Xác định lợi thế cạnh tranh trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị Value chain – là một cách để hệ thống hóa các hoạt động trong doanh nghiệp trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ và tương tác
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới Thị trường của tất cả các loại hàng hóa biến đổi một cách nhanh chóng,
ranh giới giữa các vùng miền về một chủng loại hàng hóa nào đó dần bị xóa nhòa
Cạnh tranh giữa các công ty, đặc biệt là các công ty cùng sản xuất một loại hàng
hóa nào đó ngày càng trở nên khốc liệt
Để cạnh tranh trong bất kỳ ngành nào, các công ty phải thực hiện một loạtnhững hoạt động riêng rẽ như thực hiện đơn hàng, tiếp xúc khách hàng, lắp ráp sản
phẩm, đào tạo nhân viên v.v… Chính các hoạt động này, vốn ở tầm nhỏ hẹp hơn
các chức năng như marketing hay R&D (Research & Development: Nghiên cứu và
Phát triển), mới là nơi phát sinh chi phí và tạo ra giá trị cho người mua Chính
chúng mới là các đơn vị cơ bản (basic unites) của lợi thế cạnh tranh
Xác định lợi thế cạnh tranh trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị (Value chain) –
là một cách để hệ thống hóa các hoạt động trong doanh nghiệp trong mối quan hệ
liên kết chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, là cơ sở để tư duy một cách chiến lược về
các hoạt động đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc
khác biệt hóa Khác biệt giữa giá trị (Mức mà người mua sẳn sàng thanh toán cho
một sản phẩm, dịch vụ) với chi phí thực hiện các hoạt động cần thiết để tạo ra sản
phẩm/dịch vụ ấy sẽ quyết định mức lợi nhuận
Việc phân tích chuỗi giá trị giúp ta hiểu rõ các nguồn gốc của giá trị chongười mua (buyer value), bảo đảm một mức giá cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý
do tại sao sản phẩm này có thể thay thế sản phẩm khác Chiến lược khác biệt hóa là
một cách sắp sếp và kết hợp nội tại các hoạt động một cách nhất quán, phân biệt rõ
ràng doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Việc xác định lợi thế cạnh tranh trong một doanh nghiệp có vai trò vô cùngquan trọng, giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2hạn chế để có thể vươn lên tầm cao trong môi trường cạnh tranh Doanh nghiệp sẽ
rất dễ mất phương hướng trong việc xác lập chiến lược kinh doanh khi không biết
được lợi thế cạnh tranh của mình là gì trong môi trường cạnh tranh ngày càng trở
nên khốc liệt và phức tạp
Phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp giúp doanh nghiệp xác định lợithế cạnh tranh, dựa trên cơ sở cấu trúc chuỗi giá trị để xây dựng, phát huy các lợi
thế cạnh tranh theo 3 phương thức:
- Tối ưu hóa từng chức năng (mắt xích trong chuỗi)
- Tối ưu hóa sự phối hợp giữa các chức năng
- Tối ưu hóa giữa phối hợp với bên ngoài
Ngành bia Việt Nam đạt được tốc độ phát triển khá cao trong những năm gầnđây, bình quân khoảng 13 – 15%/năm [25] Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt cộng với việc thay đổi chính sách thuế của nhà nước, các nhà
máy bia nhỏ địa phương đã và đang dần dần biến mất, nhường chổ cho các nhãn
hiệu bia lớn có tên tuổi trên thị trường Trong số 5 công ty bia hàng đầu ở Việt Nam
(bao gồm: SABECO (Saigon Beverage Co-oporation: Tổng công ty Cổ phần bia
rượu và nước giải khát Sài Gòn), HABECO (Hanoi Beverage Co-oporation: Tổng
Công ty Bia rượu và nước giải khát Hà Nội), VBL (Vietnam Brewery Ltd.: Nhà
Máy bia Việt Nam, sản xuất Heineken, Tiger, Larue…), HBL (Hue Brewery Ltd.:
Công ty TNHH Bia Huế), SEAB (South East Asia Brewery: Công ty bia Đông Nam
Á)) thì hiện nay Công ty TNHH Bia Huế đang đứng ở vị trí thứ 4 về tổng sản lượng
bia tiêu thụ trên thị trường Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao gần gấp
đôi so với toàn ngành bia (25% so với 14%), Công ty TNHH Bia Huế luôn đứng
trước các thách thức về cạnh tranh trên thị trường, trong đó rõ rệt nhất là việc lấn
chiếm thị trường của bia Hà Nội từ phía Bắc và bia Sài Gòn từ phía Nam theo thế
“gọng kìm” Tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt và phức tạp hơn khi
các “đại gia” trong làng bia nhận thấy rõ nhiệm vụ quan trọng nhất giai đoạn hiện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3tại là mở rộng thị trường, lấn chiếm thị phần; thị trường càng rộng lớn thì cơ hội
khai thác lợi nhuận càng nhiều trong tương lai
Đặc biệt nguy hiểm cho Công ty bia Huế trong giai đoạn hiện nay là sự xâmlấn của bia Sài Gòn vào thị trường chính Liên tục mở rộng sản xuất và với các nỗ
lực mở rộng thị trường, đến năm 2009, SABECO đạt sản lượng tiêu thụ các loại bia
là 901 triệu lít [7] Với việc đầu tư hàng loạt các nhà máy bia lớn nhỏ khác nhau
trên toàn quốc, SABECO buộc phải mở rộng thị trường, tăng thị phần bằng mọi giá
Điều này làm gia tăng mạnh áp lực cạnh tranh lên Công ty bia Huế tại khu vực miền
trung và một số nhà máy bia khác trên cả nước
Xuất phát từ phân tích trên đây, tôi chọn vấn đề “Xác định lợi thế cạnh tranhcủa Công ty TNHH Bia Huế thông qua việc phân tích chuỗi giá trị bia Huda” để
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
Xác định lợi thế cạnh tranh thông qua việc phân tích chuỗi giá trị của biaHuda là cách tiếp cận hoàn toàn mới tại Công ty TNHH Bia Huế
2 Mục tiêu nghiên cứu
1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chuỗi giá trị và lợi thếcạnh tranh trong một doanh nghiệp
2) Vận dụng xác định chuỗi giá trị bia Huda3) Phân tích chuỗi giá trị bia Huda
4) Xác định lợi thế cạnh tranh của Công ty TNHH bia Huế
5) Đề xuất định hướng chiến lược và những giải pháp để nâng cao lợi thếcạnh tranh cho Công ty TNHH Bia Huế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Bộ máy tổ chức
- Các nhà cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4- Nguồn nhân lực, các chính sách, môi trường phát triển.
- Giới hạn nghiên cứu các hoạt động trực tiếp liên quan đến các “mắt xích”
và “tiểu mắt xích” của chuỗi giá trị
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5Chương 1TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị 1.1.1 Chuỗi giá trị
1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Giá trị là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực
Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia) “Giá trị là một khái niệm trừu tượng,
là ý nghĩa của sự vật trên phương diện phù hợp với nhu cầu của con người Tạm
thời có thể xem giá trị kinh tế của sự vật liên quan mật thiết đến ba mặt chính yếu
của nhu cầu là sản xuất, tiêu thụ, sở hữu của chủ thể kinh tế ở bất kỳ cấp bậc nào (cá
nhân, công ty, nhà nước, toàn thế giới).”
Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao độnghao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá
Các sự vật có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người ở dạng đơn lẻ, riêngbiệt, nhưng giá trị của chúng được liên kết lại thành hệ thống thông qua sự tương
tác của các nhu cầu chính yếu nói trên
Chuỗi giá trị:
Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của Giáo sư Michael E Porter [38]
Trong chuỗi giá trị này, mô hình Porter chia thành hai mảng chính cho kinh doanh:
hoạt động bổ trợ và hoạt động chính Về cơ bản, tổng thể có 9 loại hoạt động tạo ra
giá trị trong toàn chuỗi Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy 5 loại hoạt động:
(1) Đưa nguyên vật liệu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh; (2) Vận hành sản
xuất- kinh doanh; (3) Vận chuyển ra bên ngoài; (4) Marketing và Bán hàng và (5)
Cung cấp các dịch vụ liên quan Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao
gồm: (1) Hạ tầng, (2) Quản trị nhân lực, (3) Công nghệ và (4) Mua sắm Các hoạt
động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính
Xét ở một góc độ khác, chuỗi giá trị còn được nhìn thông qua các quá trìnhkinh doanh chủ đạo, bao gồm: (a) Quá trình phát triển công nghệ sản phẩm; (b) Quá
trình quản trị kho và nguyên vật liệu, đầu vào; (c) Quá trình từ đơn hàng tới thanh
toán; và (d) Quá trình cung cấp dịch vụ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 61.1.1.2 Các quan điểm về chuỗi giá trị 1/ Quan điểm của Michael E Porter
Theo Michael E Porter, chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạtđộng giá trị và lợi nhuận (margin) Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng
về phương diện vật lý và công nghệ của doanh nghiệp Đây là những bộ phận cấu
thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua Lợi nhuận là sự chênh lệch
giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị Lợi
nhuận có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau Chuỗi giá trị của nhà cung
cấp và kênh phân phối cũng bao gồm lợi nhuận, và lợi nhuận này cũng là một phần
trong tổng chi phí mà người tiêu dùng phải gánh chịu
Mỗi hoạt động giá trị tổng quát thường bao gồm thu mua đầu vào, nhân lực
và một hình thái công nghệ để thực hiện chức năng của nó Hoạt động giá trị cũng
sử dụng và sáng tạo ra thông tin, chẳng hạn như danh sách khách hàng và doanh số
thống kê bán hàng… Trên phương diện tài chính, hoạt động giá trị cũng có thể tạo
ra những tài sản (tồn kho, các khoản phải thu) và nguồn vốn (các khoản phải trả)
Các hoạt động giá trị có thể chia làm 2 nhóm chính: Nhóm các hoạt độngchính và nhóm các hoạt động hỗ trợ
Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của Michael E Porter
Hoạt động chính
Hoạtđộnghổtrợ
Cấu trúc Công tyQuản trị nguồn nhân lựcNền tảng kỹ thuậtCung ứng (Mua sắm hàng hoá)Logicstics
ĐầuVào
HoạtĐộng
LogicsticsĐầuRa
Sales
&
Marketing
DịchVụ
Lợi
Nhuận
(Nguồn: Michael E Porter, Lợi thế cạnh tranh)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7malt (đại mạch), houblon, nước… qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra bia thành phẩm.
