1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn hóa nghe nhìn đối với giới trẻ tphcm

233 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 814,31 KB

Nội dung

Có một thực tế: sự phát triển của truyền thông, truyền hình, băng đĩa và gần đây nhất là internet đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về nhiều phương diện: chương trình, công chúng, th

Trang 1

ĐỀ TÀI :

VĂN HÓA NGHE NHÌN ĐỐI VỚI

GIỚI TRẺ TPHCM

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ

Nghiên cứu về nghe nhìn là vấn đề không mới trên thế giới, nhất là tại những nước phát triển, mặc dù các vấn đề nghe nhìn chỉ phát triển chủ yếu trong thế kỷ XX trở lại đây Ra đời muộn so với nhiều môn nghiên cứu khác nhưng với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với những tiện ích khó phủ nhận và vai trò to lớn của nghe nhìn, nghiên cứu về nghe nhìn tuy là lĩnh vực mới đối với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhưng đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu

Ở Việt Nam nghe nhìn nói chung và truyền hình, băng đĩa nói riêng xuất hiện chưa lâu, song đây là lĩnh vực phát triển đầy tiềm năng Sự phát triển của hai lĩnh vực này trong những năm qua đã chứng minh điều này Có một thực tế: sự phát triển của truyền thông, truyền hình, băng đĩa và gần đây nhất là internet đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về nhiều phương diện: chương trình, công chúng, thị hiếu, các vấn đề trong quản lý, giáo dục Trong khi đó các công trình nghiên cứu về nghe nhìn chưa nhiều và có thể nói chỉ mới bắt đầu được quan tâm, chú ý ở Việt Nam

Thời kỳ trước năm 1975 tại miền Nam có tiểu luận cao học xã

hội của Đào Quang Mỹ: Điều tra về vô tuyến truyền hình tại xã hội Việt Nam viết về truyền hình ở Sài Gòn (Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 1970), Bốn lý thuyết về báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh do Nguyễn Đình Tuyến dịch (Việt Nam và Thế giới thời

báo xuất bản, Sài Gòn, 1972) Sau giải phóng có một số công trình

viết về truyền thông trong đó có nói đến truyền hình như Chân dung công chúng truyền thông của Trần Hữu Quang (Nxb Thành phố Hồ

Trang 3

Chí Minh, 2001), Truyền thông đại chúng nhập môn của Huỳnh Văn

Tòng, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh xuất bản,

1993 Viết riêng về truyền hình có luận án tiến sĩ của Đinh Quang

Hưng: Những phương pháp và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với yêu cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1996)

Nhưng nếu so sánh với sự phát triển của truyền hình trong những năm gần đây và tầm quan trọng của nó thì số lượng công trình nghiên cứu quả là ít ỏi Các công trình nghiên cứu về băng đĩa ghi hình còn nghèo nàn hơn, nói chính xác là số không Nếu tính tỷ lệ các công trình giữa truyền hình và băng đĩa thì sự chênh lệch này không chỉ ở Việt Nam mà là phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Nhưng việc chưa có công trình nào viết về băng đĩa ở Việt Nam là một khiếm khuyết cần khắc phục Công bằng mà nói, tuy những công trình chuyên sâu còn ít, nhưng báo chí với sự nhanh nhạy của những người “đo nhịp sống xã hội” đã cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm Nhưng với khuôn khổ của những bài báo, nội dung của chúng chỉ dừng lại ở mức độ nêu thực trạng và cảnh báo một số vấn đề

Theo thống kê toàn thành phố có hơn 30% dân số ở độ tuổi từ

11 – 251 Giới trẻ với những đặc điểm về phát triển tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng là những người chịu tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Họ là đối tượng cần quan tâm, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về truyền hình cũng như băêng đĩa đối với giới trẻ Nhiều câu hỏi cần đặt ra: giới trẻ hiện nay có mối quan tâm như thế nào với truyền hình và băng đĩa? Nhu cầu của họ ra sao? Các chương trình truyền hình cũng như loại băng đĩa nào được họ ưa thích và những ước mong của họ về truyền hình và băng đĩa trong tương lai như thế nào? Những người làm chương

1 Theo số liệu thống kê lấy từ Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm

2002 và Trung tâm dịch vụ và quảng cáo truyền hình, Đài Truyền hình thành

phố Hồ Chí Minh, năm 2003

Trang 4

trình truyền hình cũng như sản xuất băng đĩa cần biết ý kiến của giới trẻ để có thêm nhiều chương trình đáp ứng được nhu cầu này với chất lượng ngày càng được nâng cao

Tìm hiểu về ảnh hưởng của truyền hình và băng đĩa đối với giới trẻ cũng cần có cái nhìn khách quan và khoa học, tránh những kết luận quá cảm tính không dựa trên những đặc điểm sinh tâm lý của từng thời kỳ phát triển Hiện tượng bạo hành, thích các loại phim bạo lực và ngay cả tình trạng một bộâ phận thanh thiếu niên thích tìm xem những phim sex cũng cần được nhìn nhận một cách thấu đáo Công trình này không đặt mục tiêu đi sâu giải quyết những câu hỏi đó nhưng cũng xin đưa ra một số ý kiến xung quanh những vấn đề vừa nêu

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai mặt: truyền hình, băng đĩa và giới trẻ được đặt trong các mối quan hệ xã hội hiện tại đang vận động

Truyền hình Việt Nam tuy ra đời chưa lâu nhưng trong những năm gần đây đã có bước phát triển khả quan, đáp ứng được nhu cầu thông tin, học tập cũng như giải trí của số đông công chúng trong đó có giới trẻ Theo kết quả điều tra của chúng tôi các bạn trẻ xem truyền hình với mục đích giải trí và nâng cao hiểu biết chiếm số lượng lớn Nhiều bạn thích hình thức học tập thông qua các chương trình vui chơi, dưới dạng học mà chơi, chơi mà học, không thích những chương trình quá gò bó (điều này đã được thực hiện trong nhà trường) Vì thế trong đề tài cũng tập trung nhiều đến các chương trình văn nghệ truyền hình và các game show Về băng đĩa cũng vậy, tuy trong phiếu điều tra có hỏi về các loại băng đĩa để học nhưng xem ra số bạn trẻ được hỏi không quan tâm đến chúng nhiều lắm so với các loại băng đĩa giải trí Vì không có khả năng bao quát hết chương trình của các đài truyền hình trong khu vực Nam Bộ nên tuy ở thành phố Hồ Chí Minh có thể bắt được một số đài truyền hình

ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai,… nhưng

Trang 5

chúng tôi chỉ làm điều tra cũng như theo dõi chủ yếu các chương trình của hai đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV)1 Băng đĩa cũng vậy, chủ yếu là băng đĩa lưu hành phổ biến trên địa bàn thành phố, bao gồm cả những băng đĩa sản xuất trong nước (kể cả sản xuất chính thức hay in sang lậu) và băng đĩa sản xuất ở nước ngoài

Khái niệm giới trẻ ở đây được hiểu như “thanh thiếu niên”2 Tuy hiện nay chưa có giới hạn cụ thể về độ tuổi cho khái niệm này và tuổi tác không phải là chỉ số duy nhất xác định tuổi thanh thiếu niên vì lý do con người không trưởng thành trong tất cả các lĩnh vực

ở một nhịp độ giống nhau Song giai đoạn này được công nhận là giai đoạn cầu nối giữa thời thơ ấu và trưởng thành Thời kỳ này cá nhân cần đáp ứng những thay đổi hoặc thích ứng những hành vi thời thơ ấu để hình thành những hành vi thời kỳ trưởng thành, tạo nên những cá tính riêng cũng như những đặc tính chung của người lớn Do vậy ở lứa tuổi này không chỉ nói đến sự trưởng thành về mặt sinh học mà còn nói đến sự trưởng thành về mặt xã hội trong phạm vi của mỗi nền văn hóa Công trình giới hạn độ tuổi của các đối tượng điều tra là từ 11 đến 25, tức là thuộc lứa tuổi từ trung học cơ sở đến hết đại học Sở dĩ chọn lứa tuổi này làm đối tượng nghiên cứu vì đây là lứa tuổi có những khả năng nhận thức và tái tạo đặc biệt: dễ tiếp thu, hấp thụ những cái mới và sáng tạo, chưa bị xơ cứng do những định kiến Song do những đặc điểm của giai đoạn phát triển dài từ thời thơ ấu lên người lớn nên nó được coi là thời kỳ chuyển di với những thay đổi còn mong manh, chưa định hình rõ, dễ bị tác động từ bên ngoài,

do đó việc giáo dục và định hướng có vai trò hết sức quan trọng

1 Từ đây trở đi công trình nghiên cứu xin được gọi tắt Đài Truyền hình Việt Nam là VTV và Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là HTV như cách gọi thường nghe

2 Thuật ngữ “ tuổi thanh thiếu niên” có nguồn gốc từ động từ tiếng La tinh

adolescere có nghĩa là lớn lên hoặc trưởng thành Các ý kiến về tâm lý lứa tuổi

dựa theo chuyên đề: “Đặc điểm nhận thức của thanh thiếu niên đối với sự tiếp nhận văn hóa nghe nhìn” của TS Đoàn Văn Điều

Trang 6

Lý do chọn thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn nghiên cứu đề tài này:

Là thành phố lớn nhất nước, được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối tiếp nhận nhanh chóng những thành tựu phát triển khoa học của thế giới cũng như du nhập những trào lưu mới trong lĩnh vực văn hóa Đây là thành phố nhạy bén và năng động, được đánh giá là địa phương có mức sống thuộc loại cao nhất trong nước và tương đối đồng đều, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn không quá lớn Hơn thế nữa, trong xu thế đô thị hóa nhanh chóng, sự cách biệt này được rút ngắn Đa số cư dân thành phố đều sử dụng truyền hình và một số phương tiện nghe nhìn phổ biến như đầu video, đầu đĩa hình nên các phương tiện này thực sự là công cụ thông tin, truyền bá kiến thức cũng như giải trí cho số đông dân cư trong đó có giới trẻ Và có lẽ cũng đặc biệt khi HTV là một đài địa phương nhưng về quy mô và vai trò có lẽ không thua kém đàn anh VTV là mấy HTV thực sự đóng vai trò là đài khu vực với những thế mạnh khó phủ nhận

Mặt khác, từ thành phố Hồ Chí Minh những tác động lan tỏa về mọi mặt văn hóa, xã hội xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc là hết sức nhanh chóng Nói theo ngôn ngữ nghe nhìn thì thành phố Hồ Chí Minh vừa đóng vai trò của máy thu, vừa đóng vai trò của máy phát và nối mạng với khá nhiều nơi

3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước ở trong và ngoài nước, kết hợp với kết quả điều tra thực tế từ các đối tượng là thanh thiếu niên thuộc nhiều nhóm nghề nghiệp, nhóm nghiên cứu hy vọng nêu lên được hiện trạng của giới trẻ trong việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn (giới hạn ở truyền hình và băng đĩa) Giới trẻ tiếp thu những gì các phương tiện này mang lại, nhu cầu của họ và những ảnh hưởng từ truyền hình và băng đĩa ra sao? Những phân tích dựa trên kết quả điều tra xã hội học cố gắng đưa ra

Trang 7

cái nhìn khách quan hầu giúp những người làm chương trình truyền hình, các nhà sản xuất băng đĩa cũng như những người làm công tác giáo dục hoặc quan tâm đến giáo dục tham khảo

Chúng tôi không có tham vọng đưa ra những biện pháp khắc phục tuyệt đối những vấn đề gay cấn trong công tác quản lý như nạn băng đĩa lậu, phim ảnh đồi trụy, bạo lực vì đây là những vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà mang tính toàn cầu Song nhóm nghiên cứu cũng hy vọng góp phần giảm bớt phần nào những khó khăn trong công tác quản lý hiện nay Những đề xuất đưa ra nếu có giúp chút ít gì cho công việc quản lý thì đó là niềm vui lớn cho những người thực hiện công trình này

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Công trình này áp dụng một số phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu thống kê, điều tra xã hội học Do mỗi phương pháp có những ưu thế khác nhau nên các phương pháp này được áp dụng linh hoạt và có mức độ đậm nhạt tùy theo yêu cầu của từng vấn đề cũng như đòi hỏi trong từng chương mục Song xuyên suốt toàn công trình là phương pháp tổng hợp và phân tích, ngay cả khi tóm tắt các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng như xem xét các kết quả điều tra xã hộâi học trên các đối tượng nghiên cứu

5 CẤU TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH

Ngoài phần mở đầu và kết luận, công trình gồm 3 chương sau đây:

Chương 1: Các vấn đề truyền thông đại chúng và truyền hình, băng đĩa qua các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam

Sau khi thống nhất một số khái niệm và tóm tắt sơ lược những nét chính về lịch sử truyền hình và băng đĩa, công trình giới thiệu một số vấn đề được các tác giả nước ngoài quan tâm Những ý kiến

Trang 8

này được tổng kết từ thực tế phát triển của các nước, chủ yếu là các nước công nghiệp tiên tiến Tuy mỗi nước có đặc trưng khác nhau, nhưng trên đường phát triển nhiều vấn đề đã được đúc kết có thể làm bài học chung và được coi là kinh nghiệm cho những nước đi sau Đây cũng là những vấn đề được nói nhiều trong các công trình về truyền thông đại chúng, truyền hình, băng đĩa Đó là các vấn đề: vai trò của truyền thông đại chúng, truyền hình trong đời sống xã hội; mối quan hệ giữa truyền hình và điện ảnh; truyền hình, băng đĩa với giới trẻ; quảng cáo, bạo lực trong truyền hình Các nghiên cứu dựa trên những thành tựu của tâm lý học hiện đại để giải thích nhiều hiện tượng xã hội Các con số thống kê từ nhiều nước là tư liệu phong phú để so sánh, làm rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề cần quan tâm Còn nghiên cứu của các tác giả trong nước tuy không nhiều nhưng cũng là những kinh nghiệm bổ ích cần tham khảo Đáng lưu ý là các vấn đề được báo chí đề cập, qua đó có thể khái quát được hiện trạng về truyền hình và băng đĩa tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 2: Văn hóa nghe nhìn đối với giới trẻ thông qua khảo sát hai lĩnh vực truyền hình và băng đĩa

Chương này chủ yếu phân tích những kết quả thu được qua cuộc điều tra xã hội học tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên phần trả lời của người được phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tìm hiểu mục đích, nhu cầu, sở thích của người xem đối với các chương trình truyền hình và băng đĩa Đây là chương quan trọng nhằm trả lời nhiều câu hỏi: Cái gì? Thế nào? Tại sao? Vì sao thế này mà không là thế khác?

Kết quả là qua điều tra định lượng, định tính xã hội học cũng như qua trưng cầu qua mạng, được xem xét dưới nhiều góc độ: độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, địa bàn, giới đã cho phép đưa ra những nhận định về nhu cầu, sở thích, ước muốn của giới trẻ về các chương trình truyền hình và băng đĩa Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của truyền hình và băng đĩa trên các mặt học tập, hình thành nhân cách, nhu cầu văn hóa cũng được xem xét kỹ lưỡng và phân tích

Trang 9

khách quan Tất cả những điều này là cơ sở cho những dự báo và đề xuất về truyền hình và băng đĩa ở chương sau

Chương 3: Một số dự báo và kiến nghị

Những dự báo về sự phát triển của truyền hình và băng đĩa trong tương lai gần được xây dựng trên cơ sở những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như những tiền đề kinh tế, văn hóa của đất nước và thành phố Bên cạnh đó kinh nghiệm của những nước phát triển đi trước cũng là bài học quí giá cần tham khảo

Những dự báo này dựa trên xu hướng phát triển chung cũng như dựa trên những đặc điểm riêng của thành phố Hồ Chí Minh Các kiến nghị đưa ra thuộc nhiều mặt: nôïi dung, hình thức chương trình, thời lượng cho các chương mục, đề cao trách nhiệm của các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc tinh thần và quản lý con cái cũng như tạo sức đề kháng cho thanh thiếu niên trước những ảnh hưởng tiêu cực từ các phương tiện nghe nhìn, những vấn đề bảo vệ và truyền bá văn hóa dân tộc… Thực tế phát triển trong thời gian tiếp theo, có nhiều dự báo sẽ nhanh chóng thành hiện thực, song cũng có thể có những dự báo sẽ chậm hơn Điều đó cũng dễ hiểu vì cuộc sống chịu nhiều tác động khó lường hết Mong rằng những kiến nghị nêu ra trong công trình này được sự quan tâm của những người có trách nhiệm

Trang 10

CHƯƠNG 1

CÁC VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ TRUYỀN HÌNH, BĂNG ĐĨA QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ

NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Để có cái nhìn khái quát và thống nhất, trước tiên xin giới thiệu một số thuật ngữ Các thuật ngữ này xác định những khái niệm

mà trong đề tài thường nhắc đến

- Communication1: Định nghĩa một cách tổng quát đó là mọi hoạt động được thực hiện để xác lập, xây dựng, truyền tải hay trao đổi thông tin giữa máy phát và nhiều máy thu; hoặc toàn bộ những phương pháp dùng để thực hiện thông tin giữa các cá nhân, một nhóm người hay số đông2

Từ một thuật ngữ kỹ thuật mang ý nghĩa thông báo tin tức bằng phương tiện thông tin, communication dần dần trở thành thuật ngữ khoa học sử dụng rộng rãi và được quốc tế hóa chỉ sự truyền đạt tin tức bằng những phương tiện kỹ thuật Ở Việt Nam communication được gọi là truyền thông

Khi truyền thông trở thành phổ biến và mang tính quảng đại trong công chúng, người ta ghép từ “mass” (số nhiều, số đông, quần chúng) vào từ “communication” và mass communication có nghĩa là

2 Những khái niệm này chúng tôi cơ bản lấy từ Dictionnaire du multimédia:

audiovisual informatique, telecommunications, Jacques Notaise, Jean Barda,

Olivier Dusanter, P.Afnor, 1996 và The Merriam Webster, Webster’s Third New

International Dictionary of the English Language unabridges Philippines

copyright 1986 by Merriam Webster inc, Made in The U.S.A 44AG/KP91

Trang 11

truyền thông cho số đông, được dịch ra tiếng Việt là “truyền thông đại chúng”1

Nhà khoa học Nga Xvetaeva N.N coi truyền thông đại chúng là “quá trình truyền bá thông tin (tri thức, các giá trị tinh thần, đạo đức và các chuẩn mực luật pháp) với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật (in ấn, radio, quay phim, TV) tới một số lượng đối tượng lớn”2

Tác giả Huỳnh Văn Tòng của Việt Nam đưa ra định nghĩa giản đơn hơn: “Truyền thông là kỹ thuật truyền đạt tin tức, tư tưởng và thái độ từ người này sang người khác”3

- Media và mass media:

Media là toàn bộ những hoạt động và sản phẩm liên quan đến sự chế tạo, phổ biến thông tin đến công chúng Trong nghĩa đó người

ta hay phân nhóm các media theo một trong những đặc tính của chúng và thường là theo tri giác Theo đó sự phân chia các media có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau: về kỹ thuật, về chức năng hoặc các tính chất khác Mass media cũng là từ ghép để chỉ tính đại chúng, phổ biến của media Ở Việt Nam, dựa theo chức năng truyền thông xã hội, media và mass media thường được hiểu là phương tiện thông tin & phương tiện thông tin đại chúng Người ta có thể chia media thành những phần nhỏ hơn hoặc theo những tính chất khác nhau (điện tử, hóa lý, sợi kim loại hay quang học, hoặc in ấn, phát thanh, truyền hình…) Từ multimedia (ghép từ multi - nhiều với media) để chỉ tính đa dạng của media và trong tiếng Việt thường được hiểu với nghĩa thông tin đa phương tiện, thông tin đa chức năng

1Thuật ngữ mass communication - “truyền thông đại chúng” - lần đầu tiên được

nói tới trong hiến chương Liên Hợp Quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục năm

1946

2 Truyền thông đại chúng trong hệ thống các quan hệ xã hội, Xvetaeva N.N

trong tác phẩm Truyền thông đại chúng trong xã hội Xã hội chủ nghĩa,

Leningrad 1979, tr.57, bản tiếng Nga

3 Truyền thông đại chúng nhập môn, Huỳnh Văn Tòng Tài liệu học tập phổ

biến nội bộ, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1993, tr.5

Trang 12

Nếu như communication chỉ chung mọi mặt của truyền thông, thông tin thì media dùng để chỉ những phạm vi nhỏ hơn của truyền thông Philippe Breton, Serge Proulx đã chia mảnh đất truyền thông thành các khu vực nhỏ: xuất bản, truyền thanh, truyền hình… Và theo tính chất khác hơn nữa thì quảng cáo rồi tin học cũng là những media Do khái niệm multimedia có phổ rất rộng nên người ta có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau Ví dụ xét theo chức năng, truyền thông xã hội có thể chia thành các media: xuất bản, truyền thanh, truyền hình Thomas R Dye Harmon Zeigler1 cũng đưa ra bảy lĩnh vực thuộc cấu trúc của mass media, đó là: sách, báo, điện ảnh (motion pictures), phát thanh, tạp chí, băng đĩa (recordings),

truyền hình Michel C.Emery, Ted Curtis Smyth trong cuốn Reading

in mass communication: concepts and issues in the mass media cũng

coi báo chí (press), phát sóng (broadcasting trong đó có TV, radio), xuất bản sách (book publishing), phim ảnh, tạp chí đều là những mass media

- Thuật ngữ audiovisual (tiếng Anh) hay audiovisuel (tiếng Pháp) có nghĩa là nghe nhìn, để chỉ những media khác với những media in ấn (print media) Audiovisual dược ghép từ audio (âm thanh) với visual (nhìn, hình ảnh) để chỉ kỹ thuật truyền thông kết hợp âm thanh và hình ảnh Bản thân nó cũng có nghĩa là multimedia

vì sử dụng nhiều media (hình ảnh và âm thanh) trong sựï tương tác (interactive)

- Television: (truyền hình - viết tắt là TV2) được ghép từ tele (xa) với vision (nhìn) để chỉ sự truyền tin bằng cách kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh thông qua các công cụ chuyển đổi ánh sáng và âm thanh thành sóng điện tử rồi tái tạo chúng thành những tia sáng thấy được và những âm thanh nghe được Những hình ảnh này có thể là hình ảnh tĩnh hoặc động của đối tượng hay vật thể Định nghĩa trên đây nặng tính kỹ thuật nhưng tóm lại truyền hình được hiểu là

1 American politics in the media age Thomas R Dye Harmon Zeigler CA

Brooks cole, 1986, tr.96

2 Trong công trình này có những chỗ sử dụng từ viết tắt là TV

Trang 13

thông tin kết hợp hình ảnh và âm thanh thông qua phát sóng hoặc các hình thức dẫn truyền khác và được người xem tiếp nhận trên màn hình

- Cable television (television par câble):

Trước hết nói về cáp (cable): Cáp là phương tiện để truyền thông tin, nối các phần của một hệ thống Một sợi cáp được hợp thành từ một hoặc nhiều sợi dẫn điện được bọc bởi một hoặc nhiều lớp cách ly Mỗi đầu dây cáp đều có đầu nối

Cable television: (truyền hình cáp) là từ ghép của cable và television Truyền hình cáp sử dụng các mạng cáp để phát hoặc phân phối các chương trình, ngược lại với truyền hình dùng sóng hertz hoặc vệ tinh Chất lượng hình ảnh và số lượng các kênh chương trình đều rất lớn Truyền hình cáp cho phép phát triển truyền hình tương tác (interactive)

- Digital television (television numérique): Tiếng Việt gọi là truyền hình kỹ thuật số Trong truyền hình kỹ thuật số các tín hiệu được xử lý bằng cách số hóa tại hai đầu truyền hình ảnh: từ camera đến đầu đọc của khán giả xem truyền hình Việc truyền, phát và lưu giữ chương trình đều được số hóa Chất lượng hình ảnh truyền hình kỹ thuật số rất tốt, chất lượng âm thanh tương đương chất lượng đầu đọc đĩa laser

- Satellite television (television par satellite): Truyền hình qua vệ tinh Đây là hệ thống truyền hình mà việc phát các chương trình được thực hiện qua vệ tinh Tín hiệu truyền hình được truyền dưới dạng sóng hertz và được thu tại mặt đất bằng các anten parabol cá nhân có đường kính từ 0,5- 1,5m Các anten này hướng đến vệ tinh để thu sóng Dùng một anten có thể thu được các chương trình từ một hay nhiều vệ tinh gần nhau (cách nhau vài km) và cùng hướng quỹ đạo Người ta thường kết hợp giữa vệ tinh và cáp bằng cách thu tín hiệu vệ tinh vào một đầu thu chung rồi phát lại cho hệ thống cáp

- Video: được sử dụng để chuyển nhận những hình ảnh và âm thanh truyền hình (television) Những âm thanh và hình ảnh này

Trang 14

thường được ghi vào băng từ (magnetic tape) và phát lại thông qua máy chuyên dụng lên màn hình TV Nếu gọi một cách đầy đủ là video cassette hoặc video tape, song trong cuộc sống người ta hay nói gọn là video

- Compact: theo nghĩa đen là tập trung, nén, dồn chặt Disc là đĩa Compact disc (CD) là từ chung chỉ đĩa ghi âm hoặc ghi hình Sau này người ta phân biệt rõ CD là đĩa ghi âm còn VCD (video compact disc) và DVD (digital versatile disc) là đĩa ghi hình

Nhìn chung các thuật ngữ này có xuất xứ từ phương Tây do sự

ra đời của các phương tiện truyền thông cũng như nhu cầu khách quan trong thông tin và nghiên cứu Các khái niệm này nhanh chóng được phổ biến và trở thành thuật ngữ quốc tế Các nhà khoa học Nga cũng chuyển âm hoặc dịch nghĩa các khái niệm này sang tiếng Nga Có hai cách thể hiện các khái niệm này: phiên âm từ tiếng Anh hoặc Pháp chỉ biến đổi một chút phần đuôi cho phù hợp ngữ pháp tiếng Nga: communication - communicasia, television - televidenie…, visual - visualnưi hoặc dịch nghĩa “nghe nhìn” sang tiếng Nga (zvukozritelnưi)

Nhìn chung, truyền thông ở Việt Nam phát triển chậm hơn nhiều nước, nhất là các nước phát triển nên các khái niệm liên quan đến lĩnh vực này cũng chậm được phổ cập Song vào những năm 60 của thế kỷ XX, ở miền Nam khái niệm “nghe nhìn” đã được dịch theo âm Hán-Việt Đào Quang Mỹ đã dùng từ “thính thị” khi đề cập đến cách diễn tả bằng hình ảnh và âm thanh của vô tuyến truyền hình1 Đến nay các khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực của nghe nhìn không còn xa lạ với số đông công chúng khán giả Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn như TV, video, băng, đĩa nhạc, máy vi tính, và gần đây là các công cụ kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến Báo chí hiện nay đã nói về nghe nhìn khá nhiều Một tạp chí

Nghe nhìn đã ra đời và cũng đã có công ty nghe nhìn ở Hà Nội mở

chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh Qua các cuộc điều tra cũng đã

1 Điều tra về vô tuyến truyền hình tại xã hội Việt Nam Đào Quang Mỹ Tiểu

luận cao học xã hội, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, 1970, tr.62,160

Trang 15

thấy rõ thanh thiếu niên không bỡ ngỡ với những thuật ngữ nêu trên và đa số có thể trao đổi, nhận xét khá thoải mái về các vấn đề của nghe nhìn Sự ra đời của tin học và những tiện ích do nó đưa lại cùng với những kết hợp tương thích của các công cụ nghe nhìn khác ngày càng làm cho cấu trúc của truyền thông đại chúng được mở rộng hơn

- Audiovisual culture: Sự lan rộng và phổ biến của các phương tiện nghe nhìn làm cho chúng ngày càng trở nên thiết yếu trong đời sống xã hội, trở thành nhu cầu không thể thiếu, nhưng đồng thời cũng tạo nên những thói quen, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong hưởng thụ văn hóa Quá trình này diễn ra từ từ, không ồn ào nhưng dần dần để lại dấu ấn trong cách làm việc, tác phong ứng xử, đi đứng, ăn

mặc… Khái niệm “văn hóa nghe nhìn” (audiovisual culture) để chỉ lối sống cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông qua các thiết bị nghe nhìn cũng như những tác động về mặt văn hóa do các phương tiện nghe nhìn mang đến Khái niệm này chưa được ghi

vào các từ điển nhưng trong các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nó thường được nhắc đến Có thể nói những dấu hiệu chính để văn hóa mang tính nghe nhìn, hình thành nên cụm từ “văn hóa nghe nhìn” đó là:

+ Các thiết bị nghe nhìn trở thành phương tiện, công cụ, là cái không thể thiếu trong cuộc sống nói chung và đời sống văn hóa nói riêng

+ Nó được hình thành từ nhu cầu của con người và nó chi phối trở lại, tạo nên những thói quen, tâm lý thưởng ngoạn mới gắn liền với các phương tiện nghe nhìn

+ Nó làm phát triển những kỹ năng mới của thời đại thông tin cũng như làm xích lại các nền văn hóa và có tác động sâu sắc, tạo nên những thay đổi trong lối sống

Trên cơ sở đó có thể đưa ra định nghĩa: Văn hóa nghe nhìn là tổng hòa của nhu cầu, lối sống, phong cách hưởng thụ, cách ứng xử, cũng như những thói quen hình thành dưới tác động của các phương tiện nghe nhìn Đây là một quá trình tích hợp tự nhiên trước những

Trang 16

thay đổi của môi trường sống mà sự thích ứng dường như là quy luật tiếp nhận

Dần dần hình thành thêm những khái niệm đi vào những ngành hẹp như “children’s media” (media của trẻ em) hay

“network culture” (văn hóa mạng) hay “ekrannaia cultura” (văn hóa màn hình - trong tiếng Nga)

Các khái niệm cũng sẽ ngày càng phong phú theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự ra đời ngày càng nhiều những media mới

Do giới hạn của đề tài nghiên cứu chúng tôi xin chỉ nói sâu hơn về vô tuyến truyền hình và băng đĩa (bao gồm băng cassette, băng video, đĩa CD,VCD, DVD)

1.2 MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN HÌNH, BĂNG ĐĨA

1.2.1 Sơ lược về lịch sử và sự phát triển của truyền hình và băng đĩa

1.2.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển truyền hình

Từ “television” xuất hiện lần đầu vào tháng 6/1907 trên tờ

Scientific American Trước đó các thí nhiệm về truyền phát hình ảnh

được gọi bằng các tên như “visual wireless”, “visual radio”, “electric vision”

Ý tưởng gửi các xung điện qua đường dài bắt nguồn từ phát minh ra điện thoại của Alexander Graham Bell và điện báo của Samuel F Phát kiến kỹ thuật đầu tiên cho thấy hình ảnh có thể được chuyển đi là Nipkow disk (đĩa Nipkow) do nhà phát minh 24 tuổi Paul Nipkow đăng ký bằng sáng chế vào năm 1884 tại Đức Cái đĩa có kích thước tương đương đĩa ghi phono (đĩa nhựa) này được coi là nền tảng cho việc phát triển công nghệ nghe nhìn vào những năm

1920 Nó được đục đầy các lỗ nhỏ theo đường xoắn ốc

Trang 17

Hai nhà phát minh Gurlielmo Marconi và Lee De Forest cũng có những đóng góp không nhỏ Gurlielmo Marconi đã thay thế việc truyền âm thanh bằng dây dẫn bằng việc truyền âm thanh qua sóng Lee De Forest góp phần vào việc phát minh ra ống 3 cực (audio tube) khuyếch đại sóng vô tuyến làm cho việc nghe âm thanh được rõ

Không kể các ý tưởng ban đầu cùng những bước dò dẫm phát minh từ phòng thí nghiệm thì những chương trình truyền hình phát thử đã có từ những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước và Anh, Mỹ là hai nước đi đầu trong việc phát sóng truyền hình Năm 1927 bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Herbert Hoover đã xuất hiện trên một màn hình 2 inch phát thử nghiệm của AT&T Ngày 11/9/1928 General Electric phát sóng vở kịch đầu tiên mang tên “Sứ giả của nữ hoàng” với phần âm thanh từ trạm WGY Stenectady và hình ảnh từ trạm truyền hình W2XAD David Sarnoff, công ty RCA trở thành người tài trợ chính cho công nghệ truyền hình

Thoạt đầu, truyền hình được phát qua làn sóng hertz

Hầu như vào cùng thời điểm, khoảng năm 1936 hãng BBC cho mở phân hãng vô tuyến truyền hình, và ở Mỹ năm 1939 được coi là năm ra đời chính thức của truyền hình Ngày 30/4/1939 tại hội chợ quốc tế ở New York, tổng thống Franklin D.Roosevelt đã chính thức khai trương hội chợ trên truyền hình và là vị tổng thống Mỹ đầu tiên xuất hiện trên TV Cuối thập niên 40 của thế kỷ XX truyền hình nhanh chóng chinh phục nước Mỹ Vào năm 1949 radio còn chiếm tới 81% thị phần khán giả phát thanh và truyền hình thì tới cuối năm truyền hình đã chiếm được 41% tổng số thị phần Ưu thế của việc vừa xem hình ảnh vừa nghe âm thanh khiến truyền hình nhanh chóng giành thế thượng phong và TV đen trắng dần dần thay thế radio Truyền hình màu được phát lần đầu tiên ở Mỹ vào ngày 30/12/1953 trên kênh CBS Nhưng NBC mới là kênh đầu tiên có chương trình truyền hình màu thường trực

Ở Pháp vào những năm 40 truyền hình mới ra đời và vào những năm 50 ở Đông Âu mới thựcï hiện phát sóng Thoạt đầu những

Trang 18

hình ảnh được truyền đi chỉ có hai màu đen trắng song đó là một cuộc cách mạng trong kỹ thuật và đời sống Tại châu Âu truyền hình màu phát triển chậm hơn ở Mỹ, vào thập niên 60 của thế kỷ XX Chương trình màu đầu tiên ở châu Âu do BBC TWO truyền đi tại Anh

Ban đầu máy thu hình còn sử dụng phương pháp cơ học, sau đó kỹ thuật điện tử phát triển mạnh và giành ưu thế Vào những năm đầu thập niên 40 số lượng máy thu hình còn khá khiêm tốn: khoảng 20.000 ở Anh, 100.000 ở Mỹ và chỉ có chưa đầy 200 ở Pháp Nếu như trong thời kỳ đầu sự phát triển của vô tuyến truyền hình còn chậm chạp và chỉ dành cho những người có tiền trong xã hội thì càng về sau, nhất là từ nửa sau của thế kỷ XX truyền hình ngày càng bành trướng và trở thành phương tiện truyền thông phổ thông Thống kê (không nói rõ thời điểm) cho thấy 98% gia đình Bắc Mỹ có ít nhất một máy thu hình, mở trung bình 6 tiếng rưỡi đến 7 tiếng/ ngày1 Tình hình cũng tương tự ở Úc với 99% số hộ gia đình có TV, trong đó 55% có từ 2 cái trở lên, tính trung bình mỗi gia đình có 1,7 TV và 79% sử dụng video trong nhà Số giờ xem TV bình quân là 3 tiếng/ngày Trong những năm 80 của thế kỷ XX 1/3 số máy thu hình

ở Mỹ được kết nối với hệ thống truyền hình cáp (cable) và con số ngày càng tăng Truyền hình là media được khán giả theo dõi nhiều nhất và những tin tức do truyền hình phát ra cũng được xem là đáng tin cậy nhất Hiện ở Mỹ truyền hình do 3 tập đoàn tư nhân thống trị Đó là các tập đoàn (corporations): Columbia Broadcasting System (CBS), The American Broadcasting Company (ABC) và National Broadcasting Company (NBC) - vốn tách ra từ RCA corporation Mạng truyền hình địa phương gồm 750 đài liên kết với nhau đưa các tin tức của các địa phương2

Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì truyền hình cũng ngày càng được cải thiện Truyền hình cáp (cable) được phát triển để đáp

1 Bùng nổ truyền thông Philippe Breton, Serge Proulx Vũ Đình Phòng dịch,

Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996, tr.164

2 American politics in the media age, sđd, tr 97

Trang 19

ứng nhu cầu xem truyền hình của các vùng nông thôn xa đô thị, nơi mà sóng truyền hình không thể tới Mạng cáp đầu tiên do John Walson và Margaret Walson xây dựng tại vùng núi Pennsylvania vào năm 1948 Công ty dịch vụ điện (Service Electric Company) của gia đình Walson được thành lập vào giữa thập niên 40, chuyên bán, lắp đặt, sửa chữa các sản phẩm của General Electric Năm 1947 họ bắt đầu bán TV Tuy nhiên cư dân tại đây gặp khó khăn trong việc nhận sóng từ trạm phát Philadelphia do các dãy núi bao quanh thành phố Để khắc phục tình trạng này John Walson đã dựng một antene trên đỉnh núi gần đó và truyền tín hiệu về cửa hàng bằng cáp cùng một bộ phậân tăng tín hiệu Sau đó ông nối antene trên đỉnh núi với nhà mình và một loạt nhà khách hàng, bắt đầu mạng cáp đầu tiên của nước Mỹ Hệ thống truyền hình cáp công cộng đầu tiên trên thế giới được triển khai tại Mỹ vào năm 1994 qua mạng vệ tinh Direct

TV Hệ thống này cung cấp 150 chương trình (kênh), phần lớn theo hình thức trả tiền theo kênh (paiement à la seance) và đã đạt được thành công rực rỡ với hơn một triệu đầu thu được bán ra vào cuối năm 1995

Năm 1962 truyền hình thế giới bước sang giai đoạn kỹ thuật mới: nhận sóng từ vệ tinh nhân tạo Ngày 10/7/1962 lần đầu tiên vệ tinh Telstar 1 (vệ tinh thử nghiệm của National Aeronautics and Space Administration, tức Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ NASA) được sử dụng để truyền xuyên Atlantic1 Và vệ tinh thương mại được sử dụng đầu tiên vào năm 1965 cũng do NASA thực hiện Truyền hình loại này được truyền từ các vệ tinh thông tin từ quỹ đạo cách mặt đất 37.000km Vệ tinh thương mại truyền hình Anik của Canada được phóng vào năm 1973 Ngày nay, nhiều nước đã phóng hoặc thuê vệ tinh để phục vụ cho truyền hình và nhiều mục đích khác

Truyền hình kỹ thuật số được ra đời muộn hơn và vào những năm cuối thế kỷ XX mới phổ biến Tại Pháp truyền hình số xuất hiện tại mạng cáp và vệ tinh vào năm 1996 Tại những nước phát

Trang 20

triển như Mỹ, Anh, Nhật truyền hình kỹ thuật số nhanh chóng được

ưa chuộng do những tính năng kỹ thuật hoàn hảo Ngày nay truyền hình cáp, vệ tinh hoặc kỹ thuật số đã trở nên phổ biến, làm cho chất lượng ngày càng hoàn thiện và chương trình ngày càng phong phú

1.2.1.2 Sơ lược lịch sử phát triển băng đĩa

Băng đĩa cũng có tiền đề của sự ra đời là những phát minh ban đầu về điện thoại của Alexander Graham Bell và phát minh của Thomas Edison về ghi các ký hiệu truyền tin từ những năm 20 của thế kỷ trước Các cuộc thí nghiệm được tiến hành và sự truyền tin ngày càng tiến bộ trong những năm 30, 40 đã cho ra đời loại băng ghi lại âm thanh và băng từ (magnetic tape) xuất hiện Thời kỳ đầu băng còn thô (băng cối) và máy quay băng cũng còn khá cồâng kềnh Vào năm 1947 máy ghi âm chạy băng bắt đầu thành công tại thị trường Mỹ Liên tiếp trong nhiều năm nguời ta cố gắng cải tiến với mục đích thu nhỏ, nén được nhiều ký hiệu, tăng dung lượng cho cuộn băng

Ý tưởng về đĩa ghi hình hình thành nhưng gặp khó khăn trong một thời gian dài là do các máy đọc có rất nhiều lỗi Vào những năm đầu 60 thế kỷ XX, I S Reed và G Solomon đưa ra những thông tin về code sửa lỗi (Reed- Solomon codes) làm cơ sở cho sự ra đời của đĩa CD sau này Song đi tiên phong và thành công trong lĩnh vực băng ghi âm và ghi hình phải kể đến hãng Philips và các hãng điện tử Nhật Bản Năm 1967 Viện nghiên cứu kỹ thuật NHK (NHK Technical Research Institute) đưa ra trưng bày chiếc máy ghi hình

12 bite PCM Và thế là bắt đầu kỷ nguyên ghi hình với băng video kỹ thuật cao Những năm liền sau đó hãng Sony cho ra đời những máy móc có tính năng cao hơn (13 bite PCM digital recorder) Vào năm 1969 nhà vật lý người Hà Lan Klass Compaan đưa ra ý tưởng về đĩa compact disc Nguyên mẫu màu (color prototype) của đĩa CD mới được Compaan và Kramer cho chào đời Hãng Philips vào năm 1978 phát hiện ra rằng polycarbonat có những tính chất có thể trở thành

1 Trước Telstar các sợi cáp bằng đồng đỏ được sử dụng nối liên lạc giữa các lục địa và điện thoại đường dài vẫn được coi là sự kiện quan trọng

Trang 21

vật liệu tốt nhất cho đĩa CD và vào năm sau hệ thống CD được trưng bày tại châu Âu và Nhật Bản Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ

XX cả Sony và Philips đều sẵn sàng cho việc sản xuất đĩa CD và không lâu sau đó đã thực hiện thành công điều này

Vào năm 1990 đã có 28% người Mỹ sở hữu đầu máy CD, và mỗi năm có 9,2 triệu đầu máy, 288 triệu CD được bán ra Còn trên phạm vi toàn thế giới số đĩa tiêu thụ mỗi năm khoảng 1 tỷ chiếc

Sự ra đời và phát triển của truyền hình và sau này là băng đĩa thực sự làm các nhà hoạt động điện ảnh lo lắng vì sự cạnh tranh giành khán giả ngày càng gay gắt Thực tế cũng cho thấy lượng thính giả nghe đài phát thanh và khán giả vào rạp xem phim giảm trong khi các chương trình, các kênh truyền hình ngày càng phong phú Tuy không phủ nhận tính phổ biến của truyền hình song người ta lại cho rằng đó là hình thức giải trí của những người có trình độ văn hóa bình dân và “ít đặc trưng nhất” để thỏa mãn diện rộng các nhu cầu nghe nhìn, trong khi sách là phương tiện cung cấp kiến thức dành cho

“những đối tượng có trình độ văn hóa cao” Thực ra trong truyền thông các media đều có những ưu thế cũng như những hạn chế khác nhau, song không thể phủ nhận được tính hấp dẫn của truyền hình do sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh mang lại những hiệu quả sống động và truyền cảm Theo nhà nghiên cứu Mc Luhan thì “thị giác tạo điều kiện nhiều hơn cho các hoạt động phân tích và trí tuệ, trong khi thính giác và xúc giác lại tạo điều kiện tốt hơn cho xúc cảm và trực giác”

Người ta cũng nhận thấy hai khuynh hướng nghiên cứu về truyền thông, truyền hình giữa các nước theo hệ thống Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa trước đây Nhìn chung các phương tiện truyền thông trong đó có truyền hình ở các nước tư bản ngoài những mục đích tuyên truyền, chính trị, còn chú trọng đến khía cạnh kinh tế tạo nên quyền lực chính trị và kinh tế của các nhà tư bản Trước đây tại một số nước Xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô, các nhà lý luận theo quan điểm Mác xít đã phê phán mạnh mẽ thiết chế truyền thông phương Tây, coi đó như một sản phẩm và công cụ của xã hội

Trang 22

tiêu thụ Song cả hai khuynh hướng đều nhìn thấy những tác động mạnh mẽ của truyền thông trong xã hội lên số đông công chúng nên các công trình về sau này đã nghiên cứu nhiều mặt của truyền thông trong đó có công chúng, thiết chế, nội dung, tổ chức và phương pháp xã hội học được áp dụng rộng rãi, đưa ra những kết luận dựa trên những con số phân tích rất thuyết phục

Các nhà phân tích phương Tây đã có những nghiên cứu về chức năng, vai trò truyền hình trong đời sống, trong lĩnh vực chính trị, văn hóa (tin tức, vận động tranh cử, các chương trình giải trí…) Trong khi các nhà sản xuất chương trình phương Tây xem trọng chức năng giải trí của TV thì tại các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây chức năng này chưa được coi trọng đúng mức Nó được đặt dưới chức năng giáo dục

Nhiều vấn đề của truyền hình được các tác giả nước ngoài đề cập song do những hạn chế về tư liệu nên khó có thể đưa ra những thông tin đầy đủ có tính hệ thống và mang tính chất tổng kết Dưới đây là một số vấn đề được đề cập khá tập trung trong các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

1.2.2 Vai trò, chức năng của truyền hình đối với đời sống cũng như trong tư duy nghệ thuật

Kể từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ XX - thời điểm đánh dấu sự ra đời của truyền hình ở Anh và Mỹ – đến nay, vô tuyến truyền hình ngày càng phổ biến và trở thành phương tiện truyền thông, một media mang tính quần chúng rộng rãi Ở thời điểm hiện tại, có thể nói truyền hình có mặt ở khắp nơi trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Theo Vartanov A.X thì chức năng của truyền hình là thông tin (nói đến những gì xảy ra trong và ngoài nước), nâng cao hiểu biết của người dân và mang tính giải trí1

Trước hết nói về thông tin Nếu như trước đây các tin tức được lan truyền phần lớn qua báo chí, sau đó đến phát thanh thì ngày nay khán giả theo dõi tin tức thời sự trên màn hình nhỏ chiếm số lượng

1 Tạp kỹ truyền hình Vartanov A.X Mátxcơva.1982, tr.3 Bản tiếng Nga

Trang 23

lớn nhất Với kỹ thuật ngày càng hiện đại truyền hình trở thành phương tiện truyền tin nhanh nhạy và hấp dẫn nhất Báo chí ra hàng ngày nhưng vẫn không thể vượt qua truyền hình vì không phải lúc nào cũng in ấn và phát hành ngay được, còn truyền thanh thiếu sự hấp dẫn của hình ảnh Ngày nay phóng viên truyền hình thu thập tin từ một địa điểm nào đó có thể gửi ngay hình ảnh về trung tâm và lập tức những tin tức này đến ngay với khán giả qua màn ảnh nhỏ (Những tin tức về vụ khủng bố ngày 11/9 cũng như chiến tranh Iraq cũng được truyền đi đầu tiên trên sóng truyền hình) Khán giả có thói quen muốn theo dõi một tin nóng sốt nào là mở TV, nhất là ở phương Tây vì các hãng truyền hình đều có kênh tin tức thường trực

Ngoài tin tức thời sự, các chương trình văn hóa, khoa học và giải trí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, đồng thời làm phong phú chương mục của đài Đây cũng là điều nằm trong chiến lược cạnh tranh của các hãng truyền hình nhằm thu hút khán giả

Tác phẩm TV living (Television, culture and everyday life) bắt

nguồn từ dự án “Một ngày trong cuộc sống của truyền hình” (One day in the life of television) do Viện phim Anh quốc thực hiện năm

1988, khảo sát từ 22.000 người xem Các tác giả David Gauntlett & Annette Hill đã đánh giá truyền hình có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hiện nay Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đủ mọi tầng lớp xã hội Điều tra trên đối tượng chủ yếu là công chúng Anh các tác giả cho thấy từ bà nội trợ, các em thiếu nhi, giới trẻ đến những người già hầu như ai cũng có những tiêu điểm là các chương trình TV trong thời khóa biểu hàng ngày; hay nói khác đi: TV là một phần không thể thiếu trong các hoạt động (activities) hàng ngày Ví dụ, một nữ kỹ sư 22 tuổi phát biểu: “Tôi thường làm một việc gì đấy như đọc sách hay chụp lại (scanning) các bài báo nhưng nếu có chương trình thời sự (news) là tôi lập tức ngừng công việc đang làm để xem những gì đang xảy ra trên thế giới.” Nữ kỹ sư này luôn theo dõi bản tin của BBC từ 6 giờ sáng1 Do

1TV living (television, culture and everyday life) David Gaunntlett, Annette Hill

London, New York Routledge,1999, tr.70

Trang 24

sự phong phú của các chương trình nên hầu như ai cũng có thể tìm cho mình một khoảng thời gian thích hợp để theo dõi chương trình ưa thích Một số coi truyền hình là tờ giấy dán tường điện tử (electronic wallpaper), song phần lớn thấy đây là “cửa sổ nhìn ra thế giới” để hấp thụ, giải trí và nhận thông tin TV có thể là một điểm hội tụ, gắn kết gia đình - đặc biệt là các gia đình hợp tính với nhau, gia đình có nhiều người cùng trang lứa; mặt khác TV cũng có thể là điểm trọng yếu của một số tranh chấp gia đình cũng như là nguyên nhân gây ra sự bực bội do không cùng sở thích khi lựa chọn chương trình

Nghiên cứu của các tác giả trên cũng đề cập đến những tác động khác nhau của đời sống lên thói quen xem truyền hình của khán giả, nhất là khán giả trẻ Những người trẻ tuổi biết suy nghĩ và nhận thức rất rõ về vai trò của TV tại những thời điểm chuyển tiếp của cuộc đời: trước và sau khi cưới, thay đổi địa điểm, môi trường sống và cảm nhận được sự khác biệt giữa những gì họ được xem khi còn nhỏ và những gì đang xem hiện nay Quan sát trong khoảng thời gian dài, người ta thấy có sự thay đổi về nhận thức, sở thích ở giới trẻ (young adults) đối với truyền hình, đặc biệt là vào các giai đoạn chuyển tiếp như từ nhà trường phổ thông lên đại học, sống cùng cha mẹ đến lúc ra ở riêng… Sự khác biệt này thể hiện ở những thay đổi về thị hiếu cũng như nhận thức về vai trò của TV trong công việc hàng ngày Đặc biệt chương trình TV có thể làm giảm stress trong thời kỳ có những khủng hoảng tình cảm và con người cảm thấy có sự gần gũi, xẻ chia, nhất là đối với những người độc thân, cô đơn Sau giai đoạn khủng hoảng họ có thể sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội thích hợp qua cầu nối truyền hình

Cần nói lại, một thời gian dài chức năng giải trí của truyền hình không được đánh giá đúng Dần dần chức năng này được đánh giá lại khi thời gian làm việc rút ngắn, mức sống được nâng cao, khẩu vị thưởng ngoạn cũng đổi khác và trở nên đa dạng TV chiếm

vị trí đầu trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi Các chương trình giải trí cũng được làm ra nhiều hơn và khó tránh khỏi những chương trình chất lượng thấp Từ đó vấn đề cân bằng giữa các chương trình được coi là nghiêm túc và chất lượng các chương trình giải trí cũng được

Trang 25

đặt ra mặc dù các chương trình giải trí không phải là không có giá trị giáo dục

Bài viết Thời gian rỗi của thanh niên thủ đô của tác giả người

Nga Ladencova E.Iu1 cho thấy những thay đổi về kinh tế, xã hội trong thời gian gần đây có ảnh hưởng nhiều tới sở thích, thói quen cũng như hành vi của tuổi trẻ Bà cho rằng ngày nay các chương trình văn hóa, ngay cả những thể loại truyền thống về cơ bản cũng được truyền tải bằng các phương tiện kỹ thuật: TV, computer, điện thoại và các loại máy móc khác, làm giảm bớt sự giao lưu trực tiếp giữa mọi người với nhau Việc này không chỉ làm rộng thêm khoảng cách giữa các thế hệ mà ngay cả trong những người cùng thời Đây được coi là một trong những tiền đề của sự mất bình ổn xã hội Việc thay thế các hình thức giao tiếp văn hóa truyền thống bằng mạng thông tin computer, compact disc cũng làm ảnh hưởng tới trình độ văn hóa nói chung Người ta thấy sự giảm sút văn hóa trong cơ cấu thời gian nhàn rỗi và trong việc nâng cao chất lượng của nó

Tiến hành nghiên cứu trong 675 người lứa tuổi từ 12-30 trong đó số đông là thanh thiếu niên thủ đô Matxcơva từ 14-22 tuổi cho thấy phần lớn trong số họ hoàn toàn không tới những cơ sở hoạt động văn hóa (câu lạc bộ, thư viện, cung-nhà văn hóa, bảo tàng, nhà hát) hay chỉ tới đó 1 lần trong năm Một cuộc khảo sát khác trong 721 người có độ tuổi từ 14-30 ở Matxcơva cho thấy cơ cấu sử dụng thời gian rỗi theo thứ tự từ cao xuống là: gặp gỡ bạn bè (nói chuyện), xem phim TV hoặc video, nghe nhạc, đọc sách, làm việc nhà, chơi thể thao, đến sàn nhảy disco Số người tham gia các môn sáng tạo nghệ thuật (hội họa, sáng tác thơ ca) rất thấp, chỉ đứng trên thống kê câu trả lời “không làm gì”, tức là xếp thứ 12 trong số 13 các loại câu trả lời Thống kê về sử dụng thời gian rỗi trên cho thấy phần lớn thanh thiếu niên trở thành những người có nhu cầu thụ động đối với các sản phẩm văn hóa

1 Trong sách Tìm kiếm Cuốn 1: Những vấn đề cấp thiết về tư tưởng, văn hóa,

nghệ thuật Viện hàn lâm khoa học Nga Viện nghiên cứu chính trị, xã hội

Mátxcơva, 2001, tr.71-85 Bản tiếng Nga

Trang 26

Tính phổ biến cũng như sự thu hút, lôi cuốn đông đảo khán giả khiến truyền hình được quy vào một trong những media thuộc “văn hóa đại chúng” Nhiều nhà nghiên cứu đem đối lập “văn hóa đại chúng” với nền “văn hóa nhân văn” truyền thống lấy việc đọc làm nền tảng, vốn được đề cao trước đây Trong khi khẳng định những mặt mạnh, vai trò to lớn của truyền hình trong việc truyền bá văn hóa, họ cũng nhìn thấy “mặt sau của tấm huân chương” Trường phái nghiên cứu Frankfurt cho rằng “văn hóa (đại chúng) của thế kỷ XX được sản xuất theo cách như người ta sản xuất ô tô trong nhà máy Ford Không chỉ sản phẩm văn hóa được tung ra với số lượng lớn, được tiêu chuẩn hóa, giống hệt nhau, do điều kiện sản xuất công nghiệp và do marketing, mà toàn bộ quy trình sáng tạo ngay chính tác phẩm văn hóa cũng bị biến đổi sâu sắc và chịu dấu ấn của logic lợi nhuận”1 Rõ ràng nguy cơ về nạn nhân bản vô tính (cloning) văn hóa là có thực, nó tiêu diệt hạt nhân sáng tạo trong mỗi cá nhân và trên bình diện lớn hơn các sản phẩm văn hóa đang bị đóng hộp, được dán chung nhãn mác và ngày càng trở nên nghèo nàn, mất bản sắc Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm Vấn nạn này không chỉ thuộc một media riêng biệt nào mà là tình trạng chung khi văn hóa ngày càng dễ dàng thoát ra khỏi biên giới quốc gia và mang tính toàn cầu Nó trở thành hàng hóa trong một thị trường rộng lớn, cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt và không tránh khỏi tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” Trong lĩnh vực băng đĩa, nhất là phim ảnh và âm nhạc, đặc biệt là nhạc trẻ ảnh hưởng này thấy rất rõ Nhà nghiên cứu người Nga Xabarnhicova E.X cũng cho rằng truyền hình tạo ra những ảnh hưởng mang tính toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật Bà khẳng định truyền hình tham gia một cách tích cực vào việc tạo nên trình độ cảm thụ nghệ thuật cũng như sở thích, khuynh hướng nghệ thuật của đông đảo quần chúng, thể hiện không chỉ ở việc lựa chọn tác phẩm mà còn ở phương pháp thể hiện để tạo nên khả năng diễn đạt truyền cảm một cách sâu sắc và tế nhị2

1Bùng nổ truyền thông, sđd, tr.269

2 Truyền hình: hôm qua, hôm nay và ngày mai Xabarnicova E.X Mátxcơva,

1982 Bản tiếng Nga

Trang 27

Đến nay người ta đã thấy vai trò to lớn của truyền hình trong hệ thống thông tin toàn cầu Với những tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, tin tức, các hoạt động thể thao văn hóa được chuyển tải, truyền

đi nhanh chóng làm cho thế giới bên ngoài gần gũi hơn với mỗi người Những sự kiện xảy ra tại một nơi nào trên trái đất cũng có thể nhanh chóng được truyền đi mọi nơi Mọi “công dân của thế giới” có thể hòa chung xúc cảm của mình với nhau, cùng thổn thức, khổ đau hoặc vui mừng, reo ca

Nói đến vai trò giáo dục của truyền hình, nhiều tác giả coi đây là hình thức giáo dục ngoài nhà trường và lưu ý vai trò này không chỉ thể hiện qua các tiết mục giải trí, các tin tức, kiến thức văn hóa, khoa học do truyền hình đem lại mà còn ở các chương trình dạy học phục vụ cho những người dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh, không có điều kiện đến trường Đây là chương trình giáo dục từ xa thông qua các media truyền thông, ban đầu là truyền thanh, sau đó là truyền hình và băng đĩa (sau nữa là mạng internet)

Từ năm 1994 Rodowick D.N1 đã nói đến vấn đề số hóa video trong các xuất bản phẩm truyền thông đa phương tiện cũng như các sản phẩm xuất bản điện tử trên internet (digitazed video in multimedia publications and electronic publishing on the internet) như những ứng dụng vào sinh hoạt và đời sống Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay thì các ứng dụng này ngày càng nhiều và nhanh chóng phổ biến Con người có thể chủ động thỏa mãn những mong muốn của mình như xem bộ phim mình thích vào đúng thời gian mình thích, học các ngành đặc biệt từ những nơi rất

xa, nhắn tin gọi bằng TV, hoặc mang theo lý lịch y học của mình trong ví (bệnh án được ghi lại trong đĩa và luôn mang trong mình, có thể tham khảo bất kỳ lúc nào)… Tóm lại con người có thể biến những

gì trước đây được cho là hư cấu khoa học thành thực tế khoa học trong hầu hết mọi lĩnh vực

1 Audiovisual culture and interdisciplinary knowledge Tài liệu internet Địa chỉ http://www.rochester.ed/college

Trang 28

Xa hơn, các nhà nghiên cứu Nga đã nói đến vai trò to lớn của các phương tiện nghe nhìn trong đó có màn hình vô tuyến trong công cuộc nghiên cứu, chinh phục vũ trụ Đó là hệ thống liên lạc không gian trên các tàu vũ trụ đã giúp các nhà du hành duy trì mối liên hệ với mặt đất, với gia đình và truyền đi những kết quả nghiên cứu khoa học trên vũ trụ Truyền hình cũng giúp các nhà du hành giải trí thông qua các chương trình soạn sẵn hoặc kết nối trực tiếp với mặt đất Một ví dụ tiêu biểu là họ có thể xem các chương trình thi đấu Olympic, gửi lời chào, thông điệp đến các vận động viên Ephimov

E gọi nghe nhìn là các phương tiện chuyển tải văn hóa lớn nhất và có một dạng văn hóa được gọi là văn hóa màn hình (ekrannaia cultura) Ông cũng đưa ra những khả năng phát sóng thông qua các vệ tinh trên quỹ đạo và sự liên kết giữa các trạm mặt đất1

1.2.3 Chương trình và công chúng, khán giả truyền hình

Thường các tác giả nghiên cứu về truyền hình của nước nào thì có nhận xét về chương trình của từng nước đó Khi nghiên cứu truyền hình Liên Xô trước đây các nhà nghiên cứu Nga đã nhận xét khá tỷ mỷ về các chương trình tạp kỹ, chương trình thiếu nhi, các trò chơi cũng như phong cách dẫn chương trình của các MC Người Mỹ cũng có những ý kiến xoay quanh các chương trình giáo dục, các chương trình cho thiếu nhi v.v… Một vấn đề khác là phân bố chương trình thế nào cho hợp lý, phù hợp thời gian của từng loại khán giả Người ta cũng phê phán tính minh họa quá rõ của truyền hình làm nghèo nàn những tác phẩm nghệ thuật đích thực Quả là khó truyền đạt cho người xem hiểu được cái hay, cái đẹp của một bản nhạc, nhất là thể loại cổ điển của các thiên tài âm nhạc bằng những hình ảnh đơn điệu

Tại Hoa Kỳ chương trình truyền hình khá phong phú với nhiều kênh chuyên biệt nhưng có thể dẫn ra đây nhận xét của Philippe Breton, Serge Proulx để có cái nhìn khái quát: “Vô tuyến truyền hình Hoa Kỳ phát đi phần rất lớn là các nội dung nhằm mục đích giải

1 Những dự đoán tương lai, Ephimov E trong tác phẩm Truyền hình: hôm qua,

hôm nay và ngày mai, sđd, tr.180

Trang 29

trí (trò chơi, tiết mục tạp kỹ, thể thao) và nghệ thuật hài hước, châm biếm, phim, kịch, chuyện phiêu lưu, phim hình sự và phim chinh phục miền Tây ít hay nhiều bạo lực v.v… Nhân vật trong các sáng tác nghệ thuật trên màn ảnh nhỏ hay gặp nhất là thuộc về nam giới, trẻ, đã thành niên, da trắng, mức sống tương đối cao, sống trong môi trường đặc biệt nhiều bạo lực, nơi người ta luôn dùng những biện pháp bất hợp pháp để đạt mục đích Những khán giả thường không biết những nhân vật ấy kiếm tiền ở đâu ra và công việc kiếm sống của họ là gì Nữ giới tuy đông nhưng ít chiếm vị trí chủ chốt trong các bộ phim dài nhiều tập Mặc dù gần đây có sự phát triển theo hướng giới thiệu lần lượt đại diện của nhiều loại, nhiều tầng lớp khác nhau: người già, trẻ con nhưng người da đen và người thuộc các dân tộc thiểu số rõ ràng vẫn ít được giới thiệu hơn trong các bộ phim và vở kịch trên màn ảnh nhỏ”1 Các phim hoạt hình thiếu nhi của Mỹ cũng được đưa ra phân tích giúp những người làm chương trình truyền hình tham khảo và rút kinh nghiệm

Các nhà nghiên cứu dùng phương pháp xã hội học thống kê cho thấy truyền hình ngày càng thu hút số đông khán giả Philippe Breton, Serge Proulx tổng kết nghiên cứu của các tác giả Mỹ nhận thấy rằng những công trình “cổ điển” ban đầu đều “tìm mối liên quan giữa số giờ xem với các biến số xã hội - dân cư quen thuộc” Sau khi khảo sát người ta thấy rằng “thời gian dành cho việc xem máy thu hình thay đổi tùy theo giai đoạn tuổi tác trong cuộc đời con người: từ nhỏ cho đến tuổi học trường sơ học, số giờ xem tăng lên Sau đó bắt đầu giảm trong độ tuổi thiếu niên và đầu của thanh niên Rồi lại bắt đầu tăng lên cho đến một mức và sẽ giữ ổn định như thế cho đến hết tuổi trưởng thành, để cuối cùng tăng lên đôi chút nữa Như vậy, người già trên 65 tuổi xem truyền hình nhiều hơn những người lớn ở các độ tuổi dưới 65”2 Ngoài ra mùa đông số khán giả truyền hình nhiều hơn mùa hè và con số giờ xem và thời điểm xem còn phụ thuộc vào giới tính Tại châu Âu, một người bình thường mỗi

1 Bùng nổ truyền thông, sđd, tr.165-166.

2 B ùng nổ truyền thông, sđd, tr.166-167

Trang 30

ngày bỏ ra hơn 3 giờ đồng hồ để xem TV và chỉ số này cao hơn đối với trẻ em TV cũng là phương tiện hàng đầu để người ta nắm bắt thông tin, đặc biệt qua các chương trình thời sự buổi tối1 Các công trình nghiên cứu việc sử dụng thời gian rỗi chia khán giả truyền hình thành nhiều loại, trong đó có 2 loại đặc biệt: mê TV (heavy television viewer) là những người xem TV hơn 4 tiếng/ ngày và những người ít xem (light viewer) là những người xem bằng hoặc ít hơn 1 tiếng/ngày Suy ra những người xem trong khoảng từ hơn 1 tiếng đến 4 tiếng được coi là bình thường tùy theo hoàn cảnh của mỗi người Nhiều công trình nghiên cứu về truyền hình với trẻ em cũng đưa ra những nhận xét về thời lượng xem truyền hình của trẻ Jose Uberos Fernandez nhận xét: những trẻ xem TV mỗi ngày hơn 1 giờ đồng hồ có nguy cơ bắt chước những thói hư tật xấu cao hơn nhiều so với những trẻ bị kích động bởi những trò chơi mang tính bạo lực Nhận xét này dựa trên thực tế các chương trình giải trí trên truyền hình Mỹ vốn đầy rẫy những bộ phim hành động mang tính bạo lực Ngoài ra, cũng theo tác giả trên, “trẻ thường xuyên xem truyền hình thời gian dài có thể sẽ tiếp nhận nhiều thông tin làm rối loạn thực tế ảnh hưởng đến thế giới quan”2 Khi nói đến ảnh hưởng của truyền hình đối với khán giả nói chung có nhiều ý kiến khác nhau, đôi khi đối lập: phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhìn thấy những mặt mạnh, ưu điểm của truyền hình, song không ít người lại thấy những nhược điểm, những tác hại do truyền hình mang đến Nhà nghiên cứu người Hungarie Katalina Hanah tổng kết có 2 xu hướng đối lập khi nói về truyền hình:

- Truyền hình là phương tiện hữu hiệu để giáo dục và tuyên truyền văn hóa

- Truyền hình là tội ác phá hoại văn hóa

1 Digital television and EU audiovisual policy phát biểu của Spyridon A Pappas

tại hội thảo Unlocking the power of digital television Tài liệu internet Địa chỉ

http://www.europa.eu.int

2 Dẫn theo Nên hạn chế trẻ xem vô tuyến Tạp chí Khoa học kỹ thuật kinh tế thế

giới số 8/7/1999

Trang 31

Hai xu hướng này thuộc 2 phái: kinh nghiệm luận hẹp hòi và nhóm phê phán xã hội vốn hay nhìn thấy những mặt trái của xã hội Nhà nghiên cứu này cho rằng mọi cái đều có giới hạn Vấn đề là xác định được mức độ là bao nhiêu thì vừa để đừng xảy ra tình trạng vượt ngưỡng không có lợi, và tác giả cũng công nhận thật khó phân định ranh giới thiện - ác, tốt - xấu một cách rạch ròi Vấn đề này liên quan đến công chúng xem truyền hình và xây dựng chương trình truyền hình Do đặc điểm khán giả đông, thuộc nhiều tầng lớp, có trình độ và nhận thức khác nhau nên có không ít khó khăn cho các hãng truyền hình khi truyền bá văn hóa thông qua hệ thống chương trình Khi chuyển thể tác phẩm nghệ thuật luôn có vấn đề: theo nguyên tác hay phóng tác Không ít tác phẩm khi trở thành tác phẩm truyền hình đã trở nên “thứ cấp”, mô phỏng, không còn như nguyên bản Phải chăng những chương trình này đã lạm dụng những phương tiện nghe nhìn để tác phẩm mang “ngôn ngữ kỹ thuật” nhiều hơn, cả trong cách thể hiện lẫn nội dung? A Mol đã gọi tác phẩm truyền hình là “sự tái tạo lần thứ hai bằng kỹ thuật” Vậy tác phẩm cần đến ngôn ngữ thể hiện nào? Ở đây người thực hiện là những nhà hoạt động văn hóa chứ không phải những anh thợ làm văn hóa Tìm được ngôn ngữ hoặc phương thức thể hiện phù hợp thì độ tin cậy trong việc bảo tồn tính chất của nguyên bản càng cao Ngược lại nếu tác phẩm càng đi xa hình thức thể hiện bao nhiêu thì nguy cơ hạ thấp hoặc đánh mất độ tin cậy nghệ thuật càng nhiều Tóm lại các phương tiện truyền thông đại chúng không thể thay thế những xúc cảm tinh thần nhận được qua giao cảm với nguyên bản, với nguồn chính cũng tương tự như không thể thay thế các bức tranh nguyên bản bằng các bản sao chép Điều này quả thật rất khó vì giữa tác phẩm viết và tác phẩm điện ảnh hay truyền hình có những nguyên tắc thể hiện riêng tạo nên mối giao cảm khác nhau Tuy vậy không phải không có cách đến với nguyên tác nghệ thuật thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Thực tế cho thấy có nhiều tác phẩm truyền hình không sao chụp nguyên tác nhưng vẫn làm lay động nhiều trái tim

công chúng truyền hình (Có thể lấy phim Cuốn theo chiều gió, Bác

sĩ Jivago (Mỹ), hay Đất phương Nam của Việt Nam làm ví dụ)

