Mục đích: - Sử dụng thiết bị trong giảng dạy là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường góp phần nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh, gắn lý thuyết với thực tế, đồng thời nâng cao chất
Trang 1SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT LÊCHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 89/KHCM-LC Đông Triều, ngày 15 tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
NĂM HỌC 2017- 2018
I Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Căn cứ công văn số 2258/SGDĐT-GDTrH ngày 23/8/2017 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017 – 2018;
- Công văn số 2147/SGD&ĐT – KHTC ngày 15/08/2017 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc triển khai công tác thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học 2017-2018
- Thực hiện công văn số 2536/SGD&ĐT-KHTC, ngày 15/09/2017 về việc tăng cường công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học của Sở GD&ĐT Quảng Ninh;
- Căn cứ kết quả của thực hiện kế hoạch số 87/KH-BGH ngày 16/8/2017 của trường THPT Lê Chân, về việc rà soát, kiểm tra thiết bị và đồ dùng dạy học năm học 2017-2018;
- Căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo viên và nhân viên của nhà trường, trường THPT Lê Chân xây dựng kế hoạch khai thác và
sử dụng thiết bị dạy học năm học 2017-2018 như sau:
II Mục đích – Yêu cầu:
2.1 Mục đích:
- Sử dụng thiết bị trong giảng dạy là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường góp phần nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh, gắn lý thuyết với thực
tế, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
- Việc sử dụng thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học trong chương trình trung học phổ thông là một việc làm cần thiết, nhằm phục vụ cho việc dạy và học tập môn học được tốt hơn Việc sử dụng đồ dùng dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học cuốn hút học sinh say mê học tập, ham thích học tập bộ môn Trong quá trình giáo dục, học sinh sẽ là trung tâm, khi làm việc với thiết bị dạy học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự lĩnh hội kiến thức của mình đồng thời còn có được niềm vui của sự khám phá, qua đó mà kiến thức đến với học sinh một cách chủ động và học sinh dễ hiểu dễ nhớ bài hơn
2.2 Yêu cầu:
- Thực hiện đầy đủ và có chất lượng việc áp dụng công nghệ thông tin, phương tiện trực quan trong dạy học, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện
Trang 2đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm, liên hệ thực tế trong giảng dạy theo yêu cầu của từng bài
- Các tập thể và cá nhân được bàn giao cơ sở vật chất có trách nhiệm sắp xếp, bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật một các hợp lý, khoa học Coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua của tập thể và cá nhân cuối năm học
- Coi việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của giáo viên bộ môn là một trong các tiêu chí hàng đầu để đánh giá kết quả giờ dạy cũng như xếp loại thi đua của giáo viên trong năm học
III Phân công người phụ trách:
3.1 Đ/c Vũ Duy Huân
- Phòng Thực hành tin học, Tiếng Anh
- Phòng thiết bị dạy học môn Thể dục, GDQP-AN
3.2 Đ/c Nguyễn Thị Hương Quỳnh:
- Phòng thực hành sinh học, hóa học, vật lý,
- Thiết bị môn địa lý, lịch sử, ngữ văn (bản đồ, tranh ảnh)
3.3 Các cá nhân liên quan khác
- Việc quản lý và bảo vệ tài sản của nhà trường được thống kê và bàn giao tới từng lớp học, phòng chức năng và các tổ Các tập thể, cá nhân được bàn giao cơ
sở vật chất có trách nhiệm bảo vệ, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất được giao
- Các thiết bị thực hành, đồ dùng dạy học trong các phòng thực hành, trong kho sẽ được giao về các tổ, các cá nhân phụ trách quản lý Các tổ, cá nhân phải có
kế hoạch sắp xếp các thiết bị cũng như khai thác sử dụng, phân công lịch thực hành một cách hợp lý để làm sao tận dụng tối đa được cơ sở vật chất sẵn có phục vụ cho giảng dạy
- Trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị dạy học phải thực hiện đúng quy định về việc mượn, trả thiết bị Phải thường xuyên ghi lại những thiết bị hư hỏng, thiết bị còn thiếu , thiết bị không đồng bộ để có kế hoạch bổ sung kịp thời
