1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG NHU cầu CHĂM sóc GIÁO dục sức KHỎE SINH sản của học SINH THPT tại TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH HOÀNG MAI hà nội

70 536 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 591,5 KB

Nội dung

Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay cũng được bao 1.4 Ý nghĩa của công tác giáo dục

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi các kết quả, số liệu nêutrong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị nghiêncứu

Người cam đoan

Phạm Thị Hồng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài nghiên cứu này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tớigiáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Hương, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà cốvấn đoàn trường Trương Định; cùng các em học sinh trường THPT TrươngĐịnh Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè thân thiết

đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để bài khóa luận được hoàn thành

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 8

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 9

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 9

5 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 9

5.1 Khách thể nghiên cứu: 9

5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 9

5.3Mẫu nghiên cứu: 10

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

CHƯƠNG 1 11

CƠ SỞ LÍ LUẬN 11

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH THPT 11

1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 11

1.1.1Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới 11 1.1.2 Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam 12 1.2 Khái niệm chính: 14

1.2.1 Khái niệm nhu cầu: 14

1.2.2 Khái niệm Giáo dục: 14

1.2.3 Khái niệm chung về sức khoẻ sinh sản 15

1.2.5 Khái niệm học sinh THPT: 16

1.2.6 Khái niệm nhu cầu giáo duc SKSS cho hoc sinh THPT: 18

1.3Các khái niệm liên quan: 18

18

Trang 4

1.3.3 Khái niệm tình dục:

19

Quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng được bao

1.4 Ý nghĩa của công tác giáo dục SKSS cho học sinh THPT: 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH THPT TẠI TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH_HOÀNG MAI _HÀ NỘI 21

2.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra: 21

2.1.1 Khái quát chung về trường THPT Trương Định:

21

2.2 Đánh giá hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Trương Định 22

2.2.1 Những hiểu biết về tình yêu và tình dục:

22

2.2.2 Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh thai 25

Trang 5

2.2.3 Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh lây qua đường tình dục

Trang 6

4.2 Giải pháp: 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHẦN PHỤ LỤC: 57

PHỤ LỤC 1 : 57

PHIẾU HỎI 57

PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM NỮ 63

PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM NAM 65

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU VỚI THẦY CÔ GIÁO 67

Bài nghiên cứu có 8 biểu đồ và 4 bảng biểu

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UNFPA: Quỹ Dân số Liên hợp quốc

UNESCO: Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của liên hợp quốc.WHO: Tổ chức y tế thế giới

Trang 8

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bảnnhất; con người sống hạnh phúc là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việcphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc Chăm sóc sức khỏe khôngchỉ là nhu cầu cuả mỗi cá nhân mà nó còn là mục tiêu cho sự pháp triển của xãhội

Hiện nay quan hệ tình dục sớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốnngày càng gia tăng, và những hậu quả tai hại của nó là không tránh khỏi Nhữnghiện tượng nạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên; việc sinh con của các bà mẹquá trẻ 13, 14, 15… tuổi, việc kết hôn sớm… xảy ta rất nhiều kéo theo rất nhiềutác hại lớn khác cho bản thân các em và cho gia đình, cho xã hội như: tình trạngbệnh tật, đẻ con dị dạng, sức khoẻ của người mẹ và đứa con yếu kém nghiêmtrọng, nhất là tốc độ lây lan các bệnh đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giangmai, nhiễm HIV… và gây nên những tác hại lớn về kinh tế, xã hội, tâm lí…

Trong khi đó, ở Việt Nam ta còn có tình trạng yếu kém nhận thức về vănhoá xã hội, về đời sống giới tính Những kiểu ăn chơi, sinh hoạt thiếu lànhmạnh, những biến tướng không tốt của các loại hình sinh hoạt văn hoá như:karaoke, vũ trường, nhậu nhẹt… là tình trạng khá phổ biến, gây nên nhiều hậuquả không tốt trong đời sống của thanh thiếu niên và xã hội Ngoài ra các tệ nạn

xã hội đang có chiều hướng phát triển rất phức tạp

Trước tình hình đó, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trở nên vôcùng quan trọng và cần thiết Nó trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và cácnhà giáo dục cần phải giải quyết Đó là nhu cầu của các em và cũng chính là nhucầu của xã hội hiện đại

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng nhu cầu chăm sóc giáo dục SKSS của học sinh THPT tại trường THPT Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội” Nhằm mục đích nâng cao nhận thức về

Trang 9

sức khỏe sinh sản và mong muốn đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh trong việccung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Công trình nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hiểu biếtcủa học sinh THPT về sức khỏe sinh sản, trong đó trọng tâm nghiên cứu về nhucầu giáo dục chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Từ đóđưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể để đáp ứng nhu cầu giáo dục sứckhỏe sinh sản cho học sinh

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Tìm hiểu việc về hiểu biết các kiến thức và nhu cầu tìm kiếm thôngtin về sức khỏe sinh sản của học sinh cấp 3

- Đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu giáodục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Thực trạng nhu cầu giáo dục chăm sóc SKSS của học sinh THPT

5 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

5.1 Khách thể nghiên cứu:

- 50 Học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở trường THPT TrươngĐịnh _ Hoàng Mai_Hà Nội

- 2 Thầy cô trong trường THPT Trương Định

5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu : 2/2011 đến 5/2011

- Địa bàn khảo sát: Trường THPT Trương Định _Hoàng Mai_Hà Nội

- Giới hạn về nội dung:

- Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiểu biết của học sinh THPT vềkiên thức về sức khỏe sinh sản

- Đánh giá nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT

Trang 10

5.3Mẫu nghiên cứu:

- Kích thước mẫu: 50 phiếu điều tra học sinh trong trường THPT TrươngĐịnh Trong đó có 34 (68%)bạn nữ và 16(28%) bạn nam

- Phỏng vấn sâu: 2 giáo viên

- Tọa đàm nhóm: nhóm 10 em nam và nhóm 10 em nữ

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp luận bao gồm các lý thuyết tâm lý học, tâm lý học pháp

triển với sự các giai đoạn phát triển của con người: lý thuyết xã hội học, côngtác xã hội cá nhân, nhóm, lý thyết nhu cầu của Maslow, thuyết phân tâm học củaFreud

- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: (PHỤ LỤC 1) Nhằm thu thậpcác thông tin về hiểu biết và nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh

- Phương pháp phỏng vấn sâu: 2 giáo viên trong trường THPT TrươngĐịnh nhằm mục đích tìm hiểu những hoạt động của nhà trường nhằm đáp ứngnhu cầu của học sinh đề tài nghiên cứu đi sát nhu cầu nguyện vọng thực sự củahọc sinh hiên nay

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Nhằm hiểu rõ hơn mong muốn

và nguyện vọng của các em Qua đó biết được quan niệm cách nghĩ của các em

về một vấn đề sức khỏe sinh sản

- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các bảng phỏng vấn sâu; biênbản thảo luận nhóm và các tài liệu có liên quan

- Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng phần mềm SPSS để sử lý và lấy thông tin để thống kê một cách

Trang 11

1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:

1.1.1Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới

Ở thế giới nghiên cứu về sức khỏe vị thành niên có mặt rất sớm nhưngđược gọi với những cái tên khác nhau chẳng hạn sức khỏe vị thành niên hay giớitính tình dục thanh thiếu niên.Từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triểnICPD tại Cairo (4/1994) sau khi định nghĩa chính thức về về sức khỏe sinh sảnđược thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quan tâm củatoàn xã hội Vấn đề sức khỏe sinh sản được đẩy lên một trình độ mới

Tại Châu Phi: Giáo dục sức khỏe sinh sản ở châu lục này tập trung vào

việc đẩy lùi nạn dich AIDS và cố gắng thiết lập những chương trình giáo dục vềAIDS hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức phi chính phủ(NGO)

Những chương trình này dạy cho họ và con em của họ các cách “ABC”.Với A để phòng chống AIDS B - Chung thủy và C - Dùng bao cao su

Ở Ai Cập, trẻ từ 12 – 14 tuổi được giáo viên giảng dạy những kiến thứcgiải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt động, quan

hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

Tại các quốc gia Châu Á: Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc và Sri Lanka

là những nước đã thực hiện chính sách riêng về giáo dục giới tính trong trườnghọc về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên

Tuy nhiên ở Bangladesh, Myanmar, Nepal và Pakistan thì không cónhững chương trình giáo dục giới tính như vậy

Đối với các quốc gia Châu Âu như Pháp, tháng 2/2000, Chính phủ Pháp

Trang 12

quyết định đưa kiến thức giới tính lên đài truyền hình và sóng phát thanh, đồngthời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho học sinh phổ thông về các phương pháptránh thai an toàn, hiệu quả.

Tại Đan Mạch, cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã có chương trìnhtruyền hình được Chính phủ tài trợ đã trở thành kênh thông tin quen thuộc vềgiới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên.Đan Mạch là nước có

tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai thấp nhất thế giới và là hình mẫu “lý tưởng”cho các nước khác học tập cách thức giáo dục giới tính trong trường học

Các quốc gia ở Châu Mỹ: Các trường học đều đưa giáo dục giới tính vào

chương trình học của học sinh lớp 7 - 12, có nơi bắt đầu từ lớp 5, lớp 6 Họcsinh tiếp cận với kiến thức giới tính thuộc 2 kiểu: toàn diện kiến thức chungchiếm 58% hoặc kiến thức sâu về một khía cạnh, vấn đề chiếm 34%

Tuy nhiên, Mỹ lại là một trong những nước có tỷ lệ sinh ở trẻ vị thànhniên cao nhất thế giới, tỷ lệ nhiễm bệnh qua đường tình dục ở thanh thiếu niêncũng là cao nhất Điều này cho thấy người ta nên chú trọng vào phương phápgiáo dục hơn là xác định giáo dục ở cấp học nào

(Theo giáo dục giới tính toàn cầu của trang tailieu.vn)

1.1.2 Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, giáo dụcgiới tính đã bắt đầu được quan tâm rộng rãi Lứa tuổi THPT đang ở giai đoạncuối thời kỳ dậy thì và đầu giai đoạn thanh niên nên các em có sự thay đổi mạnh

mẽ về cả sinh lý và tâm lý Bản thân các em chịu sự tác động của gia đình, thầy

cô, bạn bè… Nếu các em được giáo dục định hướng đúng sẽ giúp các em pháttriển đúng hướng và vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống Cácnghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho ra những kết quả sau:

Ở Việt Nam vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi theo tổng điều tra của dân số

1989 có 14.336 482 người (22,3% dân số), trong cuộc tổng điều tra biến đổiDSKHHGĐ năm 1993 số trẻ vị thàn niên là 23,2% số mẫu điều tra Theo tổngđiều tra năm 1999 vị thành niên là 17, 3 triệu người (22, 7% dân số) [10] theo

Trang 13

niên giám thống kê dân số năm 2000 vị thành niên là 17 553 000 người (22,46%dân số) Như vậy vị thành niên chiếm ¼ dân số cả nước, cơ cấu dân số sẽ tiếptục tăng trong vòng 15 năm nữa Như vậy sẽ có thuận lợi là nguồn nhân lực trẻ

sẽ tăng lên và trở thành một lực lượng dồi dào Tuy nhiên đó cũng là một tháchthức với một quốc gia đang phát triên như Việt Nam là các vấn đề xã hội sẽ trở

thành một gánh nặng cho những người làm chính sách

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2002 cả nước có 572.425 trường hợp nạophá thai và năm 2003 là 540.377 trường hợp Tỉ lệ phá thai trên tổng số sinhchung của toàn quốc là 52% Trong đó vẫn còn khoảng 300.000 ca nạo phá thai

ở vị thành niên, thanh niên [3]

Trong nhiều năm giáo dục sức khỏe sinh sản đã có những sự quan tâm và nghiêncứu nhất định

Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên giùm xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dương cho học sinh những kiến thúc về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” Bộ

Giáo dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trongtoàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước

Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính,

về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giả Đặng XuânHoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho,Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn

đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đờisống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có

kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáodục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thựchiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực Dưới sự chỉ đạo trực tiếpcủa Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến

Trang 14

hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như:quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về giới tính và giáo dụcgiới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, đểchuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.

Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia,nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính vànhững vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tìnhyêu trong thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tínhcho học sinh… Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quantâm nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học vàcác bậc phụ huynh [6]

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu thường tập trung đi sâu vào tìm hiểuthực trạng hiểu biết về SKSS và thái độ hành vi của thanh thiếu niên về các kiếnthức sức khỏe sinh sản Những con số được đưa ra nêu trên cho thấy vấn đề giáodục chăm sóc sức khỏe sinh sản đóng vai trò rất quan trong trong mục tiêu pháttriển con người Việt Nam, mà tập trung vào thế hệ trẻ, tương lai của đất nước

1.2 Khái niệm chính:

1.2.1 Khái niệm nhu cầu:

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùytheo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗingười có những nhu cầu khác nhau

(Theo Từ điển bách khoaViệt Nam)

1.2.2 Khái niệm Giáo dục:

Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơigợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và ngườihọc theo hướng tích cực Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách cả thầy và trò

Trang 15

bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và pháttriển trong xã hội loài người đương đại [1]

1.2.3 Khái niệm chung về sức khoẻ sinh sản

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khoẻ là một trạng thái hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái

niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là có một

cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốm đau, sức khoẻ là người lành lặn,không bị tàn phế…

Định nghĩa này tương đối tổng thể, tuy nhiên chưa thể hiện hết tính năngđộng của vấn đề sức khoẻ Tôi chú trọng quan điểm của Michael Wilson, trong

đó sức khoẻ bao hàm những lĩnh vực sau:

 Sức khoẻ thể chất: liên quan đến chức năng cơ học của cơ thể Làthước đo nền tảng của sức khoẻ

 Sức khoẻ tâm thần: liên quan đến khả năng tư duy, độ minh mẫn trí tuệ

 Sức khoẻ cảm xúc: liên quan đến các cảm xúc: sợ sệt, buồn bã, giận

dữ, vui vẻ, nó còn liên quan tới khả năng đương đầu với stress

 Sức khoẻ về tâm linh: liên quan tới tín ngưỡng, và những nguyên tắcứng xử Nguyên tắc này giúp đạt được sự cân bằng tâm trí và sự an lạccho bản thân

 Sức khoẻ về môi trường xã hội: là quan hệ của con người với môitrường xã hội mà con người đang tồn tại

Tương tự như vậy, sức khoẻ sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo

về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản.

Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liênquan đến sức khoẻ tình dục Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình

Trang 16

sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt cuộcđời Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữgiới Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nóbao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng.

Các nội dung SKSS ưu tiên chung của quốc gia :

+ Quyền sinh sản

+ Kế hoạch hóa gia đình

+ Làm mẹ an toàn

+ Phòng tránh thai, phá thai an toàn

+ Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây qua đường tình dục và HIV/AIDS

+ Chăm sóc SKSS vị thành niên

+ Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này nội dung được đề cập chủ yếu là giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

(Theo tổ chức y tế thế giới WHO)

1.2.5 Khái niệm học sinh THPT:

Theo từ điển Tiếng Việt học sinh là những người học tập trung ở trườngTrong đề tài nghiên cứu này, khía niệm học sinh THPT là chỉ học sinh từ 15-18tuổi đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về cả tâm và sinh lý, có nhiềuquan niệm mới và hành động mới

Đặc điểm chung của học sinh THPT

Học sinh THPT là những em ở độ tuổi 16_18 tuổi, các em đã có sự thayđổi to lớn về tâm sinh lý và tình cảm đặc biệt là tâm lý “Muốn làm người lớn”.Đây là lứa tuổi đã trải qua tuổi dậy thì và đang ở giai đoạn đầu thanh niên Ở độtuổi này các em đã bắt đầu có sự rung cảm mạnh mẽ trước các bạn khác giới,bản thân cấu tạo cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện nên các em có rất nhiềuthắc mắc cần tháo gỡ Khái quát chung đặc điểm của học sinh THPT là:

- Sự phát triển về mặt sinh lý:

Trang 17

+ Về hệ thần kinh: cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh đi vào hoànthiện nên các chức năng như tư duy, ngôn ngữ và các phẩm chất ý chí có điềukiện phát triển

+ Về mặt hình thể: chiều cao cân nặng đã chậm lại, sức bần, sức mạnhđược tăng cường

+ Về mặt giới tính: cơ thể các em đã có sự thay đổi rõ rệt do đa phần các

em đã trải qua tuổi dậy thì

- Sự phát triển về mặt nhu cầu:

+ Nhu cầu giao tiếp: quan hệ với bạn bè chiếm vị trí quan trọng nhất, các

em nhìn thấy bản thân qua bạn bè và được khẳng định qua nhóm Cùng với sựthay đổi mối quan hệ dựa dẫm cha mẹ đã dần thành quan hệ bình đẳng và tự lập.Khi trẻ tham gia nhiều nhóm xã hội việc xác lập giá trị bản thân và bản thâncũng xảy ra sự xung đột vai trò xã hội

+ Nhu cầu xác định vị trí xã hội: Đây chính là nhu cầu tự khẳng địnhmình như được bình đẳng trước pháp luật, tham gia các hoạt động đoàn thế xãhội, các em có nhu cầu được xã hội thừa nhận về thủ tục hành chính và việc thựchiện quyền đó.Biểu hiện của nhu cầu này là:

* Các em quan tâm đến tình hình kinh tế chính trị xã hội trong và ngoàinước

* Sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội theo hướng thú và sở thích

- Sự phát triển nhân cách:

Trang 18

+ Sự phát triển của sự tự ý thức : là một đặc điểm nổi bật trong sự pháttriển của lứa tuổi này Các em ý thức được sự phát triển của cơ thể, hình thànhhình ảnh về bản thân.

Từ sự tự ý thức phát triển thì sự tự đáng giá cũng phát triển, ở lứa tuổi nàycac em có xu hướng cường điệu khi đánh giá, hoặc đánh giá thấp cái tích cực,tập chung phê phán cái tiêu cực hoặc đánh giá quá cao bản thân mình Do đónhững người giáo dục cần chú trọng đền việc giúp đỡ các em hình thành biểutượng đúng đắn về bản thân

Tóm lại ở độ tuổi này các em đã có vài nét về người lớn nhưng vẫn chưathực sự là người lớn Do đó bản thân gia đình, nhà trường và xã hội cần hỗ trợ

để định hướng cho các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất

1.2.6 Khái niệm nhu cầu giáo duc SKSS cho hoc sinh THPT:

Như vậy nhu cầu giáo dục SKSS cho học sinh THPT là mong muốn tìmhiểu, tiếp cận các kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh phổ thông từ 15-

18 tuổi, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh về SKSS

1.3Các khái niệm liên quan:

1.3.1 Khái niệm về giới:

Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới

và phụ nữ Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và namgiới các đặc điểm giới khác nhau Giới là phạm trù vai trò, phẩm chất và mốiquan hệ giữa giới nam và giới nữ, nói đến giới là nói đến cách phân định xã hộigiữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt các vấn đề thể chế và xã hộichứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay một phụ nữ nào.Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được

(Theo: http://hoilhpn.org.vn)

1.3.2 Khái niệm giáo dục giới tính:

Giáo dục giới tính là hoạt động cung cấp những thông tin khoa học vềgiới tính, về cách ứng xử trong quan hệ với người khác giới trong tình bạn, tình

