- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Lê Chân Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đông Triều, ngày 20 tháng 5 năm 2018.
KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Họ và tên: Phạm Hoàng Bách
Năm sinh: 29/07/1985
Đơn vị: Trường THPT Lê Chân
Chức vụ: Giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục
Câu 1 Xây dựng một đề thi THPT quốc gia ở môn được phân công giảng dạy Trả lời:
Môn thi: THỂ DỤC
Thời gian làm bài 150 phút.
Câu 1.(4,0 điểm).
Anh (chị) hãy nêu yêu cầu chung của việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng ?
Câu 2 (3,0 điểm).
Anh (chị) hãy trình bày các bước xây dựng kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học tích cực ?
Câu 3 (3,0 điểm).
Các yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến thành tích lần nhảy trong môn Nhảy xa
-Hết ĐÁP ÁN:
Câu 1: (4,0 điểm)
Những yêu cầu chung của việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng bao gồm:
- Căn cứ chuẩn kiến, thức kỹ năng để xác định mục tiêu bài học Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa;
mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
- Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu;
tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh
- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh;
tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm
1
Trang 2- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống
- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên và học sinh tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập;
đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện thiết bị; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học
- Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học tập của học sinh
Câu 2: (3,0 điểm)
Các bước xây dựng kế hoạch bài học bao gồm:
- Xác định mục tiêu của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình
- Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan
để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học
+ Xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh
+ Xác định trình tự logic của bài học
- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của hoc sinh
+ Xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện thiết bị; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học
- Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh
Câu 3: (3,0 điểm)
Các yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến thành tích lần nhảy trong môn Nhảy xa là:
- Tầm vóc, thể lực và tâm lý
- Nắm vững kỹ thuật nhảy xa
- Yếu tố môi trường (tốc độ gió, thời tiết )
- Vê lý thuyết: Tầm bay xa của lần nhảy được tính theo công thức:
2
Trang 30 sin 2
V
S
g
Trong đó: + S: là tầm bay xa của lần nhảy.
+ V0: là tốc độ bay ban đầu (do chạy đà tạo ra)
+ : là góc độ bay (do giậm nhảy tạo ra).
+ g: là gia tốc rơi tự do
- Từ công thức trên ta thấy: Giai đoạn chạy đà là một trong hai giai đoạn kỷ thuật có
ý nghĩa quyết định vì tạo ra tốc độ theo phương nằm ngang lớn nhất tạo điều kiện để
0
V lớn nhất
- Giai đoạn giậm nhảy là yếu tố thứ hai quyết định đến thành tích lần nhảy vì: Giậm nhảy kết hợp với chạy đà tạo nên lực giậm nhảy lớn nhất và góc độ bay hợp lý nhất
Câu 2 Lập 01 giáo án có tích hợp giáo dục (giáo dục đạo đức, giáo dục môi
trường, giáo dục kỹ năng sống ) cho học sinh trong dạy học bộ môn
Trả lời:
TIẾT: 65.
BÓNG RỔ (TTTC 2) : Ôn
- Nhảy bắt bóng bằng 2 tay trên cao.
- Di chuyển và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực
- Nhảy ném rổ bằng 1 tay trên vai
I – Mục tiêu:
- Ôn các KT nhảy ném rổ bằng 1 tay trên vai, nhảy bắt bóng bằng 2 tay trên cao…
- Nâng cao tính ổn định của các kĩ thuật đã học
- HS nghiêm túc, tích cực trong học tập và luyện tập
II – Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm : Sân thể dục (Trường THPT Lê Chân)
- Phương tiện : Bóng rổ, trang phục đúng quy định
III – Tiến trình lên lớp:
A.Phần chẩn bị:
1) Nhận lớp :
- Tập trung lớp
- Kiểm tra sĩ số,phổ biến nội
dung, yêu cầu buổi học
2) Khởi động:
a) Khởi động chung:
- Chạy khởi động
- Tập bài TDPTC
- Ép dọc – ép ngang
b) Khởi động chuyên môn:
- Xoay các khớp
- Bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau
8’
1’
6’
2x8 nhịp
2 lần/
*Đội hình tập trung
GV
x x x x x x x x x CS
x x x x x x x x x
- CS tập trung lớp, báo cáo sĩ số
- GV kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
*Đội hình khởi động
CS GV
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
- CS điều khiển lớp tập đồng loạt
3
Trang 4( tại chỗ).
3) Kiểm tra bài cũ:
- Bóng rổ: Thực hiện KT chuyền
và bắt bóng bằng 2 tay trước
ngực
nội dung 1’
- GV quan sát nhắc nhở HS tập luyện
- Gọi 2 HS thực hiện KT, cho lớp nhận xét
- GV nhận xét chung và cho điểm
B.Phần cơ bản:
1) Bóng rổ (TTTC2): Ôn
- Nhảy bắt bóng bằng 2 tay trên
cao
- Di chuyển và bắt bóng bằng 2
tay trước ngực
- Nhảy ném rổ bằng 1 tay trên vai
2) Chạy bền: Chạy trên địa hình
32’
24’
6’
- GV phân tích, làm mẫu các kĩ thuật động tác, sai lầm thường mắc, cách sửa chữa, hướng dẫn HS tập luyện
* Nhảy bắt bóng bằng 2 tay trên cao:
* Di chuyển chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực:
* Nhảy ném rổ bằng 1 tay trên vai
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ thực hiện tập luyện với các nội dung
đã học
- GV quan sát, sửa sai, nhắc nhở HS trong tập luyện kĩ thuật động tác
4
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
5 - 6m
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
GV
x x x x
x x x x
x
x
GV
Nam: 800m
Nữ : 600m
Trang 5tự nhiên
3) Củng cố:
- Nhảy ném rổ bằng 1 tay trên vai
2’
- Chia lớp thành 2 nhóm nam – nữ, mỗi nhóm chạy thành 1 hàng dọc
- Gọi 1 – 2 HS thực hiện KT
- Cho lớp nhận xét
- GV nhận xét chung
C.Phần kết thúc
- Hồi tĩnh, thả lỏng
- Nhận xét đánh giá buổi học
- Giao bài tập về nhà
- Xuống lớp.
5’ -Theo đội hình khởi động
GV
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
- GV hướng dẫn HS động tác thả lỏng rồi trở về đội hình tập trung lớp
- GV hướng dẫn HS tự tập luyện
Câu 3:
I - Trình bày bố cục của sáng kiến kinh nghiệm đang áp dụng trong ngành giáo dục?
1 Đặt vấn đề
Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài Cụ thể tác giả cần trình bày các ý chính sau đây:
* Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục
* Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề)
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cấn cải tiến, sửa đổi )
Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề viết SKKN
2 Giải quyết vấn đề: (hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)
Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, theo chúng tôi tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:
* Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt
những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN Đó chính là những cơ sở lý luận có
tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp
nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề
* Thực trạng của vấn đề: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác
giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến
* Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những
biện pháp, các bước cụ thể để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó
5
Trang 6* Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý:
- Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào?
- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ)
Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà tác giả muốn trình bày trong đề tài
3 Kết luận: Cần trình bày được:
- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc tiến hành các hoạt động Đội hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, phụ trách Đội
- Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN
- Những bài học kinh nghiệm thu được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân
- Những ý kiến đề xuất (với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, lãnh đạo trường tuỳ theo từng loại đề tài) để áp dụng SKKN có hiệu quả
II - Viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm học 2017-2018.
Câu 4 Hướng dẫn và tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp:
- Thế nào là hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên?
- Kể 5 hoạt động bạn đã thực hiện trong năm học vừa qua ở trường mà bạn cho rằng hoạt động đó mang thuộc tính của hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển
nghề nghiệp giáo viên
- Đồng chí làm thế nào để thực hiện tốt vai trò hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên?
