1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non

28 324 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non Nhiệm vụ: - Tìm hiểu thực trạng của tr

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng Cùng với một sốngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của conngười Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cáchthức khác nhau Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triểnkhai theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi” và giáo dục âm nhạc cũngvậy Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ chotrẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, tìnhyêu thương con người Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiệnnâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng,củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạtđộng âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âmnhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện,hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực

Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là mộtloại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, khảnăng tập trung chú ý…Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xungquanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âmnhạc là thế giới thần kì đầy cảm xúc, thế giới âm nhạc đem lại cho trẻ vẻ đẹptrong tâm hồn; những bài hát giản dị, có tính chất nghệ thuật, phù hợp với lứatuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tìnhcảm thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Là giáo viên chủ nhiệm lớp lá, qua các giờ hoạt động âm nhạc hàng ngàytôi nhận thấy các cháu tỏ ra chưa hứng thú tham gia vào giờ học, khả năng thểhiện cảm xúc, hưởng ứng khi nghe một ca khúc, bản nhạc còn hạn chế Đa phầncác cháu hát sai lời, sai giai điệu chưa đúng nhạc ở những nốt lên cao hoặc nốt

Trang 2

xuống thấp, kĩ năng hát kết hợp vỗ tay, vận động theo nhạc còn hạn chế Ngoài

ra, khi tổ chức các buổi biễu diễn văn nghệ cuối chủ đề, trong ngày hội, ngày lễthì các cháu tỏ ra nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia Nắm được đặc điểm củatrẻ lớp mình phụ trách, với mong muốn mang âm nhạc đến gần với cuộc sống

của trẻ hơn tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Ea Tung” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu:

- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc

cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non

Nhiệm vụ:

- Tìm hiểu thực trạng của trẻ trong hoạt động âm nhạc như cảm xúc khinghe nhạc nghe hạt; kĩ năng hát, vận động sử dụng dụng cụ âm nhạc; và khảnăng biểu diễn trong hoạt động văn nghệ, ngày hội, ngày lễ

- Đánh giá chất lượng các giờ giáo dục âm nhạc ở các lớp 5-6 tuổi tạitrường về chuẩn bị, cách tổ chức kết quả thu được trên trẻ để đưa ra các biệnpháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ

3 Đối tượng nghiên cứu

- Một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Ea Tung- xã Ea Na- Huyện Krông Đăk Lăk

Ana Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018

5 Phương pháp nghiên cứu

a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 3

b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

II Phần nội dung

1 Cơ sở lí luận

Nói về tầm quan trọng của âm nhạc mầm non, không ai có thể phủ nhậnđây là loại hình nghệ thuật tác động sớm nhất đến tâm lý và tình cảm của trẻ.Những ca khúc hay không chỉ mang lại những cảm xúc trong sáng, lành mạnhnơi tâm hồn trẻ thơ mà còn giáo dục các em biết yêu gia đình, thầy cô, bè bạn,yêu quê hương, đất nước

Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe vàcảm xúc cho trẻ Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ nhưng ở những năm đầu tiêncủa cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ,thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xungquanh Khi trẻ bước vào tuổi Mẫu giáo, nhất là từ 5 tuổi trở lên thì trẻ đã cảmnhận được những bài hát và những điệu nhạc hay Tuy nhiên lòng yêu thích âmnhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ say mê, cócháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàncảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh Vì thế giáo dục âm nhạccho trẻ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục Đặc biệt để nâng cao chấtlượng trong giờ học âm nhạc, tăng sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ, giáo viênphải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạcvới các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cáchlôgich, có hiệu quả

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Trường Mầm non Ea Tung luôn được sự quan tâm từ phía lãnh đạo Phòng

và các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên

Trang 4

trường đã có 8 phòng học khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị phục vụ cho việchọc âm nhạc cũng tương đối đầy đủ như: đầu máy, tivi, máy tính…Sân bãi rộngrãi thích hợp cho việc tổ chức, biễu diễn.

Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đa phần là giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết và rấtnăng động, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn Chất lượng giảng dạy cũngđược nâng cao theo từng năm học

Qua khảo sát thực trạng tổ chức giờ hoạt động âm nhạc tại lớp Lá trường MN Ea Tung tôi nhận thấy, tuy các cháu ở cùng độ tuổi nhưng trình độkhông đồng đều Có cháu thể hiện niềm yêu thích của mình khi nghe nhạc nghehát, thể hiện cảm xúc trên nét mặt, đung đưa, nhún nhẩy, có cháu thì thờ ơ, lãnhđạm; có cháu thuộc rất nhanh các bài hát, biết hát đúng nhạc và tự tin khi thểhiện ngược lại rất nhiều cháu thụ động, chưa mạnh dạn, nhiều cháu phát âm cònngọng, hát chưa rõ lời, chưa đúng giai điệu, khẳ năng hát và kết hợp vận độngminh hoạ, múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc còn hạn chế, hầu như trẻ chưa theokịp nhạc, Một số trẻ dân tộc chưa học qua các lớp Mầm, Chồi, khả năng nhậnbiết cũng như hiểu và nói ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế, ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc tiếp thu âm nhạc Một số trẻ lại rất hiếu động nên thường khôngchú ý trong giờ học gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài trên lớp Đa số trẻ làcon em của gia đình làm nông, bố mẹ ít quan tâm đến trẻ, chưa thật sự đáp ứngđược nhu cầu âm nhạc cho trẻ, ít tạo điều kiện cho trẻ được nghe nhạc, nghe hát;một số gia đình chưa có điều kiện mua đĩa nhạc thiếu nhi cho trẻ nghe trong thờigian ở nhà

1-Bên cạnh đó giáo viên mầm non chỉ được học một số kiến thức khá cơbản về âm nhạc, nên chưa có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc; thờigian đứng lớp cả ngày nên việc bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng âm nhạc còn gặpnhiều khó khăn mặc khác việc đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn âmnhạc còn chưa ít, chưa thật sự mang lại hiệu quả khi sử dụng

- Đặc điểm tình hình của lớp

Trang 5

Tổng số học sinh : 34 trẻ ; Nam: 21; Nữ : 13; Dân tộc : 06

Giáo viên : 2GV/ lớp ; Trình độ : trên chuẩn

- Kết quả khảo sát đầu năm

Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ%

1 Trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ, tình cảm khi

nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc.

3 Nội dung, hình thức của giải pháp

a Mục tiêu của giải pháp

Các giải pháp nêu ra trong đề tài đều nhằm mục đích giúp giáo viên có sựlinh hoạt, đầu tư đổi mới trong cách tạo môi trường cảm xúc âm nhạc cho trẻ;sưu tầm và sử dụng có hiệu quả trò chơi âm nhạc; sáng tạo dụng cụ âm nhạc giáo dục âm nhạc cho trẻ trong mọi hoạt động trong ngày, tránh sự nhàm chánkhi tổ chức trong giờ hoạt động âm nhạc và tổ chức biểu diễn văn nghệ giúp trẻmẫu giáo 5- 6 tuổi hứng thú tích cực với môn học

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú hoạtđộng âm nhạc

Trong bất cứ hoạt động nào được tổ chức trong trường mầm non thì việcxây dựng môi trường hoạt động đều đóng một vai trò hết sức quan trọng, nógiúp trẻ có hứng thú, khơi gợi niềm yêu thích và khắc sâu hơn kiến thức mà trẻ

đã tiếp thu trong giờ học Nhận thức được điều đó bản thân tôi luôn đầu tư vào

Trang 6

việc tạo môi trường âm nhạc cho trẻ hoạt động: Môi trường được đề cập ở đâyđược hiểu đó là: môi trường âm thanh và môi trường hình ảnh

- Môi trường âm thanh

Ngay từ đầu năm học tôi đã dành một phần thời gian của mình để sưu tầmcác bài hát theo từng chủ đề và lưu vào usb theo từng folder Cùng với kế hoạchcủa Phòng giáo dục trong việc tổ chức hội thi “ Cô và trẻ mầm non hát dân ca”trong năm học 2017- 2018 tôi đã lựa chọn một số bài hát dân ca phù hợp với trẻđưa vào trong chương trình cho trẻ làm quen

Buổi sáng khi đón trẻ vào lớp, buổi chiều trả trẻ, tôi dùng usb đã ghi cácbài hát trước đó mở nhạc trên radio theo chủ đề đang giảng dạy tạo cho trẻ có cơhội được nghe nhiều bài hát bản nhạc, khơi gợi ở trẻ tình yêu âm nhạc, trẻ đượcnghe nhiều càng ghi nhớ rõ lời bài hát, thuộc giai điệu và trẻ có xu hướng háttheo thể hiện cảm xúc của mình như nhún nhảy, đong đưa, vận động sáng tạotheo bài hát, bản nhạc Sau đây là một số bài hát tôi đã chọn lọc theo từng chủđề

Trường mầm

non-Tết trung thu

Rước đèn tháng 8Múa sư tử thật là vuiCháu đi mẫu giáo

Đi họcHoa bé ngoanTrường chúng cháu là trường mầm non

Em đi mẫu giáoHoa vườn trườngCháu vẫn nhớ trường mầm non

Trang 7

Trường emVui tới trườngLời chào buổi sángLớp chúng ta kết đoàn

Bé cưngThiên đàng búp bêNgày vui của bé

Trang 8

Cháu yêu cô thợ dệtRềnh rềnh ràng ràng

Em đi giữa biển vàng Thực vật

Tết mùa xuân

Lý cây bông ( dân ca Miền nam)

Lý đất giồng (dân ca Quảng Nam)Quả

Xòe hoa ( dân ca Thái)Màu hoa

Cây trúc xinh ( dân ca Miền bắc)Vườn cây của ba

Bèo dạt mây trôi ( Dân ca Miền Bắc)Hoa thơm bướm lượn

Sắp đến tết rồi

Ôi ông địaXúc xắc xúc xẻĐộng vật Gà gáy le té ( dân ca Coong Khao)

Họ nhà kì nhông

Trang 9

Phi ngựa Chú gà chú vịtGọi bướmHoa thơm bướm lượn ( dân ca Miền bắc)Con ếch ộp

Con cào càoCon chim vành khuyênChú khỉ con

Chú voi con ở Bản ĐônTôm, cua, cá thi tàiChim sáo

Đi đâu mà vội mà vàngHiện tượng tự nhiên Gánh gánh gồng gồng

Trồng câyBé và trăngÔng mặt trời óng ánhMưa phùn

Trang 10

Gọi nắngNgôi sao nhỏĐếm saoThằng cuội

Quê hương- Bác Hồ

Trường tiểu học

Ông tiên Bác HồĐêm qua em mơ gặp Bác Hồ

Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí MinhNhớ giọng hát Bác Hồ

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Em nhớ Tây NguyênSáng trong buôn ( dân ca Tây nguyên)Inh lả ơi ( dân ca Thái)

Múa với bạn Tây NguyênÁnh trăng hòa bình

Mời bạn vui múa caTạm biệt búp bê

- Môi trường hình ảnh

Khi cho trẻ tham gia vào tiết hoạt động âm nhạc, tôi thường chú trọng đếnviệc tạo môi trường trong lớp, những hình ảnh nêu lên nội dung bài hát được côchú ý trang trí trên mảng tường, phong màn; các dụng cụ âm nhạc như loa, đài,đàn organ, trang phục là những phương tiện không thể thiếu Trong giờ hoạtđộng âm nhạc trẻ được cảm nhận không gian lớp học hấp dẫn với nhiều hìnhảnh, dụng cụ, trang phục âm nhạc phong phú liên quan đến bài hát, trẻ được xem

Trang 11

cô biểu diễn được hát các bài hát mầm non và cùng cô trò chuyện về ý nghĩa,nội dung bài hát sé giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật âm nhạc một cách dễ dàng.

