1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm bồi dưỡng giao lưu tiếng việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số

22 580 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành chohọc sinh dân tộc thiểu số DTTS đã trở thành hoạt động thiết thực của ngành Giáodục và Đào tạo, được áp dụng rộng rãi ở

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một phong tục,tập quán và chữ viết riêng, nhưng điểm chung là tất cả các dân tộc đều sử dụngtiếng Việt để giao tiếp và học tập

Trong những năm gần đây, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành chohọc sinh dân tộc thiểu số (DTTS) đã trở thành hoạt động thiết thực của ngành Giáodục và Đào tạo, được áp dụng rộng rãi ở cấp tiểu học Hoạt động này không nhữngchia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, học tập và rèn luyện kỹ năng tiếng Việt cho các emDTTS tại các trường tiểu học trong toàn huyện, toàn tỉnh, mà còn là một sân chơi

bổ ích, góp phần phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp học sinh yêuthích môn học Tiếng Việt Đồng thời xoá đi rào cản về ngôn ngữ giữa tiếng Việt

và tiếng dân tộc, giúp các em được giao lưu, học hỏi, tự tin, mạnh dạn hơn tronghọc tập và sinh hoạt Chính vì vậy, để hoạt động giao lưu “Tiếng Việt của chúngem” dành cho học sinh DTTS tại các cơ sở có chất lượng đòi hỏi các nhà trườngcần chú trọng, quan tâm giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và công tác bồidưỡng các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nói riêng là vô cùng quan trọng

Đối với bản thân, nhiều năm được nhà trường cũng như Lãnh đạo PhòngGiáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phân công nhiệm vụ bồi dưỡng các em học sinhDTTS tham gia giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cấp huyện, cấp tỉnh Mặc dùđối tượng học sinh khi tham gia giao lưu các cấp đã được chọn lọc trong tổng sốhọc sinh DTTS của toàn trường (đối với cấp huyện) và từ các đơn vị (đối với cấptỉnh) nhưng tôi thấy: phần lớn kĩ năng nói, viết, sử dụng tiếng Việt của các em cònhạn chế, thiếu tự tin trước tập thể; nhiều em thực sự chưa có năng khiếu về múa,hát hoặc hùng biện, Đó là khó khăn lớn nhất của bản thân cũng như giáo viênthực hiện công tác bồi dưỡng Là một cán bộ quản lý, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩlàm thế nào để khắc phục khó khăn trên để luôn giữ vững và phát huy các thànhtích đã đạt được, góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học, giúp các emDTTS yêu tiếng Việt hơn và mạnh dạn, tự tin trước tập thể Xuất phát từ những lí

do trên, năm học này tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm bồi dưỡng Giao lưu Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Giúp học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường phát triển tốt các kĩ năngnghe, nói, đọc, viết; yêu thích tiếng Việt và mở rộng vốn hiểu biết về tiếng Việt

Trang 2

Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trước tập thể, yêu quý bản sắc văn hóa dân tộc, từ

đó vận dụng tốt vào các môn học và hoạt động giáo dục

Nghiên cứu thực trạng của đơn vị và đưa ra một số biện pháp giúp học sinhham thích học tập môn Tiếng Việt, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho họcsinh DTTS và chất lượng môn Tiếng Việt trong trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác bồi dưỡng giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinhdân tộc thiểu số

4 Giới hạn của đề tài

Chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tham gia giao lưu “Tiếng Việt củachúng em” cấp huyện, cấp tỉnh của trường TH Trần Phú qua các năm học 2012 -

2013 đến năm học 2016 - 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp trải nghiệm thực tế

Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt môn Tiếng Việt của học sinh dântộc thiểu số, ngày 18/11/2010 đồng chí Mông Ký Slay - Vụ trưởng Vụ Giáo dụcDân tộc - thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai công văn số7758/BGDĐT-GDDT V/v tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho họcsinh DTTS chỉ đạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức hoạt độnggiao lưu tiếng Việt cho học sinh DTTS với chủ đề “Tiếng Việt của chúng em”

Trang 3

Hình thức tổ chức là thành lập các đội tham gia giao lưu ở các cấp (cấp trường, cấphuyện, cấp tỉnh); tiến hành giao lưu giữa học sinh các lớp trong khối, giữa cáctrường trong huyện và giữa các huyện trong tỉnh Tổ chức chấm điểm cho mỗi nộidung giao lưu để tạo không khí thi đua giữa các lớp, các trường, các huyện, cáctỉnh.

Đắk Lắk là nơi hội tụ 47 dân tộc anh em cùng chung sống, tạo cho mảnh đấtnày có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và đa dạng Chiếm hơn 32% tổng dân số trênđịa bàn tỉnh, con em đồng bào dân tộc thiểu số sống trải đều khắp từ nông thôn đếnthành thị.Theo thống kê đầu năm học 2017-2018, tỉ lệ học sinh DTTS cấp tiểu họcchiếm số lượng cao nhất (trên 40% số học sinh toàn tỉnh) Vì thế tỉnh Đắk Lắk đã

có nhiều biện pháp tích cực trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu sốnhư: chỉ đạo dạy tăng thời lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một từ 350 tiếtlên 500 tiết; tổ chức dạy học theo tài liệu Bài tập bổ trợ tiếng Việt cho học sinh cáclớp 1,2,3; ưu tiên dạy 2 buổi/ngày đối với học sinh lớp 1, Đặc biệt, quan tâm chỉđạo các đơn vị trường học từ cấp trường đến cấp tỉnh đẩy mạnh hoạt động giao lưu

“Tiếng Việt của chúng em” Tính đến nay, Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã tổ chức nhiềuhoạt động sáng tạo, thiết thực, trong đó có 03 lần tổ chức hoạt động giao lưu

“Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh DTTS cấp tỉnh

Hiện nay, toàn ngành đang tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, nâng cao hơnnữa chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục học sinh dân tộc, Đề án 1008/QĐ-CP vềtăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của Chính phủ thực sự có ýnghĩa Việc đưa tiếng Việt đến với học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộcthiểu số nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc

để các em tiếp thu kiến thức của những môn học khác và giao tiếp tự tin hơn Đểtiếp thêm tình yêu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, phát triển cho các embốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo,giúp các em tự tin, mạnh dạn khi đến trường, hàng năm trường Tiểu học Trần Phú

đã chú trọng hoạt động giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinhDTTS và tổ chức dạy học tăng thời lượng đối với môn Tiếng Việt cho các em họcsinh tại Phân hiệu Buôn Trấp

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Trường Tiểu học Trần Phú là một đơn vị hàng năm có sĩ số học sinh đôngnhất toàn huyện, trong đó tỉ lệ học sinh DTTS chiếm khá cao (219/721 em, tỉ lệ

Trang 4

33,3%) và có một điểm trường với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số tại chỗ.Mặc dù nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, đội ngũ giáo viên cónăng lực chuyên môn vững vàng và đã tổ chức dạy học Tiếng dân tộc (tiếng Ê-đê)cho các em học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 tại phân hiệu Buôn Trấp nhưng chất lượngmôn Tiếng Việt cũng như các môn học khác của học sinh DTTS hàng năm vẫn cònthấp so với học sinh toàn trường Ngoài ra, hàng năm việc tổ chức giao lưu “TiếngViệt của chúng em” dành cho học sinh DTTS cấp trường và công tác bồi dưỡng độituyển tham gia giao lưu các cấp cũng gặp rất nhiều khó khăn Tất cả những vấn đềtrên đều xuất phát từ một số nguyên nhân sau :

- Đa số học sinh DTTS học tập tại nhà trường khả năng tiếp thu chậm, vốntiếng Việt hạn chế, khó khăn về cách phát âm Nhiều em đọc viết chưa thông thạo,

kĩ năng giao tiếp thiếu mạnh dạn trước tập thể Tỉ lệ học sinh lưu ban hàng năm tạiphân hiệu còn cao

- Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh DTTS tại gia đình vàcộng đồng hạn hẹp và không thuần nhất

- Nhiều tiết tiếng Việt giáo viên chưa gây được hứng thú học tập cho các em

- Một số giáo viên chưa quan tâm tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa nênchưa khích lệ, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực

- Đội tuyển các khối lớp tham gia giao lưu cấp trường chất lượng chưa cao.Việc tìm kiếm trang phục và các phụ kiện đúng nguồn gốc, đúng nguyên bản củatừng dân tộc xưa kia để lại rất là hiếm hoi

* Những yếu tố tác động các nguyên nhân trên là:

Thứ nhất, nhiều học sinh hoàn cảnh gia đình kinh tế còn khó khăn, bố mẹ đi

làm ăn xa nhà, chưa quan tâm đúng mực về việc học tập của các con, còn giaokhoán cho nhà trường

Thứ hai, thực tế cho thấy học sinh DTTS chỉ sử dụng tiếng Việt khi ở trường,

còn khi về nhà các em giao tiếp với bố mẹ và cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ Đóchính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng TiếngViệt của các em gặp nhiều khó khăn Do đó, việc xây dựng môi trường tiếng Việtcho học sinh DTTS ngay tại gia đình và cộng đồng là việc làm không thể thiếunhằm tăng cường tiếng Việt thực sự hiệu quả

Thứ ba, vì trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều, nhiều em bị hổng

kiến thức cơ bản từ các lớp dưới Vì thế, trong tiết học giáo viên vừa giảng lại kiến

Trang 5

thức cũ, vừa hướng dẫn các em lĩnh hội kiến thức mới nên không có thời gian để tổchức các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng đổi mới.

Thứ tư, bản thân một số giáo viên năng khiếu hạn chế, chưa làm tốt công tác

phối hợp với các đoàn thể để tổ chức phong phú hoạt động tập thể Vì thế, chưakhích lệ, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, dẫn đến các em còn rụt rè,nhút nhát hoặc chưa hòa đồng với bạn bè

Thứ năm, học sinh DTTS vốn tiếng Việt và năng khiếu hạn chế, thiếu mạnh

dạn trước tập thể nên các em thực hiện các phần chào hỏi hay năng khiếu của cảđồng đội chưa đều, chưa làm chủ phần trình bày của mình Hơn nữa, các đội chưachú ý tuyển chọn học sinh theo hình thức “đa dân tộc” để làm phong phú sắc màucủa đội tuyển Một số giáo viên chưa hiểu rõ phong tục, tập quán của các dân tộcthiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số phía Bắc (Tày, Nùng, Mường, Thái) nên trongcông tác bồi dưỡng chưa truyền được cảm hứng để các em thâm nhập một cáchhiệu quả cũng như khó khăn trong tìm kiếm trang phục của mỗi dân tộc

Từ những khó khăn trên, các cơ sở giáo dục trong địa bàn huyện nhiều nămqua đã tổ chúc tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên về việc tăng cường dạytiếng Việt cho học sinh DTTS, tổ chức các hoạt động thiết thực, bổ ích như giaolưu tiếng Việt, Riêng trường TH Trần Phú cũng đã thực hiện nhiều giải pháp đểnâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và đạt hiệu quả cao trong các đợt giaolưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS cấp huyện, cấp tỉnh

3 Nội dung và hình thức của giải pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp

- Tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh dân tộc thiểu số yếu về kỹ năng nói, viết tiếng Việt và một số biện pháp phù hợp trong việc rèn bồi dưỡng họcsinh dân tộc thiểu số có kĩ năng sử dụng tiếng Việt linh hoạt, chính xác

- Nâng cao chất lượng học tập nói chung; chất lượng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số nói riêng

- Nâng cao chất lượng học sinh tham gia “Tiếng Việt của chúng em” dànhcho HSDTTS ở các cấp

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

a) Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động giao lưu tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số

Trang 6

Một trong những đặc điểm của học sinh DTTS nói chung và học sinh DTTSTây Nguyên nói riêng: vốn tiếng Việt và môi trường giao tiếp hạn hẹp, nhất là vềcách phát âm Ở nhà, đa số phụ huynh thường giao tiếp với con em bằng tiếng mẹ

đẻ Do đó, kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em phát triển chậm, vấn đề “rào cản”ngôn ngữ khiến đa số các em nhút nhát, ngại giao tiếp Đó cũng là nguyên nhân dẫnđến các em không thích học môn Tiếng Việt và học chưa tốt các môn học khác

