1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đoạn trích Trao duyên Truyện Kiều

11 212 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 34,69 KB

Nội dung

Kiến thức trọng tâm: - Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu sâu sắc và nỗi đau đớn của Thuý Kiều trong đêm “trao duyên”.. - Thấy được tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc miêu tả

Trang 1

Tiết 81 +82

ĐỌC VĂN

TRAO DUYÊN

(Truyện Kiều)

Nguyễn Du

I/

MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1 Kiến thức trọng tâm:

- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu sâu sắc và nỗi đau đớn của Thuý Kiều

trong đêm “trao duyên” Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều (đức hi sinh, lòng vị tha)

- Thấy được tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lý

nhân vật (sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại), sử dụng điển tích điển

cố và thành ngữ quen thuộc

2 Kỹ năng:

- Có kỹ năng đọc truyện thơ trữ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện thơ trữ tình.

3 Thái độ, tư tưởng:

- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng, yêu quý, tự hào đối với những thành tựu,

tinh hoa văn học trung đại Việt Nam, những di sản văn hoá tinh thần, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đậm đà

- Giáo dục học sinh tư tưởng nhân đạo, thái độ biết tôn vinh, trân trọng những con

người làm nên giá trị văn hoá tinh thần cho xã hội – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Trang 2

- Giáo dục học sinh lòng cảm thông, sự chia sẻ, đức hi sinh, lòng vị tha của người

phụ nữ hiếu nghĩa vẹn toàn

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Tổ chức, hướng dẫn phân tích, giảng bình chi tiết diễn biến tâm trạng của Thuý

Kiều trong đêm trao duyên

- Nêu vấn đề, tổ chức tranh luận, đối thoại.

III/ CHUẨN BỊ:

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK.

- Rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.

2 Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kì trước.

- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Ổn định tình hình: 1 phút.

2 Kiểm tra bài cũ: 5 phút

Câu hỏi kiểm tra: Nêu khái quát vài nét về tiểu sử tác giả Nguyễn Du

3 Giảng bài mới: Nếu Độc Tiểu Thanh Kí được viết lên để nói về cuộc đời, số phận

của những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh và bày tỏ niềm thương xót của Nguyễn

Du đối với những người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến thì một lần nữa ta lại bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn” gặp nhiều tai ương bất hạnh, “chữ tài liền với chữ tai một vần” Đó chính là số phận của nàng Thuý Kiều trong tập thơ

Truyện Kiều.

Tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” chúng ta sẽ hiểu thêm phần nào về cuộc đời, số phận

của Kiều và nỗi niềm, tấm lòng của Nguyễn Du

Trang 3

gian

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

8’

Hoạt động 1: GV hướng dẫn

học sinh tìm tiểu chung về

tác giả, tác phẩm bằng

phương pháp nêu câu hỏi

gợi mở, thông báo.

- Dựa vào kiến thức đã học ở

lớp 9, em hãy nhắc lại và nét

khái quát về tiểu sử Nguyễn

Du Vị trí bố cục của đoạn

trích

- GV nghe HS trả lời, nhận xét

và bổ sung ý kiến

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.

- HS nêu lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe, ghi vào vở

I Tìm hiểu chung:

1 Tác giả: (1765 – 1820)

- Ông sống trong một thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam

- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê – Trịnh

- Cuộc đời ông gặp nhiều bi kịch Sáng tác của ông thể hiện một tấm lòng, một cách nhìn trước cuộc đời

2 Tác phẩm:

a)Vị trí đoạn trích:

- Trích từ câu 723 đến câu

756 trong tác phẩm

- Đoạn thơ tái hiện lại câu truyện: Thúy Vân chợt bừng tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu

dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim

b)Bố cục:2 phần Đoạn 1: 12 câu đầu- Kiều trao duyên cho Thúy Vân Đoạn 2: 22 câu còn lại- Diễn biến tâm trạng của Kiều

Hoạt động 2: GV đặt câu hỏi

cho học sinh, nên xoáy vào

trọng tâm nội dung và gợi

mở, gợi ý câu trả lời sao cho

HS dễ hiểu.

 Ý này là sao? Ghi nội

dung chính của hoạt

Hoạt động 2:

Hs tìm hiểu nội dung văn bản và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

II Đọc hiểu văn bản:

1 Đoạn 1:12 câu thơ

đầu-Kiều tìm cách thuyết phục

Trang 4

động 2 chứ ko ghi thế này

- Em có nhận xét gì về ngôn

ngữ của Kiều đối với Vân?

(Gợi ý: Chú ý các từ “cậy”,

“chịu lời”, “có”, so sánh

những từ này với các từ cùng

nghĩa để thấy nghệ thuật dùng

từ của ND)

- Em thấy có sự bất thường

nào trong cách nói của Kiều

đối với Vân?

(Gợi ý: chú ý cặp từ

“lạy”-“thưa”)

- 6 câu tiếp theo nói về điều

gì?

- Kiều đã nêu lại những kỉ

niệm tình yêu nào với Kim

Trọng?

- Hs suy nghĩ và

nhận xét

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

trao duyên cho Thuý Vân

* Mở đầu bằng 2 câu thơ:

“Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

- “Cậy”: nhờ, tin chắc

người khác có thể giúp mà không chối từ (thay vì dùng

“nhờ”: tùy ý không ép buộc)

- “Chịu lời”: (thay vì nhận

lời) chịu là chấp nhận nhưng có sự thiệt thòi, hy sinh

-“Có”: ướm hỏi nhưng thực

chất là ép buộc

->Cậy+ chịu lời: tạo nên

sức nặng cho lời nói, buộc người khác phải lắng nghe

và chấp nhận thỉnh cầu Ngôn ngữ của Kiều rất sắc sảo, thể hiện thái độ bối rối; thẹn thùng về điều sắp nói với Vân

- “Lạy”- “Thưa”: trang

nghiêm, hệ trọng, là thái độ của người dưới với người trên Ở đây có sự “hoán đổi ngôi vị”

=>Lời cầu khẩn hạ mình mong Vân chấp nhận, xem Vân như ân nhân, Kiều đưa

em mình vào tình thế không thể chối từ, ràng buộc qua những mối quan hệ tình cảm (“vì cây dây leo”)?

* 6 câu tiếp theo: Kiều giải bày, thuyết phục Thúy Vân

- Nêu lại những kỉ niệm tình yêu:

+ “Khi gặp chàng Kim”.

+ “Khi ngày quạt ước” + “Khi đêm chén thề”.

->Nói lên tình yêu sâu nặng

Trang 5

- Vì nguyên nhân nào Kiều

buộc phải trao duyên cho em?

- Kiều tiếp tục lấy lý do gì để

thuyết phục em?

- Ngôn ngữ của Nguyễn Du

trong đoạn thơ có gì gần gũi

với cách nói của dân gian?

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

gắn bó

- Cảnh ngộ hiện thực:

+ “Sự đâu sóng gió bất kì” + “Giữa đường đứt gánh tương tư”.

+ “Hiếu- Tình khôn lẽ vẹn hai”.

->Vì gia đình gặp tai biến bắt buộc phải lựa chọn giữa tình và hiếu nên đã nhờ em chắp mối duyên ấy với Kim Trọng thay mình

- Kiều thuyết phục em:

+ Về lý: “Ngày xuân em

hãy còn dài”-> Vân còn trẻ.

+ Về tình: “Xót tình máu

mủ” -> Tình cảm chị em.

+ “Ngậm cười”, “thơm

lây”: dự báo em sẽ hạnh

phúc

+ “Mặc em”: ý giao phó

trách nhiệm cho em thực hiện

->Ngôn ngữ Nguyễn Du có

sự kết hợp giữa cách nói trang trọng và giản dị, nôm

na của dân gian

+ Điển tích: “keo loan”,

“tơ duyên”

+ thành ngữ “tình máu mủ”, lời nước non”, “thịt nát sương mòn”, “ngậm cười chín suối” Tác dụng?

=>Lời thuyết phục vừa có lý vừa có tình, đặt Vân vào sự

đã rồi mà khó lòng từ chối

- Tâm trạng biết ơn, chân thành, thanh thản, yên tâm

vì vấn đề canh cánh trong lòng đã được giải quyết, nhưng đó chỉ là tạm thời vì mâu thuẫn trong lòng Kiều đến đây lại bùng lên mãnh

Trang 6

- Sau khi thuyết phục em tâm

trạng của Kiều như thế nào?

- Câu hỏi gợi mở: Cho dù

Thuý Vân nhận lời thì thử hỏi

tình duyên là vật có thể trao

cho người khác được không?

(Gợi ý: chuyện tình yêu dĩ

nhiên là không thể trao được

Do đó khi buộc phải trao

duyên thì nảy sinh mâu thuẫn)

- Kiều đã trao những kỉ vật gì

cho Thuý Vân?

- Em thấy được sự mâu thuẫn

như thế nào trong câu thơ:

“Duyên này thì giữ vật này

của chung” (Tại sao khi trao

duyên mà Kiều vẫn muốn giữ

kỉ vật?)

- Cuối cùng Kiều có trao

duyên không? Vậy Kiều có

phải là người bội ước hay

không?

- Sau khi trao duyên Kiều đã

dặn dò em điều gì?

