Đã có những học giả, nhà điêu khắc, nhà phê bình đã đề cập và nghiên cứu những khía cạnh của điêu khắc hoành tráng Việt Nam và được đề cập rất nhiều qua các hội thảo khoa học, nhưng thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
PHẠM XUÂN KHÁNH
NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1985-2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)
Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015 – 2017)
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Hà Nội – 2017
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang Bảng chữ cái viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của đề tài 8
7 Kết cấu của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015 10
1.1 Khái niệm phù điêu hoành tráng 10
1.1.1 Khái niệm phù điêu 10
1.1.2 Khái niệm hoành tráng 12
1.2 Chức năng của phù điêu hoành tráng 15
1.3 Khái quát phù điêu hoành tráng Việt Nam 16
Tiểu kết chương 1 20
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNGVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015 22
2.1 Nội dung phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 – 2015 22
2.1.1 Vinh danh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa 22
2.1.2 Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ 24
Trang 42.1.3 Đề tài sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng của dân tộc 26
2.1.4 Đề tài những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hoá, kinh tế 28
2.2 Hình thức của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015 29 2.2.1 Bố cục phù điêu hoành tráng 30
2.2.2 Đường nét trong phù điêu hoành tráng 32
2.2.3 Hình khối của phù điêu hoành tráng 33
2.2.4 Không gian của phù điêu hoành tráng 35
2.2.5 Phong cách sáng tác của các tác giả phù điêu hoành tráng 38
2.2.6 Các thể loại phù điêu 38
2.2.7 Chất liệu của phù điêu hoành tráng 39
Tiểu kết chương 2 41
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015 42
3.1 Thành công của nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015 42
3.2 Hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 - 2015 45
Tiểu kết chương 3 50
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 1 60
PHỤ LỤC 2 69
PHỤ LỤC 3 82
PHỤ LỤC 4 98
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trên thế giới nghệ thuật phù điêu hoành tráng xuất hiện từ thờ cổ đại, trung đại, cận đại từ Đông sang Tây với những thời kì phồn thịnh và rực rỡ Các phù điêu hoành tráng xuất hiện dưới dạng hoạt cảnh tái hiện lại cho các đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, đấu trường, đài kỉ niệm, tưởng niệm Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phục vụ vương quyền, thần quyền, truyền tải những tư tưởng
về tôn giáo, thẩm mỹ của xã hội Phù điêu hoành tráng được phát triển rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực qua nhiều thời kì lịch sử nhưng nó cũng được định hình
và mang đặc trưng văn hóa kinh tế chính trị từng quốc gia từng khu vực và từng vùng lãnh thổ
Phù điêu hoành tráng phương Đông từ cổ đại đến cận đại đều phục vụ cho thần quyền và vương quyền ở các đền đài, chùa chiền, lăng tẩm của vua chúa, tập trung vào tôn giáo, tín ngưỡng với lối tạo hình dàn trải theo chiều ngang, rất linh thiêng lan tỏa từ bên trong, thể hiện theo phong cách ẩn dụ, ước lệ Phù điêu hoành tráng phi tôn giáo chưa phát triển do kinh tế, khoa học chưa phát triển mấy
Phù điêu xuất hiện ở Việt Nam từ lâu trong các cấu kiện kiến trúc đình làng, chùa chiền, lăng tẩm nhưng được thực hiện với kích thước nhỏ Phù điêu hoành tráng là một loại hình nghệ thuật mới xuất hiện ở Việt Nam vào những năm cuối thập niên 80 Trước năm 1985 nền kinh tế còn chưa phát triển nên những công trình phù điêu hoành tráng không được chủ trọng Tuy nhiên trong những năm 1985 trở lại đây, đất nước thống nhất kinh tế phục hồi, phù điêu hoành tráng có cơ hội phát triển với số lượng lớn
Đã có những học giả, nhà điêu khắc, nhà phê bình đã đề cập và nghiên cứu những khía cạnh của điêu khắc hoành tráng Việt Nam và được đề cập rất nhiều qua các hội thảo khoa học, nhưng thực sự vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm loại hình nghệ thuật này Do đó tác giả
Trang 6chọn đề tài Nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015
để nghiên cứu đặc điểm của nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn mới phát triển này Nhằm khẳng định những thành công mà phù điêu hoành tráng Việt Nam đã đạt được, đồng thời cũng đưa ra những mặt hạn chế của phù điêu hoành tráng gặp phải
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên tập và
Cục Xuất bản của Bộ Thông Tin và Truyền thông (2010), biên soạn Cuốn Tượng đài và tranh hoành tráng, Cxb Cục Xuất bản của Bộ thông Tin và
Truyền thông, Hà Nội Giới thiệu những tác phẩm tượng đài và tranh hoành tráng từ xưa đến nay của một số nhà điêu khắc nổi tiếng trong nước
Bộ văn hóa – Thông tin biên soạn cuốn Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam thế
kỉ XX, Nxh, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội giới thiệu khái quát các giai đoạn
phát triển của điêu khắc Việt Nam
Bộ văn hóa – Thông tin (2005), biên soạn cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam
1, Nxb từ điển bách khoa Giới thiệu khái niệm về phù điêu và các thể loai phù điêu
Tác giả Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị Chỉnh, (2007,[4]) Giáo trình mỹ thuật học, nxb Đại Học Sư Phạm nghiên cứu những vấn đề lý luận về mỹ thuật
Nêu ra những nét đặc trưng ngôn ngữ về các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, đồ họa nhưng chưa đề cập nhiều đến phù điêu hoành tráng
Nguyễn Quân, (1981), Đặc trưng thm mỹ và chức năng xã hội của nghệ thuật hoành tráng, nghệ thuật hoành tráng, Nxb Văn hóa, Hà Nội, có đưa ra đặc
điểm nghệ thuật hoành tráng và chức năng của điêu khắc hoành tráng với môi trường Nhưng không đi sâu vào nói về phù điêu hoành tráng
Phạm Công Thành, (1981), Phối cảnh hoành tráng, Nghệ thuật hoành tráng,
Nxb Văn hóa, Hà Nội Đưa ra mối quan hệ giữa môi trường cảnh quan với các công trình hoành tráng
Trang 7Viện mỹ thuật biên soạn cuốn Kỉ yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, 2006 [33], Nxb Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật Là cuốn kỉ yếu
tập hợp một số bài trong số 37 tham luận với nhiều nội dung phong phú thấy được cái nhìn hiện nay là việc làm quá nhiều công trình điêu khắc hoành tráng thiếu một cái nhìn tổng thể, thiếu quy hoạch, thiếu sự phối hợp giữa kiến trúc với điêu khắc
Tác giả Nguyễn Xuân Tiên có cuốn Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế
kỉ XX thành tựu và vấn đề, (2009), Nxb Mỹ thuật, 312tr, đã xác những khái
niệm về điêu khắc hoành tráng còn dễ gây tranh cãi, từ đó nhìn ra điêu khắc hoành tráng thế giới Chỉ ra những hạn chế của điêu khắc hoành tráng Việt Nam qua từng giai đoạn đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cho nền điêu khắc hoành tráng Việt Nam thời kì hội nhập song chưa nói cụ thể về thể loại phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015
Tác giả Nguyễn Xuân Tiên trong cuốn Điêu khắc trong môi trường văn hóa đô thị ở Nam bộ, 300tr, xb TP Hồ Chí Minh, Thông tin và Truyền Thông,
sách đưa ra tổng quan về nghệ thuật Điêu khắc trong môi trường văn hóa đô thị, thực trạng các tác phẩm điêu khắc trong môi trường văn hóa đô thị Nam
Bộ hiện nay, xu hướng phát triển và giải pháp nâng cao chất lượng công trình điêu khắc trong môi trường văn hóa đô thị Nam bộ
Tác giả Nguyễn Xuân Tiên soạn Giáo trình điêu khắc hoành tráng , Nxb TP Hồ Chí Minh đưa ra những khai quát chung về nghệ thuật điêu khắc
hoành tráng,quy trình thực hiện một công trình điêu khắc hoành tráng và những bài học chuyên môn về điêu khắc hoành tráng Phân biệt ra các thể loại của điêu khắc hoành tráng mà chưa đi sâu vào thể loại phù điêu hoành tráng
Tác giả Vũ Tiến có bài Điêu khắc ngoài trời và không gian văn hóa cộng đồng trong tạp chí mỹ thuật có nói điêu khắc ngoài trời lâu nay thiếu tiếng nói
trong các quy hoạch đô thị, chỉ ra những hạn chế về không gian của điêu khắc ngoài trời trong đó có phù điêu hoành tráng song đề cập còn chung chung
Trang 8Tác giả Lê Quốc Bảo,(2006), Điêu khắc ngoài trời còn đó một ẩn số, trong tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2006 có đề cập tới vai trò của điêu khắc ngoài trời trong nghệ thuật hoành tráng Việt Nam
Đào Mai Trang, Về sự tồn tại của các bức phù điêu và tranh tượng quanh Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu mỹ thuật số 4 tháng 12 năm 2010, nói đến
sự hạn chế về tạo hình của một số bức phù điêu hoành tráng hiện nay quanh
Nguyễn Hữu Cảnh,(2005), Chất liệu đá với điêu khắc ngoài trời, luận văn
thạc sĩ mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nghiên cứu về ngôn ngữ chất liệu đá trong điêu khắc hoành tráng
Tác giả Bùi Văn Đạo, (2011), Tiếng nói của hình khối trong điêu khắc,
luận văn thạc sĩ mĩ thuật, trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam, Hà Nội Nghiên cứu đặc điểm về hình và về khối trong điêu khắc tượng tròn và phù điêu, nhưng chưa đi sâu vào nói về phù điêu hoành tráng
Tác giả Lưu Thị Thanh Lan, (2011), Điêu khắc ngoài trời với không gian kiến trúc Việt Nam, luận văn thạc sĩ mĩ thuật, trường đại học Mỹ Thuật Việt
Nam, Hà Nội Nghiên cứu về điêu khắc và không gian, chỉ ra đặc điểm của không gian kiến trúc Việt Nam ảnh hưởng đến tầm nhìn và bố cục của điêu khắc ngoài trời
Nghiên cứu luận văn có Phan Tấn Toàn, (2016) Ngôn ngữ chất liệu trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đương đại( từ năm 1986 đến nay), khóa
luận văn tốt nghiệp khoa điêu khắc, trường CĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Trang 9Nghiên cứu về ngôn ngữ của các chất liệu trong điêu khắc tượng tròn cũng như phù điêu
3 Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn : Luận văn nhằm nghiên cứu các giá trị về nội dung, đặc điểm nghệ thuật điêu khắc phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015
- Luận văn tổng hợp, tiếp thu các nguồn tư liệu của các tác giả viết trước đây về phù điêu hoành tráng để thấy được sự phát triển về chất liệu, về số lượng, của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985-2015
- luận văn nghiên cứu những thành công và hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 - 2015 Qua đó thấy được giá trị nghệ thuật của đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu của một số nhà điêu khắc nổi tiếng trong phạm vi nước Việt Nam
Thời gian từ năm 1985 đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp được sử dụng nghiên cứu luận văn đó là phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa: các tư liệu, tài liệu sách, báo, tạp chí về phù điêu hoành tráng Việt Nam nói chung và phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015 nói riêng, để có cái nhìn khái quát về phù điêu hoành tráng Việt Nam
Trang 10- Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩ Mác- Lê nin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đề nghiên cứu phù điêu hoành và quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển văn hóa nghệ thuật
- Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học và mỹ thuật học: dựa vào hệ thống các kiến thức mỹ thuật học về đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, để xem xét, phân tích, đối chứng cụ thể từng công trình
- Phương pháp diễn dịch: luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch để trình bày và làm rõ các vấn đề đặt ra
- Phương pháp phân tích, so sánh các tác phẩm phù điêu hoành tráng trước và trong giai đoạn 1985 – 2015( một số phù điêu tiêu biểu)
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như Văn hóa học, xã hội hoc, sử học
6 Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: luận văn là sự tập hợp hệ thống các nguồn tư liệu về phù điêu hoành tráng Việt Nam xác định đặc điểm nghệ thuật của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015
- Xác định giá trị đóng góp của phù điêu hoành tráng trong nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại
- Hệ thống đặc điểm phù điêu hoành tráng Việt Nam qua từng giai đoạn
- Đặc trưng của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985-2015 cụ thể trong mỗi tác phẩm
- Đưa ra những hạn chế của điêu khắc phù điêu giai đoạn 1985-2015 Đồng thời đề xuất một số những giải pháp cho nền điêu khắc hoành tráng Việt Nam
Về mặt thực tiễn: luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các sinh
viên, học viên chuyên ngành tạo hình
Trang 117 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm phần Mở đầu (6 trang), Nội dung (41 trang), Kết luận (3 trang) và Phụ lục(43 trang), Tài liệu tham khảo (3trang), phần nội dung chính chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đè tài nghệ thuật phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015 (11 trang)
Chương 2 : Nội dung và hình thức của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015).(20 trang)
Chương 3: Những thành công và hạn chế của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015 (10 trang)
Trang 12PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
1.1 Khái niệm phù điêu hoành tráng
Phù điêu là một loại hình của nghệ thuật điêu khắc Theo quan niệm của người Việt Nam thì điêu khắc có nguồn gốc Hán Việt “Điêu khắc là chạm khắc”, nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu, lấy dao vạch vào vật gì
đó thì gọi là khắc Như vậy điêu khắc có nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim loại( đục, dao, ) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghê thuật Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu
1.1.1 Khái niệm phù điêu
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1 thì “phù điêu hay( chạm nổi) là
một hình thức nghệ thuật mà hình tượng được diễn tả trên một mặt phẳng bằng độ đục chạm ( trên gỗ, sừng, ngà, đá, kim loại ) nông sâu khác nhau.tùy theo độ cao của hình khối so với mặt nền của bức chạm người ta chia ra ba loại là phù điêu thấp, phù điêu vừa và phù điêu cao Quan niệm cao thấp ở đây không được chỉ định bằng các đơn vị đo lường mà bằng tỉ lệ độ cao của hình khối được chạm so với kích thước của toàn bộ bức phù điêu”.[10, tr.506]
Trong cuốn Các thể loại và loại hình Mỹ thuật của Nguyễn Trân viết về
phù điêu (chạm nổi): được chia ra hai loại: nổi cao và nổi thấp Cả hai đều thể hiện hình tượng trên một mặt nền nhất định, như phiến đá, tấm gổ, mảnh kim loại diễn tả một đề tài trọn vẹn như một câu chuyện kể, một sự tích
Trang 13Được gọi là nổi cao khi độ sâu của hình tượng tính từ mặt nền lớn hơn độ dày của nền đế Loại nghệ thuật này không phổ biến trên thế giới, dù rằng cũng có những tác phẩm được người đời hết sức ca ngợi
Được gọi là chạm nổi thấp khi mà độ sâu của hình tượng tính tù mặt nền nhỏ hơn độ dày của nền đế, trái với thể loại trên, chạm nổi thấp rất phổ biến Cha ông ta rất điêu luyện trong việc chạm, khắc
Trên trang http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-phu-dieu-64552/
viết “khái niệm phù điêu được Relief_Pháp, (có nguồn gốc từ tiếng Latinh Revevo làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và phông nền của hình khối tạo hình trên nó Với những đặc thù của mình, phù điêu là một loại hình quan trọng của điêu khắc Phù điêu có 2 loại là phù điêu đắp nổi và phù điêu khoét lõm Phù điêu đắp nổi được chia ra làm hai loại phù điêu thấp và phù điêu cao Phù điêu thấp là phù điêu có độ dày của hình khối tạo hình ít hơn ½ độ dày của nó, hình khối được sáng tao dựa vào hình họa và luật xa gần; phù điêu cao là loại gắn với nền mà vẫn giữ dày của khối hoặc rút gọn không đáng kể phù hợp với khoảng cách nhìn xa
Phù điêu nổi thấp (Bas relief- Anh): là loại phù điêu được đặt gần với công chúng thưởng ngọan Độ dày của hình khối tạo hình được thu mỏng lại
ít hơn một nửa độ dày thật của nó Có những loại phù điêu cực mỏng như đồng xu, kỷ niệm chương độ dày của phù điêu không đáng kể, hình khối được sáng tạo chủ yếu dựa vào hình họa và định luật viễn cận
Phù điêu nổi cao (High relief- Anh): là loại điêu khắc gắn với mặt phẳng nền mà vẫn giữ độ dày tự nhiên của hình khối; hoặc rút gọn không đáng kể Loại phù điêu này thường gắn với các công trình kiến trúc; trước tòa nhà, khải hoàn môn Do khoảng cách từ công chúng thưởng ngọan đến tác phẩm quá xa, hoặc để hài hòa với hình khối kiến trúc, người ta thường chọn phù điêu cao Phù điêu nổi cao có khả năng diễn khối lớn hơn, khả năng bắt
Trang 14sáng tốt hơn, độ cao của khối sẽ tạo ra tiết diện lớn khi tương tác với ánh sáng Nổi cao sẽ dễ diễn tả các lớp hình trên phù điêu, dễ diễn tả những nhân vật hoặc nhiều lớp nhân vật trong phù điêu
Phù điêu khoét lõm (en-creux- Latin): phù điêu khoét lõm được khắc gọt trên mặt phẳng thành những đường viền( contour-Anh) Nó xuất hiện rộng rãi trong những công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại Sự biến thể của phù điêu
là phù điêu âm bản, hay còn được sử dụng trong tranh khắc chạm Mối quan
hệ âm bản đối nghịch lại với đắp nổi”.[29]
Trên trang vi.wikipedia.org [30] có viết “phù điêu là hình thức đắp nổi
hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thật còn phần nổi mang tính ước lệ về khối”
Vậy phù điêu là hình thức tạo hình trên mặt phẳng, sử dụng phương pháp đục, khoét, chạm, gò trên các chất liệu như gỗ, đá,kim loại, đất, để tạo
ra đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thực còn phần nổi là ảo
1.1.2 Khái niệm hoành tráng
Khái niệm hoành tráng Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà nội, giải nghĩa “Hoành” là bề rộng, “Tráng” là quy
