1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những đặc trưng trong văn hóa phùng nguyên

22 747 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 35,44 KB

Nội dung

Đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu về văn hóa Phùng Nguyên điển hình như cuốn “ Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên” của Hoàng Xuân Chinh – Nguyễn Ngọc Bích, và “ Theo dấu các

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

5 Đóng góp của đề tài 2

6 Bố cục đề tài 2

CHƯƠNG 1 3

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN 3

1 Đặc điểm phân bố 3

2 Niên đại và giai đoạn 4

CHƯƠNG 2 6

NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA 6

1 Các loại đặc trưng 6

1.1 Đồ gốm 6

1.2 Đồ đá 9

1.3 Đồ đồng 11

1.4 Táng thức 12

CHƯƠNG 3 14

CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI PHÙNG NGUYÊN 14

1 Nông Nghiệp 14

2 Chăn nuôi 15

3 Thủ công nghiệp 15

4 Đời sống sinh hoạt 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

Đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu về văn hóa Phùng

Nguyên điển hình như cuốn “ Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên” của Hoàng Xuân Chinh – Nguyễn Ngọc Bích, và “ Theo dấu các văn hóa cổ” của Hà Văn Tấn.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sâu rộng trong này và ở mực độ rất lớn.Nhưng em chỉ nghiên cứu một mảng nhỏ ở trong nền văn hóa Phùng Nguyên

đó là “Đặc trưng văn hóa Phùng Nguyên”

3 Phương pháp nghiên cứu

Em đã dùng phương pháp là nghiên cứu tài liệu để làm bài này, tuy không đầy

đủ và còn thiếu sót nhiều nhưng em đã chắt lọc những nội dung chính và cần thiết

để có thể làm thành một bài hoàn chỉnh

Em đã tiến hành tổng hợp và phân tích tài liệu, đối chiếu so sánh các nguồn tài liệu đồng thời đưa ra những quan điểm xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với tên đề tài “Những đặc trưng trong văn hóa Phùng Nguyên” em đã đi sâu

để nghiên cứu về các đặc trưng trong thời kì này có gì phát triển mạnh mẽ

Với đề tài này em đã nghiên cứu nền văn hóa Phùng Nguyên ở Phú Thọ.Phạm vi không gian: Lâm Thao – Phú Thọ

Phạm vi thời gian: từ năm 1959 cho đến nay

5 Đóng góp của đề tài

Qua nghiên cứu các di vật như đồ đá, đồ gốm, đồ đồng, táng thức đã cho thấy được nền văn hóa Phùng Nguyên còn để lại rất nhiều và rất đặc sắc với sựu chế tácrất tinh xảo của cư dân Phùng Nguyên, cho đến thời kì này thì nhiều người vẫn đang đi tìm những dấu vết còn lại của di chỉ Phùng Nguyên

Tiểu luận này sé giúp chúng ta tham khảo thêm về những vấn đề cần quan tâm

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung bài tiểu luận được trình bày trong ba chương

Chương 1 Khái quát về văn hóa Phùng Nguyên

Chương 2 Những đặc trưng về văn hóa

Chương 3 Cuộc sống của người Phùng Nguyên

Trang 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

1 Đặc điểm phân bố

Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên (Lâm Thao - Phú Thọ) được phát hiện vàkhai quật năm 1959 Trong những năm 1960 nhiều địa điểm tương tự PhùngNguyên ở vùng trung du và châu thổ Bắc Bộ được thăm dò và khai quật Một vănhoá khảo cổ mới - văn hoá Phùng Nguyên được định danh và xác lập (Hoàng XuânChinh, 1966: 176 – 177) Trên 50 địa điểm thuộc nên văn hóa đã được phát hiện vànghiên cứu

Các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên được phân bố tập trung ở khu vực hợplưu của các con sông lớn: Các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên phân bố tập trung ởkhu vực hợp lưu của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sôngThao và sông Đáy tức vùng Nam Phú Thọ, Đông Bắc Hà Tây

Phần lớn di tích nằm ở miền trước núi, dưới chân đồi núi đất, vên sông suối

và vùng trung du Nhiều địa điểm trên các khu đất cao châu thổ, ven biển

+ Loại hình : phần lớn là các di chỉ cư trú ngoài trời với diện rộng khoảngmột vạn mét vuông, tầng văn hóa dày trung bình từ 60 đến 70cm, một vài nơi cábiệt có tầng văn hóa dày trên 1m Có một số địa điểm với diện tích lớn 2 – 3 vạnmét vuông như Văn Điển, Phùng Nguyên

+ Địa tầng : Có 5 loại hình di tích theo diễn biến đại tầng :

 Loại có một tầng thuộc văn hóa Phùng Nguyên

 Loại có địa tầng phát triển liên tục từ cuối Phùng Nguyên sang ĐỒngĐậu

 Loại di chỉ - xưởng phát triển từ cuối Phùng Nguyên sang đầu ĐồngĐậu

Trang 5

 Loại di chỉ xen lẫn mộ táng.

 Loại mộ táng tách riêng khỏi di chỉ cư trú

Trang 6

2 Niên đại và giai đoạn

Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại mở đầu của văn hóa Phùng Nguyên : đầu thời đại đông thau ; cuối thừoi đại đá mới ; quá độ từ thời đại đồ đá sang thời đại đồng thau… Dưới ánh sáng của những tư liệu mới và cách tiếp cận hệ thống, phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa khảo cổ của thời đại kim khí

Dựa trên sự phân tích loại hình hoa văn gốm của các nhóm di tích, cứ liệu địa tầng… Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn đã xác lập 3 giai đoạn phát triển của văn hóaPhùng Nguyên (Hà Văn Tấn, 1997 ; Hán Văn Khẩn, 1976)

- Giai đoạn sớm, có thể gọi là giai đoạn trước cổ điển, lấy Gò Bông làm

tiêu biểu Di chỉ Đồng Chỗ ở thời điểm kết thúc giai đoạn này, bắt đầu có yếu tố của giai đoạn sau

- Giai đoạn giữa, có thể gọi là giai đoạn cổ điển, lấy Phùng Nguyên, An

Đạo, Xóm Rền, Nghĩa Lập… làm tiêu biểu Di chỉ Đồi Giàm ở thời điểm kết thúc của giai đoạn này

- Giai đoạn cuối, có thể gọi là giai đoạn sau cổ điển có thể lấy lớp dưới

Đồng Đậu, các di tích nhóm Tiêu Tương ở Bắc Ninh, Tiên Hội và Xuân Kiều ở Hà Nội làm tiêu biểu

Tuy vậy, cũng có ý kiến khác(chủ yếu dựa vào sự xuất hiện của dấu vết loại đồng), mà chia thành 2 giai đoạn phát triển (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa, 1978 :255) :

+ Giai đoạn Phùng Nguyên sớm, chưa tìm được đồ đồng hay hiện vật kim

khí nào khác, thuộc thời đại đồng thau, vào thiên niên kỷ III trước Công nguyên

+ Giai đoạn Gò Bông muộn, thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau, vào khoảng

cuối thiên niên kỷ III – đầu thiên niên kỷ II trước Công nguyên, đã có hợp kim đồng – thiếc

Trong cuốn chuyên khảo về văn hóa Phùng Nguyên, Hoàng Xuân Chinh cũngthiên về ý kiến Phùng Nguyên sớm hơn Gò Bông

Trang 7

Qua niên đại đại tuyệt đối thì một số địa điểm ở văn hóa Phùng Nguyên có số niên đại C14 :

- 1 niên đại C14 củadi chỉ Đồng Đậu (lớp dưới) ở độ sâu 4m cho tuổi

3328 ± 100 năm cách ngày nay (tính từ 1950) Đây được coi là niên đại giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên, tương đương giai đoạn mở đầu của văn hóa Đồng Đậu