Với việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển kĩnăng cho học sinh như hiện nay và chú trọng nâng cao chất lượng môn Tiếng Việtcho học sinh DTTS, trong những năm gần đây các cơ sở giáo dục đã rất quan tâmtới hoạt động giao lưu tiếng Việt Bởi mục đích của hoạt động này nhằm đẩy mạnhphong trào thi đua dạy tốt, học tốt môn Tiếng Việt trong các nhà trường; bồi đắptình yêu tiếng Việt, nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng sử dụngtiếng Việt để học tập, giao tiếp đối với học sinh dân tộc thiểu số Đồng thời tạo sânchơi trí tuệ, bổ ích giúp các em học sinh DTTS có cơ hội tiếp cận, học hỏi lẫn nhau,luôn luôn có lòng tự tin và tinh thần hợp tác với tập thể Chính vì vậy, việc tổ chứcgiao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số là một hoạt độngngoại khóa bổ ích và thiết thực

Để hoạt động giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu

số hàng năm tại đơn vị thực sự có hiệu quả, bản thân đã làm tốt việc nâng cao nhậnthức đến đội ngũ giáo viên: tập trung dạy chắc kiến thức cơ bản các môn học (đặcbiệt là môn Tiếng Việt), chú trọng rèn các kĩ năng cần thiết (nghe, đọc, nói, viết và

kỉ năng sử dụng tiếng Việt), quan tâm giúp các em hiểu thêm nét văn hóa đặc trưngcủa dân tộc mình, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết thân ái trong các lớp và toànnhà trường, Và yêu cầu tất cả giáo viên xem đây là một hoạt động thường niên,quan trọng, gắn với tinh thần trách nhiệm của mỗi người

b) Lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị

Thông thường nội dung giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho họcsinh DTTS gồm có 4 phần: Giao lưu đồng đội; Kiến thức tiếng Việt ; Hùng biện vàNăng khiếu

Bám sát nội dung kế hoạch của các cấp, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn

vị, bản thân đã xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức như sau:

- Đối với cấp tổ: Giao quyền chủ động cho tổ trưởng tổ chuyên môn lên kế

hoạch, linh hoạt về nội dung và phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm trong tổ để tổchức Mỗi tổ chọn 05 học sinh nổi trội tiến hành bồi dưỡng tham gia giao lưu cấptrường

Trang 7

- Đối với cấp trường: Tổ chức giao lưu theo hình thức tập trung, bao gồm

các nội dung sau:

+ Phần 1: Phần giao lưu đồng đội (12 phút)

Các thành viên trong đội tự giới thiệu về mình, về đội mình bằng tiểu phẩm,múa hát, hò, vè, … mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số

+ Phần 2: Phần kiến thức tiếng Việt (20 phút)

Mỗi học sinh nghe - viết một bài thơ hoặc đoạn văn bằng kiểu chữ viết tựchọn Riêng học sinh lớp 1 viết một số tiếng, từ (cỡ chữ nhỡ) và câu ứng dụng (cỡchữ nhỏ) theo mẫu chữ quy định

c) Thành lập đội tuyển và hội đồng bồi dưỡng

Chẳng hạn: Toàn trường có 219 em DTTS, trong đó: Ê-đê 154 em, Thái 04

em, Mường 56 em, Nùng 03 em, Sán chỉ 01 em và H’rê có 01 em Song khi thànhlập đội tuyển, chúng tôi không chọn tập trung các em dân tộc Mường, Ê-đê mà

Trang 8

chọn trải đều 06 em với sáu loại hình dân tộc khác nhau và chọn có số dư so với sốlượng quy định để trong quá trình bồi dưỡng có phương án loại trừ một số emchậm.

Căn cứ vào kết quả thực tế tại buổi giao lưu, Ban tổ chức cấp trường tiếnhành thành lập đội tuyển với số lượng học sinh theo quy định (06 em: từ lớp 3 đếnlớp 5, mỗi khối 02 em) và cử giáo viên bồi dưỡng để tham gia giao lưu cấp huyện.Trong những năm qua, trường Tiểu học Trần Phú tổ chức cho học sinh giao lưu cấptrường bài bản nên các đợt tham gia giao lưu cấp huyện đều đạt kết quả rất cao.Theo tôi, để đạt được kết quả đó là vì các em đã có sự trải nghiệm, trau chuốt về kĩnăng nói, viết và sử dụng tiếng Việt, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đứng trước tập thể, qua buổi sinh hoạt giao lưu cấp trường

