1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn hóa lối sống đô thị đà lạt

24 387 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 586,79 KB

Nội dung

Song song với điều đó thì sự phát triển kéo theo lối sống củangười dân Đà Lạt dần dần thay đổi theo xu hướng cuộc sống đô thị hóa khiến conngười nơi đây trở nên tấp nập, chạy đua với thờ

Trang 2

MỤC LỤC

Lý do chọn đề tài

Trải qua sự hình thành và phát triển, đến nay đô thị Đà Lạt là đô thị loại một trựcthuộc tỉnh Lâm Đồng, là địa điểm lý tưởng trong bản đồ du lịch Việt Nam Qúa trìnhphát triển của thành phố gắn với các đồ án quy hoạch từ những năm đầu thế kỷ trước,với sự tham gia của các kiến trúc sư Pháp Các đồ án quy hoạch tiếp theo có tính kếthừa, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn

Con người Đà Lạt vốn hiền hòa, trọng lẽ phải, cuộc sống của họ không bao giờ xô

bồ, náo nhiệt, ồn ào Song song với điều đó thì sự phát triển kéo theo lối sống củangười dân Đà Lạt dần dần thay đổi theo xu hướng cuộc sống đô thị hóa khiến conngười nơi đây trở nên tấp nập, chạy đua với thời gian, làm cho lối sống của người dânkhông còn mộc mạc, chân chất như trước

Hiện nay thành phố Đà Lạt đang ngập trong tình trạng rác thải của khách du lịch

tứ xứ đến vào các dịp lễ và tác động nặng nề đến môi trường làm cho không khí ônhiễm, biến đổi khí hậu nặng nề (thời tiết thay đổi) Với sự phát triển của thành phố ĐàLạt như hiện nay thì các khu du lịch bắt đầu tu sửa như bê tông hóa làm cho nét đẹp tựnhiên vốn có bị mất đi, cây cối bị tàn phá đi rất nhiều, nhiều khách bị chém giá cả, cáchình thức quảng bá du lịch Đà Lạt trở nên rầm rộ Từ đó nhịp sống của Đà Lạt bắt đầu

có những chuyển biến rõ ràng, cùng với đó văn hóa cũng tác động nặng nề

Tình trạng thay đổi khí hậu cũng làm gia tăng các thách thức phải đối mặt Việc

sử dụng không gian thể hiện rất rõ điều này Không gian của mỗi người dân cần có khảnăng bảo vệ họ trước những điều kiện khắc nghiệt và bất ngờ Các giải pháp cần đi từ

Trang 3

cơ cấu cho đến gốc rễ Dù công nghệ có đạt được nhiều thành tựu đến đâu đi nữa thìchúng ta vẫn cần nghĩ về cách sử dụng không gian thành phố: Xe ô tô, xe máy đãchiếm nhiều không gian đi lại của người dân, dù đang chạy trên đường hay đỗ bên vỉa

hè Với những điều đó, thành phố Đà Lạt dần mất đi bản chất ban đầu của nó, do lượngkhách nhập cư và du lịch ồ ạt làm cho lối sống người dân thay đổi, họ thay đổi để thíchnghi, phù hợp với điều kiện hiện tại Văn hóa và lối sống thay đổi ảnh hưởng đến giá trịvật chất và giá trị tinh thần của người dân nơi đây Trong bài báo cáo này, trên cơ sởquan sát, tìm hiểu của chúng tôi trong quá trình học tập và sinh sống ở Đà Lạt, cùngvới tham khảo một số công trình của các nhà nghiên cứu về đô thị, chúng tôi đã đưa ranhững vấn đề ảnh hưởng đến văn hóa và lối sống trong quá trình đô thị hóa ở Đà Lạt

Trang 4

I Qúa trình hình thành và tiềm năng phát triển kinh tế ở đô thị Đà Lạt1.1 Qúa trình hình thành – phát triển đô thị

Vùng cao nguyên Lâm Viên từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, ngườiChil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho

Cuối thế kỷ 19 bác sĩ Yersin đã khám phá ra cao nguyên Langbian (Lâm Viên)rộng lớn (năm 1893) và là người đề xuất xây dựng Đà Lạt Song không nhiều ngườibiết rằng, trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp từng có kế hoạch biến Đà Lạt thành "thủ

