đê cuong chị nga

5 164 0
đê cuong chị nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÊ CUONG CHỊ NGA 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Trong hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi rõ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển KT-XH nước ta giai đoạn 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triền và ứng dụng khoa học, công nghệ” [38,Tr 32]. Quan điểm của Đảng - nhà nước là định hướng cho mục tiêu giáo dục của nước nhà. Việc xác định vị trí, tầm quan trọng và mục tiêu giáo dục của chúng ta cũng rất gần với định huớng giáo dục vì sự nghiệp phát triển bền vững con người của UNESCO. Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO đã xác định việc học là suốt đời và hai trong bốn “trụ cột” của việc học là: Học để biết; Học để làm. Học để làm được coi là “Không chỉ liên quan đến việc nắm những kỹ năng mà còn đến việc ứng dụng kiến thức” [28, T29-30]. Đối với việc dạy học toán, tăng cường khai thác các bài toán thực tiễn trong hoạt động thực hành luyện tập của HS rõ ràng là những yếu tố góp phần thực hiện mục tiêu GD, góp phần thực hiện Học để làm trong dạy học toán ở phổ thông nói chung và dạy học toán ở TH nói riêng. Toán học, cả nội dung và phương pháp học có một vị trí rất quan trọng trong giáo dục và vì vậy, ở trường phổ thông nó chiếm nhiều tiết học nhất. Việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán là một yêu cầu bức xúc hiện nay 1.2. Nghị quyết của Quốc Hội về đổi mới chương trình GD phổ thông năm 2000 trong phần mục tiêu của đổi mới có chỉ rõ “ .tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành .” [22]. Mục tiêu môn Toán trong nhà trường tiểu học cũng xác định nhằm giúp HS “Có những kiến thức có bản ban đầu về số học; hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống; góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt chúng, cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần giũi trong cuộc sống” [1, tr35]. Vì vậy, việc khai thác các bài toán thực tiễn trong luyện tập thực hành đối với dạy học toán ở Tiểu học là góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục nói chung và mục tiêu môn Toán ở Tiểu học nói riêng. 1.3. Thực hành luyện tập trong dạy học toán ở TH thông qua khai thác các bài toán thực tiễn góp phần thực hiện nguyên tắc DH Toán “đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn” [16. T67]. Để thực hiện nguyên tắt này, các chú ý được đưa ra là: Đảm bảo cho HS nắm vững tri thức Toán học để có thể vận dụng đúng vào thực tiễn; chú trọng đến các kiến thức Toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, chú trọng rèn luyện cho HS có những KN Toán học vững chắc; chú trọng công tác thực hành Toán học trong nội khoá cũng như ở ngoại khoá. Việc thực hiện nâng cao hiệu quả HĐ TH-LT Toán TH thông qua khai thác các bài toán thực tiễn đồng thời cũng là thực hiện các chú ý này. 1.4. TH-LT trong dạy học toán ở TH thông qua khai thác các bài toán thực tiễn góp phần thực hiện nguyên lý GD “Hoạt động giáo dục phải được tiến hành theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn .” [20]. GS Nguyễn Bá Kim đưa ra 3 phương hướng thực hiện nguyên lý GD trong môn Toán: 1- Làm rõ mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn; 2- Dạy cho HS kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng theo tinh thần sẵn sàng ứng dụng; 3- Tăng cường vận dụng và thực hành toán học. Thực hiện nâng cao hiệu quả TH-LT toán TH thông qua khai thác các bài toán thực tiễn đồng thời cũng là thực hiện DH Toán theo 3 phương hướng trên, mặt khác rất phù hợp với đặc điểm nhận thức HSTH, nhất là HS lớp 4-5. 1.5. Nội dung chương trình môn toán ở TH được xác định là xây dựng trên cơ sở của việc chọn lọc các nội dung đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, gắn với trẻ thơ. Tuy nhiên việc coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống còn mang tính hình thức. Nhiều nội dung thực hành luyện tập trong chương trình nặng tính lí thuyết. Thực tế dạy học cũng cho thấy nhiều GV còn chưa xác định rõ mục tiêu và phương pháp của TH-LT trong dạy học toán ở TH. Nhiều GV cho rằng TH-LT chỉ nhằm củng cố KT-KN đã có chứ chưa chú trọng đến việc hình thành tri thức mới thông qua HĐ TH-LT. Trong TH-LT, tình trạng GV làm thay cho HS còn phổ biến. Những vấn đề này sẽ được trình bày kĩ hơn trong chương 2. Từ những sự phân tích về tầm quan trọng của việc khai thác các bài toán thực tiễn đối với hoạt động dạy học toán, từ tình hình DH TH-LT và những vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động dạy học TH-LT, đến vận dụng toán học vào thực tiễn; có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành luyện tập trong dạy học Toán lớp 4-5 thông qua khai thác các bài toán thực tiễn” là cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ đổi mới dạy học toán học ở TH. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Xây dựng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành luyện tập toán cho HS lớp 4 -5. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn toán ở lớp 4 - 5. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành luyện tập của HS lớp 4 – 5 thông qua phát hiện và sử dụng các bài toán thực tiễn. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Giả thuyết khoa học của đề tài là: Nếu đề xuất được một số biện pháp thích hợp từ việc khai thác các bài toán thực tiễn vào hoạt động thực hành luyện tập thì sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động nhận thức trong dạy học toán lớp 4-5, góp phần thực hiện mục tiêu toán học ở TH trong giai đoạn hiện nay. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Đề tài nhằm giải đáp những yêu cầu sau: 1. Dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn nào có thể xem các bài toán thực tiễn là những phương tiện có thể sử dụng để tổ chức hoạt động thực hành và luyện tập trong dạy học toán lớp 4 - 5? 2. Có những biện pháp tổ chức dạy học nào nhằm tăng cường chất lượng hoạt động thực hành luyện tập của HS lớp 4-5 thông qua sử dụng các bài toán thực tiễn? 3. Xác định tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Chúng tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi hoạt động dạy học toán cho HS các lớp 4-5 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hoá. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Nhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Nhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp điều tra, quan sát - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp thăm dò ý kiến - Phương pháp thử nghiệm - Phương pháp thống kê toán học 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI. 8.1. Đóng góp vào lý luận làm rõ vai trò của HĐ TH-LT trong DH Toán TH nói chung và trong DH Toán lớp 4-5 nói riêng, vai trò của bài toán thực tiễn trong tổ chức DH các HĐ TH-LT Toán lớp 4-5. 8.2. Làm sáng tỏ thực trạng DH Toán và vấn đề khai thác sử dụng bài toán thực tiễn trong HĐ TH-LT ở lớp 4-5 hiện nay. 8.3. Xây dựng được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐ TH-LT trong DH Toán lớp 4-5 thông qua khai thác các bài toán thực tiễn. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn còn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng DH thực hành luyện tập trong dạy học Toán lớp 4-5 Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả HĐ thực hành luyện tập trong dạy học Toán lớp 4 - 5 thông qua khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn. . ĐÊ CUONG CHỊ NGA 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1. Trong hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ

Ngày đăng: 04/08/2013, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan