1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chuyên đề tốt nghiệp: Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

62 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 462,5 KB

Nội dung

Bán hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bán hàng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng; giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Thông qua hoạt động bán, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bán hàng với tư cách là một quá trình của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng mạng lưới bán hàng, tổ chức quản lý và thực hiện…Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì cần phải có những biện pháp phù hợp với thực tế doanh nghiệp để công tác bán hàng của doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất. Trong thực tế hiện nay, hoạt động bán hàng chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đúng cách. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc làm sao bán được nhiều hàng mà không quan tâm đến việc khách hàng có quay lại với doanh nghiệp chúng ta hay không, làm sao để khách hàng tự tìm đến với doanh nghiệp như một thói quen. Xuất phát từ câu hỏi đó, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính” để làm báo cáo chuyên đề thực tập. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, được chia thành 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính. Chương 2: Thực trạng hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính. Chương 3: Định hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán vật liệu tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-o0o -LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: - Trường đại học kinh tế quốc dân

- Khoa thương mại và kinh tế quốc tế

Tên em là: Nguyễn Thị Chi

Lớp: QTKD thương mại 48B

Khoa: Thương mại và kinh tế quốc tế

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập với đề tài: “Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính” là do em tự thực hiện, không sao chép Các số liệu trong chuyên đề này

do em thu thập và có nguồn gốc rõ ràng Nếu có gì sai, em xin hoàn toàn chịutrách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Chi

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập với đề tài: “Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính” em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên

hướng dẫn là GS.TS Hoàng Đức Thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các côchú, anh chị trong công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Chi

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH 2

1.1 Khái quát về công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính. 2

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 2

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4

1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 7

1.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 7

1.2.2 Đặc điểm các nguồn lực kinh doanh của công ty 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH 12

2.1 Phân tích thực trạng, kết quả và hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 12

2.1.1 Phân tích kết quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 12

2.1.2 Phân tích hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 18

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 23

2.2.1 Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng 23

Trang 4

2.2.2 Lập kế hoạch bán hàng 25

2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa xuất bán 26

2.2.4 Lựa chọn các hình thức bán 27

2.2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng 29 2.2.6 Tổ chức hoạt động bán hàng 30

2.3 Đánh giá hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 32

2.3.1 Thành công 32

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 34

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH 36

3.1.Định hướng phát triển của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính trong thời gian tới 36

3.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường 36

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty 37

3.2 Các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính 39

3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 39

3.2.2 Tăng cường hoạt động xúc tiến 42

3.2.3 Nâng cao hiệu quả trong công tác cung ứng hàng hoá 44

3.2.4 Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí 47

3.2.5 Biện pháp về mặt nhân sự 51

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Một số dự án của công ty 8

Bảng 2: Cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn công ty năm 2007- 2009 10

Bảng 3: Cơ cấu lao động công ty năm 2009 11

Bảng 4: Tổng doanh thu bán vật liệu của công ty 12

Bảng 5: Khối lượng và doanh thu bán một số loại thép của công ty 15

Bảng 6: Kết quả bán thép của công ty theo tiêu thức nhà cung ứng 16

Bảng 7: Khối lượng và doanh thu bán xi măng của công ty 17

Bảng 8: Doanh thu hoạt động kinh doanh vật liệu nhập khẩu 18

Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động 19

Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty 21

Bảng 11: Hiệu quả tổng hợp của công ty 22

Bảng 12: Khối lượng và doanh thu bán thép theo kế hoạch 26

Bảng 13: Chi phí xúc tiến bán hàng theo các hình thức của công ty 30

****** Biểu đồ 1: Tỷ trọng doanh thu của thép, xi măng và vật liệu nhập khẩu trong năm 2007- 2009 14

Biểu đồ 2: Kết quả doanh thu hoạt động bán hàng của công ty 2007 - 2009 32

Biểu đồ 3: Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của công ty năm 2007- 2009 33

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Bán hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗidoanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh Bán hàng là cầu nối giữa sảnxuất và tiêu dùng; giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mìnhmong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh.Thông qua hoạt động bán, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Bán hàng với tư cách là một quá trình của hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liênquan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng mạnglưới bán hàng, tổ chức quản lý và thực hiện…Muốn cho các hoạt động này cóhiệu quả thì cần phải có những biện pháp phù hợp với thực tế doanh nghiệp

để công tác bán hàng của doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất

Trong thực tế hiện nay, hoạt động bán hàng chưa được các doanhnghiệp quan tâm đúng mức, đúng cách Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ởviệc làm sao bán được nhiều hàng mà không quan tâm đến việc khách hàng

có quay lại với doanh nghiệp chúng ta hay không, làm sao để khách hàng tựtìm đến với doanh nghiệp như một thói quen Xuất phát từ câu hỏi đó, trongquá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính

em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính” để làm báo cáo

Chương 2: Thực trạng hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty

TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

Chương 3: Định hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán vật liệu

tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH

1.1 Khái quát về công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty.

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

- Địa chỉ ĐKKD: P1105 – N2E Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính,phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Địa chỉ VPGD: Số 07, Lô 1A Trung Yên 1, Quận Cầu Giấy, TP HàNội

- Điện thoại: 04.35569840 Fax: 04.35568609

Năm 2007 là năm đánh dấu bước ngoặt của công ty, công ty đã tham giahoạt động kinh doanh thương mại Với việc kinh doanh các mặt hàng vật liệuxây dựng như thép, xi măng và nhập khẩu một số vật tư khác phục vụ trong xâydựng Công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị thi công xâydựng, nên trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được cáckết quả rất tích cực, giá trị doanh thu giữa các năm không ngừng tăng trưởng.Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục mở rộng tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đốitác và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tăng cường tiềm lực kinh doanh,từng bước khẳng định uy tín thương hiệu của Công ty với khách hàng

Trang 8

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính thực hiện cácchức năng quy định trong điều lệ của công ty và đã được hội đồng thành viênthông qua Công ty trực tiếp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong nước và thựchiện chức năng nhập khẩu Đảm bảo thực hiện tốt công tác tài chính kế toán,thống kê, sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả Cuối mỗi kỳ sản xuất kinhdoanh thực hiện tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh đã thực hiện và xâydựng kế hoạch kinh doanh cho kỳ tới

Nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh thương mại các mặt hàngvật liệu xây dựng; cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; nhậnthầu thi công các công trình xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi và tư vấnthiết kế công trình giao thông Công ty phải kinh doanh theo đứng ngành,nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh mà công ty đãđăng ký Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh theo các chính sách pháp luậtcủa nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và nghĩa vụ tài chính khácđối với nhà nước, thực hiện theo đúng cam kết Công ty phải quản lý tốt tàisản, vốn đảm bảo thực hiện các chế độ đối với người lao động; không ngừngnâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đang dạng hóa mặt hàng kinh doanh,lĩnh vực kinh doanh; củng cố, duy trì các bạn hàng truyền thống và khôngngừng tìm kiếm khách hàng mới; tổ chức liên doanh, liên kết với các tổ chứctrong và ngoài nước nhằm mở rộng qui mô, phạm vi kinh doanh; xây dựng kếhoạch kinh doanh gắn sát tình hình thực tế và phấn đấu thực hiện tốt

Trang 9

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Trang 10

*Hội đồng thành viên: nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện

các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công tythực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật

và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giaotheo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan Chủ tịch hộiđồng thành viên cũng là giám đốc điều hành công ty

* Ban giám đốc: gồm có giám đốc điều hành và 2 phó giám đốc.

- Giám đốc điều hành: là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả

các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Giám đốc là người đại diện củacông ty theo pháp luật, là người hoạch định chiến lược và kế hoạch kinhdoanh, là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các chiến lược kế hoạch, cácphương án kinh doanh

- Phó giám đốc: là người có chức năng tham mưu giúp cho giám đốc

trong việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các hoạt động kinhdoanh, cung ứng dịch vụ, nhân sự Phó giám đốc chỉ đạo hoạt động của cácphòng ban, bộ phận mà mình phụ trách, chịu trách nhiệm thi hành và báo cáovới giám đốc

* Các phòng ban trong công ty.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng kế hoạch kinh doanh tham gia

trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty Nhiệm vụ của phòng kếhoạch kinh doanh là tự nghiên cứu, tìm hiểu nguồn hàng, nhu cầu tiêu thụ cácsản phẩm mà công ty kinh doanh Phòng có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch vàcác phương án kinh doanh, báo cáo tổng kết quá trình kinh doanh của công ty,

có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo, tham gia đề xuất, xây dựng vàhoạch định kế hoạch chương trình mục tiêu Theo dõi sự thay đổi của giá cảthị trường, chất lượng sản phẩm, phương thức giao hàng và thanh toán củacông ty, của đối thủ cạnh tranh Từ đó xác định những nguy cơ cạnh tranh và

Trang 11

- Phòng kỹ thuật thiết bị thi công: hay còn gọi là phòng kỹ thuật, phòng

có nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật cho các công trình xây dựng mà công

ty phụ trách Phòng trực tiếp đôn đốc tiến độ thực hiện công trình, quản lýthiết bị kỹ thuật của công ty