mô to lớn.[1, tr.340-341] Sách Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa – thông tin, thành phố Hồ Chí Minh, [16, tr.827] và sách Từ điển Tiếng Việt
(1987, in lần 5 đợt 3 1997), Nxb Đà Nẵng, tr.436, đều có chung một định nghĩa là (tranh, tượng, tác phẩm nghệ thuật ) có quy mô đồ sộ nhằm thể hiện
những đề tài lớn
Theo từ điển Anh-Việt [20,tr.966] Monumental có nghĩa: đài kỉ niệm, công trình kỉ niệm; đồ sộ, vĩ đại; kì lạ, lạ thường Monument là: đài tưởng niệm, bia tưởng niệm, công trình tưởng niệm,di tích, chứng tích Từ điển Nga-Việt Mohymeht có nghĩa: đài tưởng niệm; Mohymentall: to lớn, đồ sộ và Mohymehtar ekynbhtypa dịch là điêu khắc hoành tráng Monument cũng
Trang 15được sử dụng trong các ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Ý, hay tiếng Đức do đặc thù riêng họ có thể thêm các thành tố đuôi khác nhau
Nghĩa rộng của Monument là công trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt về mặt tư tưởng, nghệ thuật, lịch sử, khoa học của loài người được xã hội suy tôn và gìn giữ Có có thể là hợp thể những công trình kiến trúc – điêu khắc tiêu biểu như: đền, đài, cung điện, thánh đường, khải hoàn môn, cổng thành, cổng chào, chùa, đình, lâu đài hay các di tích lịch sử
Nghĩa hẹp của Monument là các công trình kiến trúc hoặc điêu khắc được dựng lên để kỉ niệm, tưởng niệm sự kiện hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, được thể hiện bằng những chất liệu bền vững Các học giả phương Tây đã phân loại thành nhóm gắn liền với từng giai đoạn lịch sử: các cự thạch (Megalisk); các trụ đá có thiết diện hình vuông nhỏ dần, nhọn ở trên (Obelisk); trụ có tượng trên đỉnh, gọi là trụ biểu (Triumphal Column); hợp thể kiến trúc, tượng, phù điêu ở các cổng thành kỉ niệm chiến thắng gọi là khải hoàn môn (Triumphal Arch); tượng kị sĩ, các nhân vật nổi tiếng, huyền thoại được xã hội tôn vinh.[13, tr.18]
Trong Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng của Bộ
Văn Hóa – thông tin định nghĩa: “Tượng đài, tranh hoành tráng là công trình văn hóa nghệ thuật biểu hiện nôi dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội đương thời, được thể hiện bằng chất liệu bền vững, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy
mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến nhận thức của xã hội” Nói tới “Hoành tráng” người ta luôn nghĩ tới cái lớn lao, cái cao cả, cái uy nghi hùng vĩ có sức chế ngự con người và không gian bao quanh
Trong cuốn Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỉ XX thành tựu và vấn đề của tác giả Nguyễn Xuân Tiên, (2009), Nxb Mỹ thuật, viết “ Nghệ
thuật hoành tráng là một không gian mở, luôn vận động và sáng tạo ra môi trường không gian mới Nó không chỉ đóng vai trò là điểm nhấn của không
Trang 16gian chiếm hữu bao quanh nó mà còn có tính chất” vượt không gian,” và
“vượt thời gian”, tạo nên điểm nhấn (tâm điểm) của một thành phố, một khu vực, liên khu vực, một địa phương hay biểu tượng cho một quốc gia Tùy vào mức độ khái quát, tượng trưng của mỗi công trình hoành tráng mà nó có thể đạt tới tính “ vượt không gian” ở những mức độ khác nhau Vì thế nghệ thuật hoành tráng là loại hình nghệ thuật mang tính vượt không gian
Mặt khác, bản chất của hoành tráng là nghệ thuật của sự trường tồn Nó không chỉ hiện diện ở những không gian công cộng của một thời đại mà còn tồn tại xuyên suốt qua nhiều thời đại, cũng có thể là vĩnh cửu.Bản thân các công trình hoành tráng thường được thể hiện bằng chất liệu bền vững chứa đựng nội dung lớn mang tính triết lý sống, những triết lý sống, những sự kiện
vĩ đại của lịch sử
Vvới hai khái niệm vượt không gian và vượt thời gian tác giả có thiển
ý đính chính cách dịch thuật ngữ Monument sang tiếng Việt thành hoành tráng bị giới hạn ở quy mô và tầm cỡ công trình Có thể thấy, tính vượt không gian và vượt thời gian phải được hiểu như là ý nghĩa cơ bản nhất của khái niệm hoành tráng và từ đó được coi là hai tiêu chí và đặc trưng thể loại của nghệ thuật hoành tráng
Thuật ngữ “ Nghệ thuật hoành tráng” có chiều hướng ngày càng đa dạng phong phú, không còn bị bó lại trong hàm ý chật hẹp cũ mà đang đi cùng, phát triển song hành với sự biến đổi của quá trình vận động lịch sử của nhân loại và sự phát triển không ngừng của khoa học cùng với các lí luận mới
về triết học, nghệ thuật Vì thế nghệ thuật hoành tráng không chỉ là những công trình kiến trúc hay các bích họa, phù điêu, tượng tròn gắn với kiến trúc,
mà còn bao hàm những tác phẩm hội họa, điêu khắc mang ý tưởng và phong cách hoành tráng đứng độc lập ngoài trời hay kết hợp theo hợp thể kiến trúc – điêu khắc – hội họa hòa quyện với không gian kiến trúc, khung cảnh thiên
Trang 17nhiên, tạo nên một môi trường thẩm mỹ, phù hợp với nhu cầu vật chất, tinh thần, văn hóa cho mọi tầng lớp
Nghệ thuật hoành tráng trong điêu khắc là một khái niệm biểu đạt những công trình điêu khắc, hay quần thể điêu khắc, thể hiện cái cao cả, linh thiêng, mang tính văn hóa nghệ thuật cao, hàm chứa nội dung tư tưởng lớn, tinh thần thời đại, có tầm ảnh hưởng xã hội rộng lớn Đặc trưng của thể loại nghệ thuật hoành tráng thể hiện ở nội dung tư tưởng lớn có sức lan tỏa đến cộng đồng và sự trường tồn Nó là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và được thể hiện bằng chất liệu bền vững
1.2 Chức năng của phù điêu hoành tráng
Chức năng thẩm mỹ: các công trình phù điêu được xuất hiện dưới dạng trang trí đền đài, lăng mộ, cung điện nhằm đáp ứng mức độ cao nhất của thần quyền, vương quyền hay nhu cầu truyền tải tư tưởng, hưởng thụ văn hóa
và thẩm mỹ của xã hội. Như vậy phù điêu từ xưa đã có chức năng là trang trí làm đẹp cho công trình kiến trúc Phù điêu xuất hiện ở mặt tiền các tòa nhà, trong các cung điện, nội thất v.v…nó đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình khối kiến trúc
Phù điêu hoành tráng làm đẹp cho môi trường đô thị, điểm nhấn cho các công trình kiến trúc thể hiện trình độ phát triển, văn minh của đô thị ấy Quan điểm của Đảng và nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến việc đền
ơn đáp nghĩa dựng và tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ, khu lưu niệm Kỷ niệm các anh hùng dân tộc, nhũng người có công với nước, phát triển các thành các khu du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí vùng, miền, địa phương hay phát triển các khu di tích lịch sử, văn hóa
Phù điêu hoành tráng thường đồng hành cùng các công trình tượng hoành tráng Hầu như các công trình tượng đài Việt Nam đều có phù điêu hoành tráng đi kèm Trong một quần thể điêu khắc trong đó có tượng đài hoành tráng, phù điêu hoành tráng là một yếu tố quan trọng trong việc hợp thể
Trang 18cùng tượng hoành tráng Phù điêu hoành tráng diễn tả câu chuyện của tượng đài khi nó đi kèm và mở rộng nội dung cho tượng đài
Chức năng tưởng niệm, kỉ niệm: Phù điêu diễn tả lại những hoạt cảnh của cuộc chiến, đấu tranh của nhân dân, kỉ niệm những sự kiện lịch sử, nhân vât, trận đánh của quân dân ta trong cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước Do
đó phù điêu hoành tráng thường được đặt ở những chiến khu cách mạng xưa,
ở những địa phương xảy ra những trận chiến ác liệt của quân và dân ta
Chức năng giáo dục: của phù điêu hoành tráng thường là thể hiện những trận đánh, nhân vật lịch sử để ca ngợi những công lao của những anh hùng liệt sĩ, anh hùng dân tộc, danh nhân nhằm giáo dục, tuyên truyền cho thế trẻ về sự hy sinh anh dũng, kiên cường bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn
1.3 Khái quát phù điêu hoành tráng Việt Nam
Phù điêu hoành tráng xuất hiện muộn ở Việt Nam Từ xưa phù điêu Việt nam xuất hiện trên các cấu kiện kiến trúc truyền thống như đình, chùa, lăng, miếu, mộ với kích thước nhỏ, diễn tả lại những hoạt cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi lễ hội, những con vật long - ly - quy - phượng, cây như tùng - cúc - trúc - mai lấy cảm hứng từ đời sống lao động sản xuất nông nghiệp, thể hiện những ước mơ, những tư tưởng tình cảm con người hòa hợp với tự nhiên, phồn thực
Vào những năm đầu thế kỉ XX nhằm phục vụ cho khai thác thuộc địa cũng như truyền bá văn hóa Pháp đã mở các trường đại học, dạy nghề trên cả nước như: Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một (1901), Trường Mỹ nghệ Đồng Nai (1903), Trường Vẽ Gia Định (1913), Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội (1915) Trường Mỹ thuật Đônng Dương sau 20 năm tồn tại (1925-1945) đã đào tạo ra nhiều nhân tài và đặt nền tảng hình thành nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, điêu khắc giai đoạn này còn ít người học do đó tác phẩm để lại còn ít Chỉ có một số tác phẩm điêu khắc phù điêu nhỏ như tác phẩm “ Người con gái Việt Nam”, “Chân dung người đội mũ tế” – 1931 của
