Khái niệm Tổng cầu AD là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và doanh nghiệp dự kiến chi tiêu tương ứng với thu nhập của họ.. Đường tổng cầu theo mức giá Có nhiều biế
Trang 1KẾT CẤU
A Phần mở đầu
Sự cần thiết của việc nghiên cứu tổng cầu
B Phần nội dung
I Khung lý thuyết
II Thực trạng
III Giải pháp
IV Đánh giá
C Phần kết luận
Tổng kết và kiến nghị
Trang 2A Phần mở đầu
Sự cần thiết của việc nghiên cứu tổng cầu
Nghiên cứu tổng cầu là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và sử dụng của khách hàng Nó giúp chúng ta hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng để có nhiều cơ hội thành công hơn
Nghiên cứu tổng cầu cung cấp những chi tiết quan trọng hỗ trợ chúng ta trong việc phát hiện ra thị trường và hoạch định chiến lược kinh doanh có hiệu quả, tránh lãng phí tiền bạc và công sức cho những hi vọng sai lầm, đặc biệt khi tiến hành xuất khẩu
Việc nghiên cứu cho phép thu gọn tầm nhìn để nỗ lực một cách có hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định, lên kế hoạch cho các thị trường trong tương lai, có được cách tiếp cận chủ động để ứng phó với các biến động không ngừng của môi trường kinh doanh hiện nay
Nghiên cứu tổng cầu là việc cần thiết đối với doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh cũng như đang kinh doanh muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình Như vậy, nghiên cứu tổng cầu có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, một phần quyết định nên sự thành bại của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh Nhận thấy sự thiết yếu của vấn đề nghiên cứu tổng cầu như vậy nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài tổng cầu để nghiên cứu
Trang 3B Phần nội dung
I Khung lý thuyết
1 Khái niệm
Tổng cầu (AD) là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình
và doanh nghiệp dự kiến chi tiêu tương ứng với thu nhập của họ
Trong nền kinh tế mở tổng cầu bao gồm các yếu tố :
-Tiêu dùng ( C) : chi tiêu lương thực , thực phẩm, tivi hay quần áo , tất cả các thứ này do hộ gia đình mua
-Đầu tư (I) : các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng mới và mua sắm thiết bị
để tăng năng lực sản xuất trong tương lai như đường xá, cầu cống , bến cảng …
-Xuất khẩu ròng (NX) : chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được bán ở nước ngoài được các hộ gia đình , doanh nghiệp và chính phủ trong nước mua , tức là nhập khẩu (IM)
Ta có, phương trình tổng cầu : AD= C+I+G+NX
2 Đường tổng cầu theo mức giá
Có nhiều biến số quyết định mức sản lượng mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua như giá cả, sở thích, thu nhập của người tiêu dùng… Tuy nhiên , trong giới hạn cho phép chúng ta giữ cho các biến số khác không đổi, chỉ xem xét sự thay đổi của mức giá tới lượng tổng cầu
-Khái niêm : Đường AD theo mức giá p là tập hợp các tổ hợp giữa mức giá và sản lượng mà tại đó cả hai thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường tiền tệ đều cân bằng
-Ý nghĩa : Đường tổng cầu dốc xuống chỉ ra rằng nếu những yếu tố khác không thay đổi thì giảm mức giá chung sẽ làm cho lượng tổng cầu về GDP của quốc gia đó tăng lên
Trang 4
3 Mô hình tổng cầu của Keynes
Khi nghiên cứu nền kinh tế trong cuộc đại khủng hoảng Keynes đưa ra kết luận sau :
-Giả cả và tiền lương là hoàn toàn cứng nhắc ( người ta sẵn sàng đổ hàng hóa chứ không giảm giá ) , vì vậy giá cả được đưa ra khỏi mô hình làm biến ngoại sinh
-Tại một mức giá cho trước , nền kinh tế muốn sản xuất bao nhiêu cũng được , nói cách khác là tổng cung luôn lớn hơn tổng cầu
