Mặc dù đã được tuyên truyền và tư vấn nhiều về tầm quan trọng của việc học và tương lai của con trẻ nhưng nhiều gia đình còn xem nhẹ việc học, không quan tâm đến việc học tập của con
Trang 1MỤC LỤC
2.2 Thực trạng công tác quản lý bán trú ở trường Phổ thông dântộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo 4 2.2.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội nơi trường đóng 4
2.2.3 Tình hình chung về công tác quản lý học sinh bán trú ở trung học cơ sở Na Mèo 6 2.3 Một số biện pháp quản lý bán trú nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của học sinh bán trú 7-12 2.4 Kết quả áp dụng biện pháp quản lý giáo dục học sinh bán trú 13
Trang 21 MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học trên địa bàn huyện Quan Sơn vẫn còn xảy ra thường xuyên và đáng kể Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và tỉ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở Hiện tượng này, thường xảy ra với đối tượng học sinh
ở các bản sâu, bản xa trường học, điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện đến trường học phải qua sông, suối, có em phải đi bộ từ nhà đến trường gần chục
km Mặc dù đã được tuyên truyền và tư vấn nhiều về tầm quan trọng của việc học và tương lai của con trẻ nhưng nhiều gia đình còn xem nhẹ việc học, không quan tâm đến việc học tập của con em mình, họ xem việc đi học là tốn kém và mất thời gian làm việc nhà, ý thức cho con học lên cao của người dân ở các bản sâu, bản xa chưa cao, việc con cái bỏ học giữa chừng để tham gia lao động kiếm tiền không làm các bậc phụ huynh lo lắng; Điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo nàn, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước vẫn còn, nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học; Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục, vẫn còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường Cũng một vấn đề gây khó khăn cho các em ở các bản xa đến trường đi học không thể đi về trong ngày được, đặc biệt
là ngày thời tiết xấu Đa số học sinh phải ở trọ nhờ nhà dân gần trường, điều kiện thiếu thốn, lệ thuộc, các em ở trọ lại không có người chăm sóc, hướng dẫn sinh hoạt, cũng như việc quản lí các em học tập
Từ năm 2011 trường trung học cơ sở Na Mèo được chuyển đổi thành loại trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Loại hình trường bán trú giúp cho học sinh ở các bản xa trường không thể đi về trong ngày được Điều kiện địa
lý, giao thông đi lại vất vả, phần đa học sinh phải qua sông, suối Trường được xây dựng 14 phòng ở dành cho học sinh Đây là một bước mở ra trước mắt cho các em học sinh thuộc diện khó khăn ở các bản xa trường
Khi có phòng ở cho các em bản xa nhà trọ lại, tưởng rằng đã có phần ổn định song lại phát sinh ra muôn vàn khó khăn: tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự trong khu bán trú; tình trạng thiếu nước sinh hoạt công trình vệ sinh, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là việc ăn, uống của các em vô cùng khó khăn Hơn nữa các em học sinh lần đầu tiên xa gia đình, cuộc sống tự lập, sinh hoạt tập thể, nên các em còn bở ngỡ, mọi hoạt động chưa đi vào nề nếp Nên đây
là một vấn đề cần thiết được đặt ra, yêu cầu nhà trường phải thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lí và giáo dục các em có hiệu qủa
Với những lý do trên tôi thấy thực sự cần thiết phải tập trung tìm hiểu và
đưa ra Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh bán trú trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo với
mong muốn hoạt động hiệu quả mô hình trường bán trú, giúp cho các em học sinh ở các bản xa yên tâm học tập, nâng cao chất lượng dạy và học theo mô hình bán trú của nhà trường ngày một phát triển
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 3Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu thực trạng quản lý và giáo dục học sinh bán trú ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo
- Đưa ra một số biện pháp quản lí mới nhằm góp thay đổi thực trạng của
công tác quản lí bán trú, nâng cao tỉ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỉ lệ học sinh
bỏ học và giữ vững và nâng cao tỉ lệ phổ cập giáo dục
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là biện pháp quản lý giáo dục học sinh bán trú giúp cho công tác quản mô hình bán trú ở trường Phổ thông dân tộc bán trú
trung học cơ sở Na Mèo hoạt động có hiệu quả.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp toán học
Trang 42 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
- Về lý luận:
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở góc độ hẹp, đó là quá trình người quản lý dựa vào các quy luật khách quan vốn có của đơn vị để tác động có tính hướng đích đến cán bộ, giáo viên, học sinh,…nhằm thực hiện mục tiêu đề
ra Như vậy, hoạt động quản lý là sự phân công, hợp tác lao động; là sự chăm sóc, giữ gìn, sửa sang và sắp xếp, đổi mới để đưa nhà trường phát triển
- Về thực tiễn:
Để thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục học bán trú trong nhà trường thì mỗi cá nhân, tổ chức cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân cá nhân và tập thể về nhiệm vụ mà mình phụ trách
Trong quản lí và giáo dục học sinh bán trú thì mỗi cá nhân trong hệ thống cần phải xem mình là một nhà giáo dục, kể cả nhân viên bảo vệ, nhân viên nấu
ăn vì mục tiêu của quản lí bán trú là quản lí và giáo dục học sinh ổn định và phát triển toàn diện, giáo dục các em biết ăn, ở, sinh hoạt, lao động, biết tự lâp
Từ đó làm thay đổi thực trạng của giáo dục ở các bản sâu, xa trường, những vùng đặc biệt khó khăn theo chiều hướng tiến bộ
- Các chức năng trong quản lý bán trú.
