Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác./
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Mạnh Cường
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Thế Nhã - giáo viên hướng dẫn Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin cảm ơn Ban quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi triển khai đề tài nghiên cứu, cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần
xa và người thân đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Mạnh Cường
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.1.1 Châu Á 4
1.1.2 Châu Mỹ La Tinh 11
1.2 Ở Việt Nam 14
1.2.1 Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam 14
1.2.2 Hình thức quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam 14
1.2.3 Những nghiên cứu chính liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 22
2.1.1 Mục tiêu tổng quát: 22
2.2.2 Mục tiêu cụ thể: 22
2.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp 23
2.4.2 Xác định và lựa chọn địa điểm nghiên cứu 23
2.4.3 Xác định dung lượng mẫu (các hộ gia đình) điều tra 24
2.4.4 Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường 25
2.4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 25
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XĂ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 30
Trang 43.1.1 Vị trí địa lý 30
3.1.2 Địa hình, địa thế 30
3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 32
3.1.4 Đất đai 33
3.2 Về Kinh tế - Xã hội 34
3.2.1 Dân số 34
3.2.2 Lao động, việc làm, mức sống dân cư 34
3.2.3 Mức thu nhập bình quân đầu người 35
3.2.4 Cơ sở hạ tầng 35
3.3 Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu 37
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương 39
4.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 39
4.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội 40
4.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành 41
4.2.1 Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành 41
4.2.2 Những thuận lợi, hạn chế, nguy cơ và thách thức trong công tác BVR 48
4.2.3 Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng 51
4.2.4 Tiềm năng BVR của cộng đồng dân cư thôn, bản 57
4.2.5 Vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đến BVR 58
4.2.6 Phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan 64
4.3 Phong tục, tập quán, kiến thức có tác động tích cực, tiêu cực đến tài nguyên rừng 66
4.3.1 Canh tác nương rẫy 67
4.3.2 Khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống 68
4.3.3 Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ước, hương ước 68
4.3.4 Chăn thả gia súc trong rừng 69
Trang 54.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng tại
huyện Thạch Thành 70
4.4.1 Các giải pháp về chính sách 70
4.4.2 Các giải pháp về đào tạo tập huấn 75
4.4.3 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và dần xóa bỏ các tập quán không có lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng 76
4.4.4 Giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Tồn tại và kiến nghị 79
5.2.1 Tồn tại 79
5.2.2 Kiến nghị 80
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2012-2016 42
Bảng 4.2: Thống kê tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn 44
Bảng 4.3: Thống kê công trình, dụng cụ phục vụ công tác BVR 47
Bảng 4.4: Nguy cơ và thách thức trong BVR trên địa bàn 50
Bảng 4.5: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng 52
Bảng 4.6: Kết quả phân tích ảnh hường và tỷ lệ trung binh % của các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình 54
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình người Thái 56
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình người Kinh, Mường 56
Bảng 4.7: Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng thôn, bản trong công tác BVR 57
Bảng 4.8: Mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng của các bên liên quan 62
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ và quản lý TNR 28 Hình 4.1: Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR ở Thạch Thành 46
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng theo hình thức lâm nghiệp truyền thống không còn phù hợp Hình thức quản lý này chỉ phù hợp khi tài nguyên rừng còn nhiều, dân số ít, nhu cầu đòi hỏi của con người về lâm sản còn thấp hơn nhiều so với khả năng cung cấp của tự nhiên
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách và pháp chế lâm nghiệp Song các chính sách đó vẫn có phần không mang lại hiệu quả cao Những chính sách đó còn mang tính tách rời sự tham gia của cộng đồng, nhiều khi những văn bản pháp luật đó chỉ xuất phát từ lợi ích của Nhà nước mà không tính đến lợi ích của người dân và cộng đồng nên không được người dân ủng hộ và thực hiện Với cách quản lý và bảo vệ đó, người dân không thực sự là người làm chủ tài nguyên rừng nên không những không bảo vệ và phát triển được rừng mà rừng ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng Những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng trong những năm qua chủ yếu là do cách quản lý chưa hợp lý của Nhà nước Bên cạnh đó cũng do rất nhiều nguyên nhân khác như: Sự bùng nổ dân số làm tăng nhu cầu lương thực, chất đốt Do vậy người dân phải phá rừng để mở rộng diện tích đất canh tác và thoả mãn nhu cầu cho việc sử dụng chất đốt của họ và do tập quán du canh
du cư, đốt rừng làm nương rẫy của các dân tộc thiểu số
Thạch Thành là huyện nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, có diện tích rừng và đất rừng là 28.250,89 ha, trong đó: rừng đặc dụng 4.669,60 ha; rừng phòng hộ 6.526,14 ha; rừng sản xuất 17.055,15
Thạch Thành là một huyện vùng núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, nhìn chung thu nhập của người dân trên địa bàn huyện còn bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông - lâm nghiệp lạc hậu, nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp Hiện nay trên địa bàn huyện công tác quản lý bảo vệ rừng chủ yếu dựa vào Hạt Kiểm lâm Thạch Thành, chủ rừng nhà nước và Vườn quốc gia Cúc Phương, trong đó Hạt Kiểm lâm huyện đóng vai trò quan trọng
Trang 9Bên cạnh những nỗ lực để nâng cao diện tích rừng trồng, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên hiện có của huyện Thạch Thành, tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển rừng vẫn và đang xẩy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày tinh vi hơn Điều này khẳng định việc tìm hiểu vấn đề và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong cả nước là điều rất quan trọng và cấp bách hiện nay
Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá” nhằm góp phần bảo vệ hiệu quả hơn
diện tích rừng trên địa bàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Theo FAO, cộng đồng được định nghĩa như là “những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung” còn lâm nghiệp cộng đồng được định nghĩa là “Là bao gồm bất kỳ tình huống nào mà người dân địa phương tham gia vào hoạt động lâm nghiệp”
Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp của loài người Tuy nhiên sự thống trị của chế độ thực dân của người Châu Âu diễn ra trên diện rộng và kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý cây và rừng cổ truyền ở nhiều địa phương Chính sách thực dân đã đập tan các hệ thống quản lý cổ truyền về tài nguyên ở các địa phương cùng với những nguồn kiến thức bản địa về tài nguyên và
hệ sinh thái nơi đó Trong thời gian hậu thuộc địa, nhiều nhà quản lý sử dụng rừng vẫn chịu ảnh hưởng của những lực lượng từ bên ngoài và cũng góp phần không nhỏ trong việc làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới
Một thực tế mà chúng ta có thể kết luận rằng, khi mà các cộng đồng dân cư không phải là nhân tố tham gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy được trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý tài nguyên rừng thì ở đó tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng Khi chính phủ của các quốc gia giao quyền quản lý những khu rừng và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng, khi
đó những vấn đề như đói nghèo, suy thoái tài nguyên dần dần được đẩy lùi và cộng đồng địa phương sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng, thúc đẩy cho sự phát triển của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng
Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thể chế, cách tiếp cận, áp dụng công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý dựa vào rừng cộng đồng Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia
Trang 11- Tại Nepan việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và các tài sản khác thường gắn với các thôn bản nhỏ và hiu quạnh Khi tìm hiểu tính chất của việc quản lý tài nguyên rừng ở cấp thôn bản thì thấy chúng đều có những nét chung và chúng thường có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ Các chỉ tiêu về quy chế tổ chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của những người sử dụng là phần quan trọng nhất của tất cả những hệ thống quản lý rừng bản địa Và những hệ thống quản lý rừng bản địa này chỉ mới được xây dựng từ năm 1950 Từ năm đó tới nay Chính phủ Nepan đã có một thay đổi mạnh mẽ về thái độ đối với rừng vùng đồi, đây là một sự chuyển biến sâu sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hưởng của nó tới đời sống nông thôn ngày nay Đầu tiên là việc thi hành luật bảo vệ phát triển rừng thông qua hệ thống pháp luật của chính phủ, nhưng việc đó đã thất bại Sau đó đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho chính những người sử dụng chúng ở thôn bản
Arnold (1986) [23] đã trình bày những tiến bộ mà chính phủ Nepan đạt được khi tổ chức lâm nghiệp cộng đồng tại vùng đồi của Nepan thông qua dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng qua báo cáo “Quản lý tập thể rừng vùng đồi ở Nepan:
Dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng” Mục tiêu của dự án này là tăng thêm nguồn
Trang 12cung cấp củi, thức ăn gia súc, cỏ và gỗ thông qua việc trao trách nhiệm rộng hơn về quản lý và bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương Tài liệu này có nói tới một sáng kiến của Nepan đã đưa ra một khuôn khổ có khả năng vận dụng được để phát triển các hệ quản lý rừng sản xuất địa phương thích hợp với các nhu cầu hiện nay, khuôn khổ đó xây dựng trên các truyền thống và phương thức địa phương để quản
lý rừng cộng đồng Số liệu điều tra cho thấy rằng rừng được nhiều sự ảnh hưởng tốt khi có sự quản lý tích cực của người sử dụng địa phương Rừng được cải thiện rõ khi có sự kiểm tra thu hoạch của địa phương do các cộng đồng đề ra những quy định thời gian và các diện tích có hạn chế và các công cụ được phép sử dụng, ngược lại rừng tiếp tục bị thoái hóa khi chỉ có chính phủ đề ra các kiểm tra theo thường lệ như lệ phí mà người sử dụng phải trả và bài cây để chặt hạ Mặc dù những kinh nghiệm của chương trình này đến nay vẫn còn hạn chế nhưng những việc đã làm được của chương trình này cũng coi là một sự khởi đầu đáng phấn khởi
Hobley (1987) Lâm nghiệp cộng đồng không nên được định nghĩa bằng quy
mô hoặc sản phẩm cuối cùng mà ở chỗ là quyền đề xuất quyết định nằm ở đâu Sự tham gia và kiểm tra của dân trong việc thành lập, duy trì, hưởng lợi và phân phối các lợi ích là những lợi ích tiên quyết cho một chương trình lâm nghiệp cộng đồng đúng đắn Kết quả điều tra cụ thể tại hai thôn bản của Nepan thông qua Dự án lâm nghiệp song phương giữa Nepan và Australia là dân bản luôn luôn coi rừng là tài sản sở hữu của cộng đồng, tuy nhiên lâm nghiệp cộng đồng muốn có được những thành công thì cần phải có sự thay đổi sâu sắc về mặt xã hội tại Nepan
Theo Gilmour, D.A King, G.C và Hobley (1989) [23] đã mô tả hai kiểu động
cơ khác nhau nhưng song song tồn tại bên nhau trong phát triển lâm nghiệp ở Nepan đó là: “Phát triển lâm nghiệp hướng về trung ương” và “Phát triển lâm nghiệp hướng về người dân” Để nâng cao việc quản lý rừng công cộng có hiệu quả một số chương trình của Chính phủ Nepan đã phát triển theo hình mẫu “hướng về rừng” để khắc phục hiện tượng tàn phá rừng do sự tác động cộng hưởng của chính sách lâm nghiệp không hoàn chỉnh, áp lực của dân số và sự ô nhiễm môi trường Qua báo cáo của Leuschner, tác giả đã khẳng định rằng việc hợp tác giữa cư dân địa phương với cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để thành công trong các dự án phát
Trang 13triển lâm nghiệp cộng đồng và nó có thể trở lên dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm người dân đó vào việc lập kế hoạch phát triển địa phương Tiêu chuẩn chính cho sự thành công của dự án lâm nghiệp cộng đồng đó chính là việc quan tâm đến sự thích nghi một hệ thống quản lý cộng đồng với các điều kiện và nhu cầu của người dân địa phương
Tại Ấn độ, mặc dù quá trình hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích cho những thôn bản nằm xung quanh trung tâm chính trị Delhi thì nó cũng đã mang lại một sự bùng nổ về dân số, làm đảo lộn cân bằng tài nguyên và cũng dẫn tới sự tan rã của các tổ chức cổ truyền như các cộng đồng thôn bản Ngày càng có sự chuyển mạnh đất công từ sở hữu cộng đồng sang các phương thức sử dụng tư và cả sự chuyển thể đất công từ đất trồng trọt và chăn nuôi sang các phương thức sử dụng khác Kết quả
là diện tích đất hoang hóa ngày một gia tăng Trong thế kỷ 19, có tới 2/3 đất đai Ấn
độ đều đặt dưới sự kiểm tra của cộng đồng nhưng quá trình tư nhân hóa và nhà nước sung công đã làm giảm tỷ lệ đó Nhiều hình thức bản địa và cổ truyền của phương thức quản lý tài nguyên sở hữu công cộng đã bị suy yếu và tan rã, tuy nhiên chúng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp và trong đời sống của dân nghèo Do đó, để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng bền vững chính phủ Ấn độ cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách
và các sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng như hạn chế việc khuyến khích tiếp tục tư nhân hóa Vào đầu những năm 1970, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản để giảm sức ép đối với việc tàn phá rừng Trong khoảng 15 năm, Chính phủ đã đầu tư khoảng 400 triệu USD cho chương trình này Các vườn ươm được thiết lập với sự tham gia của người dân [23, T78, T57]
Tại bang Tây Bengal, quản lý rừng cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của những người dân nghèo vùng nông thôn, lâm nghiệp cộng đồng
đã ra đời từ những năm cuối của thập kỷ 90 Trên đất lâm nghiệp, Chính phủ và cộng đồng địa phương cùng quản lý các nguồn tài nguyên, sau đó các sản phẩm gỗ
sẽ được chia theo một tỷ lệ hợp lý, còn các sản phẩm phụ được giao cho cộng đồng
Trang 14sử dụng Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút người dân và lợi ích của người tham gia
Tại bang Madhya Prades đã trao một phần lớn quyền gia dụng đất của Nhà nước cho người dân mà không tiến hành thu lệ phí Đất quốc gia được mọi người tự
do chăn thả và không bị giới hạn trừ khi chính phủ hoặc hội đồng địa phương đòi lại
và dành cho một dự án đặc biệt khác Quyền hưởng thụ truyền thống cho phép người dân sống tại rừng được xác định là rừng bảo vệ chăn thả và thu hái đặc sản rừng không giới hạn ngay cả đối với những khu rừng còn được quy định là rừng cấm Chính phủ dành cho mình quyền được chặt hạ bất cứ loài cây và tre trúc quý giá nào hiện có trên đất tư Việc quản lý đất công hầu như hoàn toàn dành cho việc bảo vệ, việc phân chia quyền thu hoạch giữa nhà nước và người dân trên những miếng đất công đó [23, T63]
Theo lịch sử ở Ấn độ có nhiều loại rừng lăng miếu và chúng phục vụ nhiều mục đích tinh thần và tôn giáo Những rừng này đều được các tổ chức tôn giáo hoặc nhóm cộng đồng địa phương quản lý, đồng thời người dân địa phương ở Ấn độ đã bảo vệ được các đám rừng có diện tích từ 0.5 - 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó hình thành
từ những xã hội chuyên săn bắt và hái lượm và việc lấy bất kỳ một sản phẩm nào ra đều là cấm kỵ và nó cũng đã góp phần vào việc duy trì và mở rộng tài nguyên rừng [23, T65]
Ở đất nước này còn tồn tại khái niệm “Nistar” là quyền hưởng thụ cổ truyền các lâm sản như củi, gỗ và tre nứa Vào nửa cuối thế kỷ 19, theo thông tục ở Ấn độ mỗi làng được cấp một diện tích đất hoang hóa và đất rừng bằng hai lần diện tích đất canh tác của thôn bản Tất cả các diện tích rừng thừa ra đều được chỉ định là rừng cấm và được quản lý theo Luật lâm nghiệp Ấn độ
Guha (1989), Rừng núi không yên ổn: Thay đổi sinh thái và sự chống đối của nông dân tại Himalaya) cách đây trên một trăm năm, tại vùng đồi Himalaya phong trào quần chúng “ôm giữ lấy cây” (chipko) như là một cố gắng nổi bật của người dân địa phương để cứu vãn tài nguyên rừng đang bị suy sụp và chống lại chính sách
Trang 15của Chính phủ đã cho phép những người ngoài cuộc tới chặt hạ cây cối theo mục đích thương mại của họ
Theo Basu, N.G (1987) [23] đề nghị chính phủ cần có một chính sách lâm nghiệp mới cùng với một cách nhìn mới để ngăn chặn quá trình phát triển đồi trọc
và để lôi cuốn nhân dân tham gia vào phong trào tái sinh rừng
Việc phát triển cơ sở hạ tầng như mạng lưới đường giao thông đã là một cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm của các nguồn tài nguyên tự nhiên Cho dù đó là một sự phát triển lành mạnh, nhưng nó cũng đã tạo nên một sự tăng trưởng quá nhanh về mức độ khai thác tài nguyên Sự gia tăng dân số đã làm tăng áp lực đến đất đai hiện có làm cho diện tích đất có rừng giảm sút Hơn nữa, việc sử dụng quá mức, khai thác đất một cách lạm dụng cũng đã dẫn tới sự thoái hóa về chất lượng đất Kết quả là các diện tích rừng cộng đồng bị thu hẹp và không
có cơ chế quản lý hợp lý, đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng ở các vùng đất rừng cộng đồng nông thôn trong khi đó vai trò của rừng cộng đồng đối với đời sống của người dân nghèo vùng nông thôn chiếm một vị trí quan trọng
Khái niệm lâm nghiệp cộng đồng được xuất hiện đầu tiên tại nước này vào những năm 70 của thế kỷ 20 Các chương trình lâm nghiệp xã hội ở Ấn độ đã đạt được một ý nghĩa lớn trong việc phát triển nông thôn, Chương trình nhằm mục đích xây dựng nhiều rừng trồng trên “đất hoang hóa” tư nhân, công cộng hoặc nhà nước
ở các vùng nông thôn Tài nguyên rừng công cộng là tài nguyên rừng được các thành việc cộng đồng sử dụng chung, không phải trả lệ phí sử dụng, không ai có quyền sở hữu cá nhân hoàn toàn về chúng, có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc nâng cao và ổn định lợi tức, công ăn việc làm và sự sinh tồn của cộng đồng làng bản
Ấn độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả những sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ thì có sự khác nhau giữa các bang theo một tỷ lệ hợp lý Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút người dân
và lợi ích của người tham gia
Trang 16Mục đích của các chương trình lâm nghiệp xã hội tại Ấn độ tập trung giải quyết một số vấn đề như: Giúp đỡ dân nghèo và cố nông được quyền hưởng thụ các tài sản công cộng của thôn bản và đất đai của cơ quan lâm nghiệp trên đó họ có thể trồng các loài cây rừng và các loài cỏ thích hợp; Tuyển chọn các biện pháp kỹ thuật
có hiệu quả kinh tế cho từng khu sinh thái cụ thể; Tổ chức các cộng đồng địa phương để tiến hành phát triển có hiệu quả công tác lâm nghiệp xã hội
Tại Indonesia, người dân ở vùng Kalimanta có tập quán canh tác du canh, lúc ban đầu du canh được tiến hành tại các khu rừng tự nhiên, sau đó các diện tích rừng thứ sinh cũng được sử dụng, từng bước các hộ gia đình đã bắt đầu đòi hỏi quyền được sở hữu nương rẫy và đất bỏ hóa Với áp lực dân số ngày càng gia tăng những quyền lợi đó được mở rộng cho thế hệ tiếp theo Những nguồn lâm sản phụ như song mây, gỗ trầm hương và tổ ong đã có sự cạnh tranh và không thỏa hiệp về lợi ích giữa người dân địa phương và những người bên ngoài Tại miền Nam và Tây Sumatra, các thành viên cộng đồng có quyền thu hái lâm sản và mở nương làm nông nghiệp trên đất rừng của làng, trong đó một số đám rừng được giữ lại và không ai được đụng chạm tới chúng [23, T68, T76]
Tại Tiamor, Indonesia, tất cả đất đai được công khai xếp vào loại adapt tức là đều thuộc quyền sở hữu của địa chủ lớn địa phương, mãi cho tới cuối thế kỷ 20 những người nông dân mới được hưởng quyền sử dụng đất Vào những năm 1940
và 1950, tại huyện Amarasi, người ta đã đề ra nhiều bước để cải tiến việc quản lý đất đai Những biện pháp đó đều dựa trên bộ luật Adat và sau đó được luật lệ nhà nước củng cố để thi hành tại 64 thôn bản của huyện Chúng gồm có nghĩa vụ trồng các hàng cây Keo dậu (Leucaena leucocephala) theo các đường đồng mức trên các
lô nương rẫy trước khi bỏ hóa, và một phần sử dụng đất tách rời các khu canh tác với các khu lâm súc dành cho chăn thả [23, T83]
Mặc dù, thành công của các hệ quản lý tập thể được đảm bảo tốt nhất với những nhóm nhỏ, các ví dụ nêu trên cho biết rằng quản lý rừng cộng đồng cũng đã phát triển tại các cộng đồng lớn hơn Tuy nhiên, việc đó cũng đòi hỏi phải tăng cường xác định chính xác và thực hiện các thủ tục dành cho việc kiểm tra theo dõi
Trang 17và thi hành luật lệ đề ra Năm 1991, chương trình phát triển làng lâm nghiệp được hình thành và đến năm 1995 được đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ lâm nghiệp Inđonesia quản lý Trong nội dung của chương trình này đã yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải góp phần phát triển nông thôn và bảo vệ rừng với ba mục tiêu chính là: Cải thiện điều kiện sống cho người dân sống
ở trong và ngoài khu vực canh tác gỗ, nâng cao chất lượng và năng suất của rừng và bảo vệ rừng và môi trường sinh thái
Tại miền núi ở Nam Á thường có một mắt xích chặt chẽ theo cổ truyền giữa đất nông nghiệp tư và rừng Rừng cung cấp những vật tư quan trọng cho toàn bộ việc kinh doanh trang trại như phân xanh, năng lượng củi đun nấu, sưởi ấm và cho
cả việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại dưới dạng gỗ xây dựng và nhà cột
Rừng cũng là đất đai chăn thả và cung cấp thức ăn gia súc cho toàn bộ vật nuôi của nông dân trong đó có trâu, bò, dê, cừu là thành phần quan trọng của hệ canh tác địa phương Mối quan hệ khăng khít giữa con người, đất đai, gia súc với rừng trong đó nội bộ các hệ canh tác sinh tồn đã dẫn tới một loạt tổ chức địa phương nhằm quản lý rừng công cộng trên phần đất lớn của lục địa này Các phương thức quản lý rừng không chỉ hướng về việc thu lượm các sản vật của gỗ mà còn hướng tới việc kiểm tra thu hái thức ăn gia súc và chăn thả trong rừng Nhiều phương thức quản lý như luân canh đồng cỏ, chăn thả gia súc, hoặc chặt cụt ngọn cành cây để nuôi gia súc tại chuồng thường được vận dụng và bô sung thay thế cho cách chăn thả tự do suốt đêm ngày
Tại Chiang Mai - Thái Lan, tháng 9/2001 đã tổ chức một hội thảo quốc tế về lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam
Nhìn chung việc phân chia lợi ích hay còn gọi là quyền hưởng lợi giữa những người dân cộng đồng bản địa với Nhà nước và các tổ chức bên ngoài cộng đồng ở những nước này vẫn đang là quan hệ mâu thuẫn gay gắt nhất Phần lớn các nước này đều đang phải gánh chịu hậu quả của cách can thiệp từ trên xuống trong việc quản lý tài nguyên mà không quan tâm tới truyền thống địa phương, kinh
Trang 18nghiệm và khả năng của người dân Do chưa có những thỏa thuận hợp lý giữa những thành viên bên ngoài và bên trong cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và phân chia các lợi ích từ rừng nên dẫn đến hậu quả là tài nguyên rừng và đất rừng ngày càng bị suy giảm Người dân cộng đồng địa phương cũng như là các tổ chức bên ngoài cộng đồng của các nước trên hầu hết đều có những biện pháp cố gắng duy trì nguồn tài nguyên đã bị suy thoái những chưa đạt được hiệu quả Do đó hầu hết các nước này đều đang phải thử nghiệm thực hiện một số các chương trình, hoặc cải thiện chính sách nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa mong muốn của người dân bản địa với cùng với lợi ích của quốc gia như là sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái
1.1.2 Châu Mỹ La Tinh
Châu Mỹ La Tinh là vùng còn nhiều rừng che phủ nhất trong các nước đang phát triển, với 996 triệu ha rừng và độ che phủ lên tới 48% Hơn một nửa rừng nhiệt đới trên thế giới hiện còn nằm ở khu vực này [23, T194]
Rừng rõ ràng có tầm quan trọng về kinh tế, sinh thái và xã hội trong việc phát triển đất nước Thế nhưng ở các nước Châu Mỹ La Tinh, người ta đã lơi là các hoạt động lâm nghiệp và những hoạt động dựa vào tài nguyên rừng trong các kế hoạch phát triển của họ Với tốc độ tàn phá rừng rất nhanh tại Châu Mỹ La Tinh diện tích rừng đã giảm xuống nhanh chóng kéo theo hàng loạt những vấn đề khó khăn như: Xói mòn đất, nguồn nước cạn kiệt, sự tuyệt chủng và biến mất của một số loài động thực vật Cùng với đó là hiện tượng trái đất nóng lên và việc thất thiệt tài nguyên di truyền Để ngăn chặn và giải quyết hậu quả của nạn phá rừng, các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh đã thực hiện theo hai hướng: Một là nhà nước nắm lấy quyền quản lý rừng, hai là trao trách nhiệm quản lý vào tay những người sử dụng, theo tập thể và theo cá nhân và kết quả là việc gắn các nhóm cộng đồng vào các chương trình tự quản để tự họ tạo nên khả năng sử dụng rừng lâu dài và góp phần vào việc chấn chỉnh lại những tổn thất về môi trường và xã hội mà việc khai thác rừng hàng loạt đã gây ra đã đạt được những hiệu quả đáng kể