- Thành lập hội đồng bồi dưỡng :

+ Cấp trường:

Chủ tịch hội đồng bồi dưỡng: Hiệu trưởng

Phó chủ tịch hội đồng bồi dưỡng: Phó Hiệu trưởng

Các thành viên hội đồng bồi dưỡng: Các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viêndạy Âm nhạc, Mĩ thuật và Chi đoàn thanh niên

+ Cấp huyện :

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đội tuyển và hội đồng bồi dưỡng Độituyển học sinh được lựa chọn từ nhiều đơn vị ; hội đồng bồi dưỡng được điều độngmột số giáo viên hoặc cán bộ quản lí có năng lực, có kinh nghiệm; giáo viên dạy

Âm nhạc, Mĩ thuật thực sự có năng khiếu làm thành viên Bởi Giao lưu “Tiếng Việtcủa chúng em” thực hiện nhiều phần, các phần không những liên quan đến kiếnthức tiếng Việt mà còn đòi hỏi năng khiếu diễn xuất, hát, múa,… Vì thế, các thànhviên trong tổ bồi dưỡng mỗi người một nhiệm vụ khác nhau song luôn hỗ trợ nhautrong quá trình tập luyện

d) Xây dựng nội dung và quy trình bồi dưỡng tham gia giao lưu các cấp

* Phần giao lưu đồng đội (Chào hỏi):

Lần lượt từng thành viên trong đội tuyển giới thiệu về nét văn hóa cơ bản đặctrưng của dân tộc mình như: trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, sinh hoạt,…thông qua đọc vè, đọc thơ Qua phần giao lưu đồng đội giúp các em hình thành kĩnăng giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó các em hiểu và yêu mếndân tộc của mình hơn

Trang 9

- Đầu tiên, xác định hình thức thể hiện: Để viết được kịch bản hay, nội dungvừa thể hiện rõ nét đặc trưng của từng dân tộc, vừa vui nhộn thì chúng tôi đã chọnhình thức đọc vè hoặc tiểu phẩm ngắn kết hợp đọc ráp.

- Xây dựng nội dung kịch bản: Tìm nét đặc trưng về phong tục tập quán, vănhóa của từng dân tộc để đưa vào nội dung kịch bản Lựa chọn trang phục phù hợp,đúng nguồn gốc mỗi DTTS Chẳng hạn:

+ Dân tộc Nùng: có làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc đó là hát Sli.Nghề nghiệp chính là trồng lúa, ngô và cây hồi ; món ăn độc đáo là món "Khaunhục" Hàng năm, vào độ tháng giêng có lễ hội "Lồng tồng”

+ Dân tộc Mường: Trang phục là váy màu áo pắn Các trò chơi dân giangồm: ném còn, bắn nỏ, cồng, nhị, sáo, khèn; lễ hội đầu năm thường múa sạp, hátđồng dao, hát đối,

+ Dân tộc Ê-đê: là nơi có rừng cà phê bạt ngàn Nghề nghiệp chính là trồnglúa, hoa màu; lễ hội ăn mừng lúa mới, mọi người đánh cồng chiêng, hát xoan, uốngrượu cần,

+ Dân tộc Thái: Trang phục truyền thống nữ là áo ngắn bó sát người có hàngcúc bướm bạctrên hai vạt áo, chiếc khăn Piêu, thắt lưng Món ăn truyền thống làxôi nếp, cơm lam Lễ hội thường múa sạp, múa xòe hoa, cá suối nướng than,

- Viết kịch bản: bằng thơ 4 đến 5 chữ (đối với hình thức đọc vè) hoặc bằngvăn xuôi theo lời thoại của các nhân vật kết hợp thơ (đối với tiểu phẩm),

Trang phục truyền thống các DTTS (tính theo thứ tự từ trái sang phải) :

Mường (số 1&9), Ê-đê (số 2, 7&8), H’rê (số 3), Thái (số 4), Tày (số 5), Nùng (số 6)

Trang 10

- Thẩm định kịch bản: Lãnh đạo nhà trường góp ý, bổ sung; tổ bồi dưỡnghoàn chỉnh kịch bản.

