Các chất nhũ hóa thường dùng trong bào chế nhũ tương thuốc Các nhũ tương thuốc thường có nồng độ pha phân tán cao, muốn thu được nhũ tương bền, trong thành phần của nhũ tương phải có các
Trang 1Câu 1 : khái niệm và trình bày thành phần của nhũ tương thuốc?
Khái niệm: Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng không trộn lẫn vào nhau,
một trong hai chất lỏng lả pha phân tán hoặc pha nội, pha còn lại là pha ngoại
THÀNH PHẦN CỦA NHŨ TƯƠNG THUỐC
1 Pha dầu
Bao gồm các chất không phân cực tan trong dầu:
Các dược chất tan trong dầu: bromoform, menthol, vitamin A, D, E…
Các chất phụ tan trong dầu: các chất chống oxy hóa như butyl hydroxy anisol (BHA), butyl hydroxytoluen (BHT), isopropyl galat, tocoferol Các chất làm thơm như các tinh dầu…
Dầu thực vật, dầu parafin, vaselin, parafin, các alcol béo, acid béo, sáp…
2 Pha nước
Bao gồm các chất phân cực là:
Các dược chất tan trong nước hay các dung môi phân cực
Các chất bảo quản như nipagin với nồng độ từ 0,1 – 0,2%, nipasol với nồng độ từ 0,01 –
0,02% dùng trong các nhũ tương thuốc uống benzalkonium clorid với nồng độ 0,01% hoặc clocresol từ 0,1 – 0,2% dùng trong các nhũ tương thuốc dùng ngoài Đối với các nhũ tương chế với các loại dầu dễ bị oxy hóa có thể cho thêm các chất chống oxy hóa thích hợp
Các chất làm ngọt, chất làm thơm, chất giữ ẩm…tan trong nước hay các dung môi phân cực
Các chất lỏng phân cực như nước, ethanol, glycerin…
3 Các chất nhũ hóa thường dùng trong bào chế nhũ tương thuốc
Các nhũ tương thuốc thường có nồng độ pha phân tán cao, muốn thu được nhũ tương bền, trong thành phần của nhũ tương phải có các chất giúp nhũ tương hình thành và ổn định, đó là các chất nhũ hóa Chất nhũ hóa có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha, làm giảm năng lượng tự do bề mặt làm cho nhũ tương dễ hình thành và ổn định Một số chất nhũ hóa còn làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán giữ cho nhũ tương ổn định hơn
3.1 Chất nhũ hóa thiên nhiên
Các hydrat carbon: hay dùng gôm arabic, gôm adragant, thạch…
Gôm arabic: thường dùng làm chất nhũ hóa trong các potio nhũ tương tạo kiểu nhũ tương D/N Gôm arabic chỉ hòa tan hoàn toàn trong lượng nước gấp đôi lượng gôm, khi đó nó mới có tác dụng nhũ hóa tốt Gôm arabic có khả năng nhũ hóa nhanh cả khi điều chế nhũ tương bằng dụng cụ thô sơ như chày cối
Gôm adragant: có độ nhớt thấp khoảng 50 lần độ nhớt của dung dịch gôm arabic có cùng nồng
độ Vì thế, thường dùng gôm adragant làm chất ổn định phối hợp với gôm arabic trong các nhũ tương thuốc để uống
Các saponin: thường dùng cồn thuốc (1/5) điều chế từ các dược liệu có saponin như bồ hòn, bồ kết, quillaya, salsepareille để làm chất nhũ hóa cho các nhũ tương dùng ngoài
Các protein dùng làm chất nhũ hóa có gelatin, sữa, casein và các dẫn chất
Các sterol: chất nhũ hóa điển hình trong các stertol là cholesterol có nhiều trong lanolin (sáp lông cừu), trong mỡ lợn, dầu cá và lòng đỏ trứng; người ta cũng dùng các acid mật như acid cholic,
taurocholic, glycolic…làm chất nhũ hóa
Các phospholipid: điển hình là lecithin, có nhiều trong lòng đỏ trứng, trong đỗ tương…không độc nên là chất nhũ hóa thích hợp cho nhũ tương tiêm