Trang 19

yêu, tình dục và hôn nhân gia đình nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành viphù hợp với giới tính của bản thân, xây dựng giới tính (nam tính, nữ tính) saocho phù hợp với khuôn mẫu của xã hội, xây dựng các hành vi biết làm chủ bảnthân và biết tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục,trong đó có cả HIV- AIDS, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh và gia đình

hạnh phúc

(Theo: http://www.tamly.com.vn)

1.3.3 Khái niệm tình dục:

Quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi

đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng

được bao gồm trong định nghĩa này

(Theo http://hoilhpn.org.vn)

1.3.4 Khái niệm trẻ vị thành niên:

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO): Vị thành niên là những người trong

độ tuổi từ 10 đến 19 Như vậy những người này trong độ tuổi thiếu nhi và trướctuổi trưởng thành

Tuổi vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn

Giai đoạn đầu : tiền vị thành niên: 10_ 13 tuổi

Giai đoạn hai: trung và vị thành niên: 14-16 tuổi

Giai đoạn cuối : Hậu vị thành niên từ 17- 19 tuổi

Việc phân chia như thế này phù hợp với sự phát triển sinh học và tâm lý.Như vậy nghiên cứu về thực trạng nhu cầu của học sinh THPT chính làtìm hiểu lứa tuổi vị thành niên nhưng ở giai đoạn hai và cuối vị thành niên

1.4 Ý nghĩa của công tác giáo dục SKSS cho học sinh THPT:

Mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo con người mới pháttriển toàn diện Đó chính là con người có nhân cách phát triển về mọi mặt: đạo

Trang 20

đức, tài năng, trí tuệ, có khả năng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển.Chính việc thiếu hiểu biết kiến thức về giới tính, về đời sống tính dục, về hônnhân, gia đình, làm cho con người dễ mắc vào vòng tội lỗi, làm cuộc sống giađình của họ không hạnh phúc, và do đó hạn chế khả năng đóng góp của họ vàoviệc xây dựng và phát triển xã hội Giáo dục giới tính góp phần quan trọng làmnhân cách phát triển toàn diện, làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốtđẹp, lành mạnh Vì thế, giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến việc thực hiệnmục đích giáo dục.

Nhiều người nhầm tưởng giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản làhướng dẫn các bạn trẻ quan hệ tình dục, dạy biết sử dụng bao cao su hay uốngthuốc tránh thai Thật ra, giáo dục sức khỏe sinh sản là giúp trẻ trưởng thànhtrong tâm thức về tư cách giới tính của mình, để các em tự tin, vững vàng khivào đời Giáo dục sức khỏe sinh sản mang tính giáo dục cao, giúp các bạn trẻtrưởng thành trong cách ứng xử với chính bản thân mình và môi trường xungquanh, để các em tự tin đứng vững trước khi vào đời

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH THPT TẠI TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH_HOÀNG MAI _HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra:

2.1.1 Khái quát chung về trường THPT Trương Định:

Trường THPT Trương Định thành lập năm 1973 lúc đầu là 2 trường,Trương Định và Lý Tự Trọng, năm 1996 sát nhập thành THPT Trương Định Đócũng là năm nhà trường rước tượng cụ Lý Tự Trọng trên vườn hoa Lý Tự Trọng

về thờ ở trường để tưởng nhớ Nằm trên phường Tân mai Hoàng Mai Hà Nội.Nhà trường, cách bến xe Giáp Bát 2km về phía bắc

Hiện nay nhà trường có 100 cán bộ, giáo viên 100% giáo viên có trình độđại học Các giáo viên ở đây giỏi chuyên môn nên luôn được các trường có tiếngnhư Thăng Long, Kim Liên, Phan Đình Phùng mời gọi Hàng năm trong cáccuộc thi giáo viên giỏi của thành phố giáo viên nhà trường đạt được nhiều giảicao như giải nhất, nhì…Giáo viên hiện nay của nhà trường chưa ổn định dothiếu nguồn giáo viên trẻ

Về quy mô lớp học: Hiện nay nhà trường có 1961 em, nhà trường có 41lớp học chia làm hai ca sáng và chiều với 3 khối lớp 10, 11, 12 Nhà trường hàngnăm có rất nhiêu học sinh thi đậu vào các trường đại học cao đẳng trên cả nước

Về cơ sở vật chất: Trường THPT Trương Định có hệ thống cơ sở vật chấtkhá hiện đại với sân chơi, bãi tập, có nhà đa chức năng, có phòng tin, thư viện,căng tin, phòng thí nghiệm, phòng bảo vệ giám thị, phòng tiếp dân các hệthống phòng học đều là các dãy nhà tầng được kiên cố hóa Trang thiết bị phục

vụ học tập hiện đại phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường

Các thành tích đã đạt được: Văn hóa văn nghệ là thế mạnh của nhàtrường Trong các cuộc thi về thể thao và văn hóa văn nghệ đều có các giải thểthao, văn nghệ lớn của thành phố: giải vàng, bạc giai điệu tuổi hồng của cả giáoviên và học sinh Hàng năm trường có các cuộc thi tài năng nghệ thuật cuộc thi

vẽ tranh, cắm và làm hoa nghệ thuật, nữ công gia chánh, làm món ăn, thi học

Trang 22

sinh thanh lịch, hay nữ sinh duyên dáng, cán bộ đoàn tài năng, các giải thể thaocủa trường cũng tổ chức thường xuyên: cầu lông, bóng bàn nam, nữ, kéo co,bóng đá Riêng năm học 2010-2011 có 2 dịp lễ trọng đại chào mừng ngàn nămThăng Long Hà Nội, và 80 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, nên trường có rất nhiều hoạt động như: Cắm trại, tổ chức gian hàng thanhniên, quyên góp ủng hộ quần áo, sách vở, tiền ủng hộ cho trung tâm bảo trợ xãhội số 4 của Hà nội với số tiền quyên góp được là gần 20 triệu 500 học sinh củatrường đồng diễn chào mừng 1000 nămThăng Long Hà Nội, thi tìmhiểu ASEAN được giải nhì, cuộc thi thanh niên với văn hóa giao thông đạt giảinhất, múa đơn giai điệu tuổi hồng thành phố, giải nhất cắm hoa cấp quận, giảinhất kéo co cấp quận

2.2 Đánh giá hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Trương Định

2.2.1 Những hiểu biết về tình yêu và tình dục:

Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là cung cấp chocác em những kiến thức về sự thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì, các biện phápphòng tránh thai, hiểu biết về các căn bệnh lây qua đường tình dục; các vấn đềxung quanh tình yêu tình dục…

