BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY CẢI BẮP TRỒNG TẠI THỊ TRẤN LI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY CẢI BẮP TRỒNG TẠI THỊ TRẤN
LIÊN NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
Họ và tên sinh viên: VY THỊ THANH HẢI Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 - 2012
Trang 2ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY CẢI BẮP TRỒNG TẠI THỊ TRẤN
LIÊN NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG
Giảng viên hướng dẫn:
ThS PHẠM HỮU NGUYÊN
KS NGUYỄN QUANG ĐƯƠNG
Tháng 07 năm 2012
Trang 3CẢM TẠ
Kính khắc ghi ơn Ba, Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và động viên cho con có
được ngày hôm nay
Em vô cùng biết ơn:
Toàn thể giáo viên trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên khoa Nông Học đã truyền cho em những kiến thức quý báu
Thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của giống và mật độ đến sinh trưởng và năng suất cây cải bắp trồng tại thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại thi trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng Thời gian thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc (Strip - plot design), 2 yếu tố, 3 lần lặp lại với 12 nghiệm thức Yếu tố G là giống (gồm
3 mức: G1, G2, G3) và yếu tố M là mật độ (gồm 4 mức: M1, M2, M3, M4) Trong đó: G1(giống Green Nova),G2 (giống Grand 11),G3 (giống Grand 22) và M1 ứng với mật
độ 50.000 cây/ha (50 cm x 40 cm), M2 ứng với mật độ 44.444 cây/ha (50 cm x 45 cm), M3 ứng với mật độ 41.666 cây/ha (60 cm x 40 cm), M4 ứng với mật độ 37.037 cây/ha (60 cm x 45 cm)
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng:
Giống Green Nova có chiều cao cây cao nhất (31,3 cm), thấp nhất là giống Grand 22 (27,4 cm) Cả 3 giống trồng ở mật độ 41.666 cây/ha cho chiều cao cao nhất (29,6 cm), thấp nhất là mật độ 37.037 cây/ha (28,2 cm) Tổ hợp giống Green Nova ứng với mật độ 50.000 cây/ha cho chiều cao cây cao nhất (31,4 cm), thấp nhất ở tổ hợp giống Grand 11 ứng với mật độ 37.037 cây/ha (26,1 cm)
Số lá của giống Green Nova và Grand 11 cùng đạt 19,8 lá/cây Số lá ở cả 4 mật
độ dao động từ 19,5 - 19,6 lá Tổ hợp giống Green Nova ứng với mật độ 37.037 cây/ha
có số lá cao nhất (20,5 lá), thấp nhất ở tổ hợp Grand 22 ứng với mật độ 37.037 cây/ha đạt 18,8 lá
Giống Grand 22 có đường kính bắp cao nhất (16,0 cm), thấp nhất là giống Green Nova (15,4 cm) Cải bắp khi trồng ở mật độ thưa thì đường kính bắp cao hơn trồng ở mật độ dày, trong đó đường kính bắp cao nhất khi trồng ở mật độ 37.037 cây/ha, thấp nhất khi trồng ở mật độ 50.000 cây/ha đạt 15,6 cm Đường kính bắp ở tổ hợp giống Grand 22 ứng với mật độ 41.666 cây/ha cao nhất đạt (16,3 cm), thấp nhất ở
tổ hợp giống Green Nova ứng với mật độ 50.000 cây/ha đạt 15,1 cm
Về năng suất thực tế:
Trang 5Giống Grand 22 khi trồng ở 2 mật độ 50.000 cây/ha và 44.444 cây/ha có năng suất cao nhất là từ 62,63 - 63,10 tấn/ha, thấp nhất khi trồng ở mật độ 41.666 cây/ha đạt 59,17 tấn/ha Giống Grand 11 sẽ cho NSTT cao nhất khi trồng ở mật độ 37.037 cây/ha là 54,17 tấn/ha, thấp nhất ở mật độ 44.444 cây/ha đạt 47,47 tấn/ha Giống Green Nova cho năng suất cao nhất khi trồng ở mật độ 41.666 cây/ha đạt 50,06 tấn/ha, NSTT thấp nhất ở mật độ 50.000 cây/ha là 40,57 tấn/ha
Về hiệu quả kinh tế:
Giống Grand 22 trồng ở mật độ 50.000 cây/ha và 44.444 cây/ha cho lợi nhuận cao nhất lần lượt là 101.876.050 đồng và 104.713.050 đồng, nhưng tỉ suất lợi nhuận ở mật
độ 44.444 cây/ha cao hơn mật độ 50.000 cây/ha đạt 1,97
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
Chương 1MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2TỔNG QUAN 3
2.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của cây cải bắp 3
2.2 Đặc điểm thực vật học 3
2.2.1 Hệ rễ 3
2.2.2 Thân 3
2.2.3 Lá 4
2.2.4 Hoa, quả và hạt 5
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng của cây cải bắp 5
2.3.1 Thời kỳ cây con 5
2.3.2 Thời kỳ hồi xanh 5
2.3.3 Thời kỳ trải lá 5
2.3.4 Thời kỳ cuốn bắp 6
2.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 6
2.4.1 Nhiệt độ 6
2.4.2 Ánh sáng 6
Trang 72.4.3 Nước 7
2.4.4 Đất và dinh dưỡng 7
2.5 Tình hình sâu bệnh hại trên cải bắp 8
2.5.1 Sâu hại 8
2.5.2 Bệnh hại 8
2.6 Tình hình sản xuất cây cải bắp trên thế giới và Việt Nam 10
2.6.1 Tình hình sản xuất cây cải bắp trên thế giới 10
2.6.2 Tình hình sản xuất cây cải bắp tại Việt Nam 11
2.7 Tình hình nghiên cứu về giống, mật độ trồng cây cải bắp trên thế giới và Việt Nam 12
2.7.1 Tình hình nghiên cứu về giống, mật độ trồng cây cải bắp trên thế giới 12
2.7.2 Tình hình nghiên cứu về giống, mật độ trồng cây cải bắp tại Việt Nam 13
Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 17
3.1.1 Thời gian thí nghiệm 17
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 17
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 17
3.3 Vật liệu thí nghiệm 18
3.4 Phương pháp thí nghiệm 18
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 19
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 19
3.5.2 Tình hình sâu bệnh 20
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất 20
3.6 Quy trình kỹ thuật trồng 21
3.6.1 Giống 21
3.6.2 Làm đất 21
3.6.3 Bón phân 21
3.7 Hiệu quả kinh tế 22
3.8 Phương pháp xử lý số liệu 22
Trang 84.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây 24
4.1.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây 24
4.1.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 27
4.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến động thái ra lá và tốc độ ra lá 30
4.2.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến động thái ra lá 30
4.2.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá 32