Trang 32

1.2.4 Mối quan hệ giữa truyền hình và điện ảnh

Nhiều ý kiến cho rằng sự ra đời của truyền hình hạn chế sự phát triển của điện ảnh Có những tác giả coi đó là sự đụng đầu mà trong đó sự phát triển của TV sẽ kéo theo sự khủng hoảng của điện ảnh Sự đối kháng này thể hiện ở 2 khía cạnh:

- Sự đối kháng giữa các phương tiện truyền thông cũ (điện ảnh) và mới (truyền hình) trong đó cái mới gạt bỏ cái cũ

- Cuộc chiến giữa 2 lĩnh vực truyền thông ở khía cạnh thương mại Ở các nước tư bản điện ảnh và truyền hình đều là sản phẩm thương mại và tranh giành khán giả với nhau Đây là cuộc chiến giữa những người sản xuất các chương trình TV và những nhà sản xuất phim ảnh

Kopưlova R.Đ - nhà nghiên cứu người Nga - trong bài Khuynh hướng và viễn cảnh phát triển của truyền thông nghe nhìn cho rằng

không nên đặt vấn đề cái nào loại bỏ cái nào mà cần xem mối quan hệ này là sự tương hỗ chứ không phải loại trừ Thực tế cho thấy TV và điện ảnh không thể gạt bỏ nhau trong cả khâu sản xuất lẫn phát hành mặc dù có sự thay đổi đáng kể số lượng khán giả điện ảnh và truyền hình Nếu như trước đây số rạp chiếu bóng được xây dựng nhiều theo chiều tăng của lượng khán giả thì sau này, khi truyền hình chiếm ưu thế, các rạp vắng khách dần Ở Nga tình hình có khả quan hơn vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước nhưng những năm sau lượng khán giả đến rạp cũng giảm dần Vấn đề giảm sút lượng khán giả màn ảnh lớn còn trầm trọng hơn khi việc xem phim bằng băng hình (sau này là đĩa VCD, DVD) ở nhà ngày càng phổ biến Mối quan hệ giữa màn ảnh rộng và hẹp không chỉ là sự lựa chọn ở nhà hay đến rạp, giữa các phương tiện thể hiện, các hình thức nghệ thuật mà chính là sự lựa chọn giữa các điều kiện truyền thông khác nhau, nghĩa là lựa chọn sự tiện lợi

Sở dĩ màn ảnh TV chiếm được nhiều khán giả hơn vì nó có nhiều ưu thế hơn phim nhựa:

Trang 33

- Làn sóng truyền hình bao phủ không gian lớn khiến cùng lúc nó có thể phục vụ được nhiều người

- Tính bao quát (chương trình thuộc nhiều lĩnh vực), đa dạng, phổ cập

- Rẻ tiền và có thể ra nhiều tập, nhiều chương trình cố định tạo tính hấp dẫn mà không gây trở ngại cho người xem

- Ưu thế khác của màn hình nhỏ đối với chức năng giáo dục là nó dễ dàng triển khai trong nhà trường kể cả ở bậc học phổ thông và đại học Truyền hình tư liệu, giáo dục có 2 khía cạnh: truyền đạt, giáo dục một chiều các kiến thức văn hóa, khoa học thông qua các bài giảng, ôn tập, các chương trình mở rộng kiến thức; tăng cường tính đối thoại và tranh luận

Rõ ràng TV có những lợi thế, nhất là về công chúng, song nó chưa được đánh giá như một ngành nghệ thuật mặc dù nó có thể truyền đi nhiều buổi ca nhạc, nhiều bộ phim, nhiều cuộc triển lãm tranh của các họa sĩ nổi tiếng… Truyền hình chỉ đóng vai trò chuyển tải, chương trình TV không thể mang tính định hướng đối với những nhóm thiểu số có những mối quan tâm nhất định, những trí thức, những người có xu hướng riêng hoặc sở thích cá nhân Có nghĩa là truyền hình hướng tới một công chúng rộng rãi trong khi điện ảnh, như một loại hình nghệ thuật (nghệ thuật thứ bảy), có khả năng đáp ứng những cấp độ khác nhau trong nhu cầu hưởng thụ cho những nhóm chuyên biệt Có lẽ vì vậy mà hiện nay trong quan niệm chung cho rằng sự khác nhau cơ bản giữa phim nhựa và phim truyền hình - điều khiến phim nhựa luôn được đánh giá ở bậc trên - chính là do phim nhựa có tính nghệ thuật hơn, thượng lưu (elite) hơn và được dành cho một đối tượng khán giả ít hơn nhưng có “gu” hơn, biết thưởng thức hơn Cũng vì vậy mà có 2 khuynh hướng về điện ảnh: 1) cho rằng nó có tiền đồ và 2) không có tiền đồ Song, điện ảnh tuy không có những ưu thế của truyền hình nhưng sức mạnh của nó ở chỗ khác: nó trở thành người lưu giữ các thông tin, đó là ký ức được vật chất hóa dưới dạng nghệ thuật Vì vậy giá trị của nó không nhỏ Cũng vì vậy truyền hình không nên và cũng không thể loại trừ nó

Trang 34

Điện ảnh với những diễn viên đẹp, cảnh trí hoành tráng, với nhiều thủ pháp nghệ thuật hiện đại kể cả thủ pháp vi tính gây tác động mạnh lên trí não vẫn làm say mê hàng triệu khán giả

Riêng với video cassette, sự ra đời của nó đầu tiên ở phương Tây đã đưa tới nhiều tiên đoán về cái chết của “điện ảnh cũ” Người

ta nói đến cả việc biến mất của TV, cái đang bị cạnh tranh do thị hiếu mới của khán giả tìm kiếm phương thức giải trí tại nhà Vị trí của video cassette ở đâu trong các thông tin nghe nhìn? Về chức năng, video kết hợp giữa vai trò của máy hát và băng ghi hình Nó sử dụng màn hình TV với các thiết bị khác tạo nên phim video Chương trình có thể do người khác làm nhưng cũng có thể do tự ghi băng rồi chiếu lại và có thể chiếu lại nhiều lần Nó tạo nên cảm giác hứng thú của người được tự sáng tạo mặc dù việc sáng tạo này chưa chắc đã đạt tới trình độ nghệ thuật, mà mang tính quần chúng, ngẫu hứng nhiều hơn Từ một khía cạnh khác video thực hiện chức năng phát hành: nó có thể được nhân bản và phân phát khắp nơi với số lượng lớn và được lưu trữ dễ dàng như cuốn sách có hình ảnh động

Dễ nhận thấy rằng sự ra đời của mỗi loại hình thông tin, nghệ thuật đều để đáp ứng những nhu cầu của con người Những nhu cầu này có khi chỉ phát sinh khi xuất hiện loại hình nghệ thuật đó nhưng đó chính là những hình thức bổ sung cho đời sống vật chất và tinh thần thêm phong phú cũng như mang lại những tiện ích xã hội Sự đa dạng về hình thức thông tin, giải trí có thể cạnh tranh ở chỗ chia xẻ khán giả, người thưởng thức nhưng nó khó thủ tiêu “các đối thủ cạnh tranh” bởi vì mỗi hình thức đều chứa trong mình những ưu thế riêng Rạp chiếu bóng có thể bị thu hẹp khi có TV và video cassette nhưng màn ảnh rộng và không khí rạp chiếu mang lại những hiệu ứng khác với xem phim đơn lẻ tại nhà mặc dù có tiện lợi hơn, cũng như xem đá bóng tại sân vận động khác với xem trên TV Một cảm giác trực tiếp tham gia vào trận đấu với không khí hừng hực trào sôi ngoài sân cỏ không thể đem so sánh với việc gián tiếp xem trên màn hình mặc dù cũng bị cuốn hút, reo hò, tức tối được thua Một thể loại văn hóa mới ra đời, nó làm năng động hóa những hình thức khác hơn là tạo ra những phản ứng tiêu cực, thụ động Để đối phó với video, TV đã cho

Trang 35

ra đời nhiều kênh với những chuyên đề thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như y tế, giáo dục, thương mại… Cần xem xét vấn đề từ 2 góc độ: kinh tế và văn hóa Về mặt kinh tế sự đa dạng hình thức có thể làm phân tán thị phần người tiêu dùng nhưng từ góc độ văn hóa nó làm đa dạng, phong phú và phục vụ được đông người hơn Tóm lại, trong sự phát triển của truyền thông bằng hình ảnh thì nguyên tắc hợp tác và bổ khuyết luôn được đặt lên trên

Ngay từ những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu Nga đã quan tâm đến truyền hình cáp (cable television) và cho rằng trong tương lai với sự trợ giúp của hệ thống cable, TV sẽ có ưu thế của “tổ hợp đôi” Những đổi mới trong công nghệ viễn thông thúc đẩy sự hội tụ, tập hợp nhiều hình thức media trước đây trong một multimedia: phim, nhiếp ảnh, video, computer, điện thoại di động và quốc tế hóa cũng như thúc đẩy toàn cầu hóa cho việc tiêu thụ các sản phẩm nghe nhìn

1 2 5 Một số tác động của nghe nhìn và những vấn đề về giới trẻ

Ngày nay không ai phủ nhận những ảnh hưởng to lớn của truyền thông trong đó có truyền hình và băng đĩa đến nhiều mặt của đời sống Người ta không chỉ nói đến những ảnh hưởng tích cực mà

nói cả đến những mặt tiêu cực của nó Ron Kaufman trong bài The impact of television & video entertainment on student achievement in reading and writing1 cho rằng trong thiên niên kỷ mới trẻ em bị bao vây bằng các chương trình TV, cable, mạng truyền hình, trò chơi điện tử Nếu họ giành thời gian cho TV và các trò chơi điện tử thì sẽ có ít thời gian để đọc và viết, vì thế kỹ năng viết giảm sút Tác giả trích báo cáo của Trung tâm Giáo dục quốc gia Mỹ (US Department

of Education’s National Center for Educational Statistics (NCES) cho thấy vào năm 1998 có 16% học sinh lớp 4 và lớp 8, 22% học sinh lớp

12 không nắm được kỹ năng viết cơ bản Cũng báo cáo này cho thấy qua khảo sát tại các lớp 4, 8, 12 không quá 40% học sinh đạt trình độ thành thạo (proficient) và chỉ có 7% lớp 4, 3% lớp 8 và 6% lớp 12 đạt

1 Tài liệu internet Địa chỉ http://www.turnoffyourtv.com

Trang 36

trình độ cao (advanced level) cho kỹ năng đọc, viết Ngoài ra ngồi xem TV hay chơi các trò chơi điện tử khiến con người ít vận động, dễ mắc các bệnh tim mạch và béo phì cũng như các bệnh về mắt Sau khi phân tích cơ chế hoạt động của mắt và não, tác giả đi đến kết luận: xem TV và chơi games không phát triển kỹ năng nhận biết chữ, những kỹ năng về từ vựng, đánh vần hay tư duy ở trình độ cao Bệnh phổ biến nhất về mắt là CVS (Computer Vision Syndrom - hiệu ứng thị giác do máy tính) Theo Hiệp hội Thị lực Hoa Kỳ (AOA) thì có đến 75% người sử dụng máy tính mắc hội chứng này, tức là có những bệnh về mắt do màn hình gây nên Các triệu chứng là mỏi mắt, khô mắt, nóng rát, chảy nước mắt, nhức đầu… Và cũng có không ít những quan điểm quá khích, cực đoan khi xem xét những ảnh hưởng của truyền hình Những người theo khuynh hướng này chỉ nhìn thấy mặt trái, tiêu cực của truyền hình và băng đĩa hình Họ đòi phải xóa bỏ chúng Một khẩu hiệu được nêu “Hãy giết video game, truyền hình của bạn đi” (Kill your television video game)

Ở Mỹ vấn đề chương trình truyền hình cho trẻ em được đưa ra thảo luận tại Hội nghị về truyền hình cho trẻ em (The children’s television conference) Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị ngày 29/7/1999, bàn về việc thúc đẩy và mở rộng truyền hình giáo dục cho trẻ em, tổng thốâng Bill Clinton nhắc đến con số trung bình mỗi đứa trẻ từ thuở nhỏ cho đến năm 18 tuổi đã xem 25.000 giờ các chương trình trên TV Tổng thống Bill Clinton đặt vấn đề nâng cao chất lượng chương trình TV cho trẻ em và công bố đạo luật viễn thông nhằm giúp các bậc cha mẹ kiểm tra được việc xem TV của con cái trong đó có việc kiểm tra nhờ các V-chip (V = violence (bạo lực) Đây là con chíp giúp ngăn chặn các chương trình được xếp vào loại bạo lực) Ông đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các chương trình truyền hình giáo dục có chất lượng

Những vấn đề của truyền hình đối với giới trẻ ngày càng được chú ý, trong đó có cả các hộâi nghị quốc tế bàn về vấn đề này Năm

2000 Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về các media cho trẻ em (The 3rdworld summit on media for children) đã bàn đến nhiều vấn đề với tiêu điểm là tác động của toàn cầu hóa và sức mạnh thị trường đối

Trang 37

với công nghiệp nghe nhìn cho trẻ em Hội thảo này tập trung cho khu vực Địa Trung Hải Các phát biểu trong hội thảo tập trung vào: các vấn đề giáo dục qua nghe nhìn (audiovisual education), chính sách giáo dục văn hóa khi những kỹ thuật giáo dục mới phổ biến trên toàn cầu, chương trình TV, máy vi tính, đĩa CD và trò chơi điện tử đã ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành cá tính xã hội và văn hóa của trẻ, vị trí, vai trò của cha mẹ học sinh trong giáo dục bằng truyền thông Những người tham gia hội thảo cũng cho rằng ngày nay khó có thể vẽ nên bức tranh cuộc sống trên thế giới không có ngõ vào của truyền thông, song mỗi khu vực rộng lớn của thế giới có những nét giống và khác nhau phụ thuộc vào điều kiện chính trị và tài chính của mỗi vùng Một số vấn đề cụ thể cần quan tâm là: truyền thông trẻ em có chất lượng, các kênh truyền hình cho trẻ em với công nghệ mới

Các máy thu hình hiện đại ngày càng tạo ra những thuận lợi cho người xem cũng như chương trình ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khán giả Song những tiện ích này cũng tác động, tạo nên những thói quen của số đông khán giả Sự ra đời của bộ phận điều khiển từ xa (remote control) giúp cho người xem không phải rời chỗ ngồi để lựa chọn chương trình nhưng nó gây ra hiện tượng zapping (liên tiếp chuyển kênh) khi xem truyền hình Thoạt nhìn, đây chỉ là thói quen bình thường khi người ta có quá nhiều chương trình giải trí để lựa chọn song dưới con mắt các nhà nghiên cứu là những vấn đề không nhỏ Họ cho rằng “hiện tượng zapping thể hiện một thái độ mới đối với truyền hình, thái độ này là một triệu chứng của một kiểu văn hóa bắt đầu hình thành “nền văn hóa không cần dùng đến vai trò xã hội của ngôn ngữ, không cần dùng đến chữ viết vốn là sợi dây nối, giữa ngày hôm qua với ngày hôm nay, giữa tôi với những người khác” Người thực hiện hành động zapping biến thành người cùng chịu trách nhiệm trước sự bố trí sắp xếp chương trình và dựng lên một kiểu thẩm mỹ mới, mượn của thứ lô gích “ngắn và xôm trò” (clip et baroque), thích thú xem lặp lại, thích thú sự đứt đoạn và những tiết mục công thức nhưng có giá trị sáng tạo, tóm lại thích cái lạ và liên tục thay đổi” Những người phản

Trang 38

đối zapping nhìn thấy ở đây sự tệ hại, đồi bại, không trân trọng đối với truyền hình vì khi làm hành động zapping cũng đồng nghĩa với việc không cần tìm hiểu ý nghĩa, tư tưởng, nội dung, khuynh hướng truyền đạt của thông điệp Họ cũng đặt ra câu hỏi: “Bộ phận máy móc đó (remote) tự nhận là tạo nên sự tham gia của khán giả vào chương trình, thật ra có tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền thông hay không?”1

1.2.6 Quảng cáo trên truyền hình

Trên thế giới có quan điểm cho rằng quảng cáo là một media riêng biệt trong đó có quảng cáo in ấn, quảng cáo phát thanh và quảng cáo truyền hình, nó không chỉ phục vụ cho kinh tế mà còn cả chính trị, văn hóa Còn nếu xét truyền hình như một media độc lập thì nó được sử dụng như một trong những công cụ của quảng cáo Trong thực tế quảng cáo có mặt ở khắp nơi, trong đó có truyền hình Với khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ nói đến quảng cáo trên truyền hình Nói khác đi truyền hình đóng vai trò công cụ cho quảng cáo

Mục đích ban đầu của quảng cáo là thương mại, nhằm đưa những thông tin về sản phẩm tới khách hàng, kích thích, lôi kéo họ tiêu thụ hàng hóa càng nhiều càng tốt Công nghiệp ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều và có khả năng dư thừa trong khi người tiêu dùng thiếu những thông tin để tiếp cận với sản phẩm Ngày nay khó hình dung một nền kinh tế không có quảng cáo Trong thực tế quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch trương thương hiệu, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, qua đó đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một nghiên cứu về trẻ em và quảng cáo tại 4 nước Ireland, Australia, Na Uy, Hoa Kỳ cho thấy quảng cáo góp phần quan trọng trong việc kích thích sự ham thích của trẻ em Trẻ em cũng bị cuốn hút vào quảng cáo Các kênh truyền hình thương mại tại Australia có mật độ quảng cáo khá cao: 15 phút trong mỗi giờ với khoảng 8 show quảng cáo liên tiếp Tại Na Uy tình hình có khá hơn: quảng cáo chỉ

1Bùng nổ truyền thông, sđd, tr.169

Trang 39

được lên màn hình 20 phút một ngày và không quá 6 phút cho mỗi giờ

Ở Mỹ quảng cáo quả thật là nhiều, đến nỗi hỗn loạn Quảng cáo có mặt mọi nơi, trong mọi chương trình Vì vậy các tập đoàn ABC, CBS, NBC, FOX đều được gọi là mạng truyền hình thương mại (commercial television networks) và truyền hình là một thương vụ lớn (big business)

Về chương trình quảng cáo, những trẻ em được hỏi nói rằng những mẩu quảng cáo ngắn, nhanh làm chúng thích thú vì đa số quen với tốc độ cao trong các trò chơi điện tử, cũng như hành động, hát, múa có sức lôi cuốn hơn1

Không chỉ trong kinh tế, thương mại, dần dần quảng cáo lấn ngày càng sâu vào nhiều lĩnh vực khác

Trong lĩnh vực chính trị, tính chất tuyên truyền, quảng cáo dễ nhận thấy nhất là ở các kỳ bầu cử Quảng cáo chính trị đầu tiên trên truyền hình năm 1952 trong chiến dịch tranh cử mà chiến thắng thuộc về Eisenhower2 Các kênh truyền hình tập trung cho việc tranh cử, gây quỹ, tạo hình ảnh, gây tiếng vang cho các ứng cử viên, truyền hình các cuộc tranh luận giữa họ và không loại trừ cả việc đưa tin nói xấu đối phương Khán giả theo dõi các chương trình này ngoài việc biết được thông tin về các chương trình ứng cử do các ứng cử viên đưa ra, những lời hứa về chính sách đối nội, đối ngoại để lựa chọn nhân vật mới lãnh đạo đất nước, còn tò mò về những điều riêng

tư trong cuộc sống của các nhân vật này Không ít các vụ scandal bị các chương trình tranh cử phanh phui và làm buồn lòng cử tri, từ việc nghe lén điện thoại (watergate), đến kinh doanh lập quỹ (whitegate), rồi ngoại tình (Monicagate)3

1 Children and TV advertising in four countries Tài liệu internet Địa chỉ

http://www.aber.ac.uk

2 B ùng nổ truyền thông, sđd, tr.313

3 Xem thêm American politics in the media age, sđd, tr.118

Trang 40

Sử dụng truyền thông vào mục đích chính trị, nhất là trong các kỳ bầu cử được gọi là “marketing chính trị” Lập luận của các chính trị gia được xếp vào 4 loại: lập luận mang tinh thần hợp tác, lập luận có định hướng, lập luận dùng thủ đoạn và lập luận bóp méo Quảng cáo chính trị thường được gắn với tuyên truyền

Trên lĩnh vực văn hóa truyền hình không chỉ đóng vai trò chuyển tải, là công cụ thể hiện mà thông qua đó nó tạo nên những ảnh hưởng, có tác động nhất định đến nhận thức, sở thích cũng như khuynh hướng tiêu dùng mang màu sắc văn hóa Điều quảng cáo tác động đến con người, đó là cố gắng vẽ ra một cuộc sống sung sướng, một kiểu sống xuất phát từ “hệ tư tưởng tiêu thụ” Bằng những nỗ lực tạo ra hình ảnh cho sản phẩm, quảng cáo tâng bốc các giá trị, các chuẩn mực, hướng vào một thứ hạnh phúc nhất thời mang tính tiêu dùng, tạm quên đi những khó khăn, chấp nhận một cách vô thức nguyên lý khoái lạc, biến mình thành một kẻ ảo tưởng1 Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra 3 cấp độ của quảng cáo, đó là:

- Quảng cáo thông tin: cung cấp một số tin tức về một mặt hàng nào đấy

- Quảng cáo cơ giới: “khai thác một số suy nghĩ đơn giản quen thuộc đã thành tật và đánh vào óc tưởng tượng của khách hàng khiến họ không còn khả năng tỉnh táo suy xét” bằng cách tuyên truyền, nhắc đi nhắc lại

- Quảng cáo thôi miên: đánh vào phần tiềm thức, hướng vào những nhóm khách hàng cụ thể

Có thể nói các cấp độ quảng cáo nêu trên ngày càng tinh vi, đặc biệt “quảng cáo thôi miên” tạo nên những ảnh hưởng về văn hóa khá rõ Dựa trên những thành công của khoa học nghiên cứu tâm lý, phân tâm học, nó đánh vào tình cảm, “những mong muốn thuộc vô thức của người tiêu thụ và gắn chúng với những đặc tính của mặt hàng Khách mua hàng cũng tức là mua một hình ảnh nào đó của bản thân họ, và thông qua óc tưởng tượng họ được sống cuộc sống họ

1Bùng nổ truyền thông, sđd, tr.146

Ngày đăng: 20/05/2018, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w