Trả lời:
1 Phát triển nghề nghiệp của giáo viên
Phát triển nghề nghiệp của giáo viên bao gồm phát triển năng lực của giáo viên
về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình lao động nghề nghiệp của mình Bản thân các vai trò của giáo viên gắn liền với đó là các chức năng của họ
Nhà trường hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên, theo đó, người giáo viên phải đảm nhận thêm những vai trò mới Vai trò người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đảm nhận là một minh hoạ
6
Trang 7Theo logic trên, nội dung phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên rất phong phú, bao gồm cả việc mở rộng, đổi mới tri thức khoa học liên quan đến giảng dạy môn học do giáo viên giảng dạy đến mở rộng, phát triển, đổi mới tri thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường
Thực tiễn dạy học đã khẳng định: Những phương pháp giảng dạy tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc học sinh học cái gì và học như thế nào Học cách dạy và làm việc để trở thành một giáo viên giỏi (gặt hái được những thành tựu cao trong lao động nghề nghiệp) là cả một quá trình lâu dài Kết quả của quá trình này như thế nào phụ thuộc vào mức độ tích cực của mọi giáo viên trong việc phát triển những kiến thức nghề nghiệp cũng như các giá trị và quan điểm đạo đức nghề nghiệp của họ Bên cạnh đó, việc giám sát và hỗ trợ của các chuyên gia hoặc đồng nghiệp có kinh nghiệm
để mỗi giáo viên phát triển được các kĩ năng nghề nghiệp đóng vai trò không kém phần quan trọng
Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đổi với mọi giáo viên Tất yếu bởi dạy học và giáo dục là những quá trình thay đổi và gắn liền với sự sáng tạo của mỗi giáo viên Lâu dài bởi phát triển nghề nghiệp giáo viên bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu ở cơ sở đào tạo nghề và tiếp tục trong quá trình lao động nghề nghiệp của giáo viên tại cơ sở giáo dục cho đến khi về hưu
Về bản chất, đó là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên Mức độ thích ứng nghề của cá nhân diễn ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên những yếu tố liên quan đến cá nhân và nghề nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả Đây cũng là lí do khiến cho mọi giáo viên cần phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục, mỗi trường học phải coi việc phát triển nghề nghiệp liên tục cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng
Quan sát các giáo viên trẻ trong lao động nghề nghiệp, có thể nhận thấy những hạn chế nhất định của họ so với những yêu cầu của dạy học, giáo dục trong nhà trường Điều này không chỉ là sự cánh báo về một khoảng cách đã có giữa đào tạo giáo viên (công việc của các trường sư phạm) với thực tiến lao động nghề nghiệp tại
7
Trang 8các cơ sở giáo dục mà còn là những gợi ý về những vấn đề liên quan đến phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên
Một cách diễn đạt khác, chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình làm cho các năng lực nghề nghiệp của giáo viên ngày càng được nâng cao, giúp giáo viên có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình ở những tình huống khác nhau (các tình huống phi chuẩn) mà vẫn đảm bảo kết quả
Có thể xem xét quá trình hình thành kĩ năng như một minh hoạ cho chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên Mọi kĩ năng mà cá nhân có được đều trải qua các giai đoạn cụ thể, từ giai đoạn hình thành, củng cổ đến giai đoạn thuần thục (đôi khi có tính chất của tự động hoá) Ở giai đoạn hình thành phải từ những tình huống mẫu, bằng sự luyện tập của mình, cá nhân sẽ hình thành kĩ năng xác định Sang giai đoạn củng cố, cá nhân có thể thực hiện được kĩ năng ở tình huống đã có những thay đổi ít nhiều so với tình huống mẫu Trong những tình huống biến đổi, hoặc những tình huống hoàn toàn khác biệt với tình huống mẫu, cá nhân vẫn có thể đạt đuợc mục tiêu của hoạt động Đây là giai đoạn cá nhân đã có kĩ năng ở mức độ phát triển cao.Chức năng đổi mới của phát triển nghề nghiệp giáo viên chỉ quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên
Thay đổi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Dựa vào thuộc tính này, con người có thể chủ động tạo ra sự thay đổi cho sự vật, hiện tượng Những thuật ngữ như cải tiến, đổi mới, cách mạng dùng để chỉ sự thay đổi đuợc con người thực hiện một cách có chủ định
Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phúc tạp, là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên
Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản của mọi giáo viên, tuy nhiên đôi khi kinh nghiệm này lại trở thành rào cản đối với những đổi mới mang tính hệ thổng hoặc đổi mới đối với từng phương diện năng lực nghề nghiệp của họ Trong trường hợp này,
8
Trang 9người giáo viên cần thay đổi chính những kinh nghiệm của họ chẳng hạn, để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải đổi mới tư duy về dạy học và tổ chức dạy học (xác lập quan điểm/những quan điểm mới về dạy học và tổ chức dạy học), đổi mới trong thiết kế các mô hình/chiến lược dạy học và tiếp đến là đổi mới trong thực thi từng phương pháp dạy học cụ thể
Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên:
(i) Phát triển các kĩ năng sổng;
(iì) Trở thành người có năng lực đối với các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học; (iii) Phát huy tính linh hoạt của người giảng dạy; Có chuyên môn giảng dạy; Đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp;
(iv) Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định
Các quan niệm về tiêu chí định hướng của chương trình phát triển nghề nghiệp giáo viên nêu trên cho thấy, phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được thực hiện một cách có chủ định hoặc không chủ định Không ít những trường hợp, nhiều hoạt động được thực hiện liên quan đến giáo viên (hoặc được thực hiện bởi giáo viên) nhưng không có chú ý thực hiện các tiêu chí của phát triển nghề nghiệp giáo viên Tuy nhiên, nếu các hoạt động đó được định hướng từ trước bởi mục đích phát triển nghề nghiệp giáo viên thì hiệu quả của các hoạt động đó sẽ cao hơn rất nhiều Nói cách khác, cần thiết phải quan tâm đến những cơ hội mà ở đó giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân Các cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể được tạo ra cùng lúc bởi các giáo viên và những người hỗ trợ, hoặc bởi cách lựa chọn tập trung vào một nhiệm vụ mới mà giáo viên hứng thú với việc thực hiện nó (ví dụ, học tập một lí thuyết dạy học mới hay thực hành một kĩ năng dạy học hoặc giáo dục mà giáo viên muốn có sự thay đổi) Đây chính là những gợi ý trực tiếp cho sự hình thành các
mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên
2 Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên
Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là cái thể hiện của phát triển nghề nghiệp giáo viên (cái được thể hiện) Tuy nhiên, giữa cái thể hiện và cái được thể hiện
9
Trang 10thưững có sự phản ánh không đầy đủ Hơn nữa, do quan niệm về tiêu chí của chương trình phát triển giáo viên tương đổi phong phú, vì thế có nhiều cách xác định mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên Bảng dưới đây hệ thống một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên đã được tổng kết từ thực tiễn giáo dục của nhiều quốc gia
Mô hình hợp tác các tổ chức Mô hình nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ (cá
nhân) Phát triển nghề nghiệp giáo viên ở
trường học
Giám sát Quan hệ trường phổ thông với
trường cao đẳng, đại học sư phạm
Đánh giá công việc của học sinh
Hợp tác giữa các viện nghiên cứu Hội thảo,semine, cáckhoá học
Mạng trường học Nghiên cứu trường hợp
Mạng giáo viên Tụ phát triển (giáo viên nghiên cứu để
phát triển) Giáo dục từ xa Phát triển các quan hệ hợp tác
Giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới
Hồ sơ Nghiên cứu hành vi Dùng các bài nói của giáo viên Tập huấn
Bảng tổng hợp trên cho thấy, các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên tương đối đa dạng, được phát triển và thực hiện ở nhiều quốc gia để phát huy và hỗ trợ giáo viên phát triển nghề nghiệp từ khi họ bắt đầu khởi nghiệp đến khi nghỉ hưu Điểm chung nhất dễ nhận thấy của các mô hình là tính mục đích của nó
Mô hình tập huấn
Giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo:
(i) nhu cầu của bản thân;
(iì) yêu cầu của tố chức/người quân lí để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mói của hoạt động dạy học và giáo dục
10