3.2 Các chất nhũ hóa tổng hợp và bán tổng hợp
Trang 2So với các chất nhũ hóa thiên nhiên, các chất nhũ hóa tổng hợp có tác dụng nhũ hóa mạnh hơn, vững bền, ít bị ảnh hưởng của các yếu tố như pH, nhiệt độ, vi khuẩn, nấm nên được sử dụng khá rộng rãi làm chất nhũ hóa, chất gây thấm trong bào chế các nhũ tương hay hỗn dịch thuốc
3.2.1 Các chất diện hoạt
Các chất diện hoạt là một nhóm lớn gồm rất nhiều chất Các chất diện hoạt điển hình là những hợp chất lưỡng thân, trong phân tử của chúng có chứa các nhóm thân nước và thân dầu
Các chất diện hoạt dùng trong dược phẩm gồm 4 phân nhóm:
+ Chất diện hoạt anion: là những chất trong phân tử có các nhóm thân nước mang điện tích âm như nhóm carboxyl (RCOO-), sulfonat (RSO3-) hay sulfat (ROSO3-) Các chất thường dùng là muối natri hay kali hay calci của acid béo (các xà phòng), natri lauryl sulfat, kali laurat…
+ Chất diện hoạt cation: là những chất trong phân tử có các nhóm thân nước mang điện tích dương như muối halogenid của amoni bậc 4 (R4N+X-) Các chất thường dùng có cetrimid, benzalkonium clorid, ngoài tác dụng nhũ hóa, các chất này còn có tác dụng sát khuẩn
+ Chất diện hoạt lưỡng tính: thực tế ít dùng trong bào chế nhũ tương thuốc
+ Chất diện hoạt không ion hóa: là những hợp chất có phần thân nước của phân tử không mang điện nhưng nó vẫn có tính thân nước do chứa các nhóm chức có độ phân cực cao như nhóm hydroxyl hay polyoxyethylen Dùng nhiều trong bào chế là cetomacrogol (Brij), các sorbital ether (Span) và các polysorbat (Tween)…Tên gọi các chất diện hoạt này thường kèm theo một chỉ số, ví dụ: Tween 80, Tween 20, Span 60, Span 80,…
Các chất diện hoạt dễ tan trong nước như xà phòng natri, Tween dùng cho nhũ tương kiểu D/N, các chất diện hoạt dễ tan trong dầu như xà phòng calci Span dùng cho nhũ tương kiểu N/D Nhưng cũng
có thể dùng 2 chất nhũ hóa ngược pha nhau trong cùng một công thức nhũ tương để thu được nhũ tương bền vững
3.2.2 Các chất nhũ hóa ổn định
Các polyethylen glycol (PEG): dễ hòa tan trong nước và không phải là chất nhũ hóa thực sự nhưng là chất ổn định tốt đối với nhũ tương thuốc do có tính thân nước mạnh nên có khả năng gây thấm biến dược chất rắn sơ nước thành thân nước nên hay được dùng làm chất gây thấm trong bào chế các dạng hỗn dịch thuốc
Các alcol polyvinylic: là những sản phẩm trùng hợp cao phân tử của alcol vinylic, tan trong nước
và glycerin Dung dịch trong nước có sức căng bề mặt thấp, pH gần trung tính và độ nhớt thay đổi phụ thuộc vào nồng độ Các alcol polyvinylic hay được dùng làm chất gây thấm và chất nhũ hóa trong bào chế các hỗn dịch và nhũ tương thuốc uống, tiêm và dùng ngoài
Các alcol polyvinylic rất thích hợp trong bào chế các nhũ tương, hỗn dịch và dung dịch thuốc nhỏ mắt vì các chất này hoàn toàn trơ về mặt hóa học, có thể tiệt khuẩn được và thích hợp với các niêm mạc mắt, giúp cho sự phục hồi nhanh chóng các tổn thương về mắt và giữ cho thuốc tiếp xúc lâu hơn với niêm mạc mắt
3.2.3 Các dẫn chất của cellulose
Các dẫn chất của cellulose có nhiều tính chất giống với các chất keo thiên nhiên nhưng có ưu điểm: tinh khiết, bền vững, ít bị tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nên có thể tiệt khuẩn mà không bị hỏng
