Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đây là một thời kỳ quan trọng mà thành công của nó sẽ đưa đất nước ta thoát khỏi đói nghèo lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn. Hơn nữa hiện đại hóa công nghiệp hóa khiến đất nước phải hội nhập, gia nhập một sân chơi bình đẳng và chịu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt đúng như bản chất của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, và trong giai đoạn phát triển của đất nước. Hệ thống Ngân hàng có hoạt động tốt thì mới điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh tế, nguồn vốn được đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ. Do có vai trò quan trọng nên từ sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng có thể đánh giá được sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển, nền kinh tế thị trường đã dần định hình rõ ở nước ta, thì cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường...vv. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 8090% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiếtTrong thời gian gần đây, hoạt động quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại ở nước ta đã bắt đầu được chú trọng, do yêu cầu của sự hội nhập nền kinh tế quốc tế. Mặc dù không triệt tiêu hết được rủi ro nhưng ngày nay, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công cụ toán học cho phép con người có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, hay hoán đổi rủi ro, chủ động kiểm soát rủi ro. Đó là lý do cho sự ra đời của hàng loạt các hệ thống và phương pháp định giá rủi ro. Một trong các phương pháp định giá rủi ro đáng tin cậy là phương pháp xác định giá trị rủi ro (Value at Risk – VaR). Qua thời gian thực tập ở Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương, cùng với những kiến thức tích lũy được trong thời gian còn học ở lớp Toán kinh tế, khoa Toán kinh tế thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, với sự chỉ dẫn tận tình của Th.S Lê Đức Hoàng, em chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR trong phân tích và quản trị rủi ro các dự án đầu tư ngành thép tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoaToán kinh tế đã cung cấp cho em những kiến thức vô cùng quý báu, các phươngpháp suy luận, phân tích vô cùng bổ ích trong suốt quá trình em học tập Đặc biệt
em xin cám ơn thầy giáo Lê Đức Hoàng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để giúp emhoàn thành chuyên đề này
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên đề tài mà em viết ra còn nhiều thiếu sót,kính mong các thầy cô và tất cả các bạn quan tâm đến lĩnh vực này đóng góp ý kiến
để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ MÔ HÌNH VAR 3
1 Lý thuyết chung về rủi ro 3
1.1.Khái niệm chung về rủi ro 3
1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4
1.2.1 Rủi ro thị trường 4
1.2.1.1 Khái niệm 4
1.2.1.2 Phân loại rủi ro thị trường 4
1.2.2 rủi ro tín dụng 7
1.2.2.1 Khái niệm 7
1.2.2.2 Phân loại 7
1.2.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 9
1.2.3 Rủi ro thanh khoản 12
1.2.4 Rủi ro hoạt động 13
1.2.5 Rủi ro pháp lý 13
1.3 Một số sự kiện trên thị trường tài chính đáng chú ý 13
1.4 Nhu cầu về quản lý định lượng rủi ro 16
2 Định giá rủi ro bằng phương pháp VaR 17
2.1 Khái niệm về giá trị rủi ro (VaR) 17
2.2 Các công cụ quản lý rủi ro 18
3 VaR trong phân tích tài chính 20
3.1 VaR là công cụ, thước đo rủi ro 20
3.2 VaR – công cụ quản lý rủi ro chủ động 21
3.3 VaR được sử dụng để xác lập vốn an toàn, rủi ro 21
3.4 Hệ số điều chỉnh k trong hiệp định Basel 23
3.5 VaR – giá trị rủi ro của danh mục đầu tư: 24
Trang 33.6 Quy trình xây dựng và áp dụng VaR trong quản lý rủi ro thị trường
của Ngân hàng 27
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VAR 28
1 Ước lượng điểm phân vị 28
1.1 Giả định của phương pháp 28
1.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp 29
2 Phương pháp RISK METRICS 30
2.1 Giả thiết cơ bản của phương pháp RiskMetrics 30
2.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp 32
3 Phương pháp toán kinh tế để tính VaR 32
3.1 Phương pháp toán kinh tế để tính VaR một thời kì: 32
3.2 Phương pháp toán kinh tế để tính VaR nhiều thời kì 34
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VAR TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH THÉP TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG 36
1 Mô tả số liệu 37
2 Xây dựng mô hình ARCH - GARCH 38
3 Dự báo phương sai 44
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,đây là một thời kỳ quan trọng mà thành công của nó sẽ đưa đất nước ta thoát khỏi đóinghèo lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp phát triển Để thực hiện công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn Hơn nữa hiện đại hóacông nghiệp hóa khiến đất nước phải hội nhập, gia nhập một sân chơi bình đẳng vàchịu sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt đúng như bản chất của nền kinh tế thị trường Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính có vai trò quan trọng trongviệc cung ứng vốn cho nền kinh tế, và trong giai đoạn phát triển của đất nước Hệthống Ngân hàng có hoạt động tốt thì mới điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh
tế, nguồn vốn được đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ Do có vai trò quan trọng nên từ
sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng cóthể đánh giá được sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Khi nền kinh tế càngphát triển, nền kinh tế thị trường đã dần định hình rõ ở nước ta, thì cũng như cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại phải đối mặt với rấtnhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường vv
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mạiViệt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nócũng không nhỏ Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh ngân hàng Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàngthương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể lànâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết
Trong thời gian gần đây, hoạt động quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thươngmại ở nước ta đã bắt đầu được chú trọng, do yêu cầu của sự hội nhập nền kinh tếquốc tế Mặc dù không triệt tiêu hết được rủi ro nhưng ngày nay, nhờ có sự tiến bộcủa khoa học kỹ thuật, các công cụ toán học cho phép con người có thể chủ động
Trang 5phòng ngừa, giảm thiểu, hay hoán đổi rủi ro, chủ động kiểm soát rủi ro Đó là lý docho sự ra đời của hàng loạt các hệ thống và phương pháp định giá rủi ro Một trongcác phương pháp định giá rủi ro đáng tin cậy là phương pháp xác định giá trị rủi ro(Value at Risk – VaR)
Qua thời gian thực tập ở Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương, cùng vớinhững kiến thức tích lũy được trong thời gian còn học ở lớp Toán kinh tế, khoa Toánkinh tế thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, với sự chỉ dẫn tận tình của Th.S Lê Đức
Hoàng, em chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR trong phân tích và quản trị rủi ro các dự án đầu tư ngành thép tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan về rủi ro tín dụng và phương pháp phân tích giá trị rủi ro VaR
- Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư dự án tại Ngân hàngAgribank chi nhánh tỉnh Hải Dương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đi sâu vào phân tích và quản trị rủi ro củahoạt động cho vay dự án (các dự án ngành thép), từ đó có cơ sở để đưa ra các kiến nghị,
đề xuất nhằm hạn chế rủi ro tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này, tôi sử dụng mô hình xác định giá trị rủi ro VaR đã được họctại chuyên ngành Toán Kinh tế, khoa Toán Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân để
đo lường và quản trị rủi ro Từ đó ứng dụng vào phân tích và quản lý rủi ro hoạt độngcho vay dự án ngành thép của Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương
5 Kết cấu của chuyên đề
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và mô hình VaR
Chương 2: Một số phương pháp xác định VaR
Chương 3: Ứng dụng mô hình VaR trong phân tích và quản trị rủi ro trong
các dự án đầu tư ngành thép tại ngân hàng Agribank chi nhánhtỉnh Hải Dương
Trang 6CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ MÔ HÌNH VaR
1 Lý thuyết chung về rủi ro
1.1.Khái niệm chung về rủi ro
Cụm từ "rủi ro" được nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,nhưng khái quát lại ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợigây thiệt hại cho một công việc cụ thể Rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động,mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muỗn của con người
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp (DN) kinh doanh tiền tệ, cónhững đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính Cũng giống như các DN phitài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnhtranh và đầy biến động Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanhnhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của NHTM NHTM kinh doanh chủyếu bằng vốn của người khác Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trongtổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với mộtrủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định Bởi
vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTM không những phải bảođảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảotốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng Hoạt động kinh doanh của NHTM cóliên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàngkhác nhau Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạtđộng kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế.Nhât là trong thời kì toàn cầu hoá, cùng với sự gia tăng của hệ thống ngân hàng và
sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính, nguồn tiền của các ngân hàng đang
có sự biến đổi mạnh mẽ tạo nên sự chênh lệch rất lớn giữa các ngân hàng, tạo ra ưuthế của ngân hàng trong việc tìm kiếm các nguồn tài chính dễ dàng hơn trước nhưnglại làm giảm tính ổn định của cả hệ thống ngân hàng do rất khó kiểm soát một dòngtiền với tính lưu động cao Các khoản cho vay của ngân hàng tập trung vào bất độngsản, chứng khoán, cho vay dự án, cho vay tiêu dùng, lập danh mục đầu tư nhằm thulợi nhuận… dưới sức ép toàn cầu hóa những hoạt động này càng mang nhiều rủi ro
Trang 7về mọi mặt và từ đó cũng phát sinh các loại rủi ro mới mà ngân hàng cần kiểm soát.Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra
sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dựkiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp
vụ tài chính nhất định Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượngđồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định
Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nótổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanhngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DNnào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế
Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ
đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và pháttriển ngân hàng Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu, mà các nhà quản
lý ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ được chúng
1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2.1 Rủi ro thị trường
1.2.1.1 Khái niệm
