CHƯƠNG 10: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ). 10.1 Những vấn đề chung về tài chính quốc tế10.1.1 Cơ sở hình thành những quan hệ tài chính quốc tế10.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế10.1.3 Vai trò của tài chính quốc tế10.2 Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu10.2.1 Đầu tư trực tiếp10.2.2 Đầu tư gián tiếp10.2.3 Viện trợ quốc tế không hoàn lại10.2.4 Các quan hệ tài chính quốc tế khác10.3 Một số tổ chức tài chính quốc tế chủ yếu10.3.1 Quỹ tiền tệ quốc tế IMF10.3.2 Ngân hàng thế giới – WB10.3.3 Ngân hàng phát triển Châu Á ADB
Trang 1CHƯƠNG 10 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Trang 210.1 Những vấn đề chung về tài chính quốc tế
10.1.1 Cơ sở hình thành những quan hệ tài chính quốc tế 10.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tài chính quốc tế
10.1.3 Vai trò của tài chính quốc tế
10.2 Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu
10.2.1 Đầu tư trực tiếp
10.2.2 Đầu tư gián tiếp
10.2.3 Viện trợ quốc tế không hoàn lại
10.2.4 Các quan hệ tài chính quốc tế khác
10.3 Một số tổ chức tài chính quốc tế chủ yếu
10.3.1 Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF
10.3.2 Ngân hàng thế giới – WB
10.3.3 Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB
KẾT CẤU CHƯƠNG
Trang 310.1 Những vấn đề chung về tài chính quốc tế
10.1.1 Cơ sở hình thành các quan hệ tài chính quốc tế
- Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế
- Sự phát triển của các hoạt động đầu tư quốc tế
10.1.2 Khái niệm, đặc điểm của TCQT
* Khái niệm: Tài chính quốc tế là các quan hệ kinh tế dưới
hình thái giá trị gắn liền với quá trình phân phối, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định ở những chủ thể kinh tế - xã hội xác định, phục vụ mục đích tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể đó xét trên bình diện quốc tế
Trang 4b Đặc điểm
- Rủi ro hối đoái và rủi ro chính trị
- Sự thiếu hoàn hảo của thị trường
- Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội
10.1.3 Vai trò của tài chính quốc tế
- Tài chính quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hoà nhập nền kinh tế thế giới
- Tài chính quốc tế mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh
tế xã hội
- Tài chính quốc tế giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính
Trang 510.2 Các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu
10.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI
a Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà
họ bỏ vốn
3 động cơ cụ thể tạo nên 3 định hướng khác nhau trong đầu tư
trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư định hướng thị trường
- Đầu tư định hướng chi phí
- Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu
Trang 6b Các hình thức đầu tư vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư
100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo qui định của pháp luật tại nước sở tại
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước
ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi
ro theo tỷ lệ vốn góp.
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được kí kết giữa một
chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở qui định về trách nhiệm
để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới.
- Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp
đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Trang 7c Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và các nước đón nhận đầu tư
- Đối với chủ đầu tư
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường ảnh hưởng sức mạnh kinh tế trên thế giới, đồng thời đây còn là biện pháp thâm nhập thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước sở tại
+ Giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao do lợi dụng những lợi thế so sánh cuả nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị,…
+ Giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu
ổn định
+ Giúp các chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh
Trang 8c Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đối với những nước công nghiệp phát triển
+ Tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế, mở rộng nguồn thu của Chính phủ, giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát,…
- Đối với các nước đang phát triển
+ FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới; tác động tới XNK; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua chính sách thu hút vốn theo các ngành định hướng hợp lí; Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho NS của các quốc gia.
Trang 910.2.2 Đầu tư gián tiếp (FII)
a Khái niệm
Đầu tư gián tiếp được định nghĩa là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư, hoặc đầu tư trực tiếp vào
cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
b Các hình thức đầu tư gián tiếp:
- Tín dụng quốc tế
- Vay thương mại
- Viện trợ phát triển chính thức
Trang 1010.2.3.Viện trợ quốc tế không hoàn lại
a Khái niệm:
Viện trợ quốc tế không hoàn lại là những khoản tài trợ của Chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ trong các quốc gia phát triển đối với một số nước nghèo hoặc
đang phát triển vì lí do nhân đạo, ngoại giao, chính trị, chiến lược phát triển và một số lí do khác của bên cấp viện trợ.
b Các hình thức viện trợ
- Viện trợ của các chính phủ
- Viện trợ của các tổ chức quốc tế
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
(NGO)
Trang 1110.3 Một số tổ chức tài chính quốc tế
10.3.1 Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF
10.3.2 Ngân hàng thế giới – WB
10.3.3 Ngân hàng phát triển châu á- ADB