+ Logistics đầu ra: Là các hoạt động liên quan đến lưu trữ và phân phối sảnphẩm đến người tiêu dùng, chẳng hạn như hoạt động quản lý kho thành phẩm, điều
hành vận tải sản phẩm đến hệ thống phân phối, tiếp nhận và quản lý đơn hàng…
+ Marketing và bán hàng: Các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệunhư quảng cáo, khuyến mãi…; các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống phân
phối như các chương trình bán hàng, các chương trình xúc tiến thương mại nhắm
đến các kênh phân phối khác nhau, việc xác định giá bán cho các loại sản phẩm,
phân khúc thị trường cho sản phẩm…
+ Dịch vụ: Các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăngcường hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, ví dụ như lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện,
cung cấp phụ tùng, điều chỉnh sản phẩm…
Tùy theo ngành mà từng loại hoạt động sơ cấp nói trên có ý nghĩa quyết địnhđối với lợi thế cạnh tranh Ví dụ như đối với việc kinh doanh xe gắn máy, xe ô tô thì
dịch vụ bảo hành có ý nghĩa quan trọng, còn đối với các sản phẩm tiêu dùng nhanh
thì Marketing và bán hàng có ý nghĩa quan trọng Ở trên cùng một thị trường, 2
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm có chất lượng tương tự nhau thì
doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ là doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các hoạt
động Marketing và Bán hàng Đối với một nhà phân phối thì logistics đầu vào và
đầu ra có ý nghĩa quan trọng nhất Đối với một doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng
thì vận hành tốt quyết định sự thành công Tuy nhiên, trong bất cứ doanh nghiệp
nào, tất cả các hoạt động sơ cấp này đều có những tác động nhất định đến lợi thế
cạnh tranh
- Nhóm các hoạt động hỗ trợ:
Bao gồm các hoạt động tạo giá trị mang tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh
Cũng như các hoạt động sơ cấp, các loại hình của hoạt động hỗ trợ có thể được chia
thành nhiều hoạt động giá trị khác nhau mang tính đặc thù của ngành Ví dụ, công
tác thu mua có thể được chia thành: tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp mới, thu
mua từ nhiều nhóm đầu vào khác nhau, giám sát các nhà cung cấp Các hoạt động
hỗ trợ có thể chia thành 4 nhóm tổng quát:
+ Thu mua: Là việc thu gom tất cả các đầu vào để sử dụng trong chuỗi hoạtđộng của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, tài sản, máy móc thiết bị, nhà
xưởng… Mặc dù những hạng mục thu mua đầu vào thường liên kết với các hoạt
động sơ cấp nhưng chúng xuất hiện trong mọi hoạt động giá trị và cả những hoạt
động hỗ trợ Ví dụ mua hóa chất và máy móc phục vụ cho phòng thí nghiệm là đầu
vào cho phát triển công nghệ và quản lý chất lượng sản phẩm; mua nguyên liệu đầu
vào phục vụ cho sản xuất trực tiếp… Như tất cả các hoạt động giá trị khác, thu mua
cũng áp dụng những quy trình mang tính quy chuẩn như quy tắc đánh giá và lựa
chọn nhà cung cấp, cách phòng ngừa rủi ro…
Trong một doanh nghiệp, thu mua có thể do bộ phận chuyên trách đảmnhiệm, tuy nhiên, có những hạng mục do các cấp quản lý trực tiếp thực hiện ví dụ
như mua máy móc thiết bị
Một hoạt động thu mua có thể kết hợp với một hoạt động giá trị đặc trưnghoặc các hoạt động mà nó hổ trợ, mặc dù thông thường bộ phận mua hàng phục vụ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9nhiều hoạt động giá trị và chính sách thu mua áp dụng trong toàn bộ doanh nghiệp.
Chi phí cho các hoạt động thu mua thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi
phí nhưng nó lại tạo ra ảnh hưởng lớn trong vấn đề chi phí và khác biệt hóa nói
chung của doanh nghiệp Ví dụ trong ngành bia, việc thu mua Malt đảm bảo chất
lượng quyết định khá lớn đến chất lượng của bia thành phẩm Ở đây, thuật ngữ
“Thu mua” (Procurement) được sử dụng thay cho thuật ngữ “Mua hàng”
(Purchasing) bởi vì ý nghĩa thông thường của từ “Mua hàng” vẫn chưa đủ sức bao
quát Sự phân tán của chức năng thu mua thường làm lu mờ tầm quan trọng của
nghiệp vụ mua hàng tổng quát, thực tế thì nhiều khâu mua hàng vẫn chưa được
khảo sát kỹ lưỡng
+ Phát triển công nghệ: Mỗi hoạt động giá trị điều ẩn chứa Công nghệ, đó làquy trình, bí quyết, công thức… Có thể hiểu là những giá trị vô hình Công nghệ
được ứng dụng rộng khắp trong doanh nghiệp, từ những việc như quy trình vận
chuyển hàng hóa đến việc sản xuất ra sản phẩm
Phát triển công nghệ gồm nhiều hoạt động có thể tập hợp lại trên diện rộngthành những nỗ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình Hiểu theo nghĩa hẹp, phát
triển công nghệ là R&D (Research & Development) - Nghiên cứu và Phát triển Tuy
nhiên, R&D chỉ giới hạn chủ yếu trong sản xuất, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn còn phát triển công nghệ có ý nghĩa rộng
hơn, bao quát hơn và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực mặc dù trong nhiều
công đoạn nó chưa được nhận diện một cách rõ ràng Phát triển công nghệ có thể hỗ
trợ cho bất cứ loại công nghệ nào hiện diện trong các hoạt động giá trị, ví dụ như áp
dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) trong quản lý, từ quản lý kho,
hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất cho đến quản lý hàng bán, công nợ… Phát triển
công nghệ không chỉ áp dụng cho các công nghệ có liên hệ trực tiếp tới sản phẩm
cuối cùng mà còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác, từ nghiên cứu cơ bản và
thiết kế sản phẩm đến nghiên cứu thiết kế các quy trình hoạt động, các thủ tục phục
vụ Phát triển công nghệ liên quan đến sản phẩm và các đặc trưng của sản phẩm sẽ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị trong khi những loại hình khác của nó chỉ liên kết với
các hoạt động sơ cấp hoặc hoạt động hỗ trợ đặc trưng
Phát triển công nghệ rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh trong mọingành, thậm chí giữ vai trò quyết định trong vài ngành, ví dụ như điện tử, một công
nghệ mới có thể đưa một thương hiệu vượt lên xa so với đối thủ (Ví dụ: Apple với
I-Phone, Mac book…)
+ Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng
lao động (ngắn hạn hoặc dài hạn), huấn luyện, đào tạo, chính sách lương thưởng,
đãi ngộ… Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ tất cả các hoạt động sơ cấp, hoạt động hỗ
trợ đơn lẻ và toàn bộ chuỗi giá trị Hoạt động quản trị nguồn nhân lực cũng như các
hoạt động hỗ trợ khác, xuất hiện trong nhiều khâu khác nhau của doanh nghiệp Tuy
nhiên, sự phân tán của hoạt động này có thể là nguyên nhân của những mâu thuẫn
trong chính sách của doanh nghiệp
Như tất cả các hoạt động khác trong doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lựcphát sinh chi phí, tuy nhiên, cần xác định mối quan hệ giữa chi phí tích lũy này và
sự phát triển nói chung của doanh nghiệp, đồng thời xác lập mối quan hệ giữa mức
lương và chi phí đào tạo với mức doanh thu mà doanh nghiệp có được
Quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong mọi doanhnghiệp, thông qua vai trò của nó trong việc quyết định kỹ năng, động lực của người
lao động và các chi phí tuyển dụng, đào tạo
+ Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp: gồm nhiều hoạt động như điều hànhquản lý chung, lập kế hoạch, tài chính kế toán, hành chính Không giống như các
hoạt động hỗ trợ khác, cấu trúc hạ tầng thường hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi giá trị chứ
không chỉ cho hoạt động riêng lẻ nào
Trong mỗi loại hoạt động sơ cấp hoặc hỗ trợ đều có 3 loại hình đóng vai tròkhác nhau trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11Trực tiếp : Những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho
người mua như sản xuất, nghiệp vụ bán hàng, quảng cáo, thiết kế sản phẩm…
Gián tiếp: Là những hoạt động cho phép các hoạt động trực tiếp kể trên được
thực hiện liên tục chẳng hạn như bảo trì, vận hành, công tác hành chính trong bán
hàng và marketing…
Đảm bảo chất lượng: Những hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng của các
hoạt động khác như giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, điều chỉnh…
Vai trò của các hoạt động gián tiếp và đảm bảo chất lượng thường khôngđược nhận thức đúng đắn, xem hoạt động trực tiếp là quan trọng nhất có tính chất
quyết định đến lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, trong nhiều ngành nghề, những hoạt
động gián tiếp lại chiếm tỷ lệ cao và có tốc độ gia tăng nhanh trong chi phí sản xuất
sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc khác biệt hóa thông qua những tác động của
phải được thực hiện với ý đồ giành lợi thế cạnh tranh, để lợi thế cạnh tranh không
chỉ được kiểm tra một cách có ý nghĩa ở cấp độ ngành Một chuỗi giá trị phân chia
một ngành thành nhiều hoạt động chiến lược riêng biệt Do đó, điểm đầu tiên là
phân tích chi phí để xác định chuỗi giá trị của ngành, sau đó phân chia chi phí,
doanh thu, tài sản thành nhiều hoạt động giá trị khác nhau Những hoạt động này
tạo nên các khối mà theo đó doanh nghiệp trong ngành tạo ra sản phẩm khiến người
mua cảm thấy có giá trị Các hoạt động này được tách ra riêng biệt nếu chúng thỏa
mãn bất cứ hoặc tất cả các điều kiện sau:
Đại diện cho một phần có ý nghĩa của các chi phí hoạt động
Tính chất chi phí của các hoạt động (hoặc nguồn gốc chi phí) là khác nhauĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12 Được thực hiện bởi đối thủ cạnh tranh bằng cách khác; và
Có vẻ như tạo ra sự khác biệtMỗi hoạt động giá trị xuất hiện chi phí, tạo ra doanh thu, và gắn kết với tàisản trong quá trình hoạt động
Sau khi xác lập chuỗi giá trị, các chi phí hoạt động, doanh thu và tài sản phảiđược xác định cho các hoạt động giá trị riêng biệt Với những hoạt động giá trị
trung gian, doanh thu phải được xác định bằng cách điều chỉnh giá chuyển đổi nội
bộ thành giá cạnh tranh trên thị trường Thông tin này có thể được dùng để tính
ROA cho mỗi hoạt động giá trị
Bước thứ hai trong xây dựng và sử dụng một chuỗi giá trị là xác định cácnguồn gốc của chi phí và lý giải sự biến đổi của chi phí trong mỗi hoạt động giá trị
Trong hệ thống quản lý kế toán thông thường, chi phí là chức năng cơ bảnnhất của chỉ một nguồn gốc: Sản lượng đầu ra Các khái niệm về chi phí liên quan
đến sản lượng đầu ra – chi phí cố định đối lập với chi phí biến đổi – chi phí bình
quân đối lập với chi phí biên, phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận, phân tích
điểm hòa vốn, các kế hoạch linh động và lãi gộp
Ngược lại, trong khung chuỗi giá trị, bản chất của sản lượng đầu ra chỉ phảnánh một phần tính chất của chi phí Hơn thế, nhiều nguồn gốc của chi phí được đề
cập đến Thêm vào đó, các nguồn gốc chi phí khác với các hoạt động giá trị xuyên
suốt Ví dụ, số lượng các đơn hàng nhận được là nguồn gốc chi phí của hoạt động
nhận, số lượng lắp đặt là nguồn gốc chi phí của hoạt động kiểm soát sản xuất, và số
lượng đơn hàng chuyển giao là nguồn gốc chi phí của hoạt động giao hàng
Đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo ra danh mục toàn diện các nguồn gốc của chiphí Đặc biệt, trong lý thuyết quản trị chiến lược tồn tại nhiều danh mục này Theo
đó, danh mục về các nguồn gốc của chi phí được chia làm hai hạng mục:
ROA = Lợi nhuận ròng
Tổng tải sản
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13 Các nguồn chi phí thuộc về cấu trúc; và
Các nguồn chi phí thuộc về thực hiện
Hai hạng mục này được thảo luận bên dưới đồng thời với nỗ lực xác địnhnguồn gốc nào được xem là “cơ bản” tạo ra chi phí
Hạng mục đầu tiên của nguồn gốc chi phí, nguồn gốc chi phí cấu trúc xây
dựng trên lý thuyết tổ chức của ngành Nguồn gốc chi phí xuất phát từ các lựa chọn
của doanh nghiệp về cấu trúc kinh tế Những lựa chọn này định hướng cho các chi
phí Có ít nhất 5 lựa chọn chiến lược mỗi doanh nghiệp thực hiện khi xác định cấu
Đa dạng hóa: Các dòng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng
có độ đa dạng như thế nào?
Mỗi cấu trúc liên quan đến sự lựa chọn mà từ đó bắt nguồn cho chi phí sảnphẩm Gần đây, người ta quan tâm nhiều hơn đến các chi phí bắt nguồn từ hoạt động
Hạng mục thứ hai của các nguồn gốc chi phí, nguồn gốc chi phí từ sự thực hiện, quyết định vị trí chi phí của doanh nghiệp xoay quanh khả năng thực hiện một
Trang 14nguồn gốc chi phí cấu trúc, nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn Ví dụ, tính kinh tế
theo quy mô, một dòng sản phẩm phức tạp hơn không có nghĩa là tốt hơn hay xấu
hơn một dòng sản phẩm ít phức tạp hơn Quá nhiều kinh nghiệm có thể cũng xấu
như là quá ít kinh nghiệm trong một môi trường cạnh tranh năng động Ví dụ đối
với tập đoàn Texas Instruments đã tập trung vào đường cong kinh nghiệm và trở
thành một nhà sản xuất microchip chi phí thấp nhất
Ngược lại, đối với mỗi nguồn gốc chi phí thực hiện, nhiều hơn luôn luôn tốthơn Danh mục nguồn gốc chi phí thực hiện bao gồm ít nhất là các điểm sau:
- Mức độ tham gia của lực lượng lao động: Lực lượng lao động có gắn kết vớidoanh nghiệp và quá trình phát triển của doanh nghiệp hay không?
- Quản lý chất lượng tổng thể: Lực lượng lao động có cam kết với chất lượngsản phẩm tổng thể hay không?
- Hiệu suất: Các lựa chọn nào cho quy mô dựa trên công suất thiết kế tối đacủa nhà máy?
- Hiệu quả: Hiệu quả như thế nào so với các tiêu chuẩn hiện tại?
- Cấu hình sản phẩm: Thiết kế và công thức của sản phẩm có được thực hiệnhiệu quả không?
- Liên kết với các nhà cung cấp và khách hàng: Có khai thác được các liên kếtvới nhà cung cấp và khách hàng theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp haykhông?
Lượng hóa các ảnh hưởng của mỗi nguồn gốc chi phí này cũng liên quan đếncác vấn đề phân tích chi phí cụ thể Nhiều nhà hoạch định chiến lược cho rằng quản
lý chi phí chiến lược đang dịch chuyển ra xa khỏi các nguồn gốc chi phí cấu trúc và
hướng về các nguồn gốc chi phí thực hiện bởi vì sự thấu hiểu từ các phân tích này
căn cứ trên nguồn gốc chi phí cấu trúc thường lỗi thời và do đó, không hiệu quả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 153/ Chuỗi giá trị theo quan điểm của tập đoàn vận chuyển XTL Transport Inc [42]
Đặt yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp làm trung tâm, chuỗi giá trị đượcthiết lập với sự liên kết với các nhà cung cấp và khách hàng, thay vì phân nhóm họ
vào trong chuỗi cung thiếu sự tin cậy, hợp tác với họ trong mạng lưới giá trị Hình
thành liên minh nhiều công ty và tất cả các đối tác cùng hướng đến một mục tiêu
cuối cùng Khi đó, chuỗi giá trị sẽ tự nó điều chỉnh, từ các nhà cung cấp đến việc
sản xuất, vận chuyển, phân phối… để đáp ứng nhu cầu của mỗi khách hàng riêng lẻ
Hệ thống phân phối lưu trữ
hàng hóa
Quản lý bán hàng theo cáckênh khác nhauVận chuyển
điểm bán
Khách hàng (Người tiêu dùng)
Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị của XTL Transport Inc.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16- Tác động lên chiến lược:
Thúc đẩy nhanh việc ra quyết định
Phản ứng nhanh hơn với các tình huống xảy ra trên thị trường
Xu hướng hướng tới mô hình đặt nhu cầu khách hàng làm trung tâm
- Tác động lên tài sản:
Giảm thời gian của các vòng quay đặt hàng
Giảm lượng hàng tồn kho (gia tăng mức độ hiệu quả của các dịch vụ)
- Tác động lên chi phí, doanh thu:
Giảm tổng chi phí phân phối
Gia tăng hiệu quả của tiến trình đặt hàng
Gia tăng hiệu quả của các nhà cung cấp
Giảm chi phí hành chính
Hoạch định tổng thể tốt hơn
Tăng dịch vụ khách hàng
Tất cả các tác động này trực tiếp hoặc gián tiếp gia tăng sự hài lòng của khách hàng
1.1.1.3 So sánh chuỗi giá trị và chuỗi cung
Trong bài viết “Value Chains versus Supply Chains”, 3 đồng tác giả làAndrew Feller, Dan Shunk và Tom Callarman viết: “Khái niệm chuỗi giá trị đã tồn
tại hơn 20 năm nhưng chúng ta vẫn cảm thấy đây là một khái niệm không rõ ràng
Đã có đề nghị rằng đây là thế hệ thứ ba của chuỗi cung ứng dựa vào sự thân thiện
của khách hàng và sự đồng nhất toàn diện.” [30]
Trong nghiên cứu này, các tác giả thảo luận sự cần thiết để kết nối các kháiniệm của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng theo cách toàn diện và thống nhất hơn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Quản lý chuỗi cung (SCM: Supply Chain Management) hình thành vàonhững năm 1980 như là một triết lý thống nhất để quản lý toàn bộ dòng sản phẩm từ
các nhà cung cấp đến những người tiêu dùng cuối cùng, và được mở rộng ra xem
như là sự thống nhất toàn diện của các tiến trình kinh doanh trong suốt chuỗi cung
Keith Oliver, phó chủ tịch tập đoàn Booz Allen Hamilton tại London – Anh Quốc,
đưa ra khái niệm “Quản lý Chuỗi cung” vào năm 1982 Hiện nay, chuỗi cung là một
khái niệm được sử dụng trên toàn thế giới, là chuỗi bao gồm mọi nỗ lực liên quan
đến sản xuất và phân phối một sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp của nhà cung
cấp đến khách hàng của khách hàng Bản thân khái niệm hàm ý nhấn mạnh cơ bản
trong chuỗi là các chi phí và hiệu quả của việc cung cấp, và là dòng lưu chuyển của
vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau đến các nơi đến của chúng Chuỗi cung hiệu quả
sẽ làm giảm chi phí
Nhìn chung, một chuỗi cung và một chuỗi giá trị được nhìn nhận bổ sungcho nhau đối với một cơ sở sản xuất mở rộng với các tiến trình kinh doanh gắn kết
với nhau tạo nên dòng sản phẩm (hoặc dịch vụ) đi theo một hướng và giá trị mà đại
diện bởi yêu cầu về dòng tiền đi theo hướng khác Cả hai chuỗi nằm chồng lên nhau
trên cùng một mạng lưới các công ty Cả hai được hình thành từ sự tương tác giữa
các công ty để cung cấp sản phẩm và dịch vụ Khi chúng ta nói về chuỗi cung,
chúng ta thường nói về dòng chảy xuôi của hàng hóa và các nguồn cung từ nguồn
gốc của chúng đến khách hàng Giá trị chảy theo hướng ngược lại Khách hàng là
nguồn gốc của giá trị, và giá trị chảy từ khách hàng, dưới hình thức nhu cầu, đến
nhà cung cấp Dòng chảy nhu cầu đó, đôi khi được cho là “chuỗi nhu cầu”, được
biểu thị thành dòng các đơn đặt hàng và tiền mặt song song với dòng giá trị, và chảy
theo hướng ngược lại với dòng của cung cấp Như vậy, khác nhau quan trọng nhất
