1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguồn sử liệu tiếng pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị hà nội giai đoạn 1888 1945

269 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 269
Dung lượng 7,86 MB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG THỐNG KÊ Bảng 1.1: Phân loại các công trình nghiên cứu về Hà Nội thời Pháp thuộc Bảng 1.2: Phân loại các công trình nghiên cứu về khối tài liệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Bình

NGUỒN SỬ LIỆU TIẾNG PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 1888-1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Bình

NGUỒN SỬ LIỆU TIẾNG PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 1888-1945

Chuyên ngành: Lịch sử Sử học và Sử liệu học

Mã ngành: 62 22 03 16

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Phan Phương Thảo

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bình

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Phương Thảo Cô không chỉ là người hướng dẫn khoa học từ những bước đi chập chững ban đầu của khóa luận tốt nghiệp, tới những “thử thách” cao hơn của luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ, mà Cô còn là người truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu, người luôn thúc đẩy, động viên tôi trong quá trình tìm tòi và sáng tạo Hơn nữa, Cô còn là một tấm gương về nghị lực, ý chí để tôi luôn khắc ghi, học tập và noi theo

Tôi dành lời tri ân chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, người Thầy đồng hướng dẫn tôi thực hiện luận án này, người đã khơi mở cho tôi những ý tưởng, những hướng tiếp cận mới Thầy đã hết lòng trao truyền cho tôi những tri thức uyên bác của mình và dẫn dắt tôi trên con đường “nhận thức” không chỉ trong khoa học

mà cả trong cuộc sống

Tôi gửi lời cảm ơn tới những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các Thầy

Cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những người đã chỉ bảo, góp ý, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi hoàn thành luận án Trong đó, đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn tới cán bộ bộ môn Lịch sử Đô thị, bộ môn Lý luận Sử học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, và chia xẻ với tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Luận án cũng không thể hoàn thành nếu thiếu đi sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ phòng Đọc, phòng Công bố của Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, của Thư viện Quốc gia đã nhiệt tình phục vụ hồ sơ tài liệu, sách vở

Cuối cùng, xin dành lời tri ân tới bè bạn, những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ tôi hoàn thành nhiệm vụ khoa học của mình Đặc biệt, xin được bày

tỏ những tình cảm nồng nhiệt, thắm thiết tới Bố Mẹ tôi, tới gia đình nhỏ của tôi đã luôn là điểm tựa tinh thần, là nguồn năng lượng để tôi nỗ lực, cố gắng không ngừng trong cuộc sống cũng như trong khoa học

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SCDHN Phông Sở Địa chính Hà Nội

JOIF Công báo Đông Dương thuộc Pháp

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

BẢNG THỐNG KÊ

Bảng 1.1: Phân loại các công trình nghiên cứu về Hà Nội thời Pháp thuộc

Bảng 1.2: Phân loại các công trình nghiên cứu về khối tài liệu tiếng Pháp

tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I

Bảng 2.1: Nội dung phản ánh của 1.203 hồ sơ về đất đai đô thị Hà Nội thời

thuộc Pháp tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I

Bảng 2.2: Hồ sơ tài liệu về các cơ sở thờ tự của người bản xứ

Bảng 2.3: Nội dung của hồ sơ tài liệu về các cơ sở thờ tự của người bản xứ

Bảng 3.1: Tổng hợp thông tin về Nguồn sử liệu

Bảng 3.2: So sánh cấu trúc 02 văn bản luật

Bảng 3.3: Tác giả của các văn bản nghị định của Toàn quyền Đông Dương

Bảng 3.4: Tác giả của các văn bản nghị định của Toàn quyền Đông Dương

Bảng 3.5: Tác giả của các văn bản nghị định của Toàn quyền Đông Dương

Bảng 3.6: Nội dung của các nghị định về bồi thường trưng dụng đất

Bảng 3.7: Nghị định phê chuẩn dự án quy hoạch đường phố

Bảng 3.8: Tổng quan về các văn bản nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ

Bảng 3.9: Xác thực thông tin về tác giả văn bản

Bảng 3.10: Nội dung văn bản Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ

Bảng 3.11: So sánh cấu trúc hai văn bản nghị định của nhóm nội dung

phê chuẩn chỉ giới đường phố

Bảng 3.12: Tổng quan về các văn bản nghị định của Đốc lý Hà Nội

Bảng 3.13: Xác thực thông tin về tác giả văn bản

Bảng 3.14: Nội dung trong các văn bản nghị định của Đốc lý Hà Nội

Bảng 3.15: Tổng quan về các văn bản quyết định

Bảng 3.16: So sánh hình thức của quyết định và nghị định do Đốc lý ban hành

Bảng 3.17: Nội dung nhóm văn bản quyết định do Đốc lý Hà Nội ban hành

Bảng 3.18: Tổng quan về các văn bản quyết nghị

Bảng 3.19: Nội dung nhóm văn bản quyết nghị

Bảng 4.1: Chuyển nhượng đất thuộc tài sản thuộc địa, tài sản địa phương cho

Biểu đồ 3.1: Phân bố các văn bản nghị định của Toàn quyền theo thời gian

Biểu đồ 3.2: Phân bố văn bản nghị định Đốc lý theo thời gian

Biểu đồ 4.1: Diện tích và số lượng các mảnh đất giao dịch trên thị trường

Biểu đồ 4.2: Giá cả loại đất tự nhiên trong giao dịch

Biểu đồ 4.3 : Giá cả loại đất thổ cư trong giao dịch

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu 3

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Nguồn tài liệu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận án 6

7 Cấu trúc của luận án 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 7

1.1.1 Về đất đai đô thị Việt Nam thời Pháp thuộc 7

1.1.2 Về đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc 10

1.2 Các công trình nghiên cứu trực tiếp Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945 bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 12

1.2.1 Các công trình nghiên cứu Nguồn sử liệu tiếng Pháp 12

1.2.2 Các công trình nghiên cứu Nguồn sử liệu tiếng Pháp phản ánh chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc địa 19

1.3 Nhận xét rút ra và định hướng nghiên cứu 21

CHƯƠNG 2: HỆ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT NGUỒN SỬ LIỆU TIẾNG PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ NỘI THỜI KỲ THUỘC ĐỊA 25

2.1 Hệ khái niệm nghiên cứu 25

2.1.1 Khái niệm sử liệu và phương pháp sử liệu học 25

2.1.2 Khái niệm chính sách và quản lý đất đai đô thị 26

2.2 Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời kỳ thuộc địa lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 29

2.2.1 Khối hồ sơ tài liệu tiếng Pháp về đất đai đô thị Hà Nội 29

2.2.2 Khối tài liệu Công báo về đất đai đô thị Hà Nội 43

2.2.3 Nguồn sử liệu tiếng Pháp phản ảnh chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945 44

2.2.3.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Nguồn sử liệu tiếng Pháp 47

2.2.3.2 Địa điểm lưu trữ của Nguồn sử liệu tiếng Pháp 48

2.2.3.3 Tác giả văn bản 49

2.2.3.4 Niên đại của văn bản 49

2.2.4 Các cách thức phân loại Nguồn sử liệu tiếng Pháp 50

2.2.4.1 Phân loại bản gốc và bản sao 50

2.2.4.2 Phân loại theo nhóm nguồn gốc lưu trữ 53

2.2.4.3 Phân loại theo loại hình văn bản 54

2.2.4.4 Phân loại theo thời gian 55

Trang 8

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG 3: KHẢO CỨU NGUỒN SỬ LIỆU TIẾNG PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1888-1945 58

3.1 Các văn bản Luật 58

3.1.1 Hình thức văn bản 58

3.1.2 Nội dung văn bản 59

3.2 Các văn bản Sắc lệnh 61

3.2.1 Hình thức văn bản 61

3.2.2 Nội dung văn bản 63

3.3 Các văn bản Nghị định 67

3.3.1 Nghị định của Toàn quyền Đông Dương 67

3.3.2 Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ 76

3.3.3 Nghị định của Đốc lý Hà Nội 81

3.4 Các văn bản Quyết định 86

3.5 Các văn bản Quyết nghị 89

Tiểu kết chương 3 91

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ NỘI (1888-1945) QUA NGUỒN SỬ LIỆU TIẾNG PHÁP 93

4.1 Tổ chức các cơ quan ban hành và thực thi chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc địa 93

4.2 Chính sách chuyển đổi sở hữu đất đai đô thị Hà Nội 100

4.2.1 Nhận diện đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc Pháp 100

4.2.2 Các loại hình sở hữu và quá trình chuyển đổi sở hữu đất đai đô thị Hà Nội 101

4.2.2.1 Các loại hình sở hữu 101

4.2.2.2 Quá trình chuyển đổi sở hữu đất đai đô thị Hà Nội cvi 4.3 Chính sách quản lý thị trường bất động sản đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc cxv 4.3.1 Về giao dịch mua - bán nhà đất cxv 4.3.1.1 Chủ thể giao dịch cxvi 4.3.1.2 Về đối tượng giao dịch cxvii 4.3.1.3 Về giá cả giao dịch cxix 4.3.1.4 Về phương thức giao dịch cxxi 4.3.2 Về cho thuê và cho thuê - bán nhà đất cxxiii 4.4 Chính sách quản lý đất đai bằng sổ điền thổ cxxv 4.5 Chính sách mở rộng, quy hoạch đô thị Hà Nội cxxvii 4.5.1 Mở rộng đất đai đô thị cxxvii 4.5.2 Quy hoạch đô thị Hà Nội 127

4.5.2.1 Quy hoạch tổng thể 128

4.5.2.2 Quy hoạch đường phố cxxxi 4.5.2.3 Quy hoạch chợ và nghĩa trang cxxxiv 4.5.3 Quy chế về xây dựng nhà cửa 134

4.5.3.1 Các quy định chung trong xây dựng nhà cửa cxxxvi 4.5.3.2 Dỡ bỏ và cấm xây dựng nhà tranh 138

Trang 9

4.6 Tác động của chính sách quản lý đất đai tới đô thị Hà Nội cuối thế kỷ XIX

- nửa đầu thế kỷ XX cxliii4.6.1 Biến đổi diện mạo đô thị cxliii

4.6.1.1 Biến đổi về cảnh quan tự nhiên cxliii 4.6.1.2 Biến đổi về diện mạo đường phố cxliii 4.6.1.3 Biến đổi diện mạo nhà ở cxliv

