1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn Logistics Cảng Biển về cảng Hải An

27 508 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Tìm hiểu về Cảng Hải An và tính toán các thông tin theo yêu cầu Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, mà một trong những mốc quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Việc Việt Nam tham gia WTO đã tạo cơ hội thâm nhập sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương mại và hội nhập quốc tế. Các thành phần kinh tế và đặc biệt các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng không kém phần thách thức với sự cạnh tranh gay gắt và không cân bằng của các doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau. Hải Phòng là đầu mối xuất nhập khẩu của cả miền Bắc nhờ vào vị trí cửa ngõ giao thương của miền Bắc, cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới; là thành phố nằm trong vùng kinh tế Duyên hải Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định...) với lợi thế thành phố cảng, có nhiều khu công nghiệp phát triển. Hải Phòng có lợi thế rất lớn trong việc phát triển dịch vụ cảng biển. Lượng hàng hóa qua cảng liên tục tăng cao, hệ thống cảng theo đó cũng không ngừng mở rộng. Nhiều cảng đã linh hoạt trong giá cước để giữ khách hàng, đặc biệt là các cảng nhỏ và không có các dịch vụ hỗ trợ khác. Nhưng điều đó không làm mất đi tính hấp dẫn đối với những công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác cảng. Cảng Hải An (công suất 250.000TEUSnăm) đang có nhiều lợi thế với vị trí chiến lược trên bán đảo Đình Vũ và mớn nước sâu có thể tiếp nhận tàu container lên đến 1.800 TEUS (~20.000DWT). Hiệu suất hoạt động của cảng luôn đạt gần như ở mức toàn dụng. Vì vậy, chủ đề bài tập lớn của em là: “Tìm hiểu về Cảng Hải An và tính toán các thông tin theo yêu cầu”. Bài tập lớn gồm có 3 chương: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HẢI AN CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN DỰA TRÊN THÔNG TIN TÌNH HUỐNG Em xin được gửi lời cảm ơn đến các giảng viên Bộ môn Logistics trường Đại học Hàng Hải Việt Nam cũng như giảng viên Nguyễn Minh Đức – giảng viên hướng dẫn học phần Logistics Cảng biển đã giúp em thực hiện đề tài này. Do những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm, nên bài làm không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÀI TẬP LỚN MÔN: LOGISTICS CẢNG BIỂN

Hải Phòng, năm 2017

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN MINH ĐỨC

MÃ SINH VIÊN

NHÓM

: 65429 : N04

Trang 2

KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÀI TẬP LỚN MÔN: LOGISTICS CẢNG BIỂN

Hải Phòng, năm 2017

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN MINH ĐỨC

MÃ SINH VIÊN

NHÓM

: 65429 : N04

Trang 4

nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, mà một trong những mốc quantrọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thànhthành viên thứ 150 của tổ chức WTO Việc Việt Nam tham gia WTO đã tạo cơ hộithâm nhập sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương mại và hội nhập quốc tế Các thànhphần kinh tế và đặc biệt các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước cơ hội phát triểnrất lớn, nhưng cũng không kém phần thách thức với sự cạnh tranh gay gắt và khôngcân bằng của các doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau

Hải Phòng là đầu mối xuất nhập khẩu của cả miền Bắc nhờ vào vị trí cửa ngõgiao thương của miền Bắc, cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới; là thành phố nằmtrong vùng kinh tế Duyên hải Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, NamĐịnh ) với lợi thế thành phố cảng, có nhiều khu công nghiệp phát triển Hải Phòng cólợi thế rất lớn trong việc phát triển dịch vụ cảng biển Lượng hàng hóa qua cảng liêntục tăng cao, hệ thống cảng theo đó cũng không ngừng mở rộng Nhiều cảng đã linhhoạt trong giá cước để giữ khách hàng, đặc biệt là các cảng nhỏ và không có các dịch

