1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử tư tưởng chính trị tư TƯỞNG NHÂN NGHĨA của NGUYỄN TRÃI

31 282 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 252,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” (Hồ Chí Minh) Lịch sử dân tộc Việt Nam là công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong dòng chảy hào hùng ấy đã sản sinh ra biết bao cá nhân anh hùng. Trong số những nhà tư tưởng yêu nước đầu thếa kỷ XV, Nguyễn Trãi được khẳng định là người xuất sắc nhất. Để có được sự đánh giá đó khôngchỉ do cuộc đời đức độ hay những công lao to lớn về quân sự mà quan trọng trước hết là nhờ tư tưởng vượt tầm thời đại của ông. Như vua Lê Thánh Tông đã từng đưa ra lời nhận định: “Ức Trai tâm thượng sao Khuê tảo”. Một trong số đó là tư tưởng nhân nghĩa, nổi bật trong tư tưởng này là “yêu dân”, một tư tưởng đã được ông nâng lên khái quát thành quy luật bất biến trong mọi công cuộc cứu nước và dựng nước của lịch sử dân tộc. “Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc là tinh hoa của dân tộc”(1). Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói, chúng ta không thể không tìm hiểu, nghiên cứu và học tập. Nguyễn Trãi là một trong số những đoá hoa quý, đẹp nhất của dân tộc, một tấm gương sáng chói của dân tộc. Chúng ta có nhiệm vụ phải làm sáng rõ hơn nữa đạo đức, công lao, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, để bản thân chúng ta và các thế hệ mai sau có thể tiếp thu và kế thừa, phát huy những truyền thống ưu tú của dân tộc đã cung đúc vào Nguyễn Trãi một người Việt Nam kỳ diệu cách đây hơn 500 năm. Cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi như một vết đen trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cuộc đời đầy gian truân của ông như dân tộc Việt Nam ;có những lức tưởng như cận kề với cái chết nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình, gạt bỏ mọi cám dỗ tầm thường nêu cao đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, hoà mình vào cuộc sống của nhân dân với tấm lòng cảm thông sâu sắc. Nhân cách ấy, con người ấy, tư tưởng ấy thật vĩ đại Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng nhân nghĩa của ông nói riêng. Thế nhưng với vị thế và ảnh hưởng của ông đối với lịch sử thì việc nghiên cứu về Nguyễn Trãi là một đề tài không bao giờ cũ. Nó không chỉ giúp cho bản thân người tiến hành hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi mà còn đối với những cá nhân khác. Đồng thời trước thực trạng yếu kém hay có những cái nhìn sai lệch về lịch sử trong giới trẻ hiện nay cũng như một số công trình nghiên cứu chưa thực sự đi sâu vào tư tưởng của Nguyễn Trãi đã thôi thúc em tìm hiểu đề tài “Tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi” ở phạm vi một bài tiểu luận. Như thế có nghĩa là trong bài tiểu luận này, khía cạnh được nghiên cứu là tư tưởng “nhân nghĩa” – đây là tư tưởng hàng đầu xuyên suốt trong cuộc đời của Nguyễn Trãi. Tư tưởng ấy bắt nguồn từ lòng yêu nước, thương dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân của Nguyễn Trãi. Đó là đặc điểm rất lớn trong tư tưởng và đạo đức làm người của Nguyễn Trãi. Với ý nghĩa mang tính lịch sử và thời đại, em quyết định chọn đề tài tiểu luận là “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” để góp phần chứng minh và làm rõ hơn tư tưởng nhân nghĩa của ông, và để chứng minh thêm sức sống lâu bền của nó trong chiều dài lịch sử dân tộc và lấy ý tưởng này làm nền tảng cho các nhà chính trị tương lai để xây dựng tư tưởng nhân cho mình. Từ tư tưởng đó chúng ta tìm hiểu và vận dụng tư tưởng của ông vào điều kiện hiện nay, phát huy những tư tưởng tích cực và tiến độ để phù hợp với điều kiện của đất nước để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng to đẹp hơn.

Ngày đăng: 27/04/2018, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Đồng – Nguyễn Trãi người anh hùng giải phóng dân tộc nhân dân số 3099, ngày 19/9/1962 Khác
2. Phạm Văn Đồng – Võ Nguyên Giáp: Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại nhà văn hoá kiệt xuất Khác
3. Nguyễn Lương Bích – Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, NXB Quân đội nhân dân 1973 Khác
4. Nguyễn Tường Minh – Nguyễn Trãi – Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hoá thế giới Khác
5. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên) Lịch sử tư tưởng chính trị Khác
6. Lênin toàn tập – NXB Sự thật – HN 1961 Khác
7. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) Lịch sử tư tưởng Việt Nam – NXB Khoa học xã hội, HN 1993 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w