Tài năng nổi bậc của Nguyễn Du được khẳng định trước hết là ở việc miêu tả bức chân dung có một không hai của chị em Thúy Kiều.. Thân bài: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một trong những
Trang 1Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Mở bài:
Kiệt tác Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn còn là niềm say mê của biết bao người Chính tài nghệ miêu tả và tấm lòng thương người bao la của đại thi hào Nguyễn
Du là sợi dây truyền cảm, gắn kết con người qua nhiều thế hệ, là nguồn sức mạnh
để Truyện Kiều còn mãi lưu truyền trong nhân gian Tài năng nổi bậc của Nguyễn
Du được khẳng định trước hết là ở việc miêu tả bức chân dung có một không hai của chị em Thúy Kiều
Thân bài:
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ thường thấy trong thơ ca cổ điển để từ đó khắc họa một cách thành công bức chân dung tố nữ vô cùng xinh đẹp của hai người con gái tài sắc nhà
họ Vương đó là Thúy Vân và Thúy Kiều Và nếu đọc kĩ chúng ta sẽ nhận ra rằng
ẩn trong những hình ảnh tượng trưng ước lệ ấy là một tình yêu thương con người bao la rộng lớn, một thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ trước tài năng và sắc đẹp của con người
Bốn câu đầu nhà thơ giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Trang 2Qua ngòi bút của Nguyễn Du, ta thấy, chị em Thúy Kiều đều là những người con gái đẹp, dáng vẻ thanh tao, yểu điệu như cành mai Tâm hồn hai thiếu nữ trắng trong hơn băng tuyết, chưa hề bị vẫn đục bởi bụi trần Mỗi người mang một vẻ đẹp riêng nhưng muôn phần tươi đẹp “mười phân vẹn mười”, chẳng ai bì kịp
Chỉ bằng hai dòng thơ mở đầu, với hai hình ảnh tượng trưng ước lệ “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Nguyễn Du đã khắc họa được vẻ đẹp từ hình dáng cho đên tâm hồn của hai chị em Kiều Đó là một vẻ đẹp thanh tao, đài các, cao sang, lịch lãm của những người con gái vốn xuất thân trong những gia đình trung lưu khá giả, nề nếp, gia phong
Sau nét sơ lược, Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Nàng Vân đẹp một cách “trang trọng”, đài các, cao sang, quý phái hơn hẳn những người con gái khác cũng xuất thân trong gia đình nề nếp, trâm anh Đó là một vẻ đẹp khác vời, khó tìm thấy Càng nhìn ngắm càng thấy say mê
Khuôn mặt nàng đầy đặn tươi sáng tựa trăng rằm Đôi lông mày cong vút thanh đậm như mày ngài Miệng nàng cười tươi như đóa hoa giãu đất trời Nàng có tiếng nói trong trẻo như tiếng ngọc Lời lẽ dịu dàng, đằm thắm, thiết tha Tấm lòng đoan chính khiến cho người tra nghe thấy phải đem lòng vị nể Mái tóc nàng đen mượt óng ả, so với mây, mây cũng phải thua Làn da nàng trắng trẻo mịn màng, so với tuyết, tuyết cũng phải nhường
Trang 3Chỉ với bốn dòng thơ, bằng những hình ảnh tượng trưng ước lệ “vân, hoa, tuyết, nguyệt” thường thấy trong thơ ca cổ điển, kết hợp với biện pháp liệt kê, tiểu đối, Nguyễn Du đã gợi lên được hình ảnh Thúy Vân là một giai nhân tuyệt sắc, đẹp đẽ, thanh cao ít ai sánh bằng
Cái đẹp của nàng Vân là cái đẹp hiền từ, phúc hậu, trang nhã, đài các Cái đẹp ấy khiến cho cỏ cây, hoa lá yêu mến mà phải “thua” phải “nhường”, phải thẹn Và phải chăng chính vẻ đẹp hiền thục, nết na ấy như dự báo trước cuộc đời sau này của nàng sẽ êm đềm hạnh phúc, ít tai ương, sóng gió hơn chị mình? Bởi như người xưa thường nói: “Tài mệnh tương đố” , “bỉ sắc tư phong”, “hồng nha bạc phận”