- Phòng tài chính kế toán: Phòng có trách nhiệm hoạch toán, theo dõi

các khoản thu chi tài chính để phản ánh các tài khoản có liên quan, theo dõi

sự biến động của tài sản, nguồn vốn trong công ty, hoạch toán các khoản chiphí Trên cơ sở đó, xác định giá thành hàng hóa và kết quả kinh doanh củacông ty Đồng thời sau mỗi kỳ kinh doanh, phòng tài chính kế toán lập báocáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho các lãnh đạo công ty đề

ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để phòng kếhoạch thực hiện tốt nhiệm vụ của mình

- Phòng tư vấn thiết kế: Phòng thực hiện các dịch vụ tư vấn thiết kế các

công trình xây dựng Phòng có nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật các công trình xâydựng cơ bản và đệ trình lên xin ý kiến ban giám đốc trước khi hoàn tất các thủtục xin cấp phép xây dựng cho các công trình

* Các bộ phận chức năng.

- Đội xây dựng công trình 1, 2, 3: đội xây dựng gồm những công nhân ,

có nhiệm vụ tham gia trực tiếp việc thi công, xây dựng các công trình xâydựng Mỗi đội xây dựng đều có một đội trưởng, người đội trưởng có nhiệm vụbáo cáo tình hình, tiến độ thực hiện công trình của đội mình đến ban lãnh đạocủa công ty

- Đội xây dựng nền móng: là đội có nhiệm vụ chuyên trách là tham gia

xây dựng nền móng Đội này chịu sự quản lý của một đội trưởng Đội trưởngđội xây dựng nền móng có nhiệm vụ đôn đốc các công nhân trong đội thamgia xây dựng, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ công trình

Trang 12

1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

1.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Trung Chính là doanhnghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp của nhà nước, với các ngànhnghề hoạt động kinh doanh chủ yếu là

- Sản xuất, mua bán vật tư phục vụ ngành xây dựng

- Mua bán, cho thuê máy thiết bị phục vụ ngành xây dựng

- Nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản: côngtrình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi

- Tư vấn thiết kế các công trình giao thông

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai lĩnh vực đó là nănglực kinh doanh xây dựng và kinh doanh thương mại

Năng lực kinh doanh xây dựng cho phép công ty tham gia các gói thầu

xây dựng Công ty đã và đang tiến hành thi công các công trình xây dựng đạtchất lượng cao và hiệu quả kinh tế Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:

Trang 13

Bảng 1: Một số dự án của công ty.

thực hiện

Kết cấu công trình

Thi công phần kết cấu hạ bộ (cọc

KN, Mố trụ, Tường chắn) và thi công kết cấu phần trên dầm đúc trên đà

giáo, dầm khung T

D ầm hộp BTCT DƯL liên tục khẩu

độ nhịp))

(Nguồn: Phòng tư vấn thiết kế).

Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân

hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa Mục tiêu của kinh doanh

Trang 14

thương mại là tạo ra lợi nhuận Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanhthương mại, công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính muốn đemsức lực và của cải của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận góp phần làm giàu cho

xã hội Sản phẩm chính của công ty là một số mặt hàng vật tư phục vụ ngànhxây dựng: xi măng, thép và một số vật tư nhập ngoại khác như thanh ren, đai

- Tổng công ty thép Việt Nam – chi nhánh Miền Nam

Công ty còn là nhà cung cấp sản phẩm xi măng cho thị trường Chủ yếu

là các loại xi măng như xi măng Nghi Sơn, xi măng Cẩm Phả và xi măngHoàng Thạch

Bên cạnh đó công ty có năng lực nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuấtcung cấp các sản phẩm vật tư nhập ngoại như Neo, Cáp DƯL, Gối cầu, cácchất phụ gia xây dựng để phục vụ các công trình xây dựng

1.2.2 Đặc điểm các nguồn lực kinh doanh của công ty.

Nguồn lực kinh doanh của công ty được xem xét trên hai góc độ lànguồn vốn kinh doanh và nguồn nhân lực

1.2.2.1 Nguồn vốn kinh doanh.

Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Bảng số liệudưới đây sẽ cung cấp các thông số về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 15

Bảng2: Cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn công ty năm 2007- 2009.

Chỉ tiêu

Giá trị(Tỷ VNĐ)

Tỷ trọng(%)

Giá trị(Tỷ VNĐ)

Tỷ trọng(%)

Giá trị(Tỷ VNĐ)

Tỷ trọng(%)

Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản (trên 80%), dovốn của công ty bị tồn đọng ở hàng hóa đang lưu thông ngoài thị trường, ởcác công trình xây dựng dở dang Tài sản cố định của công ty bao gồm hệthống trụ sở công ty, văn phòng chi nhánh trong Miền Nam, hệ thống khoxưởng 1700m2 và cơ sở vật chất khác: thiết bị văn phòng, máy móc…

1.2.2.2 Nguồn nhân lực.

Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có nhiều sự thay đổi về qui

mô tổ chức cho phù hợp với hoạt động kinh doanh Công ty đã bố trí và sắpxếp lao động với trình độ tương xứng vào các bộ phận, phù hợp với nhiệm vụđược giao Ban đầu khi công ty mới thành lập, tổng số lao động chỉ vẻn vẹn

có hơn 30 người, đến năm 2007 số lao động đã tăng lên 98 người Năm 2008,con số này là 134 người Tính đến hết năm 2009, tổng số lao động của công ty

206 người, với cơ cấu về trình độ như sau:

Trang 16

Bảng3: Cơ cấu lao động công ty năm 2009.

Cấp quản lý Số lượng

(người)

Tỷ trọng(%) Trình độ

Số lượng(người)

Tỷ trọng(%)

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH

2.1 Phân tích thực trạng, kết quả và hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

2.1.1 Phân tích kết quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

Trong khoảng thời gian gần 4 năm hoạt động kinh doanh, công tyTNHH thương mại và xây dựng Trung Chính cũng đã đạt được kết quả kinhdoanh khá khả quan Doanh thu mỗi năm đầy tăng lên, mặc dù trong thời gianqua cũng có khá nhiều biến động về giá cả, thị trường, sản phẩm Tuy nhiên,với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động kinh doanhđem lại nhiều hiệu quả doanh thu, lợi nhuận đều tăng, tăng ngân sách và thunhập cho nền kinh tế quốc dân

2.1.1.1 Tổng doanh thu hoạt động bán vật liệu tại công ty

Để thấy được kết quả hoạt động bán vật liệu của công ty, ta có bảng sốliệu sau:

Bảng4: Tổng doanh thu bán vật liệu của công ty

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

Trang 18

Thông qua số liệu về doanh thu bán vật liệu, ta thấy rằng doanh thu tiêuthụ hàng năm của công ty giai đoạn 2007- 2009 liên tục tăng Năm 2007,doanh thu 17.912.486.000 đồng, đến năm 2008 con số này đã tăng lên50.986.063.000 đồng Năm 2009, nhờ mở rộng quy mô kinh doanh, công ty

đã thu về 87.314.364.000 đồng doanh thu bán hàng Trong đó doanh thu vềthép chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu Năm 2007, doanh thu vềthép đạt 14.587.475.000 đồng chiếm 81,44% tổng doanh thu Đến năm 2008,doanh thu thép đạt 39.813.917.000 đồng, chiếm 78,09% tổng doanh thu.Doanh thu tiêu thụ thép đạt 65.181.093.000 đồng trong năm 2009 chiếm74,65% tổng doanh thu Để thấy được tỷ trọng doanh thu của thép, xi măng

và vật liệu nhập khẩu, ta có biểu đồ sau

Trang 19

Biểu đồ 1: Tỷ trọng doanh thu của thép, xi măng và vật liệu nhập khẩu

2.1.1.2 Kết quả kinh doanh thép.

a Khối lượng và doanh thu bán một số loại thép của công ty.

Hiện nay, trên thị trường thép có nhiều loại thép phục vụ cho các mụcđích khác nhau như: xây dựng, đóng tàu, chế tạo…Công ty TNHH thươngmại và xây dựng Trung Chính kinh doanh thép thành phẩm, chủ yếu là cácloại thép cây vằn, tròn đốt phục vụ trong xây dựng Khối lượng và doanh thutiêu thụ một số sản phẩm thép của công ty được thế hiện trong bảng

Trang 20

Bảng 5: Khối lượng và doanh thu bán một số loại thép của công ty.

( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh)

b Kết quả tiêu thụ thép theo tiêu thức nhà cung ứng.

Dựa trên bảng số liệu dưới đây, ta thấy nhu cầu sử dụng thép Việt đạtcao nhất trong cả 3 năm qua Bởi hầu hết thị trường của thép Việt được các

nhà thầu, xây dựng tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh…ưa

chuộng Tuy nhiên, xét về cơ cấu tổng số thép Việt đã được bán thì có giảm

so với tổng lượng bán ra hàng năm của công ty Năm 2007, khối lượng tiêu

thụ của thép Việt chiếm 72,3% tổng sản lượng Đến năm 2008 và 2009, tỷ lệ

này giảm xuống lần lượt là 67,8% và 65,2%

Thép của tổng công ty thép Việt Nam và sản phẩm thép Hòa Phátchiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng thép bán ra Nhưng không vì thế mà