giữa chuỗi cung và chuỗi giá trị là sự chuyển đổi cơ bản từ tập trung vào cung cấp
đến tập trung vào khách hàng Chuỗi cung tập trung ngược dòng vào việc hợp nhất
nhà cung cấp và các tiến trình của nhà sản xuất, gia tăng hiệu quả và giảm hao phí,
trong khi đó chuỗi giá trị tập trung xuôi dòng vào việc tạo ra giá trị trong mắt người
tiêu dùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Vào năm 1998, Diễn đàn Chuỗi cung toàn cầu (GSCF: Global Supply ChainForum) đã định nghĩa quản lý chuỗi cung là “sự hợp nhất các quá trình kinh doanh
từ người tiêu dùng đầu cuối thông qua các nhà cung cấp gốc cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ và thông tin mà tạo thêm giá trị cho người tiêu dùng và các cổ đông,
qua đó, đưa thêm ý là các tiến trình chuỗi cung phải “tạo thêm giá trị” và làm lu mờ
sự khác biệt giữa chuỗi cung và chuỗi giá trị Trong một hội thảo gần đây, Mike
Eskew, chủ tịch và giám đốc điều hành của UPS, mô tả quản lý chuỗi cung là quá
trình tìm kiếm để tối đa hóa chi phí như là thế hệ thứ hai của chuỗi cung ứng (SCM
2.0), và đi sâu vào mô tả thế hệ thứ ba của chuỗi cung được tập trung vào khách
hàng thân thuộc, và đồng bộ hóa chuỗi cung khi khách hàng có sức kéo giá trị Mô
tả này phản ánh cuộc cách mạng chuỗi cung đồng bộ hóa dòng chảy của giá trị và
cung cấp
Nghiên cứu mới đây về sự sử dụng chính của thuật ngữ “giá trị” trong kinh
tế, marketing, chiến lược và các lĩnh vực hoạt động chỉ ra rằng khái niệm chuỗi giá
trị thật ra có thể được sử dụng sai thông qua hàng loạt các ứng dụng Theo nghiên
cứu này, chỉ những nguồn di chuyển dọc theo chuỗi kết nối giữa các công ty (bộ
phận) – cung cấp đi theo một hướng và giá trị đi theo hướng khác, trong khi giá trị
là một đặc tính trừu tượng liên quan đến lợi nhuận xuất hiện tại nhiều điểm của sự
trao đổi dọc theo chuỗi Theo nghiên cứu này, giá trị bao quanh sự chuyển động của
các nguồn, và tạo ra cho cả hai đối tác trong một giao dịch giữa nhà cung cấp và
khách hàng Do vậy, chuỗi giá trị có thể được cho là hoạt động theo cả hai hướng,
với các nhà cung cấp tạo ra giá trị từ các nguồn tài chính, điều khoản thanh toán, sự
cam kết và đơn hàng trong tương lai do khách hàng của họ cung cấp, trong khi
khách hàng nhận giá trị từ việc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ
Sử dụng sai hay không, khái niệm chuỗi giá trị đã trở thành một khái niệm cơbản trong quản lý và nghiên cứu, tập trung vào việc đưa ra chiến lược, mô hình
doanh nghiệp, và nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Tạo ra một
chuỗi giá trị có lãi cần sự kết nối giữa những gì khách hàng cần, ví dụ như chuỗi
nhu cầu, và những gì được cung cấp thông qua chuỗi cung Trong khi chuỗi cung
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19tập trung chủ yếu vào việc giảm chi phí và đạt được hiệu quả hoạt động tối đa thì
chuỗi giá trị tập trung nhiều hơn vào đổi mới công tác phát triển sản phẩm và
marketing
Để vận hành chuỗi cung một cách hiệu quả, theo tạp chí Beverage World,
[32]cần chú trọng vào một số các việc sau:
- Các giải pháp về nguồn cung cấp
- Các giải pháp quản lý kho
- Tự động hóa Lực lượng bán hàng
- Ngăn chặn sự hụt kho
- Quản lý tốt việc sử dụng nguyên liệu
- Điều chỉnh mức đầu tư vào Công nghệ thông tin
- Theo dõi sát sao các nguồn tài sản
1.2 Vận dụng chuỗi giá trị để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của lợi thế cạnh tranh trong hoạt động của doanh nghiệp
và mối quan hệ với chuỗi giá trị
Nhiều nơi trên thế giới, hội nhập toàn cầu đã tạo cơ hội cho sự phát triển vềkinh tế và thu nhập xã hội Thực tế là toàn cầu hóa trong thời đại mới này bao gồm
luôn cả việc tạo ra sự liên kết và hợp tác giữa các bộ phận sản xuất trên quy mô toàn
cầu, điều này đã mở ra các cơ hội quan trọng cho các nước đang phát triển; mở ra
cơ hội đầy hứa hẹn cho sự tăng trưởng công nghiệp, nâng cao sản xuất và các hoạt
động dịch vụ Người ta ý thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế, xem đó là
cơ hội để bước vào thời đại kinh tế và công nghiệp mới, thể hiện không chỉ ở khả
năng đạt mức thu nhập cao hơn mà còn khả năng đạt được chất lượng và sự khác
biệt hóa cao hơn cho sản phẩm cuối cùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Đối với những thị trường sơ khai, đơn giản, chỉ một sản phẩm phục vụcho một loại nhu cầu (thị trường độc quyền) thì tất cả những gì doanh nghiệp cần
làm chỉ là sản xuất đủ sản phẩm để cung cấp cho nhu cầu Tuy nhiên, khi thị
trường trở nên phức tạp thì cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công
hay thất bại của doanh nghiệp Chỉ những chiến lược cạnh tranh đúng và phù hợp
mới thực sự mang lại kết quả mong muốn, ngược lại, những chiến lược cạnh
tranh có thể là rất mạnh, tiêu tốn rất nhiều tiền của, nguồn lực, nhưng nếu không
phù hợp thì trở nên không cần thiết, tất cả mọi sự chi tiêu đều trở nên phung phí
Chiến lược cạnh tranh là sự tìm kiếm vị thế cạnh tranh thuận lợi trong ngành,
nhằm mục đích tạo ra một vị thế chiến lược thuận lợi và bền vững trước các sức
ép, đặc biệt từ môi trường và từ đối thủ
Theo Michael E Porter [38], nếu chỉ xem xét doanh nghiệp dưới cái nhìntổng thể thì sẽ không thể hiểu rõ về lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh xuất phát
từ nhiều hoạt động riêng biệt: thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối… Mỗi hoạt
động đều phải sử dụng một chi phí nhất định và đồng thời tạo ra một phần giá trị
nhất định cho sản phẩm và đồng thời là cơ sở nền tảng cho sự khác biệt hóa Ví dụ:
thiết kế có thể tạo ra sự khác biệt bề ngoài cho sản phẩm; R&D (nghiên cứu và phát
triển) có thể tạo ra một sản phẩm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường; quy trình công nghệ hiện đại, công suất cao có thể tiết kiệm một phần chi
phí trong sản xuất; hoặc việc doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ marketing và bán
hàng giỏi có thể đẩy nhanh tiến trình phân phối, tiêu thụ…
Như vậy, cần thiết phải có một phương pháp mang tính hệ thống nhằm khảosát mọi hoạt động của doanh nghiệp và sự tương tác của chúng để phân tích nguồn
gốc của lợi thế cạnh tranh Chuỗi giá trị có thể được xem là một công cụ hữu hiệu
để thực hiện điều này Bằng việc phân tích chuỗi giá trị, các hoạt động trong doanh
nghiệp được nghiên cứu một cách riêng biệt tương đối trong mối liên quan chặt chẽ
với nhau nhằm hiểu rõ chi phí, tiềm năng của các nguồn lực để thực hiện khác biệt
hóa Từ đó có thể xác định chiến lược quan trọng cho các hoạt động: hoặc là với chi
phí thấp hơn cho sản phẩm cung cấp hoặc đạt hiệu quả vượt trội với cùng mức chi
phí so với đối thủ Như vậy, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Nếu đặt doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh tổng thể thì chuỗi giá trịcủa doanh nghiệp nằm trong một hệ thống các chuỗi giá trị khác: nhà cung cấp,
kênh phân phối, người tiêu dùng… Ví dụ: Chuỗi giá trị của nhà cung cấp (ngược
dòng so với chuỗi giá trị của doanh nghiệp) tạo ra và phân phối các yếu tố đầu vào
cho doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng trong chuỗi giá trị của mình Nhà
cung cấp không chỉ phân phối sản phẩm của họ mà còn ảnh hưởng đến doanh
nghiệp theo nhiều cách khác nhau Các yếu tố đầu vào di chuyển qua các kênh giá
trị (value channels) khác nhau để đến với doanh nghiệp Các kênh này thực hiện các
hoạt động cộng thêm và ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng cũng như ảnh hưởng
đến bản thân doanh nghiệp
Một loại hàng hóa nào đó, là sản phẩm của một doanh nghiệp, suy cho cùng,
là một mắt xích trong chuỗi giá trị của người mua Xác định nhu cầu của người mua
và tìm cách đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất với chi phí thấp nhất là vai trò doanh
nghiệp Đây là cơ sở cực kỳ quan trọng cho việc khác biệt hóa
Giành được và duy trì lợi thế cạnh tranh tùy thuộc vào mức độ nhận thức vàthấu hiểu của doanh nghiệp về chuỗi giá trị của mình và phương pháp mà doanh
nghiệp đáp ứng hệ thống giá trị tổng thể
Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng, một cách riêng để vận hành bộ máycủa mình, vì vậy, các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành có các chuỗi
giá trị khác nhau Tùy thuộc vào tiềm lực và khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh,
chuỗi giá trị của các doanh nghiệp có phạm vi cạnh tranh khác nhau sẽ khác nhau
Trong trường hợp doanh nghiệp tập trung hoạt động của mình nhắm vào một phân
khúc trong ngành thì chuỗi giá trị sẽ được điều chỉnh để nhắm vào nhu cầu riêng
phân khúc đó, kết quả là sẽ tạo ra chi phí thấp hoặc khác biệt hóa so với đối thủ
cạnh tranh
Theo Michael E Porter, để xác định lợi thế cạnh tranh, phân tích chuỗi giá trịcủa doanh nghiệp là một phương pháp hữu hiệu Bắt đầu bằng chuỗi giá trị tổng
quát đến việc xác định những hoạt động giá trị đơn lẻ Việc xác định đúng các hoạt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22động giá trị đòi hỏi các hoạt động này phải có công nghệ và tính kinh tế riêng biệt.
Các chức năng rộng như sản xuất hay marketing cần được chia thành những hoạt
động nhỏ hơn nữa Mức độ phân chia phù hợp sẽ tùy thuộc vào tính kinh tế của các
hoạt động và mục đích của việc phân tích chuỗi giá trị Nguyên tắc cơ bản của các
hoạt động này thường được cắt rời riêng biệt: - Về tính kinh tế khác nhau – Có tiềm
năng ảnh hưởng lớn đến khác biệt hóa hoặc – Chiếm phần đáng kể hay phần đang
gia tăng về chi phí Khi phân tích, các hoạt động sẽ được xem xét riêng biệt nhau và
sự phân tích sẽ cho thấy tầm quan trọng khác nhau của chúng đối với lợi thế cạnh
tranh Các hoạt động khác được gom lại vì chúng được chứng minh là không quan
trọng đến lợi thế cạnh tranh
Lựa chọn các hoạt động để sắp xếp vào các loại phù hợp đòi hỏi phải đánh giá
và làm sáng tỏ quyền hạn của bản thân các hoạt động đó Chẳng hạn như quản lý đơn
hàng có thể phân loại là một phần của Logistics đầu ra hoặc là một phần của marketing
Với một nhà phân phối thì việc quản lý đơn hàng mang chức năng marketing nhiều
hơn Các hoạt động giá trị nên được phân chia thành những loại tương ứng tốt nhất qua
sự đóng góp của chúng đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nên được sắp xếp vào hoạt động sơcấp hay hỗ trợ Các hoạt động giá trị có thể được tùy ý sắp xếp vào nhóm, loại
hình của chúng và sự lựa chọn này phản ánh những hiểu biết sâu sắc về hoạt động
kinh doanh
Theo Dess, Gregory G., G.T Lumpkin và Marilin L Taylor [28], một lợi thếcạnh tranh tồn tại khi một công ty có sản phẩm hay dịch vụ được chấp nhận bởi
khách hàng mục tiêu tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh Điều không may là các
doanh nghiệp thường phải đối mặt với 2 sự tưởng tượng xung quanh việc tạo ra lợi
thế cạnh tranh Một là hầu hết các cơ hội kinh doanh tốt đều đã trôi qua Hai là các
doanh nghiệp nhỏ không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn Cả hai ý tưởng
này đều là sai lầm Tuy nhiên, các công ty đang tồn tại, dù lớn hay nhỏ, rõ ràng đều
không chào đón đối thủ cạnh tranh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23Karl H Vesper viết: “Các công ty đều cố gắng tối đa để để giữ thế độc quyềnnhằm né tránh tương lai cũng giống như các đối thủ cạnh tranh Kết quả là, doanh
nghiệp nào tạo ra một đối thủ mới để tấn công họ cần những thứ như “vật cản”, hay
lợi thế cạnh tranh chiến lược để xâm nhập vào hình mẫu đã được thiết lập của hoạt
động thương mại”
Nhiều yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh trong một ngành Nhiều lý thuyết
đã được phát triển để phân loại các lực cạnh tranh
Michael E Porter xác định năm yếu tố quyết định tính tự nhiên và mức độcạnh tranh trong một ngành:
- Sức mặc cả của người mua
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
- Sức mặc cả của các nhà cung cấp
- Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
- Đe dọa từ các đối thủ mới
Ở mức độ lớn, năm xung lực này quyết định một cách chọn lọc khả năngthành công của một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ
Doanh nghiệp càng hiểu biết đầy đủ về các xung lực cạnh tranh thì họ càng
có khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường hoặc đối mặt với các thách thức
Theo Clayton M Christensen, lợi thế cạnh tranh là một khái niệm thườngtruyền cảm hứng cho các nhà chiến lược về một thần tượng được tôn thờ - một
mong muốn bắt chước các chiến lược làm nên thành công cho các công ty thành
công nhất Khá thú vị, tuy nhiên, các nhà chiến lược đã xem xét một cách chính xác
các yếu tố đối lập là nguồn gốc tạo nên lợi thế cạnh tranh ở nhiều điểm khác nhau
trong lịch sử của nhiều ngành công nghiệp
Duy trì lợi thế cạnh tranh tạo cho doanh nghiệp khả năng hoạt động bềnvững và lâu dài trên thị trường Robert R Wiggins viết: “Trong khi có rất nhiều lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24thuyết và nghiên cứu kinh nghiệm về lợi thế cạnh tranh và ảnh hưởng của nó lên
hoạt động của công ty, hầu hết đều khảo sát trong khung thời gian giới hạn và
không có nghiên cứu nào chỉ ra tầm quan trọng của động lực có được từ sự duy trì
các lợi thế cạnh tranh trong khoảng thời gian dài.”
John K Shank và Vijay Govindarajan cho rằng, bước thứ ba (bước thứ nhất
và thứ hai đã đề cập đến ở mục 1.2.2) trong xây dựng và sử dụng một chuỗi giá trị
là phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững Mỗi khi doanh nghiệp đã xác định được
chuỗi giá trị của ngành và nghiên cứu các nguồn gốc chi phí của mỗi hoạt động giá
trị thì lợi thế cạnh tranh bền vững có thể đạt được hoặc bằng cách kiểm soát các
nguồn gốc chi phí này tốt hơn hoặc tái định dạng chuỗi giá trị
Đối với mỗi hoạt động, các câu hỏi chính để hỏi về lợi thế cạnh tranh bềnvững là:
(1) Các chi phí của hoạt động này có thể giảm được không, giữ cho giátrị (doanh thu) không đổi?
(2) Có thể tăng giá trị (doanh thu) cho hoạt động này không, giữ chi phíkhông đổi?
Theo Michael E Porter, nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạtmức trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững Nếu không có lợi
thế cạnh tranh bền vững, kết quả hoạt động trên trung bình thông thường mới chỉ là
một dấu hiệu gặt hái thành công mà thôi Cho dù doanh nghiệp có vô số điểm mạnh
và yếu trước các đối thủ khác, tựu trung lại có hai loại lợi thế cạnh tranh mà doanh
nghiệp có thể sử hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa Điều quan trọng của bất cứ
thế mạnh hay nhược điểm nào của doanh nghiệp cuối cùng vẫn là việc ảnh hưởng từ
những ưu, khuyết điểm đó đến chi phí và sự khác biệt hóa có liên quan Lợi thế về
chi phí và khác biệt hóa, đến lượt chúng, lại xuất phát từ cấu trúc ngành, thể hiện
khả năng của doanh nghiệp chống chọi với năm nguồn áp lực tốt hơn các đối thủ
cạnh tranh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với phạm vi hoạt động của mộtdoanh nghiệp đang theo đuổi sẽ cho phép tạo ra ba chiến lược cạnh tranh tổng quát
để đạt hiệu quả hoạt động trên mức trung bình trong ngành: đó là chiến lược chi phí
tối ưu, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung Chiến lược tập trung lại có
hai biến thể: tập trung vào chi phí và tập trung khác biệt hóa Các chiến lược tổng
quát này được thể hiện trong hình 1.2:
1.2.2 Sử dụng chuỗi giá trị để tăng cường marketing tương tác
Theo Debra L Zahay và Robert B Handfield [43]: “Nếu marketing tươngtác là khả năng để xác định khách hàng, định vị họ và cung cấp các loại hàng hóa
dịch vụ theo nhu cầu của họ thì marketing tương tác thực sự là một phức hợp các
hoạt động liên quan đến việc quản lý các thông tin và tiến trình dọc theo toàn bộ
chuỗi giá trị”
Các nhà quản lý cần phải tìm cách để tăng cường các hoạt động marketingtương tác, tiếp cận với doanh nghiệp theo cách thống nhất như bản chất của chuỗi
giá trị Tham gia một cách toàn diện vào marketing tương tác để có thể tạo ra được
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng Doanh nghiệp phải liên kết với tất cả
các quá trình dọc theo chuỗi giá trị Sự liên kết này đòi hỏi sự phối hợp các chức
năng bên trong của tất cả các lĩnh vực với các định hướng về phía khách hàng, các
nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa
marketing và sản xuất
Mục tiêu rộng
Chi phí thấp Khác biệt hóa
Mục tiêu hẹp
Mục tiêu rộng 1 Chi phí tối ưu 2 Khác biệt hóa
3A Tập trung vàochi phí
3B Tập trung vàokhác biệt hóa
LỢI THẾ CẠNH TRANH
PHẠM VICẠNH TRANH
Hình 1.2: Ba chiến lược tổng quát
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Debra L Zahay và Robert B Handfield đưa ra các lời khuyên đối với cácnhà quản lý:
Thứ nhất, tham gia một cách toàn diện vào marketing tương tác Để có thểcung cấp sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp phải tham gia
tham gia vào tất cả các quá trình dọc theo chuỗi giá trị Tham gia vào các quá trình
này đòi hỏi sự hợp tác tương hỗ giữa tất cả các lĩnh vực hoạt động trong doanh
nghiệp hướng về phía khách hàng, các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh Thực tế,
kết quả của các cuộc thảo luận về chuỗi giá trị và tác động của nó đối với marketing
tương tác là marketing và sản xuất cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn Quyết định
hướng về phía khách hàng từ quan điểm marketing cần thiết phải có sự hợp tác rất
lớn từ phía sản xuất Thực tế cho thấy, quyết định cải tiến dịch vụ khách hàng có thể
tạo ra những tác động ngược trở lại vào chức năng mua sắm của doanh nghiệp
Thứ hai, kỹ thuật là một công cụ quan trọng hỗ trợ những tiến trình tạo ra giátrị chính Trong mỗi một tiến trình đều có sự góp mặt quan trọng của yếu tố kỹ
thuật Kỹ thuật không chỉ được hiểu một cách đơn giản là các yếu tố liên quan đến
máy móc công nghệ mà cần được hiểu rộng hơn là các biện pháp hỗ trợ cho việc
thực hiện các tiến trình một cách thông suốt Các nhà quản lý phải hiểu được vai trò
của chiến lược và kỹ thuật
Thứ ba, doanh nghiệp phải liên tục rà soát các quyết định giải pháp, kỹ thuậtcủa mình để đảm bảo chiến lược và kỹ thuật phù hợp với tất cả các hoạt động chức
năng, từ bán hàng, dịch vụ và marketing cho đến mua sắm, sản xuất và phân phối
Ví dụ, trong lĩnh vực marketing, trong khi các hoạt động nghiên cứu thị trường
không thực sự trực tiếp liên quan đến sản lượng bán hàng nhưng lại giúp doanh
nghiệp hiểu thêm về khách hàng, từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh
chính xác
Thứ tư, hiện thực hóa mối quan hệ tương tác giữa sản xuất và marketing,giữa tạo ra giá trị và chuyển giao giá trị Vấn đề đối với các nhà quản lý là tìm
người để hiểu, thực hiện và hỗ trợ các tiến trình này Chúng ta cần những người có
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27suy nghĩ tương tác chức năng để hiểu cả kỹ thuật lẫn việc xác lập chức năng kinh
doanh để có thể vận hành doanh nghiệp trong môi trường phức hợp
1.2.3 Sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị để thiết lập một chiến lược cạnh tranh
Một chiến lược cạnh tranh cung cấp giải pháp để đưa một doanh nghiệp hoặcmột ngành đạt tốc độ phát triển cao hơn Không có một chiến lược sẽ khó khăn cho
doanh nghiệp để vượt qua đối thủ cạnh tranh, đồng thời cản trở khả năng của họ để
hợp tác hoặc nắm quyền quản lý các nguồn lực, vượt qua các rào cản và đáp ứng
nhu cầu thị trường
Để thiết lập một chiến lược cạnh tranh, trước hết cần phải lựa chọn và phântích chuỗi giá trị có khả năng đóng góp lớn nhất vào sự phát triển bền vững Phân
tích chuỗi giá trị là vấn đề tiên quyết trong việc thiết lập chiến lược vì nó xác định
các trở ngại và cơ hội ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh là sử dụng kết quả phân tích chuỗi giá trị
để thúc đẩy sự hợp tác giữa các mắt xích trong chuỗi Bằng cách nhắm đến những
cơ hội thị trường hứa hẹn nhất và các trở ngại làm giảm khả năng của chuỗi giá trị
khai thác những cơ hội này, một chiến lược tốt cung cấp các giải pháp cho doanh
nghiệp đầu tư vào việc triển khai thực hiện
Một chiến lược cạnh tranh bao gồm 3 thành phần chính:
Tình hình cạnh tranh trên thị trường
Những yêu cầu thay đổi cần thiết
Kế hoạch duy trì năng lực cạnh tranhTất cả những thành phần này đều phụ thuộc vào kết quả phân tích chuỗi giátrị và những nhân tố riêng trong chuỗi để từ đó có thể tiếp cận một cách tập trung
vào việc duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 281.2.3.1 Cạnh tranh trên thị trường
Bước 1: Xác định cần cạnh tranh ở đâu
Đánh giá thị trường là bước cần thiết đầu tiên nhằm xác định ở đâu là có khảnăng và có lợi nhất để cạnh tranh Trong thị trường vô cùng đa dạng về vị trí địa lý
và phân khúc, doanh nghiệp phải sử dụng thông tin từ bước 2 bên dưới để xác định
ở đâu có khả năng cạnh tranh căn cứ trên khả năng và thuộc tính của chuỗi giá trị,
bao gồm khả năng tiếp cận các nguồn lực đầu vào, sự gần gũi với thị trường, đặc
điểm về văn hóa, năng lực sản xuất – và những nơi doanh nghiệp có hoặc có thể tạo
ra lợi thế cạnh tranh
Bước 2: Xác định cạnh tranh như thế nào
Michael E Porter xác định ba chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh: hiệu quả,khác biệt và tập trung vào thị trường
Để cạnh tranh dựa vào hiệu quả, một chuỗi giá trị phải tạo ra được hàng hóa
hoặc dịch vụ cho thị trường với giá thấp hơn đối thủ Các mắt xích trong chuỗi phải
tiêu chuẩn hóa các chi phí sản xuất đối chọi lại với đối thủ cạnh tranh; trong khi đó,
đối với một ngành, các doanh nghiệp phải xem xét các chi phí bên ngoài như thuế
quan, vận chuyển và truyền thông Quan điểm của ngành phải đảm bảo chiến lược
xem xét đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, môi trường mà doanh nghiệp
đang hoạt động và những dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
Để cạnh tranh dựa vào sự khác biệt, một chuỗi giá trị phải tạo thêm giá trị gia
tăng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sao cho nó được xem là độc đáo so với
đối thủ cạnh tranh Khác biệt hóa thông qua marketing có thể thực hiện được bằng
các hoạt động xây dựng hình ảnh hoặc bao bì, hoặc đơn giản là tăng chi phí cho các
chương trình khuyến mãi Tuy nhiên, chỉ phụ thuộc vào sự khác biệt hóa về
marketing là một chiến lược rủi ro vì điều đó là không bền vững nếu không có sự
đầu tư thêm vào nâng cấp sản phẩm hoặc dịch vụ
Để cạnh tranh dựa vào tập trung thị trường, một chuỗi giá trị lựa chọn và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29nhắm vào một phân khúc hẹp của thị trường mục tiêu Thị trường thích hợp có thể
được xác định bởi hoạt động xây dựng hình ảnh (branding) như là thiết kế trang
phục; các hoạt động quan tâm đến xã hội như du lịch kinh tế thân thiện; các hoạt
động quan tâm đến sức khỏe như các sản phẩm hữu cơ, vật dụng bằng gỗ chưa qua
xử lý… Đôi khi chuỗi giá trị có thể tạo nên thị trường riêng của nó và tạo ra nhu cầu
về sản phẩm hoặc dịch vụ
Thách thức của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh phụ thuộc vào khả năngcủa doanh nghiệp để vừa xác định thị trường vừa phân tích các phương tiện, biện
pháp để cạnh tranh trong các thị trường này trong điều kiện lợi thế cạnh tranh của
chính doanh nghiệp và của cả đối thủ cạnh tranh
Bước 3: Xác định sản phẩm và các đặc tính hoạt động cần thiết cho cạnh tranh
Xác định một hoặc nhiều phân khúc thị trường cần nhắm đến và một chiếnlược để tạo ra lợi thế cạnh tranh, một chuỗi giá trị và doanh nghiệp của nó phải vận
động để thích nghi với chiến lược đã lựa chọn Do đó, các mắt xích dọc theo chuỗi