4.3 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến động thái và tốc độ phát triển đường kính bắp 35
4.3.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến động thái phát triển đường kính bắp 35
4.3.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp 37
4.3 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến các yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt 39
4.4 Tình hình sâu bệnh hại 42
4.5 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất 44
4.6 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 49
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ruộng bắp cải giai đoạn sau hồi xanh (12 NST) 23
Hình 4.2: Toàn cảnh ruộng cải bắp giai đoạn 37 NST 27
Hinh 4.3 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Green Nova 28
Hình4.4 : Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Grand 11 29
Hình 4.5 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Grand 22 29
Hình 4.6: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá của Green Nova 33
Hình 4.7: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá của Grand 11 34
Hình 4.8: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá của Grand 22 34
Hình 4.9: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp Green Nova 37
Hình 4.10: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp giống Grand 11 37
Hình 4.11: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp của giống Grand 22 38
Hình 4.12: Đo chiều cao thân trong ( Giống Green Nova) 40
Hình 4.13: Đo chiều cao thân trong ( Giống Grand 11) 41
Hình 4.14: Đo chiều cao thân trong ( Giống Grand 22) 41
Hình 4.15: Bệnh sưng rễ (do nấm Plassmodiophora brassicae Woronin) 43
Hình 4.16: Bệnh thối nhũn cải bắp (do vi khuẩn Erwinia crotovora) 43
Hình 4.17: Giống Green Nova ở mật độ 41.666 cây/ha (giai đoạn 67 NST) 47
Hình 4.18: Giống Grand 11 ở mật độ 41.666 cây/ha (giai đoạn 67 NST) 47
Hình 4.19: Giống Grand 22 ở mật độ 41.666 cây/ha (giai đoạn 67 NST) 48
Hình 4.20 Toàn cảnh ruộng cải bắp giai đoạn 67 NST 48
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích (ha) trồng trồng cải bắp và một số cây họ thập tự khác trên thế
giới từ năm 2006 - 2010 10
Bảng 2.2: Tình hình trồng cải bắp và một số cây họ thập tự khác ở một số nước trên thế giới từ năm 2005 - 2010 11
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất cải bắp ở nước ta từ năm 2005 - 2010 12
Bảng 3.1: Thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm 17
Bảng 4.1a: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) 24
Bảng 4.1b: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) 25
Bảng 4.2a: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến động thái ra lá của cây cải bắp (lá/cây) 31
Bảng 4.2b: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến động thái ra lá của cây cải bắp (lá/cây) 32
Hình 4.6: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá của Green Nova 33
Hình 4.7: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá của Grand 11 34
Hình 4.8: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá của Grand 22 34
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng đường kính bắp (cm/ngày) 36
Hình 4.9: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp Green Nova 37
Hình 4.10: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp giống Grand 11 37
Hình 4.11: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp của giống Grand 22 38
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến các yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt 39
Bảng 4.5 Tỉ lệ sâu bệnh hại trên cây cải bắp 42
Trang 12Bảng phụ lục 6: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây (cm/cây) 56
Bảng phụ lục 7: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ ra lá (lá/ngày) 57 Bảng phụ lục 8: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ phát triển đường kính
bắp (cm) 57
Trang 13bắp (Brassica oleracea var capitata L.) là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử
dụng lớn Người ta có thể chế biến hàng chục món ăn khác nhau như: xào, luộc, muối chua, nấu súp, trộn xa lát, làm kim chi và bánh ngọt Các nhà y tế thế giới đánh giá cao
về khả năng chữa bệnh của cải bắp, sử dụng loại rau này cho người bị bệnh tim, viêm ruột và bệnh dạ dày
Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000), xác định mật độ, khoảng cách trồng cho một giống là điều khiển sự sinh trưởng của cá thể và quần thể, làm cho cây lợi dụng tốt nhất các điều kiện dinh dưỡng, nước trong đất và ánh sáng mặt trời để cây sinh trưởng tốt nhất và đạt năng suất cao, khoảng cách mật độ phụ thuộc vào đặc điểm của giống
Ở nước ta điều kiện thời tiết không thuận lợi để chọn tạo giống cải bắp, ngoài giống cải bắp Phù Đổng, Lạng Sơn, Bắc Hà, và một số giống cải bắp chịu nhiệt CB1, CB26 được chọn tạo trong thập niên 80 thì những nghiên cứu về cây cải bắp còn hạn chế Những năm gần đây, do nhu cầu về nguồn giống ngày càng tăng nên hàng năm
đã có nhiều giống cải bắp được nhập vào nước ta bằng nhiều con đường Tuy nhiên, ở mỗi địa phương có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, bên cạnh đó giống mới muốn đưa
ra sản xuất đại trà cần phải qua khảo nghiệm Vì vậy việc thử nghiệm các loại giống ứng với các mật độ trồng khác nhau ở mỗi địa phương đó là điều cần thiết
Trang 14Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài: “Ảnh hưởng của giống và mật độ
đến sinh trưởng và năng suất cây cải bắp trồng tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Chọn ra những giống ứng với những mật độ trồng cho năng suất, hiệu quả kinh
tế cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi sinh trưởng, phát triển của 3 giống cải bắp thí nghiệm ứng với 4 mật
độ trồng khác nhau
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống cải bắp thí nghiệm
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài đã được thực hiện trong một vụ từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của cây cải bắp
Cải bắp có tên khoa học: Brassica oleracea var capitata L
Thuộc họ thập tự: Cruciferae
Tên tiếng Anh: Cabbage
Theo nhiều tài liệu thì cải bắp có nguồn gốc hoang dại ở Châu Âu hơn 4000 năm trước đây và tập trung ở Hy Lạp Đến thế kỷ 19 cải bắp mới được trồng ở nga, phía bắc Địa Trung Hải (Pháp, Ý) và ở Anh Tuy nhiên, do là cây chịu lạnh nên ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cải bắp chỉ trồng được ở vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ, hay ở những vùng đồng bằng có một thời điểm nhiệt độ thấp tháng 11, 12 hàng năm hoặc sử dụng những giống bắp cải chịu nhiệt để trồng (Phạm Hữu Nguyên, 2011)
Cải bắp là cây giàu dinh dưỡng mặc dù có phần kém hơn so với nhiều loại rau
ăn lá có màu xanh Lá cải bắp có hàm lượng chất béo, carbonhydrate và năng lượng thấp Tuy nhiên chúng lại rất giàu protein với sự có mặt của tất cả các amino axid cần thiết, đặc biệt là các amino acid có chứa lưu huỳnh Cải bắp còn là nguồn dinh dưỡng rất giàu các chất khoáng như Ca, Fe, Mg, Na, K, P và các vitamin
Trang 16Thân ngoài là đoạn thân có nhiều lá xanh sắp xếp sít nhau theo hình xoáy ốc Chiều cao thân phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ gieo trồng và kỹ thuật chăm sóc Độ cao thân có ý nghĩa chống đổ
Thân trong là đoạn thân mang những lá không có màu xanh, là bộ phận sử dụng Độ cao thân trong so với độ cao bắp thể hiện giá trị sử dụng của cải bắp cao hay thấp Đoạn thân trong càng dài thì giá trị sử dụng của cải bắp càng thấp Nếu độ cao thân trong khoảng 40 % độ cao bắp là thân ngắn, loại trung bình trong khoảng 40 - 60
%, loại cao trên 60 % (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Cách thức hình thành bắp: Lá cây cải bắp xếp theo hình xoắn ốc, những lá dưới cách nhau tương đối xa, không phân biệt rõ cuống lá và phiến lá, càng lên trên lá mọc càng sít nhau Mỗi nách lá trên đoạn thân mang một chồi ngủ (những chồi này sẽ phát triển thành nhánh khi chặt bắp), vị trí các chồi nách khác nhau thì có tuổi phát dục cũng khác nhau Sau một thời gian, những lá phía trên được mở ra một phần và hình thành một biểu bì ôm chặt những lá sau không trải ra Cứ tiếp tục phân chia và sinh trưởng của những lá non đến một bắp được hình thành bởi một số lượng lớn lá tươi bao phủ xung quanh một điểm sinh trưởng Hình dạng bắp khác nhau tùy thuộc vào đường kính (D) và chiều cao bắp (H):
Trang 17Quả khi khô thường bị tách đôi do vậy cần thu thu hoạch khi quả bắt đầu chín vàng, quả dài trung bình từ 8 - 10 cm, một cây có tới 800 quả Hạt cải bắp nhỏ, hình cầu, đường kính 1 - 2 mm, tùy mức độ chín màu sắc hạt có thể thay đổi màu nâu đỏ, nâu sẫm, khối lượng 1000 hạt từ 3,5 - 6,5 g (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng của cây cải bắp
2.3.1 Thời kỳ cây con
Thời kỳ cây con là thời kỳ từ lúc gieo đến khi nhổ cây đem trồng Thời kỳ cây phát triển rất chậm, hoạt động của bộ rễ yếu Cây rất nhạy cảm với phân bón cho nên chỉ cần bón ít phân Tuổi cây con được xác định bằng số lá thật (5 - 6 lá, tốt nhất là 5 lá) và thời gian chiếm khoảng 1/3 (giống ngắn ngày) và 1/4 - 1/5 thời gian sinh trưởng của giống (giống dài ngày) Tức là tuổi cây con khoảng 21 - 23 ngày (giống ngắn ngày) và 25 - 30 ngày (giống dài ngày) (Trần Khắc Thi, 1996)
2.3.2 Thời kỳ hồi xanh
Thời kỳ hồi xanh là thời kỳ từ trồng đến lúc cây bắt đầu trở lại trạng thái bình thường nghĩa là từ trồng đến lúc cây hồi xanh cây trải qua trạng thái héo tạm thời
Thời gian héo tạm thời dài hay ngắn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như: nhiệt
độ, ẩm độ, thời vụ Để rút ngắn thời gian hồi xanh của cây cần đảm bảo độ ẩm đất thường xuyên 60 %, làm giảm nhiệt độ đất cây đỡ bị héo, nhanh phục hồi Hiện nay người ta thường gieo ươm cây con trong các khay xốp, khay nhựa để tiện lợi trong gieo trồng, cây đồng đều và rút ngắn thời gian hồi xanh của cây (Trần Khắc Thi, 1996)
2.3.3 Thời kỳ trải lá
Sau khi cây đã phục hồi, bắt dầu sinh trưởng bình thường, các lá mới bắt đầu ra
Trang 18đường kính tán cây Sau khi trồng khoảng 21 - 35 ngày, cây bắt đầu trải lá, thời gian này sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, thời vụ, biện pháp chăm sóc Thời kỳ này chủ yếu tạo nên một bộ lá thân ngoài tốt để quang hợp tốt Thời gian trải lá kéo dài khoảng
20 - 30 ngày, thời kỳ này yêu cầu đảm bảo lượng nước, phân bón nhiều để cây chuẩn
bị bước vào giai đoạn cuốn bắp Cuối giai đoạn trải lá, sự tích lũy chất khô đạt cao nhất (Trần Khắc Thi, 1996)
Hạt cải bắp nảy mầm ở nhiệt độ 15 - 20oC, nhiệt độ lớn hơn 35oC hoặc nhỏ hơn
5oC thì hạt không nảy mầm được hoặc tỉ lệ nảy mầm rất thấp
Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 15 - 20oC đối với giống chịu lạnh và 18 -
27oC đối với giống chịu nóng và nhiệt độ ngày đêm dao động ít nhất là 5oC Nhiệt độ dưới 0oC sẽ cản trở sự sinh trưởng của cây
Cải bắp là cây 2 năm, năm đầu sinh trưởng về thân lá cần nhiệt độ cao, năm sau chuyển qua giai đoạn xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để cây phân hóa mầm hoa) để cây ra hoa kết trái, giai đoạn này đòi hỏi nhiệt độ < 10oC từ 15 - 30 ngày để phân hóa hoa (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
2.4.2 Ánh sáng
Cải bắp là cây ưa thích ánh sáng ngày dài, cường độ ánh sáng trung bình Trong quá trình sinh trưởng đặc biệt là thời kỳ trải lá, thời kỳ hình thành bắp cây rất mẫn cảm với ánh sáng Cây quang hợp mạnh ở cường độ ánh sáng 20.000 - 22.000 lux Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất bắp, lượng vitamin C tích lũy giảm Ngược lại, nếu thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ chiếu sáng quá yếu cũng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm Đối với bắp cải để giống yêu cầu về thời gian chiếu sáng nghiêm khắc hơn, nhất là giống chịu lạnh (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Trang 192.4.3 Nước
Bắp cải là rau yêu cầu ẩm độ đất và ẩm độ không khí khá cao Do nguồn gốc và
do bắp cải có hệ thống rễ phân bố cạn, bộ lá lớn nên cải bắp cần được cung cấp nước thường xuyên bằng tưới hoặc mưa Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của bắp cải, các bó gỗ sẽ phát triển mạnh làm lá cứng và đắng Thiếu nước năng suất sẽ thấp vì lượng vật chất tạo ra thấp (9,2 mg/đơn vị thời gian), đầy đủ lượng nước thì lượng vật chất tạo ra cao hơn (22,6 mg/đơn vị thời gian) Tuy nhiên nhiều nước quá cũng làm cho hàm lượng đường trong sản phẩm giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh kém Ẩm
độ thích hợp cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển của bắp cải:
Giai đoạn cây con, hồi xanh: Yêu cầu ẩm độ đất khoảng 60 %, ẩm độ không khí khoảng 70 - 80 %
Giai đoạn cuốn lá đến cuốn bắp: độ ẩm đất thích hợp từ 75 - 80 %, độ ẩm không khí thích hợp khoảng 80 - 90 %
Giai đoạn trước khi thu hoạch: tùy theo điều kiện cụ thể và mục đích tiêu thụ
mà có thể ngưng tưới một thời gian ngắn (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
2.4.4 Đất và dinh dưỡng
Cây cải bắp có khả năng thích nghi rộng rãi trên nhiều loại đất, nhưng đất trồng cải bắp tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đủ ẩm Độ pH thích hợp cho cây sinh trưởng là từ 6 - 7 Cây phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân khoáng
N, P, K
Đạm là thành phần quan trọng của diệp lục có tác dụng làm tăng số lá, tăng diện tích lá, tăng tỉ lệ cuốn bắp, tăng khối lượng bắp Đó là yếu tố quyết định năng suất bắp cải Nếu thừa hoặc thiếu đạm đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng dinh dưỡng của cây cải bắp Thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, tán cây nhỏ, số lá giảm nghiêm trọng, cây còi cọc, thời gian cuốn kéo dài do đó năng suất và chất lượng giảm
Lân là yếu tố cần thiết ở thời kỳ cây con, thúc đẩy sinh trưởng của cây, trải lá sớm, cuốn sớm, tăng tỉ lệ bắp cuốn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây Lân làm tăng chất lượng bắp, tăng chất lượng hạt giống
Kali làm tăng khả năng quang hợp, tăng quá trình vận chuyển trong cây Cải
Trang 20Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu N, P, K khác nhau Cuối thời kỳ cây hút 85 % đạm, 96 % lân, 84 % kali (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
2.5 Tình hình sâu bệnh hại trên cải bắp
2.5.1 Sâu hại
• Sâu tơ Plutella xylostella:
Là loài sâu hại cực kỳ nguy hiểm đối với các vùng trồng cải bắp trong cả nước,
ở cả phía Bắc cũng như phía Nam
Trên ruộng bắp cải sâu phá hại suốt từ giai đoạn vườn ươm cho tới khi thu hoạch, nhưng thường gây tác hại nặng nhất trong giai đoạn trải lá Sâu non lúc nhỏ gặm phần nhu mô lá, để lại lớp biểu bì ở trên mặt lá Từ cuối tuổi 2 sâu bắt đầu cắn thủng lá thành những lỗ nhỏ Khi mật độ sâu cao, cải bắp thường bị phá hại xơ xác, không cuốn bắp được (Nguyễn Công Thuật, 1996)
• Rệp muội Brevicoryne brassicae
Rệp muội chích hút nhựa trên các bộ phận non và ở các lá dưới của cây, khi mật
độ cao làm cho lá cải bắp nhỏ lại, xoăn phồng lên, ngọn cây chùn ngắn còi cọc, cây không mọc lên được
Rệp gây hại từ khi cây mới ra lá thật cho đến khi cuốn bắp Phá hại nặng nhất trong giai đoạn vườn ươm và khi mới trồng ra ruộng (Nguyễn Công Thuật, 1996)
• Sâu xanh Pieris rapae Lim
Sâu non lúc nhỏ gặm lớp nhu mô, để lại biểu bì lá Sâu lớn thường cắn phá ngọn của cây cải bắp non làm cho cây bị mất ngọn, mọc ra các nhánh không cuốn thành bắp được Sâu phá hại từ tháng 10 tới tháng 5, gây hại nặng nhất trong tháng 2 trên cải bắp muộn (Nguyễn Công Thuật, 1996)
2.5.2 Bệnh hại
• Bệnh thối nhũn cải bắp (do vi khuẩn Erwinia crotovora)
Triệu chứng ban đầu thường thấy ở những cuống lá ngoài gần sát mặt đất vào giai đoạn cây bắt đầu cuốn Các tế bào mô bệnh trở nên mềm, nhớt có mùi hôi Bắp bị nhiễm thối rất nhanh, chảy nước vàng, các lá ngoài héo rũ và cụp xuống để lộ toàn bộ bắp cải bị thối Khi bảo quản cất giữ bắp cải, bệnh lan sang các bắp khác làm thối hàng loạt
Trang 21Vi khuẩn thường xâm nhập qua vết thương hoặc khi độ ẩm không khí cao Vi khuẩn tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh Điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển Những ruộng thoát nước kém, bón nhiều phân đạm, thiếu kali thường bị nặng hơn Ruộng nhiều sâu cũng là điều kiện tốt cho bệnh lây lan phá hoại (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
• Bệnh sưng rễ cải bắp (do nấm Plassmodiophora brassicae Woronin)
Bệnh hại ở bộ phận rễ và gốc thân nằm sâu trong đất tạo u sưng nổi cục sần sùi, sau một thời gian u sưng và rễ chuyển sang màu nâu, lá chuyển sang vàng, dày thô, lá mất độ nhẵn bóng làm cho cây bị héo và chết
Nấm có thể xâm nhập vào rễ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, nhưng thời kỳ cây non là giai đoạn nấm dễ xâm nhiễm và phá hại mạnh (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
• Bệnh thối hạch cải bắp do nấm Sclerotinia sclerotiorum
Cây con bị bệnh, gốc thân sát mặt đất bị thối nhũn làm cây chết gục đổ trên ruộng Trên cây lớn vết bệnh thường bắt đầu từ các lá già sát mặt đất và gần gốc thân
Ở trên thân vết bệnh lúc đầu có màu vàng nâu, khi trời ẩm ướt chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối, trời khô hanh chỗ bị bệnh khô teo có màu nâu nhạt Trên cuống lá và phiến lá bị bệnh có màu trắng bủng nước, thường lan từ rìa mép lá vào trong Khi trời ẩm ướt lá bệnh sẽ thối rách nát Bệnh lan rộng lên bắp đang cuốn làm cải bắp thối từ ngoài vào trong, dần dần cây chết khô trên ruộng Chỗ vết bệnh đã thối
có lớp mốc trắng và nhiều hạch nấm nhỏ màu nâu hoặc đen bám chặt vào lá (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
• Bệnh mốc sương, sương mai Peronospora parasitica
Gây hại chủ yếu trên lá Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu nâu Khi thời tiết ẩm ướt các đám mốc màu trắng xốp xuất hiện ở mặt dưới các đốm bệnh Các lá bị nhiễm nặng chuyển vàng và rụng Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây và lan rất nhanh khi thời tiết ẩm ướt Bệnh lây từ cây mang bệnh ở vụ trước, nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, hạt giống và trong đất (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
Trang 222.6 Tình hình sản xuất cây cải bắp trên thế giới và Việt Nam
2.6.1 Tình hình sản xuất cây cải bắp trên thế giới
Bảng 2.1: Diện tích (ha) trồng trồng cải bắp và một số cây họ thập tự khác trên thế
giới từ năm 2006 - 2010
Thế giới 3.093.626 3.037.396 3.123.262 3.229.146 2.084.231 Châu Phi 104.838 114.069 115.475 123.570 122.853 Châu Á 2.539.130 2.405.533 2.477.206 2.573.223 1.444.662
Châu Âu 446.558 430.447 443.801 446.626 429.511
Trung Quốc 939.947 918.395 918.662 897.811 739.194 Indonesia 57.732 60.711 60.821 62.000 67.373 Nhật Bản 33.000 32.700 33.000 32.000 34.000
Ấn Độ 253.500 249.000 266.000 310.000 300.500
(FAO, 2012) Qua bảng 2.1 cho thấy: Diện tích trồng cải bắp trên thế giới từ năm 2006 - 2009 ngày càng tăng đạt 3.229.146 ha (2009), nhưng đến năm 2010 có xu hướng giảm xuống còn 2.084.231 ha Châu Á là nơi sản xuất cải bắp lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc là nơi có diện tích trồng nhiều nhất đạt 739.194 ha (2010)
Qua bảng 2.2 cho thấy: Trong những năm gần đây năng suất cải bắp ở một số nước ngày càng tăng, đứng đầu là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ Năng suất ở Nhật Bản đạt khoảng 42,93 tấn/ha (2005) và đạt 66,12 tấn/ha (2010) Sản lượng cải bắp ở Trung Quốc là cao nhất đạt 3.255,21 triệu tấn (2005) nhưng có xu hướng giảm dần đến năm
2010 xuống còn 2.515,66 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ đạt 611,35 triệu tấn (2005) và đạt 635,68 triệu tấn (2010)
Trang 23Bảng 2.2: Tình hình trồng cải bắp và một số cây họ thập tự khác ở một số nước trên
thế giới từ năm 2005 - 2010
Nước Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Ấn Độ NS (tấn/ha) `21,24 22,23 22,42 22,21 22,15 21,15
SL (triệu tấn) 611,35 563,73 558,40 591,00 687,00 635,68 Nhật Bản NS (tấn/ha) 42,93 70,13 69,61 70,01 69,55 66,12
2.6.2 Tình hình sản xuất cây cải bắp tại Việt Nam
Ở Việt Nam cải bắp được trồng rộng rãi ở miền Bắc và ở Đà Lạt (Lâm Đồng) Diện tích trồng cải bắp được tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên Cải Bắp là cây rau rất quan trọng ở miền Bắc nước ta, là cây vụ đông trong công thức luân canh: lúa xuân
- lúa mùa sớm - cải bắp Diện tích cải bắp chiếm 12,6 % tổng diện tích rau sau cây rau muống (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Qua bảng 2.3 cho thấy: Trong những năm gần đây diện tích trồng và sản lượng cải bắp trong cả nước đều tăng, nhưng năng suất không tăng Diện tích trồng đạt 40.000 ha (2005) và 44.800 ha (2010), sản lượng từ năm 2005 - 2010 đạt 70 triệu tấn (2005) và đạt 77,8 triệu tấn (2010)
Trang 24Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất cải bắp ở nước ta từ năm 2005 - 2010
Vùng sản xuất rau ôn đới tỉnh Lâm Đồng: Diện tích trồng rau tại Lâm Đồng năm 2005 đạt khoảng 27.315 ha, sản lượng 67.700 tấn, sản lượng xuất khẩu khoảng 17.324 tấn Chủng loại rau phong phú, có nhiều loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55 - 60 %), nhóm rau ăn củ chiếm 20 - 25 % (khoai tây, cà rốt,
củ dền), nhóm rau ăn quả chiếm 10 - 12 % (cà chua, đậu Hà lan) Diện tích rau an toàn trên 600 ha theo công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ
2.7 Tình hình nghiên cứu về giống, mật độ trồng cây cải bắp trên thế giới và Việt Nam
2.7.1 Tình hì nh nghiên cứu về giống, mật độ trồng cây cải bắp trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới các nước chủ yếu tập trung nghiên cứu chọn tạo giống cải bắp dùng phục vụ nhu cầu ăn tươi, làm xalát Kết quả bước đầu tạo được các giống cải bắp tím: Kaliboss (dạng trái đào) gieo vụ xuân thu hoạch vụ hè, giống cải bắp trắng Sherwood F1: thuộc loại giống cải bắp tròn, lá màu xanh đậm, ngọt thích hợp làm xa lát
Tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp của Ấn Độ đã chọn tạo ra giống cải bắp KCH - 5, năng suất vượt 40 % so với các giống cải bắp hiện có ở Ấn Độ, hiện đang
Trang 25đợi AICT công nhận Giống này có thể đạt 35tấn/ha trong khi các giống thông thường chỉ đạt khoảng 25 tấn/ha và trồng thích hợp trong điều kiện mát mẻ 12 - 20o
hiệu quả kinh tế và sử dụng khoảng cách này để canh tác cải bắp vào mùa mưa trên vùng cao của Nepal sẽ cho năng suất 35 tấn/ha
2.7.2 Tình hình nghiên cứu về giống, mật độ trồng cây cải bắp tại Việt Nam
Công tác nghiên cứu cây rau thực sự bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ
XX khi một loạt viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn được thành lập Trong đó, những nghiên cứu về cây cải bắp bắt đầu rất sớm
Ở miền Bắc, trong những năm 1973 - 1976, công ty Marusa (Nhật Bản) đã đưa một số giống cải bắp vào khảo nghiệm tại trại Hồng Phong (Hải Phòng) thuộc Công ty Giống rau quả Trung ương, nhiều giống thích ứng được phát triển trong một giai đoạn phục vụ kinh doanh của Công ty rau quả
Từ năm 1987 - 1991, phòng Nông nghiệp Đà Lạt tiến hành khảo nghiệm tập đoàn giống cải bắp và cải thảo của Công ty Tohoku (Nhật bản) gồm 6 giống cải bắp CR-100, TH-8260, Early Shogun, Shogun, TH-7450, TH-3920 Công tác khảo nghiệm
đã chọn lọc được 02 giống cải bắp Early shogun, Shogun phù hợp với điều kiện sản xuất tại Đà Lạt
Cải bắp có nguồn gốc ở Châu Âu, là cây 2 năm, yêu cầu khắt khe về điều kiện nhiệt độ và ánh sáng để qua giai đoạn xuân hóa trong khi nước ta, nhất là vùng ĐBSH không đảm bảo được 2 điều kiện này nên chọn tạo và nhân giống cải bắp gặp rất nhiều khó khăn Công tác nghiên cứu cải bắp chỉ mới dừng lại ở việc chọn lọc thuần hóa một
Trang 26* Một số giống địa phương:
Giống Hà Nội (cải bắp Phù Đổng): Là giống cải bắp thích hợp gieo trồng vụ sớm, TGST 125 - 137 ngày Thân ngoài cao, lá hình trứng, khối lượng thân lá ngoài trung bình toàn cây 1.208 - 1.300 g, khối lượng bắp từ 720 - 1000 g Số lá cuốn bắp 26
lá, tỷ lệ chiều cao thân trong/chiều cao bắp 62,5 % Bắp dạng hình tròn dẹt (I = 0,8), màu trắng ngà Năng suất trung bình đạt từ 15 - 20 tấn/ha, năng suất cao có thể đạt 40 tấn/ha muộn sau tháng 10 tỷ lệ cuốn thấp, cây ra hoa kết hạt Giống này được trồng chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh ĐBSH (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Giống cải bắp Sa Pa: Là giống chín muộn, TGST 135 - 145 ngày Lá xanh nhạt, phiến lá tròn, cuống dẹt, bắp có dạng bầu, lá trong có màu trắng ngà hơi ánh vàng, khối lượng bắp trung bình 1,8 - 2 kg, năng suất trung bình đạt 20 - 25 tấn/ha Cải bắp
Sa Pa cho năng suất cao khi trồng trong điều kiện chính vụ (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Những năm 1986 - 1990, ở miền Bắc trong chương trình “Rau quả và đồ hộp xuất khẩu” (18A) có đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo một số loại rau chính” (18 A - 01 - 04) do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chủ trì, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống cải bắp chịu nhiệt” (18 A - 01- 05) do Viện Di truyền Nông nghiệp chủ trì Kết quả đã có 10 giống rau được lai tạo, chọn lọc và đưa vào sản xuất, trong đó có 3 giống cải bắp (CB26, CB1, chịu nhiệt)
Giống cải bắp CB26: Bắt đầu chọn tạo từ năm 1981, được công nhận và đưa vào sản xuất năm 1990, giống CB26 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể nhiều năm từ giống cải bắp Phù Đổng - Hà Nội CB26 là giống ngắn ngày, chịu được nhiệt độ cao khi cuốn, chống bệnh héo rũ và thối nhũn, TGST 75 - 90 ngày, năng suất trung bình 30 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 35 tấn/ha Khối lượng bắp trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, cuốn khá chặt, phẩm chất tốt, giòn, kích thước bắp vừa phù hợp cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
Giống cải bắp CB1: Giống CB1 được chọn lọc từ giống cải bắp Nhật Bản KK - Cross Bắt đầu chọn tạo từ năm 1980, được phép khu vực hóa năm 1986, được công nhận năm 1989 TGST ngắn hơn CB26, năng suất trung bình 30 - 35 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 40 tấn/ha, trọng lượng bắp 1,2 - 1,8 kg, phẩm chất ngon, cuốn chặt
Giống King 60 (K60): Là giống được chọn lọc từ bộ giống cải bắp nhập nội từ Nhật Bản Từ năm 1996 - 1999, giống này được khảo sát đánh giá tại Viện Cây Lương
Trang 27Thực và cây thực phẩm kết hợp khảo nghiệm và sản xuất thử ở một số địa phương Tiến hành khảo nghiệm chính quy năm 1998, công nhận tạm thời năm 1999 và công nhận chính thức năm 2000 King 60 là giống có TGST ngắn (trồng - thu hoạch 60 - 70 ngày), dạng hình đẹp, tán gọn, bắp tròn dẹt, năng suất cao (39 - 42 tấn/ha) Giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh, đặc biệt là bệnh thối nhũn
* Một số giống được trồng tại Lâm Đồng:
- Giống được trồng từ những năm 1960 - 1975: NS - cross, KY, KK - cross, OS
- cross, AS - cross, MS - cross
- Giống được trồng từ sau 1975 : NS - cross (Takii)
- Giống được trồng từ 1985 đến nay: Shogun (Tohoku), Green Coronet (Takii), Green Crown (Tokita)
- Các giống đã được trồng thử nghiệm tại Đà Lạt: T70, A72, A90, Resit Lake, Dragon, Paris, Grand 11, Early Shogun
Ở Việt Nam,những giống nhập ngoại như NS Cross, KY Cross thì khoảng cách trồng vụ sớm là 60 - 50 cm x 35 - 40 cm Chính vụ khoảng cách 60 x 40 - 50 cm, vụ muộn 60 x 40 cm Mật độ trồng 22.000 cây/ha (giống Hà Nội) và 28.000 - 30.000 cây
(các giống NS Cross, KY Cross) (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000), giống KK-Cross đạt năng suất cao nhất khi trồng ở mật độ 26.667 cây/ha (khoảng cách 60 cm x 50 cm) đạt 35 tấn/ha và kế đến là
ở mật độ 22.222 cây/ha (khoảng cách 60 cm x 60 cm) đạt 31,66 tấn/ha
Nguyễn Thị Kim Nhung (2009), tiến hành đề tài : Điều tra hiện trạng canh tác
và phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp tại thành phố Pleiku - Gia Lai và đánh giá hiệu
lực phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) của một số loài thuốc trừ sâu Kết quả
điều tra cho thấy nông dân tại Pleiku chủ yếu trồng 4 dạng giống chính là KK Cross, C35, C38, A76 Khoảng cách 40 cm x 50 cm được trồng phổ biến vì trồng khoảng cách này cây cải bắp cho trọng lượng trung bình phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Trương Thị Thu Hậu (2010), tiến hành đề tài : Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất của cây bắp cải trồng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Kết quả cho thấy giống cải bắp Shogun được trồng với mật độ 26.667 cây/ha
Trang 28Theo khuyến cáo của công ty giống Chiatai, đối với hai giống Grand 11 và Grand 22 nên trồng với khoảng cách 50 cm x 40 cm ứng mật độ 50.000 cây/ha
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo trồng cải bắp với khoảng cách 50 cm x 45 cm ứng với mật độ 44.444 cây/ha
Công ty giống cây trồng Thành Nông khuyến cáo bà con trồng giống cải bắp Green Nova, là giống cải bắp chủ lực tại tỉnh Lâm Đồng, trồng với khoảng cách 60 cm
x 45 cm ứng với mật độ là 37.037 cây/ha
Tuy nhiên, ngày nay người tiêu dùng cần trọng lượng bắp nhỏ hơn trước đây nên người trồng có xu hướng trồng dày hơn khuyến cáo Hiện nay tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, các hộ nông dân trồng chủ yếu là giống cải bắp Green Nova với mật độ 41.666 cây/ha (60 x 40 cm)
Tóm lại, tùy theo vùng, thời vụ, điều kiện canh tác, đất và giống mà bố trí khoảng cách và mật độ khác nhau Trồng thưa sẽ thu được trọng lượng bắp lớn nhưng
do số cây ít nên năng suất sẽ không cao Ngược lại trồng quá dày cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và sâu bệnh hại Do đó để chọn ra được tổ hợp giống ứng với mật độ trồng thích hợp cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai tại thị trấn Liên Nghĩa, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên 3 giống cải bắp ứng với 4 mật độ trồng
Trang 29Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1 Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012
- Ngày gieo: 07/02/2012
- Ngày trồng: 08/03/2012
- Ngày thu hoạch: 30/05/2012
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đã được thực hiện trên vùng đất đỏ Bazal tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách xa khu dân cư, sử dụng nguồn nước giếng để tưới
Đây là vùng đất chuyên canh rau, vụ trước trồng khoai tây Đất thích hợp cho
sự sinh trưởng của cây cải bắp
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1: Thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm
Tháng Nhiệt độ (o
(%)
Lượng mưa (mm)
Tổng số giờ nắng Trung bình Cao nhất Thấp nhất
Trang 30Độ ẩm trung bình giữa các tháng biến động từ 74 - 81 %, thấp nhất là tháng 2 (74 %), cao nhất là tháng 5 (81 %)
Lượng mưa trung bình của các tháng dao động trong khoảng từ 27,5 - 136,7
Thí nghiệm gồm 3 giống cải bắp: Green Nova, Grand 11, Grand 22
Giống Green Nova: Lá xanh đậm, dạng bắp tròn hơi dẹp, thời gian thu hoạch
90 - 95 ngày sau trồng, trọng lượng bắp 2 - 2,0 kg (Công ty giống Takii, 2012)
Giống Grand 11: Lá dày, bắp đóng chặt, dạng tròn hơi dẹp, kháng bệnh cháy lá tốt, trọng lượng bắp nặng 2 - 2,5 kg, thích hợp vùng cao nguyên (700 - 1200 m so với mực nước biển), thời gian thu hoạch 70 - 75 ngày sau trồng (Công ty giống Chiatai, 2012)
Giống Grand 22: Lá xanh đậm, bắp đóng chặt và hình cầu dẹp, thời gian thu hoạch 65 - 70 ngày sau trồng, trọng lượng bắp 2 - 2,5 kg, phù hợp vận chuyển đi xa (Công ty giống Chiatai, 2012)
3.4 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố, được bố trí theo kiểu lô sọc, 3 lần lặp lại, 12 nghiệm thức Yếu tố G là giống (gồm 3 mức: G1, G2, G3) và yếu tố M là mật độ (gồm 4 mức: M1, M2, M3, M4)
G1: Giống Green Nova
Trang 31Diện tích toàn khu thí nghiệm: 500 m2
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Giai đoạn vườn ươm:
- Ngày bắt đầu nảy mầm: Đếm khi có 15 % số hạt nảy mầm
- Ngày nảy mầm hoàn toàn: Đếm khi có 75 % số hạt nảy mầm
Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất:
- Đo chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Bắt đầu đo sau hồi xanh, 5 ngày đo 1 lần, 5 cây/ô TN theo 5 điểm chéo góc
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) = (chiều cao lần sau - chiều cao lần trước liền kề)/5
Trang 32Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) = (số lá lần sau - số lá lần trước liền kề)/5
- Động thái và tốc độ phát triển đường kính bắp: Đo khi cây bắt đầu cuốn, 5 ngày đo 1 lần, đo 3 chiều và lấy trung bình
Tốc độ phát triển đường kính bắp (cm/cây/ngày) = (đường kính bắp đo lần sau - đường kính bắp đo lần trước liền kề)/5
Quan sát các giai đoạn sinh trưởng (ngày sau trồng):
Giai đoạn từ lúc trồng đến hồi xanh: 50 % số cây/ô thí nghiệm hồi xanh
Giai đoạn từ hồi xanh đến trải lá: 50 % số cây/ô thí nghiệm trải lá
Giai đoạn từ trải lá đến cuốn bắp: 50 % số cây/ô thí nghiệm cuốn bắp
Giai đoạn từ cuốn bắp đến thu hoạch: 50 % số cây/ô thí nghiệm thu hoạch được
3.5 2 Tình hình sâu bệnh
Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng và tính tỷ lệ sâu bệnh hại
Tỷ lệ cây, lá bị sâu hại (%)= [(số cây, lá bị sâu) / (số cây, lá điều tra)]* 100
Tỷ lệ cây, lá bị bệnh hại (%) = [(số cây, lá bị bệnh) / (số cây, lá điều tra)]* 100
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất
Theo dõi tất cả các chỉ tiêu ở mỗi nghiệm thức là 5 cây/ lần lặp lại
- Tỷ lệ cây cuốn bắp/ô thí nghiệm
- Trọng lượng của 1 bắp (kg): theo dõi 5 cây/ô
- Năng suất bắp/12m2
(kg/ 12m2): thu toàn bộ số bắp/12m2
- Năng suất bắp lý thuyết (tấn/ha) = trọng lượng 1 bắp * số cây/ha
- Năng suất thực thu (tấn/ha) = [(Trọng lượng bắp/12m2
Trang 33Độ chặt bắp: Độ chặt biểu thị bằng hiệu số giữa chiều cao bắp và chiều cao thân trong so với số lá có trong thân bắp Tỷ lệ này càng nhỏ bắp cuốn càng chặt, trọng lượng bắp càng cao
Độ chặt của bắp được tính theo công thức:
P = (H - h)/n n: Số lá tạo thành bắp, chỉ tính những lá có chiều dài trên 2 cm
Cây giống trước khi trồng ra ruộng sản xuất đạt các tiêu chuẩn:
Số ngày gieo ươm: 30 ngày
* Lượng phân bón cho 1 ha/vụ
- Phân chuồng hoai mục: 30 m3
- Vôi bột: 1,5 tấn
- Phân vô cơ: 250 kg N, 150 kg P2O5, 200 kg K2O
* Lượng phân bón trên diện tích thí nghiệm:
- Phân chuồng hoai mục: 1,3 m3
- Vôi bột: 64,8 kg
- Phân vô cơ: 23,48 kg Urê, 40,5 kg Super lân, 18 kg K2SO4.
