1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

De TAI VE SINH TAY THUONG QUY 2017

29 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của rửa tay đối với nhiễm khuẩn bệnh viện như một nghiên cứu của TCYTTG tại Thụy Sĩ cho thấy: khi tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16,9% xuống còn 9,9% 10. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Anh Thư tại bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn từ 2007 2012, khi tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 20,5% lên 77,8% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 9,6% xuống còn 4,3% 6. Với vai trò quan trọng của vệ sinh tay nên Điều 1 của Thông tư số 182009TTBYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đã quy định thầy thuốc, nhân viên y tế, sinh viênhọc sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh 3. TTYT huyện Hoài Đức là đơn vị hạng III trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Trung tâm có nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong huyện và các vùng lân cận nên vấn đề phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện càng phải được quan tâm chú ý. Chính vì vậy, việc vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế đặc biệt là của các bác sỹ, điều dưỡng,… có vai trò hết sức quan trọng. Qua tìm hiều về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Trung tâm cho thấy hiện nay Trung tâm cũng đã thực hiện một số hoạt động về kiểm soát nhiễm khuẩn như: thực hiện phòng ngừa chuẩn, kiểm tra vi sinh... Công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tuy đã được quan tâm nhưng chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào mang tính hệ thống để nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quy của nhân viên Y tế. Vì lý do trên nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Mô tả Kiến thức, thực hành về vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố cá nhân liên quan của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức năm 2017”.

Trang 2

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) làcác nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiệndiện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện NVBK xảy

ra ở khắp nơi trên thế giới Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả của NKBVđối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phíđiều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật Nỗ lực kiểm soát các tác nhângây NKBV hiện tại và tương lai vẫn còn là một thách thức đối với những nhàquản lý y tế, những nhà nghiên cứu và các cán bộ Y tế

Ngày nay, mặc dù chúng ta đã tăng cường nhiều biện pháp để kiểm soátsong NKBV vẫn chưa giảm theo mong muốn, trong khi tình trạng vi sinh vậtkháng thuốc lại có chiều hướng gia tăng Có nhiều tác nhân gây nhiễm khuẩnbệnh viện như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng, đường lây truyền các tácnhân gây bệnh này chủ yếu qua con đường tiếp xúc trực tiếp đó là qua bàn taycủa nhân viên y tế Bàn tay không được rửa sạch được coi là một vật chủ trunggian truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện, do đó TCYTTG đã phát độngchiến dịch “vệ sinh tay” trên toàn cầu và đưa ra khuyến cáo “vệ sinh tay làkháng sinh tốt nhất, là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại phòng chống NKBVhiệu quả nhất”

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của rửa tay đối với nhiễmkhuẩn bệnh viện như một nghiên cứu của TCYTTG tại Thụy Sĩ cho thấy: khi tỷ

lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ nhiễm khuẩnbệnh viện giảm từ 16,9% xuống còn 9,9% [10] Tại Việt Nam, theo nghiên cứucủa tác giả Lê Thị Anh Thư tại bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn từ 2007 - 2012, khi

tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 20,5% lên 77,8% thì tỷ lệ NKBVgiảm từ 9,6% xuống còn 4,3% [6] Với vai trò quan trọng của vệ sinh tay nênĐiều 1 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướngdẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữabệnh đã quy định thầy thuốc, nhân viên y tế, sinh viên/học sinh và người bệnh,người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và hướngdẫn của cơ sở khám, chữa bệnh [3]