Ví dụ: Khi hát cho trẻ nghe bài “ Inh là ơi” (dân ca Thái), cô tạo môitrường ở góc lớp treo một số hình ảnh về nếp sống của người dân tộc Thái, bêncạnh có giá treo trang phục, cô cho trẻ quan sát và nhận xét một số nét đặc trưng

về cuộc sống, về trang phục người Thái, sau đó cô mặc trang phục và biễu diễncho trẻ xem, điều này sẽ giúp trẻ hứng thú nghe, thưởng thức và cảm xúc âmnhạc của trẻ được phát triển Hay khi tổ chức cho trẻ vận động minh hoạ bài hát

“ Cháu thương chú bộ đội” cô tạo dựng bức tranh có hình ảnh chú bộ đội đứnggác nơi biên cương, hải đảo xa xôi và hình ảnh các cháu bé vui vầy bên các chú.Khi trẻ vận động minh hoạ và được quan sát những hình ảnh như vậy gợi lêncho trẻ tình cảm khi thể hiện các động tác, trẻ sẽ sáng tạo động tác theo cảm xúccủa bản thân hay khi cho trẻ vận động minh hoạ bài “ Cái Mũi” cô hoá trangthành chú hề với điểm nhấn là cái mũi dài sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và tích cựchơn trong hoạt động

Ngoài việc tạo môi trường hình ảnh phục vụ trong giờ giáo dục âm nhạc,thì việc trang trí trong góc âm nhạc cũng được cô chú ý Ngoài giờ hoạt độngchung trẻ sẽ được chơi ở góc âm nhạc, thể hiện bản thân qua lời ca, tiếng hát quacác điệu múa hay sử dụng các dụng cụ âm nhạc chính vì điều đó tôi luôn sắp xếpcác phương tiện âm nhạc gọn gàng vừa tầm với trẻ, các hình ảnh ở góc âm nhạctôi thiết kế theo kiểu bản gài để thuận tiện trong việc thay đổi tạo sự mới mẻ hấpdẫn tránh sự nhàm chán cho trẻ theo tứng chủ đề

Ví dụ: Ở chủ đề “tết và mùa xuân” tôi sử dụng phong màn có trang trícảnh các bé đi chúc tết, hình ảnh bánh chưng, hoa mai hoa đào các nốt nhạc tạokhông khí của ngày tết điều này tạo cho trẻ cảm xúc khi thể hiện các bài hát bảnnhạc trong góc chơi của mình

Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc linh hoạt, sáng tạo

Trang 12

Trong mọi hoạt động học tập hay vui chơi của trẻ ở trường Mầm non, việcchủ động linh hoạt, sáng tạo của cô trong tiết học đều mang lại hiệu quả cao, trẻ

sẽ không cảm thấy nhàm chán khi tham gia hoạt động mà tỏ ra vô cùng hàohứng, hưởng ứng tích cực tiếp thu các kiến thức âm nhạc một cách tự nhiênkhông gò ép Trong giải pháp này tôi muốn đề cập đến 2 nội dung quan trọng đểlàm sao tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt, sáng tạo

- Thứ nhất là lựa chọn phù hợp các nội dung trong tiết dạy: ca hát, vậnđộng, nghe nhạc-nghe hát và trò chơi âm nhạc Việc kết hợp hài hoà giữa cácnội dung này sẽ làm hấp dẫn trẻ, kích thích khả năng tò mò và tăng mức độ cảmxúc cho trẻ

Ví dụ: Với chủ đề Quê hương của bé, dạy hát bài “ Múa với bạn TâyNguyên” cho trẻ hát phối hợp đánh tay đi vòng tròn theo điệu múa xoang TâyNguyên, kết hợp nghe nhạc- nghe hát bài dân ca Tây nguyên “ Sáng trongbuôn”, trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ ( Âm thanh nhạc cụđược đưa vào trò chơi là của các dân tộc Tây Nguyên: Đàn tơ rưng, đàn đá,chiêng tre, chiêng đồng

- Thứ hai sáng tạo trong hình thức tổ chức: Khi cho trẻ luyện tập trong giờhoạt động âm nhạc tôi thường sáng tạo thành trò chơi

Ví dụ: Để rèn luyện cho trẻ hát bài “ Gà gáy le té” ( Dân ca Cống Khao)tôi tổ chức luyện hát bằng hình thức trò chơi “Hát đối đáp” đội nữ, đội nam hátxen kẽ từng câu 1

Đội nữ Đội namCon gà gáy le té, le sang rồi ai ơi Gà gáy té le té le sang rồi ai ơi.Nắng sớm lên rồi, dạy lên nương Rừng và nương xanh đã sáng