Rủi ro thị trường (market risk) là rủi ro khi giá trị của một danh mục đầu tưhoặc danh mục kinh doanh sẽ bị suy giảm do sự thay đổi trong các nhân tố của thịtrường, ví dụ như giá chứng khoán, lãi suất, tỷ giá, giá hàng hoá trong đó, quantrọng nhất là do lãi suất và tỷ giá Rủi ro thị trường có thể được xác định theo haihình thức sau: rủi ro tuyệt đối được quy đổi theo đơn vị tiền tệ và rủi ro tương đốiđược xác định một cách tương đối căn cứ vào một chỉ số chuẩn Rủi ro tuyệt đốicho biết sự biến động tuyệt đối của lợi nhuận, trong khi đó rủi ro tương đối cho biếtkhoảng cách giữa lợi nhuận và chỉ số chuẩn
1.2.1.2 Phân loại rủi ro thị trường
+ Rủi ro lãi suất
Lãi suất có thể hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà người cho vay đặt ra đểđánh đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ Hay lãi suất là tỷ lệ giữa mức phíchúng ta phải trả để nhận được khoản vay trên giá trị khoản vay
Trang 8Hoạt động của ngân hàng là dùng tièn gửi của khách hàng làm vốn của mình
và đem cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác vay để hưởng lợi suất.Như vậy ngân hàng cũng là một chủ thể đi vay, nên ngân hàng không thể là người
"tạo giá" mà chỉ là người "chấp nhận giá", chấp nhận những khuynh hướng vậnđộng của lãi suất, để từ đó lập ra các kế hoạch hoạt động cho mình
Rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất trên thị trường thay đổi Một sự thay đổi lãi suất
sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản có (TSC) và tài sản nợ (TSN), làm thay đổivốn chủ sở hữu của ngân hàng, tác động làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng
Rủi ro lãi suất có hai nguyên nhân chính, đó là do ngân hàng duy trì sự khôngcân xứng về kì hạn TSC và TSN, đồng thời có sự biến động của lãi suất thị trường
* Nguyên nhân sự không cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN
- Do sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng gửi tiền và vay tiền Trên thực tếđiều này xảy ra là hoàn toàn tất yếu vì các khách hàng gửi tiền cũng như vay tiềncủa ngân hàng hết sức đa dạng, mỗi người trong số họ có những nhu cầu khác nhaukhi gửi tiền hoặc vay tiền ngân hàng dẫn đến sự đa dạng về kỳ hạn của các khoảnvốn huy động và các khoản cho vay
- Các ngân hàng có khuynh hướng duy trì thời hạn TSC lớn hơn thời hạn TSNnhằm có được lợi thế về lợi nhuận Chẳng hạn, các ngân hàng thường sử dụng mộtphần nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay thời hạn dài hơn với mức lãisuất cao hơn
- Ngân hàng thường không qui định khách hàng bắt buộc phải thực hiện camkết trong hợp đồng Chẳng hạn, các khách hàng gửi tiền ngân hàng với thời hạn banđầu là 5 năm nhưng có thể rút sớm trước thời hạn mà không bị ngân hàng ngăn cấm,các khách hàng vay tiền cũng có thể trả nợ trước hạn, và ngược lại có trường hợpđược ngân hàng cho gia hạn nợ Tần số xuất hiện sự vi phạm thoả thuận về thời hạncủa các khách hàng gửi tiền và vay tiền thường không tương xứng với nhau và thực
tế này càng làm tăng khả năng mất cân xứng về kỳ hạn của các khoản cho vay vàcác khoản vốn huy động của ngân hàng Chính vì vậy, sự chênh lệch về kỳ hạn củaTSC và TSN của ngân hàng là điều không thể tránh khỏi
Trang 9* Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến
Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi Ngân hàng luôn luôn nghiên cứu và
dự báo lãi suất Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báochính xác mức độ thay đổi của lãi suất
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương:
- Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng
- Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm:
- Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm
- Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng
+ Rủi ro ngoại hối
Rủi ro ngoai hối là những tổn thất tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh củangân hàng khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái Rủi ro ngoại hối, nếu xảy ra,
sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động và doanh thu của ngân hàng Thứ nhất,rủi ro tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng do nólàm tăng chi phí giao dịch của ngân hàng để thực hiện các biện pháp phòngngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá hối đoái cho các khoản mục liên quan Thứ hai,rủi ro tỷ giá hối đoái tạo áp lực cho ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ tổnthất khi gia tăng huy động vốn ngoại tệ hay gia tăng đầu tư, cho vay bằngngoại tệ Thứ ba, rủi ro tỷ giá hối đoái không đồng nghĩa với toàn bộ tổn thấtngân hàng phải gánh chịu nhưng nếu có tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnhhưởng nghiêm trọng
Có 2 nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro ngoại hối
* Ngân hàng duy trì sự không cân bằng trạng thái ngoại hối
Do ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng và mua bán cho chínhmình Hay nói cách khác, rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro xuất hiện khi có sự dịchchuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà ngân hàng NHTM nắm giữ dưới dạng tài sản “Có”,tài sản “Nợ” hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở (open or unhedgedposition) để đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá thay đổi Cũng có thể do ngân hàng đầu tư vàoTSC và huy động vốn bằng ngoại tệ Cả 2 nguyên nhân này tạo ra một xu hướngtrạng thái ngoại tệ ròng (trường hoặc đoản) đối với hầu hết các NHTM hiện đại
Trang 10* Sự biến động của tỷ giá hối đoái
Nếu ngân hàng duy trì trạng thái trường (hoặc đoản) về ngoại tệ mà không cóthay đổi về tỷ giá, ngân hàng sẽ không gặp phải rủi ro hối đoái Nếu tỷ giá biếnđộng càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn, và ngược lại
