1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIAO TRINH bôi trơn làm mát

126 796 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 10,23 MB

Nội dung

SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT MỤC TIÊU MÔ ĐUNHọc xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: -Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống bôi trơnvà hệ thống làm mát. -Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mátđúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định -Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống hệ thống bôi trơnvà làm mát.-Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống hệ thống bôi trơn và làm mát.

Trang 1

GIÁO TRÌNH

HỆ THỐNG BÔI TRƠN – LÀM MÁT

Trang 3

Bài mở đầu:

VẬT LIỆU BÔI TRƠN - LÀM MÁT

Thời gian: 04 giờ

1 Dầu bôi trơn

1.1 Công dụng

+ Làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết

+ Làm mát các chi tiết khi chịu ma sát

+ Làm sạch các chi tiết do dầu cuốn đi những mạt kim loại loại phát sinh trong quátrình tiếp xúc của các chi tiết

+ Làm kín các bề mặt cần phài làm kín Chẳng hạn như, ở động cơ đốt trong nó làmkín khe hở giữa Pittông và Xecmăng

+ Làm chất chống rỉ cho các bề mặt kim loại

1.2 Tính chất

- Khái niệm dầu nhờn dùng để bôi trơn, cũng được chế từ dầu mỏ ra, có nhiệt độ sôi

trên 3500C Dầu nhờn thường màu đen, màu lục, màu nâu Dầu nhờn nặng hơn Xăng vàDiesel, nhưng nhẹ hơn nước, trọng lượng riêng 0,880,95g/cm3

- Tác dụng của chúng là làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết

máy chuyển động tương đối với nhau, nhờ đó làm giảm sự mài mòn chi tiết và hạn chế tiêuhao năng lượng như giảm nhiệt độ, giảm áp suất vì ma sát Vì vậy, tăng cường tuổi thọ củamáy móc

+ Làm mát các chi tiết máy trong quá trình máy làm việc, nhất là dầu vì dầu cótác dụng truyền dẫn nhiệt ra ngoài nhờ hệ thống dẫn dầu chuyển động liên tục Làm sạch bềmặt các chi tiết máy, do đó làm hạn chế sự mài mòn các chi tiết

+ Bao kín các bộ phận máy hay tạo lớp bảo vệ chống ăn mòn kim loại Dầunhớt dùng bôi trơn cho công cụ cắt gọt kim loại và bảo vệ máy móc Chẳng hạn, như trongđộng cơ đốt trong màng dầu mỏng trên vách Xylanh ngoài tác dụng bôi trơn còn có tác dụnglàm kín khe hở giữa khe hở Xecmăng và Piston đảm bảo cho hỗn hợp khí cháy không bị rò rangoài,…

Trang 4

1000C, số 3 chỉ chất phụ gia tổng hợp Còn dầu dùng cho động cơ Diezen -11 hay Dp-11 Chữhay D dầu dùng động cơ Diezel; p dầu có pha thêm chất phụ gia; số 11 chỉ độ nhớt của dầutính bằng cst.

+ Dầu nhớt truyền động, truyền lực dùng để bôi trơn cho các loại hộp số, hộpgiảm tốc, cầu ô tô và các cơ cấu truyền lực khác,…Chẳng hạn, T-15-O; TẶ-15B Trongđó, T chỉ dầu truyền lực; O là chất phụ gia chống ăn mòn

+ Dầu công nghiệp thường dùng trong công nghiệp và các thiết bị khác Chẳnghạn, như dầu phanh CK, CK; dầu thủy lực CN-20, CN12; dầu giảm sóc CN-20, CN-12 vàdầu nhớt dùng cho các máy công cụ như các máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào, máykhâu và các máy cắt gọt khác như CN-12, CN-20, CN-30, CN-40, CN-50,…

+ Dầu đặc biệt như đầu Tuabin, biến thế,…

+ Phân loại theo cách chế luyện như :Dầu khoáng vật là loại dầu lấy từ các chất khoáng hay từ mỏ

Dầu thảo mộc là loại dầu lấy từ các cây có dầu, loại này có độ nhớt cao, nhưngmau khô và có chứa Axít ăn mòn

Dầu mỡ động vật thường lấy từ các loại động vật, loại này bôi trơn tốt nên dễbám chặt vào chi tiết nên khi sử dụng pha thêm dầu khoáng vật

+ Trong các loại dầu trên thì dầu khoáng vật được sử dụng nhiều nhất Dầunhờn rất cần cho sự hoạt động của các loại động cơ nói chung và ô tô máy kéo nói riêngnhưng việc chế luyện cũng khá phức tạp nên giá thành cao

2 Mỡ bôi trơn

2.1 Đặc điểm

Mỡ bôi trơn là vật liệu bôi trơn đặc biệt hay một dạng vật chất nhão và nặng hơn dầu.Trọng lượng riêng 1g/cm3, mỡ là hỗn hợp của dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp với 6 đến 25%

Trang 5

chất làm đặc Mỡ chế tạo bằng cách trộn dầu với sáp hay xà phòng ở nhiệt độ cao và có phathêm một lượng chất phụ gia Sau khi pha chế xong để nguội, cán đều thì mỡ bóng mịn haycó dạng hạt, màu vàng nhạt đến nâu sẫm hoặc đen.

Bên cạnh, công dụng của mỡ là làm nhờn, trơn bề mặt do chi tiết do đó làm giảm masát, hạn chế tốc độ hao mòn của các chi tiết Mỡ được sử dụng để bôi trơn các bộ phận khógiữ dầu, khó tra dầu hoặc lâu mới thay chất bôi trơn và chống cháy Bảo vệ chống han rỉ chocác chi tiết, góp phần làm khít kín một số bộ phận máy

2.2 Tính chất

Mỡ bôi trơn là vật liệu bôi trơn đặc biệt hay một dạng vật chất nhão và nặng hơn dầu.Trọng lượng riêng 1g/cm3, mỡ là hỗn hợp của dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp với 6 đến 25%chất làm đặc Mỡ chế tạo bằng cách trộn dầu với sáp hay xà phòng ở nhiệt độ cao và có phathêm một lượng chất phụ gia Sau khi pha chế xong để nguội, cán đều thì mỡ bóng mịn haycó dạng hạt, màu vàng nhạt đến nâu sẫm hoặc đen

