Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện gio linh tỉnh quảng trị
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với định hướng xã hội chủ nghĩa. [16] Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước công nghiệp hiện đại, nhằm đuổi kịp các nước công nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này thì bắt buộc phải thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế kém phát triển có xuất phát điểm thấp, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Người dân ở nông thôn thì nghèo với tư duy và kỹ thuật sản xuất lạc hậu, đời sống văn hóa tinh thần phát triển thấp. Để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc trước tiên là phải thay đổi bộ mặt kinh tế ở nông thôn trong cả nước, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm thiểu số lượng lao động đang thất nghiệp tại nông thôn. Từ những vấn đề này thì việc nghiên cứu phát triển DNVVN là một giải pháp khả thi. DNVVN có vai trò quan trọng là tạo ra việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội. Thực tế cho thấy, với một lượng vốn không lớn cũng có thể dễ dàng tạo lập được một DNVVN, nên số lượng các loại hình doanh nghiệp này thường rất nhiều. Vì thế, tuy số lượng lao động trong các DNVVN không nhiều, nhưng do số lượng doanh nghiệp lớn nên loại hình doanh nghiệp này vẫn là nguồn chủ yếu tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội. Gio Linh là một huyện thuộc phía bắc tỉnh Quảng Trị, với đa phần dân cư sống ở nông thôn, quanh năm họ chỉ biết đến mảnh vườn, thửa ruộng là chính với trình độ kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế chủ yếu theo hình thức quảng canh. Cùng với sự phát triển của dân số ngày một đông đã làm cho quỹ đất ngày càng hạn hẹp, chính điều này đã làm dư thừa một lượng lớn lao động. Việc phát triển các 1 DNVVN sẽ giải quyết được phần nào nỗi bức xúc về việc làm ngày một gia tăng trên địa bàn huyện, nhằm hạn chế được một số lượng lớn lao động đang rời bỏ quê hương để đi các tỉnh khác kiếm sống. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gio Linh đang hoạt động với một quy mô rất nhỏ bé và manh mún gặp rất nhiều khó khăn, không tương xứng với tiềm năng v ề nguồn nhân lực và tài nguyên đất đai của huyện Gio Linh . Vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm phát triển các DNVVN cả về số lượng lẫn chất lượng ở huyện Gio Linh là một yêu cầu khách quan. Từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị”, để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gio Linh, từ đó đưa ra giải pháp phát triển các DNVVN trên địa bàn huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận, kinh nghiệm về phát triển DNVVN. - Đánh giá thực trạng việc phát triển các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian qua (2004 – 2006). - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Gio Linh đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề kinh tế, kinh doanh của sự phát triển các DNVVN (những doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người, có đăng ký kinh doanh, ngoại trừ hộ kinh doanh cá thể và các hợp tác xã nông nghiệp), trên địa bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: - Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. 2 - Hợp tác xã phi nông nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2003. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian Nghiên cứu thực trạng phát triển DNVVN từ năm 2004 đến năm 2006. Và đề xuất định hướng giải pháp phát triển đến năm 2015. 3.2.2. Phạm vi không gian Nghiên cứu các DNVVN trên địa bàn huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị. 4. Kết cấu luận văn Luận văn gồm các phần sau: - Phần mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Gio Linh. - Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Gio Linh. - Kết luận và kiến nghị 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niện doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Ngày nay, khi nhắc tới sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, thì hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến hệ thống các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế đó bởi lẽ doanh nghiệp chính là các tế bào cơ bản của nền kinh tế, các tế bào có mạnh khỏe thì cơ thể nền kinh tế mới khỏe mạnh, ổn định và phát triển bền vững được. Cùng với hộ tiêu dùng, các doanh nghiệp là một trong hai lực lượng chủ yếu quyết định đến sự cung cầu hàng hoá trên các thị trường khác nhau có thể thấy rõ, bất cứ sản phẩm nào chúng ta đang dùng hàng ngày, hàn giờ đều có nguồn gốc từ một doanh nghiệp nhất định, phần lớn của cải trong xã hội được tạo ra từ hoạt động tích cực của các doanh nghiệp và phần đông cư dân của quốc gia đó đã và đang lao động và làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Nói một cách cụ thể, một nền kinh tế phát triển phải là nền kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp luôn luôn hoạt động và phát triển. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp dậm chân tại chỗ, không mở rộng sản xuất, thậm chí không bán được hàng hoá thì đó là một bức tranh kinh tế trì trệ, đen tối và không có tương lai. [27] Một nền kinh tế năng động, phát triển ổn định và bền vững luôn luôn có sự tham gia tích cực của nhiều thành viên, trong đó có nhiều thành viên thực hiện các hoạt động kinh tế nhưng không được coi là doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp là gì? Một tổ chức cần thỏa mãn những điều kiện gì để được coi là doanh nghiệp. Hiện nay, dựa trên những tiêu chí riêng biệt mà khái niệm doanh nghiệp được trình bày theo các cách khác nhau; như kinh tế học vi mô định nghĩa: “doanh nghiệp 4 là một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội” [27]. Có một định nghĩa sau đây nêu lên một cách tổng quát về doanh nghiệp như sau: “doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật và được pháp luật thừa nhận để thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích của đối tượng tiêu dùng, thông qua đó mà tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội” [27]. Còn ở Việt Nam hiện nay, những dấu hiệu cần có của một tổ chức kinh tế được coi là doanh nghiệp như sau. “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. [12] Từ định nghĩa này ta thấy một doanh nghiệp phải hội tụ những điều kiện sau. - Phải là một tổ chức kinh tế. - Doanh nghiệp phải có tên riêng, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh tên của doanh nghiệp phải đảm bảo theo yêu cầu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Doanh nghiệp phải có tài sản, tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu để cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Không có tài sản thì nó không thể tham gia một cách độc lập vào các quan hệ kinh tế. Trên thực tế, tài sản đó được biểu hiện bằng vốn sản xuất kinh doanh. Dấu hiệu cơ bản để xác định một doanh nghiệp có tài sản thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp có một khối tài sản nhất định và có những quyền và những nghĩa vụ đối với tài sản đó. Tài sản của doanh nghiệp có thể được biểu hiện dưới các hình thức như: tiền các loại, tài sản cố định, bất động sản, bằng phát minh sáng chế . Doanh nghiệp có tài sản và có quyền chi phối tài sản đó theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. [27] 5 - Có trụ sở giao dịch ổn định, tức là phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể, gồm số nhà, tên đường, thôn, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, số điện thoại. - Phải đăng ký kinh doanh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính – tư pháp bắt buộc nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chính thức được nhà nước công nhận, trở thành những chủ thể kinh doanh độc lập, tự chủ trong nền kinh tế thị trường. [27] - Phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh doanh là khái niệm phản ánh thuộc tính của sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. [27] Nếu căn cứ vào hình thức sở hữu và trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp thì ta có các loại hình sau: 1.1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp ra đời từ rất sớm trong nền kinh tế Việt Nam, có từ năm 1948. Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu như trước đây, theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, được tổ chức bằng hình thức doanh nghiệp nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước thì hiện nay doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, đó là. - Doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. - Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp. Từ quy định này, doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau. [21] 6 + doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết. + Tài sản trong doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn để thành lập nên thuộc sở hữu của nhà nước, khi được thừa nhận là một tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh và chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người hay tổ chức đứng ra quản lý và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động và bản thân doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, về việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã được nhà nước giao để duy trì khả năng hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. + Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế của nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn với mục đích để thực hiên các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước. Vì lẽ đó, đương nhiên doanh nghiệp nhà nước phải nằm trong sự quản lý của nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ chụi sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp quản lý của chính phủ. + Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, tuy là đơn vị kinh tế thuộc sở hữu nhà nước nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn có tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập cả về kinh tế lẫn pháp lý, thể hiện ở khả năng hạch toán kinh doanh độc lập, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Khối tài sản mà doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý để thực hiện chức năng quản lý của mình là tài sản nhà nước, nhưng được tách biệt với số tài sản khác của doanh nghiệp bằng tài sản này và cũng chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và tham gia vào các quan hệ tố