Trên bức nền vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du nâng lên một mức khi miêu tả đến
vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Cũng là những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng, ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn”, cũng cỏ cây hoa lá xanh thắm mà tại sao gợi lên hình ảnh một người con gái đẹp đến vô cùng “mặn mà”, “sắc sảo” khiến cho người ta phải say đắm, nghiêng ngả Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du dùng một hệ thống ngôn ngữ trừu tượng hơn khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều đạt đến độ siêu phàm, như có mà như không có, như hiện mà lại ẩn sâu:
Trang 4Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Đôi mắt nàng trong sáng, long lanh hơn cả mặt nước hồ thu êm đềm, phẳng lặng Nếu đem so sánh với nhau thì mặt nước hồ thu như lờ đục đi Đôi lông mày nàng tươi đẹp, thanh tân, tràn đầy sức sống Nếu đem so sánh với ngọn cỏ xanh rờn trên đỉnh núi mùa xuân thì cỏ xuân có phần phải nhạt đi Nàng đẹp đến nỗi cỏ cây, hoa
lá vốn là vật vô tri vô giác cũng phải sinh lòng ghen ghét đố kị vì không tươi thắm
và đẹp đẽ bằng nàng Sắc đẹp của nàng là sắc đẹp tột bậc của những trng giai nhân thủa trước Liếc mắt nhìn một cái là làm cho nghiêng ngả thành người, liếc mắt nhìn cái nữa là làm cho mất cả nước người Sắc đẹp ấy dẫu là bậc anh hùng, hào kiệt thì cũng phải xiêu lòng gục ngã
Bốn câu thơ thì hết ba câu Nguyễn Du dùng biện pháp liệt kê tiểu đối để đặc tả vẻ đẹp của nàng Kiều, khiến cho vạn vật trời đất sinh lòng ghen ghét đố kị Vẻ đẹp ấy phải chăng như dự báo cuộc đời nàng sau này sẽ gặp biết bao đắng cay, ê chề, tủi nhục, bị người ta hãm hại, lừa gạt, vu oan, không giờ phút nào yên ổn:
Hết nạn nọ đến nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn là người con gái tài hoa, thông minh xuất chúng
Về sắc chỉ mình nàng là nhất, còn về tài họa may mới có môt người bằng nàng nữa
là hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Trang 5Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Nàng đã đẹp mà còn được trời phú cho bản chất thông minh, thiên tư mẫn tiệp Lại thêm cầm, kì, thi, họa nàng đều giỏi cả và giỏi nhất là về âm nhạc Năm cung bậc trong âm luật (cung, thương, giốc trủy, vũ) xếp theo giọng đục trong, cao thấp nàng đều am tường Chính tay nàng đã soạn ra một khúc đàn “Bạc mệnh” để bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời của những người con gái tài hoa mà số phận mỏng manh Khúc đàn ấy trăm vần thê lương, âm điệu ảo não khiến người nghe phải buồn bã, ủ ê, động lòng thương xót:
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày
Từ đó ta nhận ra rằng nàng Kiều không chỉ là người con gái tài hoa, thông minh
mà còn đa tình đa cảm, dễ dàng rung động trước những khổ đau, oan trái
Hãy để ý những từ ngữ Nguyễn Du dùng để miêu tả tài năng của Thúy Kiều Khi thì ông rất mực đề cao “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu”, “ăn đứt”, không ai sánh kịp Khi thì ông lại nhún nhường khiêm tốn “pha nghề thi họa” nhưng thật ra lồng trong đó là cả một sự thán phục, nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước tài năng hiếm có, vô song của một con người Ở nàng Kiều đúng là một con người đa tài đa nghệ, mà tài nào cũng đạt đến mức phi thường, điệu nghệ khiến người ta phải nể, phải kính trọng, đúng như sau này Hoạn Thư mặc dù trong lòng ghen ghét, đố kị nhưng vẫn phải thừa nhận:
Khen rằng gái lợp Thịnh Đường
Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân
Trang 6Thật là tài tử giai nhân
Châu trần còn có Châu Trần cao hơn
Nàng là con người tài sắc lại có phẩm hạnh sạch trong:
Phong lưu rất mặc hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Nàng quả là người con gái tài mạo phong nhã rất mực quần hồng, xuân xanh đến tuổi quấn tóc, cài trâm nhưng hàng ngày vẫn vui sống êm đềm lặng lẽ nơi trướng
rủ màn che, mặc cho bao kẻ bướm ong đi về dòm ngó nàng vẫn không bận tâm để
ý Người con gái đứng đắn, nề nếp gia phong, giữ gìn khuôn phép không phải là hạng gái lẳng lơ, liễu ngõ tường hoa, tầm thường dung tục
Miêu tả bức chân dung của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài nghệ độc đáo Ông không tả Thúy Kiều trước mà lại tả Thúy Vân là để muốn mượn nàng Vân làm cái phông nền để nổi bật nhan sắc mặn mà và tài năng hiếm có của Thúy Kiều Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân dường như đã đạt đến mức cao nhất mà tạo hoa ban tặng cho người phụ nữ thì Kiều mới là thật sự là tuyệt đỉnh của tài sắc, phá
vỡ mọi khuôn khổ thường thấy từ trước đến nay Bút pháp đòn bẩy được ảnh thơ vận dụng một cách nhuần nhuyễn, hết sức khéo léo Thúy Kiều tuy xuất hiện sau
mà muôn phần nổi bật, đẹo đẽ vô song, ngoại hạng
Miêu tả hai người con gái đẹp mà mỗi người mỗi vẻ khác nhau Nét bút chấm phá cũng rất linh hoạt lúc đậm, lúc nhạt Tả Thúy Vân thì chỉ nghiêng về nhan sắc,
Trang 7tuyệt nhiên không nói tới tài năng Tả Kiều thì chú trọng cả tài lẫn sắc nhưng có phần tả tài nhiều hơn sắc Điều đó cho thấy quan niệm thẩm mỹ tiến bộ của
Nguyễn Du về cai đẹp của con người không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà còn phải bao gồm cả cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp của tài năng đức hạnh Phải là người đa tình đa cảm, tâm hồn dễ dàng rung động trước những khổ đau, bất hạnh, trước cái đẹp trong trời đất, cõi người thì Nguyễn Du mới trân trọng, thấu hiểu con người và lẽ đời đến vậy
Tả sắc đẹp, tài năng của nhân vật để chuẩn bị, ngầm dự báo về cuộc đời, tương lai,
số phận của nhân vật sau này, người ta gọi là lối viết phục bút Qua đó nói lên thái
độ trân trọng yêu thương của Nguyễn Du trước vẻ đẹp tài năng, phẩm hạnh của con người đồng thời thể hiện niềm thương cảm xót xa của ông dành cho những kiếp hồng nhan bạc mệnh chìm nổi truân chuyên, mà trong suốt cuộc đời ông không thể nào lí giải được Thôi thì đành ngậm ngùi chua xót mà cho rằng đó là quy luật bù trừ khắc nghiệt của tạo hóa:
Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi
Kết bài:
Chị em Thúy Kiều được coi là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng miêu tả nhân vật tài tình của Nguyễn Du Sự kết hợp giữa bút pháp tượng trưng ước lệ, đòn bẩy, phục bút được ông sử dụng một cách nhuần nhuyễn Chỉ với 24 câu thơ ngắn gọn nhưng nhà thơ đã giúp ta hiểu thêm về vẻ đẹp của người con gái thời xưa cùng những quan niệm sâu sắc tiến bộ của ông về vẻ đẹp của con người Hai bức chân dung về chị em Thúy Kiều và Thúy Vân mở đầu thiên truyện mãi mãi còn làm ta rung động để từ đó thêm nâng niu, trân trọng những giá trị nhân văn cao đẹp của
Trang 8con người vì chính những giá trị đó, cái đẹp đó góp phần làm cho cuộc sống thêm muôn phần ý vị, phong phú