đô hành chính của Đông Dương" thuộc Pháp

Sau khi bác sỹ Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên, một số công trình đãđược xây dựng Song vì lý do khủng hoảng tài chính và nhiều khó khăn khác nên khuvực này đã bị “quên lãng” trong nhiều năm Đến năm 1921, Chính quyền Pháp mớikhởi động lại kế hoạch xây dựng đường sắt lên cao nguyên Lâm Viên Tuyến đường sắtrăng cưa này hoàn thành vào năm 1931, đánh dấu bước khởi đầu cho phát triển du lịchtại đây Năm 1923, bản đồ quy hoạch Đà Lạt của kiến trức sư Hébra được phê duyệt Sau đó, rất nhiều công trình xây dựng được thực hiện tại thành phố xinh đẹp, thơ mộngnày… Đà Lạt trở thành nơi nghỉ mát lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách

Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh của thời kỳ Pháp thuộc,

"thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương Trong những năm chiến tranh,thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và khoa học giáo dụccủa Việt Nam Cộng hòa Dưới thời Tổng thốngNgô Đình Diệm, nhiều trường học,trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục ra đời Đà Lạt cũng là nơi định

cư của nhiều người di cư từ miền Trung

Trang 5

Sau chiến tranh, Đà Lạt tiếp tục bước vào một thời kỳ khó khăn khi phải đối mặtvới vấn đề lương thực và thực phẩm, việc xây dựng phát triển thành phố vì thế khôngcòn được chú trọng Diện tích canh tác nông nghiệp mở rộng đã ảnh hưởng nhiều tớicảnh quan thiên nhiên và môi sinh của thành phố Du lịch Đà Lạt giai đoạn này cũngtrầm lắng bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam Cuối thập niên 1980, đầuthập niên 1990, thành phố dần phát triển trở lại với làn sóng khách du lịch tìm tới ngàymột đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng

Đà Lạt chia thành 12 phường đánh số từ 1 đến 12 và gồm có 4 xã: Xuân Thọ,Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành Ngày 24/07/1999, Đà Lạt được Thủ tướngChính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II và đến ngày 23/03/2009, Đà Lạt chínhthức trở thành thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng

Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt không ngừng phát huy vai trò và vị trícủa mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đã đạt được thành tựu quan trọng trênmọi lĩnh vực của đời sống xã hội Những thành tựu của những năm qua, đặc biệt trongnhững năm đổi mới đều mang dấu ấn của lối sống văn minh trong giao tiếp giữa ngườivới người, điềm đạm và nhẹ nhàng Trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung phát triển

du lịch cùng với việc phát triển, mở mang mô hình áp dụng kỹ thuật trong lĩnh vực sảnxuất rau, hoa, dược liệu, tiểu thụ mỹ nghê và các dịch vụ mở rông htij trường trong vàngoài nước

1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế

Đà Lạt là một trong những địa phương thu hút ngành du lịch, dịch vụ phát triểnvới tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên, nhân văn phong phú Trong đó ngành nôngnghiệp đã áp dụng nhiều công nghệ cao trong sản xuất và trồng trọt với các loại hoa,rau, cà phê được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương khi chi phối gần 80%

Trang 6

nền kinh tế Ngoài ra du lịch là thế mạnh của vùng đất này, đón khách du lịch khắp nơitrong và ngoài nước.

Tập trung vào nâng cao chất lượng, giá trị, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưngcủa vùng như: hoa, rau, dược liệu,

Phát triển kinh tế Đà Lạt bằng việc đẩy mạnh tới các làng hoa như làng hoa TháiPhiên, làng hoa Vạn Thành,… để giúp cho kinh tế Đà Lạt được tăng trưởng Ngoài racòn các nghề may mặc như dệt, đan thêu, trạm tranh bút lửa, chế biến dược phẩm nhưrượu hồng, rượu dâu, nước hoa, hồng ép khô,… có chất lượng và có giá trị kinh tế caocho Đà Lạt

Do đó, với tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt, thì liên kết về thị trường, về quảng

bá du lịch, văn hóa phải kết hợp với phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao làhết sức cần thiết Tuy nhiên cũng cần phải tìm những công nghệ cao phù hợp để khônglàm thay đổi cảnh quan của thành phố

Xây dựng trở thành Trung tâm du lịch, dịch vụ không chỉ của Việt Nam mà cònphải được khẳng định ở tầm Asean, châu Á và cả ở tầm toàn cầu

Đối với nông nghiệp thì đây là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp sạch, côngnghệ cao với hai nhóm sản phẩm chủ lực là rau và hoa với đẳng cấp phát triển cao tầm

cở thế giới Vậy nên Đà Lạt cần phải tiếp cận tương lai, xác định tầm nhìn quy hoạchphát triển phù hợp với sự phát triển Đồng thời việc quy hoạch về liên kết cũng cầnphải được xác định tầm vóc như vậy Đồng thời phải tạo cho mình một bản sắc riêng

Trang 7

II Văn hóa và lối sống đô thị Đà Lạt dưới tác động của đô thị hóa

2.1. Khái niệm

- Văn hóa: Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị

vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [4, 10].