Do có các ưu điểm nói trên, các chất này hay được dùng làm chất nhũ hóa gây thấm trong bào chế nhũ tương và hỗn dịch thuốc uống, tiêm hay dùng ngoài làm tá dược trong thuốc viên, thuốc mỡ (kể cả thuốc mỡ tra mắt)
Trang 3 Thường dùng methyl cellulose, hydroxymethyl cellulose, carboxymethyl cellulose, natri
carboxymethyl cellulose, carboxy polymethylen (carbopol)…
Các loại dẫn chất này đều tan trong nước tạo ra dịch keo, có pH gần trung tính, có độ nhớt tùy theo loại dần chất và nồng độ của nó trong dung dịch
Để hòa tan nhanh các dẫn chất của cellulose trong nước cần thấm ướt chúng với nước nóng và để cho chúng trương nở trong một thời gian, sau đó mới khuấy trộn đều đến khi thu được một dịch thể đồng nhất
3.3 Các chất nhũ hóa rắn ở dạng hạt nhỏ
Là những chất rắn dưới dạng bột rất mịn không tan trong nước và dầu muốn có tác dụng nhũ hóa, kích thước của các tiểu phân bột phải bé hơn rất nhiều lần kích thước các tiểu phân pha phân tán của nhũ tương
Loại chất nào dễ thấm nước hơn dầu sẽ cho nhũ tương D/N, dễ thấm dầu hơn nước sẽ cho nhũ tương N/D Những chất khả năng thấm nước và dầu như nhau thì nếu trộn chất nhũ hóa với pha nào trước thì pha đó sẽ là môi trường phân tán của nhũ tương
Một số chất thường dùng là bentonit, magnesi nhôm silicat (Veegum), hectorit
Câu 2 Hãy nêu khái niệm và thành phần của hỗn dịch thuốc?
KHÀI NIÊM : Là thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài Chứa các dược chất rắn không hòa tan được trong pha phân tán đều dưới dạng các hạt rắn nhỏ trong chất dẫn là nước hoặc dầu
THÀNH PHẦN CỦA HỖN DỊCH:
1 Dược chất: Dược chất là hoạt chất ở dạng tiểu phân rắn không tan hoặc ít tan trong chất dẫn
2 Chất dẫn: Là môi trường phân tán như nước cất, nước thơm, dầu thực vật, nhũ tương, alcol, glycerin…
3 Chất phụ: Chất phụ gồm chất gây thấm, chất gây treo là chất làm cho hỗn dịch dễ hình thành và
ổn định, chất làm ngọt, làm thơm, chất bảo quản
Câu 3 Khái niệm thuốc mỡ Trình bày tá dược thuốc mỡ là gel dẫn xuất từ cellulose? Cho ví dụ Khái niệm thuốc mỡ: Là dạng thuốc có thể mềm, dùng để bôi lên da hay niêm mạc nhằm bảo vệ da hoặc
đưa thuốc thấm qua da Thành phần của thuốc mỡ gồm một hay nhiều hoạt chất được hòa tan hay phân tán đồng đều trong một tá dược hay hỗn hợp tá dược thích hợp
Gel dẫn chất của cellulose
Để làm tá dược thuốc mỡ, người ta sử dụng các dẫn chất của cellulose có khả năng trương nở tạo gel như metyl cellulose, carboxymetyl cellulose, natri carboxymetyl cellulose, hydroxypropyl metyl cellulose
Ngoài những ưu điểm chung kể trên, các gel dẫn chất của cellulose còn có ưu điểm tương đối bền
ở nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn và có thể điều chỉnh pH bằng hệ đệm, cho nên có thể sử dụng làm tá dược thuốc mỡ tra mắt
Các dẫn chất của cellulose thường được sử dụng với nồng độ từ 2 – 7% để làm tá dược thuốc mỡ
Ví dụ thành phần tá dược sau:
Metyl cellulose 5,0 g
Glycerin 10,0 g
Dung dịch thủy ngân phenyl borat 2% 0,5 g
Câu 4 Khái niệm thuốc đặt Trình bày ưu nhược điểm của thuốc đặt trực tràng ?
