1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

(Sáng kiến kinh nghiệm) Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng

56 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa HồngSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng

Trang 1

UBND HUYỆN KRÔNG ANA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Hồng

Trang 2

MỤC LỤC

I Phần mở đầu: 3

1 Lý do chọn đề tài : 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 3

3 Đối tượng nghiên cứu: 4

4 Giới hạn của đề tài: 5

5 Phương pháp nghiên cứu: 4

II Phần nội dung: 6

1 Cơ sở lý luận: 6

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 7

3 Nội dung và hình thức của giải pháp: 9

a Mục tiêu của giải pháp 9

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 10

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 20

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:……… 21

III Phần kết luận, kiến nghị: 23

1 Kết luận: 23

2 Kiến nghị: 24

Trang 3

I Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài.

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốcdân Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nềnmóng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người cho xã hội chủ nghĩacho tương lai, vì đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, ở cái thời điểm

ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu học ăn, học nói, học ngủ, học chơi Mục đích của giáo dục chính là tạo nên những con người mới, hoàn thiện vềnhân cách đạo đức, trí tuệ

Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế

hệ trẻ Đến trường Mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được giáodục Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non, chínhgiáo viên là người giúp được làm quen với nhiều lĩnh vực khác nhau: lĩnh vựcphát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ Tuy nhiên để trẻthực hiện tốt các lĩnh vực khác thì ngôn ngữ của trẻ phải rõ ràng, rành mạch.Lĩnh vực phát triển nào cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất định cho sự pháttriển của trẻ, tuy nhiên làm quen văn học là một môn học được trẻ mầm non rấtyêu thích, hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúcthẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên, đất nước, conngười… lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xungquanh trẻ như: ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em, Thông qua hoạt động nàytrẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồnnhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm Thông qua sự hiểu biết, trí tưởngtượng của trẻ Đồng thời trẻ thể hiện được bài thơ diễn cảm, kể lại chuyện sángtạo phù hợp với các nhân vật trong câu chuyện

Thông qua văn học giúp trẻ nhận biết được thế giới xung quanh và pháttriển ngôn ngữ cho trẻ Thực tế ở trường Mầm non Hoa Hồng, qua những lầnthao giảng, dự giờ, tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học, ngôn ngữ của trẻcòn nhiều hạn chế, trẻ đọc thơ chưa diễn cảm, kể chuyện chưa hay, tham giađóng kịch chưa mạnh dạn, cách thể hiện vai diễn chưa lôi cuốn, kết quả trẻ đạttương đối thấp so với yêu cầu đề ra Giáo viên thì chưa chủ động linh hoạt trongviệc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiếthọc, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có Chưa thực

sự đầu tư vào công tác soạn giảng trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trongcác tiết dạy còn hạn chế Chưa có sự chuẩn bị tốt về các đồ dùng, dụng cụ chotrẻ tham gia đóng kịch làm cho hoạt động đóng kịch, biểu diễn không thu hútđược sự chú ý của trẻ Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờhọc trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao

Xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của văn học, cho nên dạy trẻ làm quenvới văn học không thể thiếu trong chương trình giáo dục trẻ, và vai trò của côgiáo trong quá trình tổ chức là rất quan trọng Chính vì thế để tổ chức hoạt độnglàm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi đạt được những hiệu quả tốt nhất, nên tôi

Trang 4

nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao

chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

- Mục tiêu của đề tài:

Giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiều biện pháp hay trong quá trình

tổ chức cho trẻ làm quen văn học

Giúp giáo viên xây dựng các kế hoạch giáo dục linh hoạt, sáng tạo đểnâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục môn làm quen văn học Rèn luyện vàphát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và hìnhảnh nội dung thông qua tác phẩm văn học, đồng thời phát huy được tính tích cựcsáng tạo của trẻ Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi ở các lớp đạthiệu quả cao

Giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp giáo dụctrẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy và lựa chọnphương pháp giảng dạy, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ phát triển ngônngữ

Bồi dưỡng giáo viên thường xuyên đổi mới những phương pháp dạy học,

bổ sung các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy

- Nhiệm vụ của đề tài:

Qua đề tài nghiên cứu, giúp cho giáo viên có định hướng phù hợp trongviệc xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn phương pháp hoạt động làm quenvới văn học có hiệu quả, sát với thực tế phù hợp với tình hình địa phương, tìnhhình trường, lớp công tác

Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú,

sáng tạo cho trẻ trong môn làm quen văn học Giúp trẻ khả năng đọc rõ lời, thểhiện sự khéo léo phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lậptrong suy nghĩ Nói năng lưu loát, biết sử dụng từ chính xác Góp phần mở rộngnhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triểnngôn ngữ Từ đó trẻ hứng thú khi kể chuyện, đọc thơ

Giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của môi trường sống xungquanh trẻ, hình thành cho trẻ kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học và thể hiện lạitác phẩm văn học một cách sáng tạo

Vận dụng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp giáo viên không còn thiếu tự tintrong việc đổi mới cách dạy, cách truyền tải kiến thức cho trẻ, cũng như cáchvận dụng linh hoạt các biện pháp, phương pháp để có kết quả tốt nhất trong quátrình hình thành và phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nhằm nâng cao chất lượng mônlàm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng

Trang 5

4 Giới hạn của đề tài.

Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi

nâng cao chất lượng môn làm quen văn học

Đối tượng khảo sát : Giáo viên khối chồi và trẻ 4-5 tuổi trường mầm nonHoa Hồng

Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018

5 Phương pháp nghiên cứu.

a) NhómPhương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu:

Phân tích kết quả về lĩnh vức phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các năm họctrước Đưa ra đánh giá, rút kinh nghiệm sau đó phân tích, tổng hợp các tài liệu

có liên quan đến môn làm quen văn học nhằm giúp giáo viên có cách dạy hay,gây sự chú ý từ trẻ

b) NhómPhương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:

Sau các buổi chuyên đề, thao giảng dự giờ tôi tổ chức cho các giáo viênđược nhận xét, trao đổi tìm ra những điểm hay, điểm mới, sáng tạo và rút kinhnghiệm những điểm chưa hay, còn hạn chế, để từ đó tất cả các giáo viên đượcphát biểu và đúc kết kinh nghiệm lần sau

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động:

Xem giáo viên sử dụng các sản phẩm hoạt động đã phù hợp chưa Quasản phẩm hoạt động đánh giá quá trình tổ chức của giáo viên và khả năng nhậnthức của trẻ

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, chuyên đề mẫu, cho giáo viên thửnghiệm

c) Phương pháp thống kê toán học :

Đầu năm học, tôi lên kế hoạch kiểm tra, khảo sát, thống kê về môn làmquen văn học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ và khả nănglên lớp của giáo viên Cụ thể:

* Khảo sát giáo viên:

NỘI DUNG

Kết quả khảo sát

Trang 6

Số GV Tỉ lệ % Số GV Tỉ lệ %

Xây dựng kế hoạch giáo dục phù

hợp, linh hoạt, sáng tạo

Kỹ năng kể chuyện sáng tạo 55/121 45 66/121 55

II Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận

Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là lực lượng nòng cốt của sựnghiệp giáo dục mầm non, là yếu tố chính quyết định chất lượng chăm sóc giáodục trẻ trong nhà trường Cô giáo là người truyền thụ những tri thức khoa học,

sự hiểu biết của môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội đến với trẻ