1.2.2 rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là một hiện tượng thường gặp ở bất kì một ngân hàng thươngmại nào, nó cũng xảy ra trên mọi đối tượng, lĩnh vực, vùng đầu tư: Quốc doanh,hợp tác xã, hộ sản xuất, cho vay sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, cho vay khu vựcnông thôn, thành thị… Rủi ro tín dụng xảy ra có thể do nguyên nhân chủ quan vềphía ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn nhưng cũng có thể do nguyên nhânbất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ…
Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điềukhoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợkhông đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổnthất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnhhưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng Nếu món vay của Ngân hàng bịthất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đóảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kếhoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn
Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triểncác sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàngkhác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm,ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hànggiảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản
1.2.2.2 Phân loại
* Rủi ro tín dụng nếu phân chia theo tính chất nghiệp vụ thì bao gồm
- Rủi ro trong hoạt động cho vay: là khi khách hàng không trả được nợ hoặc
không có ý định trả nợ cho ngân hàng
Trang 11- Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh: khi ngân hàng chấp nhận phát hành bảo
lãnh cho khách hàng cũng có nghĩa là ngân hàng phải chịu trách nhiệm trả tiền thaycho khách hàng nếu họ không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuậnvới đối tác Do vậy rủi ro mất vốn là rất lớn
- Rủi ro trong hoạt động thuê mua : Trong thời gian sử dụng và nắm giữ tài
sản đặc biệt là trong cho thuê tài chính, khách hàng không thực hiện cam kết trả tiềnthuê hay bảo quản tài sản cho thuê dẫn đến mất mát và hư hỏng
- Rủi ro trong hoạt động chiết khấu : xuất phát từ việc ngân hàng chiết khấu các
hối phiếu giả mạo Hoặc cũng có thể là do khả năng tài chính yếu kém của người thụlệnh cũng như người hưởng thụ Một trong hai bên sẽ phải trả tiền cho ngân hàng, vàrủi ro sẽ xảy ra trong trường hợp cả hai bên không có khả năng thanh toán
* Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau
- Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân xảy
ra do những hạn chế trong quá trình giao dịch và kiểm định cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch gồm có: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn : Trước khi ngân hàng quyết định cho vay thì phải lựachọn đánh giá xem phương án vay vốn đó có hiệu quả hay không Việc đánh giánày thông qua quá trình phân tích tín dụng Việc lựa chọn sai sẽ dẫn đến rủi ro chongân hàng
+ Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản
Rủi ro
lựa chọn lựa chọn Rủi ro
Rủi ro tín dụng tín dụng Rủi ro
Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục
Rủi ro nội tại Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung tập trung Rủi ro
Rủi ro bảo đảm bảo đảm Rủi ro
Rủi ro nghiệp vụ nghiệp vụ Rủi ro
Trang 12trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảmbảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo Định sai hay thiếu các tiêuchuẩn bảo đảm đều dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
+ Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản cho vay có vấn đề
- Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đượcphân chia thành hai loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuấtphát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.+ Rủi ro tập trung : Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối vớimột khách hàng hoặc cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực,một loại hình kinh doanh hay trong cùng một vùng lãnh thổ địa lý nhất định vay,nếu những đối tượng ấy gặp phải rủi ro không có khả năng trả nợ thì ngân hàng
sẽ khó khăn trong việc thu hồi vồn, gây ra khó khăn trong các hoạt động kinhdoanh tiếp theo
1.2.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro mà không một nhàkinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác được mức độ thiệt hạicủa nó Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
* Nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng
• Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể
lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng
• Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có
điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng nhà nước ở tính thời gian ví nó nhanh chóng,kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, doviệc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưngtrong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ
Trang 13tồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của
cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn,hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồntại thường trực trên con đường đi tới
• Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi
nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh
• Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án
kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếptay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nânggiá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đềhạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưngmột cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguyhiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng
• Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.
• Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói
quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quátrình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thìkhoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàntrả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tíndụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của khách hàngvay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng vàngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này
do một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng,một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của các khách hàng quálạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
• Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ
sơ xin vay vốn Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trongviệc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn
Trang 14• Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồngvốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn Đa phần cácdoanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào
mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầu
tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty Khi doanh nghiệp mở rộngquy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không đượcđảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lýsản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh
• Do chính bản thân doanh nghiệp chủ ý muốn lừa đảo nhằm chiếm dụng vốncủa ngân hàng.…
* Môi trường kinh tế
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một loại hình kinh doanh đặc biệt, rất nhạycảm, chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố của nền kinh tế trong nước và thế giới.Trong thời gian qua nền kinh tế nước ta cũng như một số nước trong khu vực cónhững biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Ngân hàng
Bất kỳ một biến động nào của nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngcủa Ngân hàng Như một cá thể tự nhiên, Ngân hàng " khoẻ mạnh " hay không cũngphụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế ổn định hay không
* Môi trường pháp lý
Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động Ngân hàng hiện nay,tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự khoa học và thiếu đồng bộ, chưa
đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong thực tế kinh doanh của Ngânhàng thương mại Nhiều hướng dẫn của các bộ, ngành khác nhau còn chồng chéo,rất khó khăn trong công việc triển khai thực hiện
Hiện nay, điều kiện vay vốn đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh gần như bắt buộc phải có tài sản thế chấp, trong khi đó chúng ta chưa có luật
về sở hữu nên chưa có cơ quan nào có trách nhiệm cấp chứng nhận sở hữu tài sản
và việc chuyển quyền sở hữu Vì thế mà Ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểmtra tính xác thực của chủ sở hữu tài sản Bên cạnh đó các cơ quan hữu quan chưa cóđược cái nhìn thấu đáo về Ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nên chưa có
Trang 15được sự phối hợp đồng bộ tích cực với Ngân hàng trong việc giải quyết những vấn
đề liên quan
Mặc dù đã có nhiều thông tư liên tỉnh giữa Ngân hàng nhà nước và các bộngành liên quan hướng dẫn thực hiện những vấn đề có liên quan đến hoạt động củaNgân hàng, nhưng thực tế đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các cơquan này với nhau trong thời gian tới
* Những nguyên nhân bất khả kháng
Đó là những nguyên nhân như bão lụt, hạn hán, động đất, hoả hoạn , các vụ
ăn cắp, lừa đảo gây thiệt hại về tài sản của Ngân hàng hoặc của khách hàng khiếnngười vay mất khả năng trả nợ vay
Đối với loại rủi ro này, Ngân hàng phòng ngừa bằng các biện pháp như: mua bảo hiểm,tăng cường bảo vệ trực tiếp, giáo dục ý thức, trách nhiệm cho nhân viên Ngân hàng
1.2.3 Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhucầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểmnhư chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanhkhoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanhchóng mà không chịu thất thoát về giá cả Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản
là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanhtoán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt
Một số nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
* Tín dụng tăng trưởng quá nóng sẽ dẫn tới cơ cấu đầu tư không hợp lý, tậptrung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thịtrường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ dongân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn Chínhđiều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thương mại”
* Đầu tư còn yếu và thiếu vào công tác nghiên cứu dự báo thị trường CácNHTM còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngânhàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường
Trang 16xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốnthanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
* Các NHTM chưa có sự liên kết tạo ra một thể thống nhất mà lại diễn ra sựcạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửitiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làmsuy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống
* Công tác quản lý thanh khoản tại NHTM chưa tốt, Ngân hàng Nhà nướccũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trongtài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh quy định của mình
1.2.5 Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là những sự kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ, gây nên thiệthại vật chất hoặc phi vật chất đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
Rủi ro pháp lý có những đặc điểm sau đây;
* Thứ nhất, đó là khả năng xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính của doanh nghiệp
* Thứ hai, sai lệch bất lợi mà doanh nghiệp gặp phải xảy ra trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp
* Thứ ba, các sai lệch bất lợi mà doanh nghiệp gặp phải có nguyên nhân trựctiếp chính là các quy định của pháp luật
1.3 Một số sự kiện trên thị trường tài chính đáng chú ý
Trang 17- Năm 1971, hệ thống tỷ giá cố định được dỡ bỏ và thay vào đó là hệ thống tỷgiá thả nổi, đã tạo ra những biến động thường xuyên về tỷ giá ngoại tệ.
- Năm 1973, cú sốc về dầu lửa gây ra tỷ lệ lạm phát rất cao và lãi suất daođộng mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới
- Năm 1975, lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán Chicago, các hợp đồngFuture được đưa vào giao dịch
- Ngày thứ 2 đen tối, 19/10/1987, tại thị trường LonDon chỉ số FTSE đột ngộtgiảm 30% chỉ sau 3 ngày Thị trường chứng khoán tại Mỹ đổ bể, chỉ số chứngkhoán Down Jone giảm 500 điểm (23%), thiệt hại ước tính trên 1000 tỷ USD tiềnvốn Chỉ trong ngày này, chỉ số Hansen tại thị trường HongKong đã giảm 10%khiến nhà chức trách buộc phải đóng cửa thị trường (ngày 26/10 thị trường mở cửatrở lại và chỉ số Hansen tiếp tục giảm 33%) Riêng có thị trường Tokyo tuy bị ảnhhưởng nhưng mức độ không trầm trọng Cho đến nay, nhiều tổ chức và cá nhân vẫn
cố gắng lý giải và tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng
- Năm 1989, hiện tượng bong bóng đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhậtbắt đầu vỡ, chỉ số chứng khoán Nikkei trong vòng 3 năm bắt đầu giảm từ 39000điểm xuống 17000 điểm dẫn đến khủng hoảng tài chính tại quốc gia này, làm thiệthại trên 2.7 ngàn tỷ USD tiền vốn
- Năm 1992, xu hướng tiến tới một đồng tiền chung Châu Âu tạm thời bị giánđoạn do những biến cố làm cho một số nước phải tạm thời rút cam kết ra khỏi hệthống tiền tệ Châu Âu
- Năm 1994, sau hơn 3 năm duy trì mức lãi suất thấp, Cục dự trữ liên bang
Mỹ (Fed) đã 6 lần liên tiếp điều chỉnh lãi suất gây thiệt hại 1.5 ngàn tỷ USD tiềnvốn trên thị trường thế giới
- Ngày 26/2/1995, ngân hàng Baring, một trong số những ngân hàng lâu đờinhất của Anh tuyên bố phá sản do sự sụp đổ của chi nhánh Singapo, thiệt hại xấp xỉkhoảng 13 tỷ USD
- Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á (1996 - 1999) Từ cuối năm 1996,khủng hoảng tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan, Malayxia sau đó lan sang Nga, Ba Lan, rồisang các nước Đông Âu và Nam Mỹ
Trang 18- Năm 1997, khủng hoảng tiền tệ Châu Á xảy ra tại các nước Thái Lan,Mlaysia, Indonesia, Hàn Quốc.
- Năm 1998, khủng hoảng mất khả năng thanh toán của nhiều ngân hàng Nga
- Năm 1998, sự đổ vỡ của công ty “Quản lý quỹ đầu tư vốn dài hạn” (LongTerm Capital Management) do một số tài phiệt phố Wall kết hợp với một số chuyêngia tài chính lỗi lạc (đã từng đoạt giải Nobel kinh tế) điều hành Năm 1998 công tymất khả năng thanh toán món nợ khổng lồ 100 tỷ USD buộc FEB phải hỗ trợ 3,5 tỷUSD tuy nhiên sự kiện này vẫn gây thiệt hại hàng tỷ USD đối với các cổ đông vànhà đầu tư của công ty
Bảng dưới đây tóm tắt một số ảnh hưởng tiêu cực của những biến động trong
hệ thống ngân hàng, tài chính các nền kinh tế của một số quốc gia:
(%GDP)
Tổn thất (tỷ USD)
Trung Quốc,1990 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất 47 498Mỹ,1984-1991 1400 tổ chức tiết kiệm tín dụng,1300
Nguồn: số liệu trích từ "Philippe Jorion (2001), Value at Risk"
Trang 191.4 Nhu cầu về quản lý định lượng rủi ro
Các nhân tố của thị trường như lãi suất, tỷ giá luôn luôn biến động, do đó cácNHTM luôn phải gánh chịu rủi ro thị trường Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều ngânhàng bị sụp đổ do tác động của rủi ro thị trường, như Nothern Rock tại Anh vàonăm 2007 (do sự thay đổi của lãi suất thị trường, khi lãi suất Libor lên tới đỉnh điểm
~7% vào tháng 7/2007) hay như sự thua lỗ của một loạt các NHTM tại Mỹ vàonhững năm 1990
Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta đang giám sát rủi ro với các NHTM dựa trênquyết định 457/2005 của NHNN, trong đó chủ yếu tuân theo Basel 1 năm 1998 vớicác qui định về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), các tỉ lệ về đảm bảo khả năngthanh toán, về giới hạn cho vay và chưa đề cập tới bất kỳ một chỉ tiêu hay công cụgợi ý nào cho các NHTM để đo lường và giám sát rủi ro thị trường Trong năm
2008, khi lãi suất thị trường và tỷ giá biến động mạnh, rất ít các NHTM có một hệthống dự báo về tổn thất có thể xảy ra để có thể có mức vốn dự trữ hợp lý, hoặc điềuchỉnh hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp
Qua thời gian, Basel 1 đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu Việc áp dụng Basel 1 chưa thểgiúp các nước ngăn chặn khủng hoảng tài chính tiền tệ, mà cụ thể là nước Mỹ đã trải quahàng loạt thất bại trong lĩnh vực quản lý ngân hàng vào những năm 1990
Hiệp ước Basel 2 được ra đời vào năm 2001 nhằm thay thế Basel 1, đã đưa ra
1 loạt các chuẩn mực và lựa chọn, đưa ra quyền tự quyết rất lớn trong hoạt độnggiám sát ngân hàng Hiện tại, các NHTM trên thế giới đang triển khai các hệ thốnggiám sát ngân hàng dựa trên 3 trụ cột của hiệp ước Basel 2:
* Trụ cột (i) - Yêu cầu vốn tối thiểu: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đốimặt ( rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường ) Những loại rủi ro kháckhông được coi là có thể lượng hoá hoàn toàn ở bước này
* Trụ cột (ii) - Giám sát: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng,cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những " công cụ " tốt hơn so với Basel
1 Trụ cột này cũng cung cấp 1 khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt,như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ropháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên " rủi ro còn lại (residual risk) "
Trang 20* Trụ cột (iii) - Tuân thủ kỷ luật thị trường để nâng cao tính ổn định của hệthống tài chính: làm gia tăng một cách đáng kể các thông tin mà một ngân hàng phảicông bố để thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể củangân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và tham gia chuyển giaomột cách hợp lý.