đã sáng rồi ai ơi rồi ai ơi

Hoặc trò chơi “Hát theo tay cô đánh nhịp” : Khi tay cô đánh nhịp rộng trẻhát to, khi tay cô đánh nhịp hẹp thì trẻ hát nhỏ hay trò chơi “Hát nối tiếp”: Cô

Trang 13

đánh nhịp một tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp bằng cả 2 tay thì

cả lớp cùng hát

Với các trò chơi như vậy trẻ sẽ nhanh chóng thuộc lời ca, giai điệu bài hát

mà không cảm thấy chán hay mệt mỏi

Ngoài ra khi trẻ luyện tập vận động vỗ tay khi hát: tôi thường kích thích

sự hứng thú của trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng các bộ phận trên cơ thể như vỗtay lên vai, lên đùi, tay chống hông, dậm chận theo phách, nhịp, lời ca

Giải pháp 3: Tăng cường sửa sai, khen ngợi trẻ

Mỗi trẻ có một đặc điểm tâm sinh lý riêng, không phải cháu nào cũngphát triển đồng đều như nhau, các cô giáo chúng ta thường chú ý đến số đônghọc sinh hơn là việc sửa sai cho từng cá nhân trẻ Chính vì vậy trong mọi tiếthọc giờ chơi của trẻ tôi luôn để tâm đến các lỗi mà cháu thường mắc phải khitham gia vào hoạt động âm nhac, tôi ghi chép cẩn thận vào sổ và tận dụng tronggiờ học hoặc hoạt động mọi lúc mọi nơi để hướng dẫn, sửa sai cho trẻ

- Những lỗi trẻ hay mắc phải

+ Sai về tiết tấu, giai điệu

+ Sai về âm điệu luyến láy

+ Sai về lời ca

+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện

+ Sai khi khi vỗ tay gõ đệm theo nhạc

Ví dụ 1: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này

có tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát khác Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hátvừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để trẻ hát theo cho đúng

Ví dụ 2: Bài ''Cô và mẹ'' Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát

thành ''Cô và mẹ và các cháu là con'' Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lầnsau đó hát lại kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng

Trang 14

Ví dụ 3: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội

dung bài hát Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tìnhcảm, trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình

Ví dụ 4: Khi cho trẻ hát bài “ Inh lả ơi” Câu hát “ Khắp núi rừng Tây Bắcsáng ngời” thì trẻ thường quên luyến ở chữ “ngời” Tôi sửa sai bằng cách hátnhiều lần cho trẻ nghe giải thích cho trẻ biết chữ “ngời” nên ngân dài và nhỏ dần

Trong giờ học cô giáo luôn quan tâm đến tất cả các trẻ, khen ngợi trẻ hátđúng hát hay, khuyến khích và nhẹ nhàng sửa sai cho các cháu, tôn trọng trẻ vàtuyệt đối không so sánh cháu này với cháu khác Hoạt động dạy học là một bộphận của quá trình giáo dục Nộ dung bài học không chỉ đơn thuần là để hoànthiện nội dung cần dạy cho trẻ mà là phương tiện giáo dục Nhận thức được điềunày bản thân tôi luôn quan sát chú ý đến từng cá nhân trẻ nhận xét xem trongquá trình học cháu có hoạt động không? Có thích thú hay thờ ơ, lãnh đạm từ đótìm hiểu nguyên nhân và động viên khuyến khích giúp trẻ hoà nhập với bạn bè,thích thú với hoạt động âm nhạc

Giải pháp 4: Sưu tầm cải biên một số trò chơi âm nhạc, tạo lời mới chobài hát

Để giúp trẻ trở nên thoái mái hơn với các giờ học âm nhạc thì việc tạo ranhững trò chơi âm nhạc mới lạ, sáng tạo sẽ góp phần củng cố tình yêu âm nhạccho trẻ Sau đây là một số trò chơi âm nhạc tôi đã sưu tầm và cải biên lại để phùhợp hơn với điều kiện trường, lớp:

*Trò chơi: Ghi nhớ dấu chân

- Mục đích: trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các tiếttấu khác nhau và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định

- Chuẩn bị: phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lăc

- Cách chơi: cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần chơi tương ứng với sốvòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh dấu theo thứ

Ngày đăng: 25/04/2018, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w