- Lối sống: “Lối sống chỉ phương thức sống của con người trong những điều kiện tự

nhiên, xã hội nhất định Nó biểu hiện qua phương thức ứng xử đa dạng, phong phú của con người trong đời sống xã hội của mình” [2, 33].

- Đô thị hóa: “Là quá trình tăng trưởng của đô thị về dân số, diện tích và cùng với điều

đó là sự mở rộng của văn hóa và lối sống đô thị” [2, 24-25]

2.2. Biến đổi cơ cấu dân cư đô thị Đà Lạt

Quá trình biến đổi văn hóa đô thị được phản ánh trước tiên qua xu hướng giảmsinh, tăng tuổi thọ bình quân trong dân cư tại thành phố và gia tăng số lao động trẻtrong thành phố

Quá trình dân di cư đến Đà Lạt là từ khắp nơi đến như từ Nghệ An, Quảng Nam,Thừa Thiên Huế,… khi họ đến họ đã mang những nét đặc trưng văn hóa của họ để gópphần thêm vào văn hóa của vùng đất cao nguyên lâm viên, họ đã đặt tên nơi định cưmới của họ là những cái tên gắn liền với quê hương của họ như Hà Đông, Thái Phiên,

… ngoài ra họ đã lập ra đình để quy tụ những người có cùng quê hương với mình như

là đình Nghệ - Tĩnh,…

Phần lớn trong số dân di cư đến thành phố cao nguyên đều nằm trong cảnh nghèokhổ, tha phương cầu thực nên luôn có đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, lối sốngtiết kiệm và giản dị

Theo số liệu mới nhất năm 2017 trên địa bàn Đà Lạt có 226.978 người sinh sốngtại mảnh đất này [8]

2.3. Diện tích và môi trường sinh thái bị thay đổi

2.3.1. Diện tích đất nông nghiệp bị giảm

Trang 8

Đà Lạt với tính chất khí hậu, đất đai, địa hình đã hình thành nên đặc trưng của ĐàLạt là phát triển nông nghiệp chuyên canh rau và hoa Do đó, diện tích để phát triểnnông nghiệp ở Đà Lạt chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của thànhphố Từ năm 1975 đến năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không ngừngđược mở rộng, từ 1.300 ha (1975) lên 9.451 ha (2011), nhưng từ năm 2012 trở lại đây,diện tích đất nông nghiệp Đà Lạt không những không tăng mà lại giảm đi Nguyênnhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị chuyển đổi để sử dụng vàomục đích khác Sắp tới đề án Quy hoạch mở rộng Đà Lạt được thực hiện, sẽ còn cầnnhiều quỹ đất hơn để phục vụ cho xây dựng các công trình công cộng, chắc chắn diệntích đất nông nghiệp con giảm hơn nữa Hiện tượng này sẽ dẫn tới một lao động khôngnhỏ sản xuất trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp không có việc làm, sẽ gây áp lực cho

xã hội

2.3.2. Môi trường sinh thái bị thay đổi

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ vớinhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự rối loạnbất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Conngười và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên Do đó, thông quaquá trình lao động, sản xuất con người tác động không nhỏ tới sự phát triển của môitrường sinh thái

Theo một số nghiên cứu, Đà Lạt là thành phố có nhiệt độ ôn hòa hàng đầu thếgiới, nhiệt độ bình quân là 180C, biên độ nhiệt trong năm khoảng 3 – 40C, tạo nên khíhậu mát mẻ, không quá nóng cũng không lạnh lắm, thích hợp là nơi nghỉ mát lý tưởng.tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiệt độ ở Đà Lạt tăng lên đáng kể, đặc biệt vàonhững tháng mùa khô, có khi lên tới 27, 280C, kèm theo không khí nóng nực và oi ả.Nguyên nhân một phần là do sự bê tông hóa kèm với triệt hạ những cánh rừng thông,điều đó không chỉ phá vỡ không gian thiên nhiên và kiến trúc mà còn gây nhiều tácđộng tiêu cực cho khí hậu vốn rất độc đáo ở Đà Lạt

Trang 9

2.4 Biến đổi lối sống văn hóa của người Đà Lạt

2.4.1 Biến đổi trong sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại của người Đà Lạt

Quá trình đô thị hóa ở Đà Lạt sẽ làm tăng thêm sự phát triển của giao thông vànguồn lực của địa phương Mặt khác, quá trình này còn cung cấp cho người có thunhập thấp có cơ hội hơn và tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn lực để biến đổi tình hìnhcủa họ so với các vùng nông thôn Góp phần vào phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấukinh tế giảm dần tỷ trọng nông lâm thủy sản và tăng tỷ trọng trong các ngành Côngnghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ

Đời sống vật chất của phần lớn người Đà Lạt đã được cải thiện trong quá trình đổimới Người dân được giải phóng khỏi nhiều sự ràng buộc của những cơ chế không hợp

lý, nên việc sản xuất, kinh doanh, mua bán, đi lại, sinh hoạt được thuận tiện và khoángđạt hơn Mức sống được cải thiện nên đã tác động tích cực vào các sinh hoạt ăn, ở,mặc, đi lại của người dân

Về ăn: Ẩm thực của người Đà Lạt rất phong phú và đa dạng, đó là sự kết hợp của

các vùng miền khác nhau, tạo nên nét riêng cho Đà Lạt Bởi nơi đây là sự quy tụ củanhiều dân cư ở khắp nơi đến, khi họ đến họ đã mang những nét văn hóa riêng của họđến đặc biệt trong đó phải kể đến đó là ẩm thực, bởi đó là nét sinh hoạt hằng ngày củacon người ở nơi đây

Trang 10

Hình 1: Bữa sáng của người Đà Lạt

(hình ảnh minh họa cho bữa sáng của người dân Đà Lạt)Nhưng ngày nay, một thực trạng dễ để chúng ta có thể thấy được đó là trong thờibuổi bươn chải thị trường, cách ăn của người Đà Lạt cũng có sự biến đổi nhanh hơn,đơn giản hơn Cơm bụi là sự phản ảnh cho xu hướng đó Tất nhiên cùng với xu hướngnày là tình trạng xô bồ trong cách ăn: Cơm bụi ăn ngay trên vỉa hè bụi bặm; thức ănthừa, giấy lau miệng lau tay, thìa, đũa, bát ngổn ngang trên bàn, dưới ghế Đây rõ ràngkhông phải là cách ăn thanh lịch và đã làm xấu đi môi trường Đà Lạt và văn hóa ẩmthực ở Đà Lạt

Cơm bụi, cơm hàng, cơm tiệm ngày nay đã can thiệp vào cách ăn của không ítcác gia đình ở Đà Lạt Những gia đình có thu nhập thấp có thể vẫn có cách ăn, món ăntiết kiệm Còn những gia đình khá giả đã có thú vui ăn cơm hàng vào các dịp cuối tuầnhay vào ngày sinh nhật,… Xu hướng mua hàng thực phẩm tại siêu thị cho nhiều ngày

và trữ đồ ăn uống trong tủ lạnh, không phải hiếm trong tủ lạnh

Tại Đà Lạt bây giờ đã có nhiều món, nhiều cách chế biến thức ăn theo kiểu Âu –

Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và theo kiểu kế thừa – đổi mới truyền thống

Giờ đây các món ăn dân giã đã trở thành đặc sản tại vùng đất cao nguyên này nhưbánh mì xíu mại, bánh tráng nướng, nem nướng, bánh căn, Các phương tiện nấunướng cũng hiện đại khá phổ biến

Trang 11

Văn hóa ẩm thực đã được đổi mới ở sự đa dạng hóa các món ăn, cách chế biếnthức ăn và cách ăn Nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ chế thị trường đãđược phản ánh vào cách ăn uống của người dân.