Trong trường mầm non môn làm quen văn học là một môn nghệ thuậtngôn từ, phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan bao la rộng lớn xung quanh trẻ.Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng rất nhiều để nắm bắt tíchlũy kinh nghiệm chuyên môn thì mới thực hiện được

Trang 7

Văn học giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ mà ngôn ngữ làphương tiện giao tiếp của trẻ Dạy trẻ làm quen văn học giúp trẻ biết yêu quýcái đẹp, yêu quê hương, đất nước, con người Nuôi dưỡng những tâm hồn trẻthơ Trẻ em không có điều kiện để tiếp xúc nhiều với cuộc sống một cách trựctiếp do đó kinh nghiệm sống của các em còn ít, trong khi đó văn học là một loạihình nghệ thuật miêu tả sao chép lại hiện thực cuộc sống Khi trẻ em tiếp xúcvới văn học đó cũng là lúc trẻ đến với cuộc sống một cách gián tiếp là lúc tưduy, trí tưởng tượng sức sáng tạo của trẻ được khởi động và phát triển

Để những tác phẩm văn học nghệ thuật tác động sâu sắc và gây ấn tượngmạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, thì việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đếnlớp của giáo viên là rất cần thiết Giáo viên cần phân tích và xác định nội dung

tư tưởng tác phẩm, nhiệm vụ giáo dục, tính cách các nhân vật, xác định các hìnhthức đọc, kể diễn cảm, tìm tòi các phương pháp dạy học, làm sao giúp trẻ nhớđược sắc thái cơ bản trong giọng kể, ngữ điệu, giọng điệu, lời nói của các nhânvật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ của các nhân vật Từ đó giúp trẻ mẫu giáo pháttriển ngôn ngữ Vì vậy cần chú trọng phát triển toàn diện về ngôn ngữ cho trẻ vàvăn học chính là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, vănhọc đưa trẻ đến với những cái đẹp trong ngôn ngữ, phát huy được tính tích cực

và làm giàu vốn từ cho trẻ.Vì vậy là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môncủa trường mầm non Hoa Hồng Tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việcchăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trongviệc phát triển những mầm non tương lai của đất nước Tôi đề ra kế hoạch cầnphải làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường mà bước đầu thựchiện là nâng cao chất lượng môn văn học ở khối chồi

2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Ưu điểm:

Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạycủa lứa tuổi Một số giáo viên đã nắm bắt kịp chương trình giáo dục mầm nonmới Các giáo viên đã trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy cho đồng nghiệp,giáo viên đã biết cách lồng ghép môn làm quen văn học vào các môn học khác.Một số giáo viên đã cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi bằng nhiều hìnhthức khác nhau Trẻ biết kể chuyện, đọc thơ theo hướng dẫn của cô giáo

- Hạn chế:

Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tiết dạy Chưa thể hiệnđược nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cô chỉ là người hướng dẫn Giáoviên chưa biết tận dụng được đồ dùng đồ chơi sẵn có để tổ chức hoạt động chotrẻ làm quen văn học dẫn đến hiệu quả chưa cao Chuẩn bị đồ dùng phục vụ chomôn làm quen văn học chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ,chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ Chưa tạo môi trường hoạt độngvăn học cho trẻ Việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng còn hạn chế,nếu có thì còn sơ sài, chưa có sự đầu tư

Trang 8

Giáo viên chưa có sự sáng tạo trong chuyển thể từ chuyện kể sang kịchbảng sân khấu, không tạo ra được kịch tính, sự kiện, sự biến.Bên cạnh đó vẫncòn một số giáo viên cảm nhận các tác phẩm văn học thơ chuyện còn hạn chế.

Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáodục trẻ còn hạn chế Các thủ thuật đọc kể, chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn húttrẻ Một số cháu đến lớp còn sử dụng tiếng địa phương, nói ngọng, nói lắp vàmột số cháu là người đồng bào dân tộc thiểu số mới ra lớp lần đầu nên còn hạnchế kỹ năng nghe, đọc, trẻ vẫn còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn trong khi cảm nhận

và thể hiện các tác phẩm văn học Trẻ dân tộc thiểu số còn nhút nhát, khả năngtiếp cận tiếng Việt còn hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ nắm bắt của mỗi giáo viên chưa có sự đồng đều Giáo viên chưachủ động linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ làm quen văn học, Cáchoạt động chưa có sự nhịp nhàng , còn áp đặt

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy làm quen văn họccòn hạn chế

Qua việc tổ chức dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhận thấy rằng giáo viênchưa mạnh dạn trong việc đổi mới, cũng như chưa có sự linh hoạt, sáng tạo dẫnđến các tiết học vẫn còn rập khuôn máy móc, cứng nhắc Vì vậy chưa phát huyhết khả năng của trẻ trong quá trình hoạt động làm quen văn học, một số giáoviên còn hạn chế về kĩ năng tổ chức các hoạt động lúng túng khi xử lý tìnhhuống Giáo viên trong quá trình lên lớp nói nhiều chưa phát huy được tính tíchcực chủ động của trẻ Giáo viên còn sử dụng giáo cụ trực quan chưa phù hợp,chưa khoa học nên chưa thực sự cuốn hút trẻ trong các hoạt động kể chuyện dẫnđến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao

- Nguyên nhân khách quan:

Trường hiện tại có 3 điểm, các điểm trường cách nhau khá xa Cơ sở vậtchất hầu như chưa đảm bảo cho chương trình giáo dục mầm non hiện nay,CSVC thiếu đồ dùng dụng cụ phục vụ cho các hoạt động làm quen văn học Hầuhết khi biểu diễn các tác phẩm văn học còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âmthanh, cảnh trí, trang phục… làm cho hoạt động đóng kịch, biểu diễn không thuhút được sự chú ý của trẻ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn đơnđiệu, màu sắc chưa hấp dẫn nên không cuốn hút trẻ trong các hoạt động làmquen văn học

Hai phân hiệu buôn K62 và phân hiệu buôn Cuê đa số học sinh là con emđồng bào dân tộc Êđê khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ phát âm

và nói tiếng Việt chưa rõ trẻ còn rụt rè, nhút nhát Bên cạnh đó vẫn có một sốgia đình do hoàn cảnh quá khó khăn, phải lo cho cuộc sống hằng ngày nên cònthiếu sự chăm sóc và giáo dục của cả bố lẫn mẹ nên ngôn ngữ của nhiều cháuvẫn chưa phát triển hết, một số cha mẹ học sinh nhận thức về tầm quan trọng

Trang 9

của giáo dục mầm non chưa cao Vì vậy nên tôi thấy cần phải nghiên cứu tìm rađược các giải pháp, biện pháp để khắc phục những tồn tại trong quá trình giảngdạy của giáo viên nhằm đạt được kết quả tốt hơn, làm cho trẻ hứng thú, chú ývào các hoạt động làm quen văn học hơn trước.

