh chế của NHNo&PTNT; trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh,

- Tham gia đề xuất việc mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộngmạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch và Chi nhánh

- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, đề xuất định mức lao động, quản lý hồ

sơ cán bộ thuộc Chi nhánh và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

P Giám đốc

P Giám Đốc

PGD Bạch Hạc

Điểm GD Thọ Sơn

Trang 26

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Trưởng phòng Kế toán - Ngân quỹ: Bà Đinh Thị Tuyết Lan

- Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNTtrên địa bàn Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và quyết toán,các báo cáo theo quy định

- Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước, thực hiện thanh toán trong

và ngoài nước; và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh

Trưởng phòng Kế hoạch và kinh doanh: Bà Lê Thị Kim Thuỷ

- Là đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh để xây dựng chiếnlược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng; thẩm định và đề xuất cho vay các

dự án tín dụng theo phân cấp quyền

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm: thiết lập, mở rộng và pháttriển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho kháchhàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng

- Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định của NHNo&PTNT; phối hợp với cácnghiệp vụ khác heo quy trình tín dụng, tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đềtheo quy định; và thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao

Phòng Giao dịch Bạch Hạc và Điểm giao dịch Thọ Sơn

Thực hiện đầy đủ các chức năng của một đơn vị ngân hàng cơ sở như: huyđộng vốn, thẩm định cho vay, thu nợ, tiếp thị khách hàng, xử lý rủi ro,…và cácnhiệm vụ khác mà Giám đốc Chi nhánh giao

2.1.4 Đặc điểm lao động và cơ sở vật chất của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.1.4.1 Đặc điểm cơ cấu lao động

Trang 27

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu

TTBQ (%)

Số LĐ (người)

Tỷ Trọng (%)

Số LĐ (người)

Tỷ Trọng (%)

Số LĐ (người)

Tỷ Trọng (%)

Mức Tăng/

giảm

Tỷ lệ (%)

Mức Tăng/

giảm

Tỷ lệ (%)

Trang 28

Nhận xét :

Số lượng cán bộ của Chi nhánh có sự thay đổi liên tục qua các năm Cụ thể là

từ năm 2009 đến năm 2011 số lượng lao động của Chi nhánh đã giảm từ 26 xuốngcòn 23 người, trong đó số lượng nam giới không thay đổi, còn nữ giới giảm 3người, tỷ lệ giảm là 14,81% Tốc độ tăng trưởng bình quân cơ cấu lao động giảm

đi 5,95% Sự giảm đi này là do quá trình luân chuyển cán bộ giữa các Chi nhánhtrong hệ thống NHNo tỉnh Phú Thọ để đảm bảo khả năng và độ nhạy bén của cáccán bộ nhân viên ngân hàng với bất kỳ địa bàn nào được giao

Trong tổng số lao động mỗi năm của Chi nhánh, lao động nữ chiếm tỷ trọnglớn và chủ yếu: Năm 2009 là 69,2%; năm 2010 là 66,7%; năm 2011 giảm còn65,2% Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh đa phần là trình độ đại học Năm 2009 có 17người, chiếm 65,4% tổng lao động, năm 2011 có 20 người, chiếm 74,1% tổng laođộng, năm 2011 có 21 người, chiếm 91,3% tổng lao động của Chi nhánh

2.1.4.2 Đặc điểm cơ sở vật chất

Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu có trụ sở làm việc nằm giữa khu dân

cư đông đúc, kinh tế phát triển, lại gần các trường học, các chợ, các cơ quan banngành nên tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh có thể thu hút nhiều khách hàngđến giao dịch và mở rộng thêm mạng lưới khách hàng

Về cơ sở vật chất thì Chi nhánh có hệ thống nhà điều hành 2 tầng khang trang,sạch sẽ, được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng hiện đại Chi nhánh cũng luôncập nhật kịp thời các phần mềm chuyên dụng nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc theocông nghệ mới, đồng thời luôn chú trọng đến việc đầu tư vào các công nghệ hiệnđại, nhằm hỗ trợ và phát triển các dịch vụ như SMS Banking, máy ATM, máy POS,các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ thông minh (Master card, Visa card).Tính đến 31/12/2011 Chi nhánh có tổng số là 4 máy POS và 4 máy ATM đượcphân phối tại trụ sở Chi nhánh, phòng Giao dịch Bạch Hạc và điểm Giao dịch ThọSơn tạo điều kiện cho việc phát hành thẻ và rút tiền của khách hàng