Về mặc: Cách ăn mặc ở đô thị ngày nay hướng vào cái lành, cái đẹp Quần áo

may sẵn, tự chọn hoặc mua theo yêu cầu riêng đã đa dạng hóa màu sắc Mốt thời trang(quần áo, đồ trang sức) đã trở nên khá phổ biến ở giới trẻ và đặc biệt là phụ nữ khá giả

Đà Lạt bị ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa cho nên con người nơi đây đã biếtchọn những trang phục có xu hướng trang nhã, thanh lịch, hợp với hiện đại hơn

Ngoài ra với khí hậu mát lạnh ở đây, con người nơi đây lúc nào cũng mang áokhoác mỗi khi đi ra ngoài, từ đó đã thành thói quen và nét văn hóa trong cách ăn mặccủa người Đà Lạt

Về ở: Việc mở rộng diện tích và hiện đại hóa nội thất đã thay đổi nhiều thói quen

sinh hoạt của các gia đình khá giả Đặc biệt là cách ở cá nhân, khi nhà cửa thì kín cổngcao tầng, không có sự giao lưu với làng xóm làng giềng, từ đó giảm các quan hệ giaotiếp với mọi người xung quanh

Hình 2: Nhà cửa tại Đà Lạt

(hình ảnh ví dụ minh họa: chung cư Mạc Dỉnh Chi - Đà Lạt)

Trang 12

Đi lại: Các phương tiện thô sơ như xe đạp hầu như không còn xuất hiện nhiều

trên các con đường trong Đà Lạt nữa mà xe máy đã chiếm tỷ trọng lớn trong cácphương tiện đi lại của người dân tại Đà Lạt Ô tô tư nhân ngày một nhiều hơn Ngoài racũng có nhiều phượng tiện tiện lợi như xe Taxi và Grab

Ngoài ra, Đà Lạt còn được gọi là thành phố ba không Đó là thành phố không đènxanh, đèn đỏ, thành phố không xích lô, thành phố không điều hòa nhiệt độ Bởi dođường đi ở đây toàn là dốc rất là ngoằn nghèo nên là lắp đèn xanh, đèn đỏ dễ xảy ra tạinạn khi lên dốc hay xuống dốc,… nhưng hiện nay dân số tăng cao dẫn tới mỗi khi vàocác ngày lễ khách du lịch đổ về đông hay là giờ cao điểm thường bị tắc nghẽn giaothông

2.4.2 Cơ sở hạ tầng

Sự bùng nổ hạ tầng Đà Lạt trong thời gian gần đây đang mang lại sự hứng khởilớn Sở hữu những lợi thế khác biệt về du lịch và giá trị văn hóa trường tồn Nhà cửathì mọc lên như nấm, không có sự quy hoạch hợp lý dẫn tới mất cảnh quan đô thị Kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt chính là biệt thự, các công trình tôn giáo, nahf thờ,

tu viện cùng với các công trình công cộng như khách sạn Palace, ga Đà Lạt, trườngCao đẳng sư phạm Đà Lạt,… tạo cho Đà Lạt một không gian đô thị hết sức hài hòa.Thành phố đầu tư xây mới, cải tạo lại một số vòng xoay theo hướng đẹp hơn vàphù hợp với không gian mới Hàng loạt trụ điện, biển báo giao thông, hệ thống thoátnước, các công trình chiếu sáng đô thị và chiếu sáng mỹ thuật khu vực trung tâm thànhphố cũng được nâng cấp, làm mới Các khu chợ dân sinh, chợ tạm như chợ Phan ChuTrinh, chợ đồ cũ, chợ đêm cũng được di dời, giải tỏa, sắp xếp lại Thay vào đó, Đà Lạt

có thêm hai Trung tâm thương mại mới được đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu muasắm của người dân và du khách là BigC Đà Lạt và Chợ Mới Đà Lạt

Siêu thị BigC Đà Lạt được xây dựng làm cho người dân ở đây phải chuyển đổisang cách mua sắm khi trước kia người dân ở đây chỉ đi ở các quán tạp hóa gần nhà

Ngày đăng: 20/05/2018, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Tuấn (2006) – Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay. NXB Văn hóa – thông tin & viện văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay
Nhà XB: NXBVăn hóa – thông tin & viện văn hóa
2. Trương Minh Dục – Lê Văn Định (2010) -Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam Một các tiếp cận. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và lối sống đô thị Việt NamMột các tiếp cận
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
3. Trịnh Duy Luận (2004) – Xã hội học đô thị. NXB Khoa học xã hội Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học đô thị
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
4. Trần Ngọc Thêm (2000) – Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo Dục
5. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2015) - Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến đổi xã hội tại Lâm Đồng hiện nay Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w