Trang 19Vũ Cao Đàm bằng chất liệu đồng, bức phù điêu sơn đắp” Hạnh phúc” của Phạm Gia Giang năm 1940 Đây là thời kì hình thành nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại Hướng theo mô hình chung của nghệ thuật thế giới với các loại hình hội họa, điêu khắc, đồ họa xuất hiện các tác phẩm gắn liền với tên tuổi của mỗi tác giả, kết thúc một thời kì dài các tác phẩm khuyết danh của nghệ thuật
cổ Việt Nam Giai đoạn này điêu khắc ngoài trời chưa phát triển chỉ có tượng quan hầu hay các linh vật với kích thước nhỏ ở một vài lăng mộ của triều Nguyễn nằm ngoài Hoàng thành Huế nhưng mang nhiều yếu tố trang trí tượng vườn chưa có tính hoành tráng [7, tr.61]
Giai đoạn từ 1945 – 1955 Sau Cách mạng tháng Tám thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ Trong điều kiện hết sức khó khăn, điêu khắc không thể tiến hành do thiếu giảng viên, điều kiện chiến tranh ác liệt nên không có cơ sở vật chất đào tạo Mặt khác do lực lượng điêu khắc mỏng, chưa được đào tạo bài bản vì thế giai đoạn này không có tác phẩm phù điêu hoành tráng nào Tuy vậy bằng tấm lòng và nhiệt huyết, các nhà điêu khắc đã cố gắng sáng tác những tác phẩm nhỏ tiêu biểu: năm 1949 tại quân khu V bà sáng tác bức phù điêu “ Hạnh phúc”, “Phù điêu chiến thắng Điện Biên Phủ” (1954) của Nguyễn Thị Kim
Giai đoạn 1955 – 1975 Miền Bắc giải phóng, phong trào sáng tác lên cao, với khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa: ở giai đoạn này mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến mạnh về cả bề rộng lẫn bề sâu với nhiều tác phẩm tốt của các họa sĩ, nhà điêu khắc có tâm huyết được đào tạo từ các trường mỹ thuật tham gia triển lãm và phục vụ nhu cầu mỹ thuật trong cả nước
Điêu khắc những năm 1954 – 1960 chủ yếu là tượng tròn bằng chất liệu thạch cao được các tác giả sáng tác với những nội dung, hình tượng mang tính hiện thực có pha chất dân gian, dễ hiểu hướng về cuộc sống thường ngày của người lao động, diễn ra trong xã hội mới Cá tác phẩm điêu khắc tiêu biểu
Trang 20thời kỳ này như : “Anh hùng Lê Minh Đức” phù điêu của Phạm Gia Giang,
“Chân dung em bé” của Nguyễn Thị Kim
Những năm đầu của thập kỉ 60 đã có một đội ngũ xuất thân từ hai Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp cùng một số ít được đào tạo từ nước ngoài trở về để góp phần tạo nên diện mạo điêu khắc mới Đến đầu những năm 70, hai tác giả Nguyễn Hải và
Lê Công Thành có nhiều tìm tòi sáng tạo, khởi đầu cho sự đổi mới ngôn ngữ điêu khắc những năm 70 – 75 Tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này có: “ Những người thợ quét vôi” gò nhôm của Dương Đăng Cẩn, “Gia đình” phù điêu thạch cao của Lều Thị Phương, “10 cô gái tự vệ thành phố Huế” của Nguyễn Thị Kim các nhà điêu khắc trẻ góp phần làm phong phú cho nền mỹ thuật Cách mạng Việt Nam
Điêu khắc hoành tráng Việt Nam chịu ảnh hưởng của phương Tây, được
du nhập từ nước Pháp sang, xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, tới năm 1966 công trình điêu khắc hoành tráng về đề tài lịch sử cách mạng của dân tộc đầu tiên được xây dựng do tập thể sinh viên điêu khắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp đã xây dựng thành công Tượng đài Nam Ngạn – Hàm Rồng chiến thắng, Nguyễn Hải cùng tập thể sinh viên điêu khắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp thể hiện công trình tượng đài Chiến Thắng Kép (1968), xung quanh mặt đứng của bệ tượng
là những bức phù điêu nói lên tinh thần lao động, chiến đấu của quân dân Bắc Giang, Công trình tượng đài Ba thế mạnh Công – Nông – Ngư nghiệp (1973), có dãy phù điêu phía sau có diện tích 120 mét vuông của Lê Thược, diễn tả những sự kiện nổi bật của quân dân Hải Phòng trong lao động, sản xuất và chiến đấu, hình thành nên một loại hình nghệ thuật mới cho điêu khắc Việt Nam Phục vụ đắc lực cho việc ca ngợi chiến thắng của nhiều địa phương trong chiến tranh
Trang 21Giai đoạn từ 1975 – 1985 Sau năm 1975 đất nước thống nhất, kinh tế còn khó khăn, các công trình điêu khắc hoành tráng giai đoạn này được xây dựng với đề tài chủ yếu là “Chiến thắng” và “Tưởng Niệm” để ca ngợi những chiến công vĩ đại của dân tộc, của địa phương và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đất nước
Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội chung, các công trình còn số lượng ít (21/382 tác phẩm), hầu hết được làm với thời gian ngắn, kinh phí rất thấp, nhiều công trình thường có bố cục, phong cách giống nhau mặc dù được xây dựng ở các địa phương khác nhau, chất liệu chủ yếu bằng bê tông cốt sắt nên chất lượng nghệ thuật bị hạn chế
Cuối thập niên 80 sự đổi mới về tư duy sáng tạo và đời sống kinh tế, giao lưu quan hệ với thế giới được mở rộng Hệ thống pháp lí về thực hiện các công trình “Tượng đài và tranh hoành tráng” đã được Vụ Mỹ thuật Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành đối có bài bản vì thế các công trình điêu khắc hoành tráng Việt Nam ngày càng đa dạng về đề tài, chất liệu, kích thước lớn
và chất lượng nghệ thuật ngày càng được nâng cao Phù điêu hoành tráng xuất hiện trong giai đoạn này thể hiện hoạt cảnh những trận đánh, những sự kiện, kỉ niệm tưởng niệm và ca ngợi chiến thắng của dân tộc
Phù điêu hoành tráng đi kèm với tượng đài hầu như địa phương nào cũng có: tượng đài “Chiến thắng ở Tầm Vu” tại Hậu Giang của Nguyễn Phước Sanh, tượng đài “Chiến thắng Giồng Thị Đam gò Quản Cung” ở Đồng Tháp của Phạm Mười, tượng đài “Chiến thắng Ấp Bắc và “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 1784” ở Tiền Giang của Nguyễn Hải, tượng đài “Đồng khởi
ở Bến Tre của Trần Thị Chúc và nhóm tác giả, tượng đài “Chiến thắng La Ngà” ở Đồng Nai của Nguyễn Xuân Tiên, tượng đài “Chiến thắng kho bom Phú Thọ Hòa” ở thành phố Hồ Chí Minh của Phan Gia Hương, tượng đài
“Chiến thắng Biên Hòa” của Nguyễn Phú Cường, tượng đài “Chiến thắng ở Tua Hài” tại Tây Ninh của Lâm Quang Nới, tượng đài “Chiến thắng núi
Trang 22Thành” của Lê Công Thành, tượng đài chiến thắng “Điện Biên Phủ” của Nguyễn Hải
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2015 là quá trình đất nước đang phát triển và phục hồi kinh tế sau chiến tranh Xu thế toàn cầu hóa với nền đại công nghiệp phát triển, kinh tế không ngừng tăng trưởng, các thông tin khoa học, kĩ thuật được đại chúng hóa và mở rộng, cùng với sự xuất hiện đa dạng của nhiều loại kỹ thuật chất liệu mới, đã tạo tiền đề và điều điện thuận lợi hơn cho nghệ thuật điêu khắc hoành tráng Nhiều công trình đã mang tính ước lệ, khái quát và chứa đựng tính hoành tráng cao, mang những đặc trưng riêng cho dân tộc
Phù điêu hoành tráng Việt Nam có sự phát triển về số lượng, với nhiều
đề tài khác nhau, thể loại, chất liệu tạo hình khác nhau cùng với ngôn ngữ thể hiện đa dạng trải rộng khắp các địa phương trên toàn quốc với mục đích ca ngợi lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc, ca ngợi và tri ân những anh hùng liệt sĩ, các vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, các danh nhân lịch sử, văn hóa
Tiểu kết chương 1
Phù điêu là một loại hình của điêu khắc, được tạo hình trên mặt phẳng,
sử dụng phương pháp đục, khoét, chạm, trổ, gò trên các chất liệu như gỗ , đá, kim loại… để tạo ra đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài và rộng là thật còn phần nổi mang tính ước lệ về khối
Hoành tráng là công trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt về mặt tư tưởng, nghệ thuật, lịch sử, khoa học của loài người được xã hội suy tồn và gìn giữ
Nó có thể là những công trình hợp thể kiến trúc- điêu khắc tiêu biểu như: đền đài, cung điện, thánh đường, khải hoàn môn, cổng thành, cổng chào, chùa, đình, lâu đài hay các di tích liên quan đến sự kiện và nhân vật lịch sử
Phù điêu hoành tráng là một loại hình của nghệ thuật điêu khắc, gồm những hình tượng, nhân vật được tạo bằng những phương pháp như đục,
Trang 23khoét, gò, đắp trên mặt phẳng Phù điêu hoành tráng, khối được thu lại và dàn sắp trên một mặt phẳng, dày hay mỏng tùy theo yêu cầu nội dung diễn tả và
địa điểm trình bày khi ở ngoài trời hay trong nhà
Phù điêu hoành tráng làm đẹp cho cảnh quan đô thị, cảnh quan môi trường ở những nghĩa trang liệt sĩ, những di tích lịch sử, tưởng niệm, kỉ niệm những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, ca ngợi những anh hùng liệt sĩ, anh hùng dân tộc, những người có công trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tình đoàn kết, tương thân tương ái, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước
Từ xưa phù điêu Việt nam xuất hiện trên các cấu kiện kiến trúc truyền thống như đình, chùa, lăng, miếu, mộ với kích thước nhỏ, diễn tả lại những hoạt cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi lễ hội, các con vật, cây cối xung quanh đời sống sinh hoạt
Phù điêu hoành tráng Việt Nam được du nhập từ Châu Âu sang do đó chịu ảnh hưởng từ các nước Pháp và Liên Xô (cũ) Từ năm 1966 đến năm
1984 các công trình điêu khắc hoành tráng về đề tài lịch sử cách mạng của dân tộc đầu tiên được xây dựng, hình thành nên một loại hình nghệ thuật mới cho điêu khắc Việt Nam.Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2015, phù điêu hoành tráng Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tác phẩm, thể hiện nhiều
đề tài, nhiều phong cách, chất liệu khác nhau cùng với ngôn ngữ thể hiện đa dạng Nhiều công trình đã mang tính ước lệ, khái quát và chứa đựng tính hoành tráng cao, mang những đặc trưng riêng cho dân tộc Với nhiều đề tài khác nhau ca ngợi lịch sử truyền thống đấu tránh cách mạng kiên cường của dân tộc, ca ngợi và tri ân những anh hùng liệt sĩ, các vị lãnh tụ thiên tài của dân tôc, các danh nhân lịch sử, văn hóa, các thành tựu kinh tế chính trị, giáo dục
Trang 24CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÙ ĐIÊU HOÀNH TRÁNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 2015
2.1 Nội dung phù điêu hoành tráng Việt nam giai đoạn 1985 – 2015
“Nói đến hoành tráng cũng không thể chỉ nghĩ nó to lớn, vĩ đại, về hình thức mà cái cơ bản của hoành tráng là ý tưởng nội dung, dù tượng có to đến mấy nhưng không có nội dung hoành tráng thì đó chỉ là một cục đá, một khối
bê tông vô hồn chiếm không gian và làm mất mỹ quan môi trường sống.”[24, tr.19]
Việt nam được biết đến trên thế giới là một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời, với 4000 năm dựng nước và gữi nước Với nội dung đề tài lớn về lịch
sử truyền thống dân tộc của Việt Nam có những tác phẩm như: Phù điêu sau tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H3, tr.64), của tác giả Trần Hùng, Phù điêu sau tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi (H2, tr.63) năm 2004 của nhóm tác giả Nguyễn Duy Độ, Nguyễn Hoàng Nhân và Khúc Quốc Ân Phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61), 1998, của tác giả Hà Trí Dũng, phù điêu hai bên tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, (H.6, tr.68), Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vuơng Trần Quốc Tảng (H.4, tr.65), năm 2005, của nhóm tác giả Mai Văn
Kế, Vũ Đại Bình, ở thì xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, phù điêu sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) ở Dương Xá, Long Biên
2.1.1 Vinh danh những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa
Phù điêu hoành tráng giai đoạn này phát triển bùng nổ với số lượng lớn
và thường đi cùng bổ trợ cho những công trình tượng hoành tráng Với nội dung vinh danh những anh hùng dân tộc có thể kể đến một số công trình như:
Phù điêu sau tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi (H.2, tr.62) năm 2004 của
nhóm tác giả Nguyễn Duy Độ, Nguyễn Hoàng Nhân và Khúc Quốc Ân tại
Trang 25quảng trường Thanh Hoá, phù điêu diễn tả mười năm trường kì kháng chiến, phá thành, đánh giặc, của nghĩa quân, ca ngợi công lao của anh hùng dân tộc
Lê Lợi, một vị vua sáng lập nhà Lê, một vương triều dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Vị thế của đất nước Việt Nam với Trung Quốc được nâng cao
Phù điêu sau tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H.3, tr.64), của tác
giả Trần Hùng, bằng chất liệu đá xanh Phù điêu thể hiện sự chỉ huy tài tình
về quân sự của Quang Trung tấn công thần tốc giải phóng kinh thành Thăng Long vào mùa xuân Kỉ Dậu
Phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61), 1998, của tác giả Hà Trí Dũng Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam thời Trần (1225 – 1400) Phù điêu diễn tả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông hào hùng với những hình ảnh đi vào sử sách như: Hội nghị Bình Than, Trần Quốc Tuấn bóp nát quả cam; hội nghị Diên Hồng, người lính khắc vào cánh tay chữ Sát Thát, truyền Hịch tướng sĩ và khúc khải hoàn chiến thắng quân Nguyên Phù điêu là câu chuyện lịch sử phò tá cứu vua của Trần Quốc Tảng để lại cho thế hệ mai sau về truyền thống đấu tranh giữ vững bờ cõi nước nhà, cũng như tinh thần đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng tổ quốc
Phù điêu về đề tài danh nhân văn hóa có công trình phù điêu hai bên tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, (H.6, tr.68), Một bức diễn tả lại cuộc đời sự
nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay
Phù điêu về đề tài vinh danh anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa có công
trình Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vuơng Trần Quốc Tảng (H.4,
tr.65), năm 2005, của nhóm tác giả Mai Văn Kế, Vũ Đại Bình, ở thì xã Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh, phù điêu sau tượng Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) ở
Dương Xá, Long Biên…
Trang 262.1.2 Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Đất nước trong thời kì hòa bình, đổi mới và phát triển kinh tế Với nhu cầu của xã hội đòi hỏi có những công trình tưởng niệm, kỉ niệm biết ơn những người đã hy sinh bảo vệ đất nước được hòa bình thống nhất như ngày hôm
nay Có thể kể đến những công trình phù điêu hoành tráng như bức Hà Nội
mà đông – 1946 (H.10, tr.71), ở chợ Hàng Da Đồng Xuân, thành phố Hà Nội
Để tưởng niệm sự hy sinh anh dũng của cá anh hùng liệt sĩ Tấm phù điêu tái hiện cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô Mặt trước của phù điêu là những hình ảnh chiến sĩ cảm tử cầm bom ba càng, anh bộ đội cầm súng, công nhân và phụ nữ thủ đô, thể hiện ý tưởng nhân dân và lực lượng vũ trang cùng
sát cánh bên nhau chiến đấu bảo vệ thủ đô
Cụm phù điêu Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (H.7,tr.69), của
nhà điêu khắc Dương Đăng Cẩn năm 2002 tại thôn Vĩnh Tường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 6 bức phù điêu là những hình ảnh tiêu biểu của các binh chủng hợp thành của bộ đội Trường Sơn gồm: công binh, giao liên, cao xạ, ô
tô vận tải, súng máy 12,7 ly Các chiến sĩ Binh đoàn Trường Sơn đã ngày đêm chiến đấu, trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh nhằm bảo đảm thông tuyến, thông hàng, chi viện kịp thời cho tiền tuyến lớn miền Nam ruột thịt
Phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc,
(H.15, tr.78-79), năm 1997, tại Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh của nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ Xung quanh chân tượng đài là những bức phù điêu thể hiện không khí sôi nổi, khẩn trương của TNXP, công nhân giao thông, bộ đội, dân quân, lái xe, nhân dân Đồng Lộc và các xã lân cận san đường, lấp hố bom dẫn đường cho xe qua, đảm bảo lưu thông tuyến đường cho xe chi viện vào miền Nam
Đề tài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ có bức phù điêu Bất khuất (H.13,
tr.73), 2000, của Lê Liên ở nhà tù Hoả Lò, Hà Nội Phù điêu thể hiện những người yêu nước bị thực dân Pháp tra tấn, ép cung, cùng sự hi sinh kiên cường
Trang 27Thể hiện khí phách, bản lĩnh chính trị của cha ông, không chịu mất nước không chịu làm nô lên, khắc hoạ vào chiều sâu tâm linh của các thế hệ hôm nay và mai sau
Cụm phù điêu Lực lượng Vũ Trang Nhân Dân 6 tỉnh Quân Khu 4 (14,
tr.74-77), 2006, của nhà điêu khắc Đoàn Văn Bằng và Lê Lạng Lương, tại Bảo tàng Quân sự Quân khu 4, thành phố Vinh, Nghệ An 6 bức phù điêu diễn tả những hình ảnh nổi bật của của 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An ,Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được đặt giữa sân lớn của Bảo tàng Quân khu 4 Công trình thể hiện được lòng yêu nước và sự cống hiến của các anh hùng liệt
sỹ, của các người mẹ, người chị trong công cuộc kháng chiến cứu nước, khơi dậy cho người xem những địa danh, chiến tích nổi tiếng trên 6 tỉnh miền Trung Hun đúc cho thế hệ trẻ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc hơn
Hai bức phù điêu tại di tích Truông Bồn (H.8, tr.70) ,2015,tác giả nhà
điêu khắc Phú Cường tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, tái hiện hình ảnh cuộc sống, quá trình lao động, chiến đấu, đảm bảo giao thông cho các cán bộ, chiến sĩ và Thanh niên xung phong trên tuyến đường, phần chính của bức phù điêu là Bia ghi danh 1.240 anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Truông Bồn
Ngoài ra còn có một số những công trình phù điêu như Phù điêu bất khuất trong khu tưởng niệm nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương (H.12, tr.73)ở
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nhóm tác giả, Phan Gia Hương, Đào
Châu Hải và Lưu Danh Thanh, Phù điêu trong nhóm tượng của đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương (H.11, tr.72) của tác giả Lưu Danh
Thanh, 2005, tại nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Công Đảo, Bà Rịa - Vũng
Tàu Cụm phù điêu Tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Lao Bảo
(H.9, tr.71), của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, 2000, tại xã Tân Phước, Lao
Bảo, Quảng Trị Nhà tù Lao Bảo, Phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79) năm 1997, tại Can Lộc tỉnh Hà Tỉnh
Trang 28của nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, hai bức phù điêu tại di tích Truông Bồn,
(H.8, tr.70) 2015, tác giả nhà điêu khắc Phú Cường tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An, Cụm phù điêu trong nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp
(H.18, tr.81), thuộc phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp,
Phù điêu dưới tượng đài bất khuất di tích lịch sử Chín Hầm (H.16,tr.79), ở xã
Thủy An, Thành phố Huế…
2.1.3 Đề tài sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng của dân tộc
Trên đất nước hầu như địa phương nào cũng có ít nhất một công trình phù điêu hoành tráng thể hiện đề tài kỉ niệm và tôn vinh những chiến thắng của dân tộc, song để nổi bật về quy mô thể hiện thì không nhiều Có thể kể
đến những phù điêu như: phù điêu dưới tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột của nhóm tác giả Khúc Quốc Ân, phù điêu dưới tượng đài Quyết tử giữ
Gò Dầu ở Tây Ninh, phù điêu chiến thắng sân bay Biên Hòa, phù điêu chiến thắng Bồ Bồ ở Quảng Nam, phù điêu chiến thắng nghĩa trang đường 9
Tiêu biểu : phù điêu sau tượng đài Thích Quảng Đức (H.17, tr.80)của
tác giả Võ Công Thắng, tại đường Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Phù điêu Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu và sự đấu tranh của đồng bào Phật giáo và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn chống lại sự đàn áp của chế độ Mỹ – Diệm Bồ Tát Thích Quảng Đức, vị Cao tăng đã phát nguyện “Vị pháp thiêu thân” để kêu gọi sự thức tỉnh, thái độ tôn trọng tự do tín ngưỡng, tinh thần đoàn kết hòa hợp của dân tộc và lòng yêu chuộng hòa bình trên thế giới
Phù điêu bên phải sân quảng trường tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ (H.20, tr.83-85) của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, năm 2009, tại đồi D1,
xã Mường Thanh, Thành phố Điên Biên Phủ Để tôn vinh chiến thắng đó bức phù điêu gồm 4 phần, tái hiện rõ tinh thần, ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, từ thời điểm Bộ Chính trị họp bàn mở cuộc tiến công cho đến quá trình chuẩn bị, diễn biến chiến dịch và cảnh kết
Trang 29thúc khải hoàn trong ngày chiến thắng 4 chương được thể hiện bằng 4 điểm nhấn, trên phù điêu là hỉnh ảnh cuộc họp Bộ chính trị do Bác Hồ chủ trì bàn
kế hoạch Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, các công việc chuẩn bị cho đợt kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ; trận đánh Him Lam mở màn cho đợt kéo pháo vào khúc khải hoàn ca chiến thắng Bức phù điêu tôn vinh những chiến thắng Điện Biên Phủ bằng tinh thần đoàn kết, đường lối đúng đắn của Bộ chính trị và ý chí quyết tâm quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta
Hai bức phù điêu hai bên tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (H.22,
tr.87), do công ty Mỹ Thuật Trung ương tác giả, 2007, tại thị trấn Đồng Xoài tỉnh Bình Phước Bức phù điêu bên phải tượng đài, đó chính là lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Bình Phước
Bức phù điêu phía bên trái tượng là sự lớn mạnh không ngừng của các lực lượng cách mạng, đặc biệt là sự hoàn thiện của bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, các lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… tất
cả cho chiến trường Miền Nam… và cuối cùng là khúc khải hoàn ca chiến thắng kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng
vô cùng oanh liệt vẻ vang
Phù điêu khởi nghĩa Bắc Sơn (H.29, tr.94-95), 2009, của nhà điêu khắc
Phạm Sinh, tại Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ tại thôn Phạc Lạn, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Khởi nghĩa Bắc Sơn được thể hiện trong bức phù điêu gồm hai mặt quá trình thành lập Đội du kích Bắc Sơn với những hình ảnh họp bàn, tiểu tình của nông dân, và một bên là hình ảnh đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương
Phù điêu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86),
2004, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng Phù điêu thể hiện hình ảnh đồng chí Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đứng trước 34 chiến sĩ ưu tú
Trang 30trong đội du kích Cao - Bắc - Lạng, cùng một số đồng bào dân tộc địa phương đọc quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Cùng đề tài sự kiện lịch sử, tôn vinh chiến thắng còn một số bức phù điêu khác như có phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại Đoàn Quân Tiên Phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86) tác giả là nhà điêu khắc Lê Đình Bảo tại khu di tích Đền Hùng, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Phù điêu sau tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tuyên Quang (H.30, tr.96), 2015,
của nhóm tác giả Lê Lạng Lương, Nguyễn Hồng Phong và Phạm Bá Đua tại
Quảng trường Nguyễn Tất Thành, tp Tuyên Quang, Phù điêu sau đài tưởng niệm Noọg Nhai (H.19,tr.82), Tạ Quang Bạo, 1999, tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, Phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơi
(H.25,tr.91), 2010, của nhà điêu khắc, hoạ sĩ Lý Công Uẩn, tại thị trấn Đầm
Dơi, huyện Cần Giờ tỉnh Cà Mau Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bình Giã (H.24, tr.89-90), 1997, của nhà điêu khắc Lâm Quang Nới, tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, phù điêu chiến thắng Tầm Bó (H.27, tr.93) ở Bà Rịa – Vũng Tàu Phù điêu phía sau tượng đài chiến thắng Tầm Vu (H.26, tr.92), cao 4m dài 20m thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, phù điêu sau tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ (H.32, tr.97) của nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ, 1998 tại thị xã Nghĩa
Lộ, Yên Bái
2.1.4 Đề tài những thành tựu trong lao động sản xuất, văn hoá, kinh tế
Trong sự nghiệp đổi mới cùng với quá trình hội nhập, mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Giai đoạn 1985 đến năm 2015 với sự tăng trưởng liên tục của kinh tế đất nước đã hình thành nhiều khu đô thi và những vùng kinh tế trọng điểm kéo theo nhu cầu mở rộng các trung tâm đô thị mới Đòi hỏi quy hoạch cải tạo không gian văn hóa nghệ thuật công cộng, giai đoạn này
Trang 31những công trình phù điêu hoành tráng làm điểm nhấn cho không gian đô thị
và thể hiện đề tài mang dấu ấn lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật của đô thị đó tạo nên những nét riêng của mỗi địa phương, nhằm cố vũ tinh thần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời đại diễn biến hòa bình phức tạp, khẳng định sự trường tồn của quốc gia Có thể kể đến một số phù điêu
tiêu biểu như: Phù điêu trang trí hai bên nhà máy thuỷ điện Sơn La, 2012, của nhà điêu khắc Phạm Sinh (H.34, tr.90-100), thể hiện hiện sự đoàn kết và đồng
lòng ủng hộ của người dân khi xây nên con đập, và cảnh sinh hoạt văn nghệ trong đời sống của người dân khi mùa xuân về, hoa đào nở khắp nơi tác giả cũng miêu tả cảnh những công nhân xây dựng con đập dưới ngọn cờ của Đảng và nhà nước
Ngoài ra còn những phù điêu khác như Phù điêu sau tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (33, tr.98), của nhà điêu khắc Lê Lạng Lương, đặt tại Quảng trường Đại Đoàn Kết - trung tâm tp Pleiku, tỉnh Gia Lai Phù điêu sau tượng đài Công nhân cảng (H.37, tr.102), 2004, của nhóm tác giả Nguyễn Kim Xuân và Nguyễn Khắc Nghi, Phù điêu sau tượng đài phụ nữ Ba đảm đang (H.38,tr.103) của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Phong, Lưu Danh Thanh, tại Đan Phượng, Hà Nội, Phù điêu trước tượng đài Không quân Vịêt Nam (H.36, tr.101), 1996 Lê Đình Quỳ, tại Sóc Sơn, tp Hà Nội, Phù điêu giảng đường truyền thống trường đại học Giao Thông Vận Tải (H.36, tr.101)
, 2015, tại khuôn viên trường Giao thông vận tải Hà Nội
2.2 Hình thức của phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn 1985 – 2015
Trong nghệ thuật phù điêu thì chiều dài với rộng là thật còn độ cao của hình khối là ảo, tạo cảm giác tròn cho khối thông qua hình, tất cả các chi tiết trong tấm phù điêu được đều mang tính ước lệ, để nghiên cứu đặc điểm hình thức của phù điêu hoành tráng cần nghiên cứu tới bố cục, đường nét, hình khối, không gian, chất liệu, chất cảm là những yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ phù điêu hoành tráng
Trang 322.2.1 Bố cục phù điêu hoành tráng