Bên cạnh, công dụng của mỡ là làm nhờn, trơn bề mặt do chi tiết do đó làm giảm masát, hạn chế tốc độ hao mòn của các chi tiết Mỡ được sử dụng để bôi trơn các bộ phận khógiữ dầu, khó tra dầu hoặc lâu mới thay chất bôi trơn và chống cháy Bảo vệ chống han rỉ chocác chi tiết, góp phần làm khít kín một số bộ phận máy

2.3 Phân loại

+ Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ như cấp 000 là nửa lỏng, cấp 00 là rất mềm, cấp 0 hay cấp

1 là mềm, cấp 2 là dạng kem, cấp 3 là gần như gắn, cấp 4 là rắn, cấp 5 là cứng, cấp 6 là cứng

+ Theo tiêu chuẩn CHLB Nga như mỡ xà phòng Canxi Xôliđôn C1, C2; mỡ Xiachim

201 là loại mỡ thông dụng chịu được nhiệt độ làm việc cao, có nhiệt độ như nhỏ giọt cao; mỡXiachim 203 là là loại mỡ chịu được nhiệt độ làm việc cao có nhiệt độ như nhỏ giọt 120 0C;

mỡ Xiachim 221 có nhiệt độ nhỏ giọt cao thường dùng cho các gối đỡ máy phát điện động cơkhông đồng bộ 3 pha; mỡ Canxi-Natri1-13 vừa chịu nóng vừa chịu nước; mỡ Litôn 24 làdạng mỡ dẻo chịu nước, chống ma sát,…

+ Chú ý, mỡ của CHLB Nga là mỡ Xiachim và kèm theo số ở phía sau

3 Dung dịch làm mát động cơ

3.1 Khái niệm

Trang 6

- Các dung dịch trơn nguội thường dùng là nước xà phòng, Sunfuaphendon,Natricacbonnat, Êmuxi, dầu nhờn,…Trong đó, Êmuxi được dùng nhiều nhất vì rẻ tiền và hiệuquả làm trơn nguội rất tốt Êmuxi là hỗn hợp của nước, dầu khoáng vật, xà phòng,Natricacbonat (Na2CO3).

Việc lựa chọn dung dịch nhờn nguội phụ thuộc vào phương pháp công nghệ cắt gọtkim loại, loại dụng cụ cắt và vật liệu gia công,…

Chẳng hạn, khi tiện Thép Cacbon thì dùng Êmuxi hoặc dầu lửa Khi tiện hợp kimĐồng có thể dùng Êmuxi hoặc không tưới mà tiện khô hoàn toàn

- Các dung dịch nhờn nguội được sử dụng trong quá trình cắt gọt kim loại để tưới lêndao cắt và vật gia công có các tác dụng sau:

+ Làm nguội có tác dụng chủ yếu như nó hấp thụ nhiệt lượng của dao và chi tiết

do ma sát sinh ra khi cắt gọt, làm cho dao không bị giảm độ cứng, nâng cao tốc độ cắt gọt

Mặt khác, chi tiết gia công cũng giảm được hiện tượng dãn nở, đảm bảo đượckích thước và độ chính xác gia công Nhờ đó làm tăng tuổi thọ của dao và góp phần làm tăngđộ chính xác của chi tiết, làm cho sự biến dạng dẻo của kim loại khi cắt gọt được dễ dàng hơnnên giảm công tiêu hao của máy

+ Bôi trơn như trong dung dịch có pha dầu lưu hoá nên tạo thành một lớp màngmỏng trên mặt kim loại, làm giảm ma sát giữa chi tiết và dao cắt, dễ trượt phôi Do đó, giảmđược lực cắt gọt, đồng thời nâng cao độ trơn láng của chi tiết, giảm được sự mòn dao trongquá trình gia công

+ Bảo vệ là trong dung dịch có chất chống rỉ như Natricacbonat (Na 2CO3),Natrinitrit (NaNO3) nên sinh ra lớp màng bám trên bề mặt kim loại có tác dụng bảo vệ kimloại khỏi bị ăn mòn

+ Rửa như trong khi mài, cắt gọt thường sinh ra phoi vụn, bụi đá dính trên dụng

Trang 7

Để đảm bảo làm mát cho động cơ được tốt và không ảnh hưởng xấu đến các chi tiếtcủa hệ thống làm mát động cơ thì yêu cầu nước làm mát động cơ phải sạch, không có tạpchất, không chứa các yếu tố ăn màn kim loại

Tốt nhất là dùng nước cất để làm mát, có thể dùng nước máy sạch Không được dùngnước sông, suối có nhiều tạp chất, không dùng nước có lẫn bùn đất lá cây để làm mát chođộng cơ

+ Vào mùa đông cần lưu ý đặc biệt đến hệ thống làm mát Ở những nơi nhiệt độluôn lớn hơn 00C, hệ thống làm mát hoạt động bình thường suốt năm Những nơi có nhiệt độthấp dưới điểm đóng băng của nước, hệ thống làm mát cần dùng dung dịch chống đông đểbảo vệ hệ thống không bị đông

+ Dung dịch chống đông làm nước không bị đống băng ở nhiệt độ ngoài trời rấtthấp Khi trộn với nước, nó không làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch, không làm cho hệthống làm mát bị ăn mòn giá thành phải rẻ,…

+ Các dung dịch chống đông thường dùng là cồn Metylic hay cồn gỗ tổng hợp,cồn Etylic hay cồn biến tính, Glyxerin và Etylenglycol

Chất chống đông bao gồm chất hạn chế rỉ mòn, không cho tạo thành các lớp rỉtrong hệ thống làm mát Các lớp rỉ này sẽ làm giảm hiệu quả làm mát thậm chí còn làm tắcnghẽn các đường ống nước làm mát

- Bảng dung dịch chất chống đông nước làm mát ở các nhiệt độ khác nhau:

Trang 8

+ Cồn Metyl và Etyl có điểm sôi thấp so với nhiệt độ động cơ khi vận hành.Khi pha với nước nhiệt độ sôi của chúng thấp hơn nhiệt độ sôi của nước nên cồn dễ bay hơinhất là khi đông cơ làm việc lâu Cần phải kiểm tra định kỳ để bổ sung thêm cho hệ thống.