4.6.2 Biến đổi cấu trúc xã hội đô thị cxlv

Tiểu kết chương 4 cxlvii

KẾT LUẬN cxlix DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

clv

TÀI LIỆU THAM KHẢO clvi

PHỤ LỤC 169

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Vấn đề Lịch sử là gì? từ lâu đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu

không ngừng luận giải một cách khúc chiết, tỉ mỉ, với nhiều quan điểm và trường phái khác nhau, thậm chí đối lập và phủ định lẫn nhau Tuy nhiên, trong quá trình luận giải, các sử gia thể hiện sự gặp gỡ và điểm tương đồng khi thống nhất khẳng định vai trò quan trọng của nguồn sử liệu đối với nhận thức lịch sử: không có nguồn

sử liệu thì không thể nhận thức được lịch sử, thậm chí có ý kiến cho rằng “Lịch sử được tạo ra từ các tài liệu”[31] Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định sử liệu chính

là tảng nền cơ bản, quan trọng trong nhận thức cũng như nghiên cứu lịch sử

Sử liệu có nhiều nguồn, rất phong phú và đa dạng Trong sự phong phú và đa dạng của nguồn, sử liệu có đặc điểm hỗn hợp và không toàn vẹn, đôi khi mang lại cho nhà nghiên cứu cảm giác “hoang mang” và nguy cơ “lạc lối” Bởi vậy, quá trình sàng lọc và nghiên cứu sử liệu rất trọng yếu trong nghiên cứu sử học Phương pháp phê khảo sử liệu luôn là thao tác ban đầu, yêu cầu tiên quyết, kim chỉ nam dẫn dắt nhà nghiên cứu trong hành trình nhận thức lịch sử

1.2 Những thời kỳ lịch sử nhiều biến động thường chứa đựng không ít ẩn số, thể hiện rõ nét tính chất đa chiều và phức hợp, hấp dẫn nhà nghiên cứu tìm hiểu và

lý giải Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thời kỳ thuộc địa (1858-1945) có thể coi

là một thời đoạn như vậy Tồn tại trong khoảng gần trăm năm, thời kỳ thuộc địa không dài nhưng khá phức tạp và đa sắc thái, với sự “lai ghép - hỗn hợp” giữa các yếu tố cũ - mới, bản địa - ngoại lai Ngoài ra, nguồn sử liệu phong phú, bao gồm

sử liệu hình ảnh, sử liệu vật thật, sử liệu chữ viết còn hiện hữu trên thực địa hay được lưu giữ ở các trung tâm nghiên cứu, trung tâm lưu trữ, thư viện lớn trong và ngoài nước chính là một điểm quan trọng tạo nên sức hút nghiên cứu về thời kỳ này Trong đó, nguồn sử liệu chữ viết vẫn được coi là một nguồn sử liệu chính yếu

để nghiên cứu về thời kỳ lịch sử này đặc biệt đa dạng, bao gồm các tài liệu chính thức và tài liệu phi chính thức; tài liệu chữ Hán Nôm, tài liệu chữ Pháp, tài liệu chữ Việt; tài liệu hồ sơ, tài liệu sách, báo, tạp chí, ấn phẩm định kỳ

Không như các thời kỳ lịch sử quá xa xưa với những dấu vết của quá khứ còn sót lại ít ỏi và mờ nhạt có thể làm “nản lòng” nhà nghiên cứu, thời kỳ Pháp thuộc với nguồn tài liệu dồi dào càng kích thích và thúc đẩy các nhà nghiên cứu thêm tích cực và tin tưởng vào quá trình tìm kiếm và suy tư Tuy nhiên, sự đa dạng của nguồn tài liệu, đặc biệt là những tài liệu lưu trữ, được ví như một “cái bẫy” đã giăng sẵn để chờ các nhà nghiên cứu Những ma trận và mê cung thông tin từ khối tài liệu khổng lồ có thể khiến nhiều nhà nghiên cứu bối rối khi tìm kiếm sự thực lịch

sử hay những thông tin đáng tin cậy Bởi vậy, việc bình luận và phê phán nguồn sử

Trang 12

liệu lưu trữ, đặc biệt là nguồn sử liệu chữ viết, càng trở nên quan trọng và như một nhu cầu bức thiết, không thể thiếu khi tiếp cận nghiên cứu Trên thực tế, lịch sử nghiên cứu vấn đề thể hiện một hiện tượng phi lý tính: khá nhiều công trình nghiên cứu lịch sử khai thác Nguồn sử liệu lưu trữ, nhưng lại hiếm có công trình nghiên cứu tiến hành phê phán trực tiếp về Nguồn này, và hoàn toàn thiếu vắng công trình nghiên

cứu tỉ mỉ, chuyên biệt về Nguồn sử liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp thời kỳ thuộc địa

1.3 Nguồn sử liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp thời kỳ thuộc địa có số lượng đồ

sộ Bởi vậy, trong khuôn khổ của luận án chỉ cho phép thực hiện phân tích một phạm vi nhỏ hẹp của Nguồn Từ nhận thức của bản thân kết hợp với nghiên cứu lịch

sử vấn đề, tác giả quyết định chọn: “Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản

lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945” làm đề tài nghiên cứu, bởi lẽ:

Đất đai luôn được coi là những nhân tố/thành tố chủ chốt trong cấu trúc luận

về thế giới, luận thuyết về nhân sinh, là không gian sinh tồn và không gian xã hội của loài người Vì vậy, đất đai trở thành một đối tượng quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu Đất đai chính là cảnh quan, một sản phẩm của quá trình địa chất địa mạo trong nghiên cứu địa lý tự nhiên Đất đai là lãnh thổ, địa vực trong nghiên cứu địa lý xã hội Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn vốn cần được khai thác hoặc cần được bảo vệ trong nghiên cứu kinh tế Đất đai là nguyên liệu sản xuất trong nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội Đất đai là hạ tầng cơ sở trong nghiên cứu đô thị

Từ khi xuất hiện, loài người đã từng bước khai thác, tận dụng ngày càng triệt

để nguồn lực đất đai để sinh sống và phát triển Cùng với sự xuất hiện của những nhà nước sơ khai trong lịch sử, việc quản lý đất đai bắt đầu được hình thành một cách hệ thống, với nhiều chính sách khác nhau, nhằm mục đích khai thác hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên đất, phục vụ cho nhu cầu và sự phát triển của cộng đồng xã hội Nghiên cứu các chính sách ruộng đất trong lịch sử Việt Nam là một chủ đề đã đặt ra từ rất sớm, được các học giả trong nước, ngoài nước tập trung nghiên cứu và đạt nhiều thành tựu Trong đó, xu hướng nghiên cứu ruộng đất/chính sách ruộng đất thể hiện nổi bật hơn cả với các từ khóa: làng xã, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Đây là những “hằng số cơ bản luôn tồn tại và gắn bó hữu cơ với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam” [46, tr.11] Bên cạnh dòng “chủ lưu” đó còn hiện diện khá nhiều những “chi lưu” lớn nhỏ khác nhau, trong đó không thể không kể tới hướng nghiên cứu về đô thị Việt Nam trong lịch sử Hướng nghiên cứu này thực sự bắt đầu được quan tâm từ thập kỷ 1990 Tuy nhiên, những nghiên cứu về đất đai đô

thị nói chung và chính sách quản lý đất đai đô thị trong lịch sử nói riêng dường như

vẫn còn khá mới mẻ

Thăng Long - Hà Nội là kinh đô, trung tâm chính trị quốc gia, trung tâm kinh

tế, văn hóa, đô thị tiêu biểu của Việt Nam Vị thế tâm điểm của cả nước nói chung, đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng đã làm cho Thăng Long - Hà Nội trở thành

Trang 13

đối tượng chính trong nhiều dự án nghiên cứu Hơn nữa, với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội được bao phủ, chồng xếp nhiều “lớp”, “tầng” văn hóa, tạo nên một hỗn hợp đa dạng cần được hiểu biết và giải mã Do đó, Thăng Long - Hà Nội là trường hợp nghiên cứu điển hình được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn Với những trải nghiệm nghiên cứu ở cấp Đại học, Cao học và quá trình theo đuổi hoạt động chuyên môn khoa học, tác giả quyết định chọn địa bàn nghiên cứu là

đô thị Hà Nội trong thời kỳ Pháp thuộc

Với quyết định chọn: “Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất

đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945” làm đề tài nghiên cứu, tác giả luận án

mong muốn đóng góp một chút công sức nghiên cứu chung về Nguồn Sử liệu nhằm cung cấp những “dẫn liệu” đáng tin cậy để hiểu rõ thêm về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc

2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu

- Cung cấp những thông tin đáng tin cậy từ Nguồn

- Làm rõ nội dung chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc (1888-1945)

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các Nguồn sử liệu tiếng Pháp tập

trung phản ánh chủ điểm chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội của chính quyền thực dân Pháp trong giai đoạn 1888-1945

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Giới hạn nguồn tài liệu nghiên cứu

Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài luận án được phân bố ở nhiều nơi, bao gồm Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội; Thư viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Trung tâm lưu trữ hải ngoại Aix - en - Provence (Pháp) Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc được lưu giữ ở những nơi này có khối lượng đồ sộ, đa dạng loại hình, bao gồm các tập hồ sơ tài liệu ở những trung tâm lưu trữ (hàng chục nghìn đơn vị hồ sơ); sách, báo, ấn phẩm định kỳ ở các trung tâm lưu trữ và thư viện; những bằng khoán điền thổ ở Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội (hàng trăm nghìn phích đất)

Trang 14

Trong khả năng cho phép thực hiện của luận án, tác giả giới hạn, khoanh vùng phạm vi của nguồn tài liệu nghiên cứu, tập trung trọng điểm khảo sát nghiên cứu

Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

3.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 1888 và kết thúc vào năm 1945

Theo phân kỳ lịch sử Việt Nam, thời kỳ cận đại được tính bắt đầu bằng thời điểm năm 1858 khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đánh dấu sự mở đầu chính thức của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử Thăng Long - Hà Nội, thời điểm người Pháp chinh phục Hà Nội lùi muộn hơn so với thời điểm 1858 Năm 1873, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, và gần 10 năm sau (1882) là cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai Tuy nhiên, Hà Nội chính thức trở thành nhượng địa của Pháp bắt đầu từ ngày 01/10/1888, với chỉ dụ của vua Đồng Khánh tuyên bố quyền cai trị Hà Nội của chính quyền thuộc địa Đây là thời điểm đánh dấu sự “sang trang” của lịch sử Hà Nội dưới một chế độ mới

Mốc thời gian nghiên cứu kết thúc vào năm 1945, trước khi Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chính thức chấm dứt chế độ cai trị của thực dân Pháp Từ đây, lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử đô thị Hà Nội nói riêng bước sang một thời kỳ mới

3.3 Giới hạn không gian nghiên cứu

Hà Nội là một đô thị phức tạp và có nhiều biến động về diên cách Việc xác định cụ thể khu vực nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc, không gian Hà Nội được phân chia thành hai khu vực chính, bao gồm khu vực thành phố Hà Nội và khu vực ngoại vi Giới hạn của từng khu vực cũng xê dịch liên tục trong khoảng thời gian hơn 5 thập kỷ này