Do các em học sinh THPT đang trong thời kỳ hoàn thiện về mặt hình thể

và có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức và tình cảm Chính vì thế các em đãbắt đầu có tình cảm với các bạn khác giới Đó là sự rung động về giới tính vàbản thân các bạn cho đó tình yêu Thông thường tình yêu cũng cần phải có kiếnthức, về sự tôn trọng, cách ứng xử trong tình yêu, những vấn đề liên quan đếntình yêu như tình dục lành mạnh, an toàn chưa được các em biết đến… Quanghiên cứu khảo sát trên 50 học sinh trường Trương Định số người được hỏi bạn

đã có người yêu chưa? Thì có 8 em cho biết các em đã có người yêu (16%) và84% em cho biết chưa có người yêu

Biểu đồ 1: Tỷ lệ học sinh THPTcó người yêu (đơn vị : %)

Trang 23

(Nguồn : Kết quả điều tra năm 2011)

Nhìn vào sơ đồ trên cho thấy tỷ lệ các em có người yêu chiếm 16% đây là

tỷ lệ không phải là cao trong tổng thể Tuy nhiên những bạn có người yêu rồi đã

có nhận thức đúng đắn về tình yêu hay chưa, các em đã có những kiến thức gìxung quanh tình yêu như tình dục, các biện pháp tránh thai…Nhìn vào sơ đồ tathấy với tỷ lệ 16% em có người yêu thì tương ứng với số lượng kiến thức cầncung cấp cho đối tượng một cách kịp thời nhất, đấy là chưa kể cần trang bị kiếnthức cho những người chưa có người yêu để các bạn có kiến thức và hành trangvào đời Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng, vấn đề tình dục và tình yêu ởthanh thiếu niên là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của các

em Tình yêu và tình dục ở tuổi thanh thiếu niên thường có mối quan hệ đặcbiệt Những rung cảm tình dục có thể xuất hiện do sự dậy thì, sự phát triển sinh

lí cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện do cảm xúc yêu đương Tình yêu và tìnhdục ở các em thường có mối quan hệ rất mật thiết

Tình yêu trong thanh thiếu niên thường là những tình cảm rất mạnh mẽ vàcũng chi phối sự xuất hiện những rung cảm tình dục có thể dẫn đến quan hệ tìnhdục trước hôn nhân Do quan hệ tình dục sớm có thể dẫn tới việc yêu đươngsớm, kết hôn sớm, mắc bệnh tình dục, nạo thai, tự tử vì tình… Trong khi ấy, sựtrưởng thành về xã hội của các em để có khả năng độc lập về kinh tế, để cónhững nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm đối với xã hơn đối với bạn bè, để

có thể kết hôn, lại chậm hơn Chính vì thế, các em rất cần phải được hướng dẫn

và giáo dục chu đáo

Trang 24

Trích thảo luận nhóm nữ: “Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng đó không phải là rung động đơn thuần về giới tính đâu ạ! người yêu em đã đi làm anh ấy và em rất yêu nhau với em đó là tình yêu đích thực”.

Trích thảo luận nhóm nam: “ Em và bạn cùng lớp thích nhau từ hồi lớp

10, chúng em rất vui mỗi khi bên nhau,em thường qua nhà bạn rồi hai đứa đi học, em thấy rất hạnh phúc, nghĩ đến việc chúng em mà phải xa nhau chắc em

sẽ rất đau khổ”

Phải chăng các em quá đề cao tình yêu ở tuổi học trò mà có thể xa đà ảnhhưởng đến học hành, hay quá thần tượng tình yêu đến khi gặp khó khăn haytrường hợp không mong muốn như chia tay hay bị phản bội các em dễ gặpnhững khủng hoảng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập.Vậy vấn đề giáodục những kiến thức về tình yêu và tình dục rất quan trọng trong giai đoạn vịthành niên

Với câu hỏi: Một số người cho rằng ở tuổi vị thành niên vẫn có thể quan

hệ tình dục, ý kiến cuả bạn về vấn đề này (đồng ý hay không đồng ý) đã có 80%

ý kiến không đồng ý với quan niệm này, có 10 (20%) bạn đồng ý Với nhữngbạn không đồng ý với ý kiến trên đa phần là các bạn gái với việc giải thích nhưsau:

Trích phỏng vấn nhóm nữ: “Theo em là việc quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập vì quan hệ tình dục rất dễ có thai”.

Với những bạn có quan điểm đồng ý với quan điểm quan hệ tình dục trước hôn

nhân thì lại đưa ra quan điểm là: có thể chấp nhận được nếu biết bảo vệ bản thân Có bạn có ý kiến: quan hai người yêu nhau thật sự thì nó không có gì là xấu cả.( trích thảo luận nhóm nam) Với hai quan điểm như vậy rõ ràng quan

niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân đang được các bạn trẻ nhìn nhận thoánghơn và thực sự quan hệ tình dục cũng là nhu cầu của học sinh Bởi ở độ tuổi nàycác em ý thức giới tính của mình khá rõ nét Hình ảnh những cô bá cậu bé đãđược thay bằng hình ảnh những anh chàng, những cô nàng, nên bản thân các em

đã có những xúc cảm tình dục mãnh liệt mà bản thân các em cũng mong muốnđược đáp ứng Đó là lý giải tại sao có hiện tượng thủ dâm, hay mộng tinh…đang

Trang 25

xảy ra phổ biến nói lên tính cấp thiết phải được giáo dục định hướng Tuy nhiênkhi ở độ tuổi vị thành niên các bạn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinhthần nên quan hệ tình dục sẽ dễ dàng dẫn đến các nguy cơ như có thai ngoài ýmuốn, lây các căn bệnh qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm

lý của các em do đó giáo đục và định hướng đúng đắn rất quan trọng với cácem

2.2.2 Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh thai.

Hiện nay tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có thai ngoài ý muốn khá cao,

do đó việc hiểu biết về các biện pháp tránh thai là vô cùng quan trọng Trẻ vịthành niên được tiếp cận với rất nhiều thông tin về sức khỏe sinh sản nên các emcũng có những trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các biện pháp tránhthai

Biểu đồ 2 Sự hiểu biết của học sinh về biện pháp tránh thai

Đơn vị %

(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)

Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ học sinh biết đến các biện pháptránh thai phổ biến khá cao tương ứng là 91%, 93%, 76% Đây là những biện

Trang 26

pháp tránh thai phổ biến hiện nay Trong đó xuất tinh ngoài âm đạo ít được biếtđến hơn có thể do hiệu quả của biện pháp này không cao nên việc giáo dục vàtuyên truyền ít đề cập đến Tỷ lệ học sinh cho rằng nạo thai và hút thai là biệnpháp tránh thai là 5% đây là kiến thức sai lầm nghiêm trọng bởi hậu quả của haihình thức này là rất lớn đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ Bởi nguy cơ bị viêmnhiễm, bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này, tâm lý hoang mang, losợ…đặc biệt là ở độ tuổi học sinh các em còn phải đến trường

2.2.3 Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (BLQĐTD) là một bệnh rất phổbiến trên thế giới Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì mỗi năm có khoảng 250triệu người bị mắc các bệnh BLQĐTD trong đó người ở độ tuổi sinh sản chiếm10% [7] Bệnh lây truyền qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn haynhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh và truyền từ người này sang người khácqua đường tình dục Việc phòng tránh BLQĐTD là trách nhiệm của mỗi ngườicũng như của cộng đồng để bảo vệ chính bản thân mỗi người và bảo vệ sự pháttriển của xã hội

Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 800.000 đến 1.000.000 người mắcbệnh lây qua đường tình dục mỗi năm, trong đó VTN và thanh niên chiếmkhoảng 40%.[5] Đây là một thực trạng cần báo động bởi khi mắc bệnh lây quađường tình dục có thể làm tổn thương tới những phần nằm bên trong cơ thể của

cơ quan sinh sản của cả nam và nữ, do các biến chứng của bệnh gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng như: Vô sinh (không còn sinh con được nữa ), lây truyềnsang con (khi người phụ nữ có thai), hoặc có thể dẫn đến tử vong (HIV/AIDS;viêm gan vi rut B,C…) điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng củangười nhiễm bệnh đồng thời nó còn gây những hậu quả nghiêm trọng về mặtkinh tế, xã hội và gia đình

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (là tình trạng nhiễm trùnghoặc bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân Thôngthường thì các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền qua hoạt động tình dục(giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được

Trang 27

bảo vệ với người đang mang bệnh BLQĐTD Ngoài ra BLQĐTD còn lây qua

mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da

Cho đến nay người ta đã tìm thấy hơn 20 bệnh BLQĐTD Các tác nhângây bệnh rất đa dạng và dễ lây bao gồm:

- Vi khuẩn: Lậu, Giang mai, Hạ cam, Liên cầu B, Lỵ trực trùng

- Vi rút: HIV, Viêm gan B, Viêm gan C, Herper, Papilloma…

- Liên thể vi khuẩn và vi rut: Chlammydia, Ureaplasma, Mycoplasma…

- Ký sinh trùng: trùng roi, rận mu, nấm men[ 8 ]

Ta có thể thấy rõ nhận thức của học sinh THPT về các LTQĐTD như sau:

Biểu đồ 3: Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây qua đường tình dục

(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)

Qua bảng trên ta thấy các em học sinh trường THPT Trương Định biết cáccăn bệnh lây qua đường tình dục như sau: đa phần các em biết ba bệnh giangmai, lậu và HIV/AIDS (90%; 90%; 92%) là những bệnh lây qua đường tình dục

Trang 28

phổ biến và đây cũng là những bệnh lây qua đường tình dục hết sức nguy hiểmhiện nay Tuy nhiên cũng phải nhận thấy những căn bệnh lây qua đường tìnhdục hiện nay có rất nhiều (có đến 20 bệnh lây qua đường tình dục, trước đâyngười ta gọi nó là bệnh phong tình hay bệnh hoa liễu) nhưng các bạn biết về cáccăn bệnh tình dục khác rất ít cụ thể chỉ có 5 (10%) bạn cho rằng bệnh mụn rộpsinh dục và bệnh hạ cam là bệnh lây qua đường tình dục Trong khi những cănbệnh này cũng rất nguy hiểm và lây lan nhanh qua quan hệ tình dục Như vậyviệc giáo dục và nâng cao kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục đóng rấtcần thiết, đặc biệt trong xu thế quan hệ tình dục ngày càng sớm của thanh thiếuniên hiện nay.

Như vậy qua khảo sát trên cũng có khái quát sơ bộ về ba nội dung cơ bảncuả sức khỏe sinh sản Bản thân các em học sinh đã có những hiểu biết nhất định

về sức khỏe sinh sản nói chung, đưa ra những quan điểm cuả bản thân về nhữngvấn đề liên quan như tình dục, quan niệm về tình yêu Như vậy đa số các em họcsinh đã có kiến thức cơ bản về như biện pháp tránh thai, bệnh lây qua đường tìnhdục … tuy nhiên những kiến thức của các em còn chưa chính xác, đầy đủ, đó rấtcần có sự quan tâm giáo dục của gia đình nhà trường, xã hội trong việc giáo dụcsức khỏe sinh sản

Ở lứa tuổi vị thành niên các em học sinh đang trong thời kỳ có nhu cầutìm hiểu và khám phá cao nhất nắm bắt được tâm lý này, các nhà giáo dục vàcha mẹ hãy định hướng, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ sao chokiến thức của các em được hoàn thiện và đầy đủ hơn Đề các em vững bước vàođời với hành trang tri thức và tâm lý vững vàng

2.2Thực trạng nhu cầu giáo dục SKSS cho học sinh THPT tại trường THPT Trương Định _Hoàng Mai_Hà Nội.

2.2.1 Nhu cầu tìm hiểu các kiến thức về sức khỏe sinh sản và nhu cầu được

giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường.

Hiện nay các kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng trong định hướng về cả hành động và suy nghĩ của các bạn Xã hội ngày càng pháp triển,

Trang 29

nhiều trào lưu mới ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ vị thành niên như yêu sớm, sống thử…Do đó các em cần có những sự hiểu biết nhất định để có thể sống

lành mạnh, tránh được những vấp ngã, hay những sai lầm khi không được trang

bị kiến thức về sức khỏe sinh sản Qua bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu được giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông hiện nay để có thể đáp ứng nhu cầu đó, sao cho việc trang bị kiến thức và giáo dục đi sát với nhu cầu nguyện vọng của học sinh và việc tuyên truyền nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT thực sự hiệu quả và hứng thú với hoc sinh

Biểu đồ 4 Mức độ quan tâm đến kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh.