Trang 4KHÁI NIÊM : Là dạng thuốc rắn, chứa một hoặc nhiều dược chất dùng để đặt vào các hốc tự nhiên của
cơ thể Thuốc có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân Khi đặt vào vị trí trên cơ thể, thuốc đặt thường chảy ra, mềm ở thân nhiệt hoặc hòa tan dần trong niêm dịch để giải phóng dược chất
Ưu điểm
Thuốc đặt có thể được điều chế ở quy mô nhỏ (10 – 20 viên/ giờ) và cũng có thể được điều chế ở quy mô công nghiệp với kỹ thuật tự động hoặc bán tự động (khoảng 20.000 viên/ giờ)
Thuốc đạn thích hợp cho những bệnh nhân bị tổn thương đường tiêu hóa, mửa, bệnh nhân sau phẫu thuật còn hôn mê không thể sử dụng thuốc bằng đường uống
Những bệnh nhân quá trẻ, quá già hoặc những bệnh nhân rối loạn tâm thần dùng thuốc qua những đường trực tràng dễ dàng hơn qua đường uống
Những thuốc gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, thuốc không bền trong môi trường pH của dịch
vị, thuốc nhạy cảm với enzym dùng trong ống tiêu hóa hoặc bị chuyển hóa mạnh lần đầu qua gan, thuốc
có mùi vị khó chịu…được sử dụng qua đường trực tràng sẽ tránh được bất lợi trên
Ngoài ra một số thuốc gây nghiện, tạo ảo giác cũng nên được xem xét điều chế dưới dạng thuốc đạn
Nhược điểm
Sự hấp thu từ thuốc đạn đôi khi chậm và không hoàn toàn
Sự hấp thu thay đổi nhiều giữa các cá thể và ngay cả trong cùng một cá thể
Sử dụng thuốc đạn đôi khi gây viêm trực tràng
Khó đảm bảo được tuổi thọ của thuốc thích hợp
Khó bảo quản ở những vùng có nhiệt độ cao
Các sử dụng hơi bất tiện
Câu 5 Phân loại và Trình bày ưu nhược điểm của thuốc viên nén?
2 Phân loại
2.1 Theo cách dùng và đường sử dụng
Viên thông thường
Viên đặc biệt: viên nhai, viên ngậm hoặc viên đặt dưới lưỡi, viên phân tán, viên hòa tan, viên sủi bọt, viên đặt âm đạo hoặc viên phụ khoa, viên cấy dưới da, viên để tiêm Viên đặc biệt khác: hình thức tương tự nhưng kỹ thuật bào chế, cách thức sử dụng không theo quy ước của viên nén
2.2 Theo đặc tính phóng thích hoạt chất
Viên phóng thích hoạt chất tức thời
Viên phóng thích hoạt chất chậm
Viên phóng thích hoạt chất biến đổi
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác
Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người
Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng
Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm
Diện tích sử dụng: có thể để nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch, hỗn dịch,…
Người bệnh dễ sử dụng, trên viên thường có chữ dễ nhận biết tên thuốc
Nhược điểm
Trang 5 Không phải tất cả các dược chất đều bào chế được thành viên nén.
Sinh khả dụng viên có thể bị thay đổi trong quá trình bào chế do có rất nhiều yếu tố tác động đến
độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên như độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…
Câu 6 Trình bày tá dược dính dùng cho viên nén?
Tá dược dính
Nhóm tá dược dính lỏng
Tá dược dính lỏng dùng trong phương pháp xát hạt ướt có nhiều loại tá dược dính lỏng có mức
độ kết dính khác nhau
Ethanol
Ethanol dùng khi thành phần viên có các chất tan được trong ethanol (cao mềm dược liệu, bột đường,…) tạo nên khả năng dính Với cao mềm, ethanol còn giúp cho việc phân tán cao và khối bột dễ dàng hơn, làm cho hạt dễ sấy khô hơn
Hồ tinh bột
Hồ tinh bột là tá dược dính thông dụng hiện nay, dễ kiếm, giá rẻ, dễ trộn đều với bột dược chất, ít
