Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên ..... Hoàn thiện nội dung thẩm định nă
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐỨC QUANG
TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐỨC QUANG
TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH ĐỨC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhânthực sự; được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tình hình thực tiễn vàdưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thanh Đức
Các số liệu và những kết quả tính toán trong luận văn là trung thực,được đưa ra xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm
Một lần nữa tôi xin được khẳng định về sự trung thực của lời camđoan trên
Học viên
Nguyễn Đức Quang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ là một công trình nghiên cứu đòi hỏi sự nỗ lực củabản thân tôi và sự giúp đỡ của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên,cùng các thầy cô giáo
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS NguyễnThanh Đức đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Chi nhánhNHPT Thái Nguyên, cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ tạo điều kiện về tài liệucủa Ngân hàng
Cảm ơn Quý thầy cô phòng Đào tạo Trường đại học kinh tế và quản trịkinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã truyền dạy những kiến thức trong quátrình học tập và truyền đạt những kinh nghiệm giúp cho tôi có thể hoàn thànhluận văn của mình một cách tốt nhất
Học viên
Nguyễn Đức Quang
Trang 5iii iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu 4
5 Nội dung luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khái quát chung về tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam 5
1.1.2 Vai trò của tín dụng đầu tư của Nhà nước qua VDB 6
1.1.3 Các nội dung chính của tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB 7
1.1.4 Khái niệm về thẩm định tín dụng và thẩm định năng lực tài chính khách hàng 10
1.1.5 Vai trò của thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay 11
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 12
1.1.7 Nguyên tắc của công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 17
Trang 61.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Thực tiễn tình hình hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua 18
1.2.2 Thực tiễn tình hình của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên
19 1.3 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 19
1.3.1 Quy trình thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 19
1.3.2 Nội dung thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 20
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 39
2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40
2.2.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 40
2.2.4 Phương pháp so sánh 40
2.2.5 Phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích các chỉ số 41
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 41
2.3.1 Chỉ tiêu định tính 41
2.3.2 Chỉ tiêu định lượng 42
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 46
3.1 Khát quát quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 46
3.1.1 Sự ra đời và phát triển Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 46
3.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh 47
Trang 73.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 47
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 47
3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 48
3.2.3 Cơ sở hạ tầng 48
3.3 Thực trạng công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 49
3.3.1 Thực trạng công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 49
3.3.2 Chất lượng thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên 51
3.4 Thực trạng công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 57
3.4.1 Những mặt đạt được 57
3.4.2 Những mặt còn hạn chế 59
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN 73
4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên trong thời gian tới 73
4.1.1 Quan điểm 73
4.1.2 Định hướng 74
4.1.3 Mục tiêu 74
4.2 Các giải pháp tăng cường thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 75
4.2.1 Tập hợp nguồn thông tin phân tích 75
4.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên 77
Trang 8vi 4.2.3 Hoàn thiện phương pháp thẩm định năng lực tài chính khách hàng
để phục vụ hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 77
4.2.4 Hoàn thiện nội dung thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam 79
4.2.5 Nâng cao trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định tín dụng 81
4.2.6 Các giải pháp khác 83
4.3 Những kiến nghị để thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên 84
4.3.1 Hoàn thiện nội dung thẩm định Đối với chính phủ 84
4.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan 85
4.3.3 Về phía Ngân hàng phát triển Việt Nam 86
4.3.4 Đối với Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên 89
4.3.5 Đa dạng hóa các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 90
4.3.6 Giải pháp khác 92
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 9Chi nhánh CN NHPT Thái Nguyên
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóaĐTPT Đầu tư phát triển
TDĐT Tín dụng đầu tư
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư 7
Bảng 1.2: Hướng dẫn thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng 21
Bảng 1.3: Bảng câu hỏi các thông tin bổ sung 25
Bảng 1.4: Câu hỏi kiểm tra báo cáo tài chính 26
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp 38
Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu định lượng tính toán 42
Bảng 3.1: Tình hình thực hiện công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng 53
Bảng 3.2: Bảng cân đối tài khoản Công ty TNHH XNK thương mại Hưng Thịnh 59
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu tài chính công ty cổ phần Việt Bắc 62
Bảng 3.4: Bảng chấm điểm khách hàng theo các tiêu chí 65
Bảng 4.1: Bảng sắp xếp các chỉ tiêu tài chính khách hàng 80
Biểu đồ 1.1: Nợ xấu ngân hàng từ năm 2010 - năm 2016 18
Sơ đồ 3.1: Quy trình thẩm định tài chính dự án 51
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là một trong những chứcnăng, nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung và củaChi nhánh NHPT Thái Nguyên nói riêng Tình trạng tốt xấu của hoạt độngcho vay vốn tín dụng đầu tư quyết định tính chất ổn định tài chính hay khôngcủa toàn hệ thống Đặt trong bối cảnh hội nhập vào khu vực và kinh tế toàncầu thì yêu cầu về một sự ổn định bền vừng tài chính lại càng quan trọngnhưng cũng cực kỳ khó khăn nan giải
Dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển hầu hết là các dự án cótổng mức đầu tư lớn, sử dụng vốn nhiều mà đặc biệt đây là vốn tín dụng đầu
tư của Nhà nước do vậy cần làm tốt, nghiêm túc và thận trọng công tác thẩmđịnh tín dụng
Thẩm định tín dụng, bản thân nó là một quá trình bao gồm nhiều bướcthẩm định khác nhau trong đó thẩm định năng lực tài chính của khách hàng làbước trước tiên nhất và không thể thiếu khi xem xét bất kỳ một hồ sơ tín dụngnào Có thể coi đây là bước cơ sở đặt nền móng cho sự an toàn của khoản cấptín dụng Năng lực tài chính là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh cũngnhư khả năng ổn định bền vững trước tác động của các cú sốc tài chính tớihoạt động của khách hàng Việc cấp tín dụng cho một khách hàng có năng lựctài chính vững mạnh không những giúp ngân hàng đạt lợi nhuận cao, ổn định
mà còn giúp đảm bảo tính an toàn của khoản vay Ngược lại, việc cấp tíndụng cho một khách hàng có năng lực tài chính yếu kém không những khiếnngân hàng mất trắng lợi ích từ khoản vay mà còn có thể gây ra hậu quá vốnđầu tư không hiệu quả, mất vốn của Nhà nước
Trên thực tế trong hệ thống NHPT đã có nhiều trường hợp làm thấtthoát vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Khách hàng không cókhả năng để thực hiện hoàn thiện dự án (trong giai đoạn thực hiện) hoặc do
Trang 122khách hàng không có khả năng trả nợ (trong giai đoạn vận hành khai thác) mànguyên nhân trực tiếp là do khả năng tài chính của khách hàng không đáp ứngđược theo yêu cầu Điều này đã không được thẩm định kỹ lưỡng và dự báochính xác (trong quá trình chuẩn bị đầu tư).