Với lí luận này, Keynes đưa ra mô hình tồng cầu như sau :
Trang 5
-Trên hệ trục tọa độ , Keynes dựng đường thẳng phân giác ,tập hợp những điểm nằm trên đường phân giác phản ánh thu nhập bằng chi tiêu, lúc đó nền kinh tế cân bằng
- : chỉ tiêu tự định, nền kinh tế không sản xuất ra bằng với chỉ tiêu, hình thành nên mức sản lượng cân bằng
-Tại E sản lượng nền kinh tế sản xuất ra bằng với chi tiêu, hình thành nên mức sản lượng cân bằng
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu
4.1 Tiêu dùng và tiết kiệm
a) Khái niệm
Toàn bộ thu nhập của khu vực hộ gia đình do cung cấp các yếu tố sản xuất được dành phần lớn để chi mua hàng hoá và dịch vụ cho đời sống, phần còn lại
để dành tiết kiệm
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân, đó là thu nhập khả dụng cá nhân, thu nhập dự đoán và lãi suất Thu nhập khả dụng cá nhân là tổng số thu nhập mà
Trang 6một cá nhân hoặc một hộ gia đình có thể sử dụng cho tiêu dùng và cho tiết kiệm.Thu nhập khả dụng của hộ gia đình được xác định bằng tổng số thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ lợi tức cho vay, cổ tức, tiền cho thuê các yếu
tố sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền trợ cấp (trợ cấp nghỉ hưu, thất nghiệp, khó khăn, học bổng v.v ) sau đó trừ đi khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm
xã hội Thu nhập khả dụng được sử dụng vào hai mục đích: tiêu dùng và tiết kiệm Khi sử dụng lương thực thực phẩm, quần áo hoặc đi xem phim chúng ta đã tiêu dùng sản phẩm của nền kinh tế.Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi trừ đi tiêu dùng Do đó, thu nhập khả dụng Yd tăng thì tiêu dùng (C) tăng
và tiết kiệm (S) tăng Ngoài ra, khi thu nhập dự đoán tăng thì chi tiêu cũng tăng
4.2 Đầu tư a).Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư
Đầu tư là một đề tài quan trọng trong kinh tế vĩ mô vì: Mặc dù tiêu dùng
là phần lớn nhất của tổng cầu, nhưng hầu hết những thay đổi về giá trị GDP là do những thay đổi về đầu tư trong chu kỳ kinh doanh Đầu tư được định nghĩa là sự sản xuất ra vốn vật chất nên những thay đổi nguồn vốn là một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và hướng đi tương lai cho nền kinh tế Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư (1) Lãi suất Mức đầu tư là hàm số của lãi suất I = I (i) Trên thực tế có nhiều mức lãi suất khác nhau Chẳng hạn như lãi suất phải trả đối với các tài khoản ngân hàng, lãi suất phải trả đối với các trái phiếu công ty cũng như lãi suất trên trái phiếu chính phủ Sự khác nhau của các mức lãi suất có thể
do bởi nhiều yếu tố như thời hạn cho vay hay mượn, qui mô giao dịch và có lẽ quan trọng hơn hết là mức độ xảy ra rủi ro.Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta
sẽ giả định rằng chỉ có lãi suất r là yếu tố chính quyết định mức đầu tư Khi đầu tư nguồn vốn có thể được tài trợ từ quĩ riêng hoặc vay mượn Bất luận dự án đầu tư được tài trợ bằng phương thức nào, mức lãi suất cũng là một phần chi phí cơ hội của dự án đó Tiền trả lãi cho khoản tiền vay là chi phí trực tiếp.Tiền lãi mà một doanh nghiệp bị mất khi sử dụng lợi nhuận không phân phối để tài trợ cho dự án riêng của mình thay vì dùng để cho vay được gọi là chi phí cơ hội Mức lãi suất càng thấp thì chi phí cơ hội của dự án càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư mang lại lợi nhuận và vì vậy mức đầu tư sẽ gia tăng Trong các mô hình lý thuyết hàm đầu tư theo lãi suất thường được biểu diễn dưới dạng tuyến tính
b) Những thay đổi của cầu đầu tư và đường cầu đầu tư