tụng với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn. Là đơn vị kinh tế của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có nguồn thu để đảm bảo cho nguồn chi của mình. 7 + Doanh nghiệp nhà nước thực hiện mục tiêu mà nhà nước giao. Nhà nước thành lập các đơn vị kinh tế của mình (các doanh nghiệp nhà nước) để thực hiện các mục tiêu của nhà nước, phải có sự tách biệt đâu là doanh nghiệp công ích đâu là doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu mà nhà nước giao. Nếu là đơn vị kinh doanh thì doanh nghiệp nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo có lợi nhuận để tăng nguồn thu của nhà nước. Còn nếu là đơn vị thực hiện chức năng công ích thì doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả tài sản của nhà nước giao, để thực hiện các hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội. 1.1.1.2. Doanh nghiệp tư nhân Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau: “DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. [12] Từ định nghĩa trên cho thấy DNTN có các đặc điểm sau: + Do một cá nhân làm chủ, tức là do một người tự bỏ vốn đầu tư và đứng ra làm chủ doanh nghiệp. Người đó là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp, nhưng không phải bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền thành lập doanh nghiệp mà chỉ có những người thoả mãn điều kiện luật định mới được quyền thành lập doanh nghiệp. Với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, mọi hoạt động của DNTN đều do chủ doanh nghiệp quyết định. Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc thuê người khác làm giám đốc, quản lý điều hành doanh nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Cho dù có thuê người khác làm người quản lý thì chủ doanh nghiệp vẫn có toàn quyền đối với doanh nghiệp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Tự chụi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuốc sở hữu của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 8 nghiệp. Nếu kinh doanh bị thua lỗ, chủ doanh nghiệp sẽ phải chụi trách nhiệm về các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả tài sản bỏ ra kinh doanh và các tài sản thuộc sở hữu cá nhân khác. Người chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm vô hạn là một đặc điểm riêng của DNTN. [21] 1.1.1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Công ty TNHH ở gồm hai loại hình: công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. a. Công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu: chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. [12] Từ quy định này công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các đặc điểm sau: + Một chủ sở hữu và chủ sở hữu đó có là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay cá nhân được pháp luật quy định. + Có tư cách pháp nhân, phải có sự tách biệt giữa tài sản của công ty với tài sản của chủ sở hữu, mặc dù đó là công ty một chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mặc dù cũng là loại hình doanh nghiệp một chủ như doanh nghiệp tư nhân, nhưng nó có chế độ pháp lý khác với doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ sự khác nhau về chủ làm chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Còn đối với CTTNHH một thành viên, chủ sở hữu là một pháp nhân. Một pháp nhân đầu tư để thành lập một doanh nghiệp khác có tư cách pháp nhân thì phải phân định rõ ràng tài sản giữa hai pháp nhân phải hoàn toàn độc lập với nhau mặc dù một bên là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. + Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. 9 + Quyền định đoạt là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu, nên chủ sở hữu có quyền định đoạt số vốn điều lệ đã đầu tư vào công ty. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác. [21] b. Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên Theo điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được định nghĩa như sau: là doanh nghiệp do hai thành viên trở lên làm chủ sở hữu, các thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. + Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. + Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. + Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của luật này. [12] Từ quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, CTTNHH hai thành viên trở lên có các đặc điểm sau. [21] + Có tư cách pháp nhân, CTTNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Thành viên công ty không nhiều và thường là quen biết nhau. Để trở thành thành viên CTTNHH thì phải có phần vốn góp, mà muốn mua được phần vốn góp thì phải được hội đồng thành viên hoặc các thành viên bán vốn góp mà các thành viên khác không mua, điều này rất khó nếu thành viên công ty không muốn cho người ngoài ra nhập và thường họ chỉ nhận những người mà họ biết. + Thành viên có trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty. + Vốn góp được xác định theo tỷ lệ phần trăm. Khi thành lập công ty, các thành viên phải góp vốn đúng hạn và đầy đủ. Vốn góp của các thành viên phải được ghi 10 . nghiệp vừa và nhỏ. - Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niện doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Ngày nay,