Để tránh những sai lầm trong hoạt động cho vay và quản lý vốn tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước đồng thời để đạt đ ược mục tiêu an toàn,hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tưcủa Nhà nước, Chi nhánh ngân hàng phát triển Thái Nguyên đã cố gắng làmtốt công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định năng lực tài chính củakhách hàng nói riêng Mặc dù công tác thẩm định năng lực tài chính củakhách hàng vay vốn tại Chi nhánh trong những năm gần đây đã có nhiều cảitiến, tuy vậy vẫn còn rất nhiều hạn chế, ví dụ như: công tác thẩm định nănglực tài chính nhiều trường hợp chưa chặt chẽ, chưa nghiêm minh, còn tồn tạihiện tượng tham nhũng hối lộ, tồn tại vấn đề về mặt đạo đức, năng lựcchuyên môn của cán bộ thẩm định
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh ngân hàng phát triển Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Tăng cường thẩm định năng lực tài chính của
khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng tíndụng, đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn tín dụng Nhà nước của các tổ chức vay vốntrên địa bàn; đồng thời, bảo đảm khả năng thu hồi vốn vay tín dụng đầu tư Nhànước tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên Qua đó, góp phần sử dụng có hiệuquả nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội cũngnhư nâng cao vị thế của Chi nhánh NHPT Thái Nguyên
Trang 14rủi ro;
- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tácnghiệp nhằm tìm kiếm các khách hàng có năng lực tài chính đảm bảo và ít rủi ro
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và
xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với khách hàng vay vốn
- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước côngviệc trong quá trình thẩm định năng lực tài chính khách hàng
- Đảm bảo phản ảnh minh bạch, chính xác chất lượng khách hàng
- Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định năng lựctài chính của khách hàng Trong giai đoạn 2017- 2020, tỷ lệ nợ xấu giảm, ởmức dưới 5%, từ năm 2021 trở đi ở mức dưới 3%
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thẩm định nănglực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên trong thờigian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác thẩm định năng lực tàichính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu thẩm định năng lực tài chínhđối với các khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước trên địa bàn tỉnhThái Nguyên do Chi nhánh NHPT Thái Nguyên cho vay
- Về mặt thời gian: Giai đoạn từ 2010-2016
Trang 154 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu
4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vayvốn tín dụng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên, từ đó có thể phát hiện một sốvấn đề chung, có tính chất qui luật trong công tác thẩm định năng lực tàichính của khách hàng vay vốn tín dụng Những vấn đề chung có tính qui luậtnày có thể bổ sung vào cơ sở lý luận về trong công tác thẩm định năng lực tàichính khách hàng vay vốn tín dụng
4.2 Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác thẩm định năng lực tài chínhcủa khách hàng vay vốn tại ngân hàng
- Tìm ra những mặt tồn tại hạn chế trong công tác thẩm định năng lựctài chính của khách hàng vay vốn đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT TháiNguyên, cũng như những nguyên nhân của của những vướng mắc đó
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thẩm định nănglực tài chính của khách hàng vay vốn đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPTThái Nguyên trong thời gian tới
5 Nội dung luận văn
Luận văn gồm có 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm định năng lực tài chính
của khách hàng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác thẩm định năng lực tài chính khách
hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên
Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường thẩm định năng lực tài
chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên
Trang 16Như vậy, tín dụng đầu tư của Nhà nước, về bản chất là quan hệ vay trả giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, gắn liền với quá trình tạolập và sử dụng các quỹ tín dụng nhằm thực hiện các dự án ĐTPT Hoạt độngtín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm hai mặt là Nhà nước vay vốn của cácchủ thể khác trong xã hội để thực hiện các dự án đầu tư phát triển thuộcnhiệm vụ của Nhà nước nhưng chưa có đủ vốn và Nhà nước cho các chủ thểtrong xã hội vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển không thuộcnhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước.
-Tín dụng đầu tư của Nhà nước được một số nước trên thế giới sử dụng
ở thời kỳ khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh hoặc trong thời kỳ côngnghiệp hóa đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển khi mà nhu cầu đầu
tư của toàn xã hội là rất lớn nhưng khu vực kinh tế tư nhân còn non yếu, chưađáp ứng được nhu cầu đó
Trang 17Như vậy, có thể thấy rằng tín dụng đầu tư của Nhà nước ra đời bắtnguồn trước hết từ yêu cầu về giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu ĐTPT ngàycàng lớn của nền kinh tế quốc dân với sự giới hạn của nguồn lực tài chínhcông, nhất là của NSNN.
