N Percent Percent Percent uu tien chon nganh * nghe
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN
mối liên hệ giữa kết quả học tập và xu hướng chọn ngành của học sinh phổ thông.
Hệ số phi = 0,485 cho thấy mối liên hệ giữa hai biến ở mức trung bình, tương đối chấp nhận được.
CHƯƠNG IVKẾT LUẬN KẾT LUẬN 4.1 Kết luận chính:
Mỗi bạn học sinh sau khi rời khỏi ghế nhà trường họ phải vào đời lao động kiếm sống, nếu không họ sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy việc chọn lựa ngành thi đại học của học sinh 12 là rất quan trọng, nó có
ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của mỗi người sau này. Tuy nhiên việc chọn lựa ngành nghề không phải là vấn đề đơn giản, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố đời sống, xã hội xung quanh các bạn học sinh.
Kết quả điều tra về vấn đề học sinh phổ thông bắt đầu nghĩ đến việc chọn ngành nghề từ khi nào ở trên, ta có thể nhận thấy lựa chọn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng nhất định trong cuộc sống của các bạn học sinh khi bắt đầu vào THPT.
Theo kết quả một vài cuộc thăm dò học sinh trong thời gian trước đây, đã cho thấy tỉ lệ học sinh chọn ngành học thích hợp với năng lực và sở thích của mình là 58,6%. Điều này có nghĩa là trước đây có hơn 40% học sinh vì nhiều lí do khác nhau đang chọn những ngành nghề không phù hợp.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn sai lầm của các thí sinh trước đây, một trong những nguyên nhân quan trọng là do gia đình. Đôi khi các thí sinh chọn ngành nghề không phải do ý thích của bản thân mà vì mong muốn của phụ huynh. Bố mẹ lúc nào cũng muốn con mình theo học một ngành tốt, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao hoặc muốn con chọn ngành nghề theo truyền thống gia đình mà không biết con mình có thích và có đủ điều kiện để thi vào trường đó hay không.
Nhưng sau cuộc nghiên cứu của nhóm Helix về ảnh hưởng của nguồn thông tin bên ngoài và ý kiến của những người xung quanh đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh. Kết quả thay đổi rất lớn so với trước đây, kênh thông tin được học sinh đánh giá quan trọng nhất đó là kiến thức bản thân tự có, điều đó chứng tỏ học sinh đã có ý thức tự lập hơn trong việc chọn nghề theo năng lực, tính cách, sở thích và điều kiện bản
Ý kiến khá quan trọng tiếp theo với các em mới là ý kiến tư vấn của thầy cô và người thân. Nguồn thông tin được đánh giá rất ít quan trọng đó là các chương trình tiếp thị của viện, trường đại học. Bên cạnh đó, ta còn thấy được nguồn thông tin từ đoàn thể địa phương, bạn bè, báo chí và truyền thanh truyền hình thực sự không quan trọng đối với học sinh
So sánh những kết quả nói trên với giả thuyết Nhóm đã đặt ra là “Nguồn thông tin từ bên ngoài và ý kiến của người xung quanh (ba mẹ, bạn bè, thầy cô…) có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, nghề của học sinh”. Chúng ta có thể thấy một tín hiệu đáng mừng ở ý thức của các bạn hiện nay đó là biết chọn lọc những kênh có ý nghĩa ảnh hưởng đến quyết định của mình. Giả thuyết của nhóm đặt ra đã không hoàn toàn chính xác, vì không phải nguồn thông tin nào, nguồn ý kiến nào cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, nghề của các bạn.
Với thực tế trước đây, phần đông học sinh đến đầu lớp 12, khi đặt bút làm hồ sơ thi vào ĐH-CĐ... mới vỡ lẽ rằng các em biết quá ít, quá nông về các nghề nghiệp trong xã hội. Nhóm Helix đã đưa ra giả thuyết là “Học sinh chưa biết rõ về ngành, nghề mình dự định đăng ký dự thi”. Và kết quả sau cuộc điều tra lại làm cho giả thuyết của nhóm được khẳng định là sai. Vì Sự "thức tỉnh" trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai ở các bạn học sinh đang diễn ra và qua kết quả phân tích, ta nhận thấy được hầu hết tất cả các học sinh đều đã biết về ngành học của mình, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là hoàn toàn không biết gì về ngành mình dự đinh đăng ký dự thi, còn lại thì hầu như là biết một ít hoặc biết rất rõ, trong đó biết rất rõ về các vấn đề của ngành học được đưa ra chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong thực tế điều tra được thì tư duy của học sinh đã thay đổi, vậy còn thực tế về vai trò hướng nghiệp của nhà trường. Nhà trường đóng vai
trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị tâm lý cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, ý thức, kỹ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần và phù hợp với hứng thú năng lực cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên lâu nay, công tác hướng nghiệp ở các trường THPT chưa đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng đòi hỏi của mục tiêu đào tạo. Hình thức hướng nghiệp chủ yếu là các giáo viên lên lớp đọc lại, giảng lại theo tài liệu của trung tâm lao động hướng nghiệp.
Với thực trạng đó, Helix đặt ra giả thuyết là “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ chức thường xuyên”. Và kết quả điều tra cho thấy đến hiện tại, giả thuyết nêu trên vẫn tồn tại. Chương trình giao lưu hướng nghiệp của các trường phổ thông vẫn chưa được học sinh đánh giá cao, giờ hướng nghiệp vẫn chưa được học sinh đặt niềm tin tuyệt đối, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo, chưa giải đáp một cách thỏa đáng thắc mắc có liên quan đến ngành nghề của học sinh.
Các hình thức hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ chức thường xuyên. Nhiều hình thức hấp dẫn, có sức thuyết phục tốt như tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, nghe các nghệ nhân nói chuyện về nghề v.v… hầu như không được thực hiện. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông hiện nay theo đánh giá của học sinh là chưa cao.
Chọn nghề trước hết cần cân nhắc năng lực của bản thân và tiếp theo đó là điều kiện gia đình, vì nếu chọn nhầm ngành học, điều kiện gia đình không cho phép học ngành yêu thích, sẽ dễ gặp phải cảm giác không hứng thú với ngành mình học, sẽ rơi vào tình trạng chán nản và bỏ bê học hành
có năng lực học tập khác nhau; có cha mẹ làm những ngành nghề khác nhau có hành vi chọn ngành khác nhau”.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự liên hệ giữa việc chọn ngành với nghề nghiệp chính của gia đình nhưng lại có mối liên hệ giữa kết quả học tập và xu hướng chọn ngành của học sinh phổ thông.
Dựa vào kết quả học tập thực chất, đúng theo năng lực của bản thân. Các bạn sẽ có nhìu lựa chọn ngành nghề, nếu học lực của bạn thật giỏi, thì bạn có thể an tâm chọn các trường đại học theo ý thích. Nếu thuộc loại khá và cảm thấy không chắc chắn lắm bạn có thể nhắm đến hệ cao đẳng của các trường đại học hoặc các trường cao đẳng. Nếu học lực của bạn vào mức trung bình, bạn nên nhắm đến các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề. Sẽ không quá khó để tìm một ngành học phù hợp với bạn ở bậc học này và đây là con đường ngắn để vào đời và dễ tìm việc làm. Mặt khác, nếu bạn thực sự có năng lực, sau khi đi làm bạn vẫn còn cơ hội học tiếp lên cao theo các chương trình đào tạo liên thông, chuyên tu hoặc tại chức. Nên nhớ rằng đại học không phải là con đường duy nhất.
Kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn TP Ðà Nẵng” giúp cho ngành Giáo dục - Đào tạo, ban giám hiệu và các thầy cô trường phổ thông tại Tp Đà Nẵng hiểu rõ thêm về các nhu cầu của học sinh, các yếu tố được các bạn quan tâm. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng nghiệp – dạy nghề và biên soạn chương trình tài liệu dạy nghề phù hợp với nhu cầu, mong muốn của học sinh.
Mặt khác giúp các trường đại học, trong đó có Đại Học Đà Nẵng biết được nhu cầu, xu hướng chọn ngành và sự tác động của các yếu tố bên ngoài lên hành vi chọn ngành của học sinh 12 để từ đó đưa ra kế hoạch đào
tạo và tư vấn tuyển sinh hợp lí, đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong những năm trước mắt và lâu dài.