NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG NGUYÊN lý vô NGÃ vô THƯỜNG
Trang 128 Vô Thường – Vô Ngã
Vậy thế nào là vô thường?
Phật dạy rằng: “Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường” Vậy vô thường là không ở mãi một trạng thái nhất định, mà thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành để rồi biến hình đổi dạng và sau cùng đi đến sự tan rã Phật gọi những giai đoạn thay đổi này là: sanh, trụ, dị, diệt Thật vậy, mọi vật đều phải được tạo ra (sanh), tức
là còn ở điều kiện tốt (trụ), sau đó phải chuyển từ từ sang xấu (dị) và sau cùng đi đến sự tan rã Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, đến lớn như trăng sao, đều phải tuân theo luật vô thường này
Thật vậy, tâm niệm của con người sanh diệt trong từng sát na (giây) và vì chính nó sinh diệt mau lẹ như thế nên con người có cảm tưởng như nó không thay đổi chi cả Mỗi khi
ta mở mắt, ta nhìn thấy ngoại cảnh, ta nghe âm thanh, ta nếm thức ăn gì, ta ngữi hương thơm hay thân ta có cảm giác thì trong tâm thức tức thì nảy sinh ý niệm Như thế thì ý niệm sinh khởi vô cùng vô tận trong tâm thức của con người Ý niệm sau thay thế ý
niệm trước và như thế nó cứ chồng chất lên nhau Ý niệm càng nhiều thì vọng thức càng phát sinh và dĩ nhiên tâm càng vọng động Tâm chứa đầy vọng thức thì dĩ nhiên chân tâmbiến mất và những ô nhiễm như Tham-Sân-Si, Mạn, Nghi cũng vì thế mà tác tạo liên tục để hành hạ con người và đưa họ lún sâu vào vòng sinh tử Luân hồi Nên nhớ có nghiệp
là còn sinh tử, còn đau khổ Xem như thế thì cái tâm thật là vô thường, mang tính chất tạm
bợ và giả tạo, thế mà người đời hoang tưởng cho nó là trung tâm điểm của vũ trụ để bám víu vào nó, nhơn danh nó để tham lam, và làm bao nhiêu điều tội lỗi cũng như gây biết bao đau thương cho kẻ khác
Thân thì vô thường, ngay cả cái tâm cũng vô thường, vậy vật thể, sơn hà đại địa có vô thường không?
Chẳng riêng gì sinh vật là biến đổi từ trẻ sang già rồi chết Còn sông núi, đất cát cũng có khi lở khi bồi, và trăng sao cũng khi tròn khi khuyết Nói chung không có vật gì là vỉnh viễn tồn tại cả Thật thế, cuộc đời của chúng ta đã chứng kiến bao sự thăng trầm, vinh nhục, lên voi xuống chó Giàu nghèo, sang giàuliên tục diễn ra trước mắt chúng ta như chỉ
là một bức tranh vân cẩu mà thôi
Con người từ khi mới lọt lòng mẹ, rồi lớn lên, trưởng thành, già nua, bịnh hoạn, rồi cuối cùng cũng phải chết Ngay cả khi chết, chúng ta cũng còn nghĩ rằng một cái gì đó vô hình tướng mà nó có sức mạnh để làm chủ chúng ta từ ý nghĩ cho đến hành động Cái vô hình nấy có người gọi là linh hồn, có người gọi là bản ngã, có người gọi là thần thức,
nhưng chúng ta gọi nó là cái Ta Vì chúng ta nghĩ rằng trong ta chỉ có một cái Ta, thành thử cái Ta sẽ không biến đổi theo thời gian, hay nói một cách khác là cái Ta có tính chất tồn tại bất biến Theo Phật thuyết thì sự tồn tại bất biến nấy được gọi là “ngã chấp” Từ cái ngã chấp ấy, mà sinh ra “ngã ái”, nghĩa là yêu thương, chăm sóc và giữ gìn cái “ngã”
Vì quá thương yêu cái “ngã” của Ta, mà cuộc sống của chúng ta bị quay cuồng trong vòng luân hồi sanh tử Thay vì sống một cuộc đời thanh cao đạo hạnh, chúng ta cam chịu làm nô lệ để thỏa mãn những dục tính của cái Ta, bởi vì chúng ta lo sợ một ngày nào
đó chúng ta sẽ hoàn toàn mất nó
Trang 2Nhưng thực ra, có một cái Ta như thế không?
Theo Phật giáo, con người cũng như mọi vật, sở dĩ có là do nhân duyên hòa hợp tạo thành và cái Ta chỉ là một sự kết hợp của Ngũ Uẩn mà thôi Vì là do nhân duyên hòa hợp nên Ngũ Uẩn không có tự tánh hay chủ thể Thí dụ một hạt lúa tự nó không thể phát triển để thành cây lúa nếu không có những trợ duyên như phân bón, nước, ánh sáng mặt trời, tay vun trồng của người nông phu…Thế thì hạt lúa là vô ngã vì tự nó không thể phát triển hay tồn tại mà không có những trợ duyên khác Cái thân của chúng tacũng vậy, nếu thân là Ngã thì tự nó có thể lớn lên và sống mà không cần những trợ duyên bên ngoài như thức ăn, thức uống, áo quần, nhà cửa…Nhưng con người muốn sống thì cần phải ăn, phải uống…cũng như cây muốn sống thì cần phải có nước…Vì thế chính thân của con người hay nói theo danh từ nhà Phật là Ngũ Uẩn là Vô ngã tức là không có chủ thể tức là Không (nói theo danh từ Tâm Kinh)
Ngũ uẩn hay con người là sự kết hợp của Thân và Tâm mà Phật giáo gọi là Sắc và Danh Sắc là chỉ cho Thân và Danh là cho Tâm thức Danh hay phần Tâm thức tức là phần tinh thần thì gồm có Thọ, Tưởng, Hành, Thức
1) Sắc: là thân xác của con người thì tan hợp, hợp tan như bọt biển Trời đất đó đây không định hướng, không có gì cố định cả Vì thế Sắc là biến đổi, chạy theo thời gian, là vô ngã 2) Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm đều sinh diệt bất thường giống như những bong bóng trên mặt nước Như thế thọ là vô ngã
3) Tưởng: là những ảo ảnh giống như những giả cảnh mà người lữ hành trong sa mạc thường thấy Vì là cảnh giả nên tưởng là vô ngã
4) Hành: là sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm Ý niệm sau thay thế ý niệm trước và như thế ý niệmcứ tiếp tục sinh khởi liên miên trong tâm thức của con người Ý niệm là do bên ngoài mà có tức là do nhân duyên kết tạo mới có sự suy tư Mà đã là do nhân
duyên thì hành là vô ngã
5) Thức: là sự hiểu biết phân biệt để có khả năng biến hiện ra các cảnh và phân biệt các cảnh Khi sự phân biệt nầy thành cái biết thì đây chính là thức uẩn Sự phân biệt có là do
từ bên ngoài chớ không phải tự con người có được nên thức là uẩn chính là do nhân duyên tạo thành Vì thế thức uẩn là vô ngãtức là Không Tâm thức của con người biến đổi không ngừng từng giây từng phút Theo Phật giáo sự biến đổi của tâm thì 16 lần nhanh hơn sự biến đổi của vật chất Vì quá nhiều biến đổi như thế, nên thức cũng là vô ngã
Bởi sự biến đổi không ngừng này mà ngũ uẩn được xem là vô ngã Nếu ngũ uẩn đã là vô ngã, thì trong ta làm gì có cái Ta Như vậy bản ngã chỉ là một tiến trình biến đổi của danh (tâm) và sắc (thân) theo mối dây liên hệ nhân quả mà thôi
Nếu nhìn kỹ lại cái thân tứ đại của chúng ta, thì mỗi ngày nó già đi một chút, không cách nào làm cho nó trẻ mãi được, rồi cuối cùng nó cũng phải chết Đó là thân vô ngã Còn Tâm
có vô ngã không? Trong tâm của chúng ta lúc thì vui, khi thì giận, biến đổi khôn lường và như thế thì tâm cũng là vô ngã Ngay đến cảnh vật chung quanh chúng ta cũng biến
đổi không ngừng, đồi núi thì san bằng thành biển cả Vạn vậtthì cũng thế luôn luôn biến
Trang 3chuyển từng giây từng phút, cảnh này hủy diệt thì cảnh khác hiện lên