Ở Việt Nam TDĐT của Nhà nước đã được tập trung cho những chươngtrình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực trọng điểm của đất nước như: nhà máythủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, các nhà máy đóng tàu biển, xi măng, thép, hoáchất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục
1.1.2 Vai trò của tín dụng đầu tư của Nhà nước qua VDB
Qua VDB nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đã phát huy vai tròcủa mình trong thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước phục vụmục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, đó là:
- Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghiệp, chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đảm bảo sự phát triển nhanh vàbền vững của nền kinh tế
- Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; góp phần đảm bảo an sinh
xã hội
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướngChính phủ giao trong từng thời kỳ như: Hoàn thành dự án đường ôtô caotốc Hà Nội - Hải Phòng; Hỗ trợ các huyện nghèo Lào Cai theo Nghị quyết30a của Chính phủ
- Không chỉ tập trung vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hộitrong nước, nguồn vốn TDĐT của Nhà nước qua VDB cũng đã dành để hỗ trợcho các dự án nước ngoài như Dự án thủy điện Xekaman1, thủy điệnXeKaman3; dự án khai thác chế biến muối mỏ tại Lào… Các dự án đầu tư,bên cạnh hiệu quả kinh tế còn khẳng định sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợitrong phát triển Kinh tế - Xã hội giữa Việt Nam và các nước láng giềng
Trang 181.1.3 Các nội dung chính của tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB
* Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự
án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhànước ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 củaChính phủ Cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011
của Chính phủ)
GIỚI HẠN QUY MÔ
I KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không
phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ
sản xuất và sinh hoạt
Nhóm A,B
2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải
tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công
nghiệp làng nghề
Nhóm A,B
3
Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho
công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án
nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,
B và C
4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và
thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục
hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,B
5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ,
khu chế xuất, khu công nghệ cao
Nhóm A,B
Trang 19II NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa
bàn đầu tư)
1 Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công
nghiệp
Nhóm A,B
2 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giốngcây lâm nghiệp. Nhóm A,B
3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công
nghiệp
Nhóm A,B
III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1
Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn
2
Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện,
vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản
xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP
Nhóm A, B3
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các
nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các
tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo
Nhóm A, B4
Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ
hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn
Nhóm A,
B và C
5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,
B và C
6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,
B và C
IV
Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng
bào dân tộc khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc
chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương
Các dự án cho vay theo hiệp định chính phủ; các dự án
đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng
chính phủ; các dự án cho vay theo chương trình mục
tiêu sử dụng vốn nước ngoài.
Nhóm A, B
Trang 20* Điều kiện cho vay
- Thuộc đối tượng cho vay theo quy định
- Thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, có hiệu quả,bảo đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương
án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay
- Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phảibảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể củaphần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
- Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghịđịnh số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ và quy định củapháp luật
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểmhoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộcđối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn
- Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chínhtheo quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toánbởi cơ quan kiểm toán độc lập
* Mức vốn cho vay
Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức vốncho vay đối với từng dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảmbảo giới hạn tín dụng quy định dưới đây:
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốnđầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mứcvốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều
lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Trường hợp đặc biệt, dự án, chủ đầu tư nhất thiết phải vay với mứccao hơn mức tối đa theo quy định nêu trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nambáo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
Trang 21* Thời gian cho vay
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án
và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanhcủa dự án nhưng không quá 12 năm
* Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồnvốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam tính toán mức lãi suấtbình quân các nguồn vốn và chi phí hoạt động báo cáo Chủ tịch Hội đồngquản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam trình Bộ Tài chính công bố lãi suấtcho vay tín dụng đầu tư Trường hợp lãi suất huy động bình quân có biếnđộng lớn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo
Bộ Tài chính điều chỉnh lãi suất cho phù hợp
- Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng Mức lãi suất chovay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được côngbố
- Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suấtcho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân
1.1.4 Khái niệm về thẩm định tín dụng và thẩm định năng lực tài chính khách hàng
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằmkiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án màkhách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.Khi lập phương án kinh doanh, do khách hàng thường mong muốn vay đượcvốn đã thổi phồng, ước lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh Do vậy thẩmđịnh tín dụng cần xem xét đúng thực chất về kết quả hoạt động của doanhnghiệp
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là phân tích hiện trạng tàichính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng Thẩm địnhnăng lực tài chính gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt độngkinh doanh, phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phântích các dự báo tài chính
Trang 221.1.5 Vai trò của thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động chovay tại Ngân hàng là một hoạt động nằm trong quy trình tín dụng của Ngânhàng Để đi đến một quyết định cho vay hay không Ngân hàng cần phải trảiqua việc thẩm định khách hàng trong đó có việc thẩm định năng lực tài chínhcủa khách hàng vay vốn Như vậy hoạt động thẩm định năng lực tài chính củakhách hàng đi vay có vai trò rất quan trọng đối với các Ngân hàng Thẩm địnhnăng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay tại các Ngânhàng không chỉ là một hoạt động không thể thiếu trong quy trình tín dụng củaNgân hàng mà nó còn được coi như là cơ sở hình thành một khoản cho vaytốt Sự cần thiết của thẩm định năng lực tài chính của khách hàng được đặt ratrong hoạt động cho vay của các Ngân hàng xuất phát từ đặc trưng cơ bản củahoạt động tín dụng Ngân hàng Để đạt được sự chắc chắn trong quy trình chovay, các Ngân hàng đều xây dựng một quy trình cho vay chặt chẽ mà thẩmđịnh năng lực tài chính của khách hàng là một khâu tiên quyết, không thểthiếu trong quy trình
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trong hoạt động cho vaybao gồm việc thu thập thông tin liên quan đến khoản vay, việc chuẩn bị vàphân tích thông tin thu thập được, việc sưu tầm và lưu lại thông tin để sử dụngtrong tương lai
Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng được đặt ra không phảichỉ từ yêu cầu của bản thân Ngân hàng mà thông qua phân tích tài chính củadoanh nghiệp đi vay Ngân hàng có thể xác định được nhu cầu vay hợp lý củakhách hàng, khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng và thu nhập của Ngân hàng
từ khoản cho vay Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cũng còn dođòi hỏi của nền kinh tế vì thông qua hoạt động thẩm định năng lực tài chínhcủa khách hàng thì nguồn lực xã hội được phân bổ hợp lý hơn, tránh được
Trang 23hiện tượng đầu tư quá nhiều vào một ngành, tạo được sự cân đối trong nềnkinh tế Thẩm định năng lực tài chính còn có tác dụng đối với doanh nghiệpvay vốn, thông qua hoạt động thẩm định năng lực tài chính Ngân hàng có thể
tư vấn cho doanh nghiệp những điều chỉnh hợp lý trong dự án đầu tư hoặc chỉ
ra hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp Có thể nêu một số vai trò cơ bản củacông tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng để phục vụ hoạt độngcho vay tại các Ngân hàng như sau:
Thứ nhất, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng giúp hạn chế rủi
ro trong hoạt động tín dụng Chất lượng của khoản vay phụ thuộc rất nhiềuvào kết quả của thẩm định năng lực tài chính khách hàng đi vay Thẩm địnhnăng lực tài chính của doanh nghiệp đi vay đúng, đầy đủ sẽ giúp xác địnhđược doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thực sự không, xác định được khảnăng thực hiện phương án vay và khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Thứ hai, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng giúp Ngân hàngđánh giá vị thế của khách hàng trong lĩnh vực họ đang kinh doanh Thẩm địnhnăng lực tài chính của khách hàng thông qua các chỉ số tài chính sẽ phản ánhchất lượng, hiệu quả kinh doanh, tình trạng tài chính của doanh nghiệp, qua
đó so sánh được các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đi vay với các doanhnghiệp khác cùng ngành, cùng quy mô, so sánh và đánh giá so với chỉ số tàichính chung của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động
Thứ ba, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng còn giúp cácNgân hàng xếp loại khách hàng, cho điểm tài chính và căn cứ vào việc xếploại đó để áp dụng chính sách cho vay đối với khách hàng
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là một công tácquan trọng, có vai trò quyết định trong việc lựa chọn khách hàng vay vốn Córất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định năng lực tài chính củakhách hàng, trong đó báo gồm:
Trang 24* Nhân tố về chính sách của Chính phủ:
Ngân hàng Nhà nước với tư cach la Cơ quan quan lý, điều tiết hoatđông ngân hang Thông qua viêc đưa ra cac quyết đinh nhằm nâng cao chấtlượng cho vay như quy định và xếp loại khach hang, cac quy đinh về thôngtin của khách hàng, quy định về đanh gia tinh hinh tai chinh cua khach hang,chinh sach về lai suất cho vay va cac chinh sach khác co liên quan Cac quyđinh, chinh sach nay sẽ tac động đến hoat đông thẩm định năng lực tài chínhcủa khach hang vay vốn nhằm lưa chon đươc khach hang đap ưng đươc yêucầu cho vay cua ngân hang: Yêu cầu về năng lưc tai chinh, kha năng tra nợcua phương an vay đam bao tuân thu đúng cac quy đinh cua nha Nước
* Nhân tố về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
- Quan điểm của ban lãnh đạo Ngân hàng phát triển Việt Nam: Quanđiểm của lãnh đạo đây là nhân tố có vai trò chủ đạo trong công tác thẩmđịnh năng lực tài chính của khách hàng trong hoạt động cho vay Nếu việc
ra quyết định cho vay của lãnh đạo ngân hàng phụ thuộc nhiều vào kết quảcông tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng thì công tác thẩm địnhnăng lực tài chính khách hàng vay vốn sẽ luôn được quan tâm đúng mức,lãnh đạo sẽ luôn động viên, khích lệ đối với CBTD Nếu việc cho vaykhông phụ thuộc vào kết quả công tác thẩm định năng lực tài chính kháchhàng thì công tác này sẽ bị xem nhẹ
- Tổ chức bộ máy hoạt động tại ngân hàng: Đây là nhân tố mang tínhkết hợp các hoạt động của ngân hàng Nhân tố này góp phần bổ sung, hỗ trợcho công việc của các cán bộ, bộ phận khác nhau trong ngân hàng Đối vớimột ngân hàng mà hoạt động trên cơ sở chuyên môn hóa cao thì hoạt độngthẩm định năng lực tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay sẽ đạt đượckết quả tốt và ngược lại
- Trình độ của cán bộ thẩm định: Năng lực của cán bộ thẩm định là nhân
tố quan trọng, quyết định đến kết quả thẩm định tài chính khách hàng để phục
Trang 25vụ hoạt động cho vay của Ngân hàng Với những thông tin thu nhập được,không phải cán bộ tín dụng nào cũng đánh giá được những thông tin đó chínhxác hay không và khả năng xảy ra rủi ro khi đưa ra quyết định đầu tư là baonhiêu Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệmtrong thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp sẽ đưa ra một kết quả phântích có tính chính xác cao và mục đích của việc thẩm định năng lực tài chínhdoanh nghiệp sẽ đạt được Các bộ tín dụng có thể dự đoán được xu thế pháttriển nền kinh tế trong thời gian ngắn, từ đó giúp lãnh đạo đưa ra quyết địnhđầu tư hay không đầu tư.
Bên cạnh đó, đạo đức của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố ảnhhưởng không nhỏ đến quá trình thẩm định, bởi vì một cán bộ tín dụng có đạođức kém dễ dẫn đến thông đồng với khách hàng trong quá trình thẩm định hồ
sơ vay vốn đó là cán bộ tín dụng có thể làm sai lệch hồ sơ và kết quả phântích Vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có đạo đức tốt, có tinh thần tráchnhiệm và nhiệt tình trong công việc Việc tìm hiểu các thông tin liên quan đếntình hình tài chính và thông tin liên quan đến phương án vay vốn phải đượccán bộ tín dụng phản ánh đúng và trung thực vào tờ trình duyệt vay, đồng thờiphải phản hồi thông tin phán quyết cho khách hàng chính xác, không yêu cầu,sai bảo khách hàng chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu của mình
Mặc dù cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng, tìmhiểu tình hình tài chính của khách hàng và làm tờ trình duyệt vay trình Banlãnh đạo Ngân hàng nhưng người ra quyết định cuối cùng lại là cán bộ lãnhđạo Ngân hàng Nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính chưa tốt, các tỷ sốchưa đạt được điểm tài chính tốt nhưng cán bộ lãnh đạo tìm được nguyênnhân, bản chất của vấn đề, tư vấn tài chính cho khách hàng để khách hàng cảithiện tình hình tài chính, đáp ứng được yêu cầu vay vốn của Ngân hàng, từ đógiải quyết được nhu cầu vay vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếptục hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả được nợ gốc và lãi
Trang 26vay Ngược lại, có những doanh nghiệp có tình hình tài chính rất tốt nhưngthông qua việc đánh giá tư cách, cách thức hoạt động của chủ doanh nghiệp,cán bộ lãnh đạo có thể đưa ra quyết định không cho vay do kinh doanh tronglĩnh vực nhạy cảm, có nhiều biến động hoặc tỷ suất lợi nhuận cao đồng nghĩavới mức rủi ro cao Do vậy, trình độ, năng lực của cán bộ lãnh đạo có ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp vàquyết định cho vay của Ngân hàng.
Tóm lại, những sai lầm trong thẩm định năng lực tài chính của khách
hàng từ nhân tố con người dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến hậu quả là đánhgiá sai lệch hiệu quả, khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả vốn vayNgân hàng, do đó Ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ, nghiêm trọnghơn là nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh Dó đó, can bô thẩmđịnh cần đươc thương xuyên đao tao nâng cao trinh đô nghiêp vu; thươngxuyên tiếp cận những phương pháp mơi, hiên đai để nâng cao tinh chuyênnghiêp trong thẩm định Từ đó, để thẩm định năng lực tài chính của kháchhàng vay vốn thực sư la môt công cụ đắc lưc giup lanh đao co quyết đinh chovay đúng đắn, han chế rui ro, lưa chọn đươc khach hang tốt mang lai hiêu quakinh doanh cao cho ngân hang
- Phương pháp thẩm định: Có nhiều phương pháp để thẩm định nănglực tài chính của khách hàng Mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho biết nhữngthông tin khác nhau về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Việc sử dụng phương pháp thẩm định được thực hiện khác nhau đốivới các khách hàng khác nhau Một doanh nghiệp có quy mô lớn, nhu cầu tíndụng lớn thì đòi hỏi công tác thẩm định phải kỹ càng hơn, sử dụng kết hợpnhiều phương pháp hơn so với một doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu tín dụng nhỏ.Đối với những doanh nghiệp mới thành lập không thể sử dụng phương phápthẩm định theo thời gian vì số liệu để sử dụng không đủ, thay vào đó có thể sửdụng phương pháp thẩm định theo không gian để đánh giá năng lực của doanhnghiệp
Trang 27- Trang thiết bị, công nghệ: Trang thiết bị công nghệ được sử dụngtrong ngân hàng bao gồm: Hệ thống máy moc, thiết bi, phần mềm chuyêndụng được ứng dụng vào ngành Ngân hàng đã làm tăng khả năng thu thập,
xử lí, lưu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng Hệ thống trang thiết bị côngnghệ hiện đại kèm theo phần mềm chuyên dụng sẽ giúp các cán bộ thẩm địnhnăng lực tài chính xử lý một lượng thông tin lớn, kiếm soát thông tin dễ dàng,
dự báo được xu hướng, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn… giúp cho công tácthẩm định năng lực tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay được tiếnhành một cách tối ưu
* Nhân tố về phía Khách hàng
Đây là nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến công tácthẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả về mặt thời gian và chấtlượng thông tin Bởi tình hình tài chính khách hàng chính là đối tượng chủđạo của công việc này
Chi nhánh NHPT Thái Nguyên coi các báo cáo tài chính của doanhnghiệp gửi đến là nguồn thông tin cơ bản nhất cho việc thẩm định Hồ sơ màkhách hàng vay vốn gửi cho ngân hàng có ảnh hưởng đến công tác thẩm địnhnăng lực tài chính khách hàng Đê co kết qua phân tich chinh xac thi ngânhàng cần phai co nhưng thông tin trung thưc nhất Nguồn thông tin phân tichđươc thu thập tư nhiều nguồn khac nhau, chinh vi thế mưc đô chinh xac cungkhac nhau do anh hương cua nhiều yếu tố đo Nhưng yếu tố nay co thê xuấtphat tư ban thân ngươi cung cấp Ví dụ như: Đê đat đươc muc đich cua minh,khach hang đôi khi đa lam sai lêch nhưng thông tin đến ngân hang thông quanhưng buôi tiếp xuc, nhưng ban bao cao gưi ngân hang Thông thương khachhang thương nâng cao về uy tin, kha năng tai chinh, năng lưc quan ly cuaminh đê tao long tin vơi ngân hang Bằng cac but toan kế toan, khach hang cothê dấu đi nhưng khoan tai chinh chưa minh bach, nhưng công nơ kho đoi,nhưng chi phi bất hơp ly Nhưng đôi khi vi muc đich giam bơt khoan đonggop cho nha nươc, đươc miên giam lai khach hang cung co thê dấu bơt đi
Trang 28môt phần lơi nhuân Bên canh đo, cac thông tin trên các phương tiện thông tinđai chung không phai luc nao cung chinh xac.
Đôi khi, chất lượng hồ sơ vay vốn lại phụ thuộc vào công tác tổ chức hệthống thông tin tại doanh nghiệp Cac khach hang vay vốn hoat đông tốt, co bômáy kế toán làm viêc nghiêm tuc, hach toan theo doi sô sach theo đúng quyđinh cua Luât hiên hanh thi các BCTC cua khách hang này co chất lương tốt,cac số liệu thống nhất cung như giai trình số liêu đầy đu, hơp ly, chinh xac.Ngược lai với các doanh nghiệp đặc biêt la cac doanh nghiêp co quy mô vưa vanho, doanh nghiêp tư nhân không co bô phân kế toan chuyên trach, số liệu kếtoan không thống nhất, chính xac se ảnh hương xấu đến hiêu qua cua công tácthẩm định năng lực tài chính khách hàng… Như vậy, công tác tổ chức quản lý,kiểm soát của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác thẩm định năng lực tàichính khách hàng không chỉ về mặt chất lượng mà còn về thời gian cung cấpthông tin
Do vậy, việc thu thập nguồn thông tin, số liêu chinh xac, toan diên luônđươc đăt ra như môt nhu cầu cấp thiết đối vơi công tác thẩm định năng lực tàichính của khách hàng
Bên cạnh đó, việc cung cấp bộ hồ sơ vay vốn co đô tin cây cao se giúpcho quá trình phân tích dễ dang, nhanh chong, gop phần giam thiêu thơi gian,chi phi cho viêc phân tich đồng thời cung cố mối quan hê cũng như niềm tingiưa ngân hàng va khách hang
1.1.7 Nguyên tắc của công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
- Công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng phải bảo đảmtính khách quan, minh bạch, rõ ràng
- Các số liệu về năng lực tài chính, tình hình thông tin về khách hàngphải trung thực, có tính nhất quán và được cập nhật đến thời điểm gần nhất sovới thời điểm tiến hành thẩm định
- Cán bộ thẩm định năng lực tài chính của khách hàng phải đề xuất ýkiến nhận xét, đánh giá độc lập về tình hình tài chính khách hàng
Trang 29Đặc biệt vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong những năm qua
đã và đang là thách thức hàng đầu đối với hệ thống ngân hàng nói riêng vànền kinh tế Việt Nam nói chung Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợxấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợkhó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng củaNhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định trong đó
có thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Biểu đồ 1.1: Nợ xấu ngân hàng từ năm 2010 - năm 2016
Nguồn: Tổng quan tình hình nợ xấu Ngân hàng Việt Nam)
Trang 301.2.2 Thực tiễn tình hình của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái
Nguyên
Từ khi được thành lập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng phát triển TháiNguyên đã nỗ lực cố gắng trên nhiều mặt nhằm triển khai thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ đặc biệt là nhiệm vụ cho vay vốn tíndụng đầu tư Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, NHPT giao, Chi nhánhNgân hàng phát triển Thái Nguyên đã và đang cho vay các dự án đầu tư, gópphần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa; đóng góp cho phát triển kinh
tế-xã hội, đảm bảo an sinh tế-xã hội, hỗ trợ phát triển vùng khó khăn, đặc biệt khókhăn
Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn tín dụng đầu tư nhànước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thái Nguyên cũng đã bộc lộ một sốhạn chế như nợ quá hạn tiếp tục tăng (tỷ lệ nợ quá hạn năm 2014: 1,16%; năm2015: 3,15%; năm 2016: 17,5%), tỷ lệ khách hàng trả nợ đúng hạn giảm, nợxấu gia tăng (tỷ lệ nợ năm 2014: 30%; năm 2015: 35%; năm 2016: 37%) Nguyên nhân phần lớn do công tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩmđịnh năng lực tài chính của khách hàng nói riêng còn nhiều sai sót
Chính vì vậy việc tăng cường thẩm định năng lực tài chính của kháchhàng đang trở thành nhiệm vụ cần thiết và cấp bách
1.3 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên
1.3.1 Quy trình thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Theo quy định tại văn bản số 3854/NHPT-TĐ ngày 30/11/2007 củaNHPT Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốnTDĐT của Nhà nước thì quy trình này gồm các bước:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp
- Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của kháchhàng của chủ đầu tư gửi đến có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho côngtác thẩm định
Trang 31- Kiểm tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ sốlượng báo cáo? có đủ chữ ký của người có thẩm quyền? báo cáo có được kiểmtoán?
Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính của khách hàng:
- Về số vốn điều lệ thực góp của công ty:
Trong đó: + Vốn bằng tiền:
+ Vốn bằng tài sản:
- Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tham gia góp vốn thựchiện dự án
- Về tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính
Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của khách hàng, lập
báo cáo
Trên cơ sở tổng hợp tình hình tài chính tài chính của khách hàng, cán
bộ nghiệp vụ phải đưa ra được nhận định chung:
- Tình hình tài chính khách hàng thế nào? (tốt hay xấu);
- Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?
- Khách hàng có khả năng về vốn để thực hiện dự án không?
1.3.2 Nội dung thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
1.3.2.1 Phân tích tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của Khách hàng
* Tìm hiểu chung về khách hàng
Sau khi khách hàng đặt vấn đề vay vốn tín dụng đầu tư, cán bộ thẩmđịnh sẽ tìm hiểu và thu thập các thông tin liên quan đến doanh nghiệp kháchhàng làm cơ sở tham khảo, đối chiếu phục vụ cho việc đánh giá năng lực củakhách hàng
Việc tìm hiểu thu thập thông tin chung có thể được thực hiện thông quatrao đổi với đồng nghiệp có kinh nghiệm, trên các phương tiện thông tin hoặccác đơn vị có liên quan như nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp
có dự án tương tự…
Trang 32Cán bộ thẩm định cần tìm hiểu và nắm được các thông tin sau đây vềKhách hàng:
- Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay củaKhách hàng
- Những thay đổi trong quá trình hoạt động của Khách hàng trên cácmặt: vốn; cơ chế quản lý; công nghệ, thiết bị; lĩnh vực hoạt động; sản phẩm
- Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh mà Khách hàng đang hoạtđộng và của lĩnh vực kinh doanh đối với dự án đầu tư dự định triển khai; vịthế hiện nay của Khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh đó
Bảng 1.2: Hướng dẫn thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng
Thu thập thông tin
- Lịch sử hình thành, phát triển Mô hình hoạt động
- Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp
- Căn cứ bảng kết quả nghiên cứu sơ bộ về năng lực khách hàng, lên kế hoạch làm việc.
- Hình thức: phỏng vấn và tham quan, khảo sát cơ sở sản xuất
Thu thập thông tin từ
Thu thập thông tin
bên ngoài
- Các doanh nghiệp cùng ngành: so sánh hoạt động của khách hàng với các doanh nghịêp có liên quan Các doanh nghiệp đánh giá như thế nào về khách hàng
- Phương tiện thông tin đại chúng
- Các cơ quan quản lý: thuế, bảo hiểm xã hội
Hoàn chỉnh bảng
nghiên cứu sơ bộ
Ghi lại toàn bộ thông tin thu thập được nhằm hoàn chỉnh nội dung chưa đầy đủ trên bảng nghiên cứu sơ bộ về khách hàng
Trang 33* Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý.
- Khách hàng, chủ sở hữu của Khách hàng, người đại diện theo phápluật của Khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sựtheo quy định của pháp luật hay không?
- Khách hàng có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hànhhay không?
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép hành nghề (trườnghợp cần có) của Khách hàng có hợp lệ và còn hiệu lực hay không?
+ Sự phù hợp giữa các nội dung ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh/ Giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) so với thực tế hoạt động củaKhách hàng
+ Kiểm tra tình hình góp vốn điều lệ của Khách hàng? Mức vốn thựcgóp có phù hợp với tiến độ góp vốn quy định, mức vốn điều lệ ghi tại Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và mức vốn pháp định theo quy định phápluật hiện hành không? Việc góp vốn có hợp lệ và phù hợp với quy định hiệnhành không?
+ Nghiên cứu Điều lệ hoạt động của Khách hàng để xác định rõ quyềnhạn, trách nhiệm, tư cách pháp nhân của Bộ máy lãnh đạo điều hành, ngườiđại diện theo pháp luật của Khách hàng
+ Kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, Giámđốc, Kế toán trưởng của Khách hàng và các văn bản uỷ quyền có phù hợptheo quy định không?
+ Các hoạt động của Khách hàng có tuân thủ theo trình tự và thủ tụcquy định tại Điều lệ hoạt động và pháp luật hiện hành có liên quan hay không?
- Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh/ Giấy phép hành nghề (trường hợp cần có) của Khách hàng với cácnội dung cơ bản của dự án đầu tư (về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,
…)?
- Khách hàng hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào
không?
Trang 34* Đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanhcủa Khách hàng.
Cán bộ thẩm định thực hiện việc đánh giá năng lực tổ chức, điều hành,quản lý sản xuất kinh doanh của Khách hàng thông qua các nội dung sau:
- Quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Kháchhàng có hợp lý không?
- Số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của Khách hàng có đáp ứng đượctình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng hoạtđộng của Khách hàng hay không?
Một số nội dung gợi ý cần lưu ý:
+ Đánh giá sự hợp lý giữa cơ cấu lao động trực tiếp/gián tiếp, lao độngphổ thông/ chuyên môn;
+ Đánh giá về trình độ, kinh nghiệm của các kỹ sư, chuyên gia chính;+ Đánh giá về năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đ ạotrên các nội dung sau: Trình độ chuyên môn; Kinh nghiệm, thành tích quản
lý điều hành lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện tại; Khả năng nắm bắt thịtrường; Khả năng lãnh đạo; Tuổi đời, sức khoẻ; Đạo đức nghề nghiệp; Uytín; Đặc điểm điều hành, chỉ đạo, ra quyết định trong các hoạt động sản xuấtkinh doanh;…
+ Đánh giá về những biến động lớn, đáng lưu ý trong đội ngũ lao động,đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Khách hàng;
+ Đánh giá về năng suất lao động, hiệu quả lao động; việc tuân thủ kỷcương kỷ luật lao động
- Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ lao động của Khách hàng có hợp lý,khuyến khích sự phát triển sản xuất một cách ổn định và bền vững hay không?
- Đánh giá về tình trạng cơ sở vật chất (thiết bị, công nghệ, tài sản hữuhình, tài sản vô hình) của Khách hàng?
Trang 35- Khách hàng có thực hiện các chính sách đầu tư phát triển sản xuất,chính sách kinh doanh hợp lý hay không?
* Đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Khách hàng trong hệthống Ngân hàng phát triển
- Khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh NHPTchưa (bao gồm quan hệ TDĐT, Bảo lãnh tín dụng, TDXK,…)? Khách hàng
có thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết với NHPT (về mục đích vay vốn,nghĩa vụ trả nợ vay, BĐTV,…) trong quan hệ tín dụng không?
- Tình hình dư nợ (nếu có)?
- Đánh giá mức độ tín nhiệm của Khách hàng trong quan hệ tín dụng?
* Đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Khách hàng đối với tổchức tài chính - tín dụng khác
- Dư nợ ngắn, trung, dài hạn (chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đãquá hạn,…)?
- Mục đích vay vốn của các khoản vay?
- Đánh giá mức độ tín nhiệm của Khách hàng trong quan hệ tín dụng? Cán bộ thẩm định cần phân tích và nhận xét về uy tín của Khách hàngtrong quan hệ tín dụng đối với NHPT và các Tổ chức tài chính - tín dụngkhác Các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương
án khắc phục khả thi Cán bộ thẩm định cần khẳng định quan hệ tín dụng giữaKhách hàng với NHPT và các Tổ chức tài chính - tín dụng là sòng phẳng,đúng hạn hoặc dây dưa, không sòng phẳng, không đúng hạn
* Nhận xét, đánh giá thông tin:
Cán bộ thẩm định tham khảo câu hỏi gợi ý và phát triển thêm nhữngcâu hỏi chi tiết theo bảng câu hỏi tham khảo này để điều tra thu thập thôngtin Yêu cầu đặt các câu hỏi rõ ràng
Trang 36Bảng 1.3: Bảng câu hỏi các thông tin bổ sung Câu hỏi Trả lời và các thông tin bổ sung
I Năng lực khách hàng
Tính khả thi của kế hoạch kinh doanh
Kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư
Nguồn lực tài chính để tham gia đầu tư dự án
Uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng,
và khách hàng của họ
Kinh nghiệm quản lý của Ban lãnh đạo
1.3.2.2 Kiểm tra Báo cáo tài chính
Việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của Khách hàng phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các thông tin
kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra được những kết luận chuẩn xácnhất về các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động của Kháchhàng; về thực trạng, xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hìnhtài chính; về những tiềm lực và rủi ro của Khách hàng trong quan hệ tín dụngvới NHPT để đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn vốn tín dụng trong hoạtđộng cho vay TDĐT
* Kiểm tra báo cáo tài chính:
CBTĐ đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chính thông qua việc trảlời các câu hỏi gợi ý kiểm tra Báo cáo tài chính sau đây:
Trang 37Bảng 1.4: Câu hỏi kiểm tra báo cáo tài chính
bổ sung
Báo cáo tài chính có được đơn vị có thẩm quyền
(Khách hàng, cơ quan chủ quản, đơn vị kiểm
toán) xác nhận tính trung thực, chính xác, minh
bạch không? Độ tin cậy của xác nhận?
Báo cáo tài chính có được lập theo đúng các nội
dung quy định không?
Các số liệu đầu kỳ, số liệu cuối kỳ có phù hợp
giữa các kỳ kế toán không?
Có thay đổi trong phương pháp kế toán, nguyên
tắc hạch toán kế toán nào được áp dụng không?
Nguyên nhân của sự thay đổi nếu có?
II Kiểm tra Bảng Cân đối kế toán
Những khoản nợ phải thu không thể thu hồi có bị
tính vào các khoản nợ phải thu không?
Hàng tồn kho có được định giá chính xác không?
Những hàng hỏng hoặc không sử dụng được có
bị tính trong giá trị hàng tồn kho không?
Kiểm tra chi tiết các khoản vay
Kiểm tra những khoản thanh toán/ khoản thu chờ
xử lý có giá trị lớn?
Việc khấu hao tài sản cố định có được thực hiện
đúng theo các quy tắc phù hợp không? Có trích
thừa hoặc thiếu khấu hao không?
Kiểm tra các khoản đầu tư (có được định giá hợp
lý hay không, có dấu hiệu bất ổn nào không, )?
Trang 38I Kiểm tra chung Có Không Thông tin
bổ sung
Kiểm tra các khoản trích trước, trả trước
Kiểm tra các khoản dự phòng
Kiểm tra tính hợp lý của các khoản nợ phải trả;
có khoản vay ngân hàng nào được tính trong giá
trị của khoản mục này không?
III Kiểm tra Báo cáo Kết quả kinh doanh
Các nguyên tắc kế toán về ghi nhận chi phí,
doanh thu có được thực hiện đúng không?
Doanh thu, Chi phí có sự tăng/ giảm đột biến,
bất thường không? Nguyên nhân của sự tăng/
giảm đó?
Kiểm tra các khoản thu nhập/ lỗ
IV Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung phản ánh
tại Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu tại Bảng
Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh
V Thuyết minh Báo cáo tài chính
Kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung phản ánh
tại Thuyết minh Báo cáo tài chính với số liệu tại
Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh
doanh
Khi kiểm tra các nội dung nêu trên để kết hợp với việc phân tích cácchỉ tiêu tài chính tại Mục 1.3.2.3 Hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình tàichính của Khách hàng để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất về tình hình tài chínhcủa của Khách hàng
Trang 391.3.2.3 Phân tích, đánh giá tình hình tài chính Khách hàng
a Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng tự tài trợ
* Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu
Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu để đánhgiá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Khách hàng
Nợ phải trả
Trang 40Ncsh =
Nguồn vốn chủ sở hữu x 100 %
Hệ số này cho biết khả năng Khách hàng có thể thanh toán các khoản
nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình Hệ số này càng thấp thì khảnăng thanh toán các khoản nợ vay của Khách hàng bằng chính nguồn vốn củamình càng tốt và ngược lại
* Hệ số nợ so với tài sản
Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với tổng tài sản để đánh giá mức
độ tự chủ về tài chính của Khách hàng
Nợ phải trảNtts =
Tổng tài sản x 100 %
Hệ số này cho biết mức độ phụ thuộc về nguồn vốn hoạt động củaKhách hàng đối với các khoản nợ phải trả Hệ số này càng thấp thì mức độ tựchủ về nguồn vốn hoạt động của Khách hàng càng cao và ngược lại
CBTĐ cần phân tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ, các khoản phảitrả; cơ cấu và xu hướng dịch chuyển của các khoản nợ, các khoản phải trả củaKhách hàng, chú trọng đối với các khoản nợ lớn và lâu ngày
Giá trị của các hệ số nợ trên tỷ lệ nghịch với mức độ an toàn vốn vay và
tự chủ về tài chính của Khách hàng nhưng tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận.Nếu một doanh nghiệp đang ở trong tình trạng kinh doanh thuận lợi thì cơ cấutài chính với hệ số nợ cao sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao; ngược lại, nếudoanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ thì hệ số nợcao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn trong việc hoàntrả nợ vay, tự chủ về tài chính Đối với các ngân hàng cho vay, hệ số nợ thấp
sẽ đảm bảo hơn mức độ an toàn vốn vay