công ty không chú trọng thúc đẩy sản lượng thép bán ra Sau năm 2007, sản

phẩm thép của hai doanh nghiệp này đã được tiêu thụ tốt hơn Nếu năm 2007,

thép Việt Nam chiếm 22,7% tổng lượng thép bán ra, con số này là 25% vào

năm 2008 và năm 2009 đạt 26,3% Sản phẩm mà công ty nhập về của công ty

Trang 21

ống thép Hòa Phát hầu hết là loại thép mạ kẽm Năm 2007, lượng thép HòaPhát xuất bán chỉ ở mức khiêm tốn 57 tấn, nhưng đến năm 2008, năm 2009con số này lần lượt là 235 tấn và 428,5 tấn tăng lên gấp 3,12 lần và 6,52 lần

so với năm 2007 Đó cũng là một sự phát triển không ngừng của cả ban lãnhđạo công ty

Bảng 6: Kết quả bán thép của công ty theo tiêu thức nhà cung ứng.

Năm

Công ty

KL(tấn)

Tỷ trọng(%)

KL(tấn)

Tỷ trọng(%)

KL(tấn)

Tỷ trọng(%)Cty TNHH

Để thấy được kết quả hoạt động tiêu thụ mặt hàng xi măng của công ty,

ta xem xét số lượng và doanh thu tiêu thụ của toàn công ty và của từng sảnphẩm Số liệu được thể hiện ở bảng dưới đây

Thông qua các số liệu về số lượng và doanh thu tiêu thụ mặt hàng ximăng của công ty, ta nhận thấy rằng: khối lượng xi măng tiêu thụ của công tytrong giai đoạn 2007- 2009 liên tục tăng lên Năm 2007, khối lượng xi măngtiêu thụ của công ty là 239.169,8 kg đạt doanh thu 2,272 tỷ đồng Năm 2008khối lượng tiêu thụ đã tăng lên tới 610.104,9 kg (tăng 155% so với năm 2007)

và doanh thu đạt 7,321 tỷ đồng (tăng gấp hơn 3 lần so với doanh thu của năm2007) Sở dĩ có kết quả như vậy là do, năm 2008 nhu cầu tiêu thụ xi măng

Trang 22

tăng đột biến lên mức 40- 41 triệu tăng khoảng 14% so với năm 2007 Cảnước đã có thêm 10 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào sản xuất, tăngcông suất thiết kế thêm 12,28 triệu tấn Nhưng ở thời điểm hiện nay các nhàmáy đếu đang phải chạy vượt công suất đến 10% nhằm đáp ứng nhu cầu ximăng của thị trường Năm 2009 mặc dù nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này cótăng so với năm, nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng nên giá xi măng có

xu hướng giảm Có điều này là do, năm 2008, sản lượng của toàn ngành làgần 42 triệu tấn nhưng nhu cầu tiêu thụ trong nước mới chỉ khoảng 40 triệutấn Năm 2009 cả nước có thêm 17 nhà máy xi măng đi vào hoạt động (nângtổng công suất của toàn ngành lên 60 triệu tấn)

Bảng 7: Khối lượng và doanh thu bán xi măng của công ty

DT(Nghìnđồng)

SL(kg)

DT(Nghìnđồng)

SL(kg)

DT(Nghìnđồng)

Trang 23

Bảng 8: Doanh thu hoạt động kinh doanh vật liệu nhập khẩu.

Đơn vị: nghìn đồng.

(Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta thấy được, doanh thu từ hoạt động kinh doanh vậtliệu nhập khẩu tăng đều hàng năm Năm 2007, doanh thu đạt 1.052.898.000đồng, đến năm 2008 doanh thu đã tăng lên 3.850.887.000 đồng (tăng 3,66 lần

so với năm 2007) Doanh thu năm 2009 đạt 8.595.510.000 đồng (tăng 2,23lần so với năm 2008 và 8,16 lần so với năm 2007) Doanh thu từ hoạt độngkinh doanh vật liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu củahoạt động bán hàng (từ 6%- 8%) nhưng con số này tăng đều qua các năm nêncông ty cũng đã chú trọng đến việc mở rộng mặt hàng nhập khẩu nhằm đadạng hóa sản phẩm và tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu

2.1.2 Phân tích hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lựccủa xã hội trong lĩnh vực thương mại thông qua những chỉ tiêu đặc trưng kinh

tế kỹ thuật được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kếtquả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặcnguồn vật lực đã được huy động vào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại

-> Hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty TNHH thương mại và xâydựng Trung Chính biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí

bỏ ra Chúng biểu hiện ở lợi nhuận và sự đa dạng về mặt giá trị sử dụng củahàng hóa, xét về mặt hình thức đó là một đại lượng so sánh giữa chi phí và kếtquả bỏ ra Hiệu quả kinh tế thương mại là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh

Trang 24

tế, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội vàtăng thu nhập quốc dân, qua đó tạo thêm nguồn lực tích lũy và nâng cao mứcsống, mức hưởng thụ của người dân.