Trang 7Những yếu tố sau làm cho hàm cầu đầu tư dịch chuyển:
Thuế: Sự thay đổi về thuế hay thuế suất sẽ có tác động đến chi phí hay lợi nhuận của dự án Thông thường các doanh nghiệp có thể được giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư Điều này sẽ làm giảm chi phí thực của dự án và tăng giá trị hiệu suất đầu tư biên ứng với mỗi mức lãi suất Kết quả là hàm đầu tư sẽ dịch chuyển sang phải Những kỳ vọng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận
Sự dao dộng trong lợi nhuận dự đoán của các doanh nhiệp là nguồn gốc chính của những dao động trong cầu đầu tư Khi kỳ vọng về lợi nhuận là lạc quan thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển về phía bên phải Khi lợi nhuận dự đoán bi quan thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển sang trái
Đường biểu diễn hàm số đầu tư cũng dịch chuyển khi có sự thay đổi trong lượng đầu tư được thực hiện để thay thế cho cơ sở vật chất bị hao mòn hoặc lạc hậu về mặt kỷ thuật, ảnh hưởng này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang phải của đường cầu đầu tư
5.Các hàm tổng cầu.
5.1 Nền kinh tế đơn giản có hai khu vực
Sản lượng cân bằng Thị trường hàng hoá đạt cân bằng ngắn hạn khi tổng cầu của nền kinh tế bằng sản lượng thực tế, tức là : Y = AD = C + I Hình 3.4: sản lượng cân bằng Một cách tiếp cận khác, và cũng có thể coi là hệ quả rút ra từ định nghĩa trên: khi thị trường hàng hoá trong nền kinh tế giản đơn cân bằng, đầu tư
dự kiến (I) bằng tiết kiệm dự kiến (S): I=S (Số nhân chi tiêu)Số nhân chi tiêu phản ánh sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi chi tiêu tự định thay đổi một đơn vị Giá trị của số nhân lớn hơn 1, bởi vì khi có sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng tự định (C0) hay gia tăng chi tiêu đầu tư ( I ) sẽ làm Y tăng Sự gia tăng của sản lượng
sẽ làm tăng tiêu dùng và dẫn đến sự gia tăng kéo theo của thu nhập Thu nhập tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng kéo theo của tiêu dùng và cứ tiếp diễn như thế mãi Kết quả là mức thu nhập cân bằng tăng nhiều hơn so với sự gia tăng ban đầu của chi tiêu
5.2 Mô hình nền kinh tế đóng có chính phủ
Trong mô hình này cần phân biệt hai trường hợp khi thuế độc lập với thu nhập và khi thuế tỉ lệ với thu nhập Khi thuế độc lập với thu nhập (T = T0) Nền kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi Y = AD = C + I + G Thuế độc lập với thu nhập: T
= Tx – TR = T0 Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C0 + MPC.Yd Thu nhập khả dụng của
Trang 8hộ gia đình: Yd = Y – T0 Đầu tư: I = I0 Chi tiêu chính phủ: G = G0 Mô hình tổng cầu: AD = C0 + MPC (Y – T0) + I0 + G0 Sản lượng cân bằng: AD = Y = C0 + I0 + G0 + MPC Y – MPC T0 Số nhân chi tiêu: Từ phương trình cân bằng ta nhận thấy, khi chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì sản lượng cân bằng Y0 sẽ thay đổi
Số nhân Thuế: nếu giá trị của thuế thay đổi từ thời điểm 0 đến thời điểm 1 thì giá trị thuế mới sẽ là (T0+ T) Với các giá trị khác không đổi, giá trị sản lượng cân bằng tại thời điểm 1 sẽ là Đây là số nhân đối với thuế không phụ thuộc và thu nhập Số nhân này nhỏ hơn và ngược dấu với chi tiêu chính phủ Khi thuế tỉ lệ với thu nhập (T = t.Y) hay (T = T0 + t.Y) Xét mô hình tổng cầu với hàm thuế T = t.Y Nền kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi: Y = AD = C + I + G Chi chuyển nhượng: TR = 0 Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C0 + MPC.Yd Thu nhập khả dụng của hộ gia đình:
Yd = Y – tY Đầu tư : I = I0 Chi tiêu chính phủ : G = G0 AD = C0 + MPC (Y – t.Y) + I0 + G0=> AD = C0 + I0 + G0 + MPC (1- t).Y Sản lượng cân bằng: Số nhân chi tiêu: Với
mô hình thuế tỉ lệ với thu nhập, mỗi thay đổi của chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu của chính phủ, ứng với C, I, G thì Tổng cầu thay đổi: AD = (
C + I + G) Trong mô hình này giá trị của số nhân chi tiêu giảm xuống so với hai mô hình trước lý do là một phần của thu nhập tăng thêm được rò rĩ khỏi dòng chu chuyển dưới hình thức thuế
5.3 Nền kinh tế mở
Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao thương với các nước khác, mô hình tổng cầu bao gồm chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ , xuất khẩu và nhập khẩu AD = C + I + G +
X – M Chi tiêu tiêu dùng C = C0 + MPC.Yd Đầu tư: I = I0 Chi tiêu chính phủ: G = G0 Xuất khẩu ròng: NX = X – MPM.Y Thuế: T = tY Chi chuyển nhượng TR = 0 Sản lượng cân bằng: Y0 = AD = C0 + MPC (Y – tY ) + I0 + G0 + X - MPM.Y Số nhân: Theo phương trình sản lượng cân bằng trên, khi một trong các yếu tố C0, I0, G0, X0 thay đổi một lượng ứng với C, I, G, X
6 Sự dịch chuyển và di chuyển của đường cầu
a) Di chuyển : là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng trượt dọc trên một đường nhất định Trên hệ trục Y-P sự di chuyển dọc của một đường cầu phản ánh
sự thay đổi của lượng cầu do sự thay đổi của mức giá trong khi các biến số khác ảnh hưởng đến tổng cầu được giữ nguyên như ban đầu
Trang 9b) Dịch chuyển : là hiện tượng thay đổi vị trí của đường cầu do các yếu tố ngoại sinh khác tác động đến như chính sách , thu nhập tại mỗi mức giá cho trước
Đường cầu dịch chuyển sang phải khi lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá cho trước Ngược lại, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái khi lượng cầu giảm xuống tại mỗi mức giá cho trước
c) Các nguyên nhân gây dịch chuyển của đường tổng cầu
-Sự thay đổi trong tiêu dùng : Nếu người tiêu dùng an tâm hơn về tình hình việc làm và thu nhập trong tương lai, giá cổ phiếu tăng làm cho các hộ gia đình trở nên giàu có hơn , chính phủ giảm thuế thu nhập, lãi suất ngân hàng thấp thì các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng hiện tại mỗi mức giá cho trước và kết quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển qua bên phải
-Thay đổi trong đầu tư : nếu các doanh nghiệp trở nên lạc quan vào triển vọng mở rộng thì trường trong tiến trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, quyết định xây thêm nhà máy mới , mua thêm máy móc mới thiết bị mới, hoặc nếu chính phủ giảm thuế cho các DN thực hiện các dự án đầu tư, ngân hàng TW tăng cung ứng tiền tệ làm giảm lãi suất, thì đầu tư sẽ tăng và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải và ngược lại
-Thay đổi chi tiêu cho chính phủ : Nếu chính phủ tăng chi tiêu nhằm đối phó với đà tăng trưởng kinh tế chậm, thì đường AD sẽ dịch chuyển sang bên phải
-Thay đổi trong xuất khẩu ròng : Nếu nền kinh tế thế giới suy thoái và nhập khẩu ít hàng Việt Nam hơn, hoặc đồng Việt Nam tăng giá so với tiền của các đối tác thương mại , thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ giảm và kết quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái
III Thực trạng
Trang 10
Tốc độ tăng, giảm của một số chỉ tiêu liên quan đến tổng cầu của nên kinh tế (đơn vị:%)
Thông qua kỳ họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 8/2014 cho thấy tổng cầu của nước ta hiện nay còn yếu, điều này thể hiện ở những góc độ sau:
1 Ở góc độ thứ nhất là vốn đầu tư