- Cuối cùng là khâu tập luyện: Trước khi tập luyện, giáo viên yêu cầu các emhọc thuộc kịch bản, phân vai, phân đoạn phù hợp với từng học sinh hoặc cả đồngđội Sau đó, phối hợp với giáo viên Âm nhạc để tập cho các em cách di chuyển độihình, cách thể hiện ngữ điệu, biểu cảm trong khi trình bày Phối hợp với giáo viênphụ trách Công nghệ thông tin của nhà trường tìm một số hình ảnh minh họa phùhợp với nội dung kịch bản (như: trò chơi ném còn, múa sạp, hát xoan, đánh cồngchiêng, thồi khèn, sáo, hát sli trong các lễ hội ; các món ăn cơm lam, món khaunhục, cá suối nướng than, ) Thiết kế chạy trên phần mềm và trình chiếu khi họcsinh hùng biện Hướng dẫn các em biết tương tác với những hình ảnh đã đưa ra

* Phần kiến thức:

Đây là một bài thi viết bao gồm hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận và trắcnghiệm liên quan đến kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tập làm văn trongchương trình tiểu học lớp 3,4,5

Vì vậy, chúng tôi chia đội tuyển thành hai nhóm để bồi dưỡng: lớp 3 và lớp

4, 5 Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt từng khối lớp, tôi tiến hành bồidưỡng kiến thức theo chương trình học từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.Trong quá trình ôn kiến thức, tôi ra bài kiểm tra giấy gồm hai phần: trắc nghiệm(10 câu thuộc các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu) và tự luận (01 câuthuộc phân môn Tập làm văn) Qua kiểm tra nhằm đánh giá kĩ năng viết chính tả,

Phần giao lưu đồng đội năm học 2016 - 2017

Trang 11

tập làm văn và khả năng nắm bắt kiến thức về môn Tiếng Việt của học sinh DTTStại nhà trường, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kiến thức cho các em kịp thờihoặc có thể loại dần đối với một số em còn non chưa đáp ứng được trong các đợtgiao lưu các cấp.

* Phần hùng biện:

Tương tự như phần “giao lưu đồng đội”, bám vào nội dung ba chủ đề củaBan tổ chức quy định, tôi phân công nhiệm vụ trong tổ bồi dưỡng viết các bài hùngbiện Tiến hành thẩm định, chỉnh sửa nội dung (nếu có) Trao đổi ý tưởng với đồngchí phụ trách công nghệ thông tin để thiết kế hình ảnh minh họa phù hợp cho từngchủ đề

Chọn khoảng 2 đến 3 học sinh có

chất giọng tốt nhất và có kĩ năng học

thuộc nhanh để giao bài cho các em (mỗi

em khoảng 02 chủ đề) Cùng với giáo

viên Âm nhạc tiến hành tập luyện, hướng

dẫn các em cách di chuyển đội hình,

giọng điệu, biểu cảm, cách tương tác với

hình ảnh, với khán giả, trong khi trình

bày Qua phần hùng biện, Ban tổ chức sẽ

đánh giá được khả năng diễn thuyết bằng

tiếng Việt và tính mạnh dạn, tự tin trước

tập thể của từng học sinh

* Phần năng khiếu:

Đây là phần giao lưu thu hút khán giả nhiều nhất Các em được thể hiện năngkhiếu của bản thân qua các phần như: kể chuyện, hát, múa, kịch, tạo nên khôngkhí vui tươi, giúp các em thêm yêu tiếng Việt, từ đó kích thích sự hứng thú, say mêhọc tập môn Tiếng Việt

Đầu tiên, các thành viên trong tổ bồi dưỡng thảo luận, nêu ý tưởng, chọn lựanội dung và hình thức giao lưu Tiếp theo, giao nhiệm vụ cho giáo viên dạy Âmnhạc tập luyện và có sự giám sát của tổ bồi dưỡng

Để xây dựng một màn trình diễn ấn tượng, thuyết phục và lấy được lòngkhán giả, chúng tôi lựa chọn nội dung mang tính thời sự hoặc là điểm “nóng” vềnhững vấn đề nổi cộm của xã hội để dàn dựng tiết mục Chẳng hạn: Trong đợt giaolưu tiếng Việt cấp tỉnh năm học 2013 - 2014, tình hình an ninh chính trị ở biển

Phần hùng biện của em H’ Trang Byă giao lưu NH 2016 - 2017

Ngày đăng: 25/04/2018, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w