Thực trạng việc chọn nghề trong học sinh THPT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-NGHIÊN CỨU HÀNH VI LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG (Trang 42)

N Percent Percent Percent uu tien chon nganh * nghe

5.1.1Thực trạng việc chọn nghề trong học sinh THPT

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trong kì thi đại học cao đẳng 2009 vừa qua, tỉ lệ thí sinh thi vào khối ngành kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất 38%, tiếp theo là nhóm ngành kỹ thuật với 32%, nhóm ngành nông-lâm-ngư 5% và các nhóm ngành khác 20%. Còn Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động , nhóm ngành đang thực sự có sức hút cao lại là: công nghệ thông tin - viễn thông (9,24%), điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh (8,27%), cơ khí - xây dựng - giao thông vận tải (7,17%), kiến trúc - thiết kế - in ấn - bao bì - xuất bản (8,05%), du lịch - môi trường - nhà hàng - khách sạn (9, 23%)…Trong nhóm ngành dịch vụ, hiện các ngành có liên quan đến du lịch - nhà hàng - khách sạn, chăm sóc y tế, sức khỏe đang có nhu cầu lao động rất lớn. Tuy nhiên số lượng thí sinh thi vào nhóm ngành này trong kì thi Đại học cao đẳng vừa qua chỉ chiếm 4%. Điều này có thấy sự bất cập về thông tin của các bạn thí sinh hiện nay. Với sự phát triển của Internet hiện nay, các bạn học sinh có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, tuy nhiên tính chính xác của các nguồn thông tin này lại không được bảo đảm do đó rất dễ gây ra tình trạng cơn sốt ảo về một ngành nghề nào đó.

Có rất nhiều tiêu chí chọn ngành ảnh hưởng đến các bạn học sinh, nhưng theo kết quả khảo sát của các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy, các tiêu chí sau đây có ảnh hưởng nhiều đến các bạn (xếp theo mức độ giảm

khả năng tìm việc, khả năng trúng tuyển, danh tiếng của trường, ý kiến gia đình, mức độ “hot” của ngành, ý kiến bạn bè. Sở thích cá nhân và năng lực bản thân là 2 yếu tố có tác động lớn nhất đến sự lựa chọn của các bạn, ngoài ra các bạn còn quan tâm đến các yếu tố khác như là khả năng trúng tuyển, khả năng tìm được việc sau khi tốt nghiệp, mức thu nhập…Điều đó cho thấy ngày nay các bạn học sinh cũng đã có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình lựa chọn nghề nghiệp của mình hơn các thế hệ trước đây, họ cũng thường tham khảo gia đính, ý kiến bạn bè, xã hội, đi theo trào lưu…Tuy nhiên, đến khi đặt bút chọn ngành,liệu các bạn có thực sự chọn lựa theo những tiêu chí quan trọng mà mình đã đặt ra hay không ? Có đến 50% học sinh của một trường THPT trả lời rằng người quyết định cuối cùng trong việc chọn ngành lại là bố mẹ. Điều này chứng tỏ các bạn học sinh vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của những người xung quanh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-NGHIÊN CỨU HÀNH VI LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG (Trang 42)