Trong trụ cột (ii), Basel đã đưa ra một số khung giải pháp cho các rủi ro màngân hàng đối mặt, đặc biệt là rủi ro thị trường, đó là việc áp dụng mô hình Varlue
at Risk (giá trị khi rủi ro) để giám sát những rủi ro do sự thay đổi các tác nhân thịtrường gây ra
2 Định giá rủi ro bằng phương pháp VaR
2.1 Khái niệm về giá trị rủi ro (VaR)
Trong lĩnh vực toán tài chính và quản trị rủi ro tài chính, VaR được sử dụngrộng rãi trong đo lường rủi ro bị tổn thất của một danh mục cụ thể Với một danhmục cho trước xác suất và khoảng thời gian, VaR được xem như một ngưỡng giá trị
mà khả năng bị tổn thất trên giá trị điều chỉnh theo thị trường của danh mục đótrong khoảng thời gian định trước vượt qua giá trị này (với giả định diễn biến thịtrường như bình thường và không có giao dịch mua bán danh mục) chính là mứcxác suất đã được cho trước
=> VaR của danh mục hoặc tài sản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định với mức dộ tin cậy nhất định.
Ví dụ, nếu ngân hàng tính được VaR hàng ngày của một danh mục đầu tư làkhoảng 500 triệu VND với mức tín cậy 95 % thì điều đó có nghĩa là xác suất màNgân hàng bị thiệt hại 500 triệu VND là 5% Khoản tổn thất vượt quá ngưỡng VaRđược gọi là "VaR break"
Để khái quát hoá, tôi đưa ra một số đặc điểm cơ bản về VaR như sau:
- VaR là tổn thất tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiệnxác suất xảy ra tổn thất thực sự lớn hơn là rất thấp Nói cách khác, VaR là số tiềnlớn nhất có khả năng bị mất của danh mục trong một khoảng thời gian cho trước,với một độ tin cậy nhất định
Trang 21- VaR thông thường được tính cho từng ngày trong khoảng thời gian nắm giữtài sản, và thường được tính với độ tin cậy 95% hoặc 99% Độ tin cậy 95%: Với sácxuất khoảng 95% tổn thất của danh mục sẽ thấp hơn so với VaR đã được tính toán.Thông thường, VaR được xem như là số thiệt hại lớn nhất của danh mục trong vòng24h, với độ tin cậy 95%.
- VaR có thể áp dụng được với mọi danh mục có tính lỏng (danh mục mà giátrị được điều chỉnh theo thị trường) VaR không thể áp dụng được với các tài sảnkhông có tính lỏng (như bất động sản, tác phẩm nghệ thuật ) Tất cả mọi tài sảnlỏng đều có giá trị không cố định, được điều chỉnh theo thị trường với một quy luậtphân bố xác suất nhất định - mọi nguyên nhân rủi ro của thị trường hình thành nênquy luật phân bố xác suất này Hữu dụng với tất cả tài sản lỏng, chứa đựng mọinguồn rủi ro thị trường, do đó VaR là phương pháp đo lường toàn diện đối với rủi
ro thị trường
- VaR được xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trường củadanh mục Thông thường, sự biến động giá trị của các tài sản lỏng tuân theo quy luậtphân phối chuẩn, với 2 giá trị đặc trưng là mức ý nghĩa (kỳ vọng) và phương sai
2.2 Các công cụ quản lý rủi ro
Thời đại toàn cầu hoá cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, khiến chothị trường tỷ giá hối đoái, thị trường hàng hoá, thì trường lãi suất dao động với tầnsuất và biên độ ngày càng lớn, gây ra nhiều rủi ro trên thị trường nói chung cũngnhư rủi ro đối với các doanh nghiệp nói riêng Quản lý rủi ro tài chính luôn là vấn
đề cần thiết, nó có thể được định nghĩa là sự thiết kế và phát triển các công cụ kiểmsoát rủi ro tài chính Quản lý rủi ro là phản ứng nhằm đối phó với những biến độngngày càng tăng nhanh trên thị trường tài chính toàn cầu, và được hỗ trợ bởi nhữngphát triển khoa học kỹ thuật Sự phát triển của công nghệ cao đã tạo ra những độtphá mới ở cả hai phương diện là về trang bị kỹ thuật và về lý thuyết tài chính
Trang 22Ứng với mỗi công cụ tài chính người ta đưa ra những phương tiện kiểm soátrủi ro khác nhau:
Trái phiếu
Thời gian đáo hạn bình quân (duration), độ lồi(convexity), các mô hình về cấu trúc thời hạn(term-stucture models)