* Xây dựng kế hoạch:
Là chức năng cơ bản của quản lý, là việc cụ thể hóa những mục tiêu chung thành hoạt động thực tiễn, định ra các chỉ tiêu phấn đấu, đề ra phương pháp, biện pháp, điều kiện để thực hiện, vạch ra tiến trình, thời gian, địa điểm hoàn thành công việc
Căn cứ vào tình hình của trường, nhiệm vụ năm học, các chỉ thị hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng liên quan đến trường bán trú để xây dựng kế hoạch
* Tổ chức thực hiện quản lý bán trú, đó là:
Việc phân công, bố trí giáo viên quản lý hoạt động của học sinh bán trú, lựa chọn giáo viên có đủ năng lực quản lý bán trú, phân công trực bán trú sao cho chính xác phù hợp với yêu cầu, sở trường của mỗi cá nhân, mỗi nhóm để phát huy khả năng của họ hoàn thành tốt mục tiêu đã định
* Chỉ đạo
Tác động đến cá nhân trong nhóm người, làm cho họ tích cực hăng hái theo sự phân công và kế hoạch đã định Chỉ dẫn, động viên, thúc đẩy giám sát người dưới quyền thi hành nhiệm vụ được giao Cán bộ quản lý cần vui vẻ hướng dẫn, uốn nắn, khéo léo phát huy được khả năng của các tổ chức trong trường
* Kiểm tra, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm.
Ban giám hiệu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kế hoạch hoạt động, đánh giá thực trạng, phát hiện những sai sót, lệch lạc, đưa ra những quyết định điều chỉnh
để đạt tới các mục đích đã đề ra, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lí mô hình bán trú
Trang 52.2 Thực trạng công tác quản lý bán trú ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo
2.2.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội nơi trường đóng:
- Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo nằm trên địa
bàn xã Na Mèo – huyện Quan Sơn – tỉnh Thanh Hóa
+ Vị trí địa lý:
Xã Na Mèo giáp với vùng biên giới Việt – Lào, với diện tích khoảng 12.195 ha, được chia thành 10 bản Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, điều kiện đi lại của học sinh rất khó khăn
+ Dân cư:
Xã biên giới Na Mèo là một xã nghèo, xã thuộc chương trình 30A, xã có
10 thôn bản người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mường và một bản người
H Mông và một số ít người Kinh định cư buôn bán
Xã có tỉ lệ dân cư ở mức trung bình so với các xã trong huyện Tổng số
3872 nhân khẩu trong đó có 940 hộ, phần lớn người dân có đời sống kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa, dân trí chưa cao
Mặc dù Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, của Đảng ủy, chính quyền địa phương nhưng do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, hơn nửa nhận thức của cha mẹ học sinh phần lớn còn hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường
2.2.2 Đặc điểm chung về nhà trường.
- Trường THCS Na Mèo được thành lập 8/2000 trên cơ sở tách ra từ khu
lẻ của trường THCS Sơn Thủy Do điều kiện kinh tế địa phương thuộc xã nghèo biên giới của huyện Quan Sơn, nên điều kiện cơ sở vật chất thiếu về mọi mặt
- Từ khi thành lập đến nay, với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh trường đã đạt được một số kết quả nhất định
- Năm 2011 trường trung học cơ sở Na Mèo được chuyển đổi thành loại hình trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo Đây là một bước mở cho giáo dục xã Na Mèo thay đổi theo chiều hướng phát triển, xóa bỏ được tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giữa chừng
Tình hình đội ngũ nhà giáo.
Tổng số CBQL Nam Nữ Giáoviên Nhânviên Trình độ
Qua số liệu thống kê cho ta thấy đội ngũ giáo viên chuẩn và trên chuẩn đạt 100 % Cán bộ quản lý có thâm niên trong nghề đủ điều kiện để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ năm học mới gặt hái được nhiều thành quả
Tình hình học sinh năm học 2017 - 2018.
Khối lớp Số lớp học Số học sinh Số học sinh bán trú
Trang 6Khối 6 2 48 10
Tổng số học sinh toàn trường là 200 em, sĩ số trung bình so sánh với các trường trong huyện và có số học sinh bán trú 82 em, với số lượng học sinh bán trú này, nếu không có kế hoạch và biện pháp khoa học thì sẽ gây phúc tạp và kém hiệu quả trong công tác quản lý bán trú
Thực trạng về tỷ lệ chuyên cần và tỷ lệ học sinh bỏ học trong những năm học chưa thực hiện và đã thực hiện mô hình bán trú (Theo số liệu tổng
kết năm học).
Năm học TS họcsinh
Bỏ học Tỷ lệ
chuyên cần
Ghi chú
Số lượng Tỷ lệ
2009 –2010 186 5 2,6% Trên 70% Chưa có mô hình
bán trú
2014 - 2015 176 5 2,8% Trên 75% Thực hiện chưa
hiệu quả mô hình bán trú
(Theo số liệu thống kê của Trường)
- Theo số liệu điều tra cho thấy, trong những năm chưa có loại hình bán trú tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần còn thấp; tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng còn quá cao
- Khi đã thực hiện mô hình trường bán trú nhưng công tác quản lý chưa hiệu quả nên tỉ lệ chuyên cần vẫn còn thấp, tỉ lệ học sinh bỏ học ở các bản xa có giảm nhưng vẫn còn cao
Tỉ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2008 – 2018.
Năm Kết quả tuyểnsinh vào lớp 6 Tỷ lệ Phổ cập GDTHCS(Đối tượng 15-18 tuổi) Ghi chú
mô hình bán trú
Thực hiện mô hình bán trú
( Số liệu điều tra phổ cập GD THCS hàng năm)
Những năm học về trước tình trạng học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học giữa chừng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và tỉ lệ phổ cập làm cho ban giám hiệu và giáo viên trăn trở và đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục Khi có mô hình trường bán trú thì hiện tượng này có giảm song vẫn còn là một
Trang 7vấn đề cần quan tâm Vì mô hình bán trú mới chỉ thực sự trên lý thuyết mà chưa
đi vào hoạt động hiệu quả
Thực trạng chất lượng giáo dục hai mặt (số liệu tổng kết năm học
2016-2017)
Tổng
số HS
bán
trú
97 74 76,3 23 23,7 0 0 6 6,2 78 80,4 9 9,3 4 4,1 Chất lượng giáo dục hai mặt hạnh kiểm – văn hóa của năm học trước còn thấp (học sinh bán trú)
2.2.3 Tình hình chung về công tác quản lý học sinh bán trú ở trung
học cơ sở Na Mèo
* Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo nhà trường về công tác bán trú, có sự kiểm tra thường xuyên của lãnh đạo địa phương
+ Đa số giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình đủ điều kiện để tham gia quản lý các hoạt động của học sinh bán trú
+ Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước về chế độ chính sách dành cho giáo viên và học sinh trong mô hình trường bán trú
+ Mô hình bán trú giải quyết được điều kiện khó khăn về nơi ăn, ở sinh hoạt cho học sinh ở bản xa trường, đi lại khó khăn
* Khó khăn:
+ Đại đa số phụ huynh học sinh chưa hiểu sâu về ý nghĩa của mô hình trường bán trú Chế độ nhà nước cấp thì đòi hỏi để sử dụng vào việc nhà, phó mặc con, em mình cho nhà trường
+ Khó khăn về cơ sở vật chất, về chế độ, thiếu về con người, công tác quản lí bán trú chưa khoa học, chưa hiệu quả
+ Chế độ tiền ăn còn ít chưa đáp ứng được điều kiện sinh hoạt cho các em đảm bảo theo quy định về dinh dưỡng
* Công tác quản lí bán trú trong nhà trường.
Năm 2011 trường THCS Na Mèo được chuyển đổi thành loại hình Trường
trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Với những đặc điểm khó khăn như đã nêu ở trên thì phương thức bán trú sẽ góp phần rất lớn cho giáo dục duy trì và phát triển Phương thức đó có thể coi như là “điều kiện” để có thể nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, duy trì sĩ số, giữ vững phổ cập giáo dục THCS của địa phương Đối với các em học sinh ở nơi quá xa trường như bản Mông, Son, Xa Ná, Cha Khót, cách xa trung tâm gần 10 km đường đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn Điểm đáng lưu ý nhất với học sinh các thôn bản này là tính chuyên cần còn thấp, đi học gần 10 km và vượt qua sông, suối khó khăn như vậy cho nên tỉ lệ học sinh vắng học dài ngày
vẫn xảy ra.
Trang 8Cùng với sự chỉ đạo của các cấp, việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú ở trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Na Mèo đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm Song hiệu quả của hoạt động quản lý chưa cao, kế hoạch chưa khoa học Một số giáo viên và phụ huynh học sinh chưa ý thức, quan tâm đúng mức đến hoạt động này, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua, chỉ giao phó cho giáo viên quản lý khu bán trú của nhà trường tự tổ chức điều khiển hoạt động do đó những hoạt động quản lý này còn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng, hình thức và chỉ đạo quản lý một cách máy móc rập khuôn, không có sự sáng tạo Năm học 2015- 2016 hoạt động quản lý học sinh bán trú đã được lãnh đạo nhà trường chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn nên hoạt động này đã đi vào nề nếp
và nhà trường đã thực sự tạo một môi trường học tập cho các em được tốt hơn
2.3 Một số biện pháp quản lý bán trú nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của học sinh bán trú.
Trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí học sinh bán trú là quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn phổ cập giáo dục
Hiệu trưởng nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lí bán trú và phân công giáo viên trực bán trú giúp đỡ các em Với trách nhiệm là Phó Hiệu Trưởng trực tiếp quản lí bán trú tôi đã tham mưu cho nhà trường thực hiện một
số biệp pháp để quản lí giáo dục học sinh bán trú có hiệu quả như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp đặc điểm tình
hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ trong khu bán trú.
* Phân công nhiệm vụ
- Phó Hiệu trưởng phụ trách chung: Lên kế hoạch hoạt động hàng tháng; Kiểm tra và chỉ đạo chung; tổng hợp báo cáo và đề nghị kế hoạch hoạt động lên lãnh đạo
- Phân công giáo viên quản lí bán trú: Kiểm tra và theo dõi các hoạt động cuả học sinh; các phòng ở, ban nam công, nữ công trong khu
- Phân công giáo viên trực: Giáo viên trực làm nhiệm vụ theo dõi các hoạt động và hướng dẫn học sinh
+ Trực từ 19 h 30 phút đến 21h 30
+ Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ học sinh bán trú về mọi mặt theo nội quy khu bán trú
+ Liên hệ với đồng chí giáo viên quản trú và báo cáo kịp thời xin ý kiến chỉ đạo với BGH khi có bất thường xảy ra
+ Khi hết trách nhiệm trực ban của mình, giáo viên trực ban phải ghi rõ
cụ thể các nội dung: số lượng học sinh; Học sinh vi phạm (nếu có); nhận xét về
ý thức và các công việc thực hiện của học sinh, các hoạt động của ngày trực Bàn giao cụ thể cho quản lí khu bán trú quản lý tiếp
* Tổ chức phòng ở cho học sinh.
Trang 9- Tiến hành phân phòng ở cho học sinh theo lớp để các em giúp đỡ nhau trong học tập và tạo cho các em có mối quan hệ mật thiết giữa các bản với nhau Trong phòng ở được bố trí ngăn nắp, gọn gàng phân công trưởng phòng, phó phòng và các thành viên trong phòng
- Phân học sinh nam, nữ ra hai khu riêng biệt để tiện cho kiểm tra, theo dõi hoạt động sinh hoạt của các em
* Tổ chức ăn bán trú Tổ chức nấu ăn cho học sinh 02 bữa/ ngày bằng nguồn
tiền và gạo nhà nước cấp hỗ trợ
- Tổ chức bếp ăn khoa học, đảm bảo hợp vệ sinh, đưa các em làm quen dần với nề nếp ăn, uống
- Tổ chức đổi món bưa ăn thường xuyên đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh
* Tổ chức lao động Tổ chức chia đất vườn cho các phòng tăng gia trồng
rau, nhằm cung cấp thêm nguồn rau sạch cho bữa ăn hàng ngày, đồng thời rèn luyện cho các em có một kỹ năng lao động để có ích cho cuộc sống tự lập sau này
* Lịch hoạt động khu bán trú.
