1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BỆNH đới hạ Y HỌC CỔ TRUYỀN

5 949 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 21,6 KB

Nội dung

- Cơ chế sinh lý và bệnh lý + Cơ chế sinh lý: Phụ nữ trưởng thành, thận khí sung mãn, tỳ khí vượng, Nhâm Đốc thông lợi , Đới mạch kiện cố, âm đạo xuất hiện chất nhờn màu trắng như lòng t

Trang 1

BỆNH ĐỚI HẠ

Bộ môn -Khoa Y học cổ truyền

1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 Khái niệm

- Trong sách Hoàng đế nội kinh có miêu tả chứng bệnh đới hạ, bao gồm có nghĩa rộng và nghĩa hẹp

+ Nghĩa rộng: chỉ toàn bộ các bệnh phụ khoa, do các bệnh phụ khoa đều phát bệnh dưới mạch Đới cho nên gọi chung là Đới hạ

+ Nghĩa hẹp: YHCT gọi dịch tiết âm đạo, khí hư gọi chung là “Đới hạ”

- Cơ chế sinh lý và bệnh lý

+ Cơ chế sinh lý: Phụ nữ trưởng thành, thận khí sung mãn, tỳ khí vượng, Nhâm Đốc thông lợi , Đới mạch kiện cố, âm đạo xuất hiện chất nhờn màu trắng như lòng trắng trứng, có tác dụng tư nhuận âm đạo, phòng vệ ngoại tà, tăng nhiều trước và sau kinh nguyệt, giữa chu kỳ kinh nguyệt

và khi mang thai

+ Cơ chế bệnh lý: Nếu Đới hạ xuất hiện bất thường về lượng, sắc, chất, mùi, đều gọi là bệnh lý

và gọi chung là bệnh Đới hạ

- Khi chẩn đoán bệnh Đới hạ cần phải kết hợp với chẩn đoán của Y học hiện đại, bệnh thường gặp khi có viêm nhiễm đường sinh dục, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung…

1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

- Nguyên nhân chính gây nên bệnh là thấp tà, bao gồm có ngoại thấp và nội thấp:

+ Ngoại thấp: do ngoại cảm thấp tà gây bệnh Ví dụ như trong thời kỳ kinh nguyệt dầm mưa, lội nước, hàn thấp xâm nhập hoặc sau khi sinh nở chính khí suy yếu, vệ sinh không sạch sẽ, thấp tà thừa cơ xâm nhập gây nên bệnh đới hạ

+ Nội thấp :

Do bẩm thụ khí huyết lục phủ ngũ tạng suy yếu, trong đó liên quan nhiều chủ yếu là công năng

của 3 tạng can, tỳ, thận bị suy giảm Thấp được sinh ra, đi xuống làm cho mạch Đới bị tổn thương, mất bền vững mà sinh ra bệnh đới hạ

Do mạch Nhâm, Xung mất điều hòa sinh ra.

Tỳ vị tổn thương chức năng vận hóa rối loạn làm thấp trệ nội sinh, đàm thấp đi xuống thành

bệnh

Do chí tình không thoải mái, can khí uất kết lâu ngày hóa nhiệt làm cho huyết với nhiệt xung đột nhau, thấp nhiệt dồn xuống gây bệnh

Do công năng của Thận bị tổn thương dẫn đến chức năng nạp khí, khí hóa thủy dịch bị rối loạn,

do đó mà giảm tác dụng phân hóa thủy thấp ở hạ tiêu, dẫn đến thủy thấp ứ lại ở hạ tiêu mà gây bệnh

Trang 2

- Trên lâm sàng phân bệnh đới hạ thành 5 thể: Tỳ dương hư; Thận dương hư; Âm hư kèm thấp; thấp nhiệt hạ lưu; Thấp độc ôn kết

+ Tỳ Dương hư: ăn uống không điều độ, lao lực quá độ, tình trí uất kết, tổn thương tỳ vị, vận hóa bất lợi, thấp trệ nội sinh ở hạ tiêu, nhâm mạch tổn thương, từ đó làm đới mạch ảnh hưởng, dẫn đến bệnh đới hạ

+ Thận dương hư: do bản tạng có sẵn thận dương hư hoặc do tình chí, sinh hoạt quá độ dẫn đến thận dương hư từ đó làm cho sự khí hóa bất lợi, thấp trệ nội sinh, dồn xuống mạch xung và mạch nhâm làm tổn thương nhâm mạch, dẫn đến bệnh đới hạ

+ Âm hư kèm thấp: do bản tạng đã có sẵn âm hư, tướng hỏa vượng làm cho âm hư càng nặng thêm, hạ tiêu bị thấp nhiệt xâm nhập, mạch đới nhâm tổn thương, sinh ra bệnh đới hạ

+ Thấp nhiệt hạ tiêu: Tỳ hư thấp sinh, lâu ngày hóa nhiệt, tình trí uất kết, can khí uất hóa hỏa, tà nhiệt và thấp hỗ kết ở hạ tiêu, tổn thương nhâm mạch thành bệnh đới hạ

+ Thấp độc ôn kết: Sau khi kinh nguyệt, sinh nở, chính khí suy yếu Vệ sinh kém, không kiêng sinh hoạt hoặc hậu phẫu nhiễm trùng thấp độc xâm nhập, dẫn đến bệnh đới hạ

2 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

2.1 Căn cứ biện chứng

Biện chứng luận trị bệnh đới hạ chủ yếu dựa vào vào số lượng dịch, màu sắc, chất và mùi, sau đó căn cứ vào các triệu chứng kèm theo và thiệt chẩn, thiết chẩn để biện chứng hàn nhiệt, hư, thực

- Số lượng dịch ra nhiều màu trắng trong hoặc vàng nhạt, chất trong đa phần là tỳ dương hư

- Số lượng dịch ra nhiều, màu trong như nước, có kèm theo cảm giác sợ lạnh thuộc chứng thận dương hư

- Số lượng dịch ra không quá nhiều, màu vàng hoặc màu trắng đỏ, chất dính hoặc có mùi hôi thuộc âm hư kèm thấp

- Số lượng dich ra nhiều màu vàng, chất dính đặc, có mùi hôi hoặc có nhiều bọt hoặc trắng như

bã đậu, thuộc chứng thấp nhiệt hạ tiêu

- Số lượng dịch ra nhiều, màu xanh vàng như mủ, hoặc đục như nước gạo, chất dính, mùi hôi thối thuộc chứng Thấp độc nặng

* Chú ý: Khám Lâm sàng phải kết hợp với các triệu chứng bệnh, tổng hợp phân tích, biện chứng

luận trị để chẩn đoán các thể bệnh

2.2 Nguyên tắc điều trị

- Pháp điều trị chính của bệnh Đới hạ là kiện tỳ, thăng dương, trừ thấp, kết hợp với sơ can cố thận Nhưng trên lâm sàng, thấp trệ có thể hóa hỏa biến thành thấp nhiệt, cũng có thể chuyển thành hàn thấp do vậy cần thiêt phải kết hợp thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, tán hàn trừ thấp

3 PHÂN THỂ ĐIỀU TRỊ

3.1.Tỳ dương hư

- Triệu chứng lâm sàng: số lượng dịch ra nhiều, màu trắng hoặc vàng nhạt, chất dính, không mùi

Trang 3

hôi, ra liên tục, người mệt mỏi, tứ chi lạnh, ăn kém đại tiện lỏng, chân phù, mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch hoãn nhược

- Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí, thăng dương trừ thấp

- Bài thuốc: Hoàn đới thang gia giảm

Xa tiền tử 12g

+ Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn

+ Phân tích bài thuốc: Nhân sâm, sơn dược, cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí Thương truật, bạch truật có tác dụng kiện tỳ táo thấp Sài hồ, bạch thược, trần bì có tác dụng sơ can giải uất, lí khí thăng dương Xa tiền tử có tác dụng giúp thận tiết giáng, lợi thủy trừ thấp, hắc kinh giới có tác dụng nhập huyết phần khu phong trừ thấp

*Chú ý: (Hắc kinh giới là kinh giới cắt thành đoạn, dùng lửa to rang trên chảo đến khi cháy

đen.Tác dụng thu liễm chỉ huyết, vị cay, chát, tính ôn, quy kinh phế kinh can)

3.2.Thận dương hư

- Triệu chứng chính: Đới hạ lượng nhiều, màu trắng trong, chảy nhiều không dứt, chóng mặt, ù tai, lưng đau nhức, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh, tiểu tiện nhiều, tiểu đêm nhiều, đại tiện phân lỏng, sắc mặt tối lưỡi nhạt nhuận, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế hoặc trì

- Pháp điều trị: Ôn thận tráng dương, liễm tinh chỉ đới

- Bài thuốc: Nội bổ hoàn gia giảm

Nhục quế 05g Tang phiêu tiêu 10g Nhục thung dung 10g

Phụ tử chế 06g

+ Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn

+ Phân tích bài thuốc: Lộc nhung, nhục thung dung, thỏ ty tử ôn thận điền tinh ích tủy Đồng tật

lê, hải phiêu tiêu bổ thận liễm tinh chỉ đới Phụ tử, nhục quế ôn thận tráng dương bổ hỏa Hoàng

kỳ ích khí cố liễm Bạch tật lê dưỡng can thận khu phong Tử uyển ôn phế ích thận

*Chú ý: Đồng tật lê là tật lê chế với đồng tiện( nước đái trẻ con)

3.3.Âm hư kèm thấp

- Triệu chứng chính: đới hạ lượng không quá nhiều, màu vàng hoặc trắng đỏ xen kẽ, chất đặc hoặc có mùi hôi, âm hộ khô rát, lưng gối nhức mỏi, chóng mặt ù tai, lưỡng quyền đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, mất ngủ mơ nhiều,lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc vàng dầy, mạch tế sác

- Pháp điều trị: tư âm ích thận,thanh nhiệt trừ thấp

Trang 4

- Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia khiếm thực, kim anh tử

Khiếm thực 12g

+ Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn

+ Phân tích bài thuốc: bài Tri bá địa hoàng hoàn dùng để tư âm, tả hỏa Thục địa, sơn thù nhục tư

âm, bổ can thận, cố tinh ích tủy Trạch tả, phục linh thẩm thấp, lợi thấp tiết trọc khí ở thận, bổ khí kiện tỳ tăng cường khả năng kiện vận Đơn bì thanh hư tiết nhiệt, giảm bớt tính ôn sáp của thù nhục Tri mẫu, hoàng bá thanh trừ thấp nhiệt, tư âm, nhuận táo Kim anh, khiếm thực tăng khả năng ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp chỉ đới

3.4.Thấp nhiệt hạ chú

- Triệu chứng chính: Đới hạ lượng nhiều, màu vàng, dính đặc, có mùi hôi hoặc âm hộ ngứa, tức ngực bứt rứt, miệng khô và đắng, ăn kém, bụng dưới đau tức, tiểu tiện nóng rát, số lượng nước tiểu ít, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy dính, mạch nhu sác

- Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp chỉ đới

- Bài thuốc: Chỉ đới thang gia vị

Ngưu tất 10g

+ Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn

+ Phân tích bài thuốc: Trư linh, xa tiền tử, trạch tả có tác dụng lợi thủy trừ thấp Nhân trần, hoàng bá, chi tử có tác dụng thanh nhiệt hạ hỏa giải độc Xích thược, đan bì có tác dụng lương huyết hóa ứ Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết dẫn dược trừ hạ tiêu thấp nhiệt

3.5.Thấp độc ôn kết

- Triệu chứng chính:đới hạ lượng nhiều, vàng xanh lẫn lộn như mủ, hoặc đỏ trắng xen lẫn, hoặc màu sắc lẫn lộn, như nước gạo, mùi thối, bụng dưới đau âm ỉ, đau lưng, môi khô miệng đắng, tiểu tiện ít nóng rát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy dính, mạch hoạt sác

- Phác điều trị: Thanh nhiệt giải độc trừ thấp

- Bài thuốc: Ngũ vị tiêu độc ẩm gia vị

Kim ngân hoa 12g Bồ công anh 12g Tử hoa địa đinh 12g

Ý dĩ 12g

+ Cách dùng: Ngày 1 thang uống làm 2 lần buổi sáng và buổi tối, uống sau ăn

Trang 5

+ Phân tích bài thuốc: Kim ngân hoa là chủ dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng ung nhọt Tử hoa địa đinh, thiên quỳ tử trị đinh độc Bồ công anh, cúc hoa thanh giải nhiệt độc, tiêu sưng ung nhọt Thổ phục linh ý dĩ tăng cường giải độc trừ thấp

4 KẾT LUẬN

- Các chứng bệnh đới hạ đều liên quan đến yếu tố thấp Nguyên nhân gây bệnh Đới hạ là rối loạn chức năng của mạch đới cho nên bệnh danh được gọi là bệnh đới hạ

- Nguyên nhân chính sinh ra bệnh đới hạ thường là do 2 nguyên nhân, đó là ngoại thấp tà và nội thấp

- Theo quan điểm của Y học cổ truyền thì bệnh đới hạ được phân thành các thể bệnh :Tỳ dương hư; Thận dương hư; Âm hư kèm thấp; thấp nhiệt hạ lưu; Thấp độc ôn kết

- Pháp điều trị cơ bản là kiện tỳ, thăng dương, trừ thấp Sơ can cố thận, kết hợp thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, tán hàn trừ thấp

Ngày đăng: 01/05/2018, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w