1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO TRÌNH MÔN HÁN NÔM

71 542 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 413,5 KB

Nội dung

Ở đây, tự được dùng với hàm nghĩa rộng hơn: tự là chữ nói chung, là một đơn vị của hệ thống văn tự Hán.. Như đã nói, tự là chữ có kết cấu đơn giản, thuầnnhất, là một đơn vị văn tự dược b

Trang 1

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ PHÁP HÁN VĂN CỔ

I SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA TỰ VÀ TỪ

Văn tự Hán ngữ được chia thành hai loại: văn 文

và tự 文 Vănlà loại chữ có kết cấu đơn giản, tự là loại chữ

có kết cấu phức tạp Ở đây, tự được dùng với hàm nghĩa rộng hơn: tự là chữ nói chung, là một đơn vị của hệ thống văn tự Hán.

Như đã nói, tự là chữ có kết cấu đơn giản, thuầnnhất, là một đơn vị văn tự dược biểu thị bằng một âm tiếtnhất định, là đơn vị của chữ viết Trong khi đó, từ 文 là mộtđơn vị ý nghĩa, nó phải có ý nghĩa, là những chữ có kết cấuphức tạp, từ là đơn vị của ngôn ngữ Xét mối quan hệ giữa

tự và từ, ta có thể nhận thấy chúng có một số mối quan hệsau:

- Một tự có thể là một từ, khi đó nó phải thông nhất ở

ba bình diện hình thể, âm đọc và ý nghĩa Ví dụ: 文 Nhật:

mặt trời, 文 Nguyệt: mặt trăng, 文 Minh: sáng

- Một tự có thể trở thành một phần của từ Ví dụ: 文Tất trong 文 文 Tất suất (con dế), 文 Bồ trong 文 文 Bồ đào (quả nho) Khi đó, một tự là một tập hợp nét nhất

định, biểu thị một âm tiết nhất định, co thể có nghĩa như 文Nhân và 文 Nghĩa trong từ 文 文 Nhân nghĩa, cũng có thể vônghĩa như 文 Bồi trong từ 文 文 Bồi hồi, hoặc có thể không

Trang 2

còn giữ được nguyên nghĩa như 文 Quân hoặc 文 Tử trong từ

文 文 Quân tử, 文 Tiểu hoặc 文 Nhân trong từ 文 文 Tiểu nhân

Tóm lại, Tự là đơn vị văn tự, từ là đơn vị ý nghĩa Vìvậy, với những đặc trưng cố hữu của ngôn ngữ văn tự Hán,chúng ta phải bắt đầu từ tự để tìm hiểu về từ Hán ngữ là cổ

là một ngôn ngữ đơn lập, văn tự Hán thuộc loại chữ viếtbiểu ý, ghi âm tiết Do đó, mỗi chữ Hán thường là một từ

Ví dụ: 文 Nhân (nguyên cớ), 文 Khi (khinh mạn), 文 Thu (mùathu) Mỗi chữ trong các ví dụ đã nêu đều biểu thị ở 03phương diện Hình 文 – Âm 文 – Ý 文 Đối với các ví dụ như

文 文 Bồ đào, 文 文 Tỳ bà, 文 文 Tất suất, 文 文 Bồ bặc (bò lổm

ngổm) xét trong mối tương quan kết hợp tạo nên từ chúngchỉ có thể là những ký hiệu biểu âm đơn thuần, không cầnthiết phải tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa

II TỪ ĐƠN ÂM VÀ TỪ ĐA ÂM

1 Từ đơn âm: là những từ chỉ có một âm tiết và

được biểu thị bằng một tự, do đó nó còn được gọi là mộtđơn vị văn tự âm tiết

Ví dụ:

文 Nhân (người) 文 Thủ (tay)

文 Túc (chân)

文 Sơn (núi) 文 Hà (sông) 文 Tiên (tiên)

文 Ngã (ta) 文 Nễ (anh) 文 Tha (anh ấy)

文 Đại (đời) 文 Cao (Cao) 文 Thiên (trời)

文 Quan (quan) 文 Phúc (phước) 文 Bang (nước)

Trang 3

Trong Hán ngữ, từ đơn âm chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt

số lượng Tình trạng này đã đưa đến một hiện tượng ngônngữ như sau: Phần lớn Hán tự thời trước đều là những đơn

vị hoàn chỉnh, có đầy đủ cả ba mặt Hình thể – Âm đọc – Ýnghĩa Rất nhiều từ đơn âm thuộc loại này đã đi vào kho từvựng cơ bản của ngôn ngữ Hán, bảo tồn được ý nghĩanguyên thuỷ của nó cho đến ngày nay Thí dụ như:

文 Khán (trông, xem); 文 Kiến (nhìn thấy) 文 Thủ (lấy);

文 Trẫm (ta, tiếng vua tự xưng)

2 Từ đa âm: là những từ gồm có hai âm tiết trở lên hay

được biểu thị bằng hai đơn vị văn tự - âm tiết trở lên

Ví dụ:

文 文 Tỳ bà 文 文 Tất suất 文 文 Bồ đào

文 文 Nguyên tiêu 文 文 Quân tử 文 文 Tiểu nhân

Về từ đa âm, chúng ta cần lưu ý một số điểm nhưsau:

- Tuyệt đại bộ phận từ đa âm trong Hán ngữ đều là từsong âm (từ có hai âm tiết) Từ gồm ba âm tiết hoặc ba âmtiết trở lên rất hiếm, phần lớn đều là những từ phiên âm, từghi tên người, tên đất, từ ghi tên các danh hiệu, chức tướchoặc từ có nguồn gốc ngoại lai

- Theo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ, nhiều từ đa âm

đã được sử dụng như từ đơn âm bằng cách bỏ bớt âm tiết.Chẳng hạn như, người ta dùng chữ 文 Lân để thay thế cho từ

文 文 Kì lân (một loại thú trong thần thoại Trung Hoa), 文 Sư

Trang 4

thay cho 文 文 Sư tử Hiện tượng này thường xuyên xảy ra

trong ngôn ngữ thơ ca, văn xuôi có đối, có vần

III TỪ ĐƠN VÀ TỪ GHÉP

Căn cứ vào mức độ đơn hay phức tạp trong ý nghĩa

nội hàm của từ, các nhà nghiên cứu cổ Hán ngữ đã phânchia thành từ đơn và từ ghép:

1 Từ đơn: là những từ có kết cấu đơn thuần, thông

thường có một âm tiết, do một tự biểu thị

Ví dụ: 文 Tử (màu tím) 文 Ốc (cái nhà) 文 Môn (cửa)

文 Ngô (ta, tôi) 文 Mã (ngựa) 文 Hầu (khỉ)

Điều cần phải lưu ý là, từ đơn không phải là từ đơn âm Cónhững từ đơn là từ đa âm Trước hết, đó là những từ có gốcgác rất cổ xưa hoặc có nguồn gốc ngoại lai như: 文 文 Tất suất, 文 文 Kì lân, 文 文 Sát – na(khoảng khắc)

Ngoài ra, đại bộ phận từ đơn đa âm là từ láy, cụ thể nhưsau:

- Từ láy hoàn toàn: 文 文 Tiêu tiêu (tiếng ngựa hí, tiếng gió

rít), 文 文 Hạo hạo (rộng mênh mông), 文 文 Liễm liễm (nướcđộng sóng sánh), 文 文 Tiên tiên (nước chảy ve ve), 文 文 Trạc

trạc (sáng sủa)

- Từ láy bộ phận:

+ Láy phụ âm đầu (song thanh 文 文): 文 文 Linh lung (tiếng

ngọc kêu), người Việt dùng để chỉ ánh sáng đẹp hoặc 文

文 Bồ bặc (bò lổm ngổm)

Trang 5

+ Láy phần vần (điệp vận 文 文): 文 文 Bồi hồi (đi đi, lại lại,

quanh co, không tiến lên được), người Việt dùng để chỉ tâmtrạng lo lắng, bồn chồn

2 Từ ghép: là những từ có kết cấu không đơn thuần,

phần nhiều là do hai từ kết hợp với nhau mà tạo thành Cácthành tố của từ ghép có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa.Căn cứ vào phương thức cấu tạo, người ta chia từ ghéptrong Hán ngữ cổ thành nhiều loại khác nhau, cụ thể nhưsau:

- Từ ghép trùng lặp: loại từ gép này do hai từ đơn

giống nhau hoàn toàn về hình – âm – ý ghép lại và mang ýnghĩa chung hoặc mang ý nghĩa toàn thể, liên tục, lặp đi lặplại

Trang 6

ghép trùng lặp và từ láy hoàn toàn (từ đơn đa đa âm) Cụthể của sựu phân biệt này là: Với từ ghép trùng lặp, nếutách hai yếu tố này ra thì mỗi yếu tố đều có ý nghĩa giốnghoặc tương tự, gần giống với nghĩa chung của toàn từ Vídụ: 文 文 Tiêu tiêu (tiếng ngựa hí, tiếng gió rít), nếu tách rời

ra thì 文 Tiêu sẽ mang một ý nghĩa khác hẳn, 文 Tiêu là tên

của một loại cỏ Người ta không thể căn cứ vào ý nghĩa gốc

của từ này để tìm ra ý nghĩa của toàn từ láy Tiêu tiêu.

- Từ ghép đẳng lập:

a.Từ ghép đẳng lập là những từ ghép có sự kết hợp hai từ

có ý nghĩa giống nhau, gần giống nhau hoặc trái ngượcnhau tạo thành một ý nghĩa chung Loại từ ghép này cóhàm nghĩa “nói chung”, “chỉ chung” hoặc tăng cường sắcthái ý nghĩa

文 文 Tầm mịch (tìm kiếm) 文 文 Hí lộng (đùa

giỡn)

Trang 7

文 文 Hiển trứ (rõ ràng, nổi bật) 文 文 Hiểm trở (gian nan)