giá trị phải thu nhận các thông tin có được từ bước 1 và bước 2 và phân tích để hiểu
thêm về sở thích và yêu cầu của khách hàng Chuỗi giá trị phải sẵn sàng trong mọi
tình huống để đáp ứng các thuộc tính được người mua đánh giá cao nếu điều này
làm gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường hiện tại hoặc cạnh tranh trong thị
trường mới hoặc với sản phẩm mới
Khi nghiên cứu các đặc điểm cần thiết để cạnh tranh, doanh nghiệp có thểquyết định đánh giá lại những điểm có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh Xác định thị
trường để cạnh tranh là tiến trình lặp đi lặp lại nhằm đảm bảo các yếu tố ở đâu, như
thế nào và cái gì phải hòa hợp, ăn khớp với nhau
1.2.3.2 Các yêu cầu nâng cấp cần thiết để cạnh tranh
Xác định được mục tiêu, thị trường cần nhắm đến và cách tiếp cận (kết hợpcủa hiệu quả, sự khác biệt và tập trung thị trường) để cạnh tranh, chuỗi giá trị của
doanh nghiệp phải đánh giá một cách có chiến lược sản phẩm hoặc tiến trình nào
cần nâng cấp cải tiến để cạnh tranh Người lập chiến lược cạnh tranh phối hợp với
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30các yếu tố riêng phải xem xét danh mục ưu tiên các cơ hội và trở ngại đã được xác
định bởi quá trình phân tích chuỗi giá trị để chuẩn bị kế hoạch cải cách Kế hoạch
cải cách mô tả biện pháp làm thế nào để ngành hoặc doanh nghiệp trong ngành sẽ
tận dụng các cơ hội và giải quyết các trở ngại để nâng cao khả năng cạnh tranh
Mục tiêu của một kế hoạch cải cách là tạo ra một chuỗi các hoạt động mà cácmắt xích trong chuỗi giá trị thực hiện nhằm chỉ ra một cách có chọn lọc những trở
ngại cho tính cạnh tranh của doanh nghiệp Để thiết lập một kế hoạch cải cách,
người lập chiến lược phải ưu tiên thực hiện i) đẩy mạnh các yếu tố cần thiết cho sự
thay đổi ii) bắt đầu với các bước nhỏ với những rủi ro có thể quản lý được đối với
những mắt xích có liên quan trong chuỗi và iii) tạo ra những món lợi trong ngắn hạn
để đảm bảo sự cam kết của doanh nghiệp
1.2.3.3 Lập chiến lược cạnh tranh bền vững
Cạnh tranh thực sự cần phải liên tục thích ứng với những nhân tố thay đổinhư sở thích của khách hàng, tính sẵn sàng và quy mô của thị trường, khả năng của
đối thủ cạnh tranh, các quy định trên thị trường vv Do đó, để giữ tính cạnh tranh
theo thời gian, cần phải lập chiến lược năng động và thích hợp Theo dõi những
thay đổi trong các lĩnh vực sau và thực hiện các phản ứng đối với những thay đổi
này để có được sự cạnh tranh bền vững:
Những thay đổi trên thị trường: Phải liên tục thực hiện tiến trình đánh giá lặp
đi lặp lại để quyết định phải cạnh tranh ở đâu và như thế nào Các nhân tốtrong chuỗi giá trị phải thiết lập nhiều nguồn thông tin thị trường bao gồmcác phản hồi từ thị trường và các nghiên cứu thị trường chủ động để có thểđiều chỉnh chiến lược theo sự thay đổi nhu cầu thị trường và các cơ hội mớixuất hiện
Các trở ngại hệ thống và các cơ hội: Khi các trở ngại đã được chỉ ra và chuỗigiá trị đã được cải tiến, các trở ngại mới cũng như những nguồn thúc đẩy sựphát triển có thể xuất hiện Để có thể tiếp tục phản ứng lại với những thayđổi trên thị trường, các nhà chiến lược cần phải chuẩn bị cho doanh nghiệpĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31và các nhân tố xúc tác có thể sử dụng các động cơ thúc đẩy, các mối quan hệ,
và tăng cường sáng tạo, phát triển ổn định tổ chức
Môi trường kinh doanh: Những chi phí tăng thêm, rủi ro và sự suy giảmtính cạnh tranh có liên quan đến môi trường không thuận lợi phải được đolường trong quá trình phân tích chuỗi giá trị, thiết lập thị trường và cải tiếnchiến lược Tương tự, cần phải xem xét đến các cơ hội có được từ môitrường ổn định
Lợi thế cạnh tranh bền vững phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp trongviệc nhận biết, thực hiện quyền ưu tiên và phản ứng đối với các cơ hội và thách thức
ở bên ngoài như thị trường đầu cuối, môi trường kinh doanh vv, và ở bên trong như
sự tương tác giữa các bộ phận, chi phí chuyển đổi và việc trao đổi thông tin
1.2.4 Thực tiễn sử dụng chuỗi giá trị để phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay chỉ có một số ít các chương trình được tài trợ bởicác tổ chức nước ngoài sử dụng chuỗi giá trị như là một công cụ để phân tích tình
hình sản xuất kinh doanh và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển sản xuất
kinh doanh Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi tiếp cận được một số chương
trình sau:
a Chương trình phát triển MPI – GTZ – SME phân tích chuỗi giá trị Bơ Đăk Lăk: (MPI – GTZ – SME: Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
của tổ chức GTZ (Đức) và Bộ kế hoạch đầu tư)
Mục tiêu tổng quát của phân tích chuỗi giá trị bơ là: tạo ra hiểu biết chunggiữa các liên đới bơ chủ chốt và phát triển một chương trình can thiệp dựa trên thị
trường vì sự phát triển của một ngành bơ có khả năng cạnh tranh hơn và thành công
hơn, trong đó các thành phần của chuỗi giá trị bơ đều được hưởng lợi
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được nhiều kết luận và kiến nghị có ý nghĩathực tiễn trong việc quy hoạch phát triển ngành bơ tại Việt Nam
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32b Chuỗi giá trị song mây Quảng Nam do GTZ tài trợ:
Mục tiêu của dự án:
- Thu thập thông tin cơ bản và đưa ra nhận định tổng quan về lĩnh vực songmây ở Việt Nam
- Thu thập thông tin cơ bản về tình hình cung cấp nguyên liệu song mây thô
ở Quảng Nam, chú trọng đến các loài song, mây cụ thể được dùng làm đồ trang trí
nội thất và dụng cụ gia đình và các đề án dài hạn hơn, khối lượng thu hoạch bền
- Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành mây tại Quảng Nam
- Giải pháp để phát triển bền vững các vùng nguyên liệu mây thô
- Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm mây Quảng Nam
c Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) nghiên cứu chuỗi giá trị chè với sự tài trợ của quỹ MISPA: (MISPA:
là quỹ dành cho việc phân tích và nghiên cứu chính sách nông nghiệp do Bộ Ngoại
Trang 33- Hộ trồng chè tự do so với nông trường viên
- Hộ nghèo và hộ khác
- Các hộ sản xuất chè búp tươi so với các nhà sản xuất chè xanh
Tính toán tỷ trọng trong chi phí sản phẩm chè và tỷ trọng trong lợi nhuận sảnphảm chè của các tác nhân trong các kênh khác nhau
- Kênh chè xanh trong nước
- Kênh xuất khẩu chè đen
- Kênh quốc tế
Mục tiêu phân tích tỷ trọng trong chi phí, lợi nhuận: Xác định tỷ trọng mà hộsản xuất và các tác nhân khác nhận được trong sản phẩm cuối cùng
Kết quả nghiên cứu đã rút ra một số kết luận:
- Nông dân không chế biến tại nhà được hưởng lợi nhuận cao hơn
- Nông dân chiếm phần lớn nhất trong chi phí sản xuất chè xanh, nhưng chỉhưởng phần lợi nhuận thấp nhất
- Nông dân hưởng phần ít nhất trong tổng lợi nhuận chè xuất khẩu nhưng đónggóp phần lớn nhất trong chi phí đơn vị
- Lợi nhuận hộ nông dân thu được từ kênh xuất khẩu cao hơn chút ít so vớitiêu thụ nội địa
- Hầu hết giá trị tăng thêm do nước ngoài thu
- Cần cải thiện chất lượng và tìm cách xuất khẩu sản phẩm cuối cùng (khôngchỉ xuất khẩu nguyên liệu thô)
- Nước sản xuất nhận được phần lợi nhuận cao hơn nếu có thương hiệu riêngcần phát triển thương hiệu hơn nữa tại Việt Nam, tăng thu nhập cho các tácnhân tham gia chuỗi giá trị chè Việt Nam
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Chương 2ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Công ty TNHH Bia Huế có địa chỉ giao dịch tại 243 Nguyễn Sinh Cung –Huế, thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện tại Công
ty có 2 cơ sở sản xuất: Cơ sở thứ nhất đặt tại Phú Thượng là nơi có trụ sở giao dịch
chính, nằm bên bờ sông Hương, ngay chân cầu Chợ Dinh, cách trung tâm thành phố
Huế khoảng 3km; Cơ sở thứ hai đặt tại khu công nghiệp Phú Bài, huyện Hương
Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về phía Nam, cách quốc lộ 1A
khoảng 500m
Với việc phân tán cơ sở sản xuất thành hai địa điểm cách xa nhau như hiệntại, việc quản lý điều hành không tránh khỏi những bất cập nhất định Tuy nhiên, đó
là điều không thể tránh khỏi của việc mở rộng quy mô và năng lực sản xuất Trong
tương lai, Công ty có kế hoạch chuyển cở sở ở Phú Thượng về Phú Bài để thuận
tiện trong việc điều hành quản lý và giảm chi phí
2.1.1.2 Thời tiết khí hậu
Công ty TNHH Bia Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu miềntrung Việt Nam So với hai đầu Bắc Nam, khí hậu miền trung là khá khắc nghiệt
Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa lạnh kéo dài từ khoảng tháng 10 đến tháng 3
năm sau; Mùa nắng nóng kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 9 Mùa nắng nóng
chịu thêm ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và hanh, nhiều khi kéo dài gây hạn hán
Mùa mưa thường kèm theo lũ quét, gây thiệt hại về người và của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,40oC Nhiệt độ bình quân cao nhất rơi vàokhoảng tháng 6, tháng 7 Nhiệt độ bình quân thấp nhất vào khoảng tháng 1 tháng 2
với nhiệt độ khoảng 19.5oC
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao, khoảng 84.5%, tháng thấpnhất cũng khoảng 70-73%, tháng cao nhất là tháng 10 đến tháng 2 với độ ẩm lên
đến 90-92% Độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến việc bảo quản hàng hoá kho
nguyên liệu gạo, Malt cũng như quá trình vận chuyển các loại bia có thùng giấy
Lượng mưa hàng năm lớn và phân bố không đồng đều Mưa lớn tập trungvào tháng 8 đến tháng 11 và mưa nhỏ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm
Lượng mưa bình quân khoảng 2.955 mm, cao nhất lên đến 4.935mm điều này gây
nên những trận lũ khủng khiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân Ngoài ra,
khu vực này thưởng xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đợt gió tây nam và gió
mùa gây nên hạn hán và rét
Bia là loại hàng hóa mà việc tiêu thụ phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết Dovậy, có thể nói tốc độ tăng trưởng của Công ty Bia Huế qua các năm phụ thuộc vào
thời tiết có thuận lợi hay không Những năm thời tiết tốt, nắng nhiều và nhiệt độ
bình quân cao thì khả năng sản lượng tăng cao Ngược lại, trong điều kiện thời tiết
gió rét, mưa lụt thường xuyên thì chắc chắn ảnh hưởng không thuận lợi đến việc
tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.3 Nguồn nước
Nguồn nước dùng để sản xuất bia Huda được lấy từ Nhà máy nước Vạn Niênnằm tại thôn Trường Ðá xã Thủy Biều thành phố Huế, cách cửa biển Thuận An theo
đường sông là 31,3km, cách trung tâm thành phố Huế theo đường bộ là 6km Đây là
nguồn nước sạch được lấy từ Sông Hương
Theo các tài liệu viết về Sông Hương, sở dĩ sông có tên gọi như vậy là dophía thượng nguồn có loài cỏ Thạch Xương Bồ, là một loại cỏ có mùi hương đặc
biệt Sông Hương nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp thơ mộng mà còn bởi nguồn nước
trong, xanh và sạch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Các số liệu phân tích hóa lý cho thấy nước Sông Hương là nguồn nước vôcùng lý tưởng để sản xuất bia, hơn hẳn nước ngầm và nước từ các con sông khác ở
Việt Nam
2.1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Bia Huế từ điều kiện
tự nhiên
Thuận lợi:
- So với bia Công ty cổ phần bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
và Công ty cổ phần bia rượu và nước giải khát Hà Nội (HABECO) thì Công ty bia
Huế có thuận lợi hơn do nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, khả năng mở rộng thị
trường ra hai đầu sẽ ít tốn chi phí hơn, đặc biệt là chi phí vận tải
- Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt có tính chu kỳ tạo thuận lợi cho việc lập kếhoạch sản xuất và tiêu thụ trong từng mùa cụ thể, chủ động trong việc xây dựng các
chương trình phát triển thương hiệu và hổ trợ bán hàng
Khó khăn:
- Thời tiết khắc nghiệt của khu vực miền trung, thường xuyên xảy ra nắnghạn, mưa lũ (so với 2 đầu đất nước) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân,
từ đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ bia Đồng thời, những đợt lũ quét phần nào làm
tổn thất tài sản của Công ty, đặc biệt là vỏ két đang lưu hành trên thị trường
- Việc tồn tại song song hai cơ sở sản xuất phần nào làm tăng chi phí và gâykhó khăn trong công tác điều hành
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2.1 Tình hình dân số lao động
Đây là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ để đánh giá mức độ tiêu dùngsản phẩm và khả năng tiêu dùng sản phẩm trong tương lai Thị trường bia Huda chủ
yếu ở các tỉnh Bắc miền trung như: Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Thừa Thiên Huế Đây là những thị trường truyền thống của công ty và các thị
trường này tiêu thụ hơn 95% sản lượng của công ty
Ngoài ra, những năm gần đây, thị phần của bia Huda tăng khá nhanh ở cáctỉnh Tây Nguyên
Để xem xét kỹ hơn ta nghiên cứu số liệu về dân số và mật độ của các tỉnhtrên như sau:
Bảng 2.1: Tình hình dân số ở một số thị trường chính
TT Tỉnh, Thành phố Dân số trung bình(Nghìn người)
Diện tích (*)
(Km 2 )
Mật độ dân số
(Người/km 2 ) Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung 19820,2 95894,9 207
Trang 38Xét về số lượng, có thể thấy tiềm năng thị trường ở các tỉnh như Nghệ An và
Hà Tĩnh là rất lớn Mặc dù hiện tại, sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng khá lớn ở Huế
và Quảng Trị, Quảng Bình, nhưng khả năng trong tương lai, tỷ trọng sản lượng giữa
các tỉnh sẽ thay đổi
Ngoài các vùng thị trường chính này, Công ty bia Huế còn có các vùng thịtrường ở nam trung bộ như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và các tỉnh Tây
Nguyên như Gia Lai, Đăklăc, Lâm Đồng… và cả ở 2 đầu đất nước là Hà Nội và Sài
Gòn, tuy nhiên, thị phần của Huda ở các thị trường này còn thấp, mặc dù tiềm năng
khai thác còn rất lớn
2.1.2.2 Tình hình kinh tế khu vực
So với các khu vực khác, kinh tế khu vực các tỉnh bắc miền trung - vùng thịtrường chính của Công ty Bia Huế, vẫn được xếp vào vùng kinh tế khó khăn và đặc
biệt khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp phát triển còn chậm Thu nhập bình quân đầu
người trong khu vực thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước
Nói chung, điều kiện kinh tế khu vực không mấy thuận lợi cho sự tăngtrưởng và phát triển của ngành bia nói chung và của Công ty Bia Huế nói riêng
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người khu vực Bắc miền trung
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2008)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 392.1.3 Tình hình hoạt động của công ty bia Huế 2.1.3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Bia là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại
ít nhất là từ thiên niên kỷ 5 TCN và đã được ghi chép lại trong các thư tịch cổ của
Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà (Mesopotamia) Thuật ngữ "bia" trong tiếng Việt để chỉ
loại đồ uống này có lẻ có nguồn gốc từ bière trong tiếng Pháp và do bia chỉ được
sản xuất ở Việt Nam kể từ khi người Pháp mang thứ đồ uống này tới Việt Nam vào
cuối thế kỷ 19 Tuy nhiên, một thời gian dài bia không phải là mặt hàng phổ biến
mà chỉ được sử dụng bởi tầng lớp thượng lưu có thu nhập cao
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đời sốngnhân dân ngày càng được cải thiện Đặc biệt là sau năm 1986 khi Nhà nước ta thực
hiện chính sách đổi mới mở cửa thì bia thực sự được biết đến nhiều và xâm nhập
vào đời sống của người dân Nhiều nhà máy bia được xây dựng ở các tỉnh phía Bắc
và phía Nam Nhiều đơn vị đã liên doanh, liên kết với nước ngoài, sử dụng công
nghệ được chuyển giao từ các công ty nổi tiếng Một số công ty trong nước cũng
mua thiết bị từ nước ngoài đồng thời học hỏi kinh nghiệm để sản xuất ra các loại bia
khác nhau Từ đó số lượng bia ngày càng tăng, chủng loại ngày càng phong phú đa
dạng và chất lượng ngày một đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
Theo sự phát triển của kinh tế xã hội, người có khả năng uống bia (xét vềmức thu nhập) và thích uống bia ngày càng nhiều Đứng trước nhu cầu ngày càng
gia tăng của thị trường nói riêng và sự phát triển công nghiệp của tỉnh nhà nói
chung Ngày 15/09/1989 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 315
QĐ/UBND quyết định thành lập ban quản lý công trình xây dựng nhà máy bia Huế
Nhà máy bia hình thành theo hình thức công ty cổ phần bao gồm nhiều ngânhàng và ngân sách địa phương đóng góp, tổ chức hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện
cùng có lợi Tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 11 tỷ đồng Việt Nam, với công suất đầu
tư ban đầu là 3 triệu lít Nhà máy được xây dựng mới với công nghệ sản xuất bia tiên
tiến của Đan Mạch, thiết bị do hãng Danbrew Consult cung cấp và chuyển giao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Sau gần một năm xây dựng và lắp đặt, ngày 20/10/1990 UBND tỉnh ThừaThiên Huế ra quyết định số 902 QĐ/UB thành lập Nhà Máy Bia Huế và nhà máy
bắt đầu đi vào hoạt động Trụ sở chính đóng tại 243 Thuận An Thành Phố Huế Sản
phẩm đầu tiên mang nhãn hiệu Huda (chai) và cũng trong năm này sản phẩm đã đạt
huy chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu khoa học toàn quốc
Sản phẩm của nhà Máy Bia Huế có mặt trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế,Quảng Trị với chất lượng tốt giá cả phải chăng Một thời gian ngắn kể từ khi ra đời,
do phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng về chất lượng và giá cả, bia Huda
được người tiêu dùng đánh giá cao và sản lượng ngày càng tăng cao, nhu cầu vượt
hẳn cung ứng của nhà máy Tình hình như vậy đòi hỏi nhà máy phải nâng cao năng
lực sản xuất, chỉ trong vòng 3 năm kể từ khi thành lập, nhà máy đã phải nâng công
suất đến 2 lần: Lần thứ nhất vào năm 1992 nâng công suất lên 9 triệu lít/năm; Lần
thứ hai vào năm 1993 nâng công suất đến 14 triệu lít /năm
Tuy nhiên, nhu cầu thị trường tăng rất nhanh, trong khi khả năng đáp ứngcủa nhà máy là quá thấp Đứng trước hoàn cảnh đó, áp lực về đầu tư mở rộng sản
xuất là rất lớn Trong khi đó, nguồn lực trong nước thời kỳ đó là khá hạn hẹp Đồng
thời với chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư của nhà nước, nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài và tiếp thu các thành tựu công nghệ khoa học, quản lý từ nước ngoài
cho tỉnh, ngày 04/06/1994, sau một thời gian đàm phán, Công ty Bia Huế đã được
cấp phép đầu tư thành lập liên doanh 3 bên giữa tập đoàn TUBORG
INTERNATIONAL A/S (Nay đổi thành Carlsberg A/S), Quỹ hỗ trợ công nghiệp
dành cho các nước đang phát triển gọi tắt là IFU và nhà máy bia Huế với tổng số
vốn đầu tư là 24 triệu đô la Mỹ và công suất thiết kế 30 triệu lít/năm
Qua 20 năm hoạt động, Công Ty Bia Huế luôn khẳng định vai trò và vị trídẫn đầu trong ngành công nghiệp cũng như trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng không chỉ
tại khu vực bắc miền Trung mà còn vươn rộng ra các thị trường Nam miền Trung,
Tây Nguyên và nhiều tỉnh thành trên cả nước Sản phẩm của công ty không chỉ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