Hiệu quả của hoạt động bán hàng được xem xét trên ba tiêu chí: hiệuquả sử dụng lao động; hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận

2.1.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động.

Hiệu quả sử dụng lao động được xem xét, đánh giá dựa vào hai chỉ tiêu

là năng suất lao động và lợi nhuận bình quân Hiệu quả sử dụng lao động củacông ty được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động.

Tổng doanh thu

(1) Nghìn đồng 17.912.486 50.986.063 87.314.364Lợi nhuận thuần

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán).

Chỉ tiêu năng suất lao động cho ta biết: bình quân trong một chu kỳhoạt động kinh doanh, một người lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thucho công ty Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động củacông ty càng tốt Năng suất lao động năm 2007 là 182.780 (nghìn đồng/người), năm 2008 năng suất lao động tăng lên 380.493 (nghìn đồng/ người).Năm 2009, năng suất lao động đạt 423.856 (nghìn đồng/người) Sở dĩ có sựtăng trưởng như vậy là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăngcủa số lao động

Trang 25

động tạo ra trong một năm Lợi nhuận bình quân năm 2007 là 16.688,65 (nghìnđồng/người) có nghĩa là: năm 2007, tính bình quân một người lao động làm ra16.688,65 (nghìn đồng) lợi nhuận Năm 2008, lợi nhuận bình quân đạt 26.206,03nghìn đồng, con số này đã tăng lên 32.260,64 (nghìn đồng) năm 2009.

2.1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ tài sản dùng trong kinh doanh, bao gồm tài sản bằng hiện vật,bằng tiền…Vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của các doanhnghiệp thương mại Với những doanh nghiệp thương mại thuần túy, quá trìnhchu chuyển của vốn lưu động thường trải qua hai giai đoạn: giai đoạn muahàng (biến T thành H), giai đoạn này, vốn lưu động chuyển từ hình thái giá trịsang hình thái hiện vật và giai đoạn bán hàng (biến H thành T) đó là lúc vốnlưu động quay trở lại hình thái ban đầu nhưng với số vốn lớn hơn

Xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thương mại, người ta

sử dụng hai chỉ tiêu là: số lần chu chuyển của vốn và số ngày một vòng quay

Trang 26

Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

Số vòng quay của vốn lưu động được tính bằng thương số giữa doanhthu bán hàng và vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ số này càng cao chứng

tỏ khả năng quay vòng vốn kinh doanh của công ty càng tốt và ngược lại Đốivới công ty, số vòng quay vốn lưu động của ba năm tăng lên đều Năm 2007,chỉ số này là 0,79; đến năm 2008 là 1,63 và đạt 1,76 vào năm 2009

Số ngày một vòng quay của vốn lưu động là thương số giữa thời giantheo lịch trong kỳ (một năm) và số lần chu chuyển của vốn lưu động Năm

2007 chỉ số này là 462 (ngày), chứng tỏ vốn lưu động phải qua 462 ngày mớihết một vòng quay Như vậy có nghĩa là chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quảquay vòng vốn lưu động của công ty càng tốt Điều đó cho thấy khả năng sửdụng vốn lưu động của công ty ngày càng hiệu quả Năm 2008, số ngày mộtvòng quay của công ty đã giảm xuống là 224 (ngày) và đến năm 2009 con sốnày giảm xuống còn 207 (ngày)

2.1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư vàtoàn bộ tư bản ứng trước, phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ chi phí bỏ

ra Tỷ suất lợi nhuận được xem xét trên các chỉ tiêu sau:

Bảng 11: Hiệu quả tổng hợp của công ty.