Với đề tài cụ thể của luận án, tác giả xác định tập trung nghiên cứu khu vực thành phố Hà Nội (La ville de Hanoi) và xác định không gian nghiên cứu theo giới hạn của thành phố Hà Nội tại thời điểm năm 1943 Đây là thời điểm cuối cùng trong việc chuyển dịch diện tích thành phố Hà Nội của chính quyền thực dân Pháp Như vậy, không gian nghiên cứu được xác định nằm trọn vẹn trong khu vực nội thành

Hà Nội, tương ứng với toàn bộ quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, một phần các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa và Hoàng Mai ngày nay (được thể hiện trong vành đai màu xanh - xem bản đồ số 1)

Trang 15

4 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chính sử dụng trong luận án gồm:

- Những văn bản bằng tiếng Pháp phản ánh về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội lưu trong các hồ sơ tài liệu trực thuộc các Phông tài liệu khác nhau được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

- Các văn bản được đăng tải trên các loại Công báo (Công báo Đông Dương thuộc Pháp, Công báo Thành phố Hà Nội ), được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các tài liệu khác như bản đồ, bản vẽ, tạp chí,

ấn phẩm định kỳ có liên quan trong quá trình phân tích và so sánh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được triển khai trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp sử liệu học là phương pháp chính, quan trọng nhất được sử dụng trong luận án mã ngành Sử liệu học Phương pháp này được áp dụng để bình luận, phê phán nguồn sử liệu nhằm xác định độ tin cậy của thông tin từ sử liệu Nguồn sử liệu cụ thể trong luận án là toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945, được tiến hành khảo cứu hình thức bên ngoài để xác định tính chính xác về niên đại, tác giả, địa điểm hình thành và tìm hiểu tính chân thực của nội dung thông tin bên trong, từ đó xác định, đánh giá giá trị sử liệu của các văn bản này

- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được dùng để trình bày lịch sử của các vấn đề trong văn bản cũng như phác họa những giá trị phản ánh từ Nguồn

sử liệu

- Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, mã hóa thông tin bằng những con số và thực hiện những phép tính trên những dãy số đó Đây là phương pháp nghiên cứu hữu hiệu nhằm xử lý các tư liệu đám đông, làm nổi bật những đặc điểm của tư liệu Kết quả của việc tính toán còn giúp tác giả nhận thức rõ những xu hướng phát triển hoặc xu hướng nổi trội của nhóm thông tin, tính chất phân bố của thông tin trên trục không gian và thời gian

- Phương pháp mô tả lịch sử là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản, trên cơ sở dữ liệu thu thập được, phục dựng lại nhân vật, sự kiện gần nhất với hiện thực khách quan Trong luận án, phương pháp mô tả được sử dụng nhằm phác họa những dữ liệu hình thức và cấu trúc của từng loại hình văn bản

- Phương pháp so sánh được áp dụng để xác định đặc điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng tương đồng về niên đại hoặc về các chủ đề, nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu Trong luận án, việc so sánh lịch đại được áp dụng

Trang 16

nhằm làm nổi bật đặc điểm hình thức và nội dung của từng giai đoạn lịch sử; so sánh đồng đại giữa các văn bản ban hành để làm rõ đặc trưng của văn bản

- Phương pháp bản đồ được sử dụng để mang lại những hình dung cụ thể, sinh động về vị trí tọa độ, sự phân bố trong không gian của các chủ điểm nghiên cứu

6 Đóng góp của luận án

- Góp phần làm rõ những đặc trưng cơ bản của Nguồn sử liệu tiếng Pháp, đặc biệt là Nguồn sử liệu từ trung tâm lưu trữ về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội của chính quyền thực dân Pháp

- Góp phần nhận thức về độ tin cậy và tính chân thực của thông tin từ kênh tài liệu lưu trữ, từ đó đề xuất phương pháp khai thác hiệu quả thông tin từ Nguồn trong nghiên cứu lịch sử

- Góp phần tái hiện lại chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội của chính quyền thực dân Pháp trong thời kỳ cai trị

- Góp phần nhận thức về đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được

cấu trúc thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Hệ khái niệm nghiên cứu và Khái quát Nguồn sử liệu tiếng Pháp

về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc địa

Chương 3: Khảo cứu Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai

đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945

Chương 4: Chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội (1888-1945) qua Nguồn

sử liệu tiếng Pháp

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

1.1.1 Về đất đai đô thị Việt Nam thời Pháp thuộc

Nghiên cứu đô thị là một xu hướng được khởi đầu khá sớm bởi các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX Trải qua quá trình vận động và phát triển, hướng nghiên cứu này đã đạt được thành tựu đáng kể, đặc biệt từ những năm 1990 Các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào chủ điểm đô thị cổ và các thành thị trung đại Việt Nam Với nhiều nỗ lực trong một thời gian dài, hướng nghiên cứu này đã phát lộ được dấu vết của các đô thị trên địa bàn khu vực Bắc - Trung - Nam; tái hiện khá rõ nét quá trình ra đời, hình thành và phát triển, cũng như vai trò và vị trí của các đô thị trong thời kỳ cổ đại và trung đại của lịch sử Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đô thị thời cận đại được bắt đầu muộn hơn và cho đến nay vẫn chưa có nhiều chuyên khảo được công bố Mặc dù vậy, hiểu biết về một số đô thị quan trọng của thời kỳ này cũng đã từng bước xuất hiện trong những công trình nghiên cứu dày dặn và công phu

Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về 300 năm lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh [52] Đặc biệt, đô thị Sài Gòn thời kỳ cận đại đã được nghiên cứu tỉ mỉ dưới góc độ quy hoạch đô thị

và đời sống thị dân [63]

Đô thị Đà Lạt được phục dựng khá toàn diện trong một chuyên khảo sâu sắc của Eric T Jennings với hình ảnh của một thành phố “mang niềm vui cho một số người và khí hậu ôn hòa cho những người khác”[34,tr.6] Trong đó, Eric T Jennings đã mô tả Đà Lạt như một kiểu mẫu của đô thị nghỉ dưỡng thời Pháp thuộc,

là nơi các nhà chức trách thuộc địa muốn kiến tạo một mảnh nước Pháp ở Đông Dương với các điều kiện như độ cao tối thiểu 1.200m, đất đai màu mỡ, nước dồi dào và có khả năng thiết lập các tuyến đường giao thông… để phục hồi sinh lực và giải trí du lịch

Hải Phòng luôn được đánh giá là một đô thị thương cảng quan trọng bậc nhất

ở Bắc Kỳ thời cận đại, thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các công trình khoa học được công bố trong suốt nhiều năm đã tập trung làm rõ lịch sử hình thành, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, đặt sự ra đời của thành phố cảng Hải Phòng trong sự vận động chung của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam thời cận đại [50];[59];[66];[99]…

Trang 18

Bên cạnh đó, một số tiểu đô thị hay trung tâm của tỉnh cũng được quan tâm nghiên cứu như đô thị Hải Dương [82], đô thị Vinh - Nghệ An [32]

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa quan trọng bậc nhất trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam và được chọn lựa nghiên cứu như một vi mẫu điển hình với tần suất cao Các công trình nghiên cứu Hà Nội thời cận đại không chỉ nhiều về số lượng mà còn khá đa dạng về các khía cạnh, lĩnh vực phản ánh Theo

kết quả thống kê công bố trong sách Thăng Long - Hà Nội: Thư mục công trình

nghiên cứu [64], riêng các công trình nghiên cứu Hà Nội trong thời kỳ thuộc Pháp

(1873-1945) cập nhật đến năm 2015 đã có tổng cộng 317 công trình, trong đó bao gồm 86 công trình xuất bản trước năm 1945, 26 công trình xuất bản từ năm 1946 đến 1986 và 205 công trình xuất bản từ năm 1986 đến nay

Tổng hợp các công trình nghiên cứu Hà Nội thời thuộc Pháp cập nhất đến đầu năm 2017 có thể phân loại theo những lĩnh vực Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Quân sự, Y tế, Nhân vật, Quy hoạch và Kiến trúc Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là những công trình nghiên cứu về Lịch sử (109); tiếp đến là các công trình nghiên cứu về Chính trị (72); các công trình nghiên cứu về Quy hoạch và Kiến trúc (41); các công trình nghiên cứu Văn hóa và Kinh tế (32); các công trình nghiên cứu về Địa lý và Xã hội (28); các công trình nghiên cứu về Giáo dục và Quân sự (22); cuối cùng là các công trình nghiên cứu về Y tế và Nhân vật (<12) (Xem Bảng 1.1)

Trang 19

Bảng 1.1: Phân loại các công trình nghiên cứu về Hà Nội thời Pháp thuộc

Năm xuất

bản

Loại hình Các vấn đề nghiên cứu

Tạp chí Sách

Văn hóa

Xã hội

Giáo dục

Quy hoạch và Kiến trúc Trước 1945 38 48 0 17 14 14 1 6 4 12 1 9 1 7

1945-1986 13 13 0 12 4 1 6 4 0 1 4 0 1 3

1986 - nay 91 94 20 80 10 17 65 22 14 9 17 2 10 31

Tổng 142 155 20 109 28 32 72 32 28 22 22 11 12 41

Bảng thống kê trên được thiết lập dựa trên cơ sở dữ liệu khai thác từ sách: Thăng Long - Hà Nội: Thư mục công trình nghiên cứu

(Vũ Văn Quân, Đỗ Thị Hương Thảo (Đồng chủ biên) (2010), NXB Hà Nội, Hà Nội) và cập nhật thêm các công trình nghiên cứu chủ

yếu trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, các xuất bản phẩm của NXB Hà Nội đến đầu năm 2017 Hơn nữa, việc phân chia các lĩnh vực

trong bảng này hoàn toàn có ý nghĩa tương đối và tổng số thống kê của tất cả các lĩnh vực sẽ lớn hơn con số tổng các loại hình ban đầu

vì có rất nhiều công trình nghiên cứu không chỉ thuộc một lĩnh vực riêng biệt mà thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Trang 20

Xét một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu đô thị này đã tạo cơ sở nền tảng để các nhà nghiên cứu kế thừa và tiếp tục phát triển trong những định hướng nghiên cứu cụ thể chuyên sâu tiếp sau Những ấn phẩm này đã bước đầu chỉ ra được một vài mô hình khác nhau của đô thị Việt Nam thời cận đại, như đô thị thương cảng, đô thị nghỉ dưỡng, đô thị hành chính chính trị trung tâm, đô thị vệ tinh Các công trình nghiên cứu đều cố gắng phục dựng diện mạo đô thị Việt Nam thời cận đại, và mong muốn chứng minh, làm rõ một quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ từ khi bắt đầu có sự xâm nhập của người Pháp ở các khía cạnh quy hoạch, hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội Tuy nhiên, phần lớn các công trình này đều bỏ qua những vấn đề liên quan đến một yếu tố cơ bản đóng vai trò móng-nền của quá trình đô thị hóa là đất đai Ngoại trừ trường hợp Hà Nội với một vài công trình nghiên cứu đất đai đô thị thời cận đại, trong các công trình nghiên cứu về những đô thị còn lại hầu như đều không đề cập đến vấn đề đất đai, hoặc chỉ đề cập thoáng qua, hết sức sơ sài, đơn giản Như vậy, đất đai đô thị thời cận đại thực sự trở thành một khoảng trống, một sự khuyết thiếu quan trọng cần được nhanh chóng bù lấp trong nghiên cứu khoa học

1.1.2 Về đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc

Đô thị Hà Nội thời cận đại được tập trung nghiên cứu khá toàn diện và tỉ mỉ Tuy nhiên, khi đi vào từng lĩnh vực hẹp như đất đai đô thị, những công trình nghiên cứu về đất đai Hà Nội thời kỳ thuộc địa thực ra rất ít ỏi Khảo sát cụ thể cho thấy chỉ có 12 công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tiên phong như Phillippe Papin, nhóm nghiên cứu của Phan Phương Thảo, Kim Jong Ouk với nội dung còn mang tính chất khai phá bước đầu

Phillippe Papin đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ [94] năm 1997 tại Trường Cao học thực hành Paris (Pháp) với đề tài về quá trình chuyển đổi không gian và các hình thức quản lý của những ngôi làng trong phố thành những ngôi làng

đô thị từ năm 1805 đến 1940 Papin đã dùng một chương (chương V) trong luận án với dung lượng 70 trang để viết về vấn đề sử dụng và sở hữu đất đai của cư dân thuộc khu vực Hà Nội (gồm cả khu vực ngoại vi và trung tâm) từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX Trong công trình này, vấn đề đất đai của đô thị Hà Nội từ sau khi người Pháp cai trị được nghiên cứu ở những nội dung khái quát về loại hình đất đai, tình hình sở hữu đất đai

Sau một loạt bài công bố trên các tạp chí chuyên ngành, Phillippe Papin đã

cho xuất bản chuyên khảo Histoire des territoires de Hanoi - Quartiers, villages et

sociétés urbaines du XIXè au début du XXè siècle (Lịch sử khu vực Hà Nội - Khu

phố, làng xã và xã hội đô thị từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) [96], dày 391 trang Cuốn sách là một công trình khảo cứu, phân tích tỉ mỉ, công phu các vấn đề về diên cách, đất đai, cư dân, chính quyền, trong đó đất đai là một chủ điểm chính, đóng vai

Trang 21

trò quan trọng Tác giả tập trung phân tích các khu vực đại diện, như trường hợp tiêu biểu ở vùng ngoại vi là làng Quỳnh Lôi Papin đã trình bày chi tiết việc khai thác và sử dụng đất cũng như những lợi ích về sở hữu đất đai trong các giai tầng xã hội ở làng Đối sánh với nội dung sở hữu đất đai ở làng xã ngoại vi, tác giả đã đề cập tới vấn đề sở hữu đất đai của các cư dân đô thị trong phạm vi trung tâm thành phố từ đó mô hình hóa cấu trúc sở hữu đất đai đô thị Theo đó, đất đai chính là cơ

sở nền tảng của các vấn đề quy hoạch không gian, xây dựng những ngôi nhà ở, công trình công cộng Tuy nhiên, ý tưởng xuyên suốt trong công trình này của Phillippe Papin nhằm nêu bật những liên hệ ngầm tương tác giữa trung tâm và ngoại vi, quá trình chuyển dịch của đô thị thông qua tình hình sở hữu đất đai Bởi vậy, tác giả hầu như chỉ tập trung phân tích về chế độ sở hữu và sự phân bố sở hữu đất đai đô thị Trong khi đó, các thành tố khác như chính sách đất đai, hoạt động của chính quyền với đất đai đặc biệt trong thời kỳ thuộc địa chỉ được đề cập khái lược

Một chuyên khảo được công bố năm 2013 do Phan Phương Thảo chủ biên [70] đã đi sâu nghiên cứu phạm vi không gian cụ thể của Hà Nội là khu phố cổ/khu

36 phố phường Từ số liệu của hàng nghìn phích đất được lập chủ yếu vào những năm 1940, nhóm tác giả đã khắc họa tỉ mỉ bức tranh về loại hình sở hữu công, sở hữu tư, cấu trúc nhà ở, hệ số xây dựng, hệ số sử dụng đất đai và so sánh với thời

kỳ trước đó để làm rõ quá trình vận động biến đổi trong việc định hình hình thái đô thị của khu vực này

Tiếp sau đó, đầu năm 2017, nhóm nghiên cứu do Phan Phương Thảo chủ trì tiếp tục công bố chuyên khảo về khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX [71] Các tác giả đã nỗ lực khai thác triệt để nguồn tài liệu địa chính, kết hợp với các nguồn tư liệu khác để phác họa rõ quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của khu phố Tây ở Hà Nội thời thuộc địa, đất đai và sở hữu đất đai trong khu vực, những quy hoạch, cấu trúc và xây dựng, các loại hình kiến trúc nhà ở, công sở và một số kiến trúc văn hóa, tôn giáo

Khảo sát lịch sử nghiên cứu cho thấy xu hướng nghiên cứu về Hà Nội thời thuộc Pháp không nằm ngoài dòng chảy chung trong nghiên cứu về Thăng Long -

Hà Nội, như nhóm tác giả Thăng Long - Hà Nội: Thư mục công trình nghiên cứu đã

kết luận:

Lịch sử và văn hóa là hai lĩnh vực chủ yếu trong nghiên cứu Thăng Long -

Hà Nội Điều này phản ánh đặc tính nổi bật của vùng đất này - như đã nói là tính hội tụ, kết tinh và lan tỏa của văn hóa Việt Nam Các vấn đề kinh tế - xã

hội gần đây mới được quan tâm nhiều hơn [64, tr.24]

Bởi vậy, nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung, nghiên cứu ruộng đất của đô thị Hà Nội nói riêng, đặc biệt trong thời kỳ thuộc Pháp, vẫn còn là một

Trang 22

“mảnh đất màu mỡ”, một khoảng trống cần được bù lấp bằng các công trình nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau

1.2 Các công trình nghiên cứu trực tiếp Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945 bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

1.2.1 Các công trình nghiên cứu Nguồn sử liệu tiếng Pháp

Đến đầu năm 2017, thống kê cho thấy có khoảng 161 công trình nghiên cứu

về khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Về mặt thời gian, các công trình nghiên cứu phân bố với mật độ dày đặc, tập trung vào giai đoạn

từ năm 1986 đến nay (141 công trình) Về mặt loại hình, các công trình nghiên cứu xuất hiện khá đa dạng, bao gồm sách (27); các bài viết trên tạp chí chuyên ngành (119); luận án và đề tài (15) (Xem Bảng 1.2)

Trang 23

Bảng 1.2: Phân loại các công trình nghiên cứu về khối tài liệu tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Năm xuất bản

Loại hình Các công

trình sử dụng khối tài liệu lưu trữ làm tư liệu chính

Các công trình tra cứu, công

bố

Các nghiên cứu lấy tài liệu lưu trữ làm đối tượng

Tạp chí Sách

Luận

án,

Đề tài

Tra cứu, chỉ dẫn

Giới thiệu, công

bố

Nghiên cứu chung về lịch sử các phông tài liệu lưu trữ thời

kỳ thuộc địa

Tổ chức sắp xếp và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Đánh giá giá trị, vai trò tài liệu lưu trữ thời thuộc địa

Từ năm 1986 - nay 100 23 15 98 5 15 6 7 13

Tổng cộng 119 27 15 106 5 27 6 10 14

Số liệu dựa trên kết quả thống kê các bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà

nước, kết quả điều tra các hoạt động nghiên cứu công bố của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I kết hợp với thống kê các ấn phẩm có liên quan tại các Trung tâm, Thư viện

Trang 24

Các công trình được thể hiện ở ba nhóm phân loại chính, bao gồm:

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu sử dụng tài liệu lưu trữ làm tư liệu chính

Tư liệu hay sử liệu có vai trò hết sức quan trọng trong mọi công trình nghiên cứu Những kết luận/kết quả nghiên cứu đưa ra đều phải được xây dựng, rút ra từ quy trình tập hợp, phân tích, đánh giá tư liệu/sử liệu của vấn đề nghiên cứu

Từ năm 1986 trở lại đây, tài liệu lưu trữ đang ngày càng trở thành một nguồn

tư liệu chủ chốt được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý khai thác Có 98/106 công trình nghiên cứu sử dụng tài liệu tiếng Pháp bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I làm nguồn tư liệu chính Tiêu biểu như Luận án của Tạ Thị Thúy về đồn điền ở Bắc Kỳ đã khai thác và xử lý khoảng 1.060 hồ sơ lưu trữ ở hai phông chính

là phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và phông Nha Nông lâm (Direction de l’Agriculture des Forêts et du commerce); Luận án của Dominique Niolet liên quan đến hải quan

và thuế ở Đông Dương từ năm 1874 đến 1954 đã khai thác 275 hồ sơ của phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, 503 hồ sơ của các phông Phủ Toàn quyền Đông Dương và Tòa Đốc lý Hà Nội, Nha Tài chính, Công sứ Hà Đông; Luận án của France Mangin

với chủ đề “La place du patrimoine urbain dans le développement du centre-ville de

Ha Noi” (Vị trí của các di sản đô thị trong quá trình phát triển trung tâm thành phố

Hà Nội) đã khai thác 107 hồ sơ ở phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và 271 hồ sơ của các phông Sở Địa chính Hà Nội, Sở Địa chính Bắc Kỳ; Luận án của Phillippe Pappin đã khai thác hơn 2.000 hồ sơ về Hà Nội ở các phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Tòa Đốc lý Hà Nội, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Sở Địa chính Hà Nội, Sở Địa chính Bắc

Kỳ, Nha Trước bạ và Tài sản Đông Dương, Công sứ Hà Đông1

Tài liệu lưu trữ tiếng Pháp còn trở thành những dẫn liệu quan trọng trong một số công trình nghiên cứu Từ việc phân tích nội dung phản ánh của tài liệu lưu trữ, tác giả Đào Thị Diến đã đề cập tới cuộc đấu tranh bảo vệ cảnh quan hồ Tây và

hồ Trúc Bạch, phân tích vai trò tổ chức và quản lý của hệ thống chính quyền thành phố; miêu thuật quá trình thiết lập hệ thống giao thông đường sắt ở Hà Nội, đặc điểm của hệ thống giáo dục ở Hà Nội thời Pháp thuộc [14]; [16]; [17]; [18]; [19]