- Các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên trong tổ Thực hiện đúng các quy định của các phòng thực hành; có trách nhiệm kiểm kê, sắp xếp thiết bị một cách khoa học, thực hiện đúng quy định về việc mượn, trả thiết bị Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng thiết bị và phân công lịch
thực hành một cách hợp lý
- Phát động phong trào thi làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên
IV Tổ chức khai thác và sử dụng thiết bị dạy học:
1 Tổ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của tổ chuyên môn; Duyệt BGH ngày 20/9/2017
- Duyệt và giám sát việc thực hiện các kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên;
- Chỉ đạo các nhóm xây dựng lịch thực hành cho phù hợp với điều kiện cơ
sở vật chất của nhà trường
2 Nhân viên thiết bị
- Sắp xếp thiết bị dạy học gọn gàng ngăn nắp, dễ sử dụng
Trang 3- Trực phòng thiết bị, thực hiện nghiêm túc lịch trực, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng TBDH
- Lập hồ sơ phòng thiết bị, sổ mượn trả thiết bị, quản lý sử dụng đúng quy định
- Dọn phòng thực hành sạch sẽ
- Có kế hoạch báo cáo đề xuất sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị cho phòng thiết bị nếu cần
3 Giáo viên bộ môn
- Có kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học chi tiết đến từng tiết học; Nộp cho TTCM vào ngày 17/9/2017
- Cùng nhân viên thiết bị kiểm kê, sắp xếp phòng thiết bị một cách hợp lý, thuận lợi cho sử dụng hàng ngày;
- Đăng ký lịch sử dụng phòng bộ môn từ thứ hai hằng tuần với nhân viên thiết bị để có sử chủ động và tránh sự trùng lặp khi thực hành; thực hiện ghi chép
sổ nghiêm túc để thuận lợi cho công tác kiểm tra;
- Có ý thức quản lý và sử dụng an toàn các thiết bị dạy học, khai thác và phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập; thực hiện mượn trả đúng quy định.Giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Thực hiện một cách thường xuyên theo kế hoạch về sử dụng thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học
- Phối hợp tốt với nhân viên thiết bị trong việc mượn và trả và bảo quản thiết
bị dạy học của nhà trường
- Giáo viên cần đăng ký sử dụng thiết bị, trước khi tiến hành tiết dạy ít nhất
2 ngày để nhân viên phụ trách thiết bị chuẩn bị (theo mẫu in sẵn; cột sau cùng của mẫu này dành cho cán bộ phụ trách thiết bị đánh dấu nếu có sử dụng) Trong các
giờ thực hành cần bố trí vừa đủ thiết bị, dụng cụ, hóa chất để đảm bảo học sinh được làm thực hành mà không gây lãng phí
- Ghi tên ĐDDH đã sử dụng vào phiếu mượn, trả ĐDDH ngay sau khi dùng xong
- Có trách nhiệm tận dụng hết khả năng thiết bị của nhà trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học Phải thường xuyên sử dụng ĐDDH trong các tiết học
- Quản lý tốt TBDH trong giờ dạy, nếu xảy ra hư hỏng, cần báo với nhân viên quản lý thiết bị để có kế hoạch sửa chữa hoặc mua sắm bổ sung; Sau khi sư dụng xong phải vệ sinh sạch sẽ ĐDDH để đúng nơi quy định
- Khuyến khích GV tự làm ĐDDH để phục vụ cho tiết dạy
- Rút kinh nghiệm về việc sử dụng qua mỗi giờ học
- Tham khảo học tập kinh nghiệm sử dụng thiết bị và đồ dùng thí nghiệm từ đồng nghiệp
4 Giáo viên chủ nhiệm:
- Thiết bị tại các lớp giao cho các lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có kế hoạch phân công học sinh giữ gìn
- Nhắc nhở học sinh có trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà trường để phục
vụ cho công tác học tập của học sinh
4 Ban Giám hiệu
Trang 4- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy
học;
- Xây dựng kế hoạch bổ sung thiết bị theo đề nghị của các tổ chuyên môn để
hoàn thiện hệ thống thiết bị dạy học cơ bản trong nhà trường;
- Chỉ đạo nhân viên thiết bị xây dựng hệ thống hồ sơ phòng thiết bị, phòng thực hành đúng quy định và dễ sử dụng; xây dựng lịch trực niêm yết công khai tại các phòng thực hành;
- Xây dựng cách cho điểm các giờ dạy nếu không có thiết bị đồ dùng dạy học xếp tối đa loại khá, nếu nhà trường có thiết bị mà giáo viên không sử dụng thì chỉ xếp tối đa loại trung bình
- Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc bố trí, sắp xếp cũng như khai thác , sử dụng thiết bị dạy học của các tổ, các nhóm bộ môn thường xuyên hàng tháng từ đó có biện pháp chỉ đạo thích hợp
- Hiệu trưởng (để báo cáo)
- Các TTCM (để thực hiện)
- Nhân viên thiết bị( để thực hiện)
Đỗ Thị Mai Hương