Tín dụng Định mức tín nhiệm (rating), các mô hình vỡ nợ
(default models)
Cổ phiếu Độ biến động giá (volatility), hệ số tương quan
(correlations), chỉ số betaChứng khoán phái sinh Delta, gamma, vega…
Forex Spreads, target zones
2.3 VaR – công cụ quản lý rủi ro hiện đại
Value at Risk được phát triển dựa trên những kế thừa từ những phương pháp
đo lường rủi ro trước đó Rủi ro được hiểu như là độ bất định của giá Để quản lý tốthơn rủi ro (và qua đó là lợi nhuận), các công cụ đo lường định lượng rủi ro đượcphát triển mạnh mẽ từ những năm 1990 Thay vì ước lượng độ bất định của giá mộtcách định tính, ví dụ cần dự phòng 8% giá trị thị trường cho một danh mục cổphiếu, người ta muốn tính ra một con số cụ thể đặc trung cho rủi ro có thể xảy racủa danh mục đó, cập nhật liên tục nhằm tối ưu hoá dòng tiền Tương tự như vậycho tất cả các danh mục chứng khoán khác như trái phiếu, ngoại tệ, giấy tờ cógiá Có rất nhiều mô hình đo lường rủi ro, nhưng được sử dụng phổ biến vượt xanhững mô hình khác là VaR - viết tắt của Value at Risk - được xây dựng trên những
cơ sở lý thuyết xác suất và thống kê từ nhiều thế kỷ, phát triển và phổ biến đầunhững năm 1990 Và từ năm 1994, với sự ra đời của Risk Metric, một gói sản phẩmứng dụng VaR mang thương hiệu của một công ty tách ra từ JP MOrgan Chase,VaR đã được áp dụng rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn trong việc đo lường vàgiám sát rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro thị trường, trên toàn thế giới
Trang 23Điểm mới và khác biệt giữa mô hình VaR với các mô hình quản lý rủi ro trước
đó chính là khả năng tổng hợp và tích hợp nhiều loại rủi ro của hệ thống này.Tuy VaR là chuẩn mực mới trong đo lường và giám sát rủi ro thị trườngnhưng nó vẫn bao hàm những hạn chế nhất định :
- Hạn chế đầu tiên cũng là hạn chế lớn nhất của VaR, đó là giả định các yếu tốcủa thị trường không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian xác định VaR Đây làmột hạn chế rất lớn, và trong năm 2007-2008 đã dẫn đến sự phá sản của một loạtngân hàng đầu tư trên thế giới, do điều kiện thị trường có những biến động đột ngộtvượt xa so với quá khứ
- Hạn chế thứ hai, đó là hiệu ứng "đuôi chuông" Như chúng ta đã biết, do tuântheo quy luật phân phối chuẩn, hàm mật độ phân phối của danh mục có hình dạngquả chuông, và những mức tổn thất lớn nhất, ngoài dự đoán, thường nằm ở phầnđuôi bên trái của đồ thị hình chuông này Ví dụ, khi đo lường VaR cho một danhmục trading với tổng quy mô 640 triệu USD cho 252 ngày, với độ tin cậy 99%,ngân hàng xác định được ngưỡng tổn thất lớn nhất là 50 triệu USD Tuy nhiên, chỉcần trong 2 ngày nằm ngoài mức tin cậy (1% " đuôi " còn lại trong 252 ngày làmviệc), có 1 ngày mức tổn thất của ngân hàng lên tới 1 giá trị quá ngưỡng, chẳng hạn
300 triệu USD, ngay lập tức sẽ đầy danh mục đó phá sản Đó chính là hạn chế củaVaR, với những tổn thất nằm ngoài dự đoán (ngoài khoảng tin cậy), khiến cho hàngloạt ngân hàng đầu tư phá sản khi quá tin tưởng vào VaR có được
3 VaR trong phân tích tài chính
3.1 VaR là công cụ, thước đo rủi ro
VaR không chỉ là một công cụ để thông báo về các mức độ rủi ro thị trường,
mà chúng còn được sử dụng giống như các công cụ nhằm kiểm soát mức độ rủi ro Ởquy mô một lĩnh vực kinh doanh hoặc một cơ sở, VaR có thể được sử dụng để xác lậpcác giới hạn vị thế cho các nhà kinh doanh để xem mình sẽ quyết định bỏ vốn đầu tưvào đâu Ưu điểm lớn nhất của VaR là chúng có thể tạo thành một mẫu số chung để sosánh mức độ rủi ro của các hoạt động kinh doanh và đầu tư khác nhau
-Các tham số định lượng trong mô hình VaR bao gồm: mức tin cậy và độ dài
kỳ đánh giá Nhìn chung VaR sẽ tăng khi độ tin cậy yêu cầu cao hơn hoặc kỳ hạn