Từ đó bản thân tôi nhận thấy cần phải có định hướng giúp giáo viên thayđổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao cácphương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, chú trọngnhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiềuhình thức đa dạng và phong phú, dạy trẻ đóng kịch Qua những việc làm đó đã

có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ làm quenvới các tác phẩm văn học và trẻ đã có thể nắm được nội dung và thể hiện đượcmột số tác phẩm văn học quen thuộc và kể diễn cảm một số câu chuyện gần gũivới trẻ

Hướng tới thực hiện chuyên đề giáo dục“ Xây dựng môi trường lấy trẻlàm trung tâm” nên bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp,phương tiện dạy học phù hợp nhằm hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trườnghọc tập phong phú, sáng tạo trong và ngoài lớp học bằng nhiều nguyên vật liệu

có sẵn ở địa phương, qua đó trẻ sẽ được vui chơi, trải nghiệm và học tập trongchính môi trường đó

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp

Đây là một chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng trong chương trìnhGiáo dục mầm non, nên khi thực hiện chuyên đề giáo viên nghiên cứu kĩ càngtài liệu biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩmthông qua hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú Qua đó giúp trẻ phát huyđược tính tích cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy- khảnăng ghi nhớ có chủ đích

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục sát với tình hình của lớp, nắmvững kiến thức chuyên môn Biết vận dụng các phương pháp, nội dung phù hợptheo từng chủ đề của các tác phẩm văn học Giáo viên có khả năng phân tích nộidung, nghệ thuật ngôn từ của từng tác phẩm để truyền thụ kiến thức cho trẻchính xác, và sống động nhất

Khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học một cách khoa học và cóhiệu quả Xây dựng môi trường văn học ở lớp phải hấp dẫn, thu hút trẻ tìm hiểu

Đưa các giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động sao chođạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiếnthức một cách nhẹ nhàng và thoải mái Dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ hìnhthành và phát triển khả năng ghi nhớ và biểu diễn lại các tác phẩm văn học

Thông qua các môn học khác giáo viên hướng dẫn trẻ nhận thức rõ ràng,chính xác ngôn ngữ và khả năng cảm thụ văn học thông qua các bài thơ, câu

Trang 10

tích cực hơn Trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, khám phá được thế giới xungquanh.

Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen văn học không đơn thuần là đọcmột bài thơ, kể một câu chuyện mà ở đó giáo viên truyền tải cho trẻ những hiểubiết về cuộc sống muôn màu, với nhiều màu sắc thú vị, qua đó trẻ cảm nhậnnhững tình cảm yêu thương, ghét, sợ … , từng bước cung cấp cho trẻ nhữngkhái niệm mới và kinh nghiệm sống sau này

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên khối chồi.

Kết hợp với tổ khối lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể theo nămhọc, từng tháng, học kỳ, chủ đề, từng thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiệncho giáo viên tham gia Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề, hộigiảng nhằm giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độchuyên môn

Hướng dẫn tổ khối lập kế hoạch họp chuyên môn trong tổ và họp đánh giásau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về mục tiêu, nội dung,phương pháp của môn làm quen văn học

Lựa chọn những giáo viên cốt cán, tham gia học hỏi tiếp cận về cái mới,

có kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cáchlinh hoạt, sáng tạo… đi tập huấn các buổi chuyên đề do phòng giáo dục hoặccụm chuyên môn tổ chức, dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trongtỉnh, huyện để học tập rút kinh nghiệm và tiếp thu những vấn đề mới và về triểnkhai lại trong tổ để cùng nhau học hỏi

Bên cạnh đó để nắm được khả năng giảng dạy giáo viên và khả năng cảmthụ văn học của trẻ Vào đầu năm học, tôi lập kế hoạch khảo sát, từ đó phân loạitrình độ năng lực của từng giáo viên và sự tiếp thu của từng trẻ để có biện phápbồi dưỡng phù hợp qua việc khảo sát chất lượng đầu năm

Có kế hoạch dự giờ, chuyên đề thao giảng tiết dạy mẫu cụ thể cho giáoviên có cơ hội được học hỏi lẫn nhau

Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi chủ yếu là làm rối, mô hình để sửdụng cho các tiết học như : Thơ, kể chuyện, đồng dao, ca dao

Ví dụ : Tổ chức trang trí lớp đầu năm học theo các góc và làm nổi bật gócvăn học của bé Có kế hoạch thi làm đồ dùng dạy học cho môn làm quen vănhọc vào tháng 11

Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo phân loại hình thức cho trẻ làm quen với văn học.

- Trong giờ hoạt động có chủ đích

Trẻ mầm non việc học của trẻ thông qua các trò chơi, qua các trò chơimang hình thức học giúp trẻ dễ tiếp thu và hứng thú tham gia vào hoạt động

Trang 11

hơn Giáo viên hiểu được tâm lí của trẻ để lựa chọn những phương pháp tổ chứcthích hợp, sáng tạo, linh hoạt Ở mỗi tiết dạy giáo viên phải biết sử dụng các thủthuật, hình thức tổ chức khác nhau, gây cho trẻ sự mới lạ Đặt những câu hỏicho trẻ phải mang tính chất mở để trẻ được phát huy khả năng tư duy từ đó trẻtích cực tham gia hoạt động Qua đó trẻ được khẳng định bản thân, trẻ mạnhdạn trong giao tiếp.

Mở đầu vào câu chuyện, bài thơ giáo viên cần phải có thủ thuật dẫn dắtthu hút sự chú ý trẻ để trẻ tập trung vào nội dung mà giáo viên muốn truyền đạtcho trẻ

Ví dụ : Câu chuyện “ Qủa bầu tiên” giáo viên đưa quả bầu ra và đố trẻ quảbầu này có trong câu chuyện nào và sau đó cô dẫn dắt : Để biết được đó có phải

là quả bầu bình thường không ? cô mời các bạn lắng nghe câu chuyện “Qủa bầutiên” nhé ! Bằng cách thủ thuật khác nhau giáo viên có thể lựa chọn cách vào bàihay, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ vào bài dạy

Hay Bài thơ: “Tàu hỏa” trong chủ đề phương tiện giao thông Cô Tạo tìnhhuống bằng cách đóng giả làm chiếc tàu hỏa và hỏi trẻ cô đang trong vai phươngtiện giao thông nào? Các bạn có muốn cùng cô tàu hỏa đi du lịch khắp nơikhông…sau đó dẫn dắt trẻ vào bài thơ một cách lí thú, ngộ nghĩnh

Khi lên một tiết dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ việc đầu tiên là giáo viên phảichuẩn bị đồ dùng dạy học, đẹp, phong phú, đa dạng và đặc biệt là phải có sựmới lạ Ví dụ như: mô hình đa chiều, rối tay, sân khấu, trang phục phù hợp theonội dung bài thơ, câu chuyện, giọng kể nhẹ nhàng, truyền cảm gây sự lôi cuốncủa trẻ Bên cạnh đó giáo viên luôn chú ý đến mức độ nhận thức trẻ lớp mình,

từ đó sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với khả năngtrẻ lớp mình nhằm phát triển tính tích cực ở trẻ