GS Đặng Đức Siêu đã nhận xét rằng: Có lẽ đây là phương thức cấu tạo từ ghép xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất trong Hán ngữ cổ Sự xuất hiện những từ ghép loại này một mặt đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về mặt chính xác, tinh tế của sinh hoạt ngôn ngữ Mặt khác, chúng cũng góp phần giải quyết sự hỗn loạn rắc rối do quá nhiều từ đơn âm, đồng âm dị nghĩa gây ra.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng, những thành tốcấu tạo từ ghép loại này có thể xuất hiện với tư cách là một

từ đơn Chẳng hạn như: từ 文 文 Bằng hữu (bạn bè nói

chung) nhưng 文 Bằng và 文 Hữu vẫn có thể đứng riêng độclập với những sắc thái khác nhau 文 Bằnglàbạn bè cùng

chung chí hướng; 文 Hữu là bạn bè quen biết, ngoài ra nó

còn có thể mang nghĩa như một động từ “làm quen, kếtbạn”

b Trong từ ghép đẳng lập, có một số từ kết hợp từnhững từ trái nghĩa nhau:

+ Tạo nên nghĩa chung, bao gồm ý nghĩa của cả haithành tố

Ví dụ như:

文 文 Nam nữ (trai gái) 文 文 Bỉ thử (đó đây)

+ Tạo nên nghĩa riêng biệt, tức là tạo nên nghĩa mới, khôngbao gồm nghĩa riêng của từng thành tố

Ví dụ như: 文 文 Tả hữu (kẻ thân cận)

Trang 8

+ Nghĩa của một thành tố trở thành ý nghĩa chung của từghép.

Trang 9

文 文 Quốc vương (vua) 文 文 Hành khất (ăn mày)

Trong từ ghép chính phụ danh từ của tiếng Hán cổ,yếu tố chính thường nằm ở phía sau

Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ cầnlưu ý: Từ tố tham gia cấu tạo từ ghép đẳng lập phải cùngmột loại từ (danh, động, tính, )

Ví dụ như:

文 文 Thiên hạ (nhân dân và đất đai dưới gầm trời)

文 文 Quả nhân (người ít đức, tiếng vua tự xưng)

文 文 Phong kiến (một kiểu chế độ xã hội)

Đặc điểm của từ ghép loại này là những nhóm từđược rút gọn lại Hai chữ 文 文 Thiên hạ là do cụm từ 文 文 文

文 Phổ thiên chi hạ(toàn bộ nhân dân và đất đai dưới gầm

trời này) rút gọn mà ra Tương tự, 文 文 Quả nhân do cụm từ

文 文 文 文 Quả đức chi nhân (kẻ ít phúc đức này, lời nói nhún

nhường của vua chúa thời xưa) hay 文 文 Phong kiến là do

Trang 10

cụm từ 文 文 文文 Phong tước kiến địa (ban chức tước và xâydựng thái ấp riêng) nói gọn thành.

Nếu ta tách rời từng thành tố mà suy xét thì chúng ta sẽkhông thể đi đến nghĩa chung của từ này

(Xem tiếp phần sau )

(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] | Bản in

[ GIÁO TRÌNH ] 20 August, 2011 13:55 GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

(Xem tiếp phần sau )

(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] | Bản in

[ GIÁO TRÌNH ] 20 August, 2011 13:52 GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

3 Phân tích một số bộ thủ:

Nhìn chung, hệ thống 214 bộ thủ giúp chúng ta cóđược một cái nhìn toàn diện hơn về kho từ vựng phức tạp

và có thể hệ thống hoá đại bộ phận văn tự Hán một cáchđơn giản, gọn gàng

Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích một số bộ thủthông dụng nhất:

- 文 Nhân: Viết bên trái thành 文, nói chung thường

gắn với những chữ có liên quan đến con người Ví dụ như:

文 Nhân (lòng thương người); 文 Hưu (nghỉ ngơi);

文 Bạn (bạn); 文 Tuấn (người tài giỏi); 文 Kiệt (tài giỏi phi

thường); 文 Nho (đạo Nho, người có học)

Trang 11

- 文 Mộc: Nói chung thường liên quan đến cây cối, đồ

lâu năm, cổ thụ); 文 Mai (cây mơ); 文 Đào (cây Đào);

文 Chi (cành nhánh)

- 文 Thuỷ: Viết bên trái thành 文, nói chung thường

liên quan đến nước Ví dụ như: 文 Giang (sông);

文 Hà (sông); 文 Trì (ao), 文 Khê (khe suối); 文 Thanh (nước

文 Thiển (nước cạn)

- 文 Thổ: Ý nghĩa thường liên quan đến đất đai Ví dụnhư: 文 Thành (bờ tường thành); 文 Bồi (đắp đất thêm);

文 Cơ (nền móng); 文 Luỹ (hào luỹ, thành luỹ)

- 文 Tâm: Viết bên trái thành 文, về cơ bản là thường

liên quan đến suy tư, tình cảm Ví dụ như: 文 Tư (suy nghĩ);

文 Ân (ơn nghĩa); 文 Bi (buồn thảm); 文 Ái (yêu thương);

文 Hận (thù nhau); 文 Tích(thương tiếc)

- 文 Thảo: Viết trên đầu thành 文, nói chung thường

liên quan đến cỏ cây Ví dụ như: 文 Thảo (cỏ),

文 Phương (mùi thơm của cỏ cây); 文 Diệp (lá); 文 Lạc (lá

rụng); 文 Đài (rêu xanh)

- 文 Vũ: Ý nghĩa của nó thường liên quan đếnn hiện

tượng tự nhiên là mưa Ví dụ như: 文 Vân (mây);

文 Lôi (sét); 文 Tuyết (tuyết trắng); 文 Sương (sương giá);

文 Điện (chớp)

- 文 Khiếm: Nhìn chung thường gắn liền với các hoạt

文 Ca (hát); 文 Ẩm(uống); 文 Hoan (vui vẻ)

Trang 12

- 文 Hán: thường gắn liền với những chữ có liên quan

sau mở rộng ra thành rắn rỏi)

- 文 Hoả: Có khi viết thành 文, ý nghĩa của nó thườnggắn với những chữ có liên quan đến lửa, đun nấu, nóng

文 Phanh (nấu); 文 Thục (nấu chín, chín)

- 文 Tẩu: Thường gắn với những chữ có liên quan đến

đi lại , ví dụ như: 文 Siêu (nhảy qua); 文 Việt (vượt qua);

文 Khởi (đứng lên, bắt đầu, lên cao, phát triển)

- 文 Sước: Có khi viết thành 文, khi tạo chữ thương

mang ý nghĩa vận chuyển, di chuyển ví dụ như: 文 Quá (điqua); 文 Tiến(tiến tới); 文 Thoái (lùi bước); 文 Truy (đuổi

theo); 文 Nghinh (chào đón)

- 文 Phụ: Viết thành bộ 文 khi ở bên trái chữ, vốn có

nghĩa là núi đất, thường gắn với những chữ có liên quan

文 Trở (đường qua đồi núi khó khăn); 文 Hiểm(đường đồi

gập gềnh); 文 Giai (bậc thềm); 文 Trắc (trèo lên cao)

VI CÁCH VIẾT CHỮ HÁN (QUY TẮC BÚT

THUẬN)

1 Khái niệm nét bút trong quy tắc bút thuận:

Trang 13

Khi ta đặt bút xuống và nhấc bút lên thì được tính là

một nét Trong quy tắc bút thuận Hán văn có 08 nét cơ bản:

Trong Hán văn cổ có 06 cách viết cơ bản:

- Trên trước dưới sau: 文 Nhị; 文 Tam

- Ngang trước sổ sau: 文 Thập; 文 Đinh

- Giữa trước hai bên sau: 文 Tiểu; 文 Nhạc

- Trái trước phải sau: 文 Xuyên; 文 Tình;

文 Trì

- Ngoài trước trong sau: 文 Nguyệt;

文 Đồng; 文 Võng

- Phẩy trước mác sau: 文 Bát; 文 Nhân; 文 mộc

- Vào trong đóng lại: 文 Nhật; 文 Hồi; 文 Viết

Trang 14

VII CÁCH THỨC TRA TỪ ĐIỂN

Về cách thức tra từ điển, tự điển Hán văn, từ trước

đến nay có nhiều cách tra khác nhau, phổ biến nhất là haicách tra cứu sau:

1 Tra theo nét bút: Ta đếm tổng số nét của chữ, sau

đó tra trong biểu chữ Hán ở cuối hoặc đầu từ điển, tự điển,căn cứ vào số nét mà do tìm

2 Tra theo bộ thủ của chữ: Ta đến bộ thủ của chữ

có bao nhiêu nét, sau đó tra vào Tổng mục lục của từ điển

để do tìm số trang của bộ thủ, tiếp tục đến số nét còn lại củachữ và sau đó tìm chữ

(Xem tiếp phần sau )

(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] | Bản in

[ GIÁO TRÌNH ] 20 August, 2011 13:50 GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

113 文 文 Thị (Kì) Thần cúng tế, chỉ bảo

Bộ 6 nét

Trang 18

169 文 Môn Cửa hai cánh

Trang 21

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

2 214 bộ thủ thông dụng

(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] | Bản in

[ GIÁO TRÌNH ] 20 August, 2011 13:40 GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1 (TIẾP THEO)

IV HỆ THỐNG LỤC THƯ 文 文

Lục thư là sáu cách thành lập văn tự Trung Quốc, bao gồm: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá Cụ thể như sau:

1 Tượng hình 文 文: Đây là loại chữ vẽ hình dáng của vật

thể Sau hai biện pháp kết thằng và thư khế, loại chữ tượng

Trang 22

hình được tạo ra.Chữ tượng hình là nguồn gốc văn tự củaTrung Quốc nhưng không thể cho rằng tất cả văn tự củaTrung Quốc đều là chữ tượng hình.

Ví dụ:

- 文 đọc âm là Nhật (mặt trời)

- 文 đọc âm là Nguyệt (mặt trăng)

- 文 đọc âm là Xa (cái xe)

- 文 đọc âm là Mộc (cái cây)

- 文 đọc âm là Lữ (Lã) (Xương sống,

họ Lữ)

2 Chỉ sự 文 文: Còn gọi là lối Tượng sự 文 文 hay Xử sự 文 文.

Đây là thứ chữ mà khi ta nghĩ đến các nét của nó ta sẽ liêntưởng đến một ngụ ý nào đó Nói cách khác, loại này phảinhìn và xét đoán mới hiểu rõ được ý nghĩa thường dùng đểghi lại những từ có khái niệm trừu tượng không thể vẽ rađược

Trang 23

3 Hội ý 文 文: Còn gọi là chữ Tượng ý 文 文, đây là loại chữ

có nhiều phần ghép lại, mỗi phần có một nghĩa, nếu hợpcác nghĩa lại ta sẽ có được ý nghĩa của cả chữ Nói cáchkhác, loại chữ này kết hợp ý nghĩa của hai hoặc ba chữ đểtạo thành một chữ mới, ý nghĩa mới

- 文 Tịch + 文 Khẩu = 文 âm đọc là Danh (tên gọi)

- 文 Thu + 文 Tâm = 文 âm đọc là Sầu (buồn bã)

- 文 Khẩu + 文 Khuyển = 文 âm đọc là Phệ (tiếngchó sủa)

- 文 Khẩu + 文 Khẩu + 文 Khẩu = 文 âm đọc

là Phẩm (bình luận)

4 Hình thanh 文 文 : Đây là cách thức thông dụng

nhất trong các cách cấu tạo chữ Hán Loại chữ này do haithành phần cấu tạo ghép lại, một thành phần biểu ý, mộtthành phần biểu âm

Ví dụ:

- 文 bộ Thuỷ + 文 Dương = 文 đọc

âm Dương (Biển lớn)

Trang 24

- 文 bộ Thổ + 文 Thành = 文 đọc

âm Thành (bức tường thành)

- 文 bộ Kim + 文 Đồng = 文 đọc

âm Đồng (kim loại đồng)

- 文 bộ Tâm + 文 Trung = 文 đọc âm Trung (lòngtrung thành)

- 文 bộ Thảo + 文 Nha = 文 đọc

âm Nha(mần non)

- 文 Gia + 文 Mộc = 文 đọc

âm Giá (cái kệ sách)

- 文 bộ Thuỷ + 文 Hồ = 文 đọc âm Hồ (cái hồ

- 文 Giang thông nghĩa với 文 Hà (chỉ sông ngòi)

- 文 Ngã thông nghĩa với 文 Ngô (tôi, đại từ nhânxưng ngôi 1)

- 文 Tín thông nghĩa với 文 Thành (thành thực,

đáng tin cậy)

Trang 25

- 文 Trư thông nghĩa với 文 Thỉ (con heo, con

lợn)

- 文 Lão thông nghĩa với 文 Khảo (già)

6 Giả tá 文 文: Đây là phép tạo chữ bằng cách mượn

một chữ có sẵn, đọc âm khác hoặc đọc đúng âm nhưngmang ý nghĩa khác

Ví dụ:

- 文 đọc âm Trường : Dài

đọc âm Trưởng : Lớn

- 文 đọc âm Hảo : Tốt

đọc âm Háo, hiếu : Yêu thích

- 文 đọc âm Đạo (1) : Con đường

(2) : Đạo đức

(3) : Một khái niệm trongtriết học

- 文 đọc âm Thuyết : Nói

đọc âm Duyệt : Vui lòng

đọc âm Thuế : Thuyết phục

- 文 đọc âm Vạn (1) : Con Bò cạp

(2) : 10.000 (mười ngàn)

- 文 âm đọc Lai (1) : Tên 1 giống lúa

Trang 26

Như chúng ta đê biết, hệ thống Lục thư 文 文 chỉ giảiđâp những vấn đề liín quan đến việc phđn loại Hân tự 文 文dựa trín cơ sở của cơ cấu hình thănh vă nguyín tắc cấu tạo.Muốn sắp xếp, hệ thống hoâ kho chữ Hân cồng kềnh văphức tạp một câch hợp lí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi choviệc ghi nhớ, sử dụng, người ta đê xđy dựng một hệ thốngkhâc cụ thể vă chi tiết hơn.

Dựa văo kết cấu vă mối quan hệ giữa ba mặt hình thể

- đm đọc – ý nghĩa của văn tự Hân, Hứa Thận 文 文 đê chiatoăn bộ 9353 chữ Hân sưu tập được thănh 540 đơn vị vẵng gọi lă bộ Dưới mỗi bộ, ông xếp những chữ có liínquan với nhau trín một số phương diện nhất định năo đó.Đứng đầu mỗi bộ, ông lấy một chữ lăm tiíu biểu, gọi lă bộthủ Sự xâc lập 540 bộ chữ của Hứa Thận lă một cống hiến

có ý nghĩa lớn lao đối với ngănh Văn tự học 文 文 文 TrungQuốc 文 文 Nó mở đầu cho việc dùng hệ thống bộ thủ lăm

cơ sở để xếp đặt câc chữ trong từ điển, một câch sắp xếpthể hiện được nhiều nĩt đặc trưng độc đâo vă những mốiquan hệ nội tại của văn tự Hân

Trang 27

Đến đời Minh 文 文 (1368 – 1661), Mai Ứng Tộ 文 文 文, một nhà từ vựng học, đã sắp xếp lại các bộ chữ của HứaThận, chỉ giữ lại 214 bộ.

So với hệ thống 540 bộ, hệ thống 214 bộ có gọn gàngtiện lợi hơn Nhưng, trong việc sử dụng người ta vẫn cònthấy nhiều điều bất hợp lý Có những bộ quá nhiều chữ ítliên quan với nhau Có những bộ chỉ có một hai chữ, nhiều

khi vẫn phải quay về với hệ thống 540 bộ trong Thuyết văn giải tự 文 文 文 文 Tuy vậy, từ đời Minh trở lại đây, nói

chung các bộ từ điển, tự điển nếu xếp chữ theo bộ thủ vẫnlấy 214 bộ của Mai Ứng Tộ làm chuẩn

Phần lớn các bộ thủ của 214 bộ đều là chữ Tượng hình 文 文 và gần như hầu hết được dùng làm kí hiệu chỉ ý của chữ hình thanh 文 文 Trong tình hình chữ hình thanh chiếm khoảng 90% tổng số chữ trong kho văn tự

Hán, việc tìm hiểu hệ thống bộ thủ có ý nghĩa thực tiễn tolớn Thông thuộc hệ thống bộ thủ, chúng ta sẽ có được một

cơ sở rất thuận lợi để ghi nhớ văn tự Hán về cả ba mặt hìnhthể - âm đọc – ý nghĩa

Một bộ phận chữ Nôm 文 cũng được cấu tạo theophương thức hình thanh và cũng dùng một số bộ thủ củavăn tự Hán làm ký hiệu chỉ ý Do đó, tìm hiểu kĩ các bộ thủcũng có ý nghĩa tích cực đối với việc nghiên cứu chữ Nômsau này

(Xem tiếp phần sau )

(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] | Bản in

[ GIÁO TRÌNH ] 20 August, 2011 13:35 GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1

Trang 28

GIÁO TRÌNH HÁN NÔM 1

BÀI 1: NGÔN NGỮ VĂN TỰ HÁN

I CHỮ HÁN LÀ GÌ ?

Theo GS Trần Trọng San, “chữ Hán 文 là thứ chữ do người Hán, một dân tộc ở Trung Quốc 文 文, một đất nước ở phía Bắc Việt Nam 文 文 sáng chế ra Gọi chữ Hán là chữ Nho vì đó còn là công cụ dùng để truyền bá đạo Nho Vào triều đại nhà Hán 文 文(206 TCN – 220), người Hán đã tổ chức nhiều đội quân đi xâm lược các nước xung quanh Người các nước bị xâm lược này gọi người Trung Quốc là Hán nhân 文 文.

Từ đời Nguỵ 文 (220 – 280), Tấn 文 (265 – 420) trở đi, người Trung Quốc tự xưng là Hán tộc 文 文 và gọi con trai là Hán

tử 文 文 hay Hán 文 Ngôn ngữ mà họ sử dụng được gọi là Hán ngữ 文 文, văn tự mà họ sử dụng gọi là Hán tự 文 文 Đó

là một thứ chữ được cấu tạo bởi các nét, không viết dài ra

mà thu gọn thành khối vuông, hình dạng đặc biệt”

(Theo Hán Văn 文文, Nxb TP HCM, tr.11)

Cùng với học thuyết của đức Khổng tử 文 文(khoảng

551 – 479 TCN), chữ Hán được truyền sang Việt Nam,Triều Tiên 文 文, Nhật Bản 文 文 Chữ Hán truyền sang ViệtNam còn được gọi là chữ Nho 文, tức là thứ chữ mà các nhàNho sử dụng để truyền bá tư tưởng Khổng Mạnh 文 文 ChữHán do người Việt phát âm theo giọng nói của người Việtgọi là tiếng Hán – Việt 文 - 文

Trang 29

Ngày nay, khi đề cập đến chữ Hán, phải phân biệt hailối văn: lối văn bác học trong sách xưa được gọi là cổ văn 文

文 hay văn ngôn 文 文, thường gọi là tiếng Hán cổ; lối vănbình dân gần như lời nói thường, được dùng ngày nay ởTrung Quốc, gọi là Bạch thoại 文 文 (ngôn ngữ văn học Hánngữ thời kỳ cận đại, phát triển từ thế kỷ VII)

II MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỮ HÁN VÀ NGỮ VĂN VIỆT NAM

Theo GS Nguyễn Tri Tài, trong Giáo trình tiếng Hán (tập

1: Cơ sở), mối quan hệ giữa chữ Hán và Ngữ văn Việt Namđược thể hiện qua một số phương diện như sau:

1 Quan hệ minh bạch, ảnh hưởng

Nhìn chung, địa vị của chữ Hán khá quan trọng trong lịch

sử hình thành ngôn ngữ văn học dân tộc Trước khi xuấthiện chữ Nôm, bên cạnh văn học dân gian, người Việt đãdùng chữ Hán để diễn đạt tư tưởng và tình cảm của mình

Dù về sau văn học quốc ngữ đã thịnh hành, chữ Hán vẫncòn được tiếp tục sử dụng trong sáng tác

Chữ Hán còn là một yếu tố quan trọng trong tiếng Việt TừHán Việt (đơn hoặc phức) chiếm một tỷ lệ khá lớn trongngôn ngữ Việt

Dựa trên cơ sở mối quan hệ tương hỗ và mô phỏng, chữHán còn được xem là nguyên liệu chính để cấu tạo nên chữNôm, một thứ chữ riêng biệt của người Việt Vì chữ Nômxuất phát từ chữ Hán, muốn học chữ Nôm, trước tiên phảibiết qua chữ Hán

2 Tinh thần độc lập

Trang 30

Khi tiếp xúc với chữ Hán, người Việt có một lối đọc riêng,không giống như tiếng Trung Quốc.

Trong lĩnh vực sáng tác và giao tiếp, ông cha ta cũng cómột lối diễn đạt riêng, không hẳn hoàn toàn rập khuônTrung Quốc về ý cũng như về lời

Ngoài từ Hán Việt, người Việt Nam còn biết lợi dụng chữHán để làm giàu thêm tiếng Việt bằng cách dựa vào đó màtạo thêm từ mới, vừa phong phú về ý nghĩa, vừa thích hợpvới lối cấu tạo từ của dân tộc

Ví dụ: Lớp trưởng, lớp phó, sách công cụ

3 Việc học chữ Hán

Dựa trên hai mối liên hệ trên và theo mục đích giáo dục,đào tạo của nhà trường là đào tạo sinh viên về mặt khoahọc cơ bản, chúng ta có thể ước định cho việc học chữ Hánmột mục đích yêu cầu và phương hướng như sau:

- Về mục đích yêu cầu là đào tạo cho sinh viên một căn bảnchữ Hán để có thể làm công việc nghiên cứu sau này

- Về phương hướng học tập, học chữ Hán qua thơ văn dongười Việt sáng tác bằng Hán văn Tăng cường khả năngđọc hiểu chữ Hán qua các tác phẩm thơ văn Trung Quốc

III LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỐ LƯỢNG CHỮ HÁN

1 Lịch sử hình thành chữ Hán

Ngôn ngữ của Trung Quốc đã có từ rất lâu nhưng mãi đếnthời kỳ Ân – Thương 文 - 文 (Thế kỉ XIV TCN), người ta

Trang 31

mới thấy mần mống của chữ viết phát triển thành một hệthống văn tự hoàn chỉnh nhờ vào những mảnh xương thú vàmai rùa được đào ở vùng Ân Khư 文 文 (Làng Tiểu Đồn,huyện An Dương) – Hà Nam 文 文 – Trung Quốc vào năm

1899 Những thứ chữ được ghi chép trên xương thú và mai

rùa đó được giới nghiên cứu gọi là Giáp cốt văn 文 文 文

Người ta ước đoán rằng trong Giáp cốt văn có khoảng 3000chữ

Thiên Hệ từ 文 文 trong Dịch kinh 文 文 có chép rằng: “Đời

thượng cổ, người ta nắt nút dây để tìm hướng Các bậc thánh nhân đời sau mới thay bằng thư khế 文 文 ” Căn cứ

vào sử liệu cũ, chữ Hán ra đời cách đây khoảng 3000 năm,trước khi chữ Hán ra đời, người Trung Quốc cổ xưa đãdùng 2 biện pháp cơ bản để ghi nhớ sự việc và truyền đạt

tin tức: Kết thằng 文 文 (thắt nút dây) và thư khế 文 文 (khắc

vạch) Sách Sử ký 文 文 của Tư Mã Thiên 文 文 文 đời Hán 文 文

có nhận định: “người ta lập ra thư khế là để thay thế cho

kết thằng ” LờiChú sớ 文 文 của sách Chu Dịch 文 文 có

dẫn lời của Trịnh Huyền 文 文: “việc lớn thì thắt nút lớn, việc

nhỏ thì thắt nút nhỏ ”.

Theo cổ sử, vua Phục Hi 文 文 đã chế ra Bát quái 文 文 rồinhân đấy đấy đặt ra chữ viết Tuy nhiên, theo các tài liệukhảo cổ có được hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìmthấy được những dấu vết gì của sự sáng tạo ấy Một số tàiliệu khác cho rằng, từ thời Hoàng đế 文 文 (ông làm vua từnăm 2679 – 2598 TCN), người Trung Quốc đã có chữ viết.Nhà cổ văn tự học đời Hán 文 文 Hứa Thận 文 文 trong bài Tự

文 của cuốn Thuyết văn giải tự 文 文 文 文 cho rằng: “Đời

Hoàng đế có một vị sử quan 文 文 tên Thương Hiệt 文 文 đã

Trang 32

dựa vào vết chân chim và thú để tạo ra chữ ” Tuy nhiên,

ông Tưởng Bá Tiềm 文 文 文 trong cuốn Văn tự học toản yếu 文 文文 文 文 cho rằng: “Thương Hiệt không phải là nhân

vật lịch sử Vì chữ Thương 文 (Shang) gần âm với chữ Sáng

文 (Chuang) Chữ Hiệt 文 (jie) gần âm đọc với chữ Khế 文 (qi) Hai chữ “Thương Hiệt” có thể đọc thành “Sáng khế” ” Vì vậy, ông kết luận sáng khế là đặt ra văn tự chứ

không phải tên người, do đó chữ viết chưa hẳn là có từ thờiHoàng đế

Gần đây, khi thành tựu khảo cổ học đạt đạt được những

bước phát triển vượt bậc, các nhà nghiên cứu Cổ văn 文 文

đã lấy Giáp cốt văn 文 文 文 (phát hiện năm 1899) và Chung đỉnh văn 文 文 文 làm những cứ liệu khảo sát đáng tin cậy

nhất Đây là những loại chữ được khắc trên các mai rùa,xương thú và một số cổ vật bằng đồng đen Những mảnhgiáp cốt nói trên được đào ơt kinh đô cũ của nhà Thương -

Ân 文 - 文 và theo những ghi chép của các triều vua, ta cóthể đoán định thời đại của Giáp cốt văn có niên đại từ đờivua Bàn Canh 文文 đến đời vua Đế Ất 文 文 (khoảng từ 1401– 1155 TCN) Căn cứ vào những cứ liệu ấy, người ta phỏngđoán xã hội Trung Hoa đến đời Ân mới có chữ viết Tuyvậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằngchữ viết Trung Quốc ra đời là thành quả sáng tạo của nhiềuthế hệ người lao động

Về diễn biến phát triển hình thể của chữ viết, từ khi ra đờicho đến khi hoàn thiện như hiện nay, người ta có thể phânchia thành 03 giai đoạn sau:

- Giai đoạn vẽ hình: chữ viết ở giai đoạn này là những hình

vẽ có thể đơn giản hoặc khá phức tạp

Trang 33

Ví dụ: Chữ Nhật : 文

Chữ Thuỷ: 文

Chữ Nguyệt: 文

- Giai đoạn vạch thành đường nét cụ thể: Chữ viết giai

đoạn này đã tiến dần đến chỗ đơn giản, rõ ràng hơn Một số

cơ cấu của chữ viết được quy thành những đường vạch, yếu

- Giai đoạn viết thành nét: Chữ viết ở giai đoạn này có

những kết cấu đơn giản, vuông gọn Nó đã gạt bỏ hoàn toànnhững yếu tố hình vẽ, xác lập một hệ thống thành phần cấutạo, gọi là nét và nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay

(khoảng thế kỷ thứ II SCN), bộ Thuyết văn giải tự 文 文 文

文 của Hứa Thận 文 文 đã thu thập được 9353 chữ Đến đờiThanh 文 文, trong bộ Khang Hy tự điển 文 文 文 文, người ta

Trang 34

thu thập được 40.000 chữ Hiện nay, người ta ước tính chữHán có khoảng 60.000 chữ Tuy số chữ nhiều như thếnhưng người Hán cho rằng chữ Hán là kết quả sử dụng vàkết hợp một số nét cơ bản.

3 Một số kiểu chữ cơ bản của chữ Hán trong lịch sử hình thành

Trong diễn trình phát triển của lịch sử văn tự Trung Quốc,

có thể nóiGiáp cốt văn 文 文 文 là hình thức đầu tiên Sau Giáp cốt văn là Khoa đẩu văn 文 文 文, Triện thư 文 文, Lệ thư 文 文, Hành thư 文 文,Chân thư 文 文 (Khải thư 文文)

rất phức tạp

Hoàng 文 文 文 , nó được phân chia thành hai loại cơ bản

là Đại Triện 文 文 và Tiểu Triện 文 文 Đại Triện là chữ được

sử dụng từ thời Tây Chu 文 và có lẽ từ thời Chu 文, đất nướcTrung Quốc đã có sự thống nhất về văn tự Tiểu Triện làthứ chữ ra đời sau khi Tần Thuỷ Hoàng 文 文 文 thống nhấtTrung Hoa 文 文 Người phụ trách công việc này là Lý Tư 文

文 và Triệu Cao 文 文, hai ông này đã căn cứ vào lối chữ Đại Triện mà tạo ra một lối chữ ít phức tạp hơn gọi là Tiểu

Triện Ngoài ra, từ đời Tần có lối Điểu Trùng Thư 文 文 文

viết giống hình con chim và sâu bọ

đời Tần 文 文 tạo ra Chữ Triện vốn dĩ rất khó viết, khó đọcnên cần phải có một sự cải tiến cho nó trở nên giản dị hơn.Lối chữ Lệ cũng từ chữ Giáp cốt, Chung đỉnh, Triện thưbiến hoá, cải tiến, giản lược mà ra Lúc đầu, hình thù của

Trang 35

chữ Lệ hơn tròn, về sau được cải tiến nên mới chuyển sanghình vuông.

triển đã xuất hiện lối viết chữ Thảo Theo Tưởng Bá Tiềm,chữ Thảo có thể đã xuất hiện từ thời Chiến quốc 文 文 ChữThảo được chia thành nhiều kiểu thức khác nhau:

- Triện Thảo 文 文 là lối chữ Triện nhưng viết nhanh.

- Lệ Thảo 文 文 hoặc Chương Thảo 文 文: là lối chữ Thảo viết

mỗi chữ riêng biệt, không dính liền nhau

- Kim Thảo 文 文 là lối chữ thảo mới, cách viết có

khác Chương thảo.Kim Thảo viết liền nhau.

- Cuồng Thảo 文 文 là lối chữ viết thảo của riêng từng

người

Trung 文 文 文 đời Hán căn cứ lối viết của Lệ thư mà tạo

ra Chân thư còn được gọi là Khải Thư 文 文 hay Chính

Thư 文 文 Đây là lối viết chữ rõ ràng, ngay ngắn

Tương truyền, loại chữ này do Lưu Đức Thăng 文 文 文 đờiHậu Hán 文 文 tạo ra Gọi là lối chữ Hành vì nó được lưuhành phổ biến

Gần đây, sau khi nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

ra đời, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã thống nhất văn tự và

giản lược một số chữ phồn thể 文 文 文 tạo ra một lối chữ mới là chữ giản thể 文 文 文 Đây là loại chữ hiện đang lưu

hành tại Trung Quốc đại lục

Ngày đăng: 22/05/2018, 08:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w