Bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy KiềuMở bài: Với bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã nâng cao nghệ thuật tả người lên đến mức tuyệt đỉnh
Trang 1Bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Mở bài:
Với bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã nâng cao nghệ thuật tả người lên đến mức tuyệt đỉnh Dường như, đó là hai vẻ đẹp không có giới hạn, vượt ra khỏi mọi cái đẹp đã có và hiện có Có lẽ nguyễn Du đã quá ưu ái dành cho nhân vật của mình những lời quá lẽ đẹp đẽ, nhưng qua đó đã đưa trí tưởng tượng của người đọc đi đến tận cùng của cảm nhận và tưởng tượng
Thân bài:
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ để ca ngợi hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người Rõ ràng bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn, nhưng Thúy Vân không kém phần tươi sắc Có thể nói vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy vân là hai bức chân dung tuyệt mĩ mà đất trời đã dày công tạc khắc
Ở chân dung của Thúy Vân, tác giả dùng 4 câu thơ để tả Vân Thúy Vân chỉ được miêu tả ngoại hình theo thủ pháp liệt kê:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Ở Thúy vân, Nguyễn Du đã vận dụng 7 yếu tố để diễn tả cái đẹp của nàng Đầu tiên là ở thần thái: trang trọng khác vời Tiếp đến là lựa chọn sau đặc điểm tiêu biểu: khuôn trăng, nét ngài, nụ cười, tiếng nói, nước tóc, màu da Đó là hình thức
Trang 2bề ngoài Với Thúy Vân, tác giả chỉ tả sắc Miêu tả chân dung của Thúy Vân trước
để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều
Ở chân dung của Thúy Kiều, tác giả dùng đến 12 câu:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài sắc vẫn là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung, thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân
Thúy Kiều được miêu tả cả nhan sắc lẫn tài năng Sắc đẹp của nàng được lựa chọn
kĩ lưỡng hơn Thúy Vân Về thần thái: sắc sảo, mặn mà Về đặc điểm bề ngoài tuy được miêu tả ít hơn Thúy Vân nhưng đậm nét hơn
Trang 3Tác giả đặc tả đôi mắt của Kiều theo lối điểm nhãn – vẽ hồn cho nhân vật, gợi nhiều hơn tả Đặc tả vẻ đẹp đôi mắt: vừa gợi vẻ đẹp hình thức, vừa gợi vẻ đẹp tinh hồn (hình ảnh ước lệ) Dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” để diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo có sức lôi cuốn mạnh mẽ Bởi thế, tuy tả ít mà gợi nhiều Nguyễn Du chú trọng gợi lên cái vẻ đẹp hài hòa, tuyệt diệu, chỉ có thể gợi chứ không thể tả được Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn
Về tài năng, Thúy Kiều có nhiều tài năng vượt trội, đều đạt tới mức lý tưởng Nàng thông minh đã sẵn, lại sành sỏi các thú tiêu dao của người xưa: cầm, kì, thi họa Không những “cung Thương làu bậc ngũ âm” mà còn “nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương” Nàng còn sáng tạo trong nghệ thuật, viết nên khúc Bạc mệnh não sầu lòng người
Cả tài năng và sắc đẹp của Thúy Kiều được nguyễn Du nâng lên đến hạng chưa từng có ở trên đời: Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Kết bài:
Rõ ràng, bức chân dung của Thúy Kiều vượt trội xa so với chân dung Thúy Vân Qua việc miêu tả hai bức chân dung ấy, tác gải cũng ngầm dự báo về tương lai của hai mĩ nhân Thúy Vân với vẻ đẹp phúc hậu, khiêm nhường sẽ có một cuộc đời êm đẹp Thúy Kiều với vẻ đẹp phát lộ rực rỡ sẽ mang lấy những tai ương sau này Phải đâu nàng gây nên điều đó, chỉ vì đất trời có lòng đố kị mà thôi Như chính Nguyễn
Du đã nói hồng nhan bạc mệnh