+ Etylen Glycol là sản phẩm phụ, sinh ra khi sản xuất các chất khí nhân tạo Ởdung dịch cô đặc, nó có điểm sôi là 1640C Etylen Glycol là chất chống đông lâu bền khidùng nó không bị sôi hoặc bốc hơi Khi trộn với một liều lượng đúng sẽ có tác dụng chốngđông hoàn toàn Etylen Glycol không mùi, không gây nguy hiểm khi bảo dưỡng

+ Các dung dịch chứa muối, Clorua, Canxi, Cacbonat Natri, đường, mật hoặcdầu khoáng vật như dầu hỏa, dầu nhờn không dùng cho hệ thống làm mát vì nó sẽ làm tắc cácrảnh nước, phá hủy các đầu nối hoặc ăn mòn các chi tiết của động cơ

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1:

1 Trình bài về dầu bôi trơn được sử dụng trong chi tiết máy?

2 Trình bài về mở bôi trơn trong lĩnh vực kỹ thuật?

3 Trình bài về dung dịch nước làm mát động cơ ô tô?

Trang 9

BÀI 2:

THÁO LẮP VÀ NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Thời gian:12 giờ

1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu

- Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ:

Liên tục cung cấp dầu bôi trơn đến bề mặt ma sát của các chi tiết để giảm tiêu hao nănglượng do ma sát, chống mài mò do cơ học và mài mòn do hoá học, rửa sạch các bề mặt do màimòn gây ra, làm nguội bề mặt ma sát, tăng cường sự kín khít của khe hở

Dầu bôi trơn có nhiệm vụ: Bôi trơn, làm mát, tẩy rửa, bảo vệ các bề mặt ma sát và làmkín một số khe hở lắp ghép

Bôi trơn: Dầu đến các bề mặt ma sát, làm giảm tổn thất ma sát: Dầu bôi trơn đống vaitrò làm đệm ngăn cách và làm giảm ma sát giữa các bề mặt ma sát Làm mát các ổ trục: Do

ma sát làm cho các bề mặt ma sát bị nóng lên, khi dầu lưu thông qua sẽ hấp thụ và vậnchuyển một phần nhiệt lượng đó đi làm mát

Tẩy rửa các bề mặt ma sát: Do ma sát giữa các bề mặt làm phát sinh những mạt kimloại, khi dầu lưu thông qua sẽ tẩy rửa các tạp chất làm sạch các bề mặt ma sát

Làm kín: Tại các bề mặt tiếp xúc dầu sẽ điền lấp đi những khe hở nhỏ

Bảo vệ bề mặt các chi: Dầu bôi trơn phủ trên bề mặt các chi tiết máy sẽ ngăn khôngcho không khí tiếp xúc với các bề mặt kim loại, hạn chế được hiện tượng ô xy hoá

Bề mặt các chi tiết dù được gia công chính xác với độ bóng đến đâu song vẫn tồn tạinhững nhấp nhô bề mặt (nhấp nhô tế vi) do mũi dao khi gia công tạo ra, nếu nhìn bằng kínhphóng đại nhiều lần ta thấy những nhấp nhô tế vi có dạng răng cưa

Khi hai chi tiết tiếp xúc với nhau, nhất là khi chúng chuyển động tương đối trên bề mặtcủa nhau sẽ sinh ra một lực cản rất lớn (lực ma sát) Lực ma sát là nguyên nhân gây ra sự cản trở

Trang 10

Do đó bằng một cách nào đó ta chống lại lực ma sát này Để giảm lực ma sát ta tạo ra mộtlớp dầu ngăn giữa hai bề mặt ngăn cách, ma sát kiểu này gọi là ma sát ướt Trong thực tế rất khótạo được một lớp dầu ngăn cách hoàn chỉnh do nhiều yếu tố tạo nên (do độ nhớt dầu, sự biến chấtphá huỷ dầu do khe hở giữa hai bề mặt ma sát …), những vị trí hai bề mặt ma sát trực tiếp, tiếpxúc với nhau, ma sát kiểu này là ma sát nửa ướt

Một số cặp chi tiết lớp dầu bôi trơn chỉ được tạo một màng rất mỏng dễ phá huỷ (sụt áp,

…) đó là ma sát giới hạn

- Yêu cầu của hệ thống và dầu bôi trơn:

Dầu nhờn phải được đưa đi đến tất cả các vị trí cần bôi trơn, lưu lượng và áp suất dầubôi trơn phải phù hợp với từng vị trí bôi trơn

Hệ thống dầu nhờn phải đơn giản, làm việc tin cậy đảm bảo suất tiêu hao dầu nhờn lànhỏ nhất

Chất bôi trơn phải phù hợp với từng loại động cơ (2 kỳ hay 4 kỳ, tăng áp hay khôngtăng áp, tốc độ cao hay thấp,…), phù hợp với chế độ, điều kiện, nhiệm vụ của cơ cấu, hệthống mối ghép,… , và nó phải bôi trơn Phải dễ kiếm có lượng đủ dùng, giá thành có thểchấp nhận được, lại không độc hại Bền vững về tính chất bôi trơn, không hoặc ít tạo cấn, tạobột: không hoặc ít bị phân tản không gây cháy, nổ,…

Chất bôi trơn phải phải được đưa tới chỗ cần bôi trơn một cách liên tục, đều đặn vớilưu lượng, trạng thái (áp suất, nhiệt độ) tính chính xác và có thể kiểm tra, điều chỉnh và điềukhiển được

Các thiết bị, bộ phận,… của HTBT phải đơn giản dễ sử dụng, tháo lắp, kiểm tra, điềuchỉnh,… có khả năng tự động hoá cao, nhưng giá thành vừa phải

1.2 Phân loại

Theo đặc điểm phụ tải ở các ổ trục, công suất, tốc độ của động cơ và vị trí cần bôi trơn

mà sử dụng các phương pháp bôi trơn cho phù hợp, như:

- Bôi trơn định kỳ (bôi trơn thủ công);

- Bôi trơn đơn giản (pha dầu trong nhiên liệu);

- Bôi trơn vung té;

- Bôi trơn cưỡng bức.

Trang 11

2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hệ thống bôi trơn

2.1 Bôi trơn bằng muỗng tác dầu (vung toé)

Lợi dụng tính dính bám của dầu bôi trơn, sự làm việc của các chi tiết chuyển động với tốc độcao, do đó hay sử dụng để bôi trơn cho xy lanh của động cơ, con đội … nhờ sự quay của má khuỷu

Trang 12

Hình 1.2 Bôi trơn vung té

- Dầu bôi trơn chứa trong cácte, khi động cơ làm việc muỗng tác dầu được lắp ở đầu tothanh truyền sẽ múc dầu bôi trơn và làm tung tóe dầu bôi trơn lên các bề mặt chi tiết ma sát :

xi lanh - piston - ổ trục Phía trên các ổ trục thường có gân hứng dầu Sau khi bôi trơn chocác chi tiết dầu chảy về cácte

Trang 13

- Hệ thống bôi trơn này có kết cấu đơn giản, dùng cho động cơ công suất nhỏ, tốc độthấp tuy nhiên đối với động cơ có nhiều chi tiết thì hiệu quả bôi trơn kém do chất lượngbôi trơn không đảm bảo dầu bôi trơn không được lọc không thể đưa một lượng dầu cần thiếtđến các chi tiết phức tạp

2.2 Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhờn vào nhiên liệu

- Phương pháp này được dùng cho các động cơ xăng 2 kỳ Trong phương pháp này,dầu bôi trơn thường được trộn lẫn với nhiên liệu theo tỉ lệ 1/15 đến 1/25.- Tỉ lệ dầu nhờn càngcao sẽ sinh ra nhiều muội than đóng bám vào đỉnh piston, bougie, buồng đốt

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhờn vào nhiên liệu

a) Có van pha dầu nhờn vào nhiên liệu;

b) Không vó van pha dầu nhờn vào nhiên liệu

- Tỉ lệ dầu nhờn thấp sẽ dẫn đến bôi trơn kém, ma sát lớn, sinh ra nhiệt lớn, piston dễbị bó kẹt trong xy lanh

- Trong quá trình động cơ làm việc, các hạt dầu bôi trơn được cung cấp cùng vớinhiên liệu vào xy lanh và các te, ở đây các hạt dầu sẽ động lại trên những bề mặt công tác củacác chi tiết để bôi trơn

Ưu điểm: chi tiết luôn được bôi trơn bằng dầu mới, kết cấu đơn giản.

Nhược điểm: Nhớt cháy theo xăng làm buồng đốt dễ bị bám muội than, dễ mối cầu bugi

và tắc nghẽn ống xả

Trang 14

Hình 1.1 Bôi trơn đơn giản

Bằng cách pha dầu bôi trơn trong nhiên liệu (hình 1.1) lợi dụng nạp nhiên liệu vào động

cơ, do dầu bôi trơn có khả năng dính bám cao và không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao nên có nhữnghạt dầu bôi trơn được giữ lại trên các bề mặt ma sát

Trang 15

- Cách thứ hai: dầu và xăng chứa ở hai thùng riêng rẽ trên động cơ Trong quá trình làmviệc, dầu và xăng được hòa trộn song song, tức là dầu và xăng được trộn theo định lượng khi rakhỏi thùng chứa.

Một cách hoà trộn khác là dùng bơm phun dầu trực tiếp vào họng khuếch tán hay vị tríbướm ga Bơm được điều chỉnh theo tốc độ số vòng quay của động và vị trí bướm ga nên địnhlượng dầu hoà trộn rất chính xác và có thể tối ưu hoá ở các chế độ tốc độ và tải trọng khác nhau

Kiểu bôi trơn này đơn giản, không có hệ thống bôi trơn riêng, do đó phù hợp hay được sửdụng bôi trơn cho những động cơ xăng hai kỳ công suất nhỏ

2.3 Bôi trơn bằng áp lực (cưỡng bức)

Là phương pháp bôi trơn các bề mặt ma sát được thực hiện bằng dầu có áp suất theoquy định

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức trong động cơ ô tô thường sử dụng hai loại: Hệ thống bôitrơn cưỡng bức đáy dầu ướt và hệ thống bôi trơn cưỡng bức đáy dầu khô

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức đáy dầu ướt là loại được sử dụng trong động cơ ô tô hiệnnay

Kiểu này có ưu điểm là đưa dầu bôi trơn đến mọi vị trí cần thiết nên được sử dụng nhiều.Trong các phương pháp bôi trơn, phương pháp bôi trơn cưỡng bức được sử dụng chủyếu trong các động cơ ô tô

Trang 16

Hình 1.3: Sơ đồ thống bôi trơn cưỡng bức

Dầu nhờn trong hệ thống được bơm dầu tạo áp suất đẩy đến các bề mặt bôi trơn, đảmbảo yêu cầu về bôi trơn, làm mát và làm sạch ổ trục

Trong hệ thống này dùng bơm để đưa dầu đến các bề mặt làm việc có ma sát Dầu bôi trơnluôn lưu động tuần hoàn và có một áp suất nhất định, thường bằng 0,10,4 MN/m2 Đối vớichốt pittông và vùng xylanh, được cung cấp bằng tia phun dầu Đôi khi có đường dầu giữađầu to với đầu nhỏ của thanh truyền để cung cấp dầu có áp suất đến chốt pittông

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức tuy có cấu tạo phức tạp, nhưng có ưu điểm là điều chỉnhđược lượng dầu, tẩy rửa và làm mát tốt

Dầu bôi trơn được chứa trong các te dầu của động cơ Bơm dầu được dẫn động từ trụckhuỷu hoặc trục cam Dầu được hút từ các te qua lọc sơ Dầu sau bơm có áp suất cao qua lọctinh, đến mạch dầu chính chia làm nhiều nhánh đến bôi trơn trục khuỷu, đầu to thanh truyền,chốt pittông, trục cam Dầu sau khi bôi trơn qua các khe hở rơi trở lại các te, đồng thời bôitrơn cho xupap con đội Van ổn áp giữ cho áp suất dầu trong mạch dầu chính luôn ổn định khilàm việc Van an toàn bố trí song song với lọc tinh, khi lọc tinh bị nghẹt van mở ra để đảmbảo có dầu đến mạch dầu chính để bôi trơn

Trang 17

2.3.1 Hệ thống bôi trơn cacte ướt

- Sơ đồ cấu tạo:

Gọi đây là hệ thống bôi trơn các te ướt bởi vì toàn bộ lượng dầu bôi trơn được chứatrong các te của động cơ