vụ hỗ trợ khác Nhưng điều đó không làm mất đi tính hấp dẫn đối với những công ty

có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác cảng Cảng Hải An (công suất250.000TEUS/năm) đang có nhiều lợi thế với vị trí chiến lược trên bán đảo Đình Vũ

và mớn nước sâu có thể tiếp nhận tàu container lên đến 1.800 TEUS (~20.000DWT).Hiệu suất hoạt động của cảng luôn đạt gần như ở mức toàn dụng Vì vậy, chủ đề bàitập lớn của em là: “Tìm hiểu về Cảng Hải An và tính toán các thông tin theo yêu cầu”

Bài tập lớn gồm có 3 chương:

- CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HẢI AN

- CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

- CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN DỰA TRÊN THÔNG TIN TÌNH HUỐNG

Trang 5

Hàng Hải Việt Nam cũng như giảng viên Nguyễn Minh Đức – giảng viên hướng dẫnhọc phần Logistics Cảng biển đã giúp em thực hiện đề tài này Do những hạn chế vềtrình độ và kinh nghiệm, nên bài làm không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy emrất mong được sự góp ý của các thầy, cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HẢI AN

1.1 Giới thiệu chung.

Cảng Hải An là một mắt xích quan trọng trong chuỗi Cảng biển của HảiPhòng thuộc quyền sở hữu của MHC nhưng đang dần thoái bớt vốn tại cảng HảiAn

Việc đưa vào khai thác Cảng Hải An đã làm cho lượng hàng container quakhu vực cảng Hải Phòng tăng lên đáng kể Kể từ khi cảng Hải An đi vào hoạt động

đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành Logistics ở khu vực này Làmột cảng nằm sau khu vực cầu Bạch Đằng đã trở thành một trở ngại không nhỏ đốivới sự phát triển của cảng Hải An , buộc cảng Hải An phải chuyển hướng kinhdoanh sang một hướng khác là vận tải nội địa Đây chính là phương án giải quyếtsáng suốt của những nhà lãnh đạo của cảng Hải An, giúp cho cảng Hải An trở thànhmột trong những cảng vận tải nội địa lớn nhất nước

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng

Cảng Hải An được xây dựng và phát triển do Công ty TNHH Vận tải và Xếp

dỡ Hải An sở hữu 100% vốn với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng Sau 20 tháng xây dựngCảng Hải An đã hoàn thành giai đoạn 1 Từ ngày 12/12/2010: Cảng Hải An đã tổchức Lễ khánh thành đưa cầu cảng container vào sử dụng và đón tàu container đầu

tiên cập cảng Tàu “MELL SENANG” sức chở 700 TEU, được khai thác bởi hãng

tàu Mariana Express Lines Pte., Ltd (MEL), Singapore Sau đó công ty tiếp tụctăng vốn điều lệ lên 187,5 tỷ đồng

Ngày 06/02/2011: Đón chuyến tàu thứ 2 với lịch tàu một tuần một chuyến

của hãng MEL Tàu “ICE MOON” sức chở 700 TEU cập cảng.

Ngày 06/07/2011: Đón chuyến tàu đầu tiên của hãng tàu Yang Ming Marine

Transport Corp (YML) Đài Loan, Tàu “PAPHOS” sức chở 700 TEU với lịch tàu

một tuần một chuyến cập cảng

Trang 7

Tháng 08/2011: Công ty cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Thànhphố Hồ Chí Minh (Transimex Sài gòn – TMS-HOSE) và Công ty CP Dịch vụ Hànghải MACS (MACS Shipping - HCM) trở thành 2 thành viên mới sau khi mua 25%vốn góp của Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An từ các thành viên khác.

Ngày 28/04/2012: Đón chuyến tàu đầu tiên của Hãng tàu Pendulum Express

Lines Pte., Ltd – Penex Singapore, Tàu “PACIFIC GRACE” sức chở 836 TEU với

lịch tàu một tuần một chuyến cập cảng

Ngày 04/07/2013: Tàu “YM INVENTIVE” với sức chở 1.805 TEU là tàu

container lớn nhất vào cảng Hải An xếp dỡ hàng

Nhờ có sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ cũng như công nhân viên

đã giúp cho cảng Hải An khẳng định được vị thế quan trọng của mình với các cảngkhác trong khu vực khi liên tiếp đón những con tàu có trọng tải lớn vào cảng xếp dỡhàng Điều này giúp cho cẩng Hải An có ấn tượng tốt trong con mắt của bạn bèquốc tế

1.3 Vị trí địa lý

Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

Vị trí của cảng: 20° 50’ 58’’ Vĩ độ Bắc

106° 44’ 55’’ Kinh độ Đông

Địa chỉ công ty:

Tầng 1, Tòa nhà Hải An, Km2 đường Đình Vũ, Phường Đông Hải An, QuậnHải An, TP Hải Phòng

Trang 8

họa động cảng Hải An đã phải chuyển dần công năng sang bốc xếp hàng hóa nội địa,tỷ trọng hàng hóa nội địa trong năm 2016 đã tăng lên mức 50% trong khi chỉ chiếm 34% trong năm 2015.

Sang năm 2017, sản lượng hàng hóa nửa đầu năm đã cho thấy sự hồi phục trở lại so với 2016 với mức tăng trưởng 10% Ngoài ra, tỷ trọng hàng hóa nội địa tiếp tục tăng thêm so với 2016 cho thấy xu hướng tương lai của cảng Hải An sẽ chuyển sang làm cảng trung chuyển hoặc cảng sông với doanh thu từ bốc xếp hàng hóa nội địa là chủ yếu

Công ty cũng đã đầu tư thêm bãi container tại Đình Vũ để tăng khả năng khai thác cảng BVSC dự báo sản lượng bốc xếp của HAH trong năm

2017 có thể tăng trưởng 11,3% tuy nhiên doanh thu chỉ tăng khoảng 6% do

tỷ trọng hàng nội địa vẫn chiếm phần lớn đồng thời giá cước có thể tiếp tục phải giảm để cạnh tranh

Trong năm 2018, ngoài việc hoàn thành cầu Bạch Đằng, nguồn cung trong khu vực cảng Hải Phòng sẽ có sự bổ xung lớn từ cảng Nam Đình Vũ

GĐ 1 với công suất 600.000 TEU sẽ hoàn thành vào cuối 2017 và cảng LạchHuyện GĐ 1 với công suất 1,1 triệu TEU sẽ hoàn thành trong năm 2018.(https://vietnambiz.vn/anh-huong-tu-cau-bach-dang-da-phan-anh-het-hai-an-chuyen-huong-manh-sang-van-tai-noi-dia-32255.html)

1.4.2 Công suất thiết kế cảng:

- DWT cho phép : 20.000

:LOA<175

1.4.3 Độ sâu trước bến:

- Độ sâu trước bến : -8,9m

1.4.4 Chiều dài cầu tàu, số lượng cầu tàu:

- Số lượng cầu tàu : 1 cầu

- Chiều dài cầu tàu : 150m

1.4.5 Diện tích bãi container:

- Diện tích bãi container hàng: 150.000 m2

- Diện tích kho CFS : 4.000 m2

- Diện tích bãi container rỗng: 55.000 m2

- Số ổ cắm Container lạnh: 600 ổ

1.4.6 Trang thiết bị

- Cần cẩu tại cầu 03 chiếc (TUKAN 1500) sức nâng 40/45T – 32/29m

- Xe nâng conrainer hàng: 09 chiếc 45T (Hyster & PPM)

- Xe nâng container rỗng: 01 (Hyster)

- Xe kéo container: 12 chiếc

Trang 9

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Cảng biển

2.1.1 Khái niệm cảng biển

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xâydựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc

dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhàxưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, cáccông trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị

Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầucảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trảhoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụtrợ khác

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thốnggiao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụtrợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biểnneo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

2.1.2 Kết cấu hạ tầng cảng biển

Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm:

- Kết cấu hạ tầng bến cảng

- Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển

Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho,bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện,nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt

cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng

Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báohiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác

Trang 10

2.1.3 Luồng cảng biển

- Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác địnhbởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển

và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn

- Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vàobến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ,

để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn

2.1.4 Phân loại cảng biển

Cảng biển được phân thành các loại sau đây:

- Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ choviệc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;

- Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việcphát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;

- Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động củadoanh nghiệp

2.1.5 Chức năng kinh tế của cảng biển

- Chức năng vận tải:

Chức năng này phản ánh thông qua khối lượng, hàng hóa được cảng phục vụ trongmột thời gian nhất định

- Chức năng thương mại:

Cảng là nơi xúc tiến các hoạt động tìm hiểu, kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu; lànơi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu; xuất khẩu các dịch vụ về lao động kĩthuật tài chính

- Chức năng công nghiệp:

Các cảng biển đã trở thành những trung tâm thuận lợi cho việc định vị các doanhnghiệp công nghiệp của nhiều ngành khác nhau, bởi sự định vị này cho phép tiếtkiệm đáng kể chi phí vận tải so vơi việc xây dựng chúng ở miền hậu phương xacảng Việc này cũng đã tiết kiệm nhiều mặt là nhập khẩu nguyên liệu hay xuất khẩusản phẩm hoặc tạm nhập tái xuất

Trang 11

- Chức năng xây dựng thành phố địa phương:

Cảng biển góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thành phố cảng, tạo ra mộtlượng lớn công ăn việc làm cho người lao động ở thành phố cảng, đóng góp ngânsách nhà nước và địa phương có cảng thông qua các khoản thuế, thúc đẩy xây dựngthành phố cảng thành một trung tâm kinh tế quan trọng của quốc gia

2.1.6 Ý nghĩa kinh tế của cảng biển

Xuất phát từ việc cảng biển là một mắt xích trong dây chuyền hệ thống vận tảiquốc gia và quốc tế mà cảng có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng, thể hiện trên một sốmặt sau:

- Góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế của miền hậu phương, thúc đẩy sự pháttriển công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa

- Có ý nghĩa trong việc phát triển đội tàu biển quốc gia

- Là một trong những nguồn lời khá quan trọng thông qua việc xuất khẩu cácdịch vụ tại chỗ đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán

- Cảng biển còn là nhân tố tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan kinhdoanh và dịch vụ khác như các cơ quan đại lý môi giới, cung ứng, giám định, dulịch và các dịch vụ khác

- Cảng biển có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng thành phố cảng, vị tríquốc gia có cảng cũng sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa của quốc gia đó

Ý nghĩa kinh tế của cảng biển tùy thuộc vào vị trí xây dựng cảng, vị trí quốcgia có cảng cũng như sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa của quốc gia đó

2.1.7 Vai trò của cảng biển

- Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển đội tàu buôn, từ đó cho phép một quốc gia không bị lệ thuộc vào sự kiểm soátcủa các quốc gia khác

- Đối với công nghiệp: Cảng là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu máymóc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp

Trang 12

- Đối với nông nghiệp: Tác động của cảng mang tính hai chiều, ví dụ như xuấtkhẩu lúa gạo, nông sản và nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho xuấtkhẩu nông nghiệp.

- Đối với nôị thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vậntải nội địa,vận tải ven biển và vận tải hàng hóa quá cảnh, góp phần tăng cường hiệuquả hoạt động của nhiều cơ quan kinh doanh dịch vụ khác, thúc đẩy phát triểnngành công nghiệp logistics

- Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành cáckhu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho người dân trong thànhphố cảng

2.1.8 Logistics cảng biển

Logistics cảng biển là khoa học tổ chức quản lý và khai thác cảng, nhừm tối

ưu hóa nguồn lực về chi phí, nhân sự, thông tin và các nguồn lực hữu hạn khácnhưng vẫn đạt được mục tiêu khai thác cảng hiệu quả và tối đa hóa lợi ích

Nội dung logistics cảng biển do vậy nghiên cứu các thành phần chính sau:

2.2.2 Phân loại cầu tàu

Căn cứ theo hàng hóa

 Cầu tàu Ro-Ro

Đây là kiểu cầu tàu đơn giản nhất Loại cầu tàu này có cấu trúc rất đơn giảnvới tỷ trọng tấn/m2 thấp, không có bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào về thiết kế, cũngkhông cần bãi để đỗ phương tiện đến đi khỏi cảng như các loại cầu tàu khác Rất

Trang 13

nhiều cầu tàu Ro-Ro có khu vực cầu dẫn( linkspan) hợp nhất giữa tàu và cầu tàu.Chiều dài của cầu dẫn phải phù hợp với tốc độ khoảng 13-14% đối với đường bộ và3-4% đối với đường sắt.

 Cầu tàu hành khách

Một cầu tàu khách cần có các trang thiết bị gần như ở một sân bay, nghĩa làcần có khu vé và khu cung cấp thông tin, khu vệ sinh, quần ăn uống, khu bán hàng,đường cho tàn tật, khu an ninh Nếu đây là cnagr hành khách quốc tế, cần có cả khuHải quan và làm thủ tục nhập cảnh

 Cầu tầu hàng rời

Các tàu hàng rời thường cần khu nước sâu, các cần trục lớn có sức nâng tốt và dâychuyển tải hàng Ngoài ra cũng cần một khu vực rộng, phẳng để xếp hàng, cũngnhư các thiết bị chuyển tải hàng lên các sà lan Bụi luôn là vấn đề của khu vực cầutàu hàng rời, do vậy cũng cần quan tâm đến ảnh hưởng ô nhiễm môi trường

 Cầu tàu dầu

Cầu tàu dầu thường nằm trên một cầu cảng nước sâu, do tàu dầu có tải trọngrất lớn Trong phần lớn các trường hợp các tàu dầu cần một khu phao dầu riêng vàkhu này không được làm hoàn toàn bằng vật liệu cứng, do vậy cần hết sức cẩn thậntrọng và kiên nhẫn khi cập cầu

Hệ thống đường ống dẫn dầu dẫn giữa tàu và bờ cho phép tàu có độ linh hoạtcần thiết khi cập cầu

 Cầu tàu container, hàng bách hóa, tổng hợp

Đây là loại cầu tổng hợp thông thường, được xây dựng cho phép phần lớn cácloại tàu đều có thể cập tàu Trên cầu tàu có hệ thống đường bộ để gửi/rút hàng trựctiếp từ tàu

Căn cứ hình dáng

 Cầu bến ngang (quay): là bến được xây dựng dọc theo cầu cảng Có khunước trước bến tương đối rộng, tàu bè ra vào cập bến thuận lợi, có ưu điểm là bố trímặt bằng hợp lý, giảm thiểu được việc đào đắp, tiết kiệm chi phí

Trang 14

Hình 2.1 Cầu tầu bến ngang (http://article.wn.com.)

 Bến nhô (pier) là bến được xây dựng từ bờ cầu cảng kéo dài ra biển Bến nhôchiếm bờ tương đối ít, bố trí cảng chặt, gọn, thường được dùng trong cảng biển.Chiều rộng bến 160m-270m có thể lên đến 400m, chiều dài bến không nên vượtquá 700m Loại bến này tốn nhiều chi phí đào đắp, xây dựng và sửa chữa hơn sovới các loại bến khác

Ngày đăng: 11/05/2018, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w