Bố cục phù điêu hoành tráng là sắp xếp những đường nét, hình khối, màu sắc mang tính khái quát và cách điệu cao sao cho tổng thể phù điêu có nhịp điêu hài hòa, cân bằng thị giác, tỉ lệ giữa các thành phần và bố cục không chênh lệch nhau quá, đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng trong không gian văn hóa, trong mỗi phù điêu đều có một điểm nhấn mạnh thể hiện nội dung chính
của tác phẩm Như phù điêu Hà Nội mùa đông 1946,(H.10, tr.71) tác giả khắc
họa trận chiến bảo vệ thủ đô của quân và dân Hà Nội, hình tượng nổi bật nhất
là những chiến sĩ cảm tử cầm bom ba càng, anh bộ đội, thiếu nữ, lực lượng công binh được sắp xếp trên phù điêu vị trí lớn nhất để thấy được lực lượng quang trọng của trận chiến, những hình ảnh kiến trúc của địa phương nổi thấp hơn để không tranh chấp với đối tượng trung tâm
Phù điêu Bất khuất (H.13, tr.73) của Lê Liên được thiết kế áp lên bức
tường phía tòa tháp Hà Nội, tạo nên một trục hoành cân xứng với trục tung là tòa tháp Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả là tạo ra bức tường gắn phù điêu có dáng nghiêng ngã lồi lõm Nhờ đó tạo nên hình tượng: bức tường
đã bị một dư chấn rất mạnh làm nghiêng ngả, tượng trưng cho chế độ hà khắc của nhà tù thực dân Pháp bị lung lay, sắp sụp đổ Đồng thời với kỹ thuật tạo hình nhân vật được khắc lõm vào tường đá đã gợi lại quá khứ bi tráng về nhà
tù
Phù điêu hoành tráng giai đoạn này, dạng bố cục không cân đối được sử dụng nhiều hơn, do chức năng của từng phù điêu mà bố cục thay đổi Nếu là phù điêu bổ trợ cho tượng hoành tráng thì bố cục phù điêu bị chi phối bởi tổng thể của tượng hoành tráng, thường thì phù điêu được bố cục đối xứng hai bên tượng hoành tráng về hình thức dù nội dung thể hiện có thể không giống
nhau nhưng cùng một chủ đề phù điêu sau tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (H.22, tr.87) của Công ty Mĩ thuật Trung ương, phù điêu sau tượng đài Chiến thắng Bình Giã (H.24, tr.89-90) của Lâm Quang Nới, phù điêu hai bên tượng
Trang 33đài Nguyễn Bỉnh Khiêm (H.6, tr.68), phù điêu sau đài tưởng niệm Noong Nhai (H.19, tr.82) của Tạ Quang Bạo Nếu phù điêu đứng độc lập thì bố cục của
phù điêu tự do hơn thường phù điêu dạng này bố cục dàn trải không có trục
đối xứng (phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61)của Khúc Quốc Ân, Vũ Ngọc Thành, Hoàng Nhân, phù điêu sau tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi (H.2, tr.62)của Nguyễn Duy Độ, phù điêu sau tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H.3,
tr.64) của Trần Hùng ) Trong phù điêu hoành tráng các mảng hình được bổ cục dàn trải song vẫn luôn có những mảng hình lớn và mảng hình nhỏ đan xem với nhau một cách hài hoà để tập trung thể hiện nội dung chính Có thể
thấy ở phù điêu trong quần thể công trình tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61), tác giả đã sắp xếp những mảng hình nhân vật chính
thể hiện những sự kiện nổi bật cho cuộc chiến chống quân Nguyên dưới sự chỉ đạo của Trần Quốc Tuấn, những mảng hình phụ là những hoạ tiết trang trí như đầu rồng mang những nét đặc trưng của mỹ thuật thời Trần xem kẽ là những hoạ tiết mây, sóng nước, lá cờ kiểu truyền thống Tuy vậy ở phù điêu
này không thể hiện rõ nhân vật trung tâm Phù điêu sau tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi (H.2, tr.62) ở Thanh Hoá, bố cục gồm 3 tấm phù điêu lớn, đặt
so le nhau và được cách điệu giống như bức tường thành vững chắc, các mảng hình chính và mảng hình phụ có độ lớn rõ ràng, tạo cảm giác bí cho phù điêu
Ở phù điêu sau tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ (H.3, tr.64) ở Gò Đống
Đa có sự sắp xếp những mảng hình dàn trải nhưng ở mỗi đoạn của phù điêu đều có những điểm nhấn, đó là những nhân vật giúp cho phù điêu không bị
đều về hình Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (H.4, tr.65) ở Cẩm Phả có bố cục hợp lí hơn khi sắp xếp mảng hình
chính lớn và tập trung thể hiện nhân vật Trần Quốc Tảng, những hoạ tiết trang trí kiến trúc hay phong cảnh đưa vào phù điêu cũng vừa đủ không lẫn át đi nội dung cần thể hiện
Trang 34Bố cục của phù điêu hoành tráng bổ trợ cho tượng hoành tráng vì vậy những phù điêu này thường trở thành một bộ phận của một hợp thể tượng hoành tráng Bổ cục của phù điêu bị chi phối bởi tổng thể của tượng hoành tráng có
phù điêu hai bên tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (H.22, tr.87) ở Bình
Phước, hai bức phù điêu thấp ở trong và dài ra hai bên rồi nhọn lên trên, để hợp nhất với tổng thể bỏ cục của tượng đài, tuy vậy phù điêu vẫn có những mảng hình lớn tập trung thể hiện tình quân dân trong chiến thắng Đồng Xoài,
phù điêu có rất ít những hoạ tiết trang trí Phù điêu sau tượng đài thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79) ở Hà Tĩnh thì mảng phù điêu
được bố cục thành vòng cung cao ở giữa và thấp dần hai bên
Một số phù điêu độc lập thì bố cục luôn tập trung các mảng hình trung tâm ở
giữa và các mảng hình phụ ở xung quanh như phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại Đoàn Quân Tiên Phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86) tại Đền Hùng,
Phú Thọ, hình ảnh Bác Hồ rõ ràng ở giữa,các chién sĩ ngồi xung quanh, hay
phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86]) ở Cao Bằng, cụm phù điêu Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân 6 tỉnh Quân Khu 4 (H.14, tr.74-77) ở Thành phố Vinh
Trong giai đoạn hội nhập đổi mới từ 1986 đến nay những công trình phù điêu hoành tráng đã có những tiếp thu luồng tư tưởng mới thể hiện qua những bố cục đa dạng và sáng tạo
2.2.2 Đường nét trong phù điêu hoành tráng
Phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn này chịu ảnh hưởng của điêu khắc truyền thống mang tính ước lệ tượng trưng song cũng mang hơi thở của thời đại Những hình tượng đưa vào phù điêu hoành tráng luôn mang tính khái quát cao, do đó hình thức thể hiện cũng phải có những ngôn ngữ mạch lạc
Đường nét được thể hiện trong phù điêu Bất khuất (H.13, tr.73-74) của Lê Liên ở nhà tù Hoả Lò và phù điêu Bất khuất (H.11, tr.72) của Lưu Danh
Trang 35Thanh ở nhà tù Côn Đảo là hai phù điêu khoét lõm dễ thấy đường nét thể hiện hình thể của các nhân vật gầy gò, nổi lên những khớp xương, những động tác dứt khoát, mạnh mẽ hơn để thể hiện cảm xúc cũng mãnh liệt hơn cho nhân vật
Các đường thẳng đứng vuông góc với đường chân trời thể hiện sự mạnh mẽ, cứng cáp thường được gắn với niềm tin tôn giáo, nhân phẩm Ở phù
điêu hoành tráng Việt Nam có công trình cụm phù điêu bất khuất trong khu tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương (H.12, tr.73) phù điêu được khoét
thủng những ô vuông, những hình lớp nhân vật cũng được tạo hình với nhiều đường thẳng thể hiện phẩm chất kiên cường của những người tù cách mạng Trong những công trình phù điêu đề tài chiến tranh cách mạng, nét nghiêng
được sử dụng nhiều để tạo cảm giác động cho những nhân vật Như phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp (H.18, tr.81), phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bình Giã (H.24, tr.89-90), phù điêu sau tượng đài công nhân cảng ở Hải Phòng (H.36, tr.102), cụm phù điêu lực lựong vũ trang nhân dân 6 tỉnh quân khu 4 (H.14, tr.74-77) ở Thành phố Vinh, các lớp nhân vật với những
động tác lao lên nghiêng về phía trước, tư thế chuyển động, mạnh mẽ, sinh
động cho phù điêu Bên cạnh đó phù điêu sau tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ (H.32, tr.97) ở Yên Bái, phù điêu sau tượng đài thanh niên xung phong Ngã
Ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79) ở Hà Tĩnh đường nét trong hai phù điêu hơi
đều, không làm nổi bật được nội dung chính, phụ do đó người xem sẽ bị rối mắt, với sự kết hợp nhiều đường nét chưa mạch lạc chưa mang lại hiệu quả về hình
2.2.3 Hình khối của phù điêu hoành tráng
Phù điêu hoành tráng mang giá trị lớn về nội dung thì hình thức nghệ thuật trong đó hình khối luôn được cách điệu và đưa về dạng khái quát, những hình khối lớn, mảng miếng to Hình khối khi đươc bố trí ngoài trời
Trang 36luôn mạnh mẽ, nổi cao, góc cạnh tạo ra các diện mảng khái quát mang tính trang trí cao
Phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn này không đi sâu vào diễn tả cấu trúc của vật thể, mà luôn mang tính cách điệu và trang trí cao Có thể thấy
được qua các phù điêu trong quần thể tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (H.1, tr.61)của nhóm tác giả Khúc Quốc Ân, Vũ Ngọc Thành và
Hoàng Nhân, tác giả không đi sâu vào tả cấu trúc của người hay ngựa, mà chỉ
mô tả hình dáng chân dung sao cho thấy được cảm xúc nhân vật, có phần dân gian trong lối tạo hình Những hoạ tiết trang trí như mây, sóng được cách điệu theo những hoa văn ở các chùa, đình truyền thống
Phù điêu sau tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng
(H.4, tr.65) của Mai Văn Kế và Vũ Đại Bình, tất cả nhân vật đều được cách điệu và khai thác yếu tố trang phục để tạo nên hình dáng, cac bộ phận cơ thể