Nhóm 2: Các công trình Thư mục và công bố tài liệu

Nhóm thứ hai chỉ chiếm số lượng tương đối ít ỏi với 32 công trình, bao gồm

5 công trình thư mục tra cứu, chỉ dẫn đối với khối tài liệu tiếng Pháp; 27 công trình mang tính chất dịch thuật, giới thiệu, công bố tài liệu

1 Theo số liệu của Đào Thị Diến trong luận án Les archives coloniales au Việt Nam (1858-1954) - Les fonds

conservés au Dépôt Central de Hà Nội - fonds de la Résidence supérieure au Tonkin (Lưu trữ thuộc địa ở

Việt Nam (1858-1954) - Các phông bảo quản ở Kho Lưu trữ Trung ương tại Hà Nội, Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), Paris, 2004

Trang 25

Các công trình Thư mục chỉ dẫn

Số liệu về các công trình Thư mục chỉ dẫn này chỉ phản ánh số liệu xuất bản Trên thực tế, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tiến hành công tác làm thư mục chỉ dẫn đối với khối tài liệu tiếng Pháp phục vụ độc giả tra cứu từ lâu, hiện đang tiến tới

số hóa những cuốn thư mục tra cứu này Hiện nay, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I lưu giữ hơn 40 phông tài liệu tiếng Pháp, tương ứng có 40 đầu sách thư mục tra cứu, tùy vào số lượng hồ sơ của từng phông tài liệu mà có số tập sách tra cứu khác nhau Những phông có số lượng hồ sơ nhiều như phông Toàn quyền Đông Dương, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, phông Tòa Đốc lý Hà Nội đều có 3-5 tập sách thư mục tra cứu, ngược lại có những phông tài liệu chỉ có một tập sách tra cứu

Từ năm 1999, việc công bố rộng rãi dưới dạng ấn phẩm xuất bản các công

trình thư mục chỉ dẫn được chính thức bắt đầu với cuốn sách Địa danh và tài liệu

lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ Đây là một cuốn từ điển tra cứu về địa danh các làng, xã

ở Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, được tạo thành trên cơ sở tập hợp, phân tích, xử lý những địa danh xuất hiện trong khối tài liệu lưu trữ Ngoài ra, cuốn sách này còn có thêm một phần Phụ lục quan trọng là Bảng thống kê tài liệu lưu trữ về làng xã hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I gồm 4.000 hồ sơ

Chúng tôi mong rằng phần Danh mục này sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu bởi vì, trong cùng một cuốn sách, từ nay họ có thể vừa xác định được một làng, vừa có thể biết được các hồ sơ lưu trữ liên quan đến làng đó (Ký hiệu phân loại E6 và E7) Từ một địa danh, ta có thể tra tìm được tư liệu liên quan với các yếu tố về tiêu đề, số hồ sơ, thời gian đầu và cuối của tài liệu mà chúng tôi cung cấp trong quyển sách này [36, tr 8]

Tiếp đến năm 2001, cuốn Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa

bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội được xuất bản đã đáp ứng kỳ

vọng, mong mỏi của độc giả được tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về các phông tài liệu lưu trữ tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Cuốn sách song ngữ giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành phông, các mục và tiểu mục trong phông, số lượng hồ sơ của toàn bộ hơn 40 phông tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Đây là kết quả hợp tác giữa Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp

Một công trình tiêu biểu cho loại sách thư mục chỉ dẫn theo chuyên đề cần

được nhắc tới là bộ sách Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1873-1954), gồm 2

tập do Đào Thị Diến chủ biên, xuất bản năm 2010 Các tác giả đã tỉ mỉ chọn lọc từng hồ sơ lưu trữ trong các phông lưu trữ tiếng Pháp, rồi nhóm lại theo các chủ đề

Trang 26

địa giới, tổ chức hành chính, quy hoạch, xây dựng, giao thông, công chính, văn hóa

- giáo dục, và trình bày theo trình tự thời gian Mỗi đơn vị tài liệu đều ghi rõ xuất

xứ theo mã số của nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và niên đại, thể loại văn bản cùng tóm tắt nội dung Tiêu đề của mỗi tài liệu đều giữ theo nguyên

bản, nếu là tiếng Pháp được ghi theo nguyên văn rồi dịch sang tiếng Việt Công

trình được đánh giá:

đã giới thiệu cho các nhà khoa học và bạn đọc một hệ thống tài liệu gốc cực kỳ phong phú, có giá trị đặc biệt về tư liệu học và mở ra triển vọng khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu Hà Nội thế kỷ XIX-XX Đây là

bộ sách công cụ bổ ích, đáng tin cậy để tiếp cận và khai thác có hiệu quả nguồn tài liệu về Hà Nội đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước [20, tr 8-9]

Các công trình công bố tài liệu

Công bố tài liệu là một trong các chuyên ngành của khoa học lưu trữ Từ

những năm 1960, trên các số đầu tiên của Tập san Công tác lưu trữ hồ sơ (nay là Tập san Văn thư lưu trữ) đã đăng rải rác một số bài viết ngắn gọn khoảng 2-3 trang

mang tính chất giới thiệu sơ lược những văn bản tài liệu lưu trữ tiếng Pháp Cấu trúc của một bài giới thiệu khá đơn giản, cung cấp những thông tin chủ yếu nhất về niên đại, tình trạng vật lý, các nhóm nội dung/chủ đề của tài liệu, hoàn toàn không

có những phê bình, hay khảo chứng về những thông tin của tài liệu

Từ những năm 1980, hình thức công bố tài liệu lưu trữ có sự thay đổi đáng

kể Bên cạnh những bài viết giới thiệu chung, ngày càng xuất hiện nhiều bài viết

cung cấp bản dịch toàn văn tài liệu [61];[62];[78];[79] Đặc biệt, cuốn Tuyên truyền

Cách mạng trước năm 1945 - sưu tập tài liệu lưu trữ [10] đã tập hợp, dịch thuật và

công bố hơn 80 truyền đơn, lời kêu gọi, yết thị, tuyên ngôn của Đảng cùng các tổ chức tiền thân của Đảng như Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội, Đông Dương Cộng sản Đảng Công trình này cung cấp cho người đọc những thông tin được mô tả trung thực, tỉ mỉ theo nguyên bản của tài liệu được lưu giữ tính đến thời điểm công bố

Từ khi Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thành lập Phòng Công bố vào năm

2008, hoạt động công bố tài liệu bằng các hình thức xuất bản phẩm ngày càng được đẩy mạnh Tài liệu lưu trữ được công bố dưới dạng thức trích lục nguyên văn và có

dịch, chú giải và phân tích theo chủ điểm Trong đó, công trình công bố Quy hoạch

đô thị và địa giới hành chính Hà Nội 1873-1954 [75] cung cấp những bản đồ gốc

quy hoạch đô thị Hà Nội, kèm theo những văn bản nghị định quan trọng về vấn đề

này, tất cả những tài liệu này đều được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ Cuốn Tổ chức bộ

máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu

Trang 27

trữ (1862-1945) [76] cung cấp toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới

việc hình thành các cơ quan, bộ máy hành chính ở Việt Nam thời kỳ thuộc địa và hoàn toàn là tài liệu gốc, tài liệu cấp 1

Nhóm 3: Các nghiên cứu lấy tài liệu lưu trữ làm đối tượng nghiên cứu

Đây là nhóm các công trình lấy tài liệu lưu trữ làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp Nhóm này có số lượng tương đối ít, chỉ gồm 30 công trình nghiên cứu, có thể phân chia thành 3 chủ điểm

Chủ điểm 1: Nghiên cứu về lịch sử hình thành khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp,

bao gồm 4 bài viết đăng trên Tập san Văn thư lưu trữ, 1 chuyên khảo được xuất bản

và 1 luận án Tiến sĩ Trong đó, Luận án Tiến sĩ của Đào Thị Diến: Les archives

coloniales au Việt Nam (1858-1954) - Les fonds conservés au Dépôt Central de Hà Nội - fonds de la Résidence supérieure au Tonkin (Lưu trữ thuộc địa ở Việt Nam

(1858-1954) - Các phông bảo quản ở Kho Lưu trữ Trung ương tại Hà Nội, Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ) [89] bảo vệ thành công năm 2004 tại Paris (Pháp) là một chuyên khảo sâu sắc về lịch sử hình thành khối tài liệu lưu trữ này Tác giả đã dành một dung lượng nhất định để đánh giá sự giàu có và giá trị của thông tin thuộc phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ đối với nghiên cứu lịch sử

Chủ điểm 2: Nghiên cứu phương thức tổ chức sắp xếp và khai thác, sử dụng

tài liệu lưu trữ Chủ điểm này có 10 công trình nghiên cứu, gồm 03 chuyên khảo viết bằng tiếng Pháp (02 công trình được xuất bản trước năm 1945 và 01 luận án Tiến sĩ), 07 công trình bằng tiếng Việt được ấn hành trong giai đoạn từ năm 1986 về sau Các công trình này tập trung chủ yếu nghiên cứu về công tác nghiệp vụ lưu trữ, phương thức khai thác và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ nói chung, tài liệu tiếng Pháp nói riêng

Chủ điểm 3: Đánh giá giá trị của tài liệu lưu trữ, bao gồm 14 công trình

nghiên cứu, chủ yếu là các bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành Các bài viết này có thể phân chia thành hai xu hướng: (1) Đánh giá tổng quát về giá trị và vai trò của tài liệu lưu trữ trong khoa học xã hội và nhân văn nói chung, nghiên cứu lịch sử nói riêng; (2) Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều về giá trị của tài liệu lưu trữ, trong đó nêu ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tài liệu lưu trữ với tư cách là một nguồn sử liệu

Nhiều nhà nghiên cứu đã thể hiện nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của nguồn tài liệu lưu trữ Tác giả Hoàng Hồng đã viết về “tiềm năng nguồn tài liệu lưu trữ”:

Trang 28

tài liệu lưu trữ mà chúng ta bảo quản được quả là nguồn sử liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX đến nay nhưng việc sử dụng nguồn sử liệu tiềm năng này trong nghiên cứu lịch sử vẫn còn là

“thưa thớt” Dường như các nhà nghiên cứu sử học chưa nhận thấy hết tính

ưu việt của các sử liệu là tài liệu lưu trữ, thường đánh đồng nó với các sử liệu

có độ chính xác thấp hơn như sử liệu ấn phẩm (sách, báo, tạp chí) thậm chí với cả sử liệu truyền miệng [30, tr 56]

Tài liệu lưu trữ trở thành một nguồn tài liệu giá trị và đắc lực cho nhiều ngành khoa học xã hội theo phương pháp tiếp cận đa ngành, xuyên ngành, liên ngành Bên cạnh đó, nguồn tài liệu lưu trữ còn gợi mở nhiều vấn đề mới mẻ trong nhận thức luận, như tác giả Đỗ Thị Hương Thảo và Vũ Thị Minh Thắng đã nhận định trong một nghiên cứu trường hợp cụ thể về trường thi Hương Nam Định Hai tác giả đã viết:

Nguồn tài liệu đem lại một cái nhìn vô cùng sống động về bản thân trường thi nhưng cũng đồng thời về cả một bức tranh lịch sử rộng lớn của toàn xứ Bắc Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - những điều mà chính

sử của Việt Nam thời phong kiến không ghi chép hoặc chưa bao giờ được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu trước đây về giáo dục Việt Nam thời phong kiến và thời cận đại [69, tr 202-212]

Bên cạnh đó, một vài công trình nghiên cứu đã chỉ ra trong nguồn tài liệu lưu trữ cũng tồn tại những “cái bẫy” mà các nhà nghiên cứu lịch sử cần lưu ý trong quá trình tìm hiểu, phân tích thông tin Gile de Gantes đã viết:

Tài liệu lưu trữ được sản sinh bởi hàng loạt các cơ quan cai trị ở Đông Dương rất phong phú, đa dạng Chúng là nền tảng cơ bản đối với phần lớn các nhà sử học Việt Nam nghiên cứu giai đoạn này Cách thức tạo ra tài liệu lưu trữ làm cho chúng ít mang tính trung lập hơn nhiều loại hình khác Thứ nhất vì chúng được ban hành bởi kẻ mạnh và người chiến thắng - chủ nhân của những cuộc khai thác thuộc địa, của những chính sách quản lý và quân

sự liên quan trực tiếp đến lịch sử Việt Nam Tiếp theo, họ không phải là người Việt Nam và phần lớn không nói được hay đọc được tiếng Việt Cuối cùng và trên hết, chính sách thuộc địa mang tính định hướng cao cho số đông

và đảm bảo hiệu lực Do vậy, với khối lượng lớn và việc khai thác triệt để những nguồn tài liệu lưu trữ công của Pháp có khuynh hướng lừa phỉnh chúng ta về ý nghĩa của từng hiện tượng lịch sử Việt Nam [25, tr 32]

Một số công trình nghiên cứu gần đây của các nhà sử học đã cố gắng chỉ ra những hạn chế hay khuyết điểm của tài liệu lưu trữ với tư cách là một nguồn sử liệu

Trang 29

Những công trình nghiên cứu này đã góp phần thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều về giá trị của tài liệu lưu trữ

1.2.2 Các công trình nghiên cứu Nguồn sử liệu tiếng Pháp phản ánh chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc địa tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Khảo sát lịch sử vấn đề cho thấy đến nay vẫn chưa xuất hiện công trình nghiên cứu độc lập nào về nguồn tài liệu lưu trữ tiếng Pháp phản ánh chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng những tài liệu này vẫn hiện hữu trong nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới đất đai đô thị Hà Nội dưới nhiều vai trò khác nhau Rải rác trong một vài công trình nghiên cứu về đất đai đô thị Hà Nội cũng có những phần bình luận nhất định về “bản thể” của loại tài liệu này

Trong chuyên khảo của Phillippe Papin, đặc biệt trong chương về đất đai Hà Nội, tác giả đã dành một dung lượng nhất định để viết về khối tài liệu đất đai với tư cách một đối tượng chính để nghiên cứu Tác giả thực hiện những thao tác so sánh với nguồn tài liệu khác để xác nhận độ tin cậy của tài liệu mà tác giả đưa ra trích dẫn, biện luận:

“Sự công hữu hóa mạnh mẽ ở huyện Vĩnh Thuận, đó là điểm đáng ngạc nhiên nhất, được khẳng định qua một cuốn sổ đăng ký ruộng đất công vào cuối thế kỷ XIX (1894 hoặc 1895)”, sau đó giới thiệu thêm về tài liệu này ở phần chú thích: “thuộc Phông Tòa Công sứ Hà Đông, ký hiệu hồ sơ số 3419, tiêu đề hồ sơ: Sổ đăng ký đất công làng xã Cuốn sổ này không có niên đại nhưng có nhiều chỉ số, chú ý nhất là đất đai, chứng minh rằng không có trước năm 1893 cũng như không có sau năm 1896 Chúng tôi đã nêu ra những chi tiết của tất cả các làng xã đối với huyện Vĩnh Thuận và tính toán tổng số đối với những huyện khác, trừ Từ Liêm là đối tượng của một phương thức khai thác đặc biệt Tài liệu này, duy nhất cung cấp diện tích ruộng (Công điền) và đất không trồng trọt (Công thổ) của tất cả các ngôi làng ở Hà Nội và đối chiếu giữa cách sử dụng đất đai của họ (“quân đội”, “tế lễ”, “sử dụng khác”), với diện tích ruộng đất vừa mới được bán hoặc cầm cố (cho thuê dài hạn) Việc so sánh thống kê giữa tài liệu này với các sổ thuế đất năm 1894 đã cung

cấp tổng số loại đất đánh thuế, cho phép tính toán một tỷ lệ thú vị” [96, tr.40]

Xu hướng nổi bật nhất tập trung nhiều công trình nghiên cứu hơn cả là khai thác sử dụng những thông tin từ khối tài liệu này dưới dạng minh chứng, dẫn liệu trong các công trình nghiên cứu về cùng đề tài đất đai đô thị Hà Nội

Trang 30

Những năm 1960, tác giả Vũ Văn Tỉnh đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch

sử một bài viết với tiêu đề “Một chút tài liệu về lịch sử đất đai Hà Nội”[80] Bài

viết thực ra là sự khảo cứu theo phương pháp biên niên về diên cách hành chính và địa giới của Hà Nội từ khi bắt đầu xuất hiện tên gọi Hà Nội (1831) trải qua suốt thời thuộc Pháp đến tận năm 1945 Tác giả sử dụng các văn bản nghị định quan trọng làm dẫn chứng cho quá trình biến đổi diên cách của Hà Nội như Nghị định Toàn quyền ngày 10/12/1914 xóa bỏ khu vực ngoại thành Hà Nội kể từ ngày 01/01/1915

và đổi thành huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông Nghị định này giúp tác giả xác định được mốc thời gian mà khu vực ngoại thành Hà Nội (gồm đại bộ phận huyện Vĩnh Thuận cũ và một số xã nguyên thuộc huyện Từ liêm và huyện Thanh Trì) bị xóa bỏ và đổi thành huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông

Trong công trình nghiên cứu về Hà Nội mới công bố, Phillippe Papin đã hoàn toàn sử dụng thông tin từ tài liệu lưu trữ sau khi đã phê phán để làm những dẫn chứng, số liệu chứng minh cho các luận điểm

Ví dụ, để chứng minh cho việc bán đất đai công ở làng xã là hiện tượng phổ biến, tác giả đã đưa ra dẫn chứng từ hồ sơ lưu trữ thuộc phông Công sứ Hà Đông, báo cáo số 97 của tri huyện ngày 12/09/1901 Đó là một cuộc điều tra về sở hữu

ruộng đất của các chức sắc làng xã ở Hoàng Mai Tác giả viết: Cuộc điều tra đã cho

thấy tỉ lệ 40% đất công được phân chia, còn 60% còn lại thì hoàn toàn bí hiểm

[96, tr.123] Ngoài ra, các bảng số liệu đều được lập dựa trên cơ sở dữ liệu lưu trữ, như bảng chuyển đổi đất thành phố ở phố Blockhaus - Nord (phố Cửa Bắc) trong khoảng thời gian 1903-1940 được thiết lập từ những dữ liệu trong hồ sơ số 99, 100 thuộc phông Sở Địa chính Hà Nội (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

Một trong những điểm cơ bản làm nên thành công của chuỗi chuyên khảo về

Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX [70];[71] do nhóm nghiên cứu của Phan Phương Thảo thực hiện chính là khai thác triệt để nguồn tài liệu lưu trữ, bao gồm tài liệu địa chính lưu tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, tài liệu tiếng Pháp lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Để có cái nhìn lịch đại xuyên suốt quá trình chuyển biến của đô thị Hà Nội, nhóm tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu lưu trữ, trích dẫn những thông tin minh họa cho những bước chuyển mình về diện mạo đô thị Ví dụ như văn bản quy định về việc xây dựng, văn bản nghị định về việc xóa bỏ nhà tranh, các nghị định về lấp hồ ao, diện tích của hồ ao và tính chất sở hữu của từng loại đất đai

Một xu hướng nữa cần phải đề cập đến là giới thiệu tóm tắt hoặc công bố toàn văn khối tài liệu, tư liệu lưu trữ Xu hướng này đã xuất hiện từ lâu, song mật độ khá tản

Trang 31

mát, chỉ nở rộ từ năm 2010 về sau Nhờ đó, những hồ sơ tài liệu, tư liệu về đất đai đô thị Hà Nội đã xuất hiện khá tập trung, đông đảo

Trong công trình Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1873-1954) do Đào Thị

Diến chủ biên, NXB Hà Nội ấn hành năm 2010, số lượng hồ sơ về đất đai Hà Nội được giới thiệu khá lớn, thuộc nhiều phông khác nhau như phông Nha huyện Thọ Xương, phông Kinh lược xứ Bắc Kỳ, phông Tòa Đốc lý Hà Nội, phông Sở Địa chính Hà Nội, phông Sở Giao thông Công chính Hà Nội, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, phông Toàn quyền Đông Dương Tuy số lượng nhiều, nội dung khá phong phú, song các tác giả mới chỉ tuyển chọn giới thiệu được một phần khiêm tốn so với khối lượng thực tế đồ sộ của những hồ sơ, tư liệu đất đai Hà Nội thời kỳ thuộc địa Với tính chất của công trình tra cứu, các tác giả mới dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về niên đại, tiêu đề, ký hiệu

số hồ sơ và trích lục tóm tắt nội dung của hồ sơ, cung cấp cho độc giả những thông tin

cơ bản nhất về các hồ sơ lưu trữ

Cuốn sách mới nhất được đầu tư công bố là công trình dịch thuật tài liệu tiếng

nước ngoài do Nguyễn Thừa Hỷ chủ biên, nằm trong dự án Tủ sách văn hiến nghìn

năm Thăng Long - Hà Nội của NXB Hà Nội Trong công trình này, nhiều văn bản, tài

liệu, tư liệu về đất đai đô thị Hà Nội được chuyển ngữ và công bố toàn văn Tuy nhiên, công trình này mới chỉ tuyển chọn dịch và công bố một số tài liệu về đất đai thuộc hai khu vực cốt lõi của Hà Nội là khu vực phố cổ truyền thống và khu vực phố Tây, phố

mới, được đăng trên Công báo của Thành phố Hà Nội (Bulletin municipal de Hanoi)

1.3 Nhận xét rút ra và định hướng nghiên cứu

Khảo sát các công trình có liên quan cho thấy rõ ràng còn tồn tại những

“khoảng trống” nhất định trong lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với tình hình nghiên cứu về sử liệu

