1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở Nội Vụ Tỉnh Hòa Bình

28 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 457,5 KB

Nội dung

CB, CC trong thời kỳ mới này cần đượctrang bị những kiến thức cần thiết để bắt kịp với thời cuộc, cần có sự chuẩn bị,chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ CB, CC trung thành với lý tưởng xã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

- -BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH

TÊN CƠ QUAN:

SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH

Trang 2

Báo cáo kiến tập

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

3 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa đóng góp của đề tài 5

6 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH 6

I Vị trí và chức năng 6

II Nhiệm vụ và quyền hạn 6

III Cơ cấu tổ chức 13

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH 15

I Lý luận chung về đào tạo bồi dưỡng CB, CC 15

1 Khái niệm và đối tượng của công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC 15

1.1 Khái niệm về đào tạo bồi dưỡng CB, CC 15

1.2 Đối tượng đào tạo bồi dưỡng CB, CC 16

2 Vai trò và mực tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng 17

2.1 Vai trò công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC 17

2.2 Mục tiêu cuả công tác đào tạo bồi dưỡng 18

2.3 Nhiệm vụ công tác đào tạo bồi dưỡng 19

II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CB, CC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH 20

1 Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình 20

2 Tình hình chung của đội ngũ CB, CC tại Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay 22

2.1./ Số lượng đội ngũ CB, CC của Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình 22

Trang 3

Báo cáo kiến tập

3 Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC ở Sở Nội vụ tỉnh Hòa

Bình 28

3.1/ Đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng CB, CC 28

3.2/ Những kết quả đạt được của công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2010– 2014: 32

4 Đánh giá về công tác ĐTBD CB, CC tại sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 – 2014 36

4.1/ Những mặt đạt được 36

4.2/ Những tồn tại hạn chế 37

CHƯƠNG III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÒA BÌNH 39

1 Giải pháp về nhận thức 40

2 Làm tốt công tác tuyển dụng 41

3.Tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại chất lượng CB, CC, VC làm cơ sở cho việc lập quy hoạch đào tạo bồi dưỡng 41

4.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hoạt độngđào tạo bồi dưỡng CB, CC với quy hoạch 41

5 Nâng cao tinh thần tự giác học tập của CB, CC, VC 42

6 Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác ĐTBD CB, CC 42

7 Xây dựng hệ thống thể chế về công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC đồng bộ, thống nhất 43

8 Đào tạo bồi dưỡng CB, CC phải gắn với sử dụng 44

9 Đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo 44

10 Có chính sách khuyến khích động viên CB, CC học tập 44

KẾT LUẬN 46

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nội Vụ tỉnh Hòa Bình, Phòng Quản lýCông chức Viên chức đã tạo mọi điều kiện để Tôi được tìm hiểu, vận dụngnhững kiến thức đã học vào thực tế và hoàn thành báo cáo kiến tập này

Tôi xin chân thành cảm ơn nhất đến lãnh đạo trường Đại học Nội vụ HàNội, lãnh đạo các khoa và các Thầy Cô giáo trong trường đã hết lòng giúp đỡ

và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập Đặc biệtTôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của các Thầy giáo, Cô giáotrong khoa Tổ chức và quản lý nhân sự

Đặc biệt hơn hết là Thầy Đoàn Văn Tình chủ nhiệm lớp QTNL 12D,cùngtoàn thể các Cô Chú, Anh Chị trong phòng Quản lý công chức đã tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình kiến tập

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới hội nhập nền kinh tế,toàn bộ đội ngũ

CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn phục vụcho quá trình hoạt động của nhà nước CB, CC trong thời kỳ mới này cần đượctrang bị những kiến thức cần thiết để bắt kịp với thời cuộc, cần có sự chuẩn bị,chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ CB, CC trung thành với lý tưởng xã hội chủnghĩa, nắm vững đường lối của đảng, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh đầy đủphẩm chất bản lĩnh chính trị, có năng lực về lý luận pháp luật, chuyên môn, cónghiệp vụ hành chính khả năng thực tiễn để thực hiện những công việc đổi mới.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn liên quan và ảnh hưởng đến chất lượng,hiệu quả công tác của cán bộ nói chung và cán bộ nghiệp vụ tổ chức nói riêng