1 Các te; 2 Lưới lọc sơ; 3 Bơm dầu; 4 Van an toàn bơm dầu; 5 Bầu lọc thô; 6 Van antoàn; 7 Đồng hồ chỉ áp suất dầu; 8 Đường dầu chính; 9, 10 Đường dầu bôi trơn trục khuỷu, trụccam; 11 Bầu lọc tinh; 12 Két làm mát dầu; 13 Van an toàn; 14 Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 15.Nắp rót dầu ; 16 Que thăm dầu

Toàn bộ lượng dầu của hệ thống bôi trơn được chứa trong các te của động cơ

Van an toàn 4 là van tràn có tác dụng khống chế áp suất dầu sau bơm

Khi bầu lọc bị tắc, van an toàn 6 của bầu lọc thô sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không qua lọcthô lên thẳng đường dầu chính đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến các bềmặt cần bôi trơn

Khi nhiệt độ dầu lên cao quá, do độ nhớt giảm, van khống chế lưu lượng 13 sẽ đónghoàn toàn để dầu qua két làm mát rồi lại trở về các te

Trang 18

Hình 1.4 Sơ đồ hoạt động của hệ thống bôi trơn

- Hoạt động hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt:

+ Trình bày đơn giản:

Dầu bôi trơn được hút từ các te qua lưới lọc sơ đẩy lên bình lọc nhờ bơm dầu quabình lọc, dầu được làm mát nhờ két làm mát dầu và đi vào đường dẫn dầu chính, từ đây dầu đượcdẫn đi đến bôi trơn các cổ chính của trục khuỷu, cổ chính trục cam, dầu từ cổ trục chính trụckhuỷu được dẫn tới bôi trơn cổ khuỷu nhờ rãnh khoan xiên, cũng từ đường dầu chính có đườngdẫn dầu đi bôi trơn cho trục đòn gánh trích dầu bôi trơn cho hộp bánh răng phân phối Bôi trơncho piston, xi lanh, vòng găng bôi trơn và làm mát piston nhờ sự vung té của dầu má khuỷu hoặcdùng vòi phun dầu (ở một số động cơ), bôi trơn giàn đũa đẩy, supáp, con đội nhờ dầu thừa từ trụcđòn gánh đưa xuống

+ Trình bày đầy đủ:

Dầu nhờn chứa trong cácte (1) được bơm dầu (3) hút qua phao lọc (2) từ đáyđộng cơ đưa tới bầu lọc (11), tại đây nước và tạp chất cơ học được lọc sạch, sau đó dầu vàođường dầu chính (8) ở thân máy đến bôi trơn ổ trục chính của trục khuỷu Một phần dầu từcác ổ đỡ chính, chảy qua các lỗ dầu được khoan bên trong trục khuỷu, đến các ổ đỡ thanhtruyền Phần dầu này tiếp tục chảy qua khe dầu của ổ trục, sau đó được phun vào các bộ phậntruyền động, bôi trơn piston, xi lanh, chốt piston và bạc đầu nhỏ thanh truyền ( nếu trongthân thanh truyền có đường dầu thì dầu theo đường dẫn này tới bôi trơn cho chốt piston vàbạc đầu nhỏ thanh truyền sau đó phun ra lỗ phía trên đầu nhỏ để làm mát đỉnh piston) Đồngthời dầu theo rãnh dầu đến bôi trơn các ổ đỡ trục cam và theo rãnh dầu lên nắp máy đi bôitrơn các chi tiết truyền động xupáp Sau khi tuần hoàn qua tất cả các bộ phận cần bôi trơn,dầu rơi trở về cácte

Trong bầu lọc dầu có bố trí van an toàn, khi bầu lọc bị tắc do bẩn, áp suất dầu tăng sẽ

mở van này cho dầu đi tắt lên đường dầu chính không qua bầu lọc

Áp suất và nhiệt độ dầu được đồng hồ áp suất và nhiệt độ dầu chỉ báo Khi nhiệt độ dầuquá 800 C làm độ nhớt giảm, khi đó van điều khiển (4) mở để dầu nhờn qua két làm mát.Van điều chỉnh áp suất đảm bảo áp suất dầu trong hệ thống ổn định không phụ thuộc tốcđộ động cơ

- Hệ thống bôi trơn cacte ướt có điểm hạn chế là do dầu bôi trơn chứa hết trong cacte,nên cacte sâu và làm tăng chiều cao động cơ Dầu bôi trơn tiếp xúc với khí cháy nên giảmtuổi thọ của dầu

Trang 19

2.3.2 Hệ thống bôi trơn cacte khô

- Sơ đồ cấu tạo:

1 Các te; 2 Bơm dầu; 3 Thùng dầu; 4 Lưới lọc; 5 Bơm dầu đi bôi trơn; 6 Bầu lọcthô; 7 Đồng hồ báo áp suất dầu; 8 Đường dầu chính; 9,10 Đường dầu đi bôi trơn trụckhuỷu, trục cam; 11 Bầu lọc tinh; 12 Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 13 Két làm mát dầu

Hình 1.7 Hệ thống bôi trơn các te khô

- Hoạt động hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te khô:

* Trình bày đầy đủ:

Hệ thống bôi trơn các te khô khác cơ bản với hệ thống bôi trơn các te ướt ở chỗ nó cóthêm một đến hai bơm làm nhiệm vụ chuyển dầu từ các te (sau khi dầu bôi trơn rơi xuống cácte) qua két làm mát 13 ra thùng chứa 3 bên ngoài các te động cơ Từ đây, dầu được bơm lấy

đi bôi trơn giống như ở hệ thống bôi trơn các te ướt

Hệ thống bôi trơn các te khô cấu tạo phức tạp hơn hệ thống bôi trơn các e ướt vì cóthêm bơm chuyển, nên thường được sử dụng cho động cơ Diesel lắp trên máy ủi, máy kéo,

* Trình bày đầy đủ:

Trang 20

- Hệ thống này khác với hệ thống cacte ướt ở chỗ, có hai bơm (2) làm nhiệm vụchuyển dầu sau khi bôi trơn rơi xuống cacte, từ cacte ra két làm mát (13) ra thùng chứa (3)bên ngoài động cơ Từ đây dầu được bơm vận chuyển đi bôi trơn giống như ở hệ thống cacteướt.

- Hệ thống này khắc phục nhược điểm của hệ thống bôi trơn cacte ướt Do thùng dầu(3) được đặt bên ngoài nên cacte không sâu, làm giảm chiều cao động cơ và tuổi thọ dầu bôitrơn cao hơn Tuy nhiên hệ thống này phức tạp vì có thêm các bơm chuyển và các bộ phậndẫn động chúng

Ngoài ra còn có bôi trơn định kỳ (bôi trơn thủ công):

Là phương pháp bôi trơn theo định kỳ quy định, được thực hiện bằng các dụng cụ đơngiản để bôi trơn cho các chi tiết chiụ lực nhỏ, ở xa trung tâm đáy dầu và khó sử dụng cácphương pháp bôi trơn khá

2.4 Sơ đồ khối mạch dầu bôi trơn động cơ xăng và diesel

2.4.1 Sơ đồ bố trí HTBT động cơ

(Dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn)

- Sơ đồ cấu tạo (Hình 1.5):

1 Phao hút dầu; 2 Van đường dầu ra két mát; 3 Bơm dầu; 4 Đường dầu lên bầu lọctinh; 5 Hộp phân phối dầu; 6 Bầu lọc tinh; 7 Bầu lọc không khí; 8 Dầu bôi trơn trong máynén khí; 9 Đường dầu bôi trơn cặp bánh răng phối khí; 10 Đường dầu lên máy nén khí; 11.Đường dầu từ máy nén khí về đáy dầu; 12 Đường dầu từ két mát về đáy dầu; 13 Đường dầubôi trơn cổ trục, cổ khuỷu; 14 Đường dầu bôi trơn trục cam; 15 Đáy dầu

- Nguyên lý hoạt động:

Dầu được chứa trong đáy dầu, khi động cơ làm việc, bơm hút dầu đến hai khoang(tầng) của bơm: Khoang trên đưa dầu đến bầu lọc tinh để lọc sạch (khoảng 15% dầu sau khilọc sơ bộ trở về đáy dầu) và cung cấp cho đường dầu chính, khoang dưới dầu cung cấp dầucho két làm mát

Từ đường dầu chính, đến hộp chia dầu chia thành ba nhánh đi bôi trơn cho các cổtrục, cổ khuỷu, chốt piston; các cổ trục cam, trục đòn bẩy (cò mổ), đòn bẩy, đuôi xu páp vàthanh đẩy, con đội, bề mặt cam và máy nén khí

Trang 21

Trường hợp bầu lọc có cản trở lớn, van an toàn bầu lọc mở, dầu sẽ qua van bổ xungvào đường dầu chính đi bôi trơn cho động cơ.

Ngoài các chi tiết được bôi trơn cưỡng bức, một số chi tiết như: Xy lanh, piston được bôi trơn nhờ vung té khi trục khuỷu động cơ quay

Khi nhiệt độ dầu trong hệ thống khoảng (75 - 80)0C, van dầu ra két làm mát mở, dầuqua van đến két mát Khi qua két mát nhiệt độ dầu giảm và trở về đáy dầu để giữ cho nhiệt độdầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt độ quy định

Từ tầng dưới, dầu được đẩy đến két làm mát, Khi qua két mát nhiệt độ dầu giảm đểổn định nhiệt độ dầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt độ quy định

Hình 1.5 Hệ thống bôi trơn 2.4.2 Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ ZMZ 53

(Dùng bầu lọc ly tâm không hoàn toàn)

- Sơ đồ cấu tạo (Hình 1.6)

Trang 22

1 Phao hút dầu; 2 Van an toàn bơm; 3 Khoang dưới của bơm dầu; 4 Khoang trên củabơm dầu; 5 Cảm biến áp suất dầu; 6 Bầu lọc ly tâm; 7 Trục dàn đòn bẩy; 8 Van dầu ra kétmát; 9 Khoá tay; 10 Két mát dầu.

Hình 1.6 Hệ thống bôi trơn ZMZ 53

- Nguyên lý hoạt động

Dầu được chứa trong đáy dầu, khi động cơ làm việc, bơm hút dầu đến hai khoang(tầng) của bơm: Khoang trên cung cấp cho đường dầu chính, khoang dưới cung cấp dầu chobầu lọc ly tâm và két làm mát

Từ đường dầu chính, dầu chia thành hai nhánh đi bôi trơn cho các cổ trục, cổ khuỷu,chốt piston; các cổ trục cam, trục đòn bẩy (cò mổ), đòn bẩy, đuôi xu páp và thanh đẩy, conđội, bề mặt cam

Ngoài các chi tiết được bôi trơn cưỡng bức, một số chi tiết như: Xy lanh, piston được bôi trơn nhờ vung té khi trục khuỷu động cơ quay

1

234

67

8910

5

Trang 23

Khi nhiệt độ dầu trong hệ thống khoảng 600C, van dầu ra két làm mát mở, dầu qua vanđến két mát Khi qua két mát nhiệt độ dầu giảm và trở về đáy dầu để giữ cho nhiệt độ dầutrong hệ thống không vượt quá nhiệt độ quy định.

Từ tầng dưới, dầu được cung cấp cho bầu lọc ly tâm và két làm mát Tại bầu lọc ly tâmsau khi lọc sạch dầu được bổ xung về đáy dầu, khi qua két mát nhiệt độ dầu giảm để ổn địnhnhiệt độ dầu trong hệ thống không vượt quá nhiệt độ quy định

3 Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp Hệ thống bôi trơn

3.1 Trình tự tháo, lắp và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống bôi trơn

Bước 2: Tháo các bộ phận ra khỏi động cơ.

- Xả dầu bôi trơn

- Xả nước làm mát

- Tháo đáy các te

- Tháo két mát dầu, nước làm mát

- Tháo đáy các te

- Tháo lưới lọc sơ

- Tháo bơm dầu

- Tháo bình lọc tinh

Trang 24

Trước khi lắp các chi lên động cơ phải vệ sinh các chi.

3.1.4 Yêu cầu kỹ thuật

- Tháo theo trình tự, nới lỏng dần các bu lông lắp ghép giữa các chi tiết

- Đặt các chi tiết tháo rời lên giá chuyên dùng

- Gioăng đệm đặt cẩn thận tránh bị rách, các bu lông lắp ghép được xếp theo thứ tự

- Trong quá trình kiểm tra, sửa chữa nếu hư hỏng nhiều ở các bộ phận cần thay mới

Lưu ý: Khi lắp các chi tiết lên động cơ phải đảm bảo không bị rò rỉ dầu.

