1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội

12 5,3K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 33,09 KB

Nội dung

Mở đầu“Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức” GEOTHE ĐỨC.Trải qua nhiều thế kỉ với biết bao thăng trầm cùng với sự biến thiên của lịch sử, pháp luật và đạo đức vẫn luô

Trang 1

Mục lục

Mục lục 1

Mở đầu 2

Nội dung 2

Câu 1 Tóm tắt nội dung bài viết: 2

I Vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội: 2

II Sự thống nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giưa pháp luật và đạo đức: 3

Câu 2 Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế và tác giả Nguyễn Văn Năm: 4

I Điểm giống nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế và Nguyễn Văn Năm: 4

II Điểm khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế và Nguyễn Văn Năm: 5

Câu 3 Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay: 8

Những điểm tích cực: 8

Những điểm hạn chế: 9

Kết luận 10

Danh mục lài liệu tham khảo 11

Trang 2

Mở đầu

“Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức” GEOTHE (ĐỨC).Trải qua nhiều thế kỉ với biết bao thăng trầm cùng với sự biến thiên của lịch

sử, pháp luật và đạo đức vẫn luôn là những công cụ hàng đầu, tối thượng và hiệu quả nhất trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội có lợi cho đời sống cộng đồng được tồn tại và phát triển, ngăn chặn và đi tới loại bỏ những mối quan hệ mà cộng đồng không mong muốn Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là những vấn đề không mới kể từ khi xuất hiện cũng như trong suốt hành trình lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại Trong các xã hội khác nhau, pháp luật và đạo đức được nhận thức và sử dụng một

cách khác nhau, thế nhưng không thể phủ nhận được “Pháp luật và đạo đức có mối

quan hệ mật thiết với nhau, giữa chúng vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt

kết hợp với nâng cao đạo đức là một điều tất yếu, là mục đích cao cả mà mọi quốc gia văn minh và phát triển luôn hướng tới Để hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn mối quan hệ

giữa pháp luật và đạo đức, em xin lựa chọn đề bài số 7 “Mối quan hệ giữa pháp luật

và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội” làm chủ đề cho bài tập học kì

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em mong nhận được những đóng góp ý kiến của thầy, cô để em có thể hiểu đúng đắn và sâu sắc hơn vấn đề, đồng thời có thêm kinh nghiệm cho những bài tập sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Nội dung

Câu 1 Tóm tắt nội dung bài viết:

I Vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội:

Mọi xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển được trên cơ sở của sự trật tự và ổn định, được hình thành nên nhờ một hệ thống rất phong phú các quy phạm điều chỉnh

xã hội ở nước ta bao gồm : pháp luật, đạo đức, tập quán, phong tục, luật tục, hương ước, uy ước của các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo

Tập quán là những thói quen xử sự chung, những tác phong lặp đi lặp lại trong

thời gian ở cá nhân hay ử một cộng đồng hoặc ở toàn xã hội

Phong tục là thói quen đã lan rộng, ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được

đa số mọi người chấp nhận và làm theo bởi tính chất, mức độ bắt buộc cao hơn so với tập quán, nó chứa đựng những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, chính trị, khoa học, mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời ít nhiều mang tính chất sinh họat tâm linh, tôn giáo

Luật tục là những tập quán, phong tục tồn tại dưới dạng truyền khẩu và thành

văn, là hệ thống những quy tắc xử bao gồm những phong tục, tập quán, quy lệ tác đọng đến những hành vi cá nhân trong cộng đồng hay giữa các cộng đồng với nhau

Trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội, pháp luật và đạo đức giữ vị trí

trung tâm, có vai trò quan trọng nhất Pháp luật và đạo đức có phạm vi điều chỉnh

rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội Ở đâu có con người thì ở đó có đạo đức, có quan hệ đạo đức Con người luôn hướng đến các giá trị đạo đức, hướng tới cái thiện, nhân đạo, lẽ công bằng Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì vai trò của những yếu tố đạo đức càng được đề cao

Mặc dù mỗi loại quy phạm xã hội có vị trí, vai trò, đặc thù điều chỉnh riêng, song chúng bao giờ cũng nằm trong một thể thống nhất, có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ,

bổ sung cho nhau Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện hàng đầu

Trang 4

trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, khi có sự bổ sung, hỗ trợ của các quan hệ xã hội Pháp luật không thể và cũng không cần thiết phải điều chỉnh hết tất cả các quan

hệ xã hội, không nên thể chế hóa mọi quan hệ xã hội thành pháp luật Mỗi một loại quy phạm xã hội có những ưu thế và hạn chế của mình, pháp luật khó có thể tác động

đế các quan hệ tư tưởng và tình cảm, nhưng đạo đức, luật tục lại tỏ ra có ưu thế hơn trong việc điều chỉnh loại quan hệ xã hội này

II Sự thống nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giưa pháp luật và đạo đức:

1 Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức.

Pháp luật và đạo đức đều có chức năng chung là điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạp nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người, nó tác động trực tiếp đến hành vi của con người, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi

đó theo những tiêu chí nhất định

Tính thống nhất giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện trong quy định của chúng đối với cái thiện và cái ác Đối với đạo đức và pháp luật tiến bộ, các quan niệm

về công bằng, thiện, ác, về nguyên tắc không có mặt đối lập

Tính thống nhất giữa pháp luật và đạo đức ở thái độ, sự đánh giá, sự cảm nhận, cách xử lý đối với những hành vi của con người

Tính thống nhất giữa pháp luật và đạo đức ở mối tương quan giữa các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức, ở việc sử dụng kết hợp các biện pháp pháp lý và các biện pháp tác động xã hội trong đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật và

vi phạm đạo đức

2 Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức:

Về phạm vi điều chỉnh: Phạm vi điều chỉnh không hoàn toàn trùng hợp nhau, có

những lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh nhưng lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo đức và ngược lại Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng,

cơ bản, mang ý nghĩa quốc gia Đạo đức có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn pháp luật nếu đứng trên phương diện xem đạo đức là một yếu tố tinh thần không tách rời bản thân hành vi con người, không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người với xã hội

Về hình thức, mức độ thể hiện: Pháp luật có mức độ thể hiện cụ thể, chi tiết

hơn Pháp luật dưới dạng các văn bản được thể hiện thành những quyền và nghĩa vụ cùng với những biện pháp xử lý, chế tài nhất đinh Còn đạo đức, lại thường đề cập đến bổn phận hơn là quyền, chủ yếu được tồn tại ở dạng bất thành văn, được thể hiện trong ca dao, tục ngữ, dư luận xã hội Đạo đức điều chỉnh hành vi con người dựa trên

Trang 5

những cảm xúc, quan niệm, chuẩn mực, còn pháp luật điều chỉnh trước hết là ở tiêu chí xem xét hành vi con người theo quy định pháp luật

Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức về các phương pháp đảm bảo thực hiện: Đạo đức được đảm bảo thực hiện nhờ vào những yếu tố sức mạnh bên trong và

sức mạnh bên ngoài Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng hoạt động tổ chức, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước, bằng cả sự tự giác của con người trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết của pháp luật Khi so sánh giữa đạo đức và pháp luật không nên tuyệt đối hóa rằng các chế tài pháp luật bap giờ cũng cụ thể hà khác hơn chế tài đạo đức, cho rằng đạo đức jém hiệu quả hơn trong việc điều chỉnh hành vi con người

3 Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức:

Pháp luật xưa nay vừa khẳng định, vừa bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống, vừa hạn chế để đi đến loại bỏ những quan điểm, chuẩn mực đạo đức tiêu cực, phản tiến bộ

Pháp luật ghi nhận những nguyên tắc, chuẩn mực theo nhiều cách khác nhau, có thể là ghi nhận trực tiếp và ghi nhận gián tiếp.Pháp luật không chỉ ghi nhận đạo đức

mà còn là phương tiện đảm bảo cho đạo đức được thực hiện trong cuộc sống thông qua các biện pháp tác động của nhà nước

Đạo đức là cơ sở, là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật Quy phạm đạo đức có vai trò là định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa các hành vi

Câu 2 Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế và tác giả Nguyễn Văn Năm:

I Điểm giống nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế và Nguyễn Văn Năm:

Pháp luật và đạo đức giữ vị trí trung tâm, đều có vai trò, chức năng chung trong việc điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển một cách ổn định, trật tự Và cả hai công cụ trên xét về mặt nguyên tắc, không có một sự đối lập nào, cả hai đều hướng tới sự công bằng, vì con người, bảo vệ con người và định hướng phát triển những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích lực lượng cầm quyền cũng như của toàn xã hội

Cả hai tác giả đều thồng nhất quan điểm, cho rằng đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn pháp luật Đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn pháp luật nếu đứng trên phương diện xem đạo đức là một yếu tố tinh thần không tách rời bản thân hành vi con

Trang 6

người, không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người với xã hội Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội bị chi phối bởi ý chí, lí trí của các chủ thể, các mối quan hệ có tầm quan trọng nhất định với đời sống xã hội Thế nhưng đạo đức còn có thể điều chỉnh những mối quan hệ bị chi phối bởi tình cảm của các chủ thể, điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà chủ thể của nó là những con người có ý chí, lí trí, tình cảm

Tác giả Hoàng Thị Kim Quế và tác giả Nguyễn Văn Năm đều cho rằng giữa pháp luật và đạo đức đều có sự thống nhất, đều chỉ ra sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức, đạo đức và pháp luật đều có sự tác động qua lại lẫn nhau Cả hai tác giả đều thống nhất rằng, giữa pháp luật và đạo đức có sự giống nhau giữa phạm vi điều chỉnh,

về hình thức, mức độ thể hiện và biện pháp đảm bảo thực hiện

II Điểm khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức của tác giả Hoàng Thị Kim Quế và Nguyễn Văn Năm:

1 Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức:

Nếu như tác giả Hoàng Thị Kim Quế cho rằng, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người thì tác giả Nguyễn Văn Năm lại cho rằng, giữa pháp luật và đạo đức luôn có sự phù hợp ở những mức độ khác nhau với các chuẩn mực đạo đức cơ bản, phổ biến được thừa nhận rộng rãi, pháp luật còn được coi là những chuẩn mực đạo đức cần có Theo như tác giả Hoàng Thị Kim Quế, pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của con người, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí nhất định Còn tác giả Nguyễn Văn Năm lại có cái nhìn khác, cho rằng pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực cho hành vi con người, tác động đến tất

cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, bởi nó có tính quy phạm phổ biến

Tác giả Nguyễn Văn Năm cho rằng pháp luật và đạo đức đều thuộc phạm trù ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch

sử Chính vì vậy, pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối của đời sống kinh tế xã hội, đều có sự tác động trở lại đời sống xã hội Thế nhưng Hoàng Thị Kim Quế không

đề cập đến vấn đề này, tác giả chỉ đưa ra ý kiến rằng tính thống nhất giữa pháp luật và đạo đức còn được thể hiện ở mối tương quan giữa các hành vi vi phạm pháp luật và hành vi vi phạm đạo đức, ở việc sử dụng kết hợp các biện pháp pháp lý và các biện pháp tác động xã hội trong đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

2 Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức :

Về phạm vi điều chỉnh: Tác giả Hoàng Thị Kim Quế đưa ra quan điểmlàphạm vi

điều chỉnh của pháp luật và đạo đức không hoàn toàn trùng hợp nhau, có những lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh nhưng lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo đức

và ngược lại Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản, ít nhiều

Trang 7

mang ý nghĩa quốc gia Đạo đức có phạm vi điều chỉnh rộng hơn pháp luật nếu đứng trên phương diện xem đạo đức là một yếu tố tinh thần không tách rời bản thân hành vi con người, không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế cũng khẳng định đây là một “vương quốc riêng” của đạo đức Khi đề cập đến khía cạnh này, tác giả Nguyễn Văn Năm cũng cho rằng phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn pháp luật, thế nhưng tác giả Nguyễn Văn Năm còn đưa ra ý kiến rõ ràng hơn khi chỉ ra pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội bị chi phối bởi ý chí, lí trí của các chủ thể còn đạo đức có thể điều chỉnh những mối quan hệ bị chi phối bởi tình cảm của các chủ thể, điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà chủ thể của nó là những con người có ý chí, lí trí, tình cảm Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của những con người đạt đến độ tuổi nhất định

và có khả năng nhận thức còn đạo đức điều chỉnh hành vi của con người không kể tuổi tác, địa vị, xã hội

tính xác định về hình thức, Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm khẳng định đây là ưu thế vượt trội của pháp luật so với đạo đức bởi hình thức của đạo đức được thể hiện dưới dạng tục ngữ, ca dao, phong tục, tập quán, kinh, còn pháp luật được thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật và thông qua đó, các chủ thể biết được trong điều kiện nào, họ được làm gì, phải làm gì và không được làm gì Còn với đạo đức, các quan niệm thường rất khái quát, ít chỉ rõ điều kiện, hoàn cảnh, các quy định về các hành vi được phép hay không được phép Song, tác giả Hoàng Thị Kim Quế cũng thừa nhận pháp luật có mức độ thể hiện cụ thể, chi tiết hơn đạo đức bởi nó được thể hiện dưới dạng các văn bản thể hiện những quyền và nghĩa vụ cùng với những biện pháp xử lý, chế tài nhất định Còn đạo đức lại thường đề cập đến bổn phận hơn là quyền, chủ yếu được tồn tại ở dạng bất thành văn, được thể hiện trong ca dao, tục ngữ, dư luận xã hội