có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên Thường dùng loại hồ từ 5 – 15%, trộn với bột dược chất khi hồ còn nóng Nên điều chế dùng ngay để tránh bị nấm mốc
Dịch thể gelatin
Gelatin trương nở và hòa tan trong nước, tạo nên dịch thể có khả năng dính mạnh, thường dùng cho viên ngậm để kéo dài thời gian rã hoặc dùng cho dược chất ít chịu nén Hay dùng dịch thể 5 – 10%, trộn với bột dược chất khi tá dược còn nóng Có thể kết hợp với hồ tinh bột để tăng khả năng dính cho hồ
Dịch nước gelatin có độ nhớt lớn, khó trộn đều với bột dược chất, hạt khó sấy khô Vì vậy, người
ta hay dùng dịch thể gelatin trong ethanol được thủy phân trong môi trường acid hay trong môi trường kiềm So với dịch nước, dịch ethanol còn hạn chế được sự thủy phân của một số dược chất và làm cho hạt
dễ sấy khô
Dịch gôm arabic
Gôm arabic có khả năng dính mạnh, kéo dài thời gian rã của viên, thường dùng trong viên ngậm Tuy nhiên, dịch gôm dễ bị nấm mốc, nên chế dùng ngay Thường dùng dịch thể trong nước chứa 5 – 15% gôm
Dung dịch PVP
PVP dính tốt, ít ảnh hưởng đến thời gian rã của viên, hạt dễ sấy khô Với dược chất sơ nước, ít tan trong nước, PVP có khả năng cải thiện tính thấm và độ tan của dược chất (barbituric, acid salicylic,
…) Dịch PVP trong ethanol dùng thích hợp cho viên sợ ẩm và nhiệt (aspirin, kháng sinh,…)
Tuy nhiên, PVP háo ẩm, viên chứa nhiều PVP dễ thay đổi thể chất trong quá trình bảo quản
Dẫn chất cellulose
Methyl cellulose: dùng dịch thể 1 – 5% trong nước, khả năng kết dính tốt Trên thị trường có nhiều loại có độ nhớt khác nhau
Natri carboxymethyl cellulose (Na CMC): thường dùng dịch thể 5 – 15% trong nước Hạt tạo ra không chắc bằng PVP và có xu hướng kéo dài thời gian rã Tương kỵ với muối calci, nhôm và magnesi
Ethyl cellulose: thường dùng loại có độ nhớt thấp với nồng độ 2 – 10% trong ethanol Khả năng kết dính mạnh, thường dùng cho các dược chất ít chịu nén như paracetamol, cafein, meprobamat, sắt fumarat và các dược chất sợ ẩm Nhóm tá dược dính thể rắn
Trang 6Thường dùng cho viên xát hạt khô và dập thẳng Dùng các loại bột đường, tinh bột biến tính, dẫn chất cellulose, Avicel,…Các tá dược dính rắn tan được trong nước và có cồn có thể xát hạt ướt với hỗn hợp nước – cồn ở các tỷ lệ khác nhau
Câu 7 Trình bày tá dược rã dùng cho viên nén?
Tá dược rã giúp viên khi tiếp xúc với nước hoặc dịch thể chuyển từ cấu trúc rắn chắc sang phân tán dạng hạt nhỏ
Cơ chế rã của viên nén:
Theo cơ chế trương nở và hòa tan: các tá dược hút nước, làm tăng thể tích có khi tới 200-500% là vỡ cấu trúc viên, khiến viên vỡ vụn thành hạt nhỏ
Theo cơ chế mao vi quản: các tá dược rã có cấu trúc xốp, sau khi dập viên để lại hệ thống vi mao quản phân bố khắp viên, nhờ hiện ngjmao dẫn nước sẽ vào làm trương nở các thành phần làm viên vỡ thành các hạt nhỏ
Riêng viên sủi bọt thì rã theo cơ chế sinh khí: người ta đưa vào cả acid hữu cơ (acid citric, acid tartaric…)
và cả muối kiềm (Na2CO3, NaHCO3, MgCO3…) Khi gặp nước các thành phần này tác dụng với nhau giải phóng CO2, làm viên rã ra Khi điều chế xát riêng hạt acid và hạt base dập viên trong điều kiện độ
ẩm không khí thấp
Khi tiếp xúc với nước, dịch tiêu hóa, viên hút nước và rã lần một (rã ngoài) giải phóng ra hạt dập viên Tiếp đó, hạt rã lần hai (rã trong) giải phóng trở lại tiểu phân ban đầu
Các loại tá dược rã hay dung:
Tinh bột: có cấu trúc xốp, sau khi dập viên tạo được hệ thống vi mao quản, phân bố khá đồng đều trong viên làm viên rã theo hệ thống vi mao quản
- Tinh bột biến tính: hay dung natri starch glycolat thường dung tỷ lệ 2-6% khả năng gây rã viên rất nhanh
do có khả năng hút nước rất mạnh Còn được gọi là tá dược siêu rã
- Avicel: làm viên rã nhanh do khả năng hút nước và trương nở mạnh Dùng tỷ lệ 10% rã tốt
- Bột Cellulose: dung loại tinh chế, trắng, trung tính
- Các dẫn chất Cellulose: như MC, Na CMC, natri croscarmellose… được dung làm tá dược rã tùy thuộc vào khả năng trương nở trong nước
Câu 8 Khái niệm thuốc viên nang, mục đích đóng thuốc vào nang, ưu nhược điểm của nang Thuốc Khái niệm
Thuốc nang là một dạng thuốc bao gồm:
- Một vỏ rỗng để đựng thuốc ( bằng tinh bột hoặc gelatin), vỏ gắn liền với thuốc và đưa vào cơ thể cùng với thuốc Sau khi tan giã giải phóng thuốc, vỏ đựng được tiêu hoá trong cơ thể
- Một đơn vị phân liều của dược chất dã được bào chế dưới dạng thích hợp để đóng vào vỏ ( bột, hạt, dung dịch, viên nén…)
Có thể quan niệm thuốc nang là hình thức trình bày đặc biệt của nhiều dạng bào chế khác nhau như: Dung dịch, viên nén, cốm thuốc…
Thuốc nang chủ yếu dùng để uống, ngoái ra còn dùng để đặt ( nang đặt trực tràng, nang đặt âm đạo) hoặc cấy dưới da
Ưu nhược điểm của nang thuốc
Ưu điểm:
- Dễ nuốt do hình dạng thuôn, mềm ( nang mềm ), bề mặt trơn bóng ( nang cứng ) điều này rất có ý nghĩa với trẻ em và người cao tuổi
- Tiện dùng: Vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn dễ bảo quản và dễ vận chuyển tiện dùng như viên nén
Trang 7- Dễ sản xuất lớn: Hiện nay có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.
- Tính sinh khả dụng cao: do công thức bào chế đơn giản, ít sử dụng tá dược, ít tác động của kỹ thuật bào chế so với viên nén, vỏ nang lại dễ tan rã giải phóng dược chất trong đường tiêu hoá nên thuốc nang là loại thuốc có sinh khả dụng cao
Nhược điểm:
- Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá thì không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc VD Natri nitrfurantoin
Mục đích đóng thuốc vào nang
- Che dấu mùi, vị khó chịu của dược chất
VD: nang dầu giun, dầu cá, chloramphenicol, nang tetracyclin…
- bảo vệ dược chất tránh tác đông bất lợi của ngoại môi như: ẩm, ánh sáng
- Hạn chế tương kỵ của dược chất
Khu trú tác động của thuốc ở ruột, tránh phân huỷ thuốc bởi dịch vị ( nang bao tan ở ruột )
- Kéo dài tác dụng của thuốc: Nang tác dụng kéo dài ( Spansules )
Câu 9 Trình bày nguyên tắc bào chế bột kép.
Trộn bột kép
Để đảm bảo yêu cầu đồng nhất của bột kép, người ta tiến hành trộn bột theo nguyên tắc trộn đồng lượng: bắt đầu từ bột đơn có khối lượng nhỏ nhất rồi thêm dần bột có khối lượng lớn hơn, mỗi lần thêm một lượng tương đương với lượng đã có trong cối Riêng với các bột nhẹ, người ta trộn sau cùng để tránh bay bụi, gây ô nhiễm không khí và hư hao bột dược chất
Thời gian trộn bột là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự đồng nhất của bột Thời gian này phụ thuộc vào tính chất của từng loại bột Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi bột đã phân tán đồng nhất, nếu kéo dài thời gian trộn, bột lại bị phân lớp trở lại
Rây là biện pháp trộn bột tốt
Thiết bị và cách trộn có ảnh hưởng đến sự đồng nhất của bột Trong sản xuất, dùng các loại máy trộn khác nhau
Câu 10 Trình bày KTBC hỗn dịch thuốc bằng pp phân tán’
1 Phương pháp phân tán cơ học
Lực cơ học gây phân tán như nghiền, xay, khuấy trộn hoặc dùng siêu âm để phân chia hoạt chất rắn và phân tán vào chất dẫn
Áp dụng khi hoạt chất rắn không hòa tan hoặc rất ít tan trong chất dẫn đồng thời cũng không hòa tan hoặc rất ít hòa tan trong các dung môi trơ thông thường khác (trong alcol, dầu thực vật)
Tiến hành
Quy mô sản xuất lớn
Giai đoạn đầu dược chất rắn được phân chia thành các tiểu phân có kích thước thích hợp
Ở quy mô lớn, các tiểu phân dược chất rắn được nghiền với một lượng lớn chất dẫn và để một thời gian cho sự hydrat hóa xảy ra hoàn toàn Sau đó, thêm từng lượng nhỏ dược chất đã được gây thấm vào trong chất dẫn đã được hòa tan (hoặc phân tán) chất gây thấm Các chất điện giải hoặc môi trường đệm phải được thêm vào rất cẩn thận để tránh sự thay đổi điện tích của các tiểu phân Cuối cùng, thêm các tá dược còn lại như chất bảo quản, chất màu, mùi thơm Sau khi đã phối hợp tất cả các thành phần, cần dùng máy đồng nhất hóa hoặc máy siêu âm để làm giảm kích thước của các tiểu phân kết tụ Các thiết
bị nghiền hỗn dịch như máy nghiền keo được sử dụng để nghiền ướt hỗn dịch thành phẩm với mục đích làm giảm kích thước của các khối kết tụ để tạo sản phẩm thích hợp (mịn)
Trang 8Quy mô bào chế nhỏ với phương tiện chày cối
Nghiền khô: dược chất rắn được nghiền đến độ mịn thích hợp
Nghiền ướt: dược chất rắn được nghiền với một lượng nhỏ chất dẫn đủ để thấm ướt toàn bộ bề mặt của dược chất rắn (còn gọi là thành khối nhão)
Trường hợp dược chất rắn có bề mặt sơ nước và chất dẫn là nước thì chất gây thấm được thêm vào giai đoạn này
Phân tán vào chất dẫn đến thể tích quy định
Chú ý:
Giai đoạn nghiền ướt là giai đoạn quyết định độ mịn và chất lượng của hỗn dịch
Không lọc các hỗn dịch thô
Câu 11.Trình bày ảnh hưởng của việc xây dựng công thức đến sinh khả dụng viên nén?
Bài làm:
Việc xây dựng công thức sẽ ảnh hưởng đến việc thuốc được giải phóng với tốc độ đi nhanh hay chậm của dược chất ngay sau khi uống:
- Viên phóng thích hoạt chất tức thời: Viên giải phóng tức thoief thường đơn liều, tác dụng ngắn, 4-8h, nên phải dung nhiều lần trong ngày để duy trì tác dụng, được bào chế nhằm giải phóng nhanh và hoàn toàn như dung dịch thuốc, loại này bao gồm các viên thuốc thông thường dùng để uống tan trong dạ dày, viên nhai, viên phân tán, viên sủi bọt
- Viên phóng thích hoạt chất chậm: Là hoạt chất của viện không được giải phóng ngay sau khi uống mầ cần có thời gian nhất định hoặc điều kiện phù hợp, thường là thuốc có tác dụng kéo dài
và là viên tan trong ruột
- Viên giải phóng hoạt chât biến đổi: Trong các loại viên này, sự giải phóng hoạt chất được kiểm soát nhằm đạt được mục đích nào đó trong điều trị tiêu biểu là viên phóng thích kéo dài Viên chứa lượng hoạt chất đương đương với nhiều liều điều trị Sự phóng thích kéo dài bằng cách kết hợp phóng thích nhanh phần liều khởi đầu và phóng thích chầm và từ từ phần liều duy trì, hoặc phóng thích từng đợt và nhắc lại
Câu 12 Trình bày kỹ thuật điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp trộn đều đơn giản?