Trang 27

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá vốn hàng bán (2) Tỷ đồng 15,576 45,933 77,612 Chi phí BH, QLDN(3) Tỷ đồng 0,7008 1,5409 3,056 Chi phí kinh doanh (4);

(4) = (2) +(3) Tỷ đồng 16,276 47,442 80,668Lợi nhuận thuần (5) Tỷ đồng 1,635 3,512 6,646

Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận /chi phi

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu phản ánh khả năng sinh lời: một đồngdoanh thu thu về sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 2007 chỉ tiêu này

là 0,0913 có nghĩa là, 1 đồng doanh thu từ hoạt động bán hàng sẽ đem lại0,0913 đồng lợi nhuận cho công ty Năm 2008 lợi nhuận thuần là 3,512 tăng114,8% so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng của chi phí kinh doanh năm 2008

so với năm 2007 là 191,48%, do vậy khả năng sinh lời từ 1 đồng doanh thunăm 2008 (0,0688) thấp hơn năm 2007 Đến năm 2009, kết quả kinh doanhkhả quan cho nên tỷ suất lợi nhuận / doanh thu đạt 0,0761

Tỷ suất lợi nhuận /chi phí kinh doanh cho biết bỏ ra một đồng chi phí

sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả nănghoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận của công ty càng tốt Nếu năm 2007,

bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 0,1 đồng lợi nhuận, thì với năm 2008 chỉ thuđược 0,074 đồng lợi nhuận và 0,08 đồng là lợi nhuận thu về khi bỏ ra 1 đồngchi phí vào năm 2009

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty

TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.

2.2.1 Nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng.

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi

Trang 28

doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động nghiêncứu thị trường tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính đãđược tiến hành nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức Hiện tại, công ty chưa

có bộ phận chuyên về nghiên cứu thị trường, việc nghiên cứu thị trường dophòng kế hoạch kinh doanh đảm nhận Mục đích của nghiên cứu thị trường làxác định khả năng tiêu thụ của hàng hóa trên một địa bàn nhất định trong mộtkhoảng thời gian nhất định Hay nói cách khác, nghiên cứu thị trường nhằmtrả lời các câu hỏi: Khách hàng là ai? Họ cần gì? Và ở đâu?

Nội dung nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành nênthị trường của công ty cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh

Nghiên cứu tổng cầu và cầu hướng vào doanh nghiệp.

Nghiên cứu tổng cầu chính là nghiên cứu quy mô thị trường tiêu thụ sảnphẩm Với doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ là vật liệu xây dựng như thép, ximăng thì việc nghiên cứu thị trường nhằm xác định tổng lượng vật liệu của thịtrường; nghiên cứu xem thị trường của doanh nghiệp phân bố tập trung hay rảirác ở nhiều nơi Trên cơ sở so sánh với số liệu thống kê của các năm trước đểxác định cầu hướng vào trong nghiệp trong từng thời kỳ nhất định

Nghiên cứu tổng cung và cung của doanh nghiệp.

Nghiên cứu tổng cung là việc xác định khả năng sản xuất vật liệu xâydựng của các đơn vị sản xuất trong một thời gian Từ đó để biết được các đơn

vị có khả năng cung ứng cho thị trường nhiêu vật liệu là bao nhiêu (khốilượng và cơ cấu ra sao); khả năng nhập khẩu, lượng dự trữ, tồn kho của toànnền kinh tế là bao nhiêu Trên cơ sở các thông tin về lao động, vật tư tiền vốn

và các tiềm năng khách của doanh nghiệp để xác định cung của doanh nghiệp

có thể đưa ra thị trường

Nghiên cứu giá cả thị trường.

Nghiên cứu giá cả thị trường để biết được giá mua, giá bán vật liệu trênthị trường Ngoài ra cần phải tìm hiểu chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có

Trang 29

Việc xác định được giá cả thị trường nhằm giúp doanh nghiệp lựa chọn nhàcung ứng vật liệu sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu sự cạnh tranh đòi hỏi phải xác định số lượng đối thủ cạnhtranh, ưu nhược điểm của các đối thủ và xác định trạng thái cạnh tranh trên thịtrường Số lượng đối thủ cạnh tranh càng đông quyết định mức độ cạnh tranhcàng gay gắt

Tóm lại nghiên cứu thị trường là việc nghiên cứu nhu cầu và yêu cầucủa khách hàng về sản phẩm mà công ty kinh doanh, nghiên cứu đặc điểmmua sắm của khách hàng

Khách hàng của công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vật liệu xây dựng và các trung gian môigiới Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên thị trường chủ yếu của công ty là cáccông trình xây dựng trong nước Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiếnhành là phương pháp nghiên cứu tại bàn Các thông tin về thị trường đượccông ty thu thập từ sách báo, tạp chí, mạng internet, niêm giám thống kê, cácđại lý…Phương pháp nghiên cứu tại bàn có ưu điểm là chi phí thấp, có nhiềutài liệu giúp quá trình ra quyết định nhanh chóng Tuy nhiên phương pháp này

có nhược điểm là độ tin cậy của thông tin cập nhật còn hạn chế Việc nghiêncứu tại hiện trường được sử dụng khi các cán bộ, nhân viên kinh doanh đikhảo sát thực tế tại các đơn vị có nhu cầu về thép để thu thập thông tin

Chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn rất hạnchế Tổng chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường hàng năm của công tydao động từ 50-80 triệu đồng Chi phí này khá nhỏ so với doanh thu đem lại

từ hoạt động bán

2.2.2 Lập kế hoạch bán hàng.

Lập kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành nhịp nhàng, liên tục Kếhoạch tiêu thụ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch khác: như kế hoạch hậu

Trang 30

cần, dự toán doanh thu, chi phí…Kế hoạch tiêu thụ phản ánh các nội dung cơbản như: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, cơ cấu tiêu thụ…

Công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ tại công ty TNHH thương mại vàxây dựng Trung Chính do phòng kế hoạch kinh doanh lập ra và được ban giámđốc thông qua Kế hoạch tiêu thụ được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau:

- Dự báo khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kếhoạch Trong kỳ tới công ty muốn tăng doanh thu bán hàng bằng cách mởrộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh…khi đó kế hoạch tiêu thụ

sẽ có thay đổi sao cho phù hợp với mục tiêu của công ty

- Chiến lược phát triển của công ty cho phép huy động, phân bố và sửdụng hợp lý các nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp Xây dựng chiến lược

để hướng vào khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó Chiến lược vạch ra khinào thì tập trung các nguồn lực, tích lũy các nguồn lực ra sao và phân bố cácnguồn lực theo các mục tiêu hợp lý Sự cân đối nhu cầu và khả năng nguồnlực cho một thời gian dài sẽ cho phép chủ động sử dụng hoặc đầu tư tạonguồn lực mới trong tương lai Đầu tư thay đổi cơ cấu mặt hàng, đầu tư chếbiến sau cho hàng hóa lưu thông…Tất cả những điều đó đều phải được đề cậpđến khi xây dựng kế hoạch tiêu thụ

- Nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của thị trường và sự biến động củanguồn hàng, khối lượng và giá cả Những nhân tố này làm cho kế hoạch tiêuthụ của kỳ kế hoạch có sự điều chỉnh để thích ứng với những đòi hỏi của thịtrường Công ty nhận định trong thời gian tới thị trường thép xây dựng có sựbiến động tăng giá thì lập tức phải có kế hoạch thu mua thép về dự trữ để giáthép tăng không ảnh hưởng đến nguồn cung của công ty đến khách hàng

Kế hoạch tiêu thụ sau khi được phê duyệt sẽ đưa vào triển khai Các bộphận có liên quan cùng phối hợp để thực hiện kế hoạch Phòng kinh doanhtiến hành tìm kiếm nguồn hàng, phòng kế toán tài vụ làm nhiệm vụ chuẩn bị

Trang 31

Khối lượng và doanh thu tiêu thụ thép theo kế hoạch và thực tế thựchiện giai đoạn 2007-2009 được thế hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 12: Khối lượng và doanh thu bán thép theo kế hoạch

và thực tế thực hiện giai đoạn 2007-2009

KH/TH(%)

Kế hoạch(tỷ đồng)

Thực hiện(tỷ đồng)

KH/TH(%)

(Nguồn: phòng kế hoạch- kinh doanh)

Như vậy, qua bảng trên có thể thấy khối lượng tiêu thụ thép thực tế củacông ty thường gần đúng với khối lượng theo kế hoạch Chỉ riêng có năm

2008, công ty không thực hiện được như kế hoạch đề ra Theo kế hoạch trongnăm 2008, công ty phải bán được 3.500 tấn thép nhưng thực tế chỉ bán được3.291 tấn (thực hiện được 94,04% kế hoạch) Năm 2007 là năm công ty có kếtquả khả quan nhất Khối lượng và doanh thu bán thép vượt mức kế hoạch lầnlượt là 3,65% và 26,84% Tỷ lệ này ở năm 2009 lần lượt là 0,82% và 0,28%

2.2.3 Chuẩn bị hàng hóa xuất bán.

Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tụcquá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông Muốn lưu thông đượcliên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến nghiệp

vụ sản xuất ở kho: tiếp nhận, phân loại, bảo quản…Tiếp nhận đầy đủ về sốlượng và chất lượng hàng từ các nguồn nhập theo đúng quy cách, chủng loại

Đối với công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính, côngđoạn chuẩn bị vật liệu để xuất bán luôn được chú trọng Với tư cách là đại lýcấp 1 cho tập đoàn thép trong nước, nhập khẩu vật tư nguồn hàng của công tyrất phong phú Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty tìm kiếmcác đơn vị cung ứng thép phù hợp với nhu cầu và tiến hành ký kết hợp đồng

Ngày đăng: 11/05/2018, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w