Mục đích đề tài:Tìm hiểu và nghiên cứu mối liên hệ, tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên một số giải pháp tiêu biểu để ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -
-TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
Đề tài: MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn :Thầy Nguyễn Thanh Minh
Sinh viên thực hiện :Nhóm 5
TP HỒ CHÍ MINH_ Năm 2018
Trang 2MỤC LỤC
Mục đích đề tài……… 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… …4 LỜI MỞ ĐẦU……… ………….………5
1 Nền kinh tế phát triển nhanh chóng gây ô nhiễm môi
1.1 Giai đoạn phát triển kinh tế đến năm 2014………… ………….6 1.2 Ảnh hưởng của sự phát triển nhanh chóng đến ô nhiễm môi
trường……….7
2 Tác động ngược lại của ô nhiễm môi trường đến phát triển kinh tế.………10 2.1 Tác động của ô nhiễm môi trường lên tổng thể nền kinh tế… 10 2.2 Ô nhiễm môi trường tác động đến ngành du lịch ở nước ta……11
3 Kiềm chế ô nhiễm môi trường song song với việc phát triển kinh tế nhưng vẫn chưa có tác động
4 Vài biện pháp tiêu biểu