Khi đàm thoại với trẻ về bài thơ, câu chuyện hệ thống câu hỏi phải cótính logic, phải thực hiện từ dễ đến khó, từ câu hỏi đơn giản dến phức tạp, giúptrẻ nhớ được tên bài thơ, câu chuyện tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và qua đótrẻ rút ra bài học gì Từ đó trẻ biết được các nhân vật tốt xấu, nhân vật đại diệncho cái xấu, nhân vật nào đại diện cho chính nghĩa Mục đích chính của việcđàm thoại là giúp trẻ hiểu sâu nội dung bài thơ, câu chuyện, giúp trẻ nhớ lâuhơn, phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú cho trẻ

Ví dụ: Khi đàm thoại nội dung câu chuyện, bài thơ giáo viên tổ chức

thành nhiều hình thức khác nhau như trò chơi “ ô của bí ẩn” cho trẻ chọn ô cửa

và trả lời câu hỏi, sau mỗi câu trả lời, cô tặng quà cho đội có nhiều câu trả lờiđúng nhất, tuyên dương khích lệ trẻ kịp thời…

Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chuẩn bị tranh ảnh đẹp mắt,hoặc có thể chuẩn bị rối tay theo nhân vật để trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranhhoặc rối theo sự lựa chọn của trẻ

Ví dụ: Đề tài truyện “Chú dê đen” Giáo viên chuẩn bị hình ảnh, video

câu chuyện, rối tay theo nhân vật, chó sói, dê đen, dê trắng, trẻ có thể kể chuyện

Trang 12

sáng tạo với tranh hoặc rối hoặc mô hình theo sở thích của trẻ phải đảm bảo đểtrẻ có một không khí thoải mái tự tin để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo và

óc tư duy của mình, cô có thể trợ giúp bằng những gợi ý khi trẻ lúng túng

Ảnh minh họa

Để phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ giáo viên khuyến khích để trẻmạnh dạn đặt tên sáng tạo cho câu chuyện Gợi ý để trẻ đặt tên phù hợp với nộidung của câu chuyện, khi tự mình đặt cho câu chuyện ấy một cái tên mới là trẻ

đã biết tư duy, từ đó làm giàu thêm vốn từ và phát triển được ngôn ngữ cho trẻ

Cô khuyến khích, tuyên dương để trẻ mạnh dạn phát huy được tính tích cực củatrẻ

Trẻ cảm nhận tác phẩm văn học có sâu sắc hay không, điều quan trọngnhất là ở cách truyền đạt kiến thức của giáo viên đối với trẻ Vì vậy giáo viênphải nhập tâm vào tác phẩm văn học khi đó cô giáo mới truyền đạt kiến thứccho trẻ dầy đủ, chính xác và trọn vẹn Qua đó trẻ sẽ cảm nhận tác phẩm văn họcsâu sắc, trẻ nhập vào các vai chơi, các nhân vật trong thơ truyện và thể hiện mộtcách sinh động, mà các kỹ năng đó muốn trẻ có được thì giáo viên phải thườngxuyên luyện tập cho trẻ, không những luyện tập trong tiết dạy mà còn ở mọi lúcmọi nơi

Thường xuyên cho trẻ tham gia trãi nghiệm để trẻ thể hiện một cách sinhđộng, ngôn ngữ của trẻ mạch lạc, phong phú, nhập vai trong các trò chơi đóngkịch dựa theo tác phẩm văn học, giáo viên cần tập cho trẻ phương pháp quansát, mô phỏng, tái tạo bằng cách nhắc lại, bắt chước

Trang 13

Rối tay câu chuyện ‘ Nhổ củ cải”

Ví dụ: Để tổ chức hoạt động chung làm quen tác phẩm văn học truyện

“Nhổ củ cải” giáo viên cho trẻ thể hiện điệu bộ vận động của con chó con, mèocon, chuột nhắt Cho trẻ lặp đi lặp lại những câu đối thoại Cô có thể hỏi “ ônggià đã gọi bà già như thế nào ?” “ Bà già đã gọi cháu gái như thế nào?” cô chovài trẻ thể hiện như vậy để trong tác phẩm nào trẻ cũng có cơ hội được tham gia

dù ít hay nhiều

Sau khi trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ thì giáo viên cho trẻtham gia đóng vai để từ đó trẻ biết nhận xét các nhân vật Giáo viên là ngườihướng dẫn trẻ vào vai chơi, trẻ được chọn vai chơi theo ý thích Giáo viên chotrẻ được phát biểu cảm nghĩ của bản thân khi nhận vai chơi Chuẩn bị bối cảnh ,trang phục cho trẻ đóng kịch là điều rất quan trọng, vì nó sẽ giúp trẻ hứng thú

và thích tham gia hoạt động hơn

Thể hiện ngôn ngữ của nhân vật giúp trẻ được trãi nghiệm với những ngôn

từ muôn màu, muôn sắc Trẻ sẽ biết cách chọn lọc những lời hay, ý đẹp trongquá trình giao tiếp của mình

Kết thúc hoạt động giáo viên cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dungphù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện đang học, để tránh sự nhàm chánnhững trò chơi cũng phải luôn đổi mới, sáng tạo mới có thể thu hút được trẻ tíchcực tham gia

Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học diều quan trọng nhất

là giáo viên phải luôn đổi mới hình thức tổ chức, các hình thức không nên đềtrùng lập sẽ dễ gây cho trẻ sự nhàm chán Giáo viên luôn động viên và là người

hỗ trợ đắc lực cho trẻ trong hoạt động đóng vai, tạo cho trẻ cảm giác an toàn khithể hiện ngôn ngữ trước đám đông Cách dẫn dắt giữa các hoạt động phải linhhoạt, nhẹ nhàng, tự nhiên không áp đặt, gò bó trẻ Và điều đặc biệt quan trọng

là giáo viên phải thân thiện gần gũi trẻ, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái Kết thúc

Trang 14

hoạt động giáo viên cũng cố nội dung bài học bằng các trò chơi sôi động phùhợp với nội dung.

Giáo viên phải nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ kịp thời, khi trẻ đọchay, kể chuyện diễm cảm, đóng kịch giỏi Lưu ý là giáo viên tuyệt đối khôngchê trẻ, mà phải động viên trẻ bằng các hình thức khác nhau Tìm cách giúp trẻyếu hoạt động tốt hơn

Ví dụ: Khi trẻ đọc thơ, kể chuyện chưa diển cảm, chưa đúng nhịp, đọccòn ngọng…thì giáo viên cần quan tâm chú ý giúp trẻ đó luyện tập nhiều hơn,động viên trẻ cố gắng để đọc, kể được tốt như các bạn khác

Khi đọc một bài thơ, kể câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ, giáo viênphải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ, truyện, xác định được nhịp

đọc, phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ( so sánh, nhân cách hóa…)

Biết được nọi dung bài thơ, câu chuyên nhắn gửi điều gì ?