Trang 19Đối với các nhóm bản địa và tộc người Mestizo ở Châu Mỹ La Tinh, rừng theo cổ truyền xa xưa là nơi người dân có thể đi săn bắt động vật và côn trùng đồng thời thu hái các loài cây và nhiều sản phẩm vô cơ khác Cây rừng được sử dụng làm vật liệu xây dựng, cung cấp dược liệu, lương thực thực phẩm, hương liệu, các chất nhuộm, gôm và nhựa Côn trùng được săn bắt như là nguồn chất đạm (protein) và cũng được dùng để khống chế các nạn dịch côn trùng Quyền được hưởng thụ các tài nguyên rừng cho phép người dân bản địa phát triển nhiều phương pháp tạo ra được nguồn lợi tức, làm giảm sự lệ thuộc của họ vào các chương trình hỗ trợ của nhà nước [23, T199]
Hecht, S.B và Cockburn,A (1989, the fate of forest, số phận của rừng) đã
chỉ rõ ra rằng, phần lớn rừng Amazon là sản phẩm do các hoạt động của con người, con người tác động vào các môi trường rừng để phục vụ cho mục đích của mình Các khu rừng trên thực tế đã được quản lý và chúng ta có thể hiểu được các cơ chế quản lý đó qua cơ sở sinh thái và nhân văn của nhân dân bản địa và những người Mestizo [23,T237]
Tại Châu Mỹ hiện có nhiều điển hình về quản lý rừng và nông lâm kết hợp
do các cộng đồng địa phương thực hiện Đó là phương thức làm nương bỏ hóa tại vùng Amazon của dân bản địa và phương thức nông lâm kết hợp Huastec tại Mexico của người Mestizo
Ở phương thức làm nương bỏ hóa của hai bộ lạc Amuesha và Bora đều sử dụng hệ thống nông nghiệp mà trên thực tế là một sự chuyển hóa của một hệ canh tác hoa màu ngắn ngày sang một hệ nông lâm kết hợp dài ngày Mặc dù phần lớn việc quản lý đều do các gia đình đơn lẻ thực hiện nhưng trang trại thì không có ranh giới vĩnh cửu, các đám nương do một gia đình canh tác thường nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên mảnh đất thuộc quyền quản lý của cộng đồng [23, T201]
Hệ sinh thái nông lâm nghiệp của người Huastec thường bền vững và tạo điều kiện cho rừng tái sinh và đảm bảo được các tài nguyên tự nhiên để sử dụng sau này Người Huastec tạo nên các đám rừng thứ sinh và nguyên sinh kết hợp với việc
Trang 20gây trồng cây nhập nội như cà phê, một số luân canh theo kiểu gắn việc sản xuất ngô với rừng thứ sinh đang diễn thế [23, T225]
Tại Bolivia, mô hình phát triển quản lý tài nguyên rừng đều tập trung vào việc tổ chức các hợp tác xã lâm nghiệp, người ta đã tiến hành xây dựng thêm các xưởng cưa để tạo thêm lợi tức, kết hợp với việc quản lý rừng nhằm đạt được tính sản xuất bền vững Mặc dầu cây rừng được tập thể quản lý, người ta vẫn cần có giấy phép khai thác do các nhà đương cục của chính phủ Bolivia cấp phát hàng năm Cộng đồng dành lại những loài cây nhập nội và có giá trị cao đề xây dựng một quỹ tiết kiệm chỉ được dùng tới khi rất cần thiết [23, T210]
Tại Peru, Chương trình quản lý tài nguyên Selva Trung ương, năm 1980 được phát triển, chương trình này nhằm vào việc quản lý tài nguyên rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn với mục tiêu là tạo ra nguồn công ăn việc làm và lợi tức bằng tiền cho các thành viên cộng đồng đồng thời bảo tồn các rừng tự nhiên của cộng đồng được quản lý [23, T211]
Tại Braxin, việc nghiên cứu nhóm người Indieng Kapor tại miền đông Amazon, Braxin đã chứng minh rằng các nhóm bản địa đã xử lý hệ động thực vật và cuối cùng đã làm tăng được tính đa dạng sinh học Điều đó góp phần vào việc duy trì và nâng cao khả năng cung ứng của rừng cho con người trong thời gian dài [23, T226]
Tại Mexico sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và nâng cao tài nguyên rừng được thực hiện của một chính sách có tên là “Kinh tế lâm nghiệp thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương đã là chìa khóa cho sự thành công của các chương trình mong muốn phát triển tài nguyên rừng cộng đồng [23, T238]
Nhìn chung tại châu lục này đã và đang song song tồn tại hai hệ thống quản
lý rừng đó là hệ thống quản lý rừng địa phương, được tồn tại và duy trì do sự tích lũy kiến thức bản địa của người dân trong việc xây dựng các thành phần trong hệ thống đó và hệ thống quản lý rừng gắn với bên ngoài, hệ thống này thường gắn liền với sự hỗ trợ về khoa học và tài chính từ bên ngoài cộng đồng với mục tiêu cuối
Trang 21cùng là nhằm vào các hệ sinh thái và thúc đẩy người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Sự cạnh tranh về mặt hưởng những lợi ích từ rừng của những người dân trong cộng đồng với Nhà nước và các tổ chức bên ngoài ở Châu lục này đã ít gay gắt hơn và bắt đầu bước sang giai đoạn hợp tác cùng phát triển Các chương trình thường chú trọng việc tham khảo và sử dụng những ý kiến người dân ở tại cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam
Cộng đồng dân tộc: Hiện nước ta có 54 dân tộc, với mỗi cộng đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng về văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói, phong tục tập quán
Cộng đồng làng, bản:
+ Làng, xóm ở miền xuôi là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ sở của phương thức canh tác lúa nước, đã có nhiều thể chế tồn tại lâu đời trong xã hội nông thôn Việt Nam
+ Thôn, bản ở miền núi là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ sở sắc tộc và kinh tế tự nhiên tự túc, tự cấp, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng
Ngoài hai hình thức chủ yếu trên còn có các loại hình cộng đồng khác như: cộng đồng tôn giáo, cộng đồng họ tộc, cộng đồng giới tính Một số loại hình cộng đồng đã được phát triển thành các tổ chức đoàn thể có mục tiêu, điều lệ rõ ràng, hoạt động theo quy chế tổ chức chính trị xã hội hay các tổ chức kinh tế Một số đoàn thể đã tham gia và có nhiều đóng góp cho việc phát triển lâm nghiệp tại các địa phương như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên
1.2.2 Hình thức quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu quan trọng tạo nên nền tảng cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Vì vậy phát huy vai của các cộng đồng để quản lý nguồn tài nguyên rừng vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa có thể tạo ra một cách
Trang 22quản lý tài nguyên hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới
Ở Việt Nam, hình thức quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng mới được coi là một hình thức tồn tại song song với các hình thức khác như: quản lý bảo vệ rừng Nhà nước, hình thức quản lý bảo vệ rừng tư nhân, do đó việc đánh giá hiệu quả của hình thức này chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát, mang tính định tính Tuy chưa có thống kê chi tiết, nhưng ở những nơi cộng đồng thực sự tham gia vào quản lý bảo vệ rừng thì công tác quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả rõ nét, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời, rừng ngày càng sinh trưởng phát triển tốt Thực tiễn cho thấy rằng, quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là hình thức quản lý bảo vệ rừng có tính khả thi
về kinh tế - xã hội, bền vững về sinh thái môi trường và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước
Để trao quyền quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng Nhà nước đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng Đây là một trong những chính sách lớn tạo môi trường thuận lợi cho quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam Chủ trương giao đất, khoán rừng đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực hiện từ năm 1968, qua mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước lại có những điều chỉnh, bổ xung kịp thời cho phù hợp với thực tế