- 1 niên đại C14 ở Đồng Chỗ (Hà Tây), địa điểm thuộc giai đoạn cuối GòBông, đầu Phùng Nguyên, 3800 ± 60 năm cách ngày nay (Bln – 3081) (Hà Văn Tấn, 1997 :538-541)

Mới đây, đã có một số phát hiện niên đại AMS của hai địa điểm Xóm Rền và

Gò Hội, kết quả như sau :

+ Mẫu Xóm Rền 1 (02XRH2L2A6), than lấy ở đáy lớp 2 cho kết quả 3450

kỷ II trước Công nguyên

Trang 8

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HÓA

1 Các loại đặc trưng

1.1 Đồ gốm

Khi quan sát tổng thể hiện vật trong các di chỉ, mộ táng văn hóa Phùng

Nguyên chúng ta đã thấy kỹ thuật chế tác gốm ở đây rất là tinh xảo về cả loại hình chất liệu lẫn hoa văn

Đồ gốm là tiêu chí quan trọng nhất giúp các nhà nghiên cứu Việt Nam xếp văn hóa Phùng Nguyên vào phạm trù thời đại đồng thau, dù trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên vẫn chưa thấy hiện vật bằng đồng

Trong các địa điểm Phùng Nguyên, đồ gốm thường được phát hiện với một sốlượng rất lớn nhưng vụn, nát nên khó phục dựng hình dạng Thông thường trong các di chỉ, lượng gốm lên tới hàng vạn mảnh như Phùng Nguyên: 112.928 mảnh gốm và 2.496 cục đất nung; Gò Bông: hơn bốn vản mảnh trên diện tích khai quật chưa đầy 200m2.

Chất liệu gốm Phùng Nguyên: Ba loại chính: gốm mịn, gốm thô và gốm rất

thô Trong loại gốm thô còn có thể tách ra loại hình gốm xốp

Gốm Phùng Nguyên cũng như gốm trong hệ thống gốm Phùng Nguyên - Đông Sơn thời đại kim khí Bắc Việt Nam đều được làm bằng đất sét có pha thêm cát, diệp thạch đá vôi nghiền nhỏ, chất hữu cơ… Việc pha chất phụ gia không dẻo vào đất sét dẻo để chế luyện thành thứ nguyên liệu đủ độ chuẩn tạo hình Theo một

số nhà nghiên cứu đã chứng tỏ thợ gốm xưa đã biết rõ những thuộc tính vốn cỏ củađất sắt: tính dẻo, tính co và tính chịu lửa

Góm mịn trong hệ thống văn hóa Phùng Nguyên lần đầu tiên được tìm thấy ở

di chỉ Gò Bông – một di chỉ thuộc giai đoạn đầu của văn hóa Phùng Nguyên Loại gốm này có màu nâu, nâu hồng, xám hay xám nhạt với những họa tiết khảm bột

Trang 9

trắng ở giai đoạn Gò Bông, mất dần ở các giai đoạn sau và không thấy ở các văn hóa sau Phùng Nguyên (Hán Văn Khẩn 1994: 43).

Loại gốm thô chiếm số lượng lớn, gồm đủ các loại hình với nhiều kích thước

và màu sắc khác nhau, tồn tại trong quá trình phát triển của văn hóa Phùng

Nguyên

Loại gốm rất thô có số lượng không đáng kể, thường có màu xám hơi nâu, xám tro, pha nhiều cát kích thước lớn Trên bề mặt gốm, ở nhiều mảnh (kể cả loại mịn và thô) có sự trau chuốt làm cho gốm bóng nhẵn Vì vậy, có thể nói một số gốm Phùng Nguyên có lớp áo mỏng mịn, đất làm áo gốm không khác đất làm xương gốm Sự khác nhau chỉ ở chỗ: đất làm áo gốm được chọn lọc kỹ nên mịn hạthơn (Hán Văn Khẩn 1996: 67)