Lich hoạt động được áp dụng hàng ngày từ chiều chủ nhật đến trưa thứ 7 hàng tuần
- Giáo viên phụ trách bán trú có trách nhiệm nhận học sinh từ bản ra trường vào chiều chủ nhật để thực hiện các hoạt động giáo dục và trả học sinh
về gia đình vào trưa thứ 7 hàng tuần
- Giáo viên quản lí bán trú và học sinh bán trú nghiêm túc thực hiện lịch hoạt động sau:
+ 05 h 30: Trưởng khu dậy mở nhạc tất cả dạy tập thể dục buổi sáng + 06 h: vệ sinh cá nhân vệ sinh phòng ở, khuôn viên, học sinh tự ăn sáng tại bếp ăn
+ 06h 30: xem lại bài học và chuẩn bị cho học chính khóa
+ Trưa 11h: học sinh ăn trưa, nghỉ trưa, chiều lên lớp
+ 16h 30 đến 17h 30: Tổ chức lao động vệ sinh và vệ sinh cá nhân + Tối: 17h 30: ăn cơm tối
+ 18 h – 19h 30: xem ti vi ( thời sự)
+ 19h 30 đến 21h 30: học bài cũ và chuẩn bị bài cho buổi học ngày mai + 21h30 đến 22h30: xem phim và những tin tư liệu như; tư liệu về Hồ Chí Minh do GS Hoàng Chí Bảo kể , tư liệu về các nhân vật nổi tiếng Xem những bộ phim mang tính giáo dục cao tại phòng xem phim của trường
* Xây dựng nội quy khu bán trú;
- Đối với học sinh;
+ Luôn giữ gìn vệ sinh khu bán trú;
+ Thực hiện giờ ăn, ngủ, sinh hoạt, thể dục đúng quy định;
+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản cá nhân, tài sản của nhà trường;
+ Phải có ý thức tiết kiệm điện, nước
Trang 10+ Người thân đến thăm, hoặc người lạ vào khu phải báo ngay cho ban quản lý bán trú;
+ Không hút thuốc, không uống rượu, bia, không gây mất trật tự
+ Ra khỏi khu vực bán trú phải xin phép ban quản lý, hoặc giáo viên trực;
+ Không dán giấy và viết bẩn lên tường;
+ Phơi quần áo đúng nơi quy định, không mang quần áo ướt vào phòng; + Không thay đổi vị trí giường ngủ trong phòng; không nghịch điện + Dọn vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, ngăn nắp
+ Không được tắm sông, suối
- Đối với khách đến thăm:
+ Khi vào thăm học sinh phải báo cáo, và được bán quản lý cho phép + Không mang vật dễ cháy nổ, vũ khí, vật nuôi vào khu bán trú
+ Có thái độ lịch sự và tuân thủ nội quy trong khu bán trú
- Mục đích: Đưa các hoạt động của giáo viên và học sinh vào khuôn khổ
quản lí, tránh được tinh trạng hoạt động theo kiểu bột phát, khó quản lí Xây dựng được bộ máy quản lí bán trú theo một hệ thống logic, khoa học.
Biện pháp 2: Phân công giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ các em trong học
tập.
Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những thiếu hụt kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập
Từ 19h30 đến 21h30 học sinh học bài cũ, ôn tập, chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo có sự quản lí và hướng dẫn của giáo viên làm công tác trực bán trú
Học sinh được tập trung học tại phòng học, giáo viên trực chia ra thành từng nhóm: Nhóm học tốt; nhóm học chưa tốt; nhóm học kém Để từ đó có biện pháp dạy học sát với thực tế của các em
- Mục đích: Nâng cao chất lượng mặt giáo dục văn hóa cho các em ở bán
trú
Biện pháp 3: Làm tốt công tác y tế và bảo vệ sức khỏe cho học sinh bán
trú.
Khu bán trú được xem là một gia đình lớn Trong đó, thầy cô quản lý là cha
mẹ, học sinh là những đứa con yêu quý Thời tiết thay đổi, ốm đau xảy ra là một việc không thể tránh khỏi Vì vậy, phải làm tốt một số vấn đề khi các em bị ốm, đau xảy ra
- Xây dựng tủ thuốc bán trú, bổ sung thường xuyên và phong phú các chủng loại thuốc, dụng cụ sơ cứu đơn thuần
- Làm tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã để sơ cứu và khám chữa kịp thời khi có vấn đề về bệnh, dịch xảy ra với học sinh
- Phối hợp với trạm y tế kiểm tra sức khỏe định kì cho các em học sinh vừa đảm bảo quyền lợi, vừa ngăn chặn kịp thời dịch bệnh cho học sinh bán trú