Tổng quát nhất là tốc độ tăng và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP Các chỉ số thống kê cho thấy về hai chỉ số này như sau Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tính theo giá thực tế thì tăng 5,9%, nhưng nếu trừ đi sự giảm giá của đồng tiền (CPI tăng bình quân 6 tháng so với cùng kỳ năm trước là 6,73%), thì còn bị giảm Trong đó nguồn vốn khu vực nhà nước tính theo giá thực tế chỉ tăng thấp (3,5%) và nếu loại trừ yếu tố giảm giá của đồng tiền thì còn giảm sâu hơn
Trong nguồn vốn khu vực nhà nước, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước 6 tháng giảm 1,9% (trong đó do Trung ương quản lý giảm tới 11,2%); tính chung 7 tháng giảm nhiều hơn 2,4% (trong đó do Trung ương quản lý giảm tới 14%) So với kế hoạch năm, thực hiện 6 tháng của nguồn vốn trái phiếu chính phủ mới đạt 33%, của vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước mới đạt 46,9%
Vốn đầu tư của dân cư và khu vực tư nhân tuy 6 tháng tăng cao hơn tốc độ tăng chung (9,9% so với 5,9%), nhưng lại được “chia sẻ” vào một số kênh khác, chưa được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
Trang 11Trên thị trường chứng khoán thì giá trị giao dịch bình quân ngày nếu tháng 12/2012 trên 2 sàn là 1.316,4 tỷ đồng, thì tháng 6/2013 là 1.506,6 tỷ đồng
Trên thị trường vàng thì giá vàng trong nước vẫn chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới Trên thị trường ngoại tệ thì tỷ giá từ đầu năm đến nay đã xuất hiện
3 đợt tăng lên, mặc dù gần đây đã dịu lại Trên thị trường tiền tệ thì số dư tiền gửi tháng 7/2013 tăng cao so với cuối năm 2012, mặc dù lãi suất tiết kiệm đã qua nhiều lần giảm, nếu so với dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm thì chưa chắc
đã cao hơn Tâm lý co cụm, thủ thế xuất hiện
Vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tăng khá cả về vốn đầu tư trực tiếp (FDI), cả về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cả về vốn đầu tư gián tiếp (FII) Trong nguồn FDI, lượng vốn đã tăng cả về vốn đăng ký, cả về vốn thực hiện
Ở đây có 2 vấn đề đặt ra Tăng trưởng tín dụng cao một mặt sẽ làm tăng trưởng kinh tế nóng và hiệu ứng phụ sẽ là lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô Nhưng nếu tăng trưởng thấp và kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế bị nguội, trì trệ, tăng trưởng bị suy giảm Do vậy, cần tránh từ cực đoan này chuyển sang cực đoan khác, tránh giật cục mà phải khéo kết hợp
2 Ở góc độ thứ hai là tiêu dùng trong nước
Biểu hiện rõ nhất là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (tổng mức bán lẻ) Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ là mục tiêu của đầu tư, sản xuất, là động lực của tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ tổng mức bán lẻ/GDP từ mấy năm nay đã vượt qua mốc 70%, nên tổng mức bán lẻ là bộ phận lớn nhất trong GDP
Tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ 7 tháng năm nay tăng 12%, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân 7 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước (6,81%), thì tăng chưa đến 4,9%- thấp xa so với các tốc độ tăng tương ứng trong thời kỳ 2001- 2012 (11,7%/năm)
IV Giải pháp
Tổng cầu thấp gây tắc nghẽn cho sự phát triển của kinh tế vì vậy để tăng tổng cầu cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một, cần giữ tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bằng 30% như chỉ tiêu kế hoạch đã đề
ra Đây là vấn đề có thể có tranh cãi, bởi có vẻ như mâu thuẫn với tư duy mới về chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang