1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM (Aloe vera L.) TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

108 657 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Vào những năm gần đây, sau khi khoa học đã khám phá ra công hiệu của nha đam trong lĩnh vực y dược thì việc trồng và sản xuất các chế phẩm từ nha đam như thuốc, thực phẩm chức năng, nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ GIỐNG ĐẾN SINH

TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM (Aloe vera L.)

Trang 2

i

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ GIỐNG ĐẾN SINH

TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM (Aloe vera L.)

Giáo viên hướng dẫn:

PGS TS LÊ QUANG HƯNG

Tháng 07/2012

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lời biết ơn vô vàn đến Bà, Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng cho con có ngày hôm nay Các anh chị đã luôn bên cạnh chăm sóc và lo lắng cho em Xin chân thành cảm ơn:

Thầy PGS.TS Lê Quang Hưng, Trưởng bộ môn Cây công nghiệp, khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm và Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học

Quý Thầy Cô trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua

Tập thể lớp DH08NH, cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó và giúp sức cùng tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài

Cuối cùng một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thao

Trang 4

iii

TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ THAO, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, tháng 7/2012

Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến sinh trưởng,

năng suất cây nha đam (Aloe vera L.) trồng tại Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh Được

tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012, tại trại thực nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split - Plot Design), khối đầy

đủ ngẫu nhiên RCBD, 3 lần lặp lại, trong đó lô chính có 3 mức phân đạm: 20 kg N/ha/năm(N1), 40 kg N/ha/năm (N2), 60 kg N/ha/năm (N3); lô phụ 4 giống: giống

Mỹ 1 (V1), giống Mỹ 2 (V2), giống Thái 1 (V3), giống Thái 2 (V4)

Kết quả thí nghiệm thu được như sau:

Tổ hợp phân đạm 60 kg N/ha/năm và giống Thái Ninh Thuận cho năng suất trên

ô (12,50 kg) và hiệu quả kinh tế thu được trên ô (37.233 đồng) cao nhất Tổ hợp phân đạm 40 kg N/ha/nămvà giống Thái Ninh Thuận có năng suất trên ô (11,23 kg) và hiệu quả kinh tế (33.512 đồng) đứng thứ hai Tổ hợp phân đạm 20 kg N/ha/nămvà giống

Mỹ Bình Chánh cho năng suất trên ô (5,25 kg) và hiệu quả kinh tế (15.661 đồng) thấp nhất

Tổ hợp phân đạm 40 kg N/ha/năm và giống Mỹ Bình Chánh cho số lá trên cây cao nhất (11,40 lá/cây) Thấp nhất là tổ hợp phân đạm 60 kg N/ha/nămvà giống Thái Bình Dương (9,75 lá/cây)

Tổ hợp phân đạm 60 kg N/ha/năm và giống Thái Ninh Thuận cho chiều rộng lá (5,84 cm) và chiều dày lá (1,83 cm) lớn nhất trong tất cả các tổ hợp

Trọng lượng lớn nhất của lá thu hoạch cao nhất ở tổ hợp phân đạm 60 kg N/ha/nămvà giống Thái Ninh Thuận (205, 3 g)

Tóm lại, mức phân đạm 60 kg N/ha/nămáp dụng trên giống Thái Ninh Thuận cho cây nha đam sinh trưởng tốt, năng suất và lợi nhuận kinh tế cao nhất Khuyến cáo nên sử dụng giống Thái Ninh Thuận kết hợp mức phân đạm 60 kg N/ha/nămvào trong sản xuất

Trang 5

iv

MỤC LỤC

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về cây nha đam 3

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố 3

2.1.2 Đặc điểm thực vật học 4

2.1.3 Yêu cầu sinh thái 5

2.1.4 Sâu bệnh hại trên cây nha đam 5

2.2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây nha đam 6

2.2.1 Nguyên tố đa lượng 7

2.2.2 Nguyên tố vi lượng 7

2.3 Phương pháp nhân giống nha đam 7

2.3.1 Phương pháp nhân giống hữu tính 7

2.3.2 Phương pháp nhân giống vô tính 8

2.4 Sơ lược giá thể trồng nha đam 8

2.4.1 Tro trấu 9

2.4.2 Phân bò 9

Trang 6

v

2.5 Giá trị của cây nha đam 9

2.5.1 Giá trị dinh dưỡng 9

2.5.2 Giá trị sử dụng 12

2.6 Tình hình sản xuất 13

2.6.1 Tình hình sản xuất nha đam trên thế giới 13

2.6.2 Tình hình sản xuất nha đam ở Việt Nam 14

2.7 Sơ lược các giống nha đam được trồng ở Việt Nam 15

2.8 Các nghiên cứu về phân bón trên cây nha đam 16

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 18

3.1 Thời gian và địa điểm 18

3.2 Điều kiện tự nhiên tại khu vực bố trí thí nghiệm 18

3.3 Vật liệu thí nghiệm 19

3.3.1 Giống nha đam 19

3.3.2 Thành phần giá thể tiến hành thí nghiệm 19

3.3.3 Phân bón 19

3.3.4 Vật liệu khác 20

3.4 Phương pháp thí nghiệm 20

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 20

3.4.2 Qui mô thí nghiệm 20

3.4.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21

3.5 Quy trình kỹ thuật trồng 21

3.5.1 Tiêu chuẩn cây con giống 21

3.5.2 Thời vụ trồng 21

3.5.3 Chuẩn bị giá thể và vào bầu 21

3.5.4 Trồng 21

3.5.5 Tưới nước 22

3.5.6 Chăm sóc, phòng trừ cỏ dại 22

3.5.7 Bón phân 22

3.5.8 Thu hoạch 23

3.5.9 Phòng trừ sâu bệnh hại 23

Trang 7

vi

3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 23

3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 23

3.6.2 Chỉ tiêu sâu bệnh hại 24

3.6.3 Các đặc trưng về hình thái lá nha đam 24

3.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 24

3.6.5 Chỉ tiêu kinh tế 24

3.7 Xử lý số liệu 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến sinh trưởng cây nha đam 25

4.1.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số lá trên cây nha đam 25

4.1.2 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến chiều dài lá nha đam 28

4.1.3 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến chiều rộng lá nha đam 32

4.1.4 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến độ dày lá nha đam 35

4.1.5 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số cây con trên một chậu 39

4.2 Đánh giá tỷ lệ sâu bệnh hại của các giống nha đam 40

4.2.1 Sâu hại chính 41

4.2.2 Bệnh hại chính 41

4.3 Các đặc trưng về hình thái lá nha đam 42

4.3.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số cặp gai trên lá nha đam 42

4.3.2 Ảnh hưởng của phân đạm đến màu sắc lá của các giống nha đam 44

4.4 Ảnh hưởng phân đạm và giống đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 44 4.4.1 Số lá thu hoạch trung bình trên cây 44

4.4.2 Trọng lượng trung bình lá thu hoạch trên cây 46

4.4.3 Trọng lượng trung bình một lá thu hoạch 47

4.4.4 Trọng lượng lớn nhất của lá thu hoạch trên cây 49

4.4.5 Năng suất thực tế trên ô 50

4.5 Chỉ tiêu kinh tế 52

4.5.1 Tổng chi phí đầu tư cho một ô cơ sở 52

4.5.2 Hiệu quả kinh tế 53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

Trang 8

vii

5.1 Kết luận 55

5.2 Đề nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 58

Phụ lục 1: Một số hình ảnh thí nghiệm 58

Phụ lục 2: Bảng đơn giá một số vật liệu thí nghiệm 61

Phụ lục 3: Số liệu xử lý thống kê 62

Phụ lục 4: Kết quả xử lý thống kê 72

Trang 9

viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

CV : Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Et al : Cộng tác viên (and others)

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hàm lượng đường trong gel nha đam 10

Bảng 2.2 Hàm lượng các acid amin trong lá nha đam 11

Bảng 2.3 Sterol và triterpenoid trong lá nha đam 11

Bảng 3.1 Tình hình thời tiết khu vực TP HCM 18

Bảng 3.2 Thành phần giá thể tro trấu và phân bò theo tỉ lệ 3:1 19

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số lá trên cây (lá/cây) 25

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến chiều dài lá nha đam (cm) 28

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến chiều rộng lá nha đam (cm) 32

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến độ dày lá nha đam (cm) 35

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số cây con trên một chậu (cây/chậu) 39

Bảng 4.6 Tỷ lệ bệnh đốm ruồi (%) 41

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số gai trên lá nha đam(cặp/lá) 42

Bảng 4.8 Số lá thu hoạch trung bình trên cây (lá/cây) 45

Bảng 4.9 Trọng lượng trung bình lá thu hoạch trên cây (g/cây) 46

Bảng 4.10 Trọng lượng trung bình 1 lá thu hoạch (g) 48

Bảng 4.11 Trọng lượng lớn nhất của lá thu hoạch trên cây (g) 49

Bảng 4.12 Năng suất thực tế/ô (kg) từ ngày 25/4/2012 đến ngày 20/6/2012 50

Bảng 4.13 Chi phí đầu tư cho một ô cơ sở (đồng/ô) 52

Bảng 4.14 Tổng chi phí đầu tư cơ bản cho một ô cơ sở (đồng/ô) 53

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế (đồng) 53

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm thời điểm 35 NST 58

Hình 1.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm thời điểm 135 NST 58

Hình 1.3 Giống Mỹ Bình Dương (V1) ở ba mức đạm 135 NST 58

Hình 1.4 Giống Mỹ Bình Chánh (V2) ở ba mức đạm 135 NST 58

Hình 1.5 Giống Thái Bình Dương (V3)ở ba mức đạm 135 NST 58

Hình 1.6 Giống Thái Ninh Thuận V4 ở ba mức đạm 135 NST 58

Hình 1.7 Bốn giống nha đam ở mức đạm 20 kg N/ha/năm (N1) 135 NST 59

Hình 1.8 Bốn giống nha đam ở mức đạm 40 kg N/ha/năm (N2) 135 NST 59

Hình 1.9 Bốn giống nha đam ở mức đạm 60 kg N/ha/năm (N3) 135 NST 59

Hình 1.10 Triệu chứng bệnh thối nhũn trên cây nha đam 59

Hình 1.11 Triệu chứng bệnh đốm ruồi trên lá nha đam 59

Hình 1.12 Đo chỉ tiêu chiều dài lá 60

Hình 1.13 Đo chỉ tiêu chiều rộng lá 60

Hình 1.14 Đo chỉ tiêu độ dày lá 60

Trang 12

giữa đông và tây y, để được mọi ngành y học cùng sử dụng là cây nha đam (Aloe vera L.) Ở Việt Nam, từ lâu nha đam thường được trồng khá nhiều tại những nhà yêu thích cây kiểng Trong dân gian cũng coi cây nha đam như một loại thuốc dân gian cổ truyền Vào những năm gần đây, sau khi khoa học đã khám phá ra công hiệu của nha đam trong lĩnh vực y dược thì việc trồng và sản xuất các chế phẩm từ nha đam như thuốc, thực phẩm chức năng, nước giải khát, mỹ phẩm được đẩy mạnh

Nha đam có nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ nước ta Loại cây này đặc biệt phù hợp với vùng cát ven biển, thích nghi khí hậu khô nóng Nhiều hộ nông dân vùng đông nam bộ đã áp dụng trồng nha đam trong chậu Mô hình giúp nông dân dễ chăm sóc, tiết kiệm diện tích và chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây Nha đam cho phẩm thu hoạch quanh năm Bên cạnh mục đích thu hoạch lá, trồng nha đam còn để làm cây cảnh Khi mở rộng quy mô trồng nha đam thì không cần tốn chi phí cho khâu giống do cây nha đam tự đẻ cây con Nha đam là loại cây dễ trồng, có thời gian cho thu hoạch ngắn và lợi nhuận ổn định.Đây là hướng đi mới giúp nông dân tăng thêm thu nhập và quan trọng hơn là nhân rộng được một loại cây trồng thích hợp, hiệu quả Hiện nay, hai giống nha đam được trồng với mục đích thương mại là giống Mỹ

và giống Thái Đây là hai giống có kích thước lá to phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Qua ghi nhận thực tế sản xuất, cây nha đam chỉ mới đưa vào sản xuất như một cây trồng nông nghiệp trong những năm gần đây Ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu trong quy trình kỹ thuật canh tác nha đam Việc bón phân cho cây chủ yếu dựa vào

Trang 13

2

kinh nghiệm và thường xuyên lạm dụng phân đạm để bón thúc cho cây Do vậy việc xác định mức phân đạm cần thiết cho các giống nha đam để cây sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao là điều rất cần thiết

Trước thực tế đó, đề tài: “Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến sinh trưởng,

năng suất cây nha đam (Aloe vera L.) trồng tại Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh” đã được

Thí nghiệm tiến hành trong thời gian ngắn từ tháng 1/2012 đến 6/2012

Đề tài không phân tích thành phần hóa học trong lá nha đam

Trang 14

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây nha đam

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố

Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên khoa học là Aloe vera L hoặc Aloe

barbadensis Mill , thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae) Theo Alessandro Bassetti và

Stefano Sala (2005), các nhà khảo cổ vào cuối thế kỷ 19 đã tìm thấy trong các tài liệu

cổ xưa của người Sumeri viết bằng chữ hình nêm trên các phiến đá nung ở thành phố Nippur cho thấy người cổ xưa đã biết sử dụng các lá cây nha đam làm thuốc tẩy xổ Sách thuốc cổ Ai Cập (3500 năm trước Công Nguyên) được khai quật vào năm 1858

đã chỉ dẫn cách dùng nha đam để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón Khi Đại đế Alexander chinh phục Ai Cập vào năm 332 trước Công Nguyên, ông đã nghe nói đến một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài khơi Somalia Và cây này chính là nha đam

Cho đến nay, có rất nhiều tài liệu giải thích nguồn gốc phát sinh cây nha đam nhưng vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác Hầu hết các nhà thực vật học đã đồng ý rằng cây nha đam có nguồn gốc ở vùng khí hậu nóng và khô của châu Phi Do khả năng thích nghi của cây và nhu cầu con người mà ngày nay loài cây này có thể được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu nóng ấm trên thế giới Nha đam có nhiều tên khoa

học khác nhau: Aloe barbadensis Mill., Aloe indica Royle, Aloe perfoliata L var vera

và Aloe vulgaris Lam Nha đam được Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753

với tên gọi Aloe perfoliata var vera và được Nicolaas Laurens Burman mô tả lại vào năm 1768 là Aloe vera Philip Miller mô tả với tên gọi Aloe barbadensis Tên Aloe

vera được chính thức công nhận bởi Quy ước quốc tế về danh xưng thực vật và Aloe

barbadensis được xem là một tên đồng nghĩa

Aloe vera được đưa đến châu Mỹ sau cuộc thám hiểm của Columbus và Vespucci Với khí hậu nóng và ẩm ở vùng Trung Mỹ cũng như vùng Caribbean rất

Trang 15

4

thích hợp cho cây phát triển Sau năm 1950, nha đam bắt đầu phát hiện ở các vùng trung tâm và nam Hoa Kỳ như Texas, Arizona, Florida và có xu hướng lan rộng đến Mexico và toàn Nam Mỹ Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của nha đam thì diện tích trồng càng phát triển tại Hoa Kỳ Trên thế giới, nha đam được tìm thấy nhiều ở Mexico, các quốc gia ở Đông Á, Ấn Độ, Nam Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribbean, Úc và châu Phi

Ở nước ta, đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đem nha đam vào trồng tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa xuất sang châu Âu Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì không xuất được nữa nên nha đam trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong trào trồng nha đam được khôi phục

và phát triển Ngoài ra diện tích nha đam còn được mở rộng ra các vùng ở Đông Nam

Bộ như các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương

2.1.2 Đặc điểm thực vật học

Nha đam thuộc loại cây nhỏ, sống lâu năm, gốc thân hóa gỗ, ngắn Thường thì sự tăng chiều dài thân nha đam diễn ra rất chậm nên mặc dù cây nha đam đã trưởng thành nhưng phần thân của cây vẫn còn nằm rất gần mặt đ ất Thân cao tối đa khoảng 60 -

100 cm trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên

Rễ chùm, phát triển cạn

Lá dạng bẹ có hình mũi mác dày Lá không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, có màu từ lục nhạt đến lục đậm Màu sắc và hình dạng lá là cơ sở để phân biệt giống Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn Độ cứng của lá, mặt trên của lá có nhiều đốm không đều, các đốm này xuất hiện tùy giống và tùy độ tuổi của lá Lá dài từ

30 - 60 cm Lá nha đam có cấu tạo gồm ba lớp:

- Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, khá dày có chức năng bảo vệ lá

- Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển , chứa chất sáp màu vàng với hàm lượng cao của aloin và các anthraquinone

- Lớp trong cùng là một khối nguyên phi lê , gồm các tiểu cấu trúc lục giác chứa

dịch lỏng của phi lê Nó chính là gel Aloe vera

Nha đam phát hoa ở nách lá Hoa thường nở vào mùa thu hoặc mùa hè Cuống hoa có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa xếp so le nhau và rũ xuống, hoa hình

Trang 16

2.1.3 Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: nha đam đòi hỏi nhiệt độ cao, khoảng trên 30oC để phát triển tốt Cây không chịu được nhiệt độ lạnh giá, nhiệt độ dưới 6oC cây không sinh trưởng được

Ẩm độ: Nha đam là một loài thực vật có lá mọng nước , thích nghi chủ yếu tại các khu vực khô hạn , bán khô hạn và không chịu được n gập úng Cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc khô Cây thích ứng khi trồng trên đất cát tại những vùng có lượng mưa từ 50 - 300 mm.năm-1

Ánh sáng: Cây có thể sống được trong điều kiện nóng với ánh sáng mạnh Nhưng tốt nhất là trồng dưới bóng râm có 50% ánh sáng

Đất đai: Nha đam có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng phải đảm bảo quản lý được độ ẩm đất Cây thích hợp với pH đất tương đối cao Cây chịu được hạn nhưng lại phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm trong đất vừa phải Nếu đất quá ẩm và nhiệt

độ thấp, cây rất dễ bị úng và chết Do đó, đất trồng thích hợp phải cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước Nha đam có thể sống được ở những nơi núi đá , đất cằn cỗi Gần đây, mô hình trồng nha đam trong chậu đang có xu hướng mở rộng Giá thể sử dụng là tro trấu và phân bò Giá thể này đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng

và phát triển bình thường của cây nha đam

2.1.4 Sâu bệnh hại trên cây nha đam

Sâu xám (Agrotis ypsilon Huf.) hay còn gọi là sâu đất: sâu non mới nở thường bò lên đọt non và gặm lớp vỏ xanh bên ngoài trên mặt lõm của những lá non, để lại những chỗ khuyết nhỏ trên mặt lá nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng lá Khi sâu lớn gặm khuyết từng mảng lớn trên mặt lá, sâu gặm sâu vào lớp gel bên trong và có thể làm cho lá bị gãy ngang Sâu thường gây hại vào sáng sớm hoặc chiều mát, do đó thường xuyên theo dõi để bắt kịp thời Ban ngày, sâu ẩn nấp trong cỏ nên cách tốt nhất

là làm sạch cỏ trong vườn Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu vì cây nha đam cho thu hoạch liên tục

Trang 17

6

Rệp sáp là loài côn trùng gây hại chủ yếu trên nha đam nhưng không đáng kể Chúng thường sống tập trung thành những đám trắng, chích hút làm lá nha đam khô và quăn lại Biện pháp phòng trừ là thường xuyên theo dõi, khi phát hiện thì bắt thủ công Bệnh đốm ruồi (Leaf spot): bệnh chưa xác định được tác nhân gây bệnh, vết bệnh đốm tròn màu nâu hoặc màu đen trên lá Đây là một trong số những vấn đề đáng quan tâm trong việc trồng nha đam Màu đen là do quá trình oxy hóa các chất phenolic trong nhựa cây đánh dấu các khu vực bị ảnh hưởng Sau khi hình thành , các đốm đen này tồn tại vĩnh viễn và làm mất gi á trị cảm quan của lá nha đam Hiện tại không có thuốc đặc trị nên đề phòng bệnh là lựa chọn tốt nhất: khi tưới tránh để nước đọng trên lá Sắp xếp nha đam sao cho có nhiều không khí lưu thông và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Bệnh thối nhũn (base rot): Ở nước ta chưa có tài liệu nói về tác nhân gây bệnh này Bệnh xuất hiện trong điều kiện đất có ẩm độ cao Vết bệnh ban đầu xuất hiện là

những vết thối màu vàng nâu ở vị trí gốc lá hoặc thân lá trưởng thành Bệnh lây lan làm lá thối và rũ xuống Có thể dẫn đến rụng lá một phần hoặc toàn bộ lá Đôi khi bệnh phát triển rất nhanh và làm chết cây Theo Ayodele và IIondu (2008), thí nghiệm phân lập các loại nấm gây bệnh thối nhũn tại vùng Niger Delta ở Nigeria phát hiện các

loại nấm và tỷ lệ phần trăm xuất hiện là Aspergillus verocosa 28,03%, Fusarium

oxysporium 24.24%, Plectosphaerella cucumerina 16,67%, Mammeria ehinobotryoides 15,91% và Torula herbatium 15,15% Trong đó nấm Plectosphaerella

cucumerina là tác nhân làm cho bệnh phát triển và biểu hiện toàn bộ triệu chứng nhanh nhất sau 6 ngày cấy Ở nước ta, bệnh này gây thiệt hại nặng ở vùng Ninh Thuận Biện pháp phòng chủ yếu là hạn chế ẩm độ đất Khi bệnh xuất hiện chỉ có biện pháp là nhổ bỏ

2.2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây nha đam

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh lý lâu dài của cây nha đam Trong điều kiện tất cả các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng đều tốt thì dinh dưỡng đầy đủ sẽ thúc đẩy sinh trưởng của cây và nâng cao hiệu quả kinh tế Một

sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố dinh dưỡng là nguyên nhân của sự sinh trưởng không bình thường của cây

Trang 18

7

2.2.1 Nguyên tố đa lượng

Đạm, lân, kali là ba nguyên tố đa lượng chính mà cây nha đam sử dụng nhiều nhất để tăng trưởng và tích lũy vật chất Chúng bổ sung lẫn nhau để thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây

2.2.1.1 Đạm

Nha đam là cây cho thu hoạch lá do vậy nhu cầu đạm là rất quan trọng Nitrogen

là nguyên tố có tác dụng làm cây nha đam ra lá nhiều, tăng trưởng nhanh Tuy nhiên, không bón nhiều đạm cho cây con vì cây sẽ rất dễ bị úng và chết Khi đã vào giai đoạn cho thu hoạch, bón phân đạm cho cây cân đối để đảm bảo dư lượng đạm trong lá Bón

ít phân đạm cây sẽ còi cọc, lá màu xanh nhạt và kích thước nhỏ, chiều dày lá mỏng

2.2.1.2 Lân

Phân lân có tác dụng kích thích sự ra rễ, tạo điều kiện giúp cây hấp thu các chất dinh dưỡng khác Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây Nếu thiếu lân cây nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng kém, rễ chậm phát triển

2.2.1.3 Kali

Kali làm cây cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường số bó mạch trong thân cây, tích lũy dưỡng chất Nếu bón quá nhiều kali, cây sẽ thừa kali làm cho lá trở nên vàng úa, đọt non không phát triển Còn thiếu kali thì cây không phát triển do không hấp thu được dưỡng chất

2.2.2 Nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng tuy không quan trọng nhưng cũng cần thiết cho cây nha đam Trong các loại phân bón người ta thường thấy có sulfur, calcium, magie, sắt, đồng, kẽm, molipden, bor Thiếu thừa hay sai lệch đều gây nên những rối loạn và bệnh khác nhau Các nguyên tố vi lượng không chỉ trực tiếp tham gia cấu trúc tế bào thực vật mà còn là chất xúc tác, kích thích các chuỗi phản ứng sinh học giúp cây phát triển

2.3 Phương pháp nhân giống nha đam

Cây nha đam có 2 phương pháp nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân giống

vô tính

2.3.1 Phương pháp nhân giống hữu tính

Phương pháp nhân giống hữu tính cây nha đam là sử dụng hạt để gieo Tuy nhiên, quả nha đam thuộc loại quả nang, quả khi khô sẽ rất dễ bị nứt ra Mặt khác, hạt

Trang 19

8

nha đam có kích thước rất nhỏ, do vậy rất khó để có thể sưu tập hạt để nhân giống Phương pháp này rất ít sử dụng vì hạn chế trong việc thu thập hạt giống, bên cạnh đó thời gian sản xuất cây giống kéo dài và chăm sóc khó khăn, không thể đảm bảo chất lượng cây giống đầu ra

2.3.2 Phương pháp nhân giống vô tính

Trong dân gian, nông dân thường lấy cây con mọc từ gốc cây mẹ để làm cây giống cho sản xuất Số lượng cây con nảy sinh từ một gốc cây mẹ tùy thuộc vào giống, điều kiện dinh dưỡng trong đất và tuổi của cây mẹ Tuy nhiên nếu để cây con quá nhiều trên một gốc cây mẹ thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây

mẹ Cây con trên cây mẹ được hai tháng tuổi thì có thể đem trồng Một phương pháp khác để nhân giống cây nha đam là cắt bỏ đọt cây mẹ Một năm sau xung quanh cây

mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều cây con Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể tách rời cây

mẹ và ươm trong vườn Cây đủ tiêu chuẩn trồng khi cao khoảng 20 – 25 cm Khi lấy cây con từ vườn ươm, nên cẩn thận lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con Để cây con trong mát 2 - 3 ngày, sau đó đem ra trồng thì

tỉ lệ sống cao hơn

Trong những năm gần đây, công nghệ nhân giống in vitro cây nha đam đã được

rất nhiều các nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới quan tâm Nguồn mẫu

nuôi cấy ban đầu được sử dụng là đỉnh sinh trưởng (Campestrini et al., 2006), đoạn thân (Trần Thị Liên et al, 2005; Hashemabadi, Kaviani, 2008; Mitra, Pal, 2009, Kalimuthu et al , 2010) (Trích dẫn bởi Trương Thị Bích Phượng et al., 2010) Cây in

vitro hoàn chỉnh cao 4,0 - 4,5 cm có 4 – 6 lá và 3 - 5 rễ Cây sau khi lấy khỏi bình nuôi cấy được trồng ra môi trường ngoài Giá thể hỗn hợp cát và đất thịt (tỷ lệ 1:1) thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây mô, tỷ lệ sống của cây đạt 75% (Trương Thị Bích

Phượng et al., 2010) Phương pháp nhân giống tạo ra cây giống chất lượng tốt, cho hệ

số nhân giống rất cao, sản xuất quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ, cần ít diện tích sản xuất và vật liệu nhân giống Mặt khác,việc vận chuyển cây giống đi xa thuận tiện, tổn thất ít

2.4 Sơ lược giá thể trồng nha đam

Nha đam được trồng trực tiếp trên đất hoặc trong chậu Với mô hình trồng trong chậu, nha đam được trồng trên nền giá thể tro trấu và phân bò Qua thực tế sản xuất,

Trang 20

Ở nước ta, trấu là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ tiền Chính vì thế, trấu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nhiên liệu đốt, lọc nước, làm củi trấu và ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp như giá thể trồng nấm và tro trấu làm chất độn trong

sản xuất nông nghiệp Trong tro có 1 – 30% K2O và 0,6 – 1,9% P2O5 Kali trong tro dễ

hòa tan Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng với hàm lượng tương đối cao

(Đường Hồng Dật, 2002)

2.4.2 Phân bò

Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng như phân hóa học, nhưng phân chuồng nói chung và phân trâu bò nói riêng có những tác dụng mà không một loại phân hóa học nào có được Phân luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali, canxi, magie, natri,…tuy nhiên hàm lượng không cao Phân tích thành phần dinh dưỡng của phân trâu bò thấy rằng trong phân chứa 83% H2O, 0,29% N, 0,17% P2O5, 1% K2O, 0,35% CaO, 0,13% MgO (Đường Hồng Dật, 2002) Trong phân trâu bò còn

có một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Mn, Zn, Co, Mo Phân trâu bò cung cấp một lượng mùn lớn cải tạo lý – hóa tính của đất khi bón vào đất Trong thí nghiệm này, phân trâu bò làm tăng độ tơi xốp của giá thể tạo điều kiện cho rễ phát triển và hấp thu các chất dinh dưỡng Lưu ý rằng phân trâu bò phải được ủ trước khi sử dụng để đảm bảo rằng nhiệt độ cao trong quá trình ủ phân có thể tiêu diệt được các hạt

cỏ dại, kén nhộng côn trùng, bào tử nấm, vi khuẩn và hạn chế các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động mạnh ở giai đoạn đầu cạnh tranh chất dinh dưỡng với vây trồng

2.5 Giá trị của cây nha đam

2.5 1 Giá trị dinh dưỡng

Các phân tích hóa học của lá nha đam bắt đầu sau năm 1950 bằng cách ly trích các thành phần hoạt động chính từ nước ép nha đam Lá nha đam chứa 99 - 99,5% là nước, pH trung bình khoảng 4,5 Phần chất khô còn lại chứa trên 75 thành phần khác

Trang 21

10

nhau bao gồm vitamin, khoáng, enzyme, đường (chiếm 25% hàm lượng chất khô), các hợp chất của phenolic, anthraquinone, lignin, saponin (chiếm 3% hàm lượng chất khô), sterol, acid amin, acid salicylic… Thành phần rất quan trọng của nha đam là hai aloin: Barbaloin và Isobarbaloin Chúng tạo nên tinh thể aloin được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học

Theo nghiên cứu, nha đam là một loại thực vật giàu vitamin trừ vitamin D, đặc biệt là các vitamin chống oxy hóa (beta-carotene), C và E và thậm chí có một lượng nhỏ vitamine B12, một trong những vitamin mà nguồn thực vật có rất ít Điều này rất

có lợi cho những người ăn chay

Cơ thể con người cần rất nhiều chất khác nhau để tổng hợp năng lượng duy trì hoạt động sống Mặc dù các khoáng chất và các yếu tố vi lượng chỉ cần với lượng rất nhỏ nhưng chúng có vai trò rất cần thiết cho hoạt động của các hệ thống enzyme khác nhau trong quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể Các khoáng chất được tìm thấy

trong gel nha đam gồm Ca, Cr, Cu, Mg, K, Na, Al, Fe, Zn Trong thành phần hóa học của lá nha đam còn chứa các enzyme xúc tác chẳng hạn như bradykinase giúp giảm viêm khi bôi lên da và tác dụng làm giảm đau

Trong gel nha đam chứa một lượng tương đối các loại đường từ đơn giản đến phức tạp Các thành phần này có vai trò rất quan trọng việc ứng dụng làm nguyên liệu

(Nguồn: G R Waller, S Mangiafico and C R Ritchey,1978)

Cơ thể con người chúng ta cần 22 axit amin, trong khi đó gel từ lá nha đam đã có thể cung cấp 20 trong số này Điều quan trọng hơn là gel nha đam cung cấp 7 trong 8 axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp

Trang 22

(Nguồn: G R Waller, S Mangiafico and C R Ritchey,1978)

Các thành phần khác trong lá nha đam còn có axit béo, cholesterol, campersterol

và ß-sitosterol cũng là các chất có tác dụng chống viêm, giảm đau Chính vì vậy nha đam điều trị có hiệu quả cao đối với bỏng, vết cắt, vết xước, trầy da, phản ứng dị ứng, viêm khớp, khó tiêu, viêm loét, cộng với nhiều tình trạng viêm nhiễm của hệ thống tiêu hóa và các cơ quan nội tạng khác, bao gồm dạ dày, ruột non, đại tràng, gan, thận

và tuyến tụy ß-sitosterol cũng là tác nhân mạnh mẽ giúp giảm lượng cholesterol có hại, ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Bảng 2.3 Sterol và triterpenoid trong lá nha đam

Sterol hay triterpenoid Hàm lượng chất khô trong lá ( mol/g)

Trang 23

12

Mặt khác, trong lá nha đam có chứa ít nhất 23 polypeptids (chất kích thích miễn dịch) nên nước ép nha đam có thể giúp kiểm soát một loạt các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch và rối loạn Polypeptids kết hợp với các anthraquinone có tác dụng chống ung thư aloe emodin và aloe lectin, giải thích khả năng của nha đam trong việc

kiểm soát các bệnh ung thư

2.5.2 Giá trị sử dụng

Khi khoa học phát triển, nhiều công trình nghiên cứu tìm ra công dụng cây nha đam trong việc chữa trị bệnh cho con người Thành phần Barloin trong lá nha đam thuộc nhóm anthraquinon có ảnh hưởng sâu sắc lên ruột Nó làm tăng nhu động ruột

và là một thuốc có tác dụng nhuận tràng cao Chính vì thế nha đam được ứng dụng trong sản xuất thuốc xổ Tại Đức, hàm lượng chất chiết xuất từ lá cây nha đam khô được sử dụng như thuốc nhuận tràng trước phẫu thuật trực tràng cũng như điều trị trĩ Theo Waller (1978), phần vỏ và nhựa của cây nha đam có chứa nhiều acid amin

tự do, các đường đơn, β-Sitosterrol, lupeol, trong số đó β-sitosterrol có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterrol trong máu , lupeol làm giảm đau và chống các vi sinh vật Ứng dụng trong thực tế, dân gian lấy thạch nha đam đắp lên vết bỏng, các vết thương phần mềm để làm dịu vết thương rất có hiệu quả Gel nha đam được xem như

là một loài dược thảo phổ biến được công nhận tại Mỹ hiện nay Nó được sử dụng để làm giảm nhiệt đốt, cháy nắng

Mặt khác, trong thành phần lá nha đam còn có các loại vitamin Đây là một ứng dụng quan trọng của nha đam trong sản xuất mỹ phẩm như các sản phẩm dưỡng da, kem, gel và dầu gội đầu

Từ cuối năm 1980 và cả thập niên 1990, đứng trước đại dịch AIDS, các bác sĩ đã liên tưởng đến vị thuố c nha đam, các nhà khoa học Mỹ đã tập trung vào nghiên cứu các bài thuốc nha đam và một số báo cáo rất khả quan về khả năng kìm hãm , tiêu diệt HIV của nha đam Qua đó họ cũng đã phát hiện ra nha đam còn có khả năng khống chế bệnh ung thư

Ngày nay các chiết xuất từ nha đam được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất bào chế dược liệu và thực phẩm chức năng, mỹ phẩm Dược thảo Aloe Vera do viện Trường sinh (Forever Living Products) bào chế và sản xuất, đã được Hội đồng Khoa học Quốc gia hoa Kỳ về Aloe Vere công nhận là giữ được nguyên vẹn chất

Trang 24

Bên cạnh đó, công nghiệp còn sản xuất ra các sản phẩm từ nha đam nguyên lá Chủ yếu các sản phẩm này được ứng dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm,

ít được ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm như là một sản phẩm được sử dụng thoải mái, bởi vì trong sản phẩm đi từ nha đam nguyên lá có thể còn sót lại hàm lượng Aloin gây ảnh hưởng xấu đến giá trị cảm quan của sản phẩm và với liều lượng không thích hợp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Aloin là nhựa đắng, màu vàng tiết ra từ lá nha đam, sau đó được thu gom lại, tách nước và làm lạnh, ta sẽ có một sản phẩm thương mại Người ta gọi đó là Curacao Aloes Tuy nhiên cần lưu ý đối với các sản phẩm đi từ Aloin hoặc trong quy trình sản xuất có nhiều aloin thì phải thận trọ ng với liều lượng của nó trong sản phẩm Với liều lượng thích hợp , aloin có thể có một tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng với hàm lượng aloin vượt quá ngưỡng thích hợp

sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

2.6 Tình hình sản xuất

2.6 1 Tình hình sản xuất nha đam trên thế giới

Ngày nay, cùng với nhiều nghiên cứu về giá trị dược liệu của nha đam thì tên thương mại Aloe vera được in trên nhiều sản phẩm của khắp các công ty trên toàn thế

giới Theo Devon Powell (2010), nhìn vào chuỗi toàn cầu cung cấp Aloe vera và dữ

liệu từ một cuộc khảo sát năm 2009 của các nhà cung cấp nguyên liệu được tiến hành bởi Hội đồng khoa học Aloe quốc tế (IASC), tổng diện tích nha đam toàn thế giới khoảng 14.000 – 18.000 ha được trồng bởi các thành viên của IASC Với tổng khối lượng nha đam lá thu hoạch hàng năm từ 310 - 360 tấn Ngoại suy từ dữ liệu này và các nguồn khác, IASC ước tính tổng số, diện tích canh tác nha đam trên toàn cầu khoảng từ 24.000 - 36.000 ha

Trên thế giới, nha đam được canh tác như một cây trồng nông nghiệp do vậy không ngừng được đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất Tập đoàn Forever Living

Trang 25

14

Products International (FLP) là một tập đoàn lớn thành lập năm 1978 đã sỡ hữu các đồn điền nha đam canh tác theo hướng hữu cơ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Với hơn 7.500 ha nha đam ở Mỹ, Mexico và Cộng hòa Dominica Tại Hoa

Kỳ, nha đam được trồng thương mại ở thung lũng Rio Grande, Texas, California và Florida, và trong nhà kính được thiết kế đặc biệt ở Oklahoma FLP là nhà trồng trọt, sản xuất và phân phối sản phẩm nha đam lớn nhất trên thế giới Với sự sở hữu các đồn điền nha đam, công ty có thể kiểm soát những tiêu chuẩn cao trong môi trường trồng trọt hữu cơ, không có chất hoá học và thuốc trừ sâu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Mặc dù châu Phi là nơi bắt nguồn của cây nha đam, tuy nhiên việc phát triển thương mại cây dược liệu này chỉ mới bắt đầu từ năm 2002 Đồn điền đầu tiên ở vùng đồng bằng dưới chân núi Kilimanjaro Cho đến nay, diện tích mở rộng đến hơn 200 ha với hơn 5 triệu cây nha đam

Ở Trung Quốc, trang trại nha đam American Global Health Group được thành lập năm 2000 tại Quảng Đông và Hải Nam cũng canh tác theo hướng hữu cơ phát triển đến nay với diện tích hơn 200 ha từ những cây giống nhập từ Texas Với lợi thế đất thích hợp, khí hậu nhiệt đới, sử dụng phân hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng, trang trại với hơn 3 triệu cây nha đam cho năng suất thu hoạch 8.000 tấn.năm-1 Đây

là trang trại lớn nhất, đạt chuẩn và được chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở nước này

Ấn độ thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề như thiếu mưa, mực nước ngầm thấp, suy thoái đất Do vậy việc canh tác nha đam là một lợi thế vì cây trồng này tiêu thụ nước ít và mang lại lợi nhuận cao Nhu cầu của thị trường đã tạo ra ở Ấn Độ hơn 300 doanh nghiệp chế biến nha đam Hội từ thiện Hahnemann được thành lập

1996 là một tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực thương mại hóa cây dược liệu hỗ trợ nông dân trồng cây nha đam Đến nay, họ đã đào tạo được 200 nông dân trồng nha đam với diện tích hiện nay là 280 ha ở Rajasthan

2.6.2 Tình hình sản xuất nha đam ở Việt Nam

Ở nước ta, nha đam chỉ mới đưa vào mô hình canh tác trong khoảng hơn chục năm nay Nhận thấy được tầm quan trọng của nha đam, nhiều hộ nông dân đã có hướng phát triển sản xuất Hiện nay, hai giống nha đam phổ biến được trồng kinh tế là giống nha đam Mỹ và giống nha đam Thái Ngoài ra còn có một giống nha đam mà

Trang 26

2008, diện tích cây nha đam của tỉnh được mở rộng và trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình Ninh Thuận là tỉnh được xem có diện tích trồng nha đam lớn nhất nước ta

Ở Bình Thuận, khu vực Tuy Phong, Bắc Bình đã có một số hộ trồng thử nghiệm nha đam với giống cây ở Ninh Thuận, đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng khá Hiện nay, khu vực Tân Minh, Tân Hà của Hàm Tân cũng đã có một số hộ trồng nha đam, tuy diện tích chưa nhiều nhưng theo các hộ này thì nha đam rất phù hợp với loại đất cát ở đây và triển vọng cho thu hoạch là rất khả quan

Nhận thấy lợi ích kinh tế của cây nha đam mang lại, nhiều hộ dân ở các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM) đã tiến hành nhân giống và mở rộng diện tích trồng nha đam Năm 2002 tại huyện Bình Chánh đã có 2 ha trồng nha đam và đến năm 2004 có 19 ha diện tích trồng nha đam

Mặc dù không phải là cây trồng chủ lực của vùng, nhưng đối với người dân Tân

An, thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương, nha đam là cây trồng giúp nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống Nha đam ở đây không trồng trực tiếp trên đất mà trồng trong chậu với giá thể tro trấu và phân bò Chính vì thế cây nha đam không gặp nhiều hạn chế do điều kiện tự nhiên và không bị bó hẹp trong quy mô sản xuất

2.7 Sơ lược các giống nha đam được trồng ở Việt Nam

Trong điều kiện ở nước ta, có nhiều loài nha đam có thể thích nghi Nhưng chỉ có

ba giống được trồng chủ yếu là giống nha đam ta, giống Mỹ và giống Thái Giống nha đam ta thường được trồng với mục đích làm cây kiểng và cây dược liệu thông thường Giống này có kích thước lá rất nhỏ, dài khoảng 30 – 40 cm, thịt lá mỏng Lá có màu xanh lục đậm Mặt trên và mặt dưới lá đều có những đốm trắng kích thước không đều nhau Cây sinh trưởng chậm Do vậy giống này không được trồng với mục đích thương mại hóa