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, công tác tổ chức đã đạt đượcnhững thành tích đáng khích lệ, nhiều đầu mối, ban, ngành, nhiều tổ chức cồngkềnh, kém hiệu quả đã được tinh giản, rút gọn Nhưng ở một số lĩnh vực, một sốngành dường như càng thu gọn, tinh giản thì các tổ chức, đầu mối lại càng phình

ra, chồng chéo nhau, dẫn tới tình trạng “nhập vào rồi lại tách ra” một cách thiếukhoa học, thiếu tổ chức Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triểncủa khoa học công nghệ càng đòi hỏi nhân lực của bộ máy nhà nước phải nângcao năng lực trí tuệ quản lý, năng lực điều hành công việc và xử lý công việcthực tiễn Do đó công tác Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB, CC được đặt ra là rấtcần thiết

Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quantâm hơn đến việc đào tạo CB, CC tuy nhiên nhiều nơi tổ chức đào tạo bồi dưỡngchưa phù hợp chức năng công việc Những hạn chế đó xuất phát từ lý do các cơquan tổ chức đào tạo bồi dưỡng chưa có kế hoạch hợp lý gây ra lãng phí về thờigian, tiền của và nguồn nhân lực, do sử dụng nguồn nhân lực không đúng nơi,đúng lúc, đúng chỗ

Trang 7

Sở nội vụ Tỉnh hòa bình là cơ quan hành chính của nhà nước, trong nhữngnăm qua Sở rất quan tâm đến công tá đào tạo bồi dưỡng CB, CC xác định đó làmột yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Với những kiến thức cơ bản được học tại Trường đại học Nội vụ Hà Nội

và qua thời gian kiến tập tại Sở nội vụ tỉnh Hòa Bình em xin trình bày về thựctrạng công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC ở Sở nội vụ tỉnh Hòa Bình và đưa ramột số ý kiến đánh giá kiến nghị giải pháp mang tính cá nhân về công tác nàyqua đề tài:

“ Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại sở nội vụ tỉnh Hòa Bình”.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Báo cáo kiến tập của em nhằm khái quát vấn đề đào tạo bồi dưỡng CB,

CC tại Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình và qua thực tế cùng với lý luận về vấn đè đàotạo bồi dưỡng em xin đưa ra một số đề suất nhằm hoàn thiện vấn đề đào tạo bồidưỡng CB, CC

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là chú trọng nghiên cứu trong phạm vi CB,

CC các phòng ban đơn vị thuộc Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình, từ đó đưa ra nhậnxét đánh giá một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng

CB, CC

3 Phạm vi nghiên cứu.

- Mặt không gian : nghiên cứu tại sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình

- Mặt thời gian : nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010-1014

4 Phương pháp nghiên cứu.

Báo cáo dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhànước ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương,chính sách về đầo tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, CB,CC của chính phủ, Đảng

và Nhà nước ban hành

- Phương pháp phân tích tổng hợp, logic lịch sử

- Phương pháp điều tra, khảo sát về đào tạo bồi dưỡng CB,CC nhằmđánh giá thực trạng vấn đê nghiên cứu

Trang 8

- Phương pháp thu thập thông tin từ tài liệu báo cáo đào tạo bồi dưỡngcủa sở

5 Ý nghĩa đóng góp của đề tài.

Báo cáo đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồidưỡng CB,CC trong nền kinh tế thị trường nước ta, đánh giá đúng công tác đàotạo bồi dưỡng tại sở Nội vụ tỉnh qua giai đoạn 2010-2014 và đầu năm 2015 Đưa

ra được những hạn chế còn tồn đọng, những mặt tích cực đã làm được và nhữngmặt chưa làm được Dựa vào đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất, hiệu quảnhất nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC Giúp cho CB,CC thực hiện tốt nhữngnhiệm vụ của cấp trên giao, và hoàn thành nhiệm vụ đã được đề ra Trên cơ sở

đó dề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đầo tạobồi dưỡng CB,CC trong thời gian tiếp theo

6 Kết cấu đề tài.

-CHƯƠNG I: Khái quát chung về Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình.

-CHƯƠNG II: Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC của Sở Nội

vụ Tỉnh Hòa Bình

-CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác đào

tạo bồi dưỡng CB, CC tại Sở Nội vụ Tỉnh Hòa Bình

Trang 9

Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự chỉđạo và quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.

II Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị quy hoạch,

kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các đề án, dự án chương trình thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh

2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt thông tin, tuyên truyền,hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước được giao

3 Về tổ chức bộ máy

Tham mưu, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việcphân cấp quản lý tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc

Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện việc thành lập, giải thể, sápnhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật

Trang 10

4 Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp

Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc

sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,

Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quy định củapháp luật

5 Về tổ chức chính quyền

Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương cáccấp trên địa bàn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giúp Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

và thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp để tổng hợp, báo cáo theo quy định

6 Về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính

Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện saukhi có quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền Giúp Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc phân loại đơn vị hành chínhcác cấp theo quy định của pháp luật

Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại

xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước trênđịa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật

Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh

Trang 11

phê duyệt Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc thựchiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chứcnhà nước cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật vàcủa Bộ Nội vụ việc phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theoquy định của pháp luật

8 Về cải cách hành chính

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cải cáchhành chính tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hànhchính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nướctrong tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóngtrên địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính

Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cáchhành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã đượcphê duyệt

Tổng hợp, báo cáo công tác cải cách hành chính, việc thực hiện các quyđịnh về chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơquan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật trình phiên họp hàng tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy bannhân dân tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ về côngtác cải cách hành chính theo quy định

Trang 12

9 Về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ

Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phépthành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàntheo quy định của pháp luật

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ đối với hội, tổ chức phi Chínhphủ trong tỉnh Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trình Ủyban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất vàcác chế độ, chính sách khác đối với tổ chức hội theo quy định của pháp luật

10 Về công tác văn thư, lưu trữ

Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và doanhnghiệp nhà nước trên địa bàn chấp hành các chế độ, quy định pháp luật về vănthư, lưu trữ

Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn

và Trung tâm Lưu trữ tỉnh

Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Danh mụcnguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnhthẩm tra Danh mục tài liệu hết giá trị của Trung tâm Lưu trữ tỉnh và của các cơquan thuộc Danh mục nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh và Lưu trữhuyện

11 Về công tác tôn giáo

Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo

và công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôngiáo trên địa bàn tỉnh

12 Về công tác thi đua, khen thưởng

Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong côngtác thi đua, khen thưởng cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

Trang 13

của nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh làmnhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh

Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng

13 Về công tác thanh tra

Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ giải quyết khiếunại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử

lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được Ủy ban nhân dân tỉnhgiao theo quy định của pháp luật

14 Về công tác thanh niên

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự

án liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên dự thảo các quyết định, chỉthị quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm thuộc phạm vi quản lýNhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan củatỉnh, tổ chức triển khai thực hiện, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niêngiải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về thanh niên và công tác thanhniên

Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh niên đốivới các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấphuyện, cấp xã

15 Về công tác pháp chế

Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng rà soát, xây dựng, hệ thốnghóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý Nhànước ở địa phương

Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm

vi ngành lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương có ý kiến về mặt pháp lý đốivới các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Ủy ban nhân dântỉnh, đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vịkhác soạn thảo trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền thẩm định

Trang 14

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch, phổ biến giáodục và thực hiện pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vựcquản lý của Sở.

16 Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực đượcgiao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh

17 Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vựckhác được giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủyban nhân dân cấp huyện, cấp xã Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chứccủa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh

18 Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã,thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã công tác văn thư, lưu trữ nhànước công tác tôn giáo công tác thi đua, khen thưởng và các lĩnh vực khác đượcgiao

19 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học xây dựng hệthống thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp

vụ được giao

20 Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong cáclĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở

21 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội

vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định

22 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và cácchính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quyđịnh

23 Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phâncấp của Ủy ban nhân dân tỉnh

Ngày đăng: 14/05/2018, 23:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w