Ở một số địa điểm còn thấy gốm xốp và được coi là sự chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa biển (văn hóa Hạ Long) Một số người khác cho rằng gốm xốp là chỉ định về niên giai đoạn cuối của văn hóa Phùng Nguyên Ở địa điểm Xóm Rền (Phú Thọ) cũng đã tìm thấy gốm xốp

Màu sắc: Gốm Phùng Nguyên thường bị tạp sắc như màu nâu xám đỏ nhạt,

xám đen

Độ nung: Độ nung của gốm Phùng Nguyên qua phân tích một số mẫu cho

thấy dao động trong khoảng từ 600 đến 8000C và có thể được nung theo phương thứcnung trong hố hở ngoài trời (Phạm Lý Hương, 1994: 34)

Kỹ thuật: Gốm được chết tạo bằng phương pháp bàn xoay (ty, chân), bên cạnh

đó còn có nặn tay, chắp gắn, ghép… Bàn xoay kết hợp nặn tay

Loại hình đa dạng, phong phú gồm hai loại chính: loại đồ đun nấu và loại đồ đựng Dồ đun nấu thường có đáy tròn, thân hình cầu, miệng rộng, nhiều dáng kiểu loe hay hơi khum Đồ đựng gồm các loại bát, đĩa sâu lòng, bát đồng, bình, thố, vò… Hầu hết đồ đựng đều được gắn chân đế Đồ đựng đa dạng về kích thước, loại nhỏ có đường kính miệng từ 5 đến 10cm, loại lớn và trung bình ở đường kính

Trang 10

miệng từ 30 đến 50-60cm Trong văn hóa Phùng Nguyên còn có đồ gốm có đường kính miệng lớn, thành mỏng, miệng dày Loại này không nhiều, song rất đặc trưng,không gặp ở những trung tâm văn hóa khác.

Trong gốm văn hóa Phùng Nguyên phổ biến các đồ đựng có chân đế Độ cao của chân đế phần nhiều từ 3cm trở lên nhiều chân đế có trang trí hoa văn Đáng chú ý là những chân choãi, kiểu mâm bồng hoặc gấp khúc Theo một số người, đây

là chân đế của loại hình mang tính nghệ thuật nhiều hơn là thực dụng

Loại hình chạc gốm (chân giò, vật hình cốc): Chưa xác định được chức năng

cụ thể và được gọi bằng nhiều tên khác nhau Thường được làm bằng gốm thô, dày, độ nung thấp Một số có trang trí văn khắc vạch, văn thừng

Những khai quật gần đây ở Xóm Rền (Phú Thọ), Gò Hội (Vĩnh Phúc) và một

số địa điểm khác…cho thấy loại hình gốm Phùng Nguyên rất đa dạng Điển hình của gốm Phùng Nguyên có thể kể đến thố, muôi có cán đầu bẻ gập, bình có quai, chân giò, bát đồng, bát các loại, tượng, vòng gốm có mặt cắt hình tang trống… Tượng gà bằng đất nung, tượng rùa hay người ở Xóm Rền, tượng đầu trâu và vật hình sừng trâu bằng đất nung ở Gò Hội…

mỹ cảm, nhận thức, tư duy chính xác hình học của người Phùng Nguyên (Hà Văn Tấn, 1997: 542 -568)

Trang 11

Hoa văn đặc trưng cơ bản là khắc vạch kết hợp văn đập, in lăn, chấm dải, in các loại với các họa tiết phức tạp Loại này chiếm tỷ lệ không lớn, song rất Phùng Nguyên và là đỉnh cao của thẩm mỹ.