Về phương pháp đảm bảo thực hiện: Tác giả Hoàng Thị Kim Quế cho rằng đạo

đức được đảm bảo thực hiện nhờ vào những yếu tố sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài còn đối với pháp luật, nó được bảo đảm thực hiện bằng hoạt động tổ chức, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước, bằng cả sự tự giác của con người trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết của pháp luật Một điểm khác mà tác giả Hoàng Thị Kim Quế đưa ra đó là khi so sánh giữa đạo đức và pháp luật không nên tuyệt đối hóa rằng các chế tài pháp luật bap giờ cũng cụ thể hà khác hơn chế tài đạo đức, cho rằng đạo đức kém hiệu quả hơn trong việc điều chỉnh hành vi con người Còn theo như quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Năm, pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhà nước trong đó cưỡng chế nhà nước là biện pháp quan trọng nhất, đạo đức được đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội, từ lương tâm, những thói quen xử sự Người vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần,

Trang 8

tự do thậm chí là cả tính mạng, còn người vi phảm đạo đức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tinh thần bởi sự xấu hổ và lòng tự trọng không thể bỏ qua dư luận

Tác giả Nguyễn Văn Năm còn cho rằng, giữa pháp luật và đạo đức có sự khác nhau khi pháp luật chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp luật của nhà nước, đạo đức có thể hình thành một cách tự phát trong đời sống chung của cộng đồng hặc có thể do những cá nhân tiêu biểu trong xã hội Không chỉ vậy, học vị Nguyễn Văn Năm còn đưa ra ý kiến pháp luật và đạo đức có sự khác nhau về cơ chế điều chỉnh Trong điều chỉnh pháp luật, việc thiết lập khuôn mẫu cho hành vi con người do nhà nước tiến hành nhiều chủ thể khác nhau Tùy thuộc vào nội dung của các quy phạm pháp luật, việc cá biệt hóa chúng thành các quyền, nghĩa vụ cho chủ thể

là do chủ thể tự thực hiện hoặc do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện Khác với điều chỉnh pháp luật, việc cá biệt hóa quy phạm đạo đức thành nghĩa vụ, bổn phận cho chủ thể hầu hết do chính chủ thể tự tiến hành dựa trên cơ sở ý thức đạo đức cá nhân

3 Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức:

Theo ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Năm thì đạo đức có sự tác động đến pháp

luật Đạo đức tác động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật.

Đạo đức là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển bởi những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng pháp luật Sự tác động của đạo đức đến việc hình thành các quy định trong pháp luật diễn ra ở nhiều cấp độ, các quy phạm pháp luật được xây dựng không trái với đạo đức

xã hội, các quy định được ban hành có sự thống nhất, phù hợp với những quan niệm

đạo đức Bên cạnh đó pháp luật cũng có sự tác động đến đạo đức Pháp luật ghi nhận

những quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, góp phần củng cố, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức xã hội đồng thời loại trừ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, trái với lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích chung của cộng, đi tới nghiêm cấm tuyên truyền những tư tưởng đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức

Trong khi đó, tác giả Hoàng Thị Kim Quế lại cho rằng, pháp luật xưa nay vừa khẳng định, vừa bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống, vừa hạn chế để đi đến loại bỏ những quan điểm, chuẩn mực đạo đức tiêu cực, phản tiến bộ Pháp luật ghi nhận những nguyên tắc, chuẩn mực theo nhiều cách khác nhau, nó không chỉ ghi nhận đạo đức mà còn là phương tiện đảm bảo cho đạo đức được thực hiện trong cuộc sống thông qua các biện pháp tác động của nhà nước Quy phạm đạo đức có vai trò là định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa các hành vi

Trang 9

Câu 3 Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay:

Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta đã và đang thu được những thành tựu nhất định Song, vị trí và vai trò của đạo đức cũng được nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn hơn Trong điều kiện đó, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật càng trở nên gắn bó mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc điều chỉnh hành vi con người, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, duy trì, bảo vệ trật tự xã hội

Tuy nhiên, trong mối quan hệ này vẫn còn những hạn chế nhất định, vẫn còn có các quy định của pháp luật chưa phù hợp, cần phải được xem xét ở khía cạnh đạo đức; tình hình vi phạm pháp luật vẫn hết sức phức tạp, nhiều hành vi phi nhân tính xuất hiện, sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức chưa được ngăn chặn, hiện tượng vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều

Những điểm tích cực:

Thứ nhất, pháp luật được xây dựng để trở thành công cụ quan trọng nhất của nhà

để quản lý các quan hệ xã hội Tuy vậy, đối với đời sống xã hội rộng lớn, phức tạp còn cần những công cụ khác nữa, trong số đó đầu tiên phải nhắc đến đạo đức Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định quan điểm:

“Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên nên tảng đạo đức xã

hội chủ nghĩa nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo đảm, bảo về quyền con người,

quyền công dân Hiến pháp năm 2013 quy định tại điều 2 : “ Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ” Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quyền con người,

quyền công dân ngày càng được ghi nhận một cách đầy đủ Tại điều 14 Hiến pháp

năm 2013 quy định : “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con

người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật”.

Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành phản ánh khá rõ nét tư tưởng

nhân đạo, tư tưởng đạo đức Nội dung cơ bản trước tiên của tư tưởng nhân đạo đó là

tư tưởng vì con người, chăm lo, phục vụ và bảo vệ con người Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các quy định về các chính sách xã hội của nhà nước Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, nhà

nước ban hành ra các Bộ Luật hình sự, Luật phòng, chống mua bán người, Luật bảo

vệ sức khỏe nhân dân, Luật khám chữa bệnh,… Nhà nước cũng đưa ra những chính

sách xã hội ưu đãi, quan tâm đặc biệt đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già và trẻ nhỏ không có nơi nương tựa Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn thể hiện ngay cả trong các quy định về xử lí người có hành vi vi phạm pháp luật khi đề ra các quy định

Trang 10

xử lý các hành vi vi phạm không chỉ nhằm chừng trị kẻ vi phạm mà còn nhằm giáo dục, cải tạo, răn đe, phòng ngừa chung

Thứ tư, pháp luật góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan

niệm, quan điểm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Pháp luật đã thể chế hóa các quan niệm, quan điểm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tọc cũng như những quan niệm đạo đức tiến bộ trong xã hội Đó là các quan niệm, tư tưởng đạo đức về đại đoàn kết nhân dân, về nghĩa vụ, bổn phận của cán bộ công chức nhà nước, các quan điểm đạo đức về quan hệ cha mẹ, con cái, quan hệ vợ chồng,… Chỉ trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc các quan niệm, quan điểm đạo đức này, nhà làm luật mới có thể xây dựng được các quy định pháp luật phù hợp

Thứ năm, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật, tạo điều

kiện để pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống Nhà nước ta thừa nhận tập quán có thể thay thế cho pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với các quy định pháp luật

Thứ sáu, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các

quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ trái với thuần phong mỹ tục, tạo điều kiện làm hình thành những quan niệm tư tưởng đạo đức mới, tiến bộ hơn

Những điểm hạn chế:

Thứ nhất, ranh giới điều chỉnh giữa pháp luật và đạo đức vẫn còn chưa được

phân định rõ rang và sự pháp luật hóa giữa các quan niệm, quan điểm, quy tắc đạo đức chưa cụ thể, vì vậy khó được thực hiện trên thực tế Sự quy định của pháp luật là không phù hợp, bởi nếu pháp luật chỉ xác định nghĩa vụ mà không quy định biện pháp

bảo đảm thực hiện thì những quy định đó khó có thể được thực hiện nghiêm chỉnh.

Thứ hai, nhiều quan niệm, tư tưởng, quy tắc đạo đức lạc hậu chưa bị pháp luật

xóa bỏ triệt để Bằng chứng là, tư tưởng gia trưởng, các quan niệm “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng cần phải có con trai để nổi dõi tông đường, vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay

Thứ ba, hiện tượng suy thoái về đạo đức chưa được pháp luật ngăn chặn có hiệu

quả trên thực tế Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tượng suy thoái đạo đức ngày càng được biểu hiện rõ nét, vẫn còn những biểu hiện coi nhẹ, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, nền đạo đức ở nước ta đang có nguy cơ trượt dốc khi mà một bộ phận không nhỏ sung bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc

Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm gia tăng

các vi phạm pháp luật cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng Khi ý thức đạo đức cá nhân bị suy giảm, lòng tự trọng không còn, sự xấu hổ biến mất, lương tâm còn người không còn là vị thần khuyến thiện, trừ ác, lúc đó tất yếu con người sẽ bị thôi thúc làm những điều xấu xa, dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp luật

Ngày đăng: 24/05/2018, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w