Với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại như vậy sẽ tạo một môi trườnglàm việc chuyên nghiệp cho Chi nhánh phát triển và mở rộng quy mô kinh doanhcủa mình

Trang 29

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây

Mặc dù giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn mà nền kinh tế - xã hội không gặpthuận lợi nhưng Chi nhánh đã lường đón được những khó khăn thách thức Dưới

sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của ban Giám đốc, Chi nhánh đã xây dựng và thựchiện các đề án, cụ thể hóa các mục tiêu kinh doanh và bám sát mục tiêu địnhhướng nhiệm vụ trọng tâm của NHNo tỉnh Phú Thọ là đẩy mạnh hoạt động huyđộng vốn và mở rộng tín dụng gắn liền với tăng cường quản lý chất lượng tíndụng, phát triển mạnh hoạt động dịch vụ, khai thác triệt để các ngồn thu để nângcao năng lực tài chính Và Chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

Những kết quả cụ thể về tình hình huy động vốn của Chi nhánh được thể hiệnqua bảng 2.2 như sau:

Trang 30

Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn

TTBQ (%)

Số tiền

Tỷ Trọng (%)

Số tiền

Tỷ Trọng (%)

Số tiền

Tỷ Trọng (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

I Theo đối tượng KH 89.482 100,00 112.158 100,00 130.166 100,00 22.676 125,34 18.008 116,06 120,61

1 Tiền gửi TCKT 2.078 2,32 6.347 5,66 18.255 14,00 4.269 305,44 11.908 287,60 296,39

2 Tiền gửi dân cư 87.404 97,68 105.811 94,34 111.911 86,00 18.407 121,06 6.100 105,77 113,15

II Theo thời gian 89.482 100,00 112.158 100,00 130.166 100,00 22.676 125,34 18.008 116,06 120,61

2 Ngoại tệ (đã quy đổi) 11.009 12,30 10.201 9,10 11.652 8,95 (808) 92,66 1.451 114,22 102,88

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu giai đoạn 2009-2011)

Trang 31

a Kết cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Xét trong tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng thì tiền gửidân cư vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng có xu hướng giảm trong vài năm gầnđây Năm 2009 là 97,68%, năm 2010 là 94,34% và đến năm 2011 giảm còn 86%.Ngược lại với nguồn vốn huy động từ dân cư, trong các năm qua tiền gửi từcác TCKT liên tục tăng lên Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn tăng196,39% Năm 2010 tăng 205,44% so với năm 2009, năm 2011 tăng 187,6% sovới năm 2010 Đây là nguồn vốn rẻ mà lại có hiệu quả cao Vì vậy, trong tương laiChi nhánh nên đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn từ nguồn này nhằm nângcao hiệu quả hoạt động cho Chi nhánh

b Kết cấu nguồn vốn theo thời gian

Trong các năm qua, sự phân bổ nguồn vốn theo thời gian của Chi nhánh có

xu hướng tăng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn loại trung và dài hạn,đặc biệt là kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng và giảm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng Cụthể như sau:

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (TG KKH) của Chi nhánh tăng từ 3,76% lên5,35% năm 2010 và đến năm 2011 chiếm16,47% trên tổng nguồn vốn Tốc độ tăngtrưởng bình quân là 152,48% Điều này cho thấy trong những năm qua, Chi nhánh

đã có rất nhiều cố gắng trong việc mở rộng quan hệ khách hàng và đa dạng hóanguồn tiền gửi nhằm mục đích nâng cao doanh số huy động vốn cho Chi nhánh.Tiền gửi có kỳ hạn (TG CKH) dưới 12 tháng lại có xu hướng giảm dần quacác năm Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn giảm 14,42% Cụ thể là năm

2009 tỷ trọng là 40,43%, đến năm 2010 giảm xuống còn 35,58% Và sang năm

2011 giảm đột ngột xuống chỉ còn 20,36%

Trong các năm qua TG CKH trên 12 tháng của Chi nhánh thay đối theo xuhướng tăng dần tỷ trọng TG CKH từ 12-24 tháng và giảm dần tỷ trọng TG CKHtrên 24 tháng

c Kết cấu vốn theo loại tiền

Từ bảng số liệu trên ta thấy trong các năm qua cơ cấu nguồn vốn theo loạitiền của Chi nhánh khá ổn định và chỉ biến động rất nhỏ Trong đó nguồn vốn nội

Trang 32

tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởngbình quân giai đoạn là 22,89% Cụ thể là năm 2010 tăng 29,93% so với năm 2009,chiếm tỷ trọng 90,9% Năm 2011 tăng 16,24% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng91,05% trên tổng nguồn vốn huy động.

Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ thì lại giảm nhẹ qua các năm Năm 2009,nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng là 12,3%, năm 2010 giảm xuống 9,1% và đếnnăm 2011 thì chỉ còn 8,95% trên tổng nguồn vốn Do đó mà bình quân giai đoạncũng chỉ tăng nhẹ ở mức 2,88% Nguyên nhân là do Chi nhánh nằm trên địa bàn cómôi trường kinh doanh khó khăn, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ,nhu cầu ngoại tệ còn ít Mặt khác, tâm lý người tiêu dùng vẫn thích đầu tư vàovàng hơn là USD nên cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ trrong các năm qua không đạthiệu quả cao Trong những năm tới, Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác huy độngvốn ngoại tệ để nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đồng thời mở rộng các hoạt độngkinh doanh ngoại hối, góp phần tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh

2.1.5.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Thực hiện theo định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ, tăngtrưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, trong các năm trở lạiđây Chi nhánh đã thực hiện công tác tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu đầu

tư, ưu tiên cho vay nông nghiệp nông thôn, khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả Bằng nguồn vốn huy độngđược và tranh thủ nguồn vốn cấp trên, Chi nhánh đã mở rộng đầu tư cho tất cả cácthành phần kinh tế trên các lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,dịch vụ đời sống và đặc biệt ưu tiên cho các đối tượng nông thôn,

Những kết quả cụ thể về tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thểhiện qua bảng 2.3 như sau:

Trang 33

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT&PTNT Thanh Miếu giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn

TTBQ (%)

Số tiền

Tỷ Trọng (%)

Số tiền

Tỷ Trọng (%)

Số tiền

Tỷ Trọng (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1 Theo đối tượng

Trang 34

a Theo đối tượng khách hàng

Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, dư nợ cho vay hộ sản xuất tuy vẫnchiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng bắt đầu có xu hướng giảm dần trong các năm gầnđây Cụ thể là năm 2009, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 71,06%, năm

2010 là 61,63%, và năm 2011 giảm còn 50,71% Trong khi đó, dư nợ cho vay cácdoanh nghiệp lại đang tăng dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm Tỷtrọng tăng từ 28,94% lên 38,37% năm 2010, rồi lên tới 49,29% ở năm 2011

b Theo thời gian

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong các năm qua chiếm phần lớn vẫn là chovay ngắn hạn Tính đến 31/12/2011 thì dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh đã tăng lên22.979 trđ (18,49%) so với năm 2010 Tỷ trọng trên tổng dư nợ đạt tới 63,46%

Về tín dụng trung và dài hạn, đặc trưng của những khoản vay trung và dài hạn

là nhằm mục đích đầu tư cho tài sản cố định và thực hiện các dự án đầu tư Vì lẽ đó

mà thời gian thu hồi vốn thường dài, vòng quay vốn thường chậm Do đó, để đảmbảo an toàn và giảm thiểu chi phí thì Chi nhánh nên hạ thấp hơn nữa tỷ lệ cho vaytrung và dài hạn trong thời gian tới

Nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi tuy nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Chínhphủ và NHNN Việt Nam song vẫn chưa đạt được kết quả khả quan Khoản mụcnày vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức dưới 5% tổng dư nợ cho vay của Chinhánh

Trang 35

2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2009-2011 đượcthể hiện qua bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh miếu giai đoạn 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009 2011/2010 Tốc độ

TTBQ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Số tiền

Doanh thu 22.428 34.997 46.525 12.569 156,04 132,94 11.528 144,03Chi phí 25.648 28.974 36.518 3.326 112,97 126,04 7.544 119,32

Lợi nhuận (3.220) 6.023 10.007 9.243 387,05 166,15 3.984

-(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

NHNo&PTNT Thanh Miếu giai đoạn 2009-2011)

Nhận xét:

Năm 2009, lợi nhuận của Chi nhánh lỗ 3.220 trđ Nguyên nhân là do trên địabàn có nhiều TCTD cùng làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, các NHTM mở thêmnhiều mạng lưới tạo nên sự cạnh tranh lớn Các tháng cuối năm 2009, giá vàng và

đô la tăng đột biến, làm ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng của Chi nhánh, từ đócũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của Chi nhánh Doanh thu từ các hoạt động pháthành thẻ, khai thác bảo hiểm ABIC, dịch vụ chuyển tiền và các hoạt động thungoài tín dụng khác tuy có tăng, nhưng so với tốc độ tăng của chi phí là chậm hơn.Năm 2010, công tác thu nợ và thu từ dịch vụ của Chi nhánh đã được thực hiệnkhá tốt Hoạt động huy động vốn và tín dụng đều thu được những kết quả khảquan Các hoạt động phát hành thẻ, khai thác bảo hiểm ABIC đều hoàn thành vượt

kế hoạch đặt ra làm cho doanh thu năm 2010 tăng lên 12.569 trđ (56,04%) so vớinăm 2009 Trong khi đó, chi phí chỉ tăng 3.326 trđ (12,97%) đã làm cho lợi nhuậncủa Chi nhánh tăng lên 9.243 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 287,05%

Năm 2011, thực hiện tốt công tác tiếp thị, giới thiệu và quảng bá các sảnphẩm dịch vụ của NHNo như huy động tiết kiệm dự thưởng, chương trình khuyếnmãi cho khách hàng nhận kiều hối, tiết kiệm học đường, khai thác bảo hiểm ABICthông qua phát tờ rơi, thông báo trên các phương tiện lao đài tại các xã phường đã

Trang 36

làm cho doanh thu của Chi nhánh tăng lên 11.528 trđ (32,94%) so với năm 2010.Tuy nhiên do chi phí cũng tăng khá mạnh 7.544 trđ (26,04%) nên lợi nhuận củaChi nhánh chỉ tăng lên 3.984 trđ (66,15%) so với năm 2010.

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Miếu - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Đặc điểm và quy trình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh

2.2.1.1 Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng

a Đối tượng cho vay

Chủ yếu là những cán bộ công nhân viên chức, giáo viên,… có thu nhập ổnđịnh Họ đều là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và hành vi dân sự

b Điều kiện vay vốn

1 Người vay vốn là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lựcpháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tạiLuật dân sự Việt Nam

2 Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

3 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết Cụ thể:

- Có vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn trung hạn tối thiểu là 30%tổng như cầu vốn, phương án vay vốn ngắn hạn tối thiểu 20% tổng nhu cầu vốn

- Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo và các TCTD khác

4 Có phương án vay vốn phục vụ đời sống khả thi

5 Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn thựchiện của NHNo Việt Nam Trường hợp khách hàng vay không có TSĐB thì ngoàinhững điều kiện vay vốn trên còn phải có thêm các điều kiện sau:

- Số tiền cho vay chỉ tối đa đến 50 triệu đồng

- Có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý về việc khách hàng đã được ký kếthợp đồng lao động không xác định thời hạn (lao động biên chế) tại cơ quan, đơn vị

- Phải mở và chuyển toàn bộ thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng thángqua tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh

c Thời hạn cho vay

Trang 37

Thời hạn cho vay được tính từ ngày khách hàng nhận món vay đầu tiên đếnngày trả hết nợ (gốc và lãi).

d Lãi suất cho vay

Do Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định về lãi suất chovay của NHNo&PTNT Việt Nam tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và phùhợp với sự biến động của lãi suất thị trường trong từng thời kỳ Trường hợp khoảnvay bị chuyển nợ quá hạn, áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn

e Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của NHNo&PTNT Việt Nam

- Phương án vay vốn đời sống và các giấy tờ có liên quan đến phương án

- Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ có liênquan đến việc sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay)

- Các tài liệu liên quan đến TSĐB theo quy định (nếu vay có TSĐB)

2.2.1.2 Quy trình hoạt động cho vay tiêu dùng

a Quy trình CVTD: Quy trình bao gồm 7 bước như sau:

Tiếp thị, tư vấn và thu thập thông tin khách

hàng

↓ Thẩm định các điều kiện vay vốn

↓ Xét duyệt cho vay

Ký kết HĐTD, hợp đồng ĐBTV

↓ Giải ngân và kiểm tra, giám sát vốn vay

↓ Thu hồi nợ gốc, lãi, xử lý các phát sinh

↓ Thanh lý HĐTD và giải chấp TSĐB

Sơ đồ 2.2 Quy trình CVTD tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu Bước 1: Tiếp thị, tư vấn và thu thập thông tin khách hàng

Khi có khách hàng đến xin vay vốn hoặc liên hệ để xin vay vốn thì CBTD cótrách nhiệm phỏng vấn trực tiếp khách hàng nhằm ghi nhận các nhu cầu vay vốn,

Trang 38

thu thập các thông tin cần thiết cho việc thẩm định trước khi cho vay Sàng lọc đểloại bỏ ngay từ đầu các khách hàng và những yêu cầu xin vay không phù hợp.Sau khi tiếp nhận thông tin và nhu cầu vay từ khách hàng, CBTD báo cáo vớitrưởng phòng để phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm tiến hành thẩm địnhtrước khi đưa ra quyết định cho vay.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

CBTD cần xem xét thẩm định 05 điều kiện vay vốn theo quy định củaNHNo&PTNT (1) Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; (2) Mục đích sửdụng vốn vay hợp pháp; (3) Khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay; (4) Phương ánvay vốn đời sống khả thi và hiệu quả; (5) Tài sản đảm bảo tiền vay

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Trên cơ sở thẩm định tư cách khách hàng, kiểm tra tài sản và định giá, CBTDlập tờ trình xin phê duyệt tín dụng bao gồm các nội dung đã thẩm định nói trên,đánh giá mục đích khoản vay, thời hạn và số tiền vay, lãi suất cho vay, kế hoạchgiải ngân, kế hoạch trả nợ gốc và lãi,… Kết luận, nhận xét đánh giá khách hàng đivay, các điều kiện đầy đủ để đề xuất cho vay hoặc từ chối cho vay trình lên trưởngphòng Kế hoạch & Kinh doanh và Giám Đốc Chi nhánh để phê duyệt khoản vay.Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Chinhánh phải thông báo cho khách hàng biết có được chấp nhận cho vay hay không

Bước 4: Ký kết HĐTD và hợp đồng ĐBTV

Sau khi khoản vay được phê duyệt, CBTD soạn thảo, thương lượng và thuxếp cho khách hàng ký HĐTD, hợp đồng ĐBTV nếu khách hàng vay có đảm bảobằng tài sản (theo mẫu HĐTD tiêu dùng và mẫu hợp đồng ĐBTV củaNHNo&PTNT) và các văn bản có liên quan Tiến hành đăng ký giao dịch có bảođảm theo quy định

Bước 5: Giải ngân và giám sát vốn vay

1 Giải ngân

Trang 39

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra trước khi giải ngân, CBTD có trách nhiệmthông báo lịch giải ngân cho khách hàng Sau khi đã giải ngân xong, chậm nhấttrong 03 ngày làm việc, CBTD phải gửi thông báo đã cho vay cho cơ quan quản lýngười vay được biết và thực hiến đúng các cam kết đã thỏa thuận.