Trang 27

16

Giống nha đam Mỹ: bẹ lá màu xanh thẫm, bẹ lá có dạng hình tam giác, đầu bẹ lá thuôn tròn Cây con trên hai mặt của bẹ lá có nhiều đốm trắng nhưng cây càng lớn thì các đốm mất dần đến khi trưởng thành Nhựa cây có màu vàng đậm Giống này không

bị nhiễm bệnh đốm ruồi Do vậy, với điều kiện ở vùng Đông Nam Bộ, người nông dân trồng giống này nhiều hơn

Giống nha đam Thái: Cây con trên bẹ cũng có nhiều đốm trắng và mất dần khi trưởng thành Bẹ lá có màu xanh đến xanh nhạt, đầu lá dẹt Thịt lá cứng hơn giống nha đam Mỹ Trong điều kiện ẩm ướt, cây rất dễ bị nhiễm bệnh đốm ruồi Khu vực trồng nha đam ở Ninh Thuận phổ biến giống này hơn do chất lượng thịt lá của giống này được nhiều người cảm quan cho rằng hơn hẳn giống Mỹ

Hai giống nha đam Thái và Mỹ kích thước lá to, phù hợp đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và

dược liệu

2.8 Các nghiên cứu về phân bón trên cây nha đam

Nha đam là cây dược liệu được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu không chỉ về lĩnh vực y học mà còn trong nông nghiệp Tùy điều kiện mỗi quốc gia, mỗi vùng tự nhiên áp dụng các quy trình kỹ thuật nói chung và kỹ thuật bón phân khác nhau Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của các nghiên cứu là tăng năng suất thu hoạch

Thí nghiệm “Ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau lên các đặc điểm hình

thái và sinh lý của cây nha đam (Aloe vera L.)” đã được thực hiện trên đối tượng cây

nha đam con cao 18 – 20 cm, được trồng trong chậu cao 12 inch, đường kính 12 inch chứa đất thịt Các nghiệm thức bao gồm bốn mức phân đạm là 0 mg/chậu, 500 mg/chậu, 1000 mg/chậu, 1500 mg/chậu Phân được bón vào mỗi 3 tháng/lần Kết quả đánh giá sau 12 tháng cho thấy mức độ đạm bón càng tăng thì các chỉ tiêu số lá, chiều dày lá, số chồi tăng Hàm lượng aloin cao nhất có được ở mức đạm 1500 mg/chậu Kết luận rằng bón N nhiều làm tăng năng suất, sự sinh trưởng và hàm lượng aloin trong lá

(Saeid Hazrati et al., 2012)

Cây nha đam có phổ thích nghi rộng, sinh trưởng và phát triển bình thường trên nền đất phèn, xen canh được với nhiều cây trồng khác, mang lại lợi ích kinh tế cao

Kết quả điểm thử nghiệm: “Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và hàm lượng đạm

Trang 28

17

đến sự sinh trưởng, phát triển nha đam mỹ trồng trên đất phèn” tại trạm Nhị Xuân qua

13 tháng theo dõi nhận thấy với các khoảng cách trồng 40 x 40 cm , 60 x 50 cm, 70 x

60 cm, mật độ trồng và hàm lượng phân đạm có tác động mạnh đến sự sinh trưởng và năng suất của cây nha đam Khi trồng với mật độ dày cây mau khép tán nên làm cho lá

có kích thước và trọng lượng nhỏ đi; ngược lại, khi trồng càng thưa, kích thước lá càng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng Với khoảng cách trồng 70 x 60 cm, mỗi tháng bón thúc lượng phân đạm từ 1 – 1,5 g/ cây (tương ứng với 2 – 3.2 g Urê/ cây) cây cho năng suất cao nhất (Nguyễn Văn Phong, 2006)

Lượng phân khuyến cáo cho cây nha đam tương ứng N:P:K là 20:40:20 kg.ha

-1.năm-1trồng với khoảng cách 40 x 80 cm (Lê Quang Hưng, 2008)

Trang 29

18

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm

Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 01/2012 đến 06/2012

3.2 Điều kiện tự nhiên tại khu vực bố trí thí nghiệm

B ảng 3.1 Tình hình thời tiết khu vực TP HCM

Tháng

Nhiệt độ (o

lượng mưa (mm)

Ẩm độ không khí (%)

Tổng số giờ nắng (giờ) Trung bình Tối cao Tối thấp

Trang 30

19

3.3 Vật liệu thí nghiệm

3.3.1 Giống nha đam

Giống nha đam sử dụng làm thí nghiệm gồm 4 giống thu thập từ các địa điểm: Giống Mỹ 1 tại Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương

Giống Mỹ 2 tại Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh

Giống Thái 1 tại Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương

Giống Thái 2 tại Ninh Thuận

3.3.2 Thành phần giá thể tiến hành thí nghiệm

Các cây giống được trồng trong bao nilon đen kích thước 18 x 35 cm với giá thể tro trấu và phân bò theo tỷ lệ 3:1

Bảng 3.2 Thành phần giá thể tro trấu và phân bò theo tỉ lệ 3:1

pH (1:2,5) C

(%)

N (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

CaO (%)

MgO (%) C/N H2O KCl

Phân Urê chứa 46% N nguyên chất Phân được sản xuất tại nhà máy Đạm Phú

Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu) thuộc Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí Có dạng tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước Phân thường được dùng để bón thúc,

có thể bón vãi hoặc hòa tan trong nước để tưới Phân urê cung cấp đạm thúc đẩy quá

Trang 31

20

trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây

có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây

Phân Kali clorua (KCl) chứa 60% K2O Loại phân này chưa được sản xuất ở nước ta Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt, tan nhanh trong nước Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc Bón đủ K giúp cây chắc khỏe, chống đổ ngã

3.3.4 Vật liệu khác

Bao nilon đen kích thước 18 x 35cm chứa giá thể trồng cây

Tưới nước cho cây 2 - 3 ngày/lần vào tháng 2, tháng 3 Sử dụng dây tưới tưới phun vào bầu

Cân điện tử, xô nước, ly thủy tinh 350 ml

Bảng tên trong bố thí thí nghiệm

Dụng cụ làm cỏ: cuốc, cào, chét

Dụng cụ thu hoạch: dao, cân 2 kg

Dụng cụ thu thập và xử lý số liệu, hình ảnh: thước dây, thước kẹp, giấy, bút, bảng điền số liệu, máy ảnh, máy tính, máy vi tính

3.4 Phương pháp thí nghiệm

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split - Plot Design), khối đầy

đủ ngẫu nhiên RCBD, 3 lần lặp lại, trong đó lô chính có 3 mức phân đạm: 20 kg N/ha/năm(N1), 40 kg N/ha/năm (N2), 60 kg N/ha/năm (N3); lô phụ 4 giống: giống

Mỹ 1 (V1), giống Mỹ 2 (V2), giống Thái 1 (V3), giống Thái 2 (V4)

3.4.2 Qui mô thí nghiệm

Một ô cơ sở gồm 15 cây, diện tích ô cơ sở: 2,5 m x 3,5 m = 8,75 m2

Số ô thí nghiệm: 36 ô

Diện tích thí nghiệm: 8,75 m2

x 36 ô = 315 m2 Tổng diện tích thí nghiệm: 360 m2

Trang 32

3.5.1 Tiêu chuẩn cây con giống

Chuẩn bị lượng cây con giống đủ cho thí nghiệm nhằm đảm bảo sự sinh trưởng bình thường của cây mẹ Tránh để quá nhiều cây con trên một gốc cây mẹ

Kích thước và tuổi cây con phải đạt tiêu chuẩn Cây con khoảng từ 1,5 – 2 tháng tuổi, có 5 – 7 lá

3.5.2 Thời vụ trồng

Trong điều kiện trồng đảm bảo lượng nước tưới có thể trồng nha đam quanh năm

3.5 3 Chuẩn bị giá thể và vào bầu

Giá thể tro trấu và phân bò được trộn với tỷ lệ 3:1

Giá thể được cho vào bầu và xếp trên đất theo các tổ hợp với khoảng cách: hàng - hàng 60 cm, cây - cây 40 cm

3.5.4 Trồng

Lặt tất cả các rễ và lá chân bị héo

Tưới nước cho chậu giá thể đủ ẩm, đặt cây nha đam vào giữa chậu, mặt giá thể ngang với cổ rễ, tránh để giá thể ngập đỉnh sinh trưởng sẽ dễ gây thối nhũn

Nha đam trồng sau vài ngày mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm

sẽ xanh trở lại Thời gian hồi xanh của cây nha đam phụ thuộc vào thời tiết trồng

Trong điều kiện râm mát và cung cấp đủ nước, cây hồi xanh vào khoảng 35

ngày sau trồng

Trang 33

22

3.5 5 Tưới nước

Nha đam là loài cây chịu được khô hạn nhưng cũng có sức tăng trưởng tốt khi có

độ ẩm thích hợp trong giá thể Với điều kiện thời tiết khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian làm thí nghiệm, chế độ tưới nước như sau:

Giai đoạn mới trồng cây con, hạn chế độ ẩm giá thể để kích thích cây ra rễ và tránh hiện tượng cây bị úng, tưới nước 2 ngày/lần nhưng tưới lượng nước ít

Từ giai đoạn hồi xanh, cung cấp đủ nước cho cây với chu kỳ 3 ngày/lần và tưới nhiều hơn so với giai đoạn mới trồng cây con vào các tháng 3 và tháng 4 Từ cuối tháng 4 trở đi có mưa không tưới

3.5.6 Chăm sóc, phòng trừ cỏ dại

Trồng nha đam không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm sóc, chủ yếu là phòng trừ cỏ dại Theo dõi thường xuyên, nếu xuất hiện cỏ dại trong chậu thì nhổ bằng tay Cỏ dại trên đất phải được làm thông thoáng để hạn chế sự trú ẩn của sâu hại Làm cỏ ngoài đất sử dụng chét để tránh làm hư hại đến chậu và cây nha đam

Trang 34

23

3.5 8 Thu hoạch

Thu hoạch bằng phương pháp thủ công: sử dụng dao thái lan thu hoạch lần lượt các lá khỏe mạnh bên ngoài bằng cách cắt sát gốc cây ở một góc Kéo lá nha đam ra khỏi thân và sau đó cắt ở gốc trắng của lá Các lá được thu phải già, chiều dày lá căng, đối với giống Mỹ có màu xanh thẫm và không còn phấn trắng, giống Thái có lá già ngả màu hơi vàng

Thu hoạch 20 – 30 ngày/lần Thu hoạch lá trong điều kiện khô ráo và bảo quản nơi khô ráo có thể tồn trữ lá đến 20 – 25 ngày sau cắt

3.5 9 Phòng trừ sâu bệnh hại

Bệnh đốm ruồi: Khi cây nha đam đã bị đốm ruồi thì rất khó trị Do vậy, biện pháp tốt nhất là phòng bệnh, không tưới phun nước lên lá, làm sạch cỏ dại bên ngoài chậu Bệnh thối nhũn: bệnh xuất hiện khi độ ẩm đất cao nên để phòng trị bệnh phải quản lý giá thể tốt, tưới nước để giá thể đủ ẩm Khi tưới phân, tránh tưới phân vào ngay gốc cây nha đam Không tưới nước ngay sau khi bón phân

Sâu xám (Agrotis ypsilon Huf.): thường xuyên theo dõi để phát hiện và bắt kịp thời Không sử dụng thuốc trừ sâu

3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.6.1 Các c hỉ tiêu sinh trưởng

Lấy chỉ tiêu theo dõi: Trên mỗi ô thí nghiệm, lấy 5 cây nha đam ngẫu nhiên và đánh dấu theo dõi định kỳ 10 ngày/lần Đo chỉ tiêu trên lá số 3 hoặc lá số 4, số thứ tự của lá được tính lá gần đỉnh sinh trưởng nhất là lá số 1

- Số lá (lá/cây): đếm tất cả các lá trên một cây, một lá được tính khi phần gốc lá

đã xòe ra và không còn ôm sát vào đọt non bên trong

- Chiều dài lá (cm): đo từ gốc đến đỉnh lá Đặt thước dây ngay vị trí gốc lá, vuốt thước dây dọc thẳng theo mép lá đến vị trí đỉnh lá

- Chiều rộng lá (cm): đo phần giữa bụng lá Đặt thước kẹp ngay giữa phần phình

to của lá, hai mép thước kẹp ở hai bên mép lá và không đặt mép thước tại vị trí có gai Thước kẹp ở vị trí vuông góc với trục thẳng dọc theo lá

- Độ dày lá (cm): đo phần giữa bụng lá Đặt thước kẹp ngay giữa phần phình to của lá, hai mép thước kẹp ở hai mặt lồi và mặt lõm của lá

Trang 35

24

- Số cây con trên một chậu (cây/chậu): đếm tất cả cây con trên một chậu Cây con được tính khi có ít nhất 2 lá hoàn chỉnh

3.6.2 Chỉ tiêu sâu bệnh hại

Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại trên các giống nha đam thí nghiệm và tính tỷ lệ hại

- Tỷ lệ sâu hại: so sánh mức độ xuất hiện ở 4 giống theo qui ước (-: không xuất hiện, +: xuất hiện ít, ++: xuất hiện trung bình, +++: xuất hiện nhiều)

- Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Số cây bị bệnh / Tổng số cây theo dõi) x 100

3.6 3 Các đặc trưng về hình thái lá nha đam

- Số cặp gai trên lá (gai/lá): đếm tất cả số gai ở một bên mép lá từ gốc lá đến gần đỉnh lá, quy ra số cặp gai trên một lá

- Màu sắc lá của các giống nha đam: đánh giá theo 3 cấp màu: xanh thẫm (xt), xanh (x), xanh nhạt (xn)

3.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số lá trung bình (TB) thu hoạch trên cây (lá/cây) = Tổng số lá thu hoạch của 5 cây theo dõi/5

- Trọng lượng trung bình (TLTB) của lá thu hoạch trên cây (g/cây) = Tổng trọng lượng lá thu hoạch của 5 cây theo dõi/5

- TLTB 1 lá (g) = TLTB của lá thu hoạch trên cây/Số lá TB thu hoạch trên cây

- Trọng lượng lớn nhất (TLLN) 1 lá trên cây (g) = Tổng trọng lượng 5 lá lớn nhất của 5 cây theo dõi/5

- Năng suất thực tế ô thí nghiệm (kg/ô) = Tổng khối lượng các lá thu được trên ô thí nghiệm

3.6.5 Chỉ tiêu kinh tế

Tổng chi phí đầu tư cho ô cơ sở (đồng/ô) = Chi phí chung (cày đất, giá thể, bọc nylon, phân lân, phân KCl, công lao động) + Chi phí riêng (phân urê, giống).Tiền thu được từ một ô cơ sở đã cho nha đam thu hoạch (đồng/ô) = Giá bán 1 kg

lá nha đam * năng suất lá nha đam thu được/ô cơ sở

3.7 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel, xử lý ANOVA 2 yếu tố bằng phần mềm SAS 9.2

Trang 36

25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến sinh trưởng cây nha đam

4.1.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số lá trên cây nha đam

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến số lá trên cây (lá/cây)

NST đạm (N) Phân V1 V2 Giống (V) V3 V4 TB (N)

35

V: ns N*V: ns

CV % = 3,81

TB (V) 7,64A 7,73A 7,16B 7,22B

Trang 37

26

Ghi chú: trong từng giai đoạn, số liệu trên cùng một cột là của yếu tố phân đạm (N), trên cùng một hàng là của yếu tố giống (V) và các số liệu tương tác NV đi theo sau cùng kí tự thì sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê

Bảng 4.1 cho thấy:

Thời điểm 35 NST và 45 NST: sự tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá trên cây không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Ảnh hưởng của riêng từng yếu tố, yếu tố phân đạm và yếu tố giống đến số lá trên cây cũng không có khác biệt có ý nghĩa

Tại thời điểm 55 NST: không có tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá/cây Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá trên cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trong đó số lá/cây của mức đạm N3 (6,18 lá/cây) là cao nhất Thấp nhất là mức đạm N1 (6,00 lá/cây) Yếu tố giống không có ảnh hưởng đến số lá trên cây

NST đạm (N) Phân V1 V2 Giống (V) V3 V4 TB (N)

95

N1 7,87 7,87 7,53 7,63 7,73B N: p < 0,05

V: p < 0,01 N*V: ns

CV % = 3,75

N2 10,93a 11,40a 10,00bc 10,13bc 10,62A

N3 11,36a 11,00a 9,75c 10,67ab 10,69A

TB (V) 10,76A 10,75AB 9,84C 10,23BC

Trang 38

27

Thời điểm 65 NST: sự tương tác giữa giống và phân đạm đến số lá trên một cây nha đam không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá/cây cũng không có khác biệt có ý nghĩa Nhưng yếu tố giống ảnh hưởng đến số lá/cây có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Giống V2 (6,89 lá/cây) có số

lá trên cây cao nhất, thấp nhất là giống V4 (6,31 lá/cây)

Thời điểm 75 NST: sự tương tác giữa phân đạm và giống cũng như ảnh hưởng của phân đạm đến số lá trên cây không có sự khác biệt có ý nghĩa Ảnh hưởng của giống đến số lá/cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trong đó, hai giống

có số lá trên cây cao nhất là V1 (7,11 lá/cây) và giống V2 (7,22 lá/cây) Hai giống có

số lá/cây thấp hơn là giống V3, giống V4 (6,80 lá/cây)