như tay hay chân dung mang tính khái quát Phù điêu sau tượng đài chiến thắng Đồng Xoài (H.22, tr.87) của Công ty mỹ thuật Trung ương, phù điêu hình ảnh lực lựong vũ trang Đầm Dơi, (H.25, tr.91) của Lê Công Uẩn những
nhân vật thể hiện những động tác khỏe khoắn, chân bước lên trước, chân sau kiểng như lao về phía trước, tay chỉ thẳng với thái độ phẫn nộ, chân dung mỗi nhân vật đều được công lên so với thực tế để mang cảm xúc mạnh
Phù điêu tạo những hình khối mạnh bằng thủ pháp cường điệu hoá
những đặc điểm đặc trưng của nhân vật, sự vật Phù điêu Bất khuất (H.12, tr.73-74) trong khu tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương của nhóm tác
giả Phan Gia Hương, Đào Châu Hải và Lưu Danh Thanh được cách điệu hoàn toàn thành những khối kỉ hà, những hình khối góc cạnh, khái quát khối cơ thể
con người rất hiện đại Như khối người to, tay to, chân ngắn như cụm phù điêu Tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng tại Nhà Tù Lao Bảo(H.9, tr.71) của
Phạm Văn Hạng tuy vậy nhưng đã thể hiện được tinh thần của tượng rất bất
khuất, kiên cường Hay phù điêu Bất khuất (H.13, tr.73) của Lê Liên cũng
Trang 37khai thác đặc điểm của những người tù gầy guộc, làm lộ những phần xương ngực, khớp tay khớp chân, hốc mắt, gò má Để diễn tả nỗi đau về thể xác
cũng như tinh thần của người tù chính trị Phù điêu sau đài tưởng niệm Nọong Nhai [19, tr.83] của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, phù điêu sau tượng đài
chiến thắng Nghĩa Lộ của nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ những hình khối đưa vào trong phù điêu đều là ảo, tác giả chỉ diễn khối bằng nét, nhưng về tỉ lệ, cấu trúc mỗi nhân vật không được coi trọng, do đó dẫn đến lắp ghép sai hình
cơ bản, bàn tay, bàn chân to hơn đầu
Một số phù điêu theo lối mô tả nhân vật, nhóm nhân vật nửa tả thực
nửa cách điệu, hình khối rất khoẻ khoắn, đi vào những khối lớn như phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại Đoàn Quân Tiên Phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86) của Lê Đình Bảo, phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86) , phù điêu tại Đài tưởng niệm Truông Bồn (H.8, tr.70) của Phú Cường, phù điêu trang trí nhà máy thuỷ điện Sơn La (H.33, tr.99-100), phù điêu Khởi nghĩa Bắc Sơn của Phạm Sinh (H.29, tr.94-95), phù điêu sau tượng đài Công nhân cảng (H.37, tr.102) của Nguyễn Kim Xuân và Nguyễn Khắc Nghi Phù điêu Lực lựong vũ trang nhân dân 6 tỉnh Quân khu 4 (H.14, tr.76-
77) của Đoàn Khắc Bằng và Lê Lạng Lương những phù điêu cùng một lối tạo hình nhưng phong cách mỗi người một vẻ
2.2.4 Không gian của phù điêu hoành tráng
Trong phù điêu hoành tráng Việt Nam giai đoạn này có những phù điêu khi nhìn vào thấy rất thoáng với bối cảnh phía sau, do sự giải quyết độ xa gần
giữa các lớp hình tốt hơn Có thể thấy ở phù điêu trong quần thể tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (H1, tr.61) các lớp hình không có ranh
giới, mảng chính mảng phụ tất cả đều được diễn tả cùng một lớp rồi đến nền,
do đó nhìn vào không gian của phù điêu rất bí chật hẹp Mặc dù rất nhiều hình
và nhân vật được diễn tả trên đó Phù điêu sau tượng đài anh hùng dân tộc Lê
Trang 38Lợi (H.2, tr.62) ở Thành phố Thanh Hoá thì những lớp hình chính và những
lớp hình phụ đều không phân biệt được do các lớp hình dày bằng nhau và
những đường nét trên phù điêu bị mờ Phù điêu sau tượng đài Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) ở Gia Lâm, Hà Nội Với các lớp hình rất mỏng nhưng độ dày
mỏng giữa lớp trước lớp sau còn rất nhỏ nên không mang lại hiệu quả xa gần trong phù điêu khi đặt ở không gian ánh sáng ngoài trời Trong phù điêu nếu các lớp hình đều có độ cao như nhau, các chi tiết được thể hiện như nào thì
không gian trong phù điêu đó cũng không hiệu quả phù điêu sau tượng đài chiến thắng Bình Giã (H.24, tr.89-90) của Lâm Quang Nới, phù điêu sau tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm (H.6, tr.68) phù điêu được tạo hình bằng
đường nét, đậm nhạt song độ đậm nhạt không đưa lại hiệu quả cho điêu khắc phù, không gian trong phù điêu bị hẹp
Không có khoảng cách giữa nền và hình, không có lớp trước lớp sau nên khả năng truyền tải sự kiện của phù điêu kém Bên cạnh đó những phù điêu giai đoạn này đã mang tới hiệu quả về không gian qua lớp hình rất đẹp
như phù điêu nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp (H.18, tr.81) Phù điêu Bác
Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86), phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơi (H.25, tr.91) của Lê Công Uẩn, phù điêu sau tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức(H.17, tr.80), phù điêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86)
Không gian trong phù điêu được diễn tả qua những khoảng thủng, tạo ra
những khoảng sâu hun hút tối tăm tạo điểm nhấn cho phù điêu tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương (H.12, tr.73-74)
Phù điêu hài hòa với môi trường xung quanh, tổng thể phù điêu đặt trong một không gian rộng lớn, tầm nhìn phía trước rất rộng, phù điêu không quá nổi bật
và chiếm lĩnh không gian như phù điêu Phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 (H.20, tr.86), phù điêu Đại tướng Võ
Trang 39Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo (H.21, tr.86)
Không gian giữa phù điêu và tượng hoành tráng thường là 5 mét đến
10 mét, do đó tầm nhìn của người xem bị hạn chế khi lùi ra xa ngắm tổng thể thì bị tượng che khuất
Phù điêu hoành tráng được đặt ở không gian ngoài trời, đông người qua lại, mang tính quảng đại quần chủng, vì thế hình thức thể hiện phải đạt đến trình độ thẩm mĩ cao, phù hợp với môi trường không gian tồn tại và phát huy được hiệu quả, làm tôn lên nội dung, tư tưởng của phù điêu, dễ hiểu và nâng tầm nhận thức thẩm mĩ của cộng đồng, hình thức, ngôn ngữ thể hiện, phải hiện đại chế ngự không gian với kiến trúc, môi trường mang tính đặc trưng khái quát Dù là phù điêu độc lập hay phù điêu bổ trợ cho tượng hoành tráng hay công trình kiến trúc thì cũng cần không gian phù hợp, vì đây là loại hình nghệ thuật hoành tráng mang tính cộng đồng cao, những phù điêu đi kèm cho tượng hoành tráng thường bị không gian của tượng chi phối do đó phù điêu trở thành yếu tố phụ và bị xem nhẹ Một số phù điêu do không gian đặt quá sát với tượng khiến công chúng không có điểm nhìn đẹp, hoặc phù điêu được đặt quá thấp nhìn gần thì vướng tượng đài mà phù điêu quá dài và bị tượng che khuất đi một phần khiến công chúng không thể ngắm một cách tổng thể
như phù điêu sau tượng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc (H.15, tr.78-79) của Lê Đình Quỳ, phù điêu sau tượng đài Nguyên Phi Ỷ Lan (H.5, tr.67) tại Gia Lâm, phù điêu sau tượng đài Bàc Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (H.32, tr.98) của Lê Lạng Lương
Một số phù điêu thì khi bị động đặt vào giữa không gian quá lớn, bị
không gian chi phối như phù điêu Bác Hồ nói chuyện với Đại Đoàn Quân Tiên Phong ngày 19/9/1954 (H.21, tr.86), cụm phù điêu nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (H.7, tr.69), cụm phù điêu Tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng tại Nhà tù Lao Bảo (H.9, tr.71)
Trang 402.2.5 Phong cách sáng tác của các tác giả phù điêu hoành tráng
Phù điêu hoành tráng giai đoạn này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm về điêu khắc là phải giống thât, hình khối phải tròn trịa, cùng với sự tiếp thu những nền điêu khắc phát triển trên thế giới Nên phong cách sáng tác chủ đạo của giai đoạn này vẫn là lối tả thực có giản lược, cường điệu khối kết hợp với hình khối kiến trúc thiên nhiên Vừa mang tính truyền thống vừa mang
tính hiện đại Những phù điêu vừa tả thực vừa cách điệu có thế thấy như phù điêu Hà Nội mùa đông 1946 [10, tr.72], phù điêu sau tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức (H.17, tr.80), phù điêu hai bê tượng đài Chiến thắng Đồng Xoài
(H.22, tr.87)
2.2.6 Các thể loại phù điêu
Trong hình thức thể hiện của phù điêu hoành tráng giai đoạn này thường có 2 loại nổi bật là phù điêu đắp nổi và phù điêu khoét lõm Dù là thể loại nào thì phù điêu cũng tạo được nét đặc trưng của nghệ thuật hoành tráng
Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 (H.20,tr.86), phù điêu hình ảnh lực lượng vũ trang Đầm Dơi (H.25, tr.88) của Lê Công Uẩn, phù điêu sau tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức (H.17, tr.80),…những
mảng hình được đắp nổi lên so với nền ít nhất 5centimet, với nhiều lớp nhân vật khác nhau, tạo hiệu quả về hình khối rõ ràng hơn, cảm giác những nhân vật trong hình bị bật ra khỏi phù điêu Một số phù điêu nổi thấp khi đặt ở không gian ngoài trời lại không thể hiện được rõ hình khối khi tương tác với