TTYT huyện Hoài Đức là đơn vị hạng III trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.Trung tâm có nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và chăm lo bảo vệ sức khỏe chonhân dân trong huyện và các vùng lân cận nên vấn đề phòng ngừa nhiễm khuẩnbệnh viện càng phải được quan tâm chú ý Chính vì vậy, việc vệ sinh bàn taycủa nhân viên y tế đặc biệt là của các bác sỹ, điều dưỡng,… có vai trò hết sứcquan trọng Qua tìm hiều về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Trung tâm chothấy hiện nay Trung tâm cũng đã thực hiện một số hoạt động về kiểm soátnhiễm khuẩn như: thực hiện phòng ngừa chuẩn, kiểm tra vi sinh Công tácgiám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tuy đãđược quan tâm nhưng chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào mang tính hệthống để nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay thường quycủa nhân viên Y tế Vì lý do trên nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài

nghiên cứu “Mô tả Kiến thức, thực hành về vệ sinh tay thường quy và một số

yếu tố cá nhân liên quan của nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Hoài

Trang 3

Đức năm 2017”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả kiến thức, thực hành về vệ sinh tay thường quy của nhân viên y

tế tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức

Trang 4

2 Xác định một số yếu tố cá nhân liên quan về vệ sinh tay thường quycủa nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử vệ sinh bàn tay

Năm 1843, bác sỹ Oliver Wendell Holmes (Mỹ) cho rằng, vệ sinh bàn tay

có thể phòng ngừa được sốt hậu sản Ông đã rất kinh ngạc trước tỷ lệ sốt hậu sảntại các bệnh viện ở Mỹ mà ông tin tưởng rằng nguyên nhân chính là do sự lâytruyền vi khuẩn từ sản phụ này sang sản phụ khác qua bàn tay các bác sỹ Ông

đã yêu cầu một bác sỹ của khoa Sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc 1 tháng sau 2trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn tay củabác sỹ đó Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sỹ cùng thời phản đối [6]

Cuối những năm 1840, Bác sỹ Ignaz Semmelweis (1818-1865) công tác tạiBệnh viện đa khoa Vienne (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỷ lệ tử vong ở các

bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa Sản của bệnh viện Năm 1846, Semmelweisnghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa Sản của bệnh viện, cùng thực hành một kỹthuật rửa tay Ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không rửacủa các bác sỹ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh Ông đã đề xuất

sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để rửa tay vào thời điểmchuyển tiếp sau mổ tử thi sang thăm khám người bệnh Tỷ lệ tử vong của các bà

mẹ sau đó đã giảm từ 12,24% xuống 2,38% Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiềungười cho rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh củaSemmelweis là quá nhiều và không bác sỹ nào chấp nhận đôi bàn tay của họchính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản Một số người khác thì cho rằng kếtquả nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng khoa học Năm 1849 ông bị sa thảikhỏi bệnh viện Vienne và tới làm việc ở khoa Sản phụ bệnh viện Pest's St.Rochus ở Hungari [6]

Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sỹ Louis Pasteur đã lêntiếng: “Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản chính

là các bác sỹ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồi khám các bà mẹmạnh khoẻ” Sau đó, ông đã đưa ra lý thuyết về “Mầm bệnh” và phương pháptiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay [6]

1.2 Tầm quan trọng của rửa tay

1.2.1 Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh

NVYT hàng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh và chăm sócngười bệnh, do đó bàn tay của NVYT thường xuyên tiếp xúc với da, máu, dịchtiết sinh học, dịch tiết của người bệnh Các vi khuẩn gây bệnh từ người bệnhtruyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứa các vikhuẩn gây bệnh

5 bước bàn tay phát tán mầm bệnh:

- Mầm bệnh định cư trên da người bệnh và bề mặt các đồ vật

Trang 5

- Mầm bệnh bám vào da tay của NVYT

- Mầm bệnh sống trên da tay

- Rửa tay ít dẫn đến da tay nhiễm khuẩn

- Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh, đồ vật

Các chủng vi khuẩn thường có trên bàn tay NVYT: Vi khuẩn định cư và Vikhuẩn vãng lai

1.2.2 Hiệu quả của rửa tay và mối liên quan với nhiễm khuẩn bệnh viện

Bàn tay là công cụ đa năng nhất trong lao động và các sinh hoạt hàng ngàycủa con người nhưng nó cũng là phương tiện chính để truyền tải phát tán mầmbệnh Các nghiên cứu cho thấy rằng bàn tay của một người có thể mang tới 4,6triệu mầm bệnh Các mầm bệnh trên bàn tay bao gồm: loại bám dính, loại tạmtrú và loại thường trú Vi khuẩn cư trú trên bàn tay tập trung một số lượng lớn ởcác kẽ tay và móng tay

Rửa tay với xà phòng là hành động làm sạch bàn tay bằng nước sạch và cácloại xà phòng hoặc có thể là nước rửa tay diệt trùng cồn - một chất tẩy rửakhông cần nước

NKBV lây truyền qua một số con đường, tuy nhiên việc lây truyền thôngqua bàn tay của nhân viên y tế là phổ biến nhất

Bàn tay nhân viên y tế chứa từ 3,9 x 104 đến 4,6 x 106 vi khuẩn

Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay bằng dung dịch có chứa cồn làbiện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trongcác cơ sở y tế [10]

Đánh giá được tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay trong việc phòng ngừa

và giảm tỷ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y tế đã đã ban hành Quy trình rửa taythường quy có minh hoạ bằng hình ảnh Năm 2007, dựa trên hướng dẫn mớinhất của Tổ chức Y tế Thế giới về phương pháp rửa tay thường quy và sát khuẩntay bằng cồn, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia y tế và chuyên gia kiểm soát nhiễmkhuẩn sửa đổi quy trình cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và ban hành côngvăn số 7517/BYT- Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, các đơn

vị tổ chức cho cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướng dẫnmới [2] Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 18/2009/TT-BYT: Hướngdẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK tại các cơ sở khám, chữa bệnh Điều 1 của

Thông tư quy định “Thầy thuốc, nhân viên y tể, học sinh, sinh viên thực tập tại

các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế Người bệnh và người nhà người bệnh, khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh” [3].

Theo quy định của Bộ Y tế tại công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng

10 năm 2007, các thời điểm nhân viên y tế bắt buộc phải rửa tay thường quy baogồm:

Trang 6

Trước khi tiếp xúc với người bệnh

Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn

Sau khi tiếp xúc với người bệnh

Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ thể

Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh người bệnh

1.3 Nhiễm khuẩn bệnh viện

Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện

Theo WHO, NKBV là “các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khingười bệnh nhập viện và không hiện diện cũng như không ở giai đoạn ủ bệnh tại

thời điểm nhập viện” [10].

Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

- Vi khuẩn: Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác Vi khuẩn

nội sinh, thường cư trú ở tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn, bình thường trên da

có khoảng 13 loài vi khuẩn ái khí được phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (VSV) gây bệnh Một số vi khuẩn nội sinh có thể trở thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vật chủ bị tổn thương Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ y tế, NVYT, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các người bệnh.

+ Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn: Tụ cầu vàng (Staphylococcuc aureus)

đóng vai trò quan trọng đối với NKBV từ cả hai nguồn nội và ngoại sinh

+Vi khuẩn Gram âm, trong đó các trực khuẩn Gram (-) thường có liên quan

nhiều đến NKBV và phổ biến trên người bệnh nhiễm trùng phổi tại khoa điều trịtích cực

- Vi rút: Một số vi rút có thể lây truyền NKBV như vi rút viêm gan B và C

(lây truyền qua đường máu, lọc máu, đường tiêm truyền, nội soi), các vi rút hợp bào đường hô hấp, [1].

- Ký sinh trùng và nấm: Một số ký sinh trùng (Giardia lamblia) có thể lây

truyền dễ dàng giữa người trưởng thành và trẻ em Nhiều loại nấm và ký sinh trùng là các sinh vật cơ hội và là nguyên nhân nhiễm trùng trong khi điều trị quá nhiều kháng sinh và trong trường hợp suy giảm miễn dịch (Candida

albicans, Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans)…

Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện: Có 3 đường lây truyền chính

trong cơ sở y tế là lây qua tiếp xúc, giọt bắn và qua không khí.

Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện: NKBV gây ra những hậu quả

nặng nề với người bệnh cũng như các NVYT Các hậu quả của NKBV bao gồm:Tăng chi phí và tăng ngày điều trị

Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật

Trang 7

1.4 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT

Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự tại Thụy Sỹ thực hiện năm 1995

-1997 cho thấy 48% điều dưỡng tuân thủ rửa tay thường quy (RTTQ) và sau 3năm có chương trình can thiệp thấy tỷ lệ tuân thủ RTTQ tăng lên tới 66%;nghiên cứu đưa ra các chỉ số đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độtiêu thụ dung dịch rửa tay chứa cồn [9] Một nghiên cứu khác nhằm thu thập cácthông tin về RTTQ để từ đó đưa ra các biện pháp KSNK: trong số các sinh viênđiều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi theo bộ câu hỏi, có 80,2% sinh viên trả lời cóRTTQ sau mỗi lần làm thủ thuật cho người bệnh, thời gian trung bình một lầnRTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9% Kết luận từ nghiên cứu cho thấy tất cả cácsinh viên đều được học về cách rửa tay nhưng thực sự sinh viên vẫn chưa quantâm tới rửa tay và chưa thực hành được kiến thức đã học [9]

Tuân thủ rửa tay phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa taycủa NVYT còn rất thấp Tại Hoa Kỳ nghiên cứu vệ sinh bàn tay trong 12 thángcủa các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Mỹ bằng cách quan sát trực tiếp, các báocáo của nhân viên y tế, tính toán về sử dụng sản phẩm vệ sinh bàn tay Kết quảcho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay tại cơ sở là 26% Sau 12 tháng sử dụngsản phẩm tỷ lệ tuân thủ tăng lên 37% Nghiên cứu cũng chỉ ra việc tuân thủ vệsinh tay ở Hoa Kỳ có thể tăng khi thực hiện giám sát kết hợp với phản hồi cácnhân viên y tế [9]

Nghiên cứu tại Việt Nam

Khoảng hơn 10 năm trở lại đây việc vệ sinh bàn tay của NVYT được chútrọng hơn tại Việt Nam, do đó đã có nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề này.Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hương năm 2010 [5] và của Nguyễn ThịHồng Anh năm 2012 [1] đã chỉ rõ những yếu tố tăng cường, thúc đẩy tuân thủ

vệ sinh tay bao gồm: Các quy định chuyên môn của bệnh viện quy định nhânviên y tế phải TTRT; Kiểm tra, giám sát thường xuyên của bệnh viện khiến điềudưỡng RTTQ nhiều hơn; và tập huấn về RTTQ thường được tổ chức định kỳhàng năm giúp điều dưỡng cập nhật kiến thức về RTTQ và tầm quan trọng củaRTTQ trong phòng chống NKBV từ đó có thái độ và thực hành tuân thủ vệ sinhtay tốt hơn khi chăm sóc người bệnh

Nghiên cứu của Phùng Văn Thủy (2014) về đánh giá thực trạng tuân thủrửa tay thường quy và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện đakhoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 cho thấy 65,8% nhân viên có kiến thức tốt vềthực hành rửa tay Tỷ lệ tuân thủ các cơ hội rửa tay là 41,7%, tuân thủ tốt nhất

cơ hội “trước khi làm thủ thuật vô khuẩn” và “sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơthể” Tỷ lệ nhân viên y tế có thực hành rửa tay thường quy đạt là 14,8% [7].Các nghiên cứu của Phùng Văn Thủy và Nguyễn Thị Hồng Anh cũng chỉ ranhững yếu tố cản trở tuân thủ rửa tay thường quy bao gồm: Quá tải công việc cả

về thực hành chuyên môn lẫn việc hướng dẫn lâm sàng cho học sinh sinh viên,

Trang 8

công việc hành chính là nguyên nhân khiến điều dưỡng không đủ thời gianTTRT Phương tiện rửa tay (bồn rửa, hóa chất rửa tay, khăn lau tay và nướcsạch) thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng đến TTRT của điềudưỡng Nhiều nhân viên y tế không muốn vệ sinh tay do sử dụng dung dịch sátkhuẩn tay nhanh bằng cồn 70° gây khô da [1,7].

1.5 Khung lý thuyết

Các yếu tố liên quan tới tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế, đượcxây dựng trên nền tảng của mô hình lý thuyết thay đổi hành vi của (Precede-Proceed), có chỉnh sửa để phù hợp với đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, nữ hộ sinhđang công tác tại PKĐK Ngãi Cầu và 20 trạm y tế xã-thị trấn thuộc Trung tâm Y

tế huyện Hoài Đức - Hà Nội trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc người bệnh

- Nơi làm việc (Phòng khám, TYT)

Tuân thủ rửa tay

Giảm tỷ lệ Nhiễm khuẩn bệnh viện

Trang 9

Tiêu chuẩn loại trừ: là những cán bộ y tế làm hành chính, nghỉ thai sản, đihọc dài hạn; những cán bộ y tế không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2017

Địa điểm nghiên cứu

01 phòng khám đa khoa khu vực và 20 Trạm Y tế xã-thị trấn của Trung tâm

Y tế huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4 Cỡ mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ cho điều tra kiến thức, thái độ vềrửa tay thường quy: toàn bộ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinhđang công tác tại PKĐK Ngãi Cầu và 20 trạm Y tế xã-thị trấn trực thuộcTrung tâm Y tế huyện Hoài Đức - Hà Nội trực tiếp khám, điều trị và chămsóc người bệnh được mời tham gia vào nghiên cứu, tổng số 95 người

2.5 Phương pháp chọn mẫu

Chọn toàn bộ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh tại phòngkhám Đa khoa Ngãi Cầu và 20 trạm Y tế xã-thị trấn trực thuộc Trungtâm Y tế Hoài Đức (tổng số 95 bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuậtviên)

Mỗi bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên tham gia phát vấn đượcquan sát 04 lần rửa tay trong quá trình thu thập số liệu

2.6 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

Đo lường kiến thức và thái độ về rửa tay của NVYT được thực hiện bằngphương pháp phát vấn

Đánh giá tuân thủ rửa tay theo số cơ hội rửa tay của NVYT được thực hiệnbằng phương pháp quan sát có sử dụng bảng kiểm theo mẫu của TCYTTG Khi quan sát cơ hội rửa tay/sát khuẩn tay, mỗi đối tượng nghiên cứu đượcquan sát 04 lần

Công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi phát vấn được xây dựng theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới(Phụ lục 1)

Bảng kiểm được xây dựng trên bộ công cụ và cách tiến hành đánh giá tuânthủ rửa tay của tổ chức y tế thế giới (Phụ lục 2)

Trang 10

2.7 Tiêu chuẩn, cách đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay thường quy

Đánh giá kiến thức, thái độ tuân thủ RTTQ

Đo lường kiến thức và thái độ về rửa tay của NVYT được thực hiện bằngphương pháp phát vấn tự điền bộ câu hỏi, sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức

về rửa tay gồm 27 câu hỏi tự điền

Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là: 20 điểm Kiến thức được đánhgiá là Đạt khi số điểm lớn hơn hoặc bằng 13 điểm; Chưa đạt khi số điểm dưới

13 điểm

Đánh giá thực hành rửa tay thường quy

Đánh giá thực hành rửa tay/sát khuẩn tay theo số cơ hội rửa tay của NVYTđược thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm theo mẫu củaTCYTTG

Công thức dưới đây được tham khảo từ Tài liệu đánh giá tuân thủ rửa taycủa NVYT của TCYTTG để tính tỷ lệ tuân thủ rửa tay/vệ sinh tay [10]:

Số lần rửa tay của NVYT trong thời gian quan sát

Tỷ lệ TTRT = - X 100

Tổng số cơ hội phải rửa tay của NVYT trong thời gian quan sátCác cơ hội rửa tay/sát khuẩn tay trong phạm vi nghiên cứu được thực hiệntheo quy định tại Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 vềviệc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanhbằng dung dịch chứa cồn Các cơ hội rửa tay/sát khuẩn tay bao gồm:

Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (động chạm vào NB)

Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn

Sau khi tiếp xúc với người bệnh

Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể

Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt vùng xung quanh người bệnh

Tuân thủ rửa tay là có rửa tay với nước hoặc rửa tay với xà phòng hoặc sátkhuẩn tay bằng cồn/dung dịch chứa cồn khi có cơ hội rửa tay

Thực hành RTTQ đúng là rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sátkhuẩn có chứa cồn/cồn theo đúng quy định

Các yếu tố liên quan đến tuân thủ RTTQ

Mô tả các yếu tố liên quan đến tuân thủ RTTQ

Xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ với tuânthủ RTTQ

2.8 Phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và sử dụng phần mền SPSS 16.0 để

Trang 11

phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu và đềuđồng ý tham gia nghiên cứu

Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hoá

2.10 Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục

Hạn chế của nghiên cứu

Do nguồn lực về thời gian và nhân lực hạn chế nên nghiên cứu chỉ đượcthực hiện qua một điều tra cắt ngang nên kết quả nghiên cứu chỉ đánh giá đượctại thời điểm nghiên cứu

Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Sai số

Việc thu thập thông tin ở cán bộ y tế chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kếsẵn và được thực hiện khi cán bộ y tế đang làm việc nên có thể gặp sai số

do tâm lý của cán bộ y tế tham gia nghiên cứu

Việc thu thập thông tin ở nhân viên y tế đôi khi mang tính chủ quan, cảm tínhcủa người tham gia trả lời phiếu phát vấn

ĐTNC có thể phát hiện ra mình bị quan sát do đó có thể ý thức tuân thủ rửa tay tốt hơn tại thời điểm bị quan sát

Trang 12

Về chuyên môn, cán bộ điều dưỡng, KTV, NHS chiếm tỷ lệ cao (65%) trong khibác sỹ chiếm tỷ lệ 35%.

Trang 13

3.2 Kiến thức vệ sinh bàn tay của đối tượng nghiên cứu

Kết quả khảo sát kiến thức (Biểu đồ 3.2.1) cho thấy nhân viên Y tế hầu như có

kiến thức đúng về lợi ích của VSBT:

Biểu đồ 3.2.1 Kiến thức đúng của ĐTNC về lợi ích của VSBT

Chú thích:

Cột 1: Tỉ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về nội dung: Bàn tay của nhân viên

Y tế là tác nhân quan trọng trong lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện;

Cột 2: Tỉ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về nội dung: Rửa tay thường quy giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân họ;

Cột 3: Tỉ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về nội dung: Tuân thủ rửa tay thường quy loại bỏ hầu hết vi khuẩn thường trú trên da bàn tay;

Cột 4: Tỉ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về nội dung: Rửa tay thường quy là biện pháp đơn giản, hiệu quả nhưng ít tốn kém để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.

Trang 14

Qua biểu đồ 3.2.2 cho thấy Kiến thức của nhân viên Y tế về 6 bước rửatay trong quy trình RTTQ khá cao với 72% là nhớ quy trình 6 bước đúng và28% cán bộ còn nhớ sai quy trình.

Bảng 3.2 Kiến thức đúng của NVYT về thời gian một lần RTTQ

Dung dịch rửa tay Thời gian cho một lần RTTQ Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy kiến thức đúng của NVYT về thời gian

rửa tay thường quy còn thấp Có 34% cán bộ Y tế biết rằng rửa tay với nước và

xà phòng với thời gian 30-60 giây và 32% biết rằng rửa tay với dung dịch sátkhuẩn tay nhanh chứa cồn với thời gian hợp lý là 20-30 giây

Ngày đăng: 01/05/2018, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w