Ví dụ : Bài Thơ : “Em vẽ”

Em vẽCon gà trốngMào đỏ tươi

………

Em VẽNhiều mái trườngTươi đỏ mái

Với nghệ thuật so sánh tác giả đã vẽ lên trước mắt ta con gà trống, conmèo lười, thật sống động, một con gà mới chỉ được nghe thôi chưa được nhìn,được ngắm mà đã cảm nhận được vẽ đẹp rực rỡ của con gà

- Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ tác phẩm, phân tích giọng đọc, kểdiễn cảm:

Để giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học một cách hứng thú, trướckhi dạy tôi hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ tác phẩm: phân tích giọng đọc,tập kể diễn cảm để giúp trẻ hiểu được nội dung bài học, giúp trẻ nhìn thấy đượccác hình tượng nhân vật, khung cảnh, các tình tiết và biết cách đánh giá chúngđúng đắn Bằng cách đó, trẻ cảm thụ được âm điệu trong ngôn ngữ của thơ ca,chuyện kể.Vì vậy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hay các tiết dự giờ trênlớp tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên về các thủ thuật lên lớp, các kỹ năngđọc kể, giọng điệu, ngữ điệu âm thanh để có giọng đọc kể phù hợp

VD: Truyện “ Tích chu” cô giáo cần phải kể bằng giọng êm nhẹ, vừa phảiGiọng của bà ấm áp tình cảm, hơi yếu

Giọng tích chu hoảng hốt, có tính chất hối lỗi

Trang 15

Giọng bà tiên ấm áp, dịu hiền Giọng của người dẫn chuyện phải nhẹnhàng, cuốn hút người nghe.

VD: kể cho trẻ nghe chuyện “ Nhổ củ cải”

Trước khi kể giáo viên đọc kĩ tác phẩm, phân tích giọng của từng nhânvật trong chuyện:

Giọng ông già gọi bà già như thế nào!.( giọng chậm rãi, ồm ồm)

Giọng bà già gọi cháu gái như thế nào!

Giọng cháu gái nhí nhảnh, hồn nhiên…khi chó con gọi mèo con như thếnào…

Sau khi giáo viên kể cho trẻ nghe chuyện, trẻ thuộc và biết kể lại đượccâu chuyện diễn cảm, biết thể hiện giọng của từng nhân vật Biết đóng kịch thểhiện tốt vai của mình

Ví dụ: Bài thơ : “ Bé làm bao nhiêu nghề”

Khi đọc giọng điệu câu thơ phải nhẹ nhàng, có cao độ lên xuống nhịpnhàng, có điểm nhấn mạnh theo từng câu thơ

Bé làm bao nhiêu nghề ( giọng ngang)

Bé chơi làm thợ nề ( giọng xuống)

Xây nên bao nhà cửa ( giọng cao)…

Muốn kể chuyện, đọc thơ hay kết hợp ánh mắt cử chỉ, điệu bộ minh họa

tự nhiên thoải mái, đơn giản, giáo viên chú ý khả năng này bằng cách:

Nghe băng đĩa chuyện thơ dành cho trẻ Mầm non

Thuộc lòng truyện, thơ

Nghiên cứu kĩ nội dung thơ, truyện

Nghiên cứu kĩ nội dung, nghệ thuật, ngôn từ của tác phẩm văn học giúp

cô giáo hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn đạt, biểu cảm Qua đó trẻ thích thú hơn và

dễ cảm nhận âm điệu, nội dung thể hiện qua bài thơ, câu chuyện

- Hoạt động mọi lúc mọi nơi

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có thể tiến hành ở mọi lúcmọi nơi khi đi dạo, tham quan, hay trong các hoạt động khác ở trường của trẻ… Vào những giờ hoạt động ngoài trời giáo viên có thể cho trẻ đọc một sốbài thơ, câu chuyện có liên quan đến hiện tượng thời tiết, hiện tượng thiên nhiên

để qua đó trẻ được thực nghiệm và dễ dàng cảm nhận được nội dung của câuchuyện, bài thơ

Ví dụ:

Trang 16

Vào mùa hè cho trẻ quan sát bầu trời, giáo viên có thể cho trẻ đọc bài thơ

“ông mặt trời”, “ Nắng mùa hè” qua đó cho trẻ biết về nắng nóng của mùa hè vàlồng ghép giáo dục trẻ đi học đội mũ, nón

Hoặc là giờ vệ sinh rửa tay của trẻ, giáo viên có thể cho trẻ đọc bài thơ “Rửa tay sạch sẽ” giúp trẻ chú ý hơn trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân hàngngày

Giờ hoạt động vui chơi giáo viên cho trẻ xem truyện tranh, tập kể chuyệnsáng tạo, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình ảnh

Trong giờ ngủ trưa, trước giờ đi ngủ giáo viên rèn cho trẻ thói quan đọcbài thơ “ Đi ngủ” hoặc bài thơ “ Ngủ” qua đó trẻ hiêu và có ý thức trong giờngủ trưa Hay ngay trong lúc chờ bàn ăn, giáo viên sưu tầm một số bài thơ chotrẻ đọc nhằm giáo dục về vệ sinh ăn uống cho trẻ

Để gây được hứng thú cho trẻ trong khi trò chuyện có thể kết hợp cho trẻxem tranh, hình ảnh trên máy tính, hoặc những đoạn video có nội dung phùhợp nhằm để trẻ hứng thú, phát huy tính tích cực của bản thân từ đó phát triểnngôn ngữ Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp trẻhiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc Không những trẻ còn tìmhiểu về thế giới xung quanh làm quen với kiến thức mới, giúp trẻ bước vào tiếthọc một cách dễ dàng Vì vậy trong lúc trò chuyện với trẻ giáo viên phải nói rõràng, chính xác, ngắn gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn Qua thời gian thựchiện của giáo viên tôi nhận thấy các cháu mạnh dạn hồn nhiên hơn trước, rấtthích trò chuyện với người lớn Đặc biệt có một vốn từ rất đáng kể

Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường văn học, làm

đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết dạy.

Cũng như các hoạt động khác trong giáo dục mầm non việc cho trẻ làmquen với văn học luôn luôn phải có sự song song giữa nội dung bài thơ, câuchuyện với hình ảnh minh họa trực quan Nhằm thu hút sự chú ý của trẻ tăngthêm sức hấp dẫn của câu chuyện bài thơ, giúp trẻ cảm nhận tốt tác phẩm vănhọc, giờ học đạt kết quả cao

Với tình hình thực tế của nhà trường, tôi thấy việc tạo môi trường cho trẻlàm quen văn học góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu thích cái đẹp ở xungquanh là việc làm hết sức quan trọng và tạo ra môi trường làm quen văn học.Chính vì vậy vào đầu năm học tôi kết hợp với tổ khối đã tiến hành đi kiểm traviệc trang trí của các lớp để xem các lớp trang trí có phù hợp hay không, có nổibật chủ đề hay không và điều quan trọng là có đẹp và bắt mắt trẻ hay không.Khi kiểm tra các lớp tôi hướng dẫn giáo viên nên giành riêng một khoảng trống

có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ nơi dễ gây sự chú ý của trẻ Hướng dẫngiáo viên trang trí góc văn học theo nội dung câu chuyện “ Thỏ con đi học ” giáoviên trang trí bằng các nhân vật trong chuyện như thỏ con, thầy giáo hươu, vàcác bạn và trang trí thêm cảnh vật xung quanh