Thời điểm 85 NST: sự tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá trên cây không có sự khác biệt trong thống kê Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá/cây cũng không có khác biệt thống kê Riêng ảnh hưởng của giống đến số lá/cây thì rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Hai giống cao nhất là giống V1 (7,64 lá/cây) và giống V2 (7,73 lá/cây), hai giống còn lại là giống V3 (7,16 lá/cây) và giống V4 (7,22 lá/cây) có

số lá/cây thấp hơn

Thời điểm 95 NST: không có tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá trên cây Ảnh hưởng của yếu tố phân đạm đến số lá/cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trong các mức phân đạm, mức N3 có số lá/cây cao nhất (8,08 lá/cây) và không có khác biệt so với mức N2 (8,05 lá/cây), số lá/cây thấp nhất ở mức đạm N1 (7,73 lá/cây) Ảnh hưởng của yếu tố giống đến số lá/cây khác biệt rất có ý nghĩa (p < 0,01) Hai giống V1 (8,13 lá/cây), giống V2 (8,31 lá/cây) là cao nhất Số lá của giống V3 (7,49 lá/cây) là thấp nhất

Thời điểm 105 NST: không có tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá trên cây Ảnh hưởng của phân đạm không có sự khác biệt có ý nghĩa Số lá/cây có sự khác biệt rất có ý nghĩa (p < 0,01) do ảnh hưởng của yếu tố giống Trong các giống nha đam làm thí nghiệm, ở thời điểm này ba giống bao gồm giống V1 (8,89 lá/cây), giống V2 (9,07 lá/cây), giống V4 (8,74 lá/cây) không có sự khác biệt có ý nghĩa và đều có số lá/cây cao hơn giống V3 (8,16 lá/cây) là giống có số lá/cây thấp nhất

Đến thời điểm 115 NST thì sự tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá trên cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tương tác giữa mức đạm N2 và

Trang 39

28

giống V2 có số lá/cây cao nhất (10,40 lá/cây), tương tác giữa mức đạm N3 và giống V3 (8,78 lá/cây) là thấp nhất Ảnh hưởng của phân đạm đến số lá/cây không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Riêng ảnh hưởng của giống đến số lá/cây có sự khác biệt rất có ý nghĩa (p < 0,01) Trong đó số lá/cây của ba giống V1 (9,87 lá/cây), giống V2 (9,78 lá/cây), giống V4 (9,54 lá/cây) không có sự khác biệt thống kê và đều cao hơn so với giống V3 (9,06 lá/cây) là giống thấp nhất

Thời điểm 125 NST: Sự tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá/cây cũng như ảnh hưởng của phân đạm đến số lá/cây không có sự khác biệt thống kê Chỉ riêng ảnh hưởng của yếu tố giống đến số lá/cây là có khác biệt rất có ý nghĩa (p < 0,01) Trong các giống, giống V1 (10,31 lá/cây) có số lá/cây cao nhất và thấp nhất vẫn là giống V3 (9,32 lá/cây)

Thời điểm 135 NST: sự tương tác giữa phân đạm và giống đến số lá/cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trong đó, các tương tác giữa mức đạm N2, mức đạm N3 và giống V1, giống V2 cho số lá/cây cao nhất, các tổ hợp: N2V2 (11,40 lá/cây), N3V2 (11,00 lá/cây), N3V1 (11,36 lá/cây), N2V1 (10,93 lá/cây) Số lá/cây thấp nhất do tương tác giữa mức đạm N3 và giống V3 (9,75 lá/cây) Ảnh hưởng của yếu tố phân đạm đến số lá/cây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trong đó

số lá/cây ở 2 mức đạm N2 (10,62 lá/cây) và mức đạm N3 (10,69 lá/cây) là cao nhất Thấp nhất là ở mức đạm N1 (9,88 lá/cây) Yếu tố giống ảnh hưởng đến số lá/cây có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), giống V1 (10,76 lá/cây) là cao nhất và không có sự khác biệt có ý nghĩa so với giống V2 (10,75 lá/cây), thấp nhất là giống V3 (9,84 lá/cây)

4.1.2 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến chiều dài lá nha đam

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân đạm và giống đến chiều dài lá nha đam (cm)

NST đạm (N) Phân V1 V2 Giống (V) V3 V4 TB (N)

35

N1 29,87 23,82 28,92 26,61 27,30 N: ns

V: p < 0,01 N*V: ns

CV % = 4,03

N2 28,69 25,53 29,21 26,37 27,45

N3 28,85 23,72 29,02 27,53 27,28

TB (V) 29,14A 24,36C 29,05A 26,84B

Trang 40

CV % = 3,58

N2 40,09 37,90 46,75 43,07 41,95

N3 40,01 38,75 44,72 44,29 41,94

TB (V) 41,29B 38,16C 45,52A 43,80A

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Quang Hưng, 2008. Bài giảng cây dược liệu. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 87 trang. Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cây dược liệu
3. Lê Quang Hưng, 2012. Phân tích thống kê ứng dụng với lập trình SAS , 193 tr. 4 . Nguyễn Văn Phong, 2006. “Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và hàm lượng đạm đến sự sinh trưởng, phát triển nha đam mỹ trồng trên đất phèn tại trạm Nhị Xuân”.Kết quả thử nghiệm. Trung tâm khuyến nông , TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thống kê ứng dụng với lập trình SAS", 193 tr. 4. Nguyễn Văn Phong, 2006. “"Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và hàm lượng đạm đến sự sinh trưởng, phát triển nha đam mỹ trồng trên đất phèn tại trạm Nhị Xuân
5. Trương Thị Bích Phượng, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thái Thanh, Nguyễn Tăng Hiển, 2010. Nhân giống in vitro cây dược liệu – Nha đam (Aloe vera L.). Tạp chí công nghệ sinh học 8(3B): 1221 – 1229.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống in vitro cây dược liệu – Nha đam (Aloe vera L.)
6. Alessandro Bassetti and Stefano Sala, 2005. The Great Aloe book. Zuccari editions, 96 pages, pp.11-14, 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Great Aloe book
7. G. R. Waller, S. Mangiafico and C. R. Ritchey (1978). A Chemical Investigation Of Aloe Barbadensis Miller. Proc. Okla. Acad. Sci. Vol. 58, p. 69-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Chemical Investigation Of Aloe Barbadensis Miller
Tác giả: G. R. Waller, S. Mangiafico and C. R. Ritchey
Năm: 1978
8. S.M. Ayodele and E. M. IIondu, 2008. African Journal of Biotechnology. Fungi associated with base rot disease of aloe (Aloe barbadensis). Vol. 7 (24), p. 4471 – 4474 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fungi associated with base rot disease of aloe (Aloe barbadensis
9. Saeid Hazrati, Zeinolabedin Tahmasebi Sarvestani, Amin Salehi, 2012. The effect of differential nitrogen fertilization on morphological and physiological traits of Aloe vera plants. International Research Journal of Applied and Basic Science. Vol., 3 (4), 682-687.Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect of differential nitrogen fertilization on morphological and physiological traits of Aloe vera plants
10. Amazing-aloevera, 2008. Unfiltered natural juice. &lt;http://www.amazing-aloevera.com/aloe/the-aloe-farm-and-process.html&gt;. Cập nhật ngày 15/3/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unfiltered natural juice
11. American Global Health Group, LLC, 2010. Organically Certified Farms. &lt;http://www.aghg.us/cms/organic-farms&gt;. Truy cập ngày 7/3/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organically Certified Farms
12. Agricultureinformation, 2007. Aloevera Cultivation and Marketing in India. &lt;http://www.agricultureinformation.com/forums/sale/52557-aloevera-cultivation-marketing-india.html&gt;. Cập nhật ngày 6/7/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aloevera Cultivation and Marketing in India
13. Devon Powell, 2010. Seeking Aloe Vera Everywhere. &lt;http://www.naturalproductsinsider.com/articles/2010/04/seeking-aloe-vera-everywhere.aspx&gt;. Cập nhật ngày 8/7/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seeking Aloe Vera Everywhere
14. The Succulent Plant, 2009. Pests &amp; diseases of succulent plants. &lt;http://www.succulent-plant.com/pests.html&gt;. Cập nhật 5/2/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pests & diseases of succulent plants
15. Wikipedia, 2012. Aloe vera. &lt;http://en.wikipedia.org/wiki/Aloe_vera&gt;. Cập nhật 1/7/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aloe vera

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w