- Hs tìm trong đoạn thơ, suy nghĩ

và trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs trả lời câu hỏi

liệt (sau mỗi đoạn nên có phần tiểu kết giá trị nội dung và hình thức Phần ý điển tích ko logic vớicaác ý kia, nên đưa vào phần tiểu kết nghệ thuật)

2 Đoạn 2: Còn lại: Tâm

trạng Kiều sau khi trao duyên

* 4 câu thơ đầu:

- “Chiếc vành”, “bức tờ

mây”, “phím đàn” , “mảnh hương nguyền” (của tin): kỉ

vật của Kiều và Kim Trọng

- Có sự mâu thuẫn trong lời nói hay chính trong tâm hồn

Kiều: “duyên”thì em giữ,

“vật”của chung.

-> Tâm lý có tính bản năng

là không đành lòng trao cho

em, chứng tỏ tình yêu của Kiều dành cho Kim Trọng rất nồng nàn; sâu sắc

- Tuy không đành lòng nhưng vẫn trao duyên ->Kiều không bội ước, trái lại Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên bản thân mình, đây là một nghĩa cử cao đẹp mà ít ai làm được

* 8 câu thơ tiếp:

-“Đốt lò hương, so tơ phím,

rảy xin giọt nước cho người

Trang 7

- “Người thác oan” ở đây là

ai?

- Tâm trạng của Kiều ở đoạn

thơ này là gì? Điều đó thể

hiện qua những từ ngữ nào?

- Sau đó Kiều nghĩ về tương

lai của mình như thế nào?

Được thể hiện qua câu thơ

nào?

(Kiều Nguyệt Nga trong

truyện Lục Vân Tiên cũng

nói:

“Hiu hiu gió thổi ngọn cây

Ấy là hồn trẻ về rày thăm

cha”)

- Qua đó thể hiện thái độ hay

tính cách gì của Kiều?

- Viễn cảnh tương lai mờ mịt

như vậy làm Kiều còn chú ý

đến Thúy Vân nữa không?

- Hs suy nghĩ trả

lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs tìm biện pháp

tu từ trong đoạn thơ và suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

thác oan”.=>từ hình ảnh này suy ra điều gì?

- Tự nhận mình là người thác oan

- Kiều cảm thấy cuộc sống của mình đến đây như chấm dứt: (ý này chỉ có 1 dấu + thôi à,nếu thế thì bỏ dấu + đi)

+ Liên tiếp nhiều từ ngữ chỉ

đến cái chết: “hồn”, “nát

thân bồ liễu”, “dạ đài”,

“thác oan”.

- Nghĩ đến tương lai Kiều chỉ còn tưởng đến cái chết

và oan hồn mình sẽ tìm về theo ngọn gió:

“ Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”.

- Kiều muốn trở về với Kim Trọng bằng linh hồn bất tử -> Phẩm chất thuỷ chung son sắt, thái độ dứt khoát, suy nghĩ nhân hậu nhưng lòng yêu vẫn đau đớn, ai oán

*8 câu thơ cuối:

- Viễn cảnh tương lai mờ mịt làm Kiều đau đớn tột

độ Nàng quên hết xung quanh chỉ còn khóc cho mình, khóc cho mối tình dày công vun xới mà giờ sao ngắn ngủi: (không cần trích dẫn hết cả đoạn, ghi

“bây giờ…lỡ làng”)

“Bây giờ trâm gãy bình tan

Kể làm sao xiết muôn vàn

ái ân Trăm nghìn gửi lại tình quân

Trang 8

- Tâm trạng của Kiều ở 8 câu

thơ cuối ra sao?

(Gợi ý: Chú ý từ “bây giờ”)

- Tấm lòng của Nguyễn Du

được thể hiện như thế nào qua

8 câu thơ cuối?

- Biện pháp nghệ thuật nào

được Nguyễn Du sử dụng ở

những câu thơ này? Tác dụng

của việc sử dụng những thành

ngữ đó?

- Mối tình giờ đây tan vỡ Kiều

có đỗ lỗi cho ai không? Tại

sao và thể hiện qua những từ

ngữ nào?

- Bây giờ Kiều hướng đến ai

trong lời nói và suy nghĩ?

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Hs suy nghĩ và

trả lời câu hỏi

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi

lỡ làng”

-“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

- Kiều đang ở trong tâm trạng tột cùng đau đớn, nàng ý thức rõ về hiện tại

hiện hữu về cái “bây giờ”

của mình đối lập với cái quá khứ êm đềm hạnh phúc khi xưa

-> Đó là sự tan vỡ, dở dang bạc bẽo của tình duyên và

số phận con người, là tiếng khóc cho số phận, tiếng kêu đứt ruột cho một mối tình

=> Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc và tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du

- Sử dụng thành ngữ: “trâm

gãy bình tan”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” -> Khiến tác phẩm

của Nguyễn Du dễ dàng đi vào lòng người đọc bởi gần với lối nói dân gian

- Kiều cảm thấy tất cả đã đỗ

vỡ không thể hàn gắn được, Kiều nhận lỗi về mình và tự cho rằng mình là người phụ bạc

“Trăm nghìn gửi lạy tình

quân”, “phụ chàng từ đây”.

-> Quá đau khổ, quên hẳn

mình đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt mà thống thiết

Trang 9

- Em có nhận xét gì về cách

miêu tả diễn biến tâm trạng

nhân vật Kiều ở đoạn thơ

trên) Qua đó em thấy được tài

năng gì ở Nguyễn Du?

- Mấy lần Kiều gọi Kim

Trọng trong hai câu thơ cuối?

Lúc này Kiều còn chút hy

vọng nào để cứu vãn tình thế

nữa không?

- Xuất hiện biện pháp tu từ

nào trong hai câu thơ cuối?

Câu thơ được ngắt nhịp bao

nhiêu và tác dụng của nó?

- Vì sao trong cơn đau ấy

Kiều lại gọi Kim Lang mặc dù

Kim Trọng và Thúy Kiều chỉ

mới thề nguyền? Qua đó nhận

xét Kiều là một người phụ nữ

như thế nào trong tình yêu?

- Ở đây có sự đối lập nào em

có thể nhận ra trong suốt đoạn

trích?

- Buổi trao duyên kết thúc như

thế nào?

nghẹn ngào

-> Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật như thấu hiểu tất

cả như chính tác giả đã hoá thân vào nhân vật

=> Nguyễn Du không chỉ là người tinh tế trong văn chương mà còn sâu sắc cả trong suy nghĩ

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

- Hai lần Kiều gọi Kim Trọng trong cơn mê sảng, nỗi đau đã đến tuyệt đỉnh của sự tuyệt vọng

- Thán từ “ôi”, “hỡi” và

cách ngắt nhịp 3/3 nghe như một tiếng nấc

- Lang: lang quân (chồng), gọi Kim lang xưng thiếp vì

quá nặng lòng với Kim Trọng, những tưởng được răng long đầu bạc mà ngờ đâu sóng gió tai ương và vì đau đớn tột độ đến mất cả lý trí -> Sáng lên được một nhân cách cao thượng vị tha

-Nghệ thuật: (nghệ thuật của

1 phần hay cả đoạn 2 Nên tổng kết NT của cả đoạn 2 Như vậy thì đưa những đặc sắc nghệ thuật đã phân tích

ở trên xuống để logic) + Sự đối lập trong tâm lý nhân vật (Kiều)

+ Sự đối lập giữa hiện tại tan vỡ, khổ đau với quá khứ

Trang 10

Hoạt động 3: GV hướng dẫn

học sinh khái quát nội dung

và nghệ thuật đoạn thơ, qua

đó khẳng định Nguyễn Du là

một thiên tài khi đi sâu vào

phân tích tâm lý con người?

Hoạt động 3: Hs dựa vào ghi nhớ SGK để khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

mặn nồng tha thiết

=> Buổi trao duyên giữa đêm khuya được kết thúc bằng tiếng kêu đau đớn tuyệt vọng Kiều hướng đến Kim Trọng mong muốn được sẻ chia đồng thời Kiều cũng biết lỗi của mình Diễn biến tâm lý nhân vật được tác giả miêu tả thành công hợp với quy luật tâm lý của người đa cảm giàu lòng yêu thương như Kiều

III Tổng kết:

1 Nội dung:

- Đoạn thơ thương cảm nhưng toát ra phẩm chất cao đẹp của những con hiếu nghĩa vẹn toàn, đồng thời vén lên bức màn tố cáo tội

ác của xã hội phong kiến đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người

- Tác phẩm được viết lên bằng khả năng cảm thông sâu sắc của đại thi hào Nguyễn Du khi hóa thân thành người trong cuộc để nói lên những tâm tư tình cảm sâu kín, ẩn khuất nhất trong cõi lòng

- Hai yếu tố: Cảm hứng nhân đạo và chủ nghĩa hiện thực kết hợp với nhau đã làm nên linh hồn đoạn thơ

2 Nghệ thuật:

- Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật

- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, tinh tế, biến hoá linh động

và thời gian tâm trạng góp phần lột tả nhân vật một

Trang 11

cách chân thật, hấp dẫn.

- Sử dụng điển tích, thành ngữ quen thuộc nhưng lại tạo nên hiệu ứng tâm trạng đầy kịch tính

4 Hướng dẫn tự học, dặn dò:

- Diễn biến tâm trạng và cách khai thác tâm trạng của Kiều trong đoạn trích?

- Nghệ thuật, giọng điệu, ngôn từ trong tác phẩm?

- Chuẩn bị bài mới: “Nỗi thương mình” - Nguyễn Du

V Rút kinh nghiệm, bổ sung:

………

………

………

………

………

Bình Định, ngày 13 tháng 05 năm 2013

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w