Phương pháp trộn đều đơn giản
Điều kiện áp dụng
Dược chất là những rắn không tan hoặc ít tan trong tá dược
Các dược chất có tương kỵ với nhau nếu ở dưới dạng dung dịch
Thuốc mỡ cần hạn chế tác dụng tại chỗ của dược chất
Tá dược là tá dược thân dầu, thân nước hoặc nhũ tương khan
Đây là thuốc mỡ kiểu hỗn dịch
Cách tiến hành
2.2.1 Chuẩn bị dược chất
Cân, nghiền thật mịn các dược chất, rây qua rây thích hợp, trộn thành bột kép đồng nhất
2.2.2 Chuẩn bị tá dược
Chuẩn bị tá dược giống như phương pháp hòa tan
2.2.3 Phối hợp dược chất vào tá dược
Cho đồng lượng tá dược vào dược chất đã nghiền mịn trong cối sứ, trộn đều, nghiền kỹ để làm mịn thêm dược chất, thu được thuốc mỡ đặc
Trang 9 Phối hợp tá dược còn lại vào mỡ đặc theo nguyên tắc đồng lượng, dùng chày trộn đều cho tới khi thu được thuốc mỡ mịn màng đồng nhất
2.3 Thiết bị
Ở quy mô pha chế nhỏ: ngoài cối chày và dao vét như trên, có thể sử dụng một tấm kính dày, nhẵn, hình vuông (30 x 40 cm) và dao vét để miết, trộn khối thuốc mỡ
Ở quy mô sản xuất: sử dụng máy trộn có cánh khuấy sau đó được làm mịn trong máy cán mịn Cấu tạo máy cán mịn gồm 3 trục hình trụ làm bằng thép không rỉ hoặc sứ Khoảng cách giữa các trục, chiều ngang và tốc độ quay có thể điều chỉnh theo yêu cầu
Dược chất Làm mịn dược chất, rây, trộn
bột kép
Tá dược
Xử lý, phối hợp, tiệt trùng
Làm thuốc mỡ đặc
Phối hợp tá dược còn lại
Cán mịn hoặc làm đồng nhất
Đóng tuýp
KN bán thành phẩm
Xử lý tuýp
KN thành phẩm Đóng gói
Trang 10Câu 13 Kể tên các nhóm tá dược hay dùng trong bào chế viên nén Vai trò của tá dược rã và tá dược trơn?
Các tá dược hay dùng
.1 Tá dược độn (tá dược pha loãng)
.1.1 Nhóm tan trong nước
.1.2 Nhóm không tan trong nước
.2 Tá dược dính
.2.1 Nhóm tá dược dính lỏng
.2.2 Nhóm tá dược dính thể rắn
.3 Tá dược rã
VAI TRÒ : Tá dược rã làm cho viên rã nhanh và rã mịn, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hòa tan, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dược chất về sau
Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, viên hút nước và rã lần thứ 1, giải phóng ra hạt dập viên (rã ngoài) Tiếp đó, hạt rã lần thứ 2, giải phóng trở lại các tiểu phân ban đầu (rã trong)
.4 Tá dược trơn ;
VAI TRÒ : Chống ma sát giữa viên và thành cối sinh ra khi dập viên
Chống dính khi dập viên: dưới tác động của lực nén, viên có thế dính vào mặt chày trên Hiện tượng dính chày thường xảy ra khi viên chứa dược chất háo ẩm (cao thực vật, urotropin…), khi hạt sấy chưa khô, khi độ ẩm trong phòng dập viên quá cao hoặc khi chày có khắc chữ, logo,…
Điều hòa sự chảy: khi dập viên, bột hay hạt phải chảy qua phễu, phân phối vào buồng nén Nếu nguyên liệu dập viên khó trơn chảy, viên sẽ khó đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất
Làm cho mặt viên bóng đẹp
Tuy nhiên, do phần lớn tá dược trơn là những chất sơ nước, làm cho viên có thấm nước, do đó có
xu hướng kéo dài thời gian rã của viên Mặt khác, một lượng quá thừa tá dược trơn sẽ làm cho viên khó đảm bảo độ bền cơ học do làm giảm liên kết hạt (ngược lại với tác dụng của tá dược dính)
5 Tá dược bao
Câu 14 Trình bày kỹ thuật bào chế viên nén bằng phương pháp tạo hạt ướt?
III KỸ THUẬT BÀO CHẾ VIÊN NÉN
1 Phương pháp tạo hạt ướt
+ Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên nên dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và hàm lượng dược chất
+ Quy trình và thiết bị đơn giản dễ thực hiện
Nhược điểm:
+ Chịu tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt), có thể làm giảm độ ổn định của dược chất
+ Quy trình kéo dài qua nhiều công đoạn
1.1 Trộn bột kép
Trước khi trộn bột kép phải phân chia nguyên liệu đến độ mịn quy định Khi trộn bột kép cần áp dụng kỹ thuật trộn đồng lượng để đảm bảo dược chất đuợc phân phối đồng đều trong viên, đặc biệt với các viên nén chứa hàm lượng dược chất thấp Khi lượng dược chất trong viên nhỏ, có thể không trộn bột kép mà hòa dược chất vào tá dược dính lỏng hoặc vào dung môi thích hợp để xát hạt hoặc trộn vào hạt trước khi dập viên
1.2 Tạo hạt
Tóm tắt quy trình điều chế thuốc mỡ theo phương pháp trộn đều đơn giản