3.2 Trình tự tháo, lắp bơm dầu

Bước 1 Trình tự tháo

* Tháo bơm dầu từ động cơ

- Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy

- Tháo bánh phải trước

- Tháo tấm chắn phía dưới động cơ bên phải

- Xả dầu

+ Tháo nắp lỗ đổ dầu

+ Tháo nút xả đáy cácte dầu và xả dầu động cơ

+ Nới lỏng nút xả két nước

+ Tháo cụm nắp két nước

+ Nới lỏng nút xả trên thân máy, sau đó xả nước làm mát

Trang 25

- Tháo nắp đậy nắp quy lát số 2

- Tháo đai chữ V cho quạt và máy phát

+Nới lỏng các bu lông A và B

+ Làm dây đai V cho quạt và máy phát chùng xuống và tháo đai V

- Tháo cụm máy phát

+ Tháo nắp cực

+ Tách giắc nối và kẹp dây điện

+ Tháo đai ốc và tháo cực B

Trang 26

+ Tháo bu lông cố định thanh trượt điều chỉnh A và B, và tháo thanh điều chỉnh đaiquạt.

Để tránh nguy cơ bị bỏng, không được tháo nắp két nước trong khi động cơ và kétnước đang còn nóng Sự giãn nở nhiệt sẽ làm cho nước làm mát và hơi nước phụt ra khỏi cụmkét nước

+ Nới lỏng nút xả két nước

+ Tháo cụm nắp két nước

+ Nới lỏng nút xả trên thân máy, sau đó xả nước làm mát

+ Tháo bu lông cố định và tháo máy phát

- Tháo cuộn đánh lửa số 1

Trang 27

+ Ngắt 4 giắc của cuộn đánh lửa

+ Tháo 4 bu lông của cuộn đánh lửa

- Tháo ống thông hơi

- Ngắt ống thông hơi số 2

Trang 28

- Tháo nắp đậy nắp quy lát

- Tháo cao su chân máy bên phải

+ Hãy đặt khúc gỗ trên kích ở phía dưới động cơ

+ Tháo 5 bu lông và đai ốc và tháo cao su chân máy bên phải (cho Hộp số tự động)

Trang 29

+ Tháo 5 bu lông và đai ốc và tháo cao su chân máy bên phải (cho Hộp số thường)

- Tháo giảm chấn trục khuỷu

+ Đặt xy lanh số 1 ở điểm chết trên/Kỳ nén

+ Quay giảm chấn trục khuỷu, và gióng thẳng rãnh phối khí của nó với dấu phối khí

"0" của bơm dầu

Trang 30

+ Kiểm tra rằng các dấu phối khí trên đĩa răng phối khí trục cam và bánh răng phối khítrục cam hướng lên trên như trong hình vẽ.

Nếu chưa được, hãy quay puli trục khuỷu một vòng (360 độ) và gióng thẳng các dấunhư trên

+ Kiểm tra vị trí lắp SST khi lắp để tránh cho các bu lông bắt của SST khỏi bị chạmvào cụm bơm dầu

+ Tháo các SST và bu lông

+ Tháo giảm chấn trục khuỷu

- Tháo cảm biến vị trí trục khuỷu

+ Ngắt giắc của cảm biến vị trí trục khuỷu

Trang 31

+ Tháo bu lông và sau đó tháo cảm biến vị trí trục khuỷu.

- Tháo cụm van điều khiển dấu phối khí trục cam

+ Tháo giắc nối cụm van điều khiển dầu phối khí trục cam

+ Tháo bu lông và tháo cụm van điều khiển dầu phối khí trục cam

Trang 32

+ Tháo gioăng chữ “O” ra khỏi van điều khiển dầu phối khí trục cam.

- Tháo puli bơm nước

- Tháo cụm bơm nước

Trang 33

- Tháo giá bắt chân máy nằm ngang

- Tháo cụm bơm dầu

+ Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu, nạy bơm dầu để tháo nó Không được làmhỏng bề mặt tiếp xúc của cụm bơm dầu và cácte dầu

+ Tháo hai gioăng chữ “O” ra khỏi thân máy và cácte dầu

Trang 34

* Tháo rời các chi tiết của bơm dầu

- Tháo đế nắp thân bơm

+ Tháo các bu lông

+ Dùng búa nhựa, cẩn thận gõ lên thân bơm dầu

- Tháo Rotor bơm (bánh răng) chủ động và bị động

+ Tháo các bu lông và nắp bơm dầu

+ Tháo rô to (bánh răng) chủ động và bị động

Trang 35

- Tháo van dầu hồi ra khỏi thân bơm.

Yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện tháo

- Tháo theo trình tự, lới lỏng dần các bu lông lắp ghép bơm với động cơ.- Đặt các chitiết tháo rời lên giá chuyên dùng

- Gioăng đệm đặt cẩn thận tránh bị rách, các bu lông lắp ghép được xếp theo thứ tự

- Trong quá trình kiểm tra, sửa chữa nếu bơm bị hư hỏng nhiều cần thay mới

Bước 2 Lắp bơm dầu

- Lắp van dầu hồi

+ Lắp van, lò xo, tấm chặn vào thân bơm

+ Dùng kìm lắp phanh hãm

- Lắp rotor (bánh răng) chủ động và bị động

3.3 Trình tự tháo, lắp lọc dầu

Trang 36

- Chuẩn bị: tuýp, clê 10, 14, 17, 22, dầu Diesel sạch, máy nén khí

- Tháo bình lọc ra khỏi động cơ

- Tháo nắp chụp của bình lọc

- Tháo, rút rotor ra

- Thông lỗ phun dầu

- Làm sạch cặn bẩn bám chặt ở thành phía trong rotor

* Lắp bình lọc

Ngược lại với quá trình tháo

Trang 37

3.4 Tháo van điều tiết

Van điều tiết nằm ở vị trí bên trái các te

4 Một số thông số sử dụng dầu bôi trơn

Tính chất quan trọng nhất liên quan đến chất lượng dầu bôi trơn là độ nhớt của dầu bôitrơn Mỗi loại động cơ yêu cầu dầu bôi trơn có một độ nhớt nhất định phù hợp với điều kiệnlàm việc của động cơ Dầu có độ nhớt quá lớn (dầu quá đặc) thường khó lưu động nên tronggiai đoạn khởi động động cơ dầu khó đến được tất cả các bề mặt ma sát, đặc biệt là các bềmặt ma sát ở xa bơm dầu Do đó, một số bề mặt ma sát có thiếu dầu khi khởi động lạnh nên bịmòn nhanh Ngược lại, dầu có độ nhớt quá nhỏ (dầu quá loãng) thường dễ bị chèn ép ra khỏicác bề mặt ma sát khi chịu tải lớn nên bề mặt chi tiết dễ bị ma sát khô và bị mòn nhanh