Nhìn chung kết quả giao đất lâm nghiệp, giao rừng đã làm cho rừng có chủ thực sự, tạo ra nhiều hình thức sở hữu rừng, tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn tại chỗ Công tác giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ đều đạt hiệu quả cao, diện tích rừng được giao đều được quản lý tốt, các hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng giảm mạnh, ý thức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng dân cư được nâng cao Thông qua việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng, mối quan hệ xã hội trong cộng đồng và giữa cộng đồng với các cơ quan liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn cũng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Đối với nhà nước, hình thức quản lý bảo vệ rừng này đáp ứng được các mục tiêu về chính sách lâm nghiệp, đối với các
Trang 23chương trình lâm nghiệp nói chung, chương trình 5 triệu ha rừng nói riêng, có tác dụng phục hồi những diện tích rừng đã và đang bị suy thoái thông qua chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh Mặt khác, hình thức này cũng làm giảm chi phí phải trả cho cộng đồng bằng cách chia sẻ lợi ích mang lại và tăng quyền hưởng lợi từ rừng để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng
Theo Nguyễn Huy Dũng, quản lý lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển tại một số cộng đồng các dân tộc có đời sống sinh hoạt gắn chặt với môi trường thiên nhiên, như các khu rừng tự nhiên Hình thức quản lý này thường gắn với luật tục của cộng đồng Đây là một hình thức tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng thôn, bản Các cộng đồng đã có nhiều kinh nghiệm
và truyền thống quản lý rừng theo hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững Trong thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau, quản lý rừng và môi trường sinh thái của cộng đồng đã đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương về các mặt:
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái
- Xác định các mối quan hệ sở hữu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc
1.2.3 Những nghiên cứu chính liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Việt Nam
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia "Chương trình hành động lâm nghiệp nhiệt đới" của cộng đồng Quốc tế Dự án "Tổng quan về lâm nghiệp Việt Nam" với mã hiệu VIE - 08 - 037 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991, Dự
án đã có những đóng góp quý báu vào việc đánh giá hiện trạng lâm nghiệp Việt Nam thời điểm lúc đó và đưa ra những khuyến cáo về việc định hướng phát triển ngành lâm nghiệp cho đến năm 2000 và những năm tiếp theo
Dự án "Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp" đây là dự án xuất phát từ yêu cầu cấp bách đối với nước ta sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành (năm 1991), mục tiêu của dự án là tìm hiểu học tập và hợp tác để tìm ra các
Trang 24giải pháp chiến lược thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam
Dự án "Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà" bắt đầu vào năm 1993, dự án này đã chú ý làm việc với "nhóm sử dụng rừng" hơn là với các đơn vị hành chính lâm nghiệp Dự án đã tiến hành những thu xếp về tổ chức khi thực hiện quy hoạch
sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia, sau đó tiến hành lập những "nhóm bảo vệ rừng" và hỗ trợ dân bản xây dựng những qui chế bảo vệ rừng Những quy chế này dựa vào việc quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng để nâng cao sự tự giác của dân bản và tăng cường sự kiểm soát của dân bản, tránh sự phá hoại rừng của những bản lân cận Củng cố tổ chức cấp thôn bản và xã là việc làm cần thiết tiếp theo Những Ban quản lý thôn bản mà ít nhất có một thành viên chịu trách nhiệm về lâm nghiệp trong bản được thiết lập khi tiến hành lập kế hoạch phát triển thôn bản hàng năm Trong quá trình xây dựng kế hoạch dự án sử dụng 4 tiêu chí chính để giới thiệu và tăng cường thực thi quản lý lâm nghiệp cộng đồng, đó là: Quyền sử dụng, nghiên cứu địa phương, khả năng của cộng đồng và điều kiện địa lý khu vực
Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về thực trạng quản lý, BVR tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế Các tác giả đã tìm hiểu về sự hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi, quyền sử dụng và các chính sách liên quan đến hình thức quản lý, BVR này Trong 5 mô hình quản lý, BVR cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận Họ tự đề ra các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động BVR, phát triển rừng Các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng qua các cuộc hội thảo quốc gia về lâm nghiệp công đồng Đến nay đã có 3 cuộc hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng
Hội thảo quốc gia về LNCĐ lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 01 và 02/6/2000 Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 60 đại biểu đại diện cho các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các chương trình và dự án quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các
Trang 25thành viên tổ công tác, các chuyên gia trong ngành lâm nghiệp Tại đây nhiều các tác giả cùng các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Hồng Quân, Tô Đình Mai, Nguyễn Tường Vân và Urich Appel, Edwin Sauk, Nguyễn Văn Thuận, Âu Văn Bảy, Trần Văn Con với các báo cáo về kinh nghiệm từ hoạt động dự án và một số nghiên cứu điểm Hội thảo đã thống nhất có hai hình thức quản lý rừng ở Việt Nam:
+ Cộng đồng quản lý trực tiếp rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu chung của thôn bản (như rừng thiêng, rừng do Lâm trường, hợp tác xã giao cho thôn bản, rừng đầu nguồn ở địa phương, đồng cỏ chăn nuôi, đất trống được quy hoạch để trồng rừng hoặc tái sinh tự nhiên)
+ Cộng đồng tham gia vào việc quản lý những diện tích rừng thuộc sở hữu hoặc quản lý của các cơ quan nhà nước như bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng qua các hợp đồng khoán bảo vệ với các cơ quan nhà nước, bảo vệ rừng sản xuất do các Lâm trường khoán bảo vệ rừng và đất rừng đã giao cho các hộ gia đình và các
tổ chức khác
Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức lần 2 trong 2 ngày
14, 15/11/2001 tại Hà Nội là bước tiếp theo nhằm làm rõ các yếu tố khuôn khổ pháp
lý của rừng cộng đồng, việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam Trong hội thảo có rất nhiều báo cáo và các vấn đề thảo luận: „„Báo cáo về khuôn khổ pháp lý, chính sách của Nhà nước và hiện trạng quản
lý rừng cộng đồng ở Việt Nam‟‟ của tác giả : Phạm Xuân Phương, Hà Công Tuấn,
Vũ Văn Mê, Nguyễn Hồng Quân Các báo cáo về sự vận dụng chính sách lâm nghiệp nhà nước ở cấp tỉnh của các tác giả như : Sheelagh, Orelly, Vũ Hữu Tuynh, Nguyễn Ngọc Lung, Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hải Nam, Cao Vĩnh Hải… Cuối cùng hội thảo đi đến kết luận cộng đồng đang quản lý 15% diện tích rừng của nhà nước,
đó là thực tế mang tính khách quan và ngày càng có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam Tuy nhiên, vẫn còn một số những vướng mắc trong khuôn khổ chính sách hưởng lợi từ rừng khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng như: không quy định cộng đồng dân cư thôn bản là đối tượng của chính sách này Sự vận dụng các chính sách của nhà nước và địa phương đã có tính sáng tạo,
Trang 26cụ thể là một số tỉnh đã mạnh dạn thí điểm giao đất giao rừng và cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư thôn bản như Sơn La, Thừa Thiên Huế, ĐăcLắk
Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức lần 3 và tháng 11/2004 tại Hà Nội với nội dung về khuôn khổ và thể chế quản lý rừng cộng đồng, chính sách hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá tài nguyên rừng và khai thác rừng cộng đồng Hội thảo kết luận, quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài
nguyên rừng, nhiều diện tích đất lâm nghiệp có thể giao cho cộng đồng quản lý (Diện
tích rừng xa khu dân cư, có địa hình phức tạp mà các tổ chức nhà nước và hộ gia đình không có khả năng quản lý và quản lý không có hiệu quả, các khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, khu rừng giáp danh giữa các thôn, xã)
Bên cạnh đó, vấn đề hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung Tác giả Phạm Xuân Phương với khảo sát đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, các nhân, cộng đồng được giao nhận khoán rừng năm
2003 Bên cạnh đó về kỹ thuật đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng của các tác giả Nguyễn Hồng Quân, Vũ Long, Phạm Xuân Phương đã đưa ra khung định vị đánh giá hiện trạng quản lý rừng cộng đồng gồm 5 tiêu chí Tuy nhiên, các tác giả cũng đã nêu rõ việc chọn tiêu chí đánh giá phải phụ thuộc và từng vùng, từng cộng đồng dân cư Cũng trong tháng 9/2004, Nguyễn Ngọc Lung, VIFA cùng tổ chức các quốc gia về quản lý rừng cộng đồng đã đưa ra hội thảo lần 2 hướng dẫn giao đất về quản lý rừng cộng đồng, hướng dẫn giao đất có rừng cho cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng Qua hội thảo, các báo cáo và các công trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, tuy nhà nước chưa quy định quyền hưởng lợi của cộng đồng với những diện tích rừng cộng đồng hiện đang quản lý, song trên thực tế cộng đồng đang quản lý và có quyền hưởng lợi, phân chia lợi ích từ rừng
Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng vào tháng 6/2009 tại Hà Nội, với nội dung quản lý rừng cộng đồng Hội thảo nhằm hướng tới mục tiêu học hỏi và chia
sẻ những kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng để nâng cao nhận thức, tăng cường
Trang 27kỹ năng quản lý rừng, góp phần phát triển thể chế, chính sách lâm nghiệp cộng đồng của Việt Nam Hội thảo tập trung vào các nội dung liên quan tới kinh nghiệm và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng của các chương trình dự án và ở một số địa phương của Việt Nam, những kiến nghị và đề xuất hoàn thiện chính sách cho quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Các nội dung này xoay quanh bốn vấn đề trọng
tâm sau: thứ nhất, xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng; thứ hai, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; thứ ba, quyền hưởng lợi và nghĩa vụ; thứ tư, tổ chức
quản lý rừng cộng đồng
Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của sự tham gia của hơn 70 đại biểu
từ nhiều tổ chức, chương trình, dự án trong nước và quốc tế như Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (RECOFTC), Chương trình Thí điểm LNCĐ ở Việt Nam, Dự án Học hỏi quản trị rừng (FGLG), các dự án về LNCĐ đang thực hiện ở Việt Nam, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương
Hội thảo quốc tế “Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển chính sách” Hội thảo đã diễn ra vào tháng 4 năm 2013, tại Thành phố Huế Hội thảo đã thu hút hơn 100 đại biểu đến từ Văn phòng chính phủ, các cục/vụ có liên quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT); Tổng cục lâm nghiệp; Quỹ uỷ thác ngành Lâm nghiệp ( TFF); Đại diện 9 quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Ấn độ, Inđônêxia, Malaysia, Philippines, Nêpal; Một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Một số nhà khoa học và đại diện các
dự án lâm nghiệp cộng đồng đang thực hiện tại Việt Nam.Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm về lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, xác định rào cản, thách thức đối với qua trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam, định hướng phát triển chính sách làm cơ sở nhân rộng các mô hình lâm nghiệp cộng đồng Hội thảo đã dành phần lớn thời gian thảo luận theo các nhóm chủ đề: (1) các vấn đề kỹ thuật trong lâm nghiệp cộng đồng; (2) các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến quản lý rừng cộng đồng; (3) Lâm nghiệp cộng đồng trong bối cảnh
Trang 28biến đổi khí hậu và hoà nhập quốc tế; (4) tài chính và xây dựng năng lực cho lâm nghiệp cộng đồng
Diễn đàn quốc gia lần thứ nhất về Lâm nghiệp cộng đồng vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2014 diễn ra tại Thái Nguyên Diễn đàn đa thu hút sự tham gia của hơn 60 đại biểu từ khu vực công, khu vực tư nhân và khu vực phát triển cùng với đại diện các cơ quan nghiên cứu và đào tạo cũng như các cộng đồng lâm nghiệp những người muỗn chia sẻ thành tựu và bày tỏ nhu cầu cũng như nguyện vọng của bản thân về vấn đề lâm nghiệp cộng đồng
Nhìn chung, quản lý rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sang nơi khác Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay Điều đáng chú ý
là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng
Vì vậy quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng được xem như nền tảng của
sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyên trong những phương thức sử dụng kém bền vững
Trang 29CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư huyện Thạch Thành
2.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá vai trò cộng đồng thôn, bản trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng
- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng có hiệu quả hơn
2.2 Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện
Thạch Thành trong công tác quản lý bảo vệ rừng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng; phân tích, đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện, tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng, mối quan tâm đến tài nguyên rừng, vai trò, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác QLBVR trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để bảo vệ tốt tài nguyên rừng của địa phương trên cơ sở cộng đồng dân cư thôn, bản
+ Phạm vị về không gian:
Đề tài được thực hiện tại huyện Thạch Thành - Tỉnh Thanh Hoá
+ Phạm vi về thời gian:
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa trên địa bàn huyện đến công tác quản lý bảo vệ rừng
Trang 30- Phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng và thực trạng công tác quản
lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng của huyện Thạch Thành
- Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả trên cơ sở cộng đồng ở huyện Thạch Thành
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Tìm hiểu và thu thập các tài liệu trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng bao gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu về các văn bản chính sách, nghị định, nghị quyết có liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;
- Các tài liệu khác có liên quan đến đối tượng và khu vực nghiên cứu
2.4.2 Xác định và lựa chọn địa điểm nghiên cứu
- Lựa chọn mẫu (các xã) nghiên cứu: các điểm nghiên cứu được lựa chọn sau
khi khảo sát sơ bộ một số xã có diện tích rừng lớn, với điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội khác nhau và đều là điểm nóng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; trao đổi với cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, Hạt kiểm lâm Các số liệu thứ cấp được thu thập, bảng câu hỏi phỏng vấn HGĐ được kiểm thử về tính phù hợp để thuận tiện cho quá trình thu thập số liệu chính thức
- Nguyên tắc chọn địa điểm nghiên cứu:
+ Nguyên tắc chung: Theo Donova (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình
Điểm nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu
+ Nguyên tắc cụ thể:
Các xã được lựa chọn có đủ 3 dân tộc hiện đang sinh sống là Kinh; Mường
và Thái Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng và đặc biệt là các hình thức tác động của
Trang 31cộng đồng tới TNR Dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động phát triển
Mỗi xã đại diện cho điều kiện về mức độ gần rừng, điều kiện giao thông, cơ
sở hạ tầng, khả năng tiếp cận để phát triển kinh tế
Các thôn được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn, thảo luận đảm bảo đại diện cho thôn
- Kết quả lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
Trên địa bàn huyện, có 3 dân tộc sinh sống, đó là dân tộc Kinh; Mường và dân tộc Thái, vì vậy các xã điểm nghiên cứu phải có sự hiện diện của cả 3 dân tộc
Theo số liệu của huyện, các xã Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thành Mỹ là xã
có đầy đủ cả 3 dân tộc sinh sống Vì vậy 3 xã này sẽ được chọn để lựa chọn thôn điểm nghiên cứu
Tại 3 xã căn cứ vào tiêu chí đại diện đủ thành phần dân tộc Kinh, Mường, Thái và đại diện cho mức độ gần rừng Đề tài thực hiện nghiên cứu điểm tại 3 thôn: Thôn Thượng xã Thạch Lâm, Thôn Tượng Sơn 2 xã Thạch Tượng, Thôn Lử Cốm1 xã Thành Mỹ
2.4.3 Xác định dung lượng mẫu (các hộ gia đình) điều tra
Với nghiên cứu này, đề tài chọn cách xác định dung lượng mẫu không lặp lại (Đặng Nguyên Anh (2003), Tài liệu khóa đào tạo thiết kế điều tra, phân tích số liệu, Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội, Hà Nội)
2 2
.
.
S t N
S t N
(4.1)
Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn
N: Số hộ của xã điều tra
t: Là hệ số ứng với mức tin cậy của kết quả (95%)
: Sai số mẫu (cho trước =5%-10%)
S2: Phương sai của tổng thể (cho trước S2=0,25)
Áp dụng công thức với 3 xã tại huyện Thạch Thành ta được dung lượng mẫu cần thiết được xác định: Xã Thạch Lâm phỏng vấn 27 hộ gia đình, xã Thạch Tượng phỏng vấn 43 hộ gia đình, xã Thành Mỹ phỏng vấn 21 hộ gia đình
Trang 322.4.4 Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường
- Luận văn sử dụng bộ công cụ PRA để thu thập số liệu ngoài hiện trường: + Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng phỏng vấn: 1 cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, 3 cán bộ Kiểm lâm, 3 tổ quản lý bảo vệ rừng của 3 xã
+ Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng phỏng vấn: 3 cán bộ xã, 3 trưởng thôn nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
+ Bảng phỏng vấn hộ gia đình phỏng vấn 91 hộ gia đình trên 3 thôn thuộc địa bàn 3 xã trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện sau khi thực hiện công
cụ phỏng vấn HGĐ Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn Nhóm thảo luận gồm 5 người, với đầy đủ thành phần kinh tế hộ trong thôn Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của người dân vào TNR trên địa bàn các xã, các nguyên nhân của sự tác động
đó, những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ TNR
- Phân tích tổ chức, thể chế: Xác định các tổ chức trong cộng đồng, vai trò của các tổ chức đó, các thể chế cộng đồng và sự ảnh hưởng của chúng tới việc quản
lý, bảo vệ và sử dụng TNR, từ đó làm cơ sở để phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý,
có hiệu quả hơn
2.4.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập quan bảng phỏng vấn được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel, phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn, bản, cụ thể là áp dụng các hàm tính toán dưới đây:
a/ Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với tổng thu nhập
Đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (hàm có hệ số co dãn không
đổi) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đến tổng thu nhập của các
HGĐ Hàm sản xuất về cơ bản có dạng như sau:
Y = a X1β1 X2β2 Xnβn.e(γ.Zi) (1)
Trong đó:
Trang 33Y: là biến số phụ thuộc – thể hiện kết quả sản xuất
X1, X2, Xn: là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đây là các biến số độc lập)
β 1, β2 βn: là hệ số đóng góp của các yếu tố đầu vào trên
a: hằng số thể hiện năng suất lao động tổng hợp
Zi: là các yếu tố hiệu quả hay các yếu tố khác ngoài yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
γ: là các hệ số đóng góp của các yếu tố hiệu quả Zi
Yếu tố nguồn lực ở đây là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: vốn đầu tư, đất đai, giống, phân bón…
Yếu tố hiệu quả hay các yếu tố khác ngoài yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: kinh tế HGĐ, mức độ gần rừng…
Để tính toán, hàm số (1) được biến đổi về dạng tuyến tính đối với tham số, bằng việc lấy Logarit tự nhiên cả hai vế:
LnY = a0+ β1LnX1 + β2LnX2 +… + βnLnXn + (γ1Z1 + γ2Z2 + … + γnZn) (2) Trong đó:
LnY: Là hàm tuyến tính với các tham số β
β1, β2, βn : Là các hệ số thể hiện độ co dãn của Y đối với Xi, điều này được giải thích:
Khi X1 thay đổi 1% thì Y thay đổi β1%
Khi X2 thay đổi 1% thì Y thay đổi β2%
Khi Xn thay đổi 1% thì Y thay đổi βn%
γ1, γ2,… γn: Là các hệ số thể hiện độ co dãn của Y đối với Zi, điều này được giải thích:
Khi Z1 thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi γ1%
Khi Z2 thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi γ2%
Khi Zn thay đổi 1 đơn vị thì Y thay đổi γn%
Sự đóng góp nhiều hay ít, tích cực hay tiêu cực của các yếu tố đầu vào và yếu tố hiệu quả vào thu nhập phụ thuộc vào hệ số β, γ cao hay thấp, dương (+) hay
Trang 34âm (-) Chỉ số đặc trưng (eigenvalue) càng gần mức 0 và chỉ số điều kiện (condition index) lớn hơn 30 cho biết yếu tố có cộng tuyến mạnh đến tổng thu nhập của HGĐ
b/ Phân tích sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên rừng
Nhằm xác định mối quan hệ giữa tổng thu nhập của các HGĐ với các biến số trong khai thác TNR của từng nhóm kinh tế hộ và mức độ gần rừng Nếu X là 1 đại lượng không ngẫu nhiên còn Y là 1 đại lượng ngẫu nhiên thì Y là hàm số của X Sự phụ thuộc này được biểu diễn bằng hàm số sau: Y= F(X)
Nghiên cứu đưa ra giả thiết: Biến phụ thuộc là tổng thu nhập của HGĐ (Y); biến độc lập (X) là thu nhập từ rừng và đất rừng Mối quan hệ giữa biến X và biến
Y được lượng hoá mức độ chặt chẽ bằng hệ số R Nếu xác suất của F hoặc T (Sig ≤ 0,05) thì tồn tại hệ số R
- Mối quan hệ đó có thể là dạng đường thẳng Y= a + bx ta có hệ số tương quan Pearson ký hiệu là r
N Sx Sy
Y Y X X
n
i i
) ).(
( 1
Sx, Sy là độ lệch chuẩn của từng biến X và Y
- Nếu mối quan hệ đó là các dạng khác ngoài đường thẳng ta có hệ số xác định (R2) để đánh giá mức độ phụ thuộc giữa biến X và Y Hệ số xác định được tính theo công thức sau:
y y
y y
2
(4)
Trong đó: y là trị số trung bình của n trị số quan sát của biến phụ thuộc Y
yˆ là trị số lý luận của phương trình hồi quy
Theo công thức trên thì hệ số xác định R2 là tỷ lệ biến động của đại lượng Y được giải thích bởi phương trình hồi quy yˆ Giá trị của hệ số xác định R2
được giới hạn từ 0 đến ±1, R2 càng cao thì sự phụ thuộc của tổng thu nhập của các HGĐ vào
Trang 35các biến số đó càng lớn Do trong nghiên cứu xã hội hệ số tương quan thường thấp tức là mối quan hệ giữa các biến thường kém chặt
Các mô hình quan hệ có thể có biến đơn hoặc tổ hợp biến, tuyến tính hoặc phi tuyến tính Đề tài tiến hành lựa chọn các mô hình dựa vào các tiêu chí: đơn giản, dễ áp dụng mà vẫn đảm bảo độ chính xác của đề tài Vì vậy đề tài ưu tiên lựa chọn dạng tuyến tính sau đó mới đến dạng hàm phức tạp như hàm mũ, bậc 2, bậc 3, logarit…
c/ Ứng dụng ma trận Win – Loss ( Được – Mất) để phân tích mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế hộ với quản lý tài nguyên rừng
Ma trận Win – Loss của Sunderlin (2003) là một phương pháp phân tích định tính về mối quan hệ giảm nghèo và bảo vệ môi trường Một câu hỏi được đặt ra là: Liệu quá trình phát triển kinh tế xã hội có thể cùng đồng hành với bảo vệ môi trường hay không? Tác giả Sunderlin đã đưa ra mô hình tứ diện để mô tả các sự được – mất của hai yếu tố đó
Vận dụng ý nghĩa của mô hình tứ diện Được – Mất, đề tài đã phân tích sự Được – Mất trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ và quản lý tài nguyên thiên nhiên tại huyện Thạch Thành
Hình 2.1: Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ và quản lý TNR
Mô hình này áp dụng cho những người sống trong rừng và gần rừng, bao gồm những khái niệm sau:
Trang 36- “Được-Được” nghĩa là phát triển kinh tế hộ và quản lý tốt tài nguyên rừng được thừa nhận là luôn đi đôi với nhau
- “Được-Mất” nghĩa là thành công trong công tác phát triển kinh tế hộ gây ra suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
- “Mất-Được” nghĩa là bảo vệ được TNR nhưng kinh tế hộ kém phát triển
- “Mất-Mất” nghĩa là kinh tế hộ kém phát triển đồng thời công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng cũng bị suy giảm nghiêm trọng
Việc phân tích mô hình tứ diện trong quản lý TNR và phát triển kinh tế hộ sẽ
là cơ sở để đề xuất các giải pháp phát huy các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động bất lợi của người dân tới TNR Trong đề xuất giải pháp thì phương án lựa chọn
“Được-Được” là phương án tối ưu nhất Ngoài ra, tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương mà có thể lựa chọn thêm các phương án “Được-Mất”, “Mất – Được”
Trang 37CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XĂ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có toạ độ địa lý
từ 20003' 50”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km
về phía Tây Bắc
Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý là: Có đường Hồ Chí Minh và Quốc
lộ 45 đi qua, có nhà máy mía đường Việt Đài, Đô thị Vân Du giúp huyện có điều kiện giao lưu kinh tế - văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một
số huyện miền núi khác trong tỉnh
Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính (gồm 26 xã và 2 thị trấn), có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, tỉnh Ninh Bình
Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc
Phía Đông giáp huyện Hà Trung
Phía Tây giáp huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thuỷ
3.1.2 Địa hình, địa thế
Địa hình của huyện tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu được hình thành tại chỗ Tổng quan địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi còn có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển trồng trọt
Độ cao trung bình của huyện từ 200m đến 400m (cao nhất là 825m, thấp nhất là 15m)
Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2 vùng địa hình: Vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp
Trang 38+ Vùng núi cao: Tổng diện tích: 27.205,46 ha, chiếm 48,65 % diện tích toàn
huyện gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thành Yên, Thành Minh, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thường từ cấp III trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm
+ Vùng đồi núi thấp: Diện tích 28.713,98 ha, chiếm 51,35% tổng diện tích
tự nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp hàng năm
Thổ nhưỡng: Theo số liệu và bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp được phân cấp độ dốc như sau:
Diện tích đất có độ dốc từ 150 - 250: 10.371,64 ha, chiếm 18,54% diện tích tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày cây ăn quả, thực hiện nông lâm kết hợp,
Diện tích đất có độ dốc trên 250: 11.952,46 ha, chiếm 21,37% diên tích đất tự nhiên, phân bố cho trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ)
Ngoài ra, do địa bàn có sông Bưởi chạy qua, đã chia cắt huyện thành 2 vùng: Vùng tả sông Bưởi gồm thị trấn Kim Tân và 16 xã; vùng hữu sông Bưởi có 9 xã
Trang 393.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá
có các đặc trưng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá):
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.1000C – 8.5000C Biên độ năm từ 100C – 120C Biên độ ngày từ 70C - 90C Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,50C - 16,50C, có nơi xuống dưới 150C Mùa hè nhiệt độ không cao lắm Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất) là 270
C -
280C
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm – 1.900mm, vụ mùa chiếm khoảng 86% – 89% Tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 300mm) Tháng 1, tháng 2 có lượng mưa thấp nhất (10mm - 12mm)
- Tốc độ gió: Trung bình 10 m/s -15 m/s Hướng gió chủ yếu là Đông Nam
và gió mùa Đông Bắc Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ở mức độ yếu
Thiên tai chủ yếu là mưa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sương muối
+ Thủy văn và nguồn nước:
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn sông Bưởi có các đặc trưng chủ yếu như sau:
- Thời gian lũ từ tháng 7 - 10, hai tháng có dòng chảy lớn là tháng 8, 9
- Mô đun dòng chảy năm: 20 - 25 l/s/km2
- Mô đun dòng chảy kiệt tháng: 2,0 - 3,0 l/s/km2
- Mô đun dòng chảy kiệt tháng: 20 - 25 l/s/km2
- Tổng lượng dòng chảy năm: 613 x 106 m3
- Tổng lượng dòng chảy mùa cạn: 88,3 x 106 m3
Các sông suối trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc, lòng sông hẹp và quanh
co uốn khúc, mùa mưa lượng nước dâng nhanh cùng lúc đổ về sông Bưởi nên thường tạo lũ quét
Trang 40Nguồn nước có các hồ đập lớn như hồ Bỉnh Công (xã Thành Minh), đập Đồng Ngư (xã Thành An), đập Tây Trác (xã Thành Long), hồ Đồng Sung (xã Thành Kim),
Nguồn nước ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s - 2,01 l/s, về mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên đất đai thường khô hạn
Do đó, vấn đề mang tính chiến lược lâu dài là phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước
3.1.4 Đất đai
Theo kết quả điều tra bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số UBND ngày 07/3/2013 về phê duyệt kết quả thực hiện Dự án điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện bản đồ đất phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/50.000, trên địa bàn huyện có các nhóm và đơn vị phụ đất sau:
756/QĐ Đất xám (Acrisol), ký hiệu AC:
+ Đất xám Feralit điển hình (AC fa - h) diện tích 9.754,03 ha, chiếm 17,44% diện tích tự nhiên, thường có ở độ dốc từ 80 trở lên, tầng dày trên 100 cm Độ dốc 80
- 150 nên trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trên 150 nên trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp, lâm nghiệp
+ Đất xám Feralit đá lẫn nông (AC fa - L1) diện tích 23.924,76 ha, chiếm 42,78% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở độ dốc trên 80 Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở nơi có độ dốc dưới 150 và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây lâm nghiệp ở độ dốc trên 150.
+ Đất xám Feralit đá lẫn sâu (AC fa - L2 ) diện tích 1.673,37 ha, chiếm 3,00% diên tích tự nhiên Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc dưới 150 và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây công nghiệp ở độ dốc trên 150
- Đất phù sa (Fluvisols), ký hiệu FL:
+ Đất phù sa chua kết von nông (FLd- fe1 ) diện tích 2.572,98 ha, chiếm 4,60% diên tích tự nhiên Phân bố ở các chân ruộng cao Loại đất này có thể sử dụng phát triển thành vùng cây công nghiệp ngắn ngày