2 Kiểm tra giám sát vốn vay

CBTD và các bộ phận có liên quan phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả

nợ, tài sản ĐBTV cũng như việc thực hiện các điều khoản cam kết trong HĐTDđược thực hiện ít nhất 03 tháng/một lần

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, xử lý các phát sinh

Bộ phận kế toán cho vay phải lập bảng theo dõi nợ vay như: tên khách hàngvay, mã khách hàng, tổng dư nợ hiện có, lãi suất, các kỳ hạn và số tiền thanh toánhàng kỳ, lãi và gốc đã thu, tình hình trả nợ (nợ quá hạn, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn)

và phải ghi vào phần theo dõi thu nợ, phụ lục hợp đồng của khách hàng và CBTD,lập giấy báo nợ đến kỳ hạn thanh toán giao CBTD gửi cho khách hàng vay 10 ngàytrước khi đến hạn thanh toán

CBTD phải lập sổ theo dõi nợ vay để theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân, sửdụng vốn, tình hình trả nợ của khách hàng vay nhằm đề ra các biện pháp thu hồi nợkịp thời nếu có rủi ro xảy ra

Bước 7: Thanh lý HĐTD và giải chấp TSĐB

Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi và phí, CBTD đối chiếu, kiểm tra giữachứng từ giấy và hệ thống điện toán để tất toán khoản vay (không tất toán khoảnvay khi còn nợ lãi và phí) Tiến hành giải chấp TSĐB Thực hiên hạch toán ngoạibảng và nhập thông tin giải chấp tài sản vào chương trình IPCAS

b Phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng theo quy trình vay tiêu dùng (Cho vay

Trang 40

+ Nghề nghiệp: Cán bộ Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì.

+ Họ và tên Chồng: Đỗ Xuân Hải Năm sinh: 12/07/1965

+ CMND: 130 799 183 Cấp ngày: 11/04/2012 - CA Phú Thọ

+ Nghề nghiệp: Giám Đốc Công ty TNHH Hằng Hải Đăng

- Mục đích vay: Thanh toán công nợ mua nhà và đất ở

- Số tiền xin vay: 1.500.000.000 đồng

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

1 Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

Bà Đào Thị Thu Hương sinh năm 1974, có hộ khẩu thường trú tại tổ 27B Thành Công - Thọ Sơn - Việt Trì - Phú Thọ Hiện Bà đang công tác tại Ủy banNhân dân thành phố Việt Trì Gia đình Bà Hương có 04 thành viên Bà Hương cósức khỏe tốt, không mắc bệnh nan y, hiểm nghèo, tâm thần hay các tệ nạn xã hội,không vi phạm pháp luật, nhân thân

-Nhận xét: Bà Hương đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

2 Mục đích sử dụng vốn vay

Bà Hương có nhu cầu vay trung hạn để thanh toán công nợ mua nhà và đất ởtại tổ 27B - Thành Công - Thọ Sơn Giá trị cần để thực hiện phương án là2.500.000.000 đồng Ngoài phần vốn tự có là 1.000.000.000 đồng, gia đình BàHương phải vay của Anh (Em) trong gia đình số tiền còn lại là 1.500.000.000đồng Nay xin vay ngân hàng để thanh toán theo danh mục công nợ như sau:

STT Họ tên người cho vay Địa chỉ Số tiền cho vay

1 Đỗ Minh Tuấn Lập Thạch - Vĩnh Phúc 500.000.000 đồng

2 Đỗ Xuân Mai Liên Chiểu - Đà Nẵng 200.000.000 đồng

3 Đỗ Xuân Tứ Thị xã Hà Giang 800.000.000 đồng

Nhận xét: Mục đích sử dụng vốn vay của Bà Hương là hợp pháp.

3 Khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay

Ngày đăng: 29/05/2018, 22:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS TS. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng Ngân hàng
Tác giả: PGS TS. Phan Thị Cúc
Nhà XB: NXB thống kê
Năm: 2008
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
3. TS. Lê Văn Kề (2009), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng Ngân hàng
Tác giả: TS. Lê Văn Kề
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2009
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2006
5. TS. Phan Thị Thanh Hà - Trịnh Đỗ Quyên (2005), Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tiền tệ tíndụng
Tác giả: TS. Phan Thị Thanh Hà - Trịnh Đỗ Quyên
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2005
6. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S. Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2001
8. Sổ tay tín dụng NHNo& PTNT Việt Nam, NXB Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tín dụng NHNo& PTNT Việt Nam
Nhà XB: NXB Quốc gia
9. Chuyên đề tốt nghiệp - Đỗ Duy Thắng (2008) “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công”, Học viện Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh hoạt độngcho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chinhánh Thành Công
7. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011 của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Miếu - Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w