Trang 17

Xây dựng môi trường văn học không chỉ trong lớp mà còn ngoài lớp học.Môi trường văn học đa dạng , phong phú sẽ giúp trẻ phát huy khả năng tư duy,sáng tạo Hiện nay theo chương trình giáo dục mầm non mới áp dụng quanđiểm giáo dục “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được họcthông qua trãi nghiệm, trẻ được khám phá tìm hiểu, giao tiếp tương tác với bạn

bè Ở góc nghệ thuật giáo viên trưng bày về các loại rối về các nhân vật trongtác phẩm văn học như: Rối tay, rối que, mô hình đa chiều… kết hợp trong giờhoạt động góc, giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng rối, mô hình đa chiều.Được điều khiển các nhân vật theo diễn biến nội dung truyện làm cho trẻ rấtthích thú và nhập vai rất tốt vào các tác phẩm văn học Biện pháp này đã đưavăn học đến gần với trẻ hơn, văn học trở nên gần gũi Trong một giờ hoạt độngchung trẻ không thể nhớ được toàn bộ câu chuyện hoặc thuộc bài thơ liền, vì ởlứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà mau quên

Hướng dẫn, khuyến khích động viên giáo viên xây dựng môi trường vănhọc, làm đồ dùng dạy học bằng: Vật thật, mô hình, đạo cụ, trang phục, sânkhấu, con rối ( rối tay, rối dẹt, rối que, mô hình đa chiều…) Giáo viên đã tạo ranhững sản phẩm bằng nguyên vật liệu mở Góp phần quan trọng trong hoạtđộng làm quen văn học cho trẻ, bằng những sản phảm do chính tay mình làm ragiáo viên sẽ tâm huyết với nghề hơn và đặc biệt là trong môn văn học

Mô hình thế giới động vật

Sau khi được tôi hướng dẫn, giáo viên đã tìm tòi học hỏi từ bạn bè đồngnghiệp, tham khảo các trang mạng tạo ra nhiều sản phẩm sử dụng trong các tiếthọc theo chủ đề

Ví dụ : Chủ đề thế giới động vật, sử dụng cho thơ, truyện theo chủ đề.Qua đó khơi gợi cho trẻ sự thích thú khi được đọc thơ, kể chuyện qua các môhình, bài thơ : “ Hươu sao” có thể sử dụng mô hình để tạo sự chú ý, thích thúcho trẻ khi được đọc thơ và quan sát hình ảnh minh họa

Trang 18

Ví dụ : Câu chuyện “ Chú dê đen” thì trẻ sẽ thích thú hơn khi cô vừa kểvừa có mô hình khu rừng nơi có chú dê đen, dê trắng và chó sói ở, giúp trẻ hìnhdung được nơi ở của các con vật sống trong rừng thông qua việc kể chuyện.

Mô hình đa chiều câu chuyện “ Nhổ củ cải”

Để trẻ yêu thích các tác phẩm văn học, hứng thú tham gia vào các hoạtđộng làm quen văn học giáo viên cần hướng dẫn và khuyến khích trẻ tự tạo hìnhnhững nhân vật trong bài thơ, câu chuyện rồi dùng chính những sản phẩm trẻlàm được để dạy trẻ đọc thơ, dạy trẻ kể chuyện, phương pháp này không nhữnggiúp trẻ phấn khởi tham gia vào tiết học với những đồ dùng do chính mình tạo ra

mà khi tự tay tạo hình những nhân vật trong câu chuyện trẻ hiểu thêm về tínhcách nhân vật, dành tình cảm yêu thích những tác phẩm văn học

VD: Bài thơ “Ngày mùng tám tháng ba”, giáo viên vẽ tranh, trẻ giúp cô tômàu bức tranh Những trẻ khéo tay có thể giúp cô vẽ thêm hoa, thêm lá hướngdẫn trẻ tô màu phù hợp và vẽ thêm chim, bướm Hoặc giáo viên vẽ trên bìacứng, trẻ giúp cô cắt những bông hoa Sau đó cô và trẻ cùng làm tranh độngcho bài thơ “Ngày mùng tám tháng ba”

Hay một số bài thơ ở chủ đề “ Hiện tượng thiên nhiên” như bài thơ: Sao

và trăng, truyện hạt nước tí xíu, thơ Biển của bé, truyện mây và gió Hướng dẫngiáo viên cho trẻ và cô cùng làm các mô hình theo hình thức trò chơi “ chiếc nón

kì diệu” để trẻ được ôn lại các bài thơ một cách hứng thú hơn

Trang 19

Mô hình quay: các hiện tượng tự nhiên

Để tiết dạy thật sự hấp dẫn và lôi cuốn được trẻ thì việc chuẩn bị đồ dùngdạy học chu đáo là việc không thể thiếu, đồ dùng phải đẹp mắt, mới mẻ, sángtạo mới thu hút được trẻ

Hướng dẫn giáo viên sưu tầm những nguyên vật liệu mới, tận dụng nhữngnguyên vật liệu sẵn có như: vải vụn, lõi giấy vệ sinh, báo cũ, rơm khô, đĩa CD

cũ, lon bia, hũ nhựa… để tạo ra những đồ dùng phong phú phục vụ cho tiết dạy:

VD: Chuẩn bị đồ dùng cho câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” dùng baotay củ để làm rối nhân vật, rồi dùng những nguyên vật liệu như bìa cứng, báo

cũ, cỏ khô, hột hạt… làm mô hình kết hợp diễn rối khi kể chuyện cho trẻ nghe

Có thể gắn bánh xe và buộc dây để rối có thể di chuyển theo mô hình…

Để giúp trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen văn học, việccần thiết ở mỗi giáo viên là phải tạo môi trường văn học xung quanh trẻ, giúptrẻ được sống trong môi trường văn học Để từ đó thường xuyên tiếp cận vớicác tác phẩm văn học, dần dần hình thành nhu cầu văn học ở trẻ Ở lớp giáoviên nên chọn góc phòng thoáng, đủ ánh sáng để làm góc văn học cho trẻ, ở đâyđược trang bị rất nhiều sách về văn học, góc văn học được trang trí đẹp mắt vớinhững tác phẩm văn học do cô và trẻ tự làm

Ví dụ: Giáo viên sưu tầm một số truyện tranh có hình ảnh đẹp và nộidung về văn học như (Chú dê đen, nhổ củ cải, Bác gấu đen…) một số tác phẩmvăn học do cô và trẻ cùng làm như (ước mơ của Hưu sao; Cáo, Thỏ và Gà trống

…), bằng hình thức trẻ vẽ theo tưởng tượng về nội dung, hoặc giúp cô tô màutranh đã vẽ sau đó đóng thành sách Với các bài thơ trong chương trình họctrong chủ đề, cô viết lên bìa lịch và kết hợp một số hình ảnh sưu tầm hoặc làtranh cô tự vẽ Tất cả sản phẩm do cô, trẻ tạo ra hoặc huy động đều trưng bày ởgóc văn học

Trang 20

Những tác phẩm đơn giản do giáo viên và trẻ cùng làm tuy chưa mangtính thẩm mỹ cao nhưng nó thật sự đem lại hiệu quả rất lớn giúp trẻ ghi nhớnhững nhân vật trong tác phẩm văn học, đặc điểm của những nhân vật…, yêuthích những sản phẩm do mình làm ra từ đó thích đọc thơ, kể chuyện và thamgia đóng kịch Vì thế việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ làm quen văn học là một vấn

đề quan trọng, cho nên muốn thành công giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, đồchơi đầy đủ, hấp dẫn phù hợp với nội dung từng bài thơ, câu chuyện tạo môitrường thuận lợi kích thích trẻ đến với môi trường văn học

Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên cho trẻ làm quen văn học thông qua các môn học khác.

Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen văn học có thể

là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa được học, để gâyđược hứng thú cho trẻ trong các giờ học, văn học luôn là sự lựa chọn mang lạihiệu quả cao Một bài thơ, ca dao, một câu chuyện nhỏ… đều có thể gây đượchứng thú giúp trẻ bước vào tiết học một cách nhẹ nhàng hơn

Ngoài câu chuyện bài thơ được quy định trong chương trình, tôi đã chỉđạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép văn học với các môn học khác saocho phù hợp

Ví dụ: giờ tạo hình đề tài vẽ theo ý thích, giáo viên có thể gợi ý bằngcách cho trẻ đọc bài thơ “ em vẽ” của nhà thơ Hoàng Thanh Hà…khi trẻ đọcthơ giúp trẻ ghi nhớ tốt, và bước vào tiết học tạo hình hứng thú hơn

Trong quá trình trẻ học toán giáo viên có thể sử dụng câu chuyện dẫn dắttrẻ vào hoạt động, từ đó trẻ sẽ hứng thú với tiết học toán và cũng cố được kiếnthức câu chuyện mà trẻ được học

Ví dụ: Dạy trẻ Làm quen với toán

Chủ đề “Thế giới thực vật – Tết và mùa xuân” Đề tài: Đếm đến 5, nhậnbiết các nhóm có số lượng 5, nhận biết chữ số 5 Tích hợp câu chuyện “Nhổ củcải”, sau khi ôn kiến thức cũ thay vì chuẩn bị sẵn đồ dùng trong rổ cho trẻ, giáoviên kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” rồi vận động trẻ cùng giúp cô nhổ

củ cải, trẻ cùng cô nhổ đủ 5 củ cải bỏ vào rổ của mình sau mỗi lần nhổ kết hợpđếm Câu chuyện đã giúp tiết học trở nên nhẹ nhàng và sinh động hơn Và qua

đó giúp trẻ khắc sâu nội dung câu chuyện hơn, trẻ sẽ tư duy và sáng tạo nhiềuhơn

Giờ học: Khám phá khoa học

Chủ đề " Một số loại rau, quả" Giáo viên trò chuyện với trẻ về một sốloại rau, quả Trong giờ học tôi hướng dẫn giáo viên nên giáo dục trẻ biết lợi íchcủa một số loại rau,quả và dinh dưỡng mà rau cung cấp cho con người Hìnhthành cho trẻ về kinh nghiệm sống, giúp cho các giờ học sinh động, hấp dẫntránh sự nhàm chán vào giờ học giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng

Trang 21

Ví dụ: Giáo viên có thể cho trẻ đọc các bài vè, đồng dao, ca dao trước khivào tiết học và vận động nhẹ để trẻ hứng thú hơn : “ Dưa chuột cậu ruột dưagang – Dưa gang họ hàng dưa hấu – Dưa hấu là cậu bí ngô – Bí ngô là cô đậunành.”

Ví dụ: Môn âm nhạc: Dạy bài hát “Cháu yêu bà”

Giáo viên có thể lồng ghép cho trẻ đọc bài thơ “ Giúp bà” nhằm giáo dụctrẻ yêu quý bà và giúp đỡ bà Qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm gia đình trongbài thơ Khi lồng ghép thơ vào môn âm nhạc với đề tài phù hợp sẽ giúp cho tiết

âm nhạc đa dạng và không bị nhàm chán Và trẻ sẽ cảm nhận nội dung của bàihát mà cô giáo truyền thụ sâu sắc hơn

Hay môn thể dục: khi chơi trò chơi cô cho trẻ đọc bài đồng dao hoặc cadao sao cho có nhịp điệu nhanh, dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác củabài thể dục Như vậy, việc cho trẻ làm quen với văn học thông qua các môn họckhác là vô cùng quan trọng, điều đó giúp trẻ được tiếp xúc với văn học bằngnhiều hình thức và nhiều phương diện Qua đó giúp trẻ cảm nhận được tácphẩm văn học một cách sâu sắc hơn

Muốn trẻ dễ nhớ, và khắc sâu các nội dung, hình ảnh, nhân vật của cáctác phẩm văn học việc cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi là rất cầnthiết, vì thông qua các môn học khác trẻ sẽ được khơi gợi lại những ấn tượng vềvăn học Trẻ sẽ tiếp thu dễ dàng hơn, và qua quá trình lồng ghép văn học vàocác môn học khác trẻ sẽ thấy được văn học có tác động mạnh mẽ đến các lĩnhvực phát triển của con người như: ngôn ngữ, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ

Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc cho trẻ làm quen văn học:

Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ và nhà trường là một vấn đề quantrọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Vì thế tôi hướngdẫn giáo viên vào các buổi họp cha mẹ đầu năm, phải tuyên truyền giúp cha mẹtrẻ hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động ở trường, đặc biệt là môn làmquen văn học từ đó để đưa ra biện pháp cụ thể

Trong các buổi họp chuyên môn Tôi nhắc nhở giáo viên làm tốt việc traođổi với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón trả trẻ, giáo viên gặp gỡ trao đổi với

về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ Kết hợp tuyên truyền đến phụhuynh về chủ đề, bài trẻ đang học, qua đó động viên phụ huynh cung cấp tranh,sách báo, hình ảnh về chủ đề đang học, phối hợp với phụ huynh dạy và ôn lạicho trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập trẻ vẽ theo nội dung chuyện… Bên cạnh đó, giáoviên cần vận động phụ huynh đóng góp một số sách truyện mẫu giáo Nhữngloại sách này có hình ảnh rõ nét, nội dung có tính chất giáo dục cao

Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng của môn làm quenvăn học đối với trẻ, không những phụ huynh người kinh mà kể cả phụ huynh làngườ dân tộc thiểu số đã nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo môi trường văn họccho con tại gia đình, mua sách báo phù hợp với độ tuổi của trẻ, kể cho con

Trang 22

nghe, dạy con đọc những bài đồng dao, ca dao….chính vì vậy, khi đến lớp trẻ

đã có nhiều tiến bộ rõ rệt và hứng thú hơn trong các tiết học mà tôi thao giảng,

dự giờ.Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ được giáo viên báo cáo về chuyênmôn hàng tháng cũng có sự chuyển biến rõ rệt

Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học Chất lượng vềmôn Làm quen văn học tăng lên khá rõ, Các cháu rất thích học bộ môn này, rấtmạnh dạn khi giao tiếp, thích trò chuyện cùng người lớn và đặc biệt rất thíchtham gia vào các hoạt động không chỉ có làm quen văn học

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:

Mỗi giải pháp, biện pháp đều có tác dụng riêng nhưng đều hỗ trợ cho nhau

là cùng chung một nhiệm vụ cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thủ thuật lên lớpgiúp giáo viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục,nhất là hoạt động cho trẻ làm quen văn học

Để thực hiện các biện pháp, giải pháp trước hết giáo viên phải linh hoạt,năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề nghiệp, đầu tư chiều sâu vào công tácchuyên môn, mở rộng tìm tòi, nghiên cứu các chuyên đề đã học Ngoài ra giáoviên cần linh hoạt, nhẹ nhàng, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm và biết phốihợp chặt chẽ với chuyên môn, nhà trường, đoàn thể trong công tác tuyên truyềnđến các bậc phụ huynh trong việc xây dựng môi trường văn học trong và ngoàilớp học Cũng như việc sử dụng các phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dụcgiúp trẻ phát triển toàn diện theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mà

Bộ GD&ĐT đã ban hành

Các giải pháp, biện pháp luôn đảm bảo các yếu tố thực tế, thiết thực ,dễhiểu và nêu rõ tầm quan trọng của trẻ trong chương trình chăm sóc giáo dụcmầm non

d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.

- Đối với giáo viên:

Sau một thời gian bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên thực hiện, tôi nhậnthấy khả năng cảm thụ văn học của trẻ có những chuyển biến rõ rệt, và khả năng

tổ chức, sử dụng môi trường, đồ dùng của giáo viên có phần phong phú hấp dẫnhơn so với khi chưa thực hiện chuyên đề

Giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp vào tình hình thực tế của lớp, chủđộng, sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động làm quenvăn học

Giáo viên đã biết sử dụng đồ dùng đẹp, khoa học hơn, tạo môi trườnghoạt động cho trẻ phong phú hấp dẫn, sáng tạo Biết khai thác các phương tiệndạy học có hiệu quả Giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.Kết quả cụ thể như sau :

Trang 23

Nội dung

Số GV

Tỉ lệ%

Số GV

Tỉ lệ%

Số GV

Tỉ lệ

%

Số GV

Trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Vốn

từ của trẻ phong phú hơn, ngôn ngữ phát triển rõ rệt, trẻ đã biết phát âm rõ ràng,diễn đạt ngôn ngữ có phần lưu loát hơn, đọc thơ biết ngắt nhịp, đọc đúng ngữđiệu, kể chuyện biết kể diễn cảm, thuộc truyện nhiều hơn, biết tự dẫn chuyện vàmạnh dạn nhận vai để đóng kịch, thể hiện được giọng điệu và tính cách của cácnhân vật Có kỹ năng kể chuyện sáng tạo

Kết quả cụ thể như sau:

Trang 24

* Đối với phụ huynh:

Tạo được niềm tin trong phụ huynh, ngày càng tin tưởng vào công tácchăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường Giữa phụ huynh và giáo viên đã có sựhợp tác tích cực và gắn bó với nhà trường hơn, hiểu được tầm quan trọng củagiáo dục mầm non

III Phần kết luận, kiến nghị

Trong quá trình áp dụng sáng kiến của mình với việc hướng dẫn, bồidưỡng cho giáo viên khối chồi thực hiện tốt môn “ Làm quen văn học” ở trườngMầm non Hoa Hồng, sau một thời gian thực hiện Tôi thấy có sự chuyển biến rõrệt Giáo viên đã vận dụng các kiến thức linh hoạt, sáng tạo hơn, không ngừnghọc hỏi bạn bè, đồng nghiệp trao dồi khả năng tổ chức tiết dạy với nhiều hìnhthức, thủ thuật sống động hơn

Giáo viên đã nắm vững mục đích, nội dung kiến thức theo độ tuổi, có sựchuẩn bị, đầu tư vào hoạt động cho trẻ làm quen văn học Cung cấp các kiếnthức về văn học đảm bảo về nội dung lẫn phương pháp Vì vậy nên khả năngcảm thụ văn học của trẻ ngày một tiến bộ, trẻ hiểu nội dung câu chuyện, bài thơtính cách nhân vật nhanh và nhớ lâu hơn Trẻ tham gia tích cực, hứng thú hơn,

Trang 25

trẻ dân tộc thiểu số phát âm rõ ràng, rành mạch hơn Trẻ có khả năng tư duy tốt,biết chọn lời hay, ý đẹp trong giao tiếp.

Giáo viên đã bổ sung nhiều đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học, đồ dùngđẹp, sinh động, đa dạng và phong phú tạo sự hứng thú cho trẻ như : rối tay, rốique, mô hình đa chiều, trang phục nhân vật trong truyện Khả năng nghiên cứutác phẩm, phân tích nghệ thuật của tác phẩm, tính cách của từng nhân vật, giọngđọc, kể của giáo viên có sự tiến bộ rõ nét, lôi cuốn sự chú ý của trẻ Xây dựngnội dung giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp mình Các nộidung giáo dục đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các kĩ năng đọc kểdiễn cảm cần được cũng cố và hoàn thiện

Hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học phải đa dạng, sángtạo và thường xuyên được đổi mới Trẻ học mà chơi, chơi mà học, thông hoạtđộng vui chơi trẻ lĩnh hội những kiến thức mà giáo viên truyền thụ Qua việccho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những đạo đức tốt đẹp, nhữngcảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng Thông qua hoạt động này trẻ làmtái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phùhợp với nội dung của tác phẩm

Giáo viên đã phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc xây dựngmôi trường văn học cho trẻ, trao đổi cung cấp những kiến thức chăm sóc trẻ đểgiáo viên và phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện

Những biện pháp tôi đưa ra chưa nhiều, nhưng tôi đã phần nào thànhcông, vì nó đã góp phần định hướng tốt cho giáo viên khối chồi về việc xâydựng, tổ chức có hiệu quả môn làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi, tại trườngMầm non Hoa Hồng trong năm học vừa qua Chính vì thế sau đề tài này tôi sẽtiếp tục nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa để không những nâng caochất lượng môn làm quen văn học mà các môn khác nữa, đưa chuyên môn củanhà trường ngày càng được đi lên

2 Kiến nghị :

- Đối với Phòng Giáo dục

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trẻ mầm nonhàng năm

Mở các lớp chuyên đề, tập huấn về việc sử dụng rối trong hoạt động làmquen văn học có hiệu quả

Chọn những sáng kiến kinh nghiệm hay có tính thuyết phục cao phổ biếnrộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập

- Đối với nhà trường

Tạo điều kiện cho giáo viên giỏi tham quan học tập các trường nhiều hơn

để được giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 26

Trên đây là “ Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao

chất lượng môn làm quen văn học tại trường Mầm non Hoa Hồng” Tôi đã thực

hiện và đạt hiệu quả tại đơn vị Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồngsáng kiến các cấp, các đồng nghiệp để bản thân tôi có kinh nghiệm trong côngtác bồi dưỡng chuyên môn ngày một tốt hơn./

Băng ADrênh, ngày 10 tháng 03 năm 2018

Người viết

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

TM/ HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Lê Thị Kim Hương

Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bồi dưỡng thường xuyên năm 2017-2018

2 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáodục mầm non

TS.Trần Thị NgọcTrâm – TS Lê ThuHương- PGS.TS LêThị Tuyết

3 Phương pháp tổ chức hoạt động làmquen với tác phẩm văn học. NXB ĐH Quốc gia HàNội

4 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Thị Ánh Tuyết

8 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3-5 tuổi. Phùng Thị Tường

9 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ4-5 tuổi qua bộ môn LQVH. NXB ĐH Quốcgia Hà Nội

10 Tuyển chọn giáo án cho lớp mẫu giáo 4-5 tuổi lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Nhà xuất bảngiáo dục ViệtNam

11 WWW Mầm non Com

Trang 28

Hết

Ngày đăng: 14/05/2018, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w