1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)

61 651 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÃ ĐỒNG THẮNG, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Đất Đai Lớp : VB2 – K47 QLĐĐ Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2015-2017

Giảng viên HD : TS Lê Văn Thơ

Thái Nguyên - năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÃ ĐỒNG THẮNG, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Đất Đai Lớp : VB2 – K47 QLĐĐ Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa : 2015-2017

Giảng viên HD : TS Lê Văn Thơ

Thái Nguyên - năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin kính chúc các thầy cô đang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể thầy cô bộ môn khoa Quản lý tài nguyên lời chúc sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian em xin theo học tại trường

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy giáo: TS Lê Văn Thơ đã tận

tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Đình Lập và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu, những thông tin cần thiết

để thực hiện luận văn này

Một lần nữa em xin chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào và luôn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!

Lạng Sơn, tháng 07 năm 2017

Sinh viên

Đinh Ngọc Trường

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các chương trình Updata Windows để cài đặt SQL 2005 10

Hình 2.2: Giao diện chính của phần mềm ArcGis 11

Hình 4.1: chuẩn hóa lớp tuyến sông suối 35

Hình 4.2: Chuẩn hóa mục đích sử dụng đất cho thửa đất số 161 35

Hình 4.3: Thực hiện chuyển bản đồ số vào Elis 36

Hình 4.4: Thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu thuộc tính với CSDL hệ thống 37

Hình 4.5: Cấu hình thiết lập kết nối CSDL đồ họa 38

Hình 4.6: Bản đồ sau khi chuyển vào Elis 38

Hình 4.7: Tổng thể bản đồ sau khi chạy tìm lỗi 40

Hình 4.8: Lỗi chồng đè 41

Hình 4.9: Lỗi hở vùng 41

Hình 4.10: Giao diện để đăng nhập vào Elis 42

Hình 4.11: Kiểm tra lỗi bản đồ và thuộc tính 43

Hình 4.12: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dạng PDF 44

Hình 4.13: Giao diện chính của Elis 47

Hình 4.14: Danh sách biến động 48

Hình 4.15: Mẫu sổ địa chính 49

Hình 4.16: Mẫu sổ mục kê 49

Hình 4.17: Giao diện thống kê kiểm kê diện tích đất 50

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.1.1 Giới thiệu Phần mềm Microstation 5

2.1.2 Giới thiệu phần mềm Famis 6

2.1.3 Giới thiệu phần mềm ELIS 7

2.1.4 Phần mềm Microsoft SQL Server 2005 10

2.1.5 Phần mềm ArcGIS 10

2.2 Những kĩ thuật, ứng dụng trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 12

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU18 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 18

3.3.2 TÌnh hình quản lý sử dụng đất đai 18

3.3.3 Ứng dụng phần mềm Elis trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 19

3.3.4 Giải pháp và kỹ thuật thi công đã áp dụng 19

Trang 6

3.3.5 Đánh giá kết quả đạt được 20

3.4 Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 20

3.4.2 Phương pháp xây dựng và xử lý số liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đã thu thập tổng hợp số liệu theo quy chuẩn 21

3.4.3 Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiết kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu 21

3.4.4 Phương pháp kiểm nghiệm thực tế 22

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26

4.2 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 30

4.2.1 Tình hình quản lý đất đai 30

4.3 Ứng dụng phần mềm elis phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai 32

4.3.1 Công tác chuẩn bị 32

4.3.2 Cài đặt phần mềm 34

4.3.3 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính 34

4.3.4 Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính 39

4.3.5 Kiểm tra dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính 39

4.3.6 Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất 43

4.3.7 Hoàn thiện dữ liệu địa chính 44

4.3.8 Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính 44

4.3.9 Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính 45

4.3.10 Sao lưu dữ liệu 45

Trang 7

4.4 Các chức năng của phần mềm Elis 46

4.4.1 Đăng ký cấp giấy 46

4.4.2 Chỉnh lý biến động 47

4.4.3 Sổ sách, báo cáo 48

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

5.1 Kết luận 51

5.2 Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 8

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường, kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, tình hình biến động đất đai của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp Đặc biệt, ở các khu vực đang đô thị hoá rất nhiều biến động về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích, thu hồi, giao đất, thế chấp… Diễn ra hết sức sôi động, dẫn đến tình trạng đất đai không được sử dụng hay sử dụng nhưng không đúng mục đích, hiệu quả sử dụng đất còn thấp kém Do công tác quản lý hiện nay chưa theo kịp với những thay đổi của nhu cầu phát triển và thực tế tình hình sử dụng đất nên chưa tạo

ra sự thống nhất giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất Điều này dẫn đến tình trạng đất đai sử dụng một cách bừa bãi, không theo quy hoạch và đặc biệt

là tạo ra tình trạng phân bố đất đai cùng những quyền lợi trên đất không đều giữa thành thị và nông thôn

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phải thực hiện đồng bộ từ đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, đảm bảo thông tin thống nhất, đầy đủ và chính xác, góp phần quan trọng để tạo lập một hệ thống quản lý đất đai công khai và minh bạch, góp phần quan trọng trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục kịp thời Việc cập nhật dữ liệu thuộc tính không được thường xuyên, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ; việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực hiện còn chậm, chưa đạt được kết quả cao

Trang 9

Xuất phát từ thực tế nêu trên, và tính cấp thiết hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Dưới sự hướng

dẫn của thầy giáo: TS Lê Văn Thơ, em xin tiến hành nghiên cứu và thực hiện

đề tài: “Ứng dụng phần mềm Elis xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ

công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng Cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, trên cơ sở Chuẩn dữ liệu địa chính được quy định tại các Thông tư và công văn hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Tài liệu, số liệu sử dụng nghiên cứu thực hiện đề tài đảm bảo đúng và chính xác các tài liệu, số liệu của địa phương

- Ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm tin học chuyên ngành để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thắng Sản phẩm hoàn thành bảo đảm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành về cơ sở

dữ liệu địa chính

- Các đề xuất giải pháp đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực

tế tại địa phương và mang tính khả thi cao

Trang 10

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp cán bộ kỹ thuật tiếp cận và sử dụng được phần mềm Elis (hệ thống thông tin quản lý đất đai) biết cách quản lý, liên kết, đồng bộ dữ liệu hồ sơ địa chính với phần mềm Elis

- Góp phần phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính, đồng bộ trong công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính Tạo ra sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính có độ chính xác cao, nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của ngành Tài nguyên và Môi trường

- Giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã Là tiền đề quan trọng để hướng đến hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, phục vụ cho việc chia sẻ thông tin nhanh cho các cơ quan nhà nước ; đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin đất đai cho người dân và doanh nghiệp qua môi trường mạng máy tính

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

Cơ sở dữ liệu đa mục tiêu không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Tài nguyên đất là có hạn và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trước thực tế đó đặt ra cần

có một cơ sở dữ liệu đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử dụng Muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay [4]

Tại hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) của Đảng đã đưa ra một trong những quan điểm chỉ đạo đó là: Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tiên tiến,

ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại [1] Theo đó, Trung ương Đảng đã đề ra 11 định hướng đổi mới; trong đó

có nêu: Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu … Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai [1]

Đặc biệt, ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật đất đai năm 2013; Luật có nhiều nội dung đổi mới quan trọng, trong đó có nội dung: Quy định khung pháp lý về thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai [7] Luật Đất đai năm 2013 đã khẳng định: cơ

sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nước [8] Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai; cơ sở dữ liệu đất

Trang 12

đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu giá đất, cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm

kê đất đai, trong đó cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác [2]

Lạng sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông bắc của Việt Nam; có tổng diện tích tự nhiên 832.075,82 ha; với 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 10 huyện, 01 thành phố); 226 xã, phường, thị trấn Nhiều năm qua, Lạng Sơn đã và đang được đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tương đối đồng bộ và hiện đại, phục vụ tích cực yêu cầu công tác của ngành chuyên môn, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế -

xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh Đến cuối năm 2014, Lạng Sơn

đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 100% đơn

vị hành chính cấp xã trong toàn tỉnh [9]

Nhằm đẩy mạnh sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin để phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; thiết lập hệ thống thông tin đất đai bền vững; hiện đại hoá và đồng bộ công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính Từ cuối năm 2013, Lạng Sơn đã từng bước quan tâm triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho nhiều xã, thị trấn và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng Hiện nay, tỉnh đang thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 142/226 xã, thị trấn trên địa bàn 10 huyện trong tỉnh [9]

2.1.1 Giới thiệu Phần mềm Microstation

Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ

Trang 13

liệu lớn, do đó rất thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình địa chính từ các nguồn dữ liệu là các nguồn dữ liệu và thiết bị đo khác nhau MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IrasB, IrasC, MSFC, Famis, Mrfclean, Mrfflag, Irasc, MGE và các phần mềm của hệ thống xử lý ảnh số chạy trên đó

Các công cụ của Microstation được sử dụng để vec-tơ (số hóa) các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ liệu đồ họa

từ các phần mềm khác qua các file(*.dxf) hoặc file(*dwg) Microstation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh mẽ, giúp thao tác với dữ liệu

đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện cho người dùng

2.1.2 Giới thiệu phần mềm Famis

Famis là phần mềm: “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính” (Field Work And Cadstral Mapping Intergraphted Software – Famis) Đây là

hệ thống phần mềm được Tổng cục Địa chính ban hành năm 1998 và áp dụng cho tất cả các Sở Tài nguyên và Môi trường trong toàn quốc nhằm thống nhất hoá công nghệ và chuẩn hoá số liệu để thống nhất quản lý việc thành lập bản

đồ địa chính và hồ sơ địa chính

Phần mềm FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số.Phần mềm đảm nhiệm công đoạn

từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất Chức năng của phần mềm Famis được chia thành 2 nhóm lớn: Chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất; Chức năng làm việc với bản đồ địa chính

Trang 14

2.1.3 Giới thiệu phần mềm ELIS

2.1.3.1 Tổng quan

Elis (Environment Land Information System) là hệ thống thông tin quản lý đất đai với rất nhiều các phân hệ, trong đó mỗi phân hệ có những chức năng, mục tiêu hoạt động riêng, nhưng đều chạy trên một nền tảng công nghệ và sử dụng một cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất Là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường Elis được xây dựng như là một giải pháp tổng thể cho thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường

Elis cung cấp đầy đủ các công cụ, tiện ích đáp ứng hầu hết các quy trình nghiệp vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành trên toàn quốc Được thiết kế mở, có thể tùy chỉnh để phù hợp với đặc thù công tác quản lý đất đai, được cập nhật liên tục đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật mới nhất về công tác quản lý đất đai và môi trường

Hiện nay ELIS đã được đăng ký bản quyền tác giả và triển khai hiệu quả tại một số tỉnh/thành, sẵn sàng nhân rộng phục vụ nhu cầu công tác quản

lý nhà nước về đất đai và môi trường trên toàn quốc

2.1.3.2 Chức năng

ELIS là một hệ thống phần mềm với rất nhiều phân hệ và chức năng hỗ trợ công tác quản lý đất đai và môi trường, trong đó mỗi phân hệ có những chức năng, mục tiêu hoạt động riêng Sau đây là một số phân hệ chính :

- Phân hệ Quản lý nghệp vụ và luân chuyển hồ sơ đất đai(Process Management and Documents – PMD) :

+) Hoạt động theo cơ chế một cửa, quản lý quy trình nghiệp vụ và luân chuyển hồ sơ trong suốt quá trình xử lý theo quy trình đã thiết kế bắt đầu từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho đến khi trả kết quả

Trang 15

+) Cung cấp dữ liệu cho các phân hệ khác, chủ yếu là cổng thông tin điện tử ELIS-Portal

- Phân hệ đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai (Land Registration and Changing – LRC) :

+) Xây dựng hồ sơ địa chính (Xây dựng hồ sơ địa chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

+) Chỉnh lý cập nhật biến động đất đai, quản lý lịch sử thửa đất (Cập nhật biến động đất đai trên thực địa vào hệ thống ; Quản lý lịch sử thay đổi, lịch sử biến động về thông tin thuộc tính và đồ họa đối với từng thửa đất) +) Kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận (Đăng ký cấp giấy, Thẩm tra cấp giấy, Lập phiếu chuyển thông tin, Trích lục thửa đất, Lập tờ trình, Lập quyết định cấp giấy và đăng ký cấp giấy)

- Phân hệ Quản lý thông tin môi trường (Environmental Information Management – EIM) :

+) Mục tiêu và chức năng của phân hệ: Cho phép quản lý chỉ thông tin thuộc tính khi chưa có thông tin đồ họa hoặc ngược lại Cung cấp dữ liệu cho các phân hệ khác, chủ yếu là cổng thông tin điện tử ELIS-Portal

- Phân hệ Hỗ trợ định giá bất động sản (Real Estate Valuation – REV) : +) Phân hệ REV hỗ trợ công tác định giá bất động sản cho các sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh/thành

+) Cho phép quản lý thông tin của toàn bộ quá trình định giá bất động sản từ khâu : Tạo lập dự án ; Tạo lập hồ sơ ; Xây dựng phiếu điều tra khảo sát ; Định giá đất ; Xây dựng bản đồ định giá …

- Phân hệ Thiết kế quy trình nghiệp vụ (Process Editor – PE) :

+) Phân hệ PE có nhiệm vụ thiết kế các quy trình xử lý hồ sơ, cung cấp các khung quy trình này cho phân hệ PMD để quản lý các công việc thực tế

Trang 16

+) Cung cấp công cụ với giao diện đồ họa mạnh, dễ dùng (thực hiện theo cách « kéo và thả ») hỗ trợ người dùng tự thiết kế các quy trình nghiệp

vụ cho phù hợp với địa phương mình

+) Cho phép người dùng chỉnh sửa, cập nhật các quy trình nghiệp vụ để phù hợp với sự thay đổi thực tế tại các sở Tài nguyên và Môi trường

- Phân hệ Đồng bộ dữ liệu (SYN) :

+) Phân hệ SYN hỗ trợ công tác đồng bộ dữ liệu giữa các CSDL đất đai các cấp

+) SYN được thiết kế với các chức năng giúp người sử dụng có thể đồng bộ dữ liệu một cách chính xác, nhanh chóng và an toàn

+) Cơ chế đồng bộ của SYN có thể được cấu hình cho phép các CSDL đồng bộ tự động theo chu kỳ hoặc thủ công

- Phân hệ Quản lý thông tin đất đai cấp xã (ELIS4ACCESS) :

+) Được triển khai cho cấp xã, triển khai trên máy trạm, quản lý các thồn tin đất đai trên địa bàn cấp xã

Cho phép cán bộ địa chính cấp xã tra cứu, khai thác, tìm kiếm thông tin

về hiện trạng cấp giấy phép quyền sử dụng đất, chủ sử dụng, thông tin thửa đất… trên địa bàn mình phụ trách

+) Là một CSDL độc lập

- Cổng thông tin đất đai và môi trường (ELIS Portal) :

+) Là điểm truy cập tập trung và duy nhất tích hợp các kênh thông tin các dịch vụ, ứng dụng trong toàn bộ hệ thống ELIS

+) Công bố thông tin một cách tùy biến từ các phân hệ khác trong hệ thống ELIS

+) Hỗ trợ dịch vụ hành chính công cho người dân thông qua việc tích hợp với hạ tầng thông tin di động (SMS)

Trang 17

2.1.4 Phần mềm Microsoft SQL Server 2005

SQL Server 2005 là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của hãng Microsoft chỉ cài đặt cho máy chủ (Server) trên nền hệ điều hành Windows Server 2000, 2003 và 2005 Trường hợp không có máy chủ thì dùng máy tính

PC thường để làm máy chủ, cài đặt trên nền hệ điều hành Windows XP,

Windows Vista và Windows 7 cài đặt Microsoft SQL Server 2005 đều được,

nhưng nếu là điều hành Windows XP thì bắt buộc phải cài đặt các chương trình Updata Windows, bao gồm những chương trình sau:

Hình 2.1: Các chương trình Updata Windows để cài đặt SQL 2005 2.1.5 Phần mềm ArcGIS

Phần mềm ArcGIS 9.3 bao gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, dùng để kiểm tra dữ liệu bản đồ địa chính (thuộc tính và không gian), lỗi đóng vùng, tiếp biên các loại tỷ lệ bản đồ, tiếp biên các đơn vị hành chính lân cận, quản lý và xóa dữ liệu *.SDE các đơn vị hành chính theo mã xã được quy định

Trang 18

- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet;

- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau;

- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;

- Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp

Phần mềm Arcgis Desktop bao gồm 3 ứng dụng chính sau :ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox Khi sử dụng các ứng dụng này, đồng thời người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập

Trang 19

dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu

* ArcMap

- ArcMap để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ

+) Tạo các bản đồ từ rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau

+) Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối tượng không gian

+) Explorer và tìm kiếm dữ liệu

+) Xác định hệ thống tọa độ cho cơ sở dữ liệu

* ArcToolbox

- ArcToolbox: Cung cấp các công cụ để xử lý, xuất và nhập các dữ liệu

từ các định dạng khác như MapInfor, MicroStation, AutoCad …

2.2 Những kĩ thuật, ứng dụng trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Chuẩn hóa dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu

- Dữ liệu không gian:

+) Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật (nếu cần)

+) Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu không gian +) Chuẩn hóa phông chữ và các đối tượng text trên dữ liệu theo TCVN

6909 (nếu cần)

- Dữ liệu phi không gian:

+) Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 (nếu cần);

+) Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu

- Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu: +) Chuyển đổi dữ liệu không gian: bằng chức năng ConvertDGN của phần mềm Elis

+) Chuyển đổi dữ liệu thuộc tính: có 2 trường hợp

Trang 20

Dữ liệu có sẵn do cấp giấy bằng phần mềm Elis

Nhập dữ liệu từ ngoài vào:

Chuyển bằng bảng excel với đầy đủ các trường thông tin theo mẫu nhập vào Elis

Chuyển thẳng từ phần mềm đã sử dụng để cấp giấy Chứng nhận quyền

sử dụng đất sang Elis

* Kiểm tra và đóng vùng cho từng thửa đất (tạo Topology)

* Kiểm tra dữ liệu đồ họa bằng ArcCatalog và ArcMAP: kiểm tra lỗi chồng đè, các thửa đất hở

Hệ thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý đất đai Hệ thống phần mềm thể hiện bằng các nhóm chức năng của hệ thống và được thiết kế theo nguyên tắc sau:

- Là một hệ thống bao gồm nhiều mô đun, được chia thành các hệ thống con, mỗi hệ thống con bao gồm một nhóm các chức năng phù hợp với một dạng công việc trong công tác quản lý đất đai

- Hệ thống có tính phân cấp theo 3 mức: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

- Về cơ bản, phần mềm Hệ thống thông tin đất đai chia thành các hệ thống phần mềm con như sau:

+) Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký, thống kê đất đai; +) Hệ thống hỗ trợ qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phân hạng, đánh giá, định giá đất;

+) Hệ thống quản lý điểm toạ độ, độ cao cơ sở, lưới khống chế và bản

đồ địa chính;

+) Hệ thống hỗ trợ quản lý về thuế đất, giá trị đất và các công trình trên đất; +) Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo về đất đai

- Thông thường được thiết kế theo bốn phiên bản tương ứng với 4 cấp hành chính về quản lý về đất đai:

+) Hệ thống thông tin đất đai cấp trung ương;

+) Hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh;

Trang 21

+) Hệ thống thông tin đất đai cấp huyện;

+) Hệ thống thông tin đất đai cấp xã

Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụ hữu ích hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc thành lập cơ sở dữ liệu địa chính số, góp phần đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư và kết quả đạt được trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở nước ta trong thời gian qua

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng

cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng,

Hà Nam, Nam Định Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai ở cấp Trung ương Các dự án điển hình là xây dựng

cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến năm 2010; dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng hệ thống ELIS; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số chúng ta cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như: SIDA Thụy Điển, Hiệp hội đô thị Canada, Ngân hàng thế giới …

Gần đây nhất là Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) với số vốn lên tới 100 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện tại 9 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Thái Bình và thành phố Hà Nội VLAP là dự án của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý đất đai, được nghiên cứu trên 10 năm trước khi triển khai thực hiện, qua sự hợp tác của nhiều nước như Pháp, Thụy Điển, New Zealand, Phần Lan; Dự án được thực hiện từ tháng 8/2008 đến 30/6/2015 Mục tiêu của dự án là tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng với dịch vụ thông tin đất đai, bằng cách

Trang 22

phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện tại các địa phương qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính dạng số hóa

Kết quả từ dự án mang lại: Tháng 11/2014, tại Hội thảo tham vấn về xây dựng dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai (VLAP) Việt Nam giai đoạn II, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại tỉnh Ninh Bình Ban chỉ đạo quốc gia của dự án đánh giá đến nay, dự án đã đạt được nhiều mục tiêu đề ra Các địa phương tham gia dự án cũng thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm, lợi ích, hiệu quả từ việc ứng dụng sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng bở dự án vào công tác quản lý nhà nước về đất đai

và các hoạt động dịch vụ công về đất đai Cụ thể; theo kinh nghiệm chia sẻ của tỉnh Vĩnh Long, có thể thấy bốn cái được khi triển khai hệ thống CSDL địa chính và xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đó là:

Thứ nhất: việc liên thông CSDL về đất đai từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đã chấm dứt tình trạng dữ liệu phân tán dẫn đến nhiều sai sót như trùng thửa; cập nhật biến động không thường xuyên, không kịp thời, dẫn đến những sai sót trong quá trình quản lý đất đai; giải quyết các thủ tục giao dịch đất đai Thông qua hệ thống CSDL tập trung này, việc tra cứu truy cập thông tin đất đai của các cấp được dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi; cán bộ Văn phòng đăng ký cấp tỉnh, huyện có thể cập nhật đồng thời, cùng một lúc tất cả những kết quả đăng ký lần đầu cũng như những biến động đất đai, nhà ở, tài sản phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất tại địa phương như chia tách thửa, thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ, chuyển nhượng, thừa

kế, cho tặng, thế chấp, bổ sung tài sản … Nhờ vậy, giảm được rất nhiều thời gian, nhân lực cho việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ, sổ bộ địa chính ở các cấp, CSDL địa chính sau khi hình thành luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ

và tại mọi thời điểm luôn phản ánh thông tin mới nhất của các thửa đất

Cán bộ địa chính cấp xã đã sử dụng hệ thống CSDL đất đai để tra cứu thông tin phục vụ cho giải quyết tranh chấp đất đai, tham mưu cho UBND cấp

xã xác nhận về nguồn gốc đất, hỗ trợ xây dựng bộ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của địa phương, chứng thực các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

Trang 23

Thứ hai: toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, luân chuyển hồ sơ và trả lời kết quả giải quyết các thủ tục đất đai theo quy định pháp luật đã được tin học hoá và áp dụng trong các Văn phòng đăng ký QSD đất các cấp Thông qua phần mềm ViLIS 2.0 và CSDL địa chính, tại bất cứ thời điểm nào cũng có thể kiểm tra Văn phòng QSD đất các cấp hiện đang tiếp nhận bao nhiêu hồ sơ, thủ tục, việc giải quyết các hồ sơ thủ tục này có bảo đảm thời gian thực hiện hay không, việc chậm trễ (nếu có) thì thuộc trách nhiệm của bộ phận nào

Thứ ba: hệ thống CSDL địa chính còn được chia sẽ, ứng dụng để hỗ trợ cho công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp và hỗ trợ công tác thu hồi, bồi thường, giao, thuê, chuyển mục đích sử dụng đất Với việc kết nối

dữ liệu thông tin địa chính hiện có, việc thu thập thông tin về chủ sử dụng đất, tính pháp lý của thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng … phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai, thu hồi, lập phương án bồi thường được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn rất nhiều so với trước đây Các thông tin về việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng…

Thứ tư: trên CSDL địa chính đã hình thành, tỉnh Vĩnh Long cũng đã triển khai dịch vụ cung cấp thông tin đất đai cho người dân qua 4 hình thức: Cung cấp trực tiếp khi người dân trực tiếp đến Văn phòng đăng ký hoặc Trung Tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; cung cấp theo hình thức qua tin nhắn điện thoại; cung cấp theo hình thức gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1080 và cung cấp theo hình thức trực tuyến (online) qua trang Web của sở

2.3 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài

2.3.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu bản đồ số

Khái niệm cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu bản đồ số:

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người sử dụng Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một tổ chức có cấu trúc Nhờ vào phần mềm quản trị CSDL người ta có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích tính toán, phân tích, tổng hợp, khôi phục dữ liệu…

Trang 24

a) Thiết bị phần cứng và thiết bị ngoại vi: Về cơ bản bao gồm các phần chính là bộ xử lý trung tâm (CPU), các thiết bị đầu vào như bàn số hoá, máy quét, các thiết bị thu nhận thông tin điện từ các thiết bị lưu trữ (bộ nhớ ngoài), thiết bị hiển thị (màn hình), thiết bị in (máy vẽ) …

b) Hệ thống phần mềm và thủ thuật cần thiết để xây dựng và phân tích:

Hệ thống phần mềm bao gồm: phần mềm hệ thống, phần mềm quản trị, phần mềm ứng dụng Các phần mềm trong lĩnh vực hệ thống thông tin bản đồ phải

bảo đảm được chức năng sau đây:

- Các dữ liệu không gian thu thập từ các nguồn dữ liệu khác nhau như bản đồ, tư liệu địa chính, số liệu đo ngoại nghiệp phải có được chức năng liên kết và xử lý đồng bộ

c) Cơ sở dữ liệu: Phần trung tâm của hệ thống CSDL bản đồ là cơ sở

dữ liệu; nó là một hệ thống các thông tin được lưu trữ dưới dạng số CSDL có mối liên quan với các điểm đặc trưng trên bề mặt trái đất nên nó bao gồm hai yếu tố: Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

d) Con người vận hành: Một hệ thống CSDL bản đồ đương nhiên quan

hệ mật thiết với người sử dụng các thiết bị từ hệ thống phần cứng, phần mềm điều khiển các thiết bị Con người xây dựng tạo ra hệ thống dữ liệu, tổ thức và

phân tích dữ liệu, hiển thị hình ảnh tạo ra các sản phẩm đầu ra…

Khái niệm cấu trúc dữ liệu bản đồ số:

Đối với một khu vực có lượng thông tin lớn thì một CSDL được sắp xếp trong nhiều tệp tin khác nhau và đặc điểm của các thông tin trong mỗi tệp tin cũng rất đa dạng Vì vậy, nếu muốn truy cập nhanh chóng và chính xác các thông tin đó thì cần phải tổ chức và liên kết chúng một cách khoa học, đó chính là cấu trúc dữ liệu Mỗi phần mềm quản lý thông tin thường ghi nhớ và sắp xếp các tệp tin trong một tệp riêng theo thứ tự hoặc theo chỉ số nhận dạng

Trang 25

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn từ các tài liệu, dữ

liệu hồ sơ địa chính

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

Tại xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Lạng Sơn

Thời gian tiến hành từ tháng 03/2016 đến tháng 12/2016

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

a) Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Địa hình, địa mạo

- Điều kiện khí hậu, thủy văn

- Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên môi trường

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 26

- Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tại huyện Đình Lập

b) Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Thắng

Xã Đồng Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 5.450ha Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và theo đối tượng sử dụng, quản lý đất cụ thể như sau:

- Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất gồm có:

+) Đất phi nông nghiệp: 3.620 ha, chiếm 77 % tổng diện tích tự nhiên; +) Đất nông nghiệp: 1.759 ha, chiếm 20 % tổng diện tích tự nhiên; +) Đất chưa sử dụng: 71 ha, chiếm 3 % tổng diện tích tự nhiên

3.3.3 Ứng dụng phần mềm Elis trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Trình tự công tác xây dựng cơ sở dữ liệu bằng phần mềm Elis được thực hiện theo các bước sau :

- Công tác chuẩn bị

- Cài đặt phần mềm

- Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

- Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

- Kiểm tra dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính

- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

- Hoàn thiện dữ liệu địa chính

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính

- Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính

3.3.4 Giải pháp và kỹ thuật thi công đã áp dụng

Để đảm bảo quá trình nhập thông tin, đồng bộ thông tin, kiểm tra thông tin nhập so với tài liệu thu thập được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật trong thi công, đơn vị đã sử dụng một số giải pháp và kỹ thuật áp dụng trong thi công sau:

Trang 27

- Sử dụng phần mềm Microstation SE, Famis biên tập bản đồ

- Sử dụng phần mềm ArcGIS xử lý chồng xếp, tiếp biên bản đồ

- Sử dụng phần mềm ELIS để nhập dữ liệu không gian và thuộc tính vào trong cơ sở dữ liệu

- Sử dụng phần mềm Photoshop 2.0, phần mềm ABBYY FineReader

11 để xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn dạng tập tin PDF;

- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu;

- Áp dụng qui định kiểm tra chéo trong thi công

3.3.5 Đánh giá kết quả đạt được

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về thực trạng hồ sơ địa chính của địa phương

- Điều tra, thu thập số liệu về kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Đồng Thắng

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Thắng

Nơi điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: UBND xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đình Lập; Văn phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn

Trang 28

3.4.2 Phương pháp xây dựng và xử lý số liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đã thu thập tổng hợp số liệu theo quy chuẩn

- Các số liệu về hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính của địa phương được thống kê, tổng hợp thông tin thành các bảng số liệu

- Thiết kế, xây dựng Bảng thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính để chuyển nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu

+) Bảng thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên phầm mềm tin học văn phòng Excel, tệp lưu trữ lưu trữ ở khuôn dạng file

*.xls Các thông tin thuộc tính trong bảng được xây dựng tương ứng với danh mục các thông tin thuộc tính cần thiết được nhập vào cơ sở dữ liệu

+) Thông tin xây dựng, cập nhật trong bảng được thống kê, tổng hợp từ các tài liệu hồ sơ địa chính hiện có: Sổ Địa chính; Sổ Mục kê đất đai; Sổ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bản lưu Giấy chứng nhận …

3.4.3 Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiết

kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu

Để đảm bảo quá trình nhập thông tin, đồng bộ thông tin, kiểm tra thông tin nhập so với tài liệu thu thập được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật trong thi công, chúng ta đã sử dụng một số giải pháp và kỹ thuật áp dụng trong thi công sau:

- Sử dụng phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) để xây dựng các bảng, biểu thông tin dữ liệu

- Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành về xây dựng, quản lý bản đồ,

hồ sơ địa chính để biên tập, chuẩn hóa, xây dựng dữ liệu không gian địa chính Các phần mềm ứng dụng như: Microsation; Famis; ArcGIS, TMV.Map…

- Ứng dụng phần mềm ELIS để xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu

Trang 29

- Sử dụng phần mềm ArcGIS xử lý chồng xếp, tiếp biên bản đồ

- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu

3.4.4 Phương pháp kiểm nghiệm thực tế

- Cách kiểm nghiệm được tiến hành như tách, nhập thửa, tìm kiếm thông tin thửa đất theo tên chủ sử dụng, số thửa thuộc tờ bản đồ nào và mục đích sử dụng cập nhập biến động Kiểm tra cung cấp thông tin đất đai, tích hợp dữ liệu, biên tập dữ liệu không gian, kiểm tra phần quản trị hệ thống, kiểm nghiệm việc quản lý số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, việc đăng ký biến động, đăng ký cấp giấy và kiểm nghiệm quản lý hồ sơ gốc… trên môi trường phần mềm Elis

Kiểm nghiệm qua việc thử nghiệm khai thác, ứng dụng CSDL vào một số nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai như:

- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất;

- Cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu địa chính trong cơ sở dữ liệu;

- Cung cấp thông tin địa chính thửa đất từ cơ sở dữ liệu;

- Trích sao Sổ Địa chính, Sổ Mục kê đất đai, các tài liệu khác từ cơ sở

dữ liệu địa chính

- Phương pháp kiểm nghiệm thực tế được sử dụng để đánh giá hiệu quả

sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế

Trang 30

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

+ Phía Bắc giáp xã Cường Lợi, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp xã Châu Sơn, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn + Phía Đông, Đông Nam giáp xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn + Phía Nam, Tây Nam giáp xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Đồng Thắng là xã vùng núi cao, trung tâm xã cách thành phố Lạng sơn khoảng 70 km về phía Đông Nam

b) Địa hình địa mạo

- Địa hình xã Đồng Thắng chủ yếu là đồi núi cao có độ dốc lớn, độ cao trung bình khoảng 420 m so với mặt nước biển Bề mặt địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối tạo thành các khe, thung lũng nhỏ chạy dọc theo các dãy núi cao

- Nhìn chung địa hình khu vực xã Đồng Thắng phức tạp khu đo đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang nhỏ hẹp với hình thù rất đa dạng

- Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đường giao thông dốc, hẹp, mật

độ dân cư thưa thớt, nhiều bản ở vùng sâu vùng xa đi lại còn rất khó khăn

c) Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn

* Điều kiện khí hậu:

Ngày đăng: 21/05/2018, 09:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đỗ Đức Đôi (2010); Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu, thực trạng và giải pháp; Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu, thực trạng và giải pháp
12. Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn (2012); Thiết kế kỹ thuật - dự toán Dự án Xây dựng CSDL đất đai huyện Chi Lăng, phê duyệt theo Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế kỹ thuật - dự toán Dự án Xây dựng CSDL đất đai huyện Chi Lăng
1. Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI (2012); Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 31/10/2012 (NQ Hội nghị TW 6) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013); Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT, ngày 24/4/2013, Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Khác
3. Công văn số 289/STNMT-ĐĐBĐ ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Khác
5. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Khác
6. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
7. Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường Khác
8. Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (10/2014); NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt nam, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thị Thanh Loan (2013); Ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn Khác
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn (2015); Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020 Khác
13. Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Khác
14. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
15. Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
16. Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Khác
17. Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w