PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT THUỘC MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ . Môi trường chính trị và luật pháp ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi quốc gia. Môi trường Marketing vĩ mô gồm
Trang 1TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TOÁN
BÀI TẬP MARKETING CĂN BẢN
NHÓM: 5
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT THUỘC
MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ
Giảng viên: Cô Đinh Thị Len
NHÓM 5Lớp 21.10LT2
Trang 31.1.2.Đặc điểm
Có thể chia môi trường Marketing thành 2 nhóm cơ bản là: Môi trường vi mô
và môi trường vĩ mô
Môi trường Marketing vĩ mô: gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến mọi nhân tố trong môi trường vi mô cũng như các quyết định marketing của doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Doanh nghiệp
Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường Văn
công nghệ
Môi trường
kinh tế
Môi trường tự nhiên
Môi trường nhân khẩu học
Trang 4 Môi trường Marketing vi mô: bao gồm các yếu tố có liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc môi trường Marketing vi mô
1.2.Tổng quan về môi trường chính trị - pháp luật
1.2.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản
Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi
trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia
Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chínhphủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng
kế hoạch kinh doanh thích hợp
Khách hàng
Trang 5tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư
Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế
Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này
sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế
Bên cạnh việc xem xét thể chế chính sách, vấn đề chủ nghĩa dân tộc cũng cần được quan tâm đúng mức Đây là một trong những nhân tố chính trị ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh Chủ nghĩa dân tộc
có thể được mô tả chính xác nhất như là sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc Chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế vẫn tồn tại ở tất cả các quốc gia với những mức độ khác nhau Đây là một trong các nhân tố làm giảm tính hấp dẫn của thị trường Quản điểm cộng đồng thường có xu hướng chống lại sựthâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, bảo tồn quyền tự chủ về kinh
tế của các quốc gia Để nâng cao tính dân tộc, người tiêu dùng có thể đẩy mạnh phong trào “chỉ mua hàng nội”, hạn chế nhập khẩu, áp dụng thuế quan và các rào cản thương mại… (như ở Việt Nam, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” )
Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời, tránh rủi ro chính trị Doanh nghiệp nước ngoài có thể bị kẹt giữa những tranh chấp chính trị trong một quốc gia và trở thành nạn nhân vô tình của các cuộc xung đột chính trị, tôn giáo Vì những lý do chính trị, một quốc gia có thể tảy chay một quốc gia khác và như thế cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt các họat động thương mại giữa hai quốc gia
Tăng cường hoạt động liên doanh Liên doanh về cơ bản giảm bớt nhạy cảm với các rủi ro chính trị Liên doanh có thể giúp giảm thái độ
Trang 6chống đối các doanh nghiệp nước ngoài của người dân quốc gia đó vàtăng thêm tiềm lực đàm phán với nước chủ nhà.
Mở rộng cơ sở đầu tư, gộp nhiều nhà đầu tư, ngân hàng trong việc tài trợ cho một khoản đầu tư ở nước chủ nhà Phương pháp này tạo thêm sức mạnh của các ngân hàng trước đe dọa sung công hoặc xâm phạm của Chính phủ Phương pháp này trở nên đặc biệt có hiệu quả khi chính phủ đó đang là con nợ của các ngân hàng Khi đó ngân hàng tài trợ có sức mạnh đáng kể trong đàm phán với Chính phủ
Kiểm soát họat động marketing và phân phối hàng hóa trên thị trườngthế giới có thể là một cách giảm thiểu rủi ro Khi quốc gia sung công một khoản đầu tư thì quốc gia đó cũng mất luôn con đường ra thị trường thế giớ
Luật pháp:
Luật pháp điều chỉnh các họat động kinh tế trong nội bộ một quốc gia và giữa các quốc gia.Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước
về kinh tế
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm
Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nếu một quốc gia có hệ thống luật pháp không ổn định và thiếu đồng bộ, sẽ gây ra tâm lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có tính chất tạm thời, không có dự án đầu tư dài hạn và quy mô lớn Bên cạnh đó, số lượng các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào các quốc gia này rất hạn chế
Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ
Trang 7trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ như Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ra đời cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp các dịch vụ chuyển phát thư đã tạo cơhội cho các doanh nghiệp xâm nhập vào lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Bưu chính nhưng lại tạo nguy cơ cho VNPT khi phải đối mặt với ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh
Ngày nay, khi thế giới trong tiến trình thống nhất, môi trường luật pháp ở mỗi quốc gia đều có sự hoà đồng với các quy định chung của quốc tế Cho nên, đối với doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần nghiên cứu theo 3 phương diện:
(1) Môi trường chính trị luật pháp của nước chủ nhà (nước xuất khẩu): môi trường này có ảnh hưởng đối với marketing quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các cơ hội xuất khẩu, áp dụng các biện phápbảo vệ xuất khẩu (chống vi phạm bản quyền tại nước nhập khẩu), hình thành các khu vực sản xuất cho xuất khẩu (khu chế xuất) Các yếu tố cơ bản của môi trường luật pháp, vai trò của Chính phủ chủ nhà thể hiện ở:cấm vận và trừng phạt kinh tế; kiểm soát xuất khẩu (kích thích, hỗ trợ, quản lý và hạn chế xuất khẩu); kiểm soát nhập khẩu (thuế, giấy phép); điều tiết hành vi kinh doanh quốc tế…
(2) Môi trường chính trị- luật pháp của nước sở tại: ảnh hưởng của chính quyền sở tại đối với các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi đáng
kể từ nước này sang nước khác Người làm marketing quốc tế cần cân nhắc những vấn đề sau:
+ Thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài: ví dụ ấn Độ, Việt Nam khống chế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, quy định hạn ngạch nhập khẩu, hay xuất khẩu
Trang 8+ Sự ổn định chính trị, hệ thống chính trị dễ thay đổi thì chính sách đối với tư bản và hàng hoá nước ngoài cũng thay đổi Khi nghiên cứu
marketing quốc tế, các nhà kinh doanh cần xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với đặc điểm của môi trường
+ Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan, thu thập thông tin, tiếp xúc thương mại, nạn hối lộ… trong những tình huống như vậy, marketing cần áp dụng những dạng khác nhau, phức tạp và hoà nhập hơn, đó là
“supermarketing”
+ Các chính sách bảo hộ: thực tế kinh doanh quốc tế ngày nay phải đối mặt với một thế giới của thuế quan, hạn ngạch và những rào cản phi thuế được thiết kế nhằm bảo vệ thị trường một nước khỏi sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài Dù Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch đã có hiệu lực trong việc giảm bớt các rào cản về thuế, song các nước vẫn sử dụng các biện pháp bảo hộ Các quốc gia sử dụng các rào cản luật pháp, rào cản hối đoái, rào cản tâm lý nhằm hạn chế hàng hóa vào quốc gia mình Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng hợp tác với nhau để thiết lập các rào cản thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu
Hệ thống phân phối phức tạp ở Nhật Bản là một ví dụ điển hình về rào cản bảo hộ của cấu trúc thị trường đối với thương mại
+ Các tiêu chuẩn: rào cản phi thuế quan loại này bao gồm những tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn, chất lượng sản phẩm Các tiêu chuẩn này nhiều khi được sử dụng quá mức chặt chẽ và quá phân biệt nhằm hạn chế thương mại
Ngày nay, với xu hướng khu vực hoá nền kinh tế, bên cạnh các quy địnhcủa từng quốc gia, các quy định của khu vực cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Ví như quy định của EUđối với bao bì và dư lượng chất kháng sinh có trong sản phẩm thuỷ hải sản, nông sản nhập khẩu khu vực thị trường này
(3) Nghiên cứu môi trường luật pháp quốc tế như Incoterms 2000, UCP
500, … các yếu tố môi trường này điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia khác nhau theo một quy định chung Đây là nội dung nghiên cứu tất yếu đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế Đặc biệt trong điều kiện xu thế phát triển toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay Việc buôn bán giữa các quốc gia thực hiện trên
cơ sở các nguyên tắc, quy tắc quốc tế chung
Trang 9Khi tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, việc xác định nguồn luật sử dụng cũng là một vấn đề marketing quốc tế quan tâm Rất nhiều người cho rằng một tranh chấp xảy ra giữa công dân của các quốc gia sẽ được luật pháp của siêu quốc gia giải quyết Nhưng đáng tiếc là không hề tồn tại một hệ thống luật pháp siêu quốc gia để giải quyết xung đột phát sinh giữa công dân các nước khác nhau Tòa án quốc tế tồn tại (Tòa án tại Hague và Tòa tư pháp quốc tế) chỉ giải quyết các tranh chấp giữa cácquốc gia có chủ quyền trên thế giới chứ không giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức tư nhân.
Tranh chấp có thể phát sinh giữa các Chính phủ; giữa một doanh nghiệpvới Chính phủ và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Tranh chấp giữacác Chính phủ có thể được giải quyết tại Tòa án quốc tế, trong khi tranh chấp giữa Chính phủ với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau được xét xử tại tòa án quốc gia của một trong hai bên hoặc giải quyết thông qua trọng tài Do không có “luật Thương mại quốc tế” nên tranh chấp giữa các doanh nhân phải sử dụng đến luật pháp quốc gia liên quan
Chính phủ:
Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình
Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác
Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắmbắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo
ra 1 môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp
Trang 101.2.2.Tác động
Có ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ cũng như hoạt động của thị
trường Sự ảnh hưởng diễn ra theo 2 chiều hướng: hoặc là khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là kìm hãm và hạn chế sự phát triển của thị trường
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị bao gồm: hệ thống luật pháp, thể chế; các chính sách và chế độ trong từng thời kì; các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; tình hình chính trị và an ninh
2 Môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng đến công ty Samsung Electronics tại Việt Nam
2.1 Tổng quan về công ty Samsung Electronics
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Khởi đầu từ Bắc Ninh: Samsung Electronics Vietnam (SEV)
Tháng 3/2008, Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh với quy mô sử dụng đất là 100 héc-ta và tổng vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu USD Ban đầu, nhà máy này có công suất 1,5 triệu chiếc điện thoại di
động/tháng với khoảng 2.300 công nhân viên làm việc liên tục
Hơn 1 năm sau, đến tháng 10/2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng công nghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện đại nhất đã được Samsung khánh thành và đưa vào hoạt động tại Yên Phong, Bắc Ninh
Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã 3 lần tăng quy mô vốn đầu tư cho dự án tại Bắc Ninh Công ty đã đượcchấp thuận tăng vốn thêm 1 tỷ USD, lên mức 2,5 tỷ USD
Nhờ đóng góp của Samsung, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam luôn dẫn đầu cả nước trong thời gian qua Theo số liệu thống kê, năm 2012, doanh nghiệp này đã xuất khẩu khoảng 12,6 tỷ USD, chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Năm 2013,
Trang 11Samsung đạt kim ngạch xuất khẩu trên 23 tỷ USD, đóng góp hơn 18% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại VN từ đầu năm đến tháng 8/2014
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Không phủ nhận rằng Samsung chính là doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lớn nhất, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Từ đầu năm 2014 đến nay, kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước luôn đạt trên 1,5 tỉ USD/tháng
Nhà máy thứ hai tại miền Bắc Việt Nam: Samsung Electronics Vietnam
NThainguyen (SEVT)
hận ra nhiều tiềm năng phát triển lớn tại thị trường Việt Nam như Chính phủ cónhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài, nguồn lao động dồi dào với chi phí rẻ, Samsung tiếp tục rót vốn đầu tư vào nhà máy thứ hai tại Việt Nam: nhà máy Samsung Thái Nguyên
Được thông qua vào tháng 3/2013 và đến tháng 3/2014, nhà máy Samsung TháiNguyên chính thức đi vào hoạt động Dự án này gồm Nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỉ USD)
Trang 12và Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm côngnghệ cao (quy mô 2 tỉ USD)
Chỉ sau khoảng 7 tháng, sự xuất hiện và đi vào hoạt động ổn định của nhà máy Samsung Electronic đã mang lại cho Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ
Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) đã sản xuất trên 6 triệu chiếc điện thoại, doanh thu đạt 2,6 tỷ USD, dự kiến đến hết năm 2014 đạt doanh thu 8
tỷ USD và tiếp tục tăng lên 12 tỷ USD trong năm 2015 Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, sau 9 tháng năm 2014, Thái Nguyên dẫn đầu cả nước với quy mô sản xuất công nghiệp tăng 135,2% và tỷ lệ sử dụng lao động tăng 79,7% so với cùng kỳ năm trước
Đến nhà máy thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh: Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC)
Trước cuộc đại chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á,
Samsung tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn Sau 2 nhà máy lớn tại miền Bắc Việt Nam, Samsung tiếp tục tấn công vào phía Nam với dự án trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh
Ngày 1/10/2014, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Tập đoàn Samsung và chứng kiến
lễ trao giấy chứng nhận đầu tư thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn điện tử Samsung CE COMPLEX tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Theo nội dung giấy chứng nhận đầu tư, một nhà máy lắp ráp, gia công, kinh doanh các sản phẩm điện tử công nghệ cao mang nhãn hiệu Samsung sẽ được đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt động đầunăm 2016
Như vậy, ban đầu chỉ là lắp ráp, qua 5 năm, từng bước Samsung đã đầu tư cho các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện điện thoại di động và thực sự sản xuất ở Việt Nam Việt Nam từ “cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” của Samsung, đã trở thành “cứ điểm sản xuất mới”, sau đó là“cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của tập đoàn này