Những nghiên cứu Sử liệu học về các loại tài liệu văn khắc và thư tịch cổ như văn bia, hương ước, gia phả cũng như tài liệu lưu trữ thời hiện đại đã xuất hiện với nhiều dạng thức khác nhau Trong khi đó, các công trình nghiên cứu Sử liệu học đối với tài liệu lưu trữ cận đại vẫn còn khuyết thiếu

Các công trình nghiên cứu trực tiếp về nguồn tài liệu lưu trữ tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ít về số lượng và chủ yếu tiếp cận theo hướng Lưu trữ học Nguồn tài liệu này chỉ được biết đến bởi hai phương thức xuất hiện: (1) Cơ sở dẫn chứng trong các nghiên cứu chủ đề, và (2) Các thư mục, công bố toàn văn hoặc bài giới thiệu ngắn gọn Tất cả các công trình nghiên cứu đều có chung kết luận đầy ý nghĩa: Đây là nguồn tài liệu quý hiếm, tiềm năng dồi dào trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung, sử học nói riêng, cần phải được khai thác, sử dụng Tuy nhiên,

Trang 32

những câu hỏi lớn có liên quan về đặc điểm, phân bố và trữ lượng, phương thức khai thác và sử dụng hiệu quả, tính chân xác của thông tin đối với nghiên cứu sử học của khối tài liệu lưu trữ này gần như vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được giải quyết một cách thỏa đáng và hữu ích

Đối với tình hình nghiên cứu đất đai đô thị Việt Nam thời cận đại

Tiếp sau trào lưu nghiên cứu lịch sử chính trị, quân sự, cách mạng của những năm 1945-1986, xu hướng nghiên cứu lịch sử kinh tế - xã hội dần trở thành một mũi nhọn được đẩy mạnh Xu hướng này đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều khoảng trống cần được bù lấp, đặc biệt trong nghiên cứu đất đai đô thị Có thể nhận thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung vào cặp chủ đề song hành ruộng đất - nông nghiệp, nghĩa là tập trung “thâm canh” nghiên cứu vấn đề ruộng đất ở nông thôn, trong khi đất đai ở đô thị vẫn còn chưa được quan tâm chú ý tương xứng

Trên thực tế, nhiều đô thị đã liên tiếp xuất hiện ở Việt Nam trong thời kỳ thuộc Pháp Những đô thị này mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của loại hình đô thị theo tiêu chuẩn phương Tây Cùng với quá trình hình thành và phát triển của các đô thị này là sự biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc của những yếu tố hạ tầng cơ sở như đất đai Bởi vậy, nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh của đất đai đô thị để nhận diện đặc điểm, tính chất, phương thức sở hữu, mối quan hệ xã hội trên phương diện đất đai thời thuộc Pháp là một yêu cầu cần đặt ra và ngày càng trở nên cấp thiết

Thăng Long - Hà Nội là một trong những đô thị được hình thành từ lâu đời, trải qua nhiều thời kỳ biến chuyển thăng trầm Lịch sử Thăng Long - Hà Nội trong thời kỳ phong kiến quân chủ đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung đi sâu khảo cứu Các nhà nghiên cứu này đã khai thác nhiều loại tài liệu gốc quý hiếm như địa bạ, châu bản, tài liệu chính sử để khảo xét tỉ mỉ, toàn diện trên hầu hết các mặt chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, kinh tế , trong đó có không ít chuyên khảo về ruộng đất của đô thị này

Tuy nhiên, khi nghiên cứu Hà Nội thời cận đại, các nhà nghiên cứu phần lớn theo đuổi hai lĩnh vực mũi nhọn là lịch sử và văn hóa, riêng vấn đề đất đai của đô thị này chỉ mới bắt đầu được quan tâm Bởi vậy, nhiều chủ đề quan trọng trong nghiên cứu đất đai của đô thị Hà Nội gần như chỉ mới dừng lại ở “bề mặt” mà chưa được “đào sâu”,

“xới kỹ” Đặc biệt, vấn đề về chính sách đất đai, quản lý đất đai của người Pháp đối với

đô thị này vẫn còn bỏ ngỏ

Các phân tích, thống kê, từ định lượng tới định tính, cho thấy nghiên cứu đất đai

đô thị nói chung, đất đai đô thị Hà Nội thời cận đại nói riêng là một hướng nghiên cứu nhiều tiềm năng, khả thi với nhiều dấu vết lịch sử còn đậm nét, những “kho báu” tài liệu lưu trữ dồi dào đầy giá trị vẫn chưa được khai thác triệt để Hơn nữa, hướng nghiên

Trang 33

cứu này có nhiều ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần lý giải các hiện tượng của đô thị hóa trong lịch sử cận đại, vừa góp phần nhìn nhận đánh giá những vấn đề chung của lịch sử Việt Nam thời cận đại như kinh tế đô thị, chính trị, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, đây rõ ràng là một hướng nghiên cứu lâu dài Để bắt đầu, cũng khởi xuất cho định

hướng nghiên cứu này, chúng tôi đã quyết định chọn “Nguồn sử liệu tiếng Pháp về

chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc giai đoạn 1888-1945” làm

đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ mã ngành Sử liệu học

Trước hết, luận án đặt ra nhiệm vụ khái quát được các đặc điểm hình thức cũng như đặc điểm nội dung của Nguồn sử liệu tiếng Pháp bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Quan trọng hơn, bằng phương pháp phân tích và so sánh, luận án chứng minh tính chất tin cậy của thông tin mà Nguồn sử liệu tiếng Pháp cung cấp đối với chủ

đề nghiên cứu về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời cận đại Bên cạnh đó, luận án hướng đến đề xuất phương thức khai thác thông tin hiệu quả từ Nguồn sử liệu tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I trong nghiên cứu Lịch sử Sau đó, từ những thông tin phản ánh của Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai

đô thị Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, luận án đặt nhiệm vụ phục dựng tổng thể vấn đề đất đai đô thị Hà Nội thời cận đại, tập trung làm rõ các chính sách đất đai cũng như những phương thức thực thi và quản lý mà người Pháp đã đề ra, từ đó chỉ ra

sự biến đổi của đô thị Hà Nội trong giai đoạn lịch sử quan trọng này

Trang 34

Bản đồ số 1: Không gian đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc

(Trích từ bản đồ chồng xếp giữa bản đồ Hà Nội năm 1943

và bản đồ Hà Nội hiện nay)

Trang 35

CHƯƠNG 2

HỆ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT NGUỒN SỬ LIỆU TIẾNG PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ

NỘI THỜI KỲ THUỘC ĐỊA

2.1 Hệ khái niệm nghiên cứu

Đề tài luận án đề cập đến nhiều từ khóa, song tập trung chủ yếu vào hai hệ khái niệm chính là “sử liệu” và “chính sách” Mỗi hệ khái niệm đều có vai trò riêng biệt Hệ khái niệm “sử liệu” đóng vai trò như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong quá trình thực hiện thao tác nghiên cứu, xây dựng nên bộ khung cốt lõi của bất cứ nghiên cứu nào theo mã ngành sử liệu học Trong khi đó, hệ khái niệm “chính sách”,

cụ thể là khái niệm “chính sách quản lý đất đai đô thị”, giúp nhận diện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm sử liệu và phương pháp sử liệu học

Cho đến nay, khái niệm Sử liệu có nhiều cách định nghĩa khác nhau Các tác giả Ch Langlois và Ch Seignobos cho rằng “Sử liệu là những dấu vết do tư tưởng và hành động của con người từ quá khứ để lại” [67, tr.133] Nhà sử học Ba Lan J Topolski đã khái quát: “Sử liệu là mọi thông tin về quá khứ xã hội cùng với những gì

mà các thông tin đó truyền đạt, tức là các kênh thông tin” [68, tr.80] Quá khứ xã hội

ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những điều kiện tự nhiên liên quan tới cuộc sống và mọi hoạt động của con người Tựu chung lại, Sử liệu là toàn bộ những thông tin về quá khứ và những gì mà các thông tin đó truyền đạt [67, tr.134]

Sử liệu rất đa dạng, phong phú Theo cách phân chia truyền thống có tính quy ước, sử liệu bao gồm 6 loại: (1) Sử liệu vật thực; (2) Sử liệu hình ảnh (ngày nay bao gồm cả sử liệu photo-cino-phono); (3) Sử liệu dân tộc học; (4) Sử liệu ngôn ngữ học; (5) Sử liệu truyền miệng; (6) Sử liệu chữ viết

Các nhà sử học đều phải thực hiện thao tác phê phán sử liệu trước khi sử dụng sử liệu trong công trình nghiên cứu Ở mỗi loại hình, sử liệu có những đặc điểm khác nhau, song các bước phê phán sử liệu đã được khái quát thành một quy trình gồm hai bước Bước thứ nhất được gọi là phê phán bên ngoài (critique externe), tức là xác định niên đại, nguồn gốc, tính chân giả của sử liệu, cũng như khôi phục văn bản đúng đắn của sử liệu Bước thứ hai được gọi là phê phán bên trong (critique interne), tức là xác định các thông báo về những sự kiện trong nội dung sử liệu có đúng đắn hay không

Khi coi sử liệu bao gồm thông tin và kênh thông tin, nhà nghiên cứu có thể

dễ dàng nhận thấy phê phán bên trong chính là phê phán thông tin, và phê phán bên ngoài chính là phê phán kênh thông tin (gọi tắt là kênh) Muốn phê phán thông tin

Trang 36

cần phải biết kênh có chính xác hay không Rõ ràng không thể có những thông tin chân thật trong một tài liệu giả mạo Thế nhưng, trong một tài liệu thật vẫn có thể

có những thông tin không đúng Vì vậy, hai bước phê phán nói trên đề ra cho sử liệu học là rất cần thiết [67, tr.45]

Khái niệm sử liệu học có nội hàm rộng lớn Khi áp dụng vào đề tài cụ thể

“Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945”, phạm vi khái niệm được thu hẹp lại, tập trung nghiên cứu một loại

hình sử liệu cơ bản là sử liệu chữ viết, cụ thể là các văn bản tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Nguồn sử liệu này được tiến hành phê phán theo hai bước là phê phán kênh thông tin và phê phán thông tin, từ đó làm nổi bật giá trị phản ánh của Nguồn Đây là nội dung chính của luận án

Tuy nhiên, với những đặc thù về sự đa dạng, phong phú của tài liệu lưu trữ tiếng Pháp, việc nhận diện đúng thể loại văn bản để phản ánh chính xác chủ đề nghiên cứu hướng tới cần thiết phải sử dụng hệ khái niệm thứ hai về “chính sách”

và “quản lý đất đai đô thị” Mặc dù đây là những khái niệm mới, được đưa ra trên quan điểm của thời hiện đại, song nội hàm cũng có những giá trị hữu ích nhất định Các khái niệm này được sử dụng như một “bộ lọc” để thu hẹp đối tượng tài liệu chính xác cần nghiên cứu Bên cạnh đó, công cụ này cũng cho phép có một cái nhìn

so sánh trong quá trình phân tích nội dung thông tin, nhằm nhận thức những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai đô thị giữa thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ hiện đại

2.1.2 Khái niệm chính sách và quản lý đất đai đô thị

2.1.2.1 Khái niệm chính sách

Sách Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm chung về chính sách:

Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa… [74, tr.580]

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ chính trị Pháp - Việt của Charles Debbasch:

Chính sách (politique) được hiểu là việc vạch ra và triển khai một số phương tiện để thực hiện một số mục tiêu đã định trong một số các lĩnh vực cụ thể như: đất đai, kinh tế, văn hóa, xã hội [11, tr.423-424]

Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” [22, tr.19]

Trang 37

Đặc biệt, trong giáo trình Khoa học chính sách, Vũ Cao Đàm đã định nghĩa:

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội [22, tr.21]

Tổng tích hợp các khái niệm nêu trên cho thấy chính sách là chương trình

hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào

đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình

Chính sách có đặc điểm nổi bật bao gồm một tập hợp các thiết chế, trong đó

thiết chế thành văn được viết ra dưới dạng các điều khoản trong những văn bản quy

phạm pháp luật; thiết chế bất thành văn là loại thiết chế không được viết ra; thiết

chế công bố là loại thiết chế được tuyên bố công khai và có thể là thiết chế thành

văn; thiết chế ngầm định cũng là một loại thiết chế không được viết ra

Vật mang chính sách bao gồm luật, sắc lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư, nghị quyết Cụ thể:

Luật là loại văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất sau hiến pháp, do Quốc hội

ban hành Chính sách được công bố dưới dạng luật là chính sách ở tầm văn bản có giá trị pháp lý cao cấp nhất và có hiệu lực trong một thời gian dài

Sắc lệnh là văn bản quy phạm pháp luật của người đứng đầu bộ máy nhà

nước hoặc bộ máy hành pháp Sắc lệnh do Chủ tịch nước ban hành, ở một số nước

nó có thể do Tổng thống, Thủ tướng hoặc Tòa án ban hành

Nghị định là loại văn bản pháp lý có chức năng tuyên bố về một chính sách

của Nhà nước có giá trị trong toàn xã hội

Quyết định thể hiện tuyên bố của một chủ thể quản lý, có thể dưới dạng

thành văn hoặc bất thành văn, hướng tới đối tượng quản lý và có giá trị trong toàn

hệ thống quản lý

Chỉ thị là tuyên bố của một chủ thể quản lý hướng tới các đối tượng quản lý

thuộc quyền quản lý của mình Chỉ thị là một phương tiện mà một cấp quản lý sử dụng để buộc cấp dưới thực hiện đúng yêu cầu của mình

Thông tư là loại văn bản được ban hành bởi các bộ hoặc liên bộ, nhằm hướng

dẫn thực hiện một nghị định (hoặc quyết định/nghị quyết/chỉ thị) của chính phủ

Nghị quyết là thỏa thuận bằng văn bản của một tổ chức về hệ thống biện

pháp thi hành chính sách Các tổ chức xã hội thường có những nghị quyết về các hoạt động cụ thể của tổ chức đó

Trang 38

Các chính sách sẽ dẫn tới một hay một số kiểu kiến tạo xã hội khác nhau, thường diễn ra chậm chạp, tuy nhiên cũng có thể diễn biến một cách nhanh chóng trong những trường hợp nhất định Các chính sách có thể làm biến đổi phong tục tập quán, những thói quen hàng ngày, từ lối sống dạng đơn giản như thay đổi tác phong, cách sống, cho đến những dạng thức cao hơn là triết lý sống; từng bước làm biến đổi quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội, chuẩn mực xã hội, đời sống văn hóa Sự biến đổi thiết chế xã hội, biến đổi hệ thống quản lý có thể trực tiếp dẫn tới sự phân hóa xã hội do chính sách hoặc xung đột xã hội do chính sách

2.1.2.2 Khái niệm quản lý đất đai đô thị

Hiện nay, khái niệm đất đai có nhiều cách định nghĩa khác nhau Hiểu theo cách đơn giản, đất đai là khoảng không gian cho các hoạt động con người được thể hiện ở nhiều dạng sử dụng đất khác nhau Ngày nay, đất đai được hiểu bao gồm các vật thể được gắn liền trực tiếp với bề mặt đất, kể cả những vùng bị nước bao phủ Đất đai bao gồm vô số các tính chất tự nhiên trừu tượng, từ các quyền lợi đối với sự phát triển hay xây dựng trên đất, cho đến nước ngầm, khoáng sản và các quyền lợi liên quan đến việc sử dụng và khai thác chúng

Theo Điều 55 Luật đất đai 1993 và điều I nghị định 88/CP ngày 17/8/1994

của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng, an ninh quốc phòng và các mục đích khác Đất ngoại thành ngoại thị

xã đã được quy hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng là đất đô thị và được sử dụng như đất đô thị2

Khi xác định đất đai theo ranh giới hành chính, đất đô thị bao gồm nội thành, nội thị một cách hữu cơ về chức năng cơ sở hạ tầng và cơ cấu không gian quy hoạch

đô thị, các vùng đất sẽ được đô thị hóa nằm trong phạm vi ranh giới quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Xét theo nghĩa hẹp, đất đô thị là sản phẩm của sự biến đổi sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất sử dụng trong công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, văn hóa… Theo hình thức phát triển đất của các khu vực mới, đất đô thị còn bao hàm cả sản phẩm của quá trình cải tạo khu vực đất cũ Đất của khu vực mới mở rộng diện tích sử dụng đất đô thị để gia tăng khả năng cung cấp cho các nhu cầu kinh tế của đất đô thị Sự chuyển đổi này bao gồm hai mặt: (1) tiến hành trưng dụng đất, chuyển phương hướng sử dụng đất từ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp thành

2 http://www.moj.gov.vn/ (trang web của Bộ Tư pháp, mục hệ thống văn bản quy phạm pháp luật)

Trang 39

đất chuyên dùng để phát triển đô thị; (2) tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

kĩ thuật để chuyển đổi đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trở thành đất đô thị

Quản lý đất đai đô thị là phương pháp khiến cho tài nguyên đất đai được sử dụng hiệu quả Quản lý đất đai đô thị bao gồm rất nhiều các biện pháp, hoạt động quản lý khác nhau, như điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất đô thị; quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị; giao đất, cho thuê đất, thu hồi và đền bù đất đô thị; ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đô thị; đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị; làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đô thị; thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm

2.2 Nguồn sử liệu tiếng Pháp về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời

kỳ thuộc địa lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

2.2.1 Khối hồ sơ tài liệu tiếng Pháp về đất đai đô thị Hà Nội

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là một trong bốn trung tâm trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, có chức năng sưu tầm, thu thập, bổ sung; bảo quản

và tổ chức sử dụng tài liệu Nguồn tài liệu lưu trữ tại đây tập trung vào hai khối tài liệu chủ yếu là khối tài liệu Hán - Nôm và khối tài liệu tiếng Pháp

Khối tài liệu tiếng Pháp được hình thành trong các cơ quan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương và các Sở chuyên môn của chính quyền thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ Hiện nay, khối tài liệu tiếng Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I được chỉnh lý, phân loại thành 40 phông tài liệu khác nhau, gồm hàng chục nghìn đơn vị hồ sơ mang tính chất đặc thù, riêng biệt của lưu trữ Hiện nay, khối hồ sơ tài liệu tiếng Pháp về đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc địa được lưu trữ cơ bản tại các Phông tài liệu sau:

2.2.1.1 Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương

Phủ Toàn quyền Đông Dương là cơ quan tối cao trong hệ thống bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương, được thành lập vào năm 1887 Khối tài liệu lưu trữ thuộc Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương chính là những tài liệu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của bộ máy chính quyền này tính từ năm 1889 đến 1945

Khối lượng tài liệu tại phông này rất đồ sộ, nhưng phần lớn tài liệu đã được chuyển về Pháp theo thỏa ước ngày 15/06/1950 ký giữa Quốc trưởng Quốc gia Việt

Trang 40

Nam là Bảo Đại và đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp là Léon Pignon Số lượng tài liệu còn lại 8.145 hồ sơ, sau đợt chỉnh lý năm 1998 đã tăng lên thành 10.513 hồ sơ [9, tr.23]

Hồ sơ lưu tại phông Phủ Toàn quyền Đông Dương bao gồm các loại:

- Các văn bản pháp quy, các công văn trao đổi, nhân sự: Tổ chức nhân sự người Âu và người bản xứ trong các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương, tuyển mộ nhân viên, lương, phụ cấp, tiền thưởng, hưu trí, nghỉ phép, an dưỡng

- Tổ chức chính quyền Trung ương: các văn bản về mối quan hệ giữa các xứ thuộc Liên bang Đông Dương, sắc lệnh và nghị định về chức năng quyền hạn của Toàn quyền Đông Dương, tổ chức hành chính của Phủ Toàn quyền Đông Dương, kiện tụng hành chính, kiểm duyệt báo chí

- Tổ chức chính quyền địa phương: hồ sơ về địa chí một số tỉnh; chính trị (quan hệ ngoại giao, báo cáo về các phong trào đấu tranh của người bản xứ, chính quyền bản xứ, an ninh, nhập cư, báo chí ); tư pháp; công chính; mỏ; đường sắt, vận tải bộ và đường không; bưu điện

Đối với vấn đề ruộng đất, các hồ sơ trong Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương được đánh số ký hiệu M Tuy nhiên, khối lượng hồ sơ liên quan đến ruộng đất của đô thị Hà Nội ở phông này không nhiều, chỉ có 12 hồ sơ, trong đó có 06 hồ sơ

đề cập trực tiếp tới Hà Nội Ví dụ: hồ sơ số 4012, Occupation de l'immeuble de la rue

Charles Coulier par le Cercle sportif Annamite de Hanoi (Câu lạc bộ Thể thao An

Nam ở Hà Nội sử dụng tòa nhà nằm trên phố Charles Coulier (phố Khúc Hạo ngày nay) làm trụ sở) Ngoài ra, 06 hồ sơ còn lại nêu lên các vấn đề chung bao quát, trong

đó có đề cập tới Hà Nội Ví dụ như hồ sơ số 7712, Droit d'acquisition par les

étrangers des biens immobiliers situés en Indochine (Quyền thụ đắc bất động sản ở

Đông Dương đối với người nước ngoài), nội dung nêu rõ những quy định áp dụng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng

Ngày đăng: 22/05/2018, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w