Trang 34- Bón lót: Rải toàn bộ vôi, lân khi cày đất; 1/5 lượng phân kali và bón toàn bộ lượng phân chuồng
- Sau trồng tưới ngày 3 lần thời gian từ sau hồi xanh đến khi thu hoạch
- Phòng trừ sâu bệnh hại trên cải bắp: Thường xuyên quan sát và phát hiện kịp thời sâu, chủ động phòng trị bệnh bằng cách phun các loại thuốc bảo vệ thực vật Luân phiên các loại thuốc, không phun định kỳ mà chỉ phun khi sâu mới xuất hiện, sử dụng đúng theo liều lượng đã khuyến cáo
3.7 Hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận (đồng) = Tổng thu - tổng chi
- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ tổng chi
3.8 Phương pháp xử lý số liệu
Đồ thị được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel Số liệu được thu thập và xử lý thống kê RCBD 2 Factor Strip Plots và trắc nghiệm phân hạng Duncan bằng phần mềm MSTATC
Trang 35Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Cây cải bắp được gieo ươm trong bầu đất cùng một thời điểm và cùng điều kiện chăm sóc, qua quá trình theo dõi nhận thấy ngày bắt đầu nảy mầm của giống Grand
11 và Green Nova (2 NSG), giống Grand 22 (3 NSG) Ngày nảy mầm hoàn toàn của giống Green Nova sớm nhất (5NSG) kế đến là giống Grand 11 (6NSG), muộn nhất là giống Grand 22 (7 NSG)
Cây con khi được 30 NSG lúc cây có từ 4 - 6 lá thì được đem cấy ra ruộng sản xuất Lúc này bộ rễ bị tổn thương làm cho khả năng hút nước và chất dinh dưỡng để
nuôi cây bị yếu đi, khi gặp nhiệt độ cao, nắng nóng làm cây bốc thoát hơi nước mạnh gây nên sự mất cân bằng nước trong cây, do vậy cây bị héo tạm thời Sau thời gian cây héo tạm thời cây bước vào gai đoạn hồi xanh Thời gian hồi xanh của cây ở các nghiệm thức không khác biệt và thời gian đó là 5 NST
Trang 364.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
4.1.1 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng tăng trưởng của cây Đó là quá trình hoạt động phân chia liên tục của mô phân sinh đỉnh, cây cao lên
để thực hiện chức năng của nó: như nâng đỡ, dẫn truyền và vận chuyển dinh dưỡng đến các bộ phận trong cây
Bảng 4.1a: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây
Trang 37Bảng 4.1b: Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây
ns: không có sự khác biệt về mặt thống kê CV: hệ số biến thiên
Qua bảng 4.1a và 4.1b cho thấy:
Giai đoạn 7 NST: Giai đoạn này giữa các giống có sự khác biệt về mặt thống
kê Giống Grand 11 có sự khác biệt có ý nghĩa so với giống Green Nova và Grand 22
Giống Grand 11 có chiều cao cây cao nhất đạt 8,0 cm, hai giống Green Nova và Grand
Trang 38chiều cao cây cao nhất đạt 7,9 cm, thấp nhất là mật độ 44.444 cây/ha Tổ hợp giống Grand 11 ứng với mật độ 41.666 cây/ha có chiều cao cây cao nhất đạt 8,5 cm, thấp
nhất là tổ hợp giống Grand 22 ứng với mật độ 44.444 cây/ha đạt 7,0 cm
Giai đoạn 12 - 22 NST: Qua quá trình theo dõi nhận thấy chiều cao cây vẫn cao
nhất ở giống Grand 11 (biến động từ 9,7 - 14,1 cm), thấp nhất là giống Green Nova (biến động từ 9,3 - 13,8 cm) Lúc này mật độ chưa ảnh hưởng tới tăng trưởng chiều cao cây, ở mật độ 37.037 cây/ha cho chiều cao cây cao nhất (biến động từ 9,8 - 13,8 cm), tổ hợp giống Grand 11 ứng với mật độ 41.666 cây/ha vẫn có chiều cao cao nhất (biến động từ 10,0 - 14,2 cm) và thấp nhất ở tổ hợp Green Nova ứng với mật độ 41.666 cây/ha (biến động từ 9,3 - 13,6 cm)
Giai đoạn 27 NST: Thời gian này chiều cao cây giữa các giống đã có sự khác
biệt về mặt thống kê, trong đó giống Grand 22 có sự khác biệt có ý nghĩa so với 2
giống còn lại Chiều cao cây cao nhất ở giống Grand 11 đạt 19,5 cm, thấp nhất là
giống Grand 22 đạt 17,8 cm vì giai đoạn này giống Grand 22 đã trải lá Tổ hợp giống Grand 11 ứng với mật đô 41.666 cây/ha có chiều cao cây cao nhất đạt 20,0 cm, thấp
nhất là tổ hợp giống Grand 22 ứng với mật độ 50.000 cây/ha
Giai đoạn 32 NST: Giai đoạn này chiều cao cao nhất vẫn là giống Grand 11 đạt 23,1 cm, thấp nhất là giống Grand 22 đạt 22,0 cm Cả 3 giống khi trồng ở mật độ 41.666 cây/ha có chiều cao cao nhất đạt 22,9 cm
Giai đoạn 37 NST: Giai đoạn này chiều cao cây giữa các giống có sự khác biệt
về mặt thống kê, chiều cao cây của giống Green Nova có sự khác biệt rất có ý nghĩa so
với 2 giống còn lại và chiều cao cây của hai giống Grand 11 và Grand 22 không có sự khác biệt lần lượt là 27,1 và 25,5 cm Giai đoạn này cả 3 giống trồng ở mật độ 41.666 cây/ha có chiều cao cao nhất đạt 27,7 cm, thấp nhất là mật độ 50.000 cây/ha đạt 26,8
cm Tổ hợp giống Green Nova ứng với mật độ 41.666 cây/ha có chiều cao cao nhất đạt 29,4 cm, thấp nhất là tổ hợp giống Grand 22 ứng với mật độ 44.444 cây/ha đạt 24,9
Trang 39lần lượt là 28,3 và 27,4 cm Trong 4 mật độ thí nghiệm thì mật độ 41.666 cây/ha có chiều cao cao nhất đạt 29,6 cm, thấp nhất là mật độ 37.037 cây/ha
Tóm lại, giống Green Nova có chiều cao cây cao nhất đạt 31,3 cm, cả 3 giống trồng ở mật độ 41.666 cây/ha cho chiều cao cao nhất đạt 29,6 cm, thấp nhất là mật độ 37.037 cây/ha (28,2 cm)
Hình 4.2: Toàn cảnh ruộng cải bắp giai đoạn 37 NST
4.1.2 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Tốc độ tăng trưởng phản ánh cây lớn nhanh hay chậm Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc
Qua hình 4.3, 4.4, 4.5 cho thấy:
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp nghiệm thức tăng nhanh nhất ở giai đoạn 22 - 27 NST vì thời kỳ này cây đã phục hồi, bắt đầu sinh trưởng bình thường, các lá mới bắt đầu ra và phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng chiều cao cao nhất là ở tổ hợp giống Grand 11 ứng với mật độ 41.666 cây/ha (G2M3) đạt 1,15 cm/cây/ngày
Trang 40Giai đoạn 37 - 42 NST: Giai đoạn này do các lá ở đỉnh sinh trưởng cuộn vào phía trong để chuẩn bị bước sang giai đoạn cuốn bắp, do đó tốc độ tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức giảm mạnh dao động từ 0,23 - 0,57 cm/cây/ngày
Hinh 4.3 Ảnh hưởng của giống và mật độ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của
giống Green Nova