Phân tích hệ thống phân phối của CT Cổ phần bánh kẹo Hải Châu CTCP Bánh kẹo Hải Châu trước đây là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu là một Công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty Mía đường I - B
Trang 1Phân tích hệ thống phân phối của CT Cổ phần bánh kẹo Hải Châu CTCP Bánh kẹo Hải Châu (trước đây là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu) là một Công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty Mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sản phẩm của Công ty được Công ty chia làm 6 nhóm chính: Bánh quy, bánh kem xốp, bánh mềm, lương khô, kẹo các loại, bột canh Chúng
có một số đặc điểm sau:
- Sản phẩm bánh kẹo thuộc vào nhóm đồ ăn nhẹ, có giá trị đơn vị của sản phẩm nói chung là nhỏ, và là sản phẩm được phân phối rộng khắp
cả nước Chính đặc tính cầu về sản phẩm này quyết định đến tốc độ và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Bánh kẹo là sản phẩm được chế biến từ nhiều nguyên vật liệu dễ bị
vị sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có thời gian bảo quản ngắn yêu cầu vệ sinh nghiệp cao Đặc điểm này ảnh hưởng đến các quyết định về phương thức bảo quản, vận chuyển, cách thức tổ chức hệ thống kênh phân phối
- Việc tiêu thụ bánh kẹo mang tính chất thời vụ Mặt khác, sản phẩm này có chu kỳ sống ngắn và chủng loại có thể thay thế nhau, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển sản phẩm mới
- Bánh quy của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau: Bánh quy Hải Châu, Hương thảo, Hướng dương, bánh quy sữa, bánh quy hoa quả, bánh quy Marie…
Trang 2- Bánh kem xốp là loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa chuộng Sản phẩm bánh kem xốp của Công ty gồm 6 loại: Lương khô ca cao, lương khô đậu xanh, lương khô dinh dưỡng, lương khô tổng hợp, lương khô 702 và lương khô 307
- Kẹo gồm có kẹo cứng, kẹo mềm với nhiều hương vị đặc sắc (cam, táo, dâu, nho, ổi…) và kẹo Sôcôla có nhân phục vụ người có thu nhập cao
- Công ty sản xuất 2 loại bột canh là bột canh thường và bột canh iốt
có các hương vị khác nhau như tôm, gà…
Đối với CTCP Bánh kẹo Hải Châu mục tiêu phân phối của công ty là bao phủ rộng khắp thị trường cả nước nhằm vào đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội đồng thời bên cạnh đó phát triển một số sản phẩm cao cấp dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập khá và cao Chính vì vậy hệ thống phân phối của công
ty đòi hỏi phải được xây dựng rộng khắp không chỉ ở các thành phố lớn
mà ở mọi địa bàn các tỉnh thành, từ các thành phố đến các vùng miền nông thôn ở cả ba miền Để đưa sản phẩm tiêu thụ trên mọi miền đất nước, CTCP Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Trong đó thị trường miền Bắc vẫn là thị trường trọng điểm của Công ty với khối lượng tiêu thụ chiếm khoảng 70% tổng khối lượng tiêu thụ cả năm của Công ty, sự tham gia của thị trường miền
Trang 3Trung và miền Nam vẫn tồn tại ở mức còn hạn chế Cụ thể, hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu như sau:
Hệ thống kênh phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu bao gồm 4 kênh như sơ đồ trên:
- Kênh 1: Theo dòng kênh này sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp từ các của hàng giới thiệu sản phẩm của công ty Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm bao gồm: Trung tâm kinh doanh và dịch vụ thương mại (KDSP&DVTM), cửa hàng giới thiệu sản phâm ngay tại công ty và các chi nhánh đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Kênh tiêu thụ này không những giúp công ty tiết kiệm được chi phí trung gian mà còn giúp công ty có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Trong kênh này công ty có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng
CTCP
Bánh
kẹo
Hải
Châu Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ
Môi Giới
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Người tiêu dùng cuối cùng Bán lẻ
(1)
(2)
(3)
(4)
Trang 4- Kênh 2: So với kênh 1, kênh phân phối này có thêm 1 trung gian thương mại là các cửa hàng bán lẻ Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy hàng của công ty thông qua trung tâm KDSP&DVTM ở 15 Mạc Thị Bưởi Sản lượng tiêu thụ qua kênh này
ít vì chỉ có những khách hàng buôn bán nhỏ ở khu vực gần công ty xung quanh địa bàn Hà Nội đến lấy hàng
- Kênh 3: Đây là kênh có chiều dài nhất trong hệ thống kênh phân phối của công ty Đây là kênh tiêu thụ chính của công ty Khối lượng sản phẩm lưu chuyển qua kênh này chiếm khoảng 70% - 75% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty Các ĐL được phân bố rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc Với số lượng
93 ĐL bán buôn cấp I trên 64 tỉnh thành phố trên cả nước, từ các ĐL này sản phẩm của công ty tiếp tục thông qua các ĐL bán lẻ để tới tay người tiêu dùng cuối cùng, công ty đã tổ chức được 1 kênh phân phối tương đối hoàn chỉnh để có thể đưa sản phẩm của mình tới hầu hết mọi miền của cả nước Việc vận chuyển sản phẩm tới các ĐL cấp I được thực hiện thông qua đội ngũ xe tải của công ty chuyên chở miễn phí hoặc do các ĐL tự thuê xe được công ty hỗ trợ phí vận chuyển
- Kênh 4: Đây là kênh phân phối nhằm đưa sản phẩm công ty xuất khẩu ra nước ngoài Trung gian thương mại mà công ty lựa chọn trong kênh này là các công ty môi giới xuất khẩu trong và ngoài nước như công