Đặc trưng đầu tiên của hoa văn khắc vạch Phùng Nguyên là trang trí theo băng dải, khắc vạch kết hợp in chấm, in lăn bằng cách dùng một que nhiều răng, hay dùng một con lăn có khắc ô nhỏ nổi Các băng dải này thường có kết cấu khá phức tạp, những họa tiết hình chữ S cong đều Hoa văn chữ S rất phong phú trong văn hóa Phùng Nguyên với nhiều biến thể (hơn 20 kiểu khác nhau)

Những đồ án hoa văn khắc vạch có hình dáng lạ kết hợp in chấm đã xuất hiện nhiều trong gốm Phùng Nguyên và cũng chỉ có ở văn hóa Phùng Nguyên Điển hình như ở địa điểm xóm rền, An Đạo, Nghĩa Lập… Đó là đồ án phảng phất chữ S cách điệu khá lạ với các đầu nối giữa các chữ S nằm ngang lõm hẳn lại vòng các dấu đệm dạng tam giác cách điệu hay dâu ấn tròn phóng khoáng Phổ biến hơn cả

là kiểu trang trí hình tam giác đối xứng hoặc ngược chiều nhau, rời nhau, góc nhọnhay tròn với các đường uốn lượn đa dạng bên trong tam giác có in lăn tạo thành một khối hoa văn khép kín hay hở đã được coi như loại hoa văn tiêu biểu cho văn hóa Phùng Nguyên (Hà Văn Tấn, 1997: 9-12, 21, 28-29)

Loại hình công cụ sản xuất bằng đá:

Bôn đá hình tứ giác (có lưỡi vát lệch một bên) chiếm số lượng nhiều nhất Rìu

tứ giác có lưỡi cân xứng ít Bôn tứ giác dài trung bình 6 – 7cm, rộng trung bình 3 –

Trang 12

4cm, dày trung bình 1 – 2cm Cuộc khai quật Phùng Nguyên cả ba đợt có số lượng bôn là 531 chiếc, rìu tứ giác lưỡi vát đều hai bên là 246 chiếc (Hoàng Xuân Chinh,Nguyễn Ngọc Bích, 1978:52)

Ở Gò Bông đa tìm thấy 44 chiếc bôn trên 4 rìu đá…

Trong số bôn đá, có một số lượng không nhỏ bôn có kích thước nhỏ, mỏng dài trung bình 1,8-2,5cm, rộng 1,5-2cm, dày 0,3-0,5cm, góc lưỡi 30-400, nhiều chiếc chiều dài bằng chiều rộng,

Rìu đá tứ giác, mặt cắt ngang hình tứ giác, kích thước nhỏ Loại có kích thướclớn hơn cũng chỉ dài trung bình 6 - 7cm, rộng 4 – 5cm, dày 1,5 – 2cm Trên thân cómột số rìu, còn sót lại các dấu vết ghè, đẽo hoặc mẻ sứt trong quá trình chế tác và

sử dụng Đa số rìu Phùng Nguyên đều có góc lưỡi sắc (40 – 500)

Trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên còn gặp loại rìu đá được chế tác bằng Nephrite màu trắng đục, trăng vân hồng, vân xanh Kích thước nhỏ, dài trung bình 3cm, rộng gần 2cm, dày 0,5cm Cá biệt có loại rất bé, giống như đồ trang sức.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là công cụ của nghề thủ công chạm khắc, đan lát tre gỗ nứa, nhẹ nhàng, tỉ mỉ

Những loại hình công cụ đá khác trong tổ hợp hiện vật đá văn hóa Phùng Nguyên hậu kỳ còn tìm thấy nhiều đục nhỏ được làm từ mảnh vòng, mảnh đá có dấu cưa, các đầu mẩu rìu bị vỡ đá, liềm đá, cưa đá, mũi khoan đá, mũi lao, mũi giáo, mũi tên ba cạnh, mũi tên hai cạnh…

Hiện vật đá khác có bàn mài, hòn kê, hòn đập, bàn đập, dấu Bắc Sơn…

Đồ trang sức: Đồ trang sức bằng đá được sử dụng rất phổ biến trong đời sống

của cư dân Phùng Nguyên Ví dụ tại Phùng Nguyên có 600 tiêu bản đồ trang sức trên 4000 di vật đá Sự hình thành và phát triển của những công xưởng như Bãi Tự,Tràng Kênh, Gò Chè chuyên sản xuất, chế tạo đồ trang sức bằng đá cho thấy năng lực thẩm mỹ và nhu cầu đời sống tinh thần của cư dân Phùng Nguyên đã ở trình độcao

Trang 13

Loại hình: Vòng đá với nhiều kiểu mặt cắt: chữ nhật, vuông, tròn bán nguyệt, thấu kính… đặc biệt là kiểu mặt cắt hình chữ T, xung quanh có những đường gờ tiện nổi song song.

Khuyên tai, nhẫn có mặt cắt hình vuông, hình tròn, hình bán nguyệt Nhiều tiêu bản nhẫn được chế tác từ loại đá đen sẫm, bóng và cứng như sừng Loại

khuyên tai mỏng, hình vuông có bốn mấu trong văn hóa Phùng Nguyên được coi làhình thức đầu tiên của các loại khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á

Hạt chuỗi hình ống là một loại đồ trang sức phổ biến trong các địa điểm Phùng Nguyên Chính ở loại hình này có thể thấy những kỹ thuật chế tác đá điêu luyện của người Phùng Nguyên

Vật đeo hình đầu thú, hình đuôi cá được chế tác tỉ mỉ và cẩn thận từ các loại

đá làm đồ trang sức, được một số nhà nghiên cứu cho rằng có liên quan đến tín ngưỡng Những người khác thì lại coi là đồ trang sức đươn thuần

Tượng: Tại đợt điều tra di chỉ khảo cổ học Văn Điển năm 1966 đã tìm thấy 1

tượng người đàn ông bằng đá, tượng đã bị gãy phần chân, chiều dài còn lại từ đầu đến gối là 3,6cm Đầu to, hai mắt là hai lỗ tròn, sống mũi nhô cao Đỉnh đầu có vết của một vòng tròn, có lẽ dùng để buộc dây đeo tượng Tượng làm bằng đá Quắc dít, hạt mịn được mài nhẵn bóng (Trịnh Cao Tưởng, Trịnh Sinh, 1982: 107)

Tượng gà bằng đất nung, tượng rùa hay người ở Xóm Rền, tượng đầu trâu và vật hình sừng trâu ở Gò Hội

1.3 Đồ đồng

Hiện vật đồng thau định hình chưa tìm thấy trong ác địa điểm văn hóa Phùng Nguyên, song cư dân Phùng Nguyên đã biết đến nghề luyện đồng Trong một số di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy nhưunxg cục đồng nhỏ, gỉ đồng và xỉ đồng Ví dụ ở

Gò Bông, khai quật năm 1965 và 1967 đã tìm thấy những cục đồng nhỏ, gỉ đồng và

xỉ đồng ở các độ sâu khác nhau Đến độ sâu 1,3m vẫn tìm thấy gỉ đồng Kết quả phân tích quang phổ của một trong số những cụ đồng đã cho thấy đây là một hợp

Ngày đăng: 20/05/2018, 09:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Xuân Chinh – Nguyễn Ngọc Bích (1978), Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên
Tác giả: Hoàng Xuân Chinh – Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
2. Lâm Thị Mỹ Dung (2004), Thời đại đồ đồng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời đại đồ đồng
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội
Năm: 2004
3. Hà Văn Tấn (1998), Theo dấu các văn hóa cổ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dấu các văn hóa cổ
Tác giả: Hà Văn Tấn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1998
4. Hán Văn Khẩn (2011), Cơ sở khảo cổ học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khảo cổ học
Tác giả: Hán Văn Khẩn
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
5. Phạm Văn Đấu – Phạm Võ Thanh Hà (2010), Các nên văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w