Đơn vị %

Trang 30

(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)

Qua biểu đồ trên nhận thấy các em học sinh rất quan tâm đến kiến thứcsức khỏe sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất (66%), và quan tâm đến nó chiếm (24%).Như vậy nhìn chung có 90% số học sinh trong mẫu điều tra quan tâm và nhậnthấy những kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng với các bạn.Hầu hết, những kiến thức về sức khỏe sinh sản các bạn đã được đề cập trong nhàtrường hay các phương tiện thông tin đại chúng… những kiến thức về sức khỏesinh sản có vai trò quan trọng với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vị thành niên

Cụ thể là các em lý giải được sự thay đổi của cơ thể, trang bị những kiến thức vềtránh thai, về các bệnh lây qua đường tình dục…những kiến thức này sẽ còn cầnthiết và theo các em đến suốt cuộc đời Với sự quan tâm của các em như vậy cóthể thấy nhu cầu được giáo dục về sức khỏe sinh sản là rất cao

Trích thảo luận nhóm nam: Em rất quan tâm đến những kiến thức về sức khỏe sinh sản, từ khi mà em bắt đầu dậy thì mặt em có rất nhiều mụn, em thấy lo lắng

và tự ti lắm.

Một em nữ có chia sẻ: những kiến thức về sức khỏe sinh sản bổ ích lắm ạ, em thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức lắm ( trích thảo luận nhóm nữ)

Trang 31

“Em lần đầu tiên có kinh nguyệt khi học lớp 6 em lo lắm, lúc đó em còn tưởng mình bị bệnh hiểm nghèo cơ” Khi không được trang bị kiến thức sức khỏe sinh

sản, các em rất hoang mang lo lắng thậm chí gặp những khó khăn khi tự mìnhgiải quyết, hay lầm tưởng nó là một căn bệnh nguy hiểm nào đó Thông thườngcác em ở độ tuổi dậy thì các em thường có rât nhiều những hiện tượng sinh lý sẽgặp phải khi đến tuổi dậy thì như hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới, mộng tinh ởnam giới…Nếu không được trang bị các kiến thức, có thể sẽ ảnh hưởng đến họctập, tâm lý…của các em học sinh

Có 8% và 2% các em cho rằng nó bình thường và không quan trọng phải chăngcác em có thái độ thờ ơ với kiến thức sức khỏe sinh sản và các bạn cho rằngnhững kiến thức đó khi lớn lên mình sẽ biết, không cần quá quan tâm đến nó.Với những em này bản thân các em chưa nhận thức được tầm quan trọng củakiến thức sức khỏe sinh sản với bản thân mình Đây cũng là một thực tế mà xãhội cần lưu tâm và có những sự tác động Bởi có thể các bạn không nhận thứcđược là do cách thức chúng ta tuyên truyền Chỉ khi nhân thức được kiến thức

đó quan trọng ta mới chủ động tìm hiểu và tránh được những hiểu nhầm đángtiếc

Các em học sinh THPT bị chi phối bởi các mối quan hệ gia đình và xãhội Trong đó môi trường nhà trường có tác động lớn đến các em Đây là nơihằng ngày các em học tập vui chơi, và những kiến thức mà các em học được lànguồn vô cùng quý giá giúp các em vững bước trên con đường tương lai Vậykhi tiếp cận với những kiến thức về sức khỏe sinh sản bản thân các em học sinh

có nhu cầu được trang bị các kiến thức này như thế nào ở nhà trường, với các

em môi trường này có thực sự là môi trường lý tưởng để trang bị các kiến thức

về sức khỏe sinh sản hay không

Biểu đồ 5: Nhu cầu cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản tại trường của

học sinh THPT

Trang 32

(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)

Nhìn vào sơ đồ trên nhận thấy các em nhu cầu học kiến thức sinh sản tạinhà trường là rất cao với tỷ lệ tương ứng rất mong muốn và mong muốn là 20%

và 70% Có thể thấy, nhà trường là môi trường mà các em mong muốn được họctập những kiến thức về sức khỏe sinh sản Quả thực ngày nay các em có rấtnhiều cách để tiếp cận với sức khỏe sinh sản tuy nhiên giáo dục trong nhàtrường có những lợi thế nhất định đó là kiến thức đào tạo là những kiến thứcchính thống, chính xác không giống như những kiến thức nhiều chiều trênInternet hay truyền miệng…., bản thân giáo viên nếu biết cách sử dụng các hìnhthức giảng dạy linh hoạt, cởi mở với học sinh thì thực sự đây là một môi trường

lý tưởng để cung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản cho các em

Trích phỏng vấn nhóm nữ: “Em muốn học những kiến thức về sức khỏe sinh sản tại nhà trường bởi ở trường việc học tập trung hơn được trao đổi với bạn bè và thầy cô những kiến thức mà mình chưa biết hay còn thắc mắc”

Như vậy nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường là rất lớntuy nhiên hiện nay các kiến thức về sức khỏe sinh sản tại các trường học hầu hếtchưa được giảng dạy như một môn học mà chỉ lồng ghép vào các chương trình,

Trang 33

kiến thức thông qua bài học môn sinh học hay sinh hoạt câu lạc bộ… chính vìvậy mà nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tìm hiểu kiến thức củahọc sinh

2.3.2 Nhu cầu về nội dung kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh

Sức khỏe sinh sản có nhiều nội dung như: Làm mẹ an toàn; Kế hoạch hoá

gia đình; Giảm phá thai, phá thai an toàn; Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên;

Nhiễm khuẩn đường sinh sản; Bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS;Ung thư tử cung, ung thư vú; Giáo dục tình dục/ sức khoẻ tình dục; Vô sinh;

Tuyên truyền giáo dục về chăm sóc Sức khoẻ sinh sản [ 9 ]

Với học sinh THPT các em đang trong độ tuổi vị thành niên nên những kiếnthức cần trang bị cho các em bao gồm những kiến thức biết những thay đổi cơthể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó một cách tích cực ; Biết cách vệsinh cơ quan sinh dục; Phân biệt giữ tình yêu và tình dục; hiểu biết về các bệnhlây truyền qua đường tình dục, cách sử dụng bao cao su đúng cách, biết các biệnpháp phòng tránh thai… tuy nhiên những nội dung nào các em quan tâm nhất vànội dung nào là nội dung mà các em mong muốn được trang bị nhất Điều này

có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết đâu là nội dung mà những nhà giáodục, cha mẹ, xã hội cần đào sâu, phổ biến nhiều hơn và giải thích rõ hơn cho con

Trang 34

1 Kiến thức về tình yêu tình dục 15 30

2 Kiến thức về các biện pháp

5 Các bệnh lây qua đường tình

(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)

Nhìn vào bảng trên nhận thấy rằng các bạn rất quan tâm đến các vấn đềliên quan đến sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên (50%) đó là những kiến thứctổng hợp về mọi vấn đề về sức khỏe sinh sản Nội dung được rất nhiều bạn quantâm là các biện pháp phòng tránh thai; các bệnh lây qua đường tình dục; kiếnthức về tình yêu tình dục; cách sử dụng bao cao su được rất nhiều bạn quan tâmchiếm (50%,40%,30%,28%), đây cũng là những nội dung chính mà trong việcgiảng dạy cũng như tuyên truyền chúng ta hết sức lưu ý bởi đây là chủ đề màhọc sinh rất quan tâm.Tuy nhiên hiện nay do rất nhiều yếu tố khác nhau mà nhucầu này chưa được đáp ứng, các kiến thức hầu như được phổ biến một cách tổnghợp với thời gian ngắn nên những kiến thức mà các em quan tâm có thể chưađược đào sâu, những điều các em chưa hiểu chưa được đem ra thảo luận làm rõ,chính vì lẽ đó kiến thức của các em còn hạn chế Có biết nhưng biết chưa rõ, đócũng là một mối quan tâm mà nhà trường và gia đình cần tác động để nâng caokiến thức cho các em

Trích phỏng vấn thầy cô giáo trường THPT Trương Định: “các em học sinh hiện nay quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe sinh sản nói chung, các vấn đề mà các em quan tâm luôn toàn diện chứ không phải chỉ ở mảng nào,chỉ khi có kiến

Trang 35

thức đầy đủ các em mới sống khỏe mạnh và an toàn”( Cố vấn đoàn trường Trương Định cô Nguyến Thị Thu Hà)

Với những nhà giáo dục luôn nhấn mạnh đến việc giáo dục toàn diện đó

là định hướng đúng đắn nhằm trang bị nhiều kiến thức bổ ích cho học sinh Tuynhiên chú trọng những kiến thức, hay những mảng nội dung mà cac em quantâm là cách đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho học sinh

2.3.3 Nhu cầu về thời điểm giáo dục giới tính

Hiện nay giáo dục giới tính đã được đưa vào từ những khối lớp ở bậc tiểuhọc qua bộ môn tự nhiên xã hội Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của học sinh thìkhối lớp nào giáo dục giới tính là phù hợp với các em? Khi nghiên cứu vấn đềnày đã cho những số liệu như sau:

Biểu đồ 7: Nhu cầu giáo dục giới tính ở các khối lớp

(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)

Nhìn vào biểu đồ trên nhận thấy các khối lớp mà các em mong muốnđược giáo dục giới tính bắt đầu từ khối lớp 5 (2%), và tỷ lệ các bạn chọn caonhất là khối lớp 9 Điều này được lý giải là lớp 5 các em đã có những thắc mắc

về giới và khi đó cũng như cần được trang bị các kiến thức vệ sinh cơ thể bảnthân bởi ở độ tuổi này các em đã bắt đầu biết tự mặc quần áo, tự tắm…

Ngày đăng: 28/05/2018, 18:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Ngọc Oánh (1989), Một số vấn đề về giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu trong học sinh. Kỷ yếu Hội nghị khoa học của chương trình VIE/88/P09, Tp. HCM. ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Ngọc Oánh (1989), Một số vấn đề về giáo dục giới tính, tình bạn, tìnhyêu trong học sinh. Kỷ yếu "Hội nghị khoa học của chương trìnhVIE/88/P09
Tác giả: Bùi Ngọc Oánh
Năm: 1989
2. Bùi Ngọc Oánh (1991), Giáo dục giới tính và đời sống gia đình ở TP.HCM. Sở Giáo dục và đào tạo Tp.Hồ Chí Minh. Đề tài NCKH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Ngọc Oánh (1991)," Giáo dục giới tính và đời sống gia đình ở TP."HCM
Tác giả: Bùi Ngọc Oánh
Năm: 1991
3. Đỗ Thị Hồng Nga “Bảo vệ quyền sức khỏe sinh sản/tình dục của phụ nữ và vị thành niên - Vai trò của truyền thông”,(http:// w w w.b a omoi. c om/in f o/ B a o-v e- qu e n- suc-khoe-sinh-san-tinh- duc-cua-phu-nu-va-vi-thanh-nien-vai-tro-cua-truyen-thong/139/4767092/epi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thị Hồng Nga “Bảo vệ quyền sức khỏe sinh sản/tình dục của phụnữ và vị thành niên - Vai trò của truyền thông”, "(http:// w w w.b a omoi. c om/in f o/ B a o-v e- qu e n- suc-khoe-sinh-san-tinh-duc-cua-phu-nu-va-vi-thanh-nien-vai-tro-cua-truyen-
4. Hà Thị Thư : “ giáo trình tâm lý học phát triển” Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Thị Thư : “ giáo trình tâm lý học phát triển
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao ĐộngXã Hội
5. Nguyễn Quỳnh Trang, Debra Efroymson, Nguyễn Khánh Linh. Do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổ chức PATH Canada xuất bản.NXB Thanh niên 2001.Sách “Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khoẻ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quỳnh Trang, Debra Efroymson, Nguyễn Khánh Linh. Do Hộiliên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổ chức PATH Canada xuất bản.NXB Thanh niên 2001.Sách “Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sứckhoẻ
Nhà XB: NXB Thanh niên 2001.Sách “Trò chuyện về tình yêu
6. Phan Thục Anh, Danienl Goodkind : Kiến thức thái độ hành vi chăm sóc sức khỏe sính sản liên quan đến HIV/AIDS trong thanh thiên Việt Nam “ kết quả điều tra và phương pháp luận, SKSS thanh thiếu niên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thục Anh, Danienl Goodkind : Kiến thức thái độ hành vi chăm sócsức khỏe sính sản liên quan đến HIV/AIDS trong thanh thiên Việt Nam" “kết quả điều tra và phương pháp luận, SKSS thanh thiếu niên
7. Trương Thị Mỹ Hương, “Giáo dục sức khỏe vị thành niên thời hội nhập” (http://p ha m ng oc h ie n . co m/v ie w / g iao- d uc-s uc - kh oe-vi-thanh- nien -thoi-hoi-nhap - truong-thi-my-huong/146) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Thị Mỹ Hương, “Giáo dục sức khỏe vị thành niên thờihội nhập"” (http://p ha m ng oc h ie n . co m/v ie w / g iao- d uc-s uc - kh oe-vi-thanh-ni
9. Trang Web: www.girlspace.com.vn 10.Trang Web: www.tamamsubantre.org 11. Trang Web: www.gioitinhtuoiteen.org 12.Trang Web: www.ykhoa.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang Web: www.girlspace.com.vn"10."Trang Web: www.tamamsubantre.org"11."Trang Web: www.gioitinhtuoiteen.org"12
8. Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam _ Điều tra ban đầu chương trình RHTYA (HN 2006 PGS .ts Nguyễn Thị Thiền – THs Lưu Bích Ngọc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w