Các loại dầu bôi trơn thường có ký hiệu chỉ số trên bao bì thể hiện tính năng và phạm

vi sử dụng của chúng

4.1 Chỉ số SAE

Đây là chỉ số phân loại dầu theo độ nhớt ở 1000 C và -180 C của Hiệp hội kỹ sư ô tôHoa Kỳ Chỉ số SAE (Society of Automotive Engineers) cho biết cấp độ nhớt chia thành hailoại:

Trang 38

- Loại đơn cấp là loại chỉ có một chỉ số độ nhớt Ví dụ: SAE- 40, SAE- 50, SAE- 20W.Cấp độ nhớt có chữ W (Winter: mùa đông) dựa trên cơ sở độ nhớt ở nhiệt độ thấp tối đa, còncấp độ nhớt không có chữ W chỉ dựa trên cơ sở độ nhớt ở 1000C.

- Loại đa cấp là loại có hai chỉ số độ nhớt như SAE- 20W/50, ở nhiệt độ thấp có cấp độnhớt giống như loại đơn cấp SAE- 20W, còn ở nhiệt độ cao có cấp độ nhớt cùng với loại đơncấp SAE- 50 Dầu có chỉ số độ nhớt đa cấp có phạm vi nhiệt độ môi trường sử dụng rộng hơn

so với loại đơn cấp

Hình 1.3 Chọn chỉ số độ nhớt và phạm vi nhiết độ áp dụng theo phân loại SAE 4.2 Chỉ số API

API là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của Viện hoá dầu Hoa Kỳ Chỉ số API chobiết chất lượng dầu nhớt khác nhau theo chủng loại động cơ, chia làm hai loại:

- Dầu chuyên dụng là loại dầu chỉ dùng cho một trong hai loại động cơ xăng hoặcDiesel

Ví dụ, hai loại dầu API - SH và API - CE, chữ số thứ nhất sau dấu “ – “ chỉ loại độngcơ: S- cho động cơ xăng, C- động cơ Diesel, chữ số thứ hai chỉ cấp chất lượng dầu tăng dầntheo thứ tự chữ cái

Trang 39

- Dầu đa dụng là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho tất cả các loại động cơ Ví dụ, dầucó chỉ số API - SG/CD có nghĩa dùng cho động cơ xăng với cấp chất lượng G, còn dùng chođộng cơ Diesel với cấp chất lượng D Chỉ số cho động cơ nào (S hay C) viết trước dấu ‘/’ cónghĩa ưu tiên dùng cho động cơ đó.

Ví dụ:

- API-SH - dùng cho động cơ xăng (S-Spark Ignition)

- API-CI – dùng cho động cơ diesel (C – Compression) Chỉ số thứ hai chỉ cấp chất lượng tăng dần theo thứ tự chữ cái

* Dầu đa dùng: là loại dầu bôi trơn dùng cho cả động cơ xăng và động cơ diesel

Ví dụ:

- API-SG/CD: có nghĩa là dùng cho động cơ xăng với cấp chất lượng là G, còn dùng cho động cơ diesel với cấp chất lượng là D Chỉ số S hay C, chỉ số nào viết trước có nghĩa là

ưu tiên sử dụng cho động cơ đó

* Dầu bôi trơn phân loại theo API dùng cho động cơ xăng

- SA: Loại dầu hoàn toàn chưng cất bằng dầu mỏkhông có pha thêm các chất phụ gia

- SB: loại dầu dùng cho động cơ có tải nhỏ, loại này có chứa một số chất chống ôxy hóa

- SC: Loại dầu có chứa các chất tẩy rửa-làm sạch, các chống ôxy hóa

SD: Loại dầu này dùng cho động cơ làm việc ở nhiệt độ cao hoặc trong các điều kiện khắc nghiệt Có chứa các chất tẩy rửa-làm sạch, chất chống lại ôxy hóa chống lại các tác nhân ăn mòn kim loại…

- SE: loại dầu này dùng cho động cơ làm việc ở điều kiện khắc nghiệt hơn so với SD Chất phụ gia của loại dầu này có chứa các chất tẩy rửa-làm sạch, chống lại các tác nhân ăn mòn kim loại…

- SF: loại dầu này chống lại sự ăn mòn kim loại và sử dụng được lâu dài

* Dầu bôi trơn phân loại theo API dùng cho động cơ diedel

- Động cơ diesel có áp suất cháy và áp suất nén rất lớn, nên lực tác dụng lên các chi tiết động cơ là rất lớn Vì vậy dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel phải là loại dầu có màng dầu rất bền

Trang 40

- Ngoài ra nhiên liệu diesel còn có chứa lưu huỳnh, nó tạo ra axit trong quá trình đốt cháy nhiên liệu Dầu bôi trơn có khả năng trung hòa axit, khả năng hòa tan tẩy rửa tốt để ngănchặn hình thành cặn bã trong dầu làm trơn.

- CA: Sử dụng cho động cơ diesel tải nhỏ, có chứa các chất phụ gia như chất tẩy làm sạch, chống ôxy hóa

rửa CB: Sử dụng cho động cơ tải trung bình, sử dụng loại nhiên liệu có phẩm chất thấp Các chất phụ gia gồm các chất tẩy rửa-làm sạch, chống ô xy hóa…

- CC: Loại dầu này dùng cho động cơ diesel tăng áp và có thể sử dụng cho động cơ xăng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt Loại này có các chất phụ gia lớn hơn các loại trên

- CD: Sử dụng cho động cơ diesel tăng áp dùng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnhcao Loại này có chứa nhiều chất tẩy rửa và làm sạch

5 Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận và chi tiết của hệ thống bôi trơn

Học sinh – sinh viên thực hành tháo lắp hệ thống bôi trơn của động cơ theo hướng dẫn của giáoviên

Hình 1.6: Nhận dạng các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ 5.1 Bơm dầu

Ngày đăng: 29/05/2018, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w