ty TNHH thương mại Thái Hoà, Công ty xuất nhập khẩu Siphắt Thasa, và
Trang 5các công ty thương mại của Đức, Nga, Campuchia…Tuy vậy lượng sản phẩm qua kênh phân phối này còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6% sản lượng tiêu thụ của công ty với doanh số 1,4 tỉ đồng
Các hình thức hỗ trợ vận chuyển của công ty bao gồm 3 dạng:
+ Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng
+ Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với đơn giá vận chuyển (bảng 2.5)
+ Công ty thuê xe ngoài vận chuyển cho khách hàng theo mức giá thị trường
Như vậy kênh phân phối của công ty tổ chức khá là phù hợp với đặc điểm với 1 công ty bánh kẹo như Hải Châu Quá trình phân phối diễn ra nhanh chóng, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí lưu thông sản phẩm
Nhận xét: Hệ thống phân phối của CTCP Bánh kẹo Hải Châu đã
được tổ chức khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm của công ty Nhờ hệ thống kênh phân phối đã thiết lập, Công ty đã đạt được những thành tựu không nhỏ trong hoạt động tiêu thụ, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững lâu dài của công ty trong môi trường cạnh tranh của thị trường trong nước vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn khi đất nước đang trong xu thế hội nhập quốc
tế Kênh phân phối của công ty ngày càng hoàn thiện cả về tổ chức và quản lý Hệ thống kênh phân phối rộng khắp tuy chỉ mới có ở 64 tỉnh thành trên cả nước nhưng cũng đã đảm bảo cho công ty có thị phần ổn định
Trang 6và vững chắc trên thị trường Hệ thống kênh phân phối đã góp phần củng
cố và mở rộng thị trường trên cơ sở duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, các bên cùng có lợi với các ĐL
Các chính sách về tổ chức của Công ty tương đối chặt chẽ các điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các ĐL trên cơ sở hợp tác 2 bên cùng có lợi Các điều kiện đưa ra đảm bảo cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tránh được các xung đột giữa các ĐL Tạo được mạng lưới rộng phân phối rộng khắp và có chiều sâu
Các chính sách quản lý phân phối tương đối phù hợp với tiềm lực, khả năng của Công ty trong thời điểm hiện tại
Chính sách chiết khấu đã khuyến khích các ĐL tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, khuyến khích ĐL thanh toán ngay tạo điều kiện cho việc quay vòng vốn của Công ty, giảm tình trạng công nợ quá cao
Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm – dịch vụ Vì vậy hoạt động marketing ngày càng thay đổi nhanh chóng và đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng nếu không muốn bị đào thải Tuy nhiệm vụ của marketing vẫn là bổ sung giá trị và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng marketing không còn là một bộ phận chức năng thực hiện những công việc được vạch sẵn Đối tượng của marketing cũng không chỉ là sản phẩm, giá cả, phân phối,
Trang 7khuyến mãi như trước đây, mà đã được mở rộng hơn và bao gồm cả trải nghiệm và hành trình tiêu dùng của khách hàng
Cả hai lĩnh vực này đòi hỏi những người làm marketing phải tập trung vào các vấn đề như quy trình, con người, đồng thời cần thấu hiểu khách hàng một cách sâu sắc Những yếu tố mới này mang lại nhiều cơ hội tuyệt vời để công ty tạo nên sự khác biệt, nhưng chúng cũng là mối đe dọa mới với những doanh nghiệp yếu kém
Việc áp dụng chiến lược Marketing phá cách sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Ngày nay ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược này để tạo lợi thế cho riêng mình
Có thể kể đến dịch vụ đang trở thành trào lưu ở sài gòn là dịch vụ cà phê
phim 3D.
Chỉ với 20.000 đồng, bạn có thể thưởng thức một bộ phim với hiệu ứng như ở rạp trên màn hình 150-300 inch
Chỉ cần màn chiếu "rởm" 150 inch chưa tráng bạc giá 10 triệu, và dùng sơn bạc sơn bằng robot, đã có giá hơn 1.000 USD nhưng cho chất lượng tương đương loại nhập xịn 10.000 USD Máy chiếu loại Optoma 67 thì có giá khoảng 18-19 triệu, kèm theo 20 kính 3D phân cực 130 USD mỗi cái
"Rạp" chiếu phim 3 chiều đã hình thành tại quán cà phê này như thế Bình thường phải chi phí khoảng 100.000 đồng, có khi hơn, để vào xem phim 3D ở rạp Trong khi đó, ở đây, phụ thu 3D chỉ 20.000 đồng mỗi
Trang 8người, thậm chí không cần kêu nước (giá nước chừng 20.000 đồng một người) khách chỉ cần trả tiền phụ thu để xem phim
Café phim 3D là sự kết hợp sáng tạo giữa quán café và xem phim bằng công nghệ 3D Thông thường, khi đi uống café, khách hàng chỉ
dừng lại ở việc cần một cốc café ngon, một không gian phù hợp để thư giãn Nhưng sự kết hợp sáng tạo giữa việc cung cấp một tách café ngon
và những bộ phim hay bằng công nghệ 3D đã tạo ra một dịch vụ mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của một số lượng không nhỏ các khách hàng vừa thích uống cà phê, vừa thích xem phim 3D Điều này đã tạo nên sự khác biệt mà không phải quán cà phê đơn thuần nào cũng có được, cuốn hút cả người lớn lẫn trẻ nhỏ
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Slide, giáo trình Quản trị Marketing – ĐH Griggs
2 Cuốn sách “ Tiếp Thị Phá Cách” – Philip Kotler – Dịch giả Vũ Tiến Phúc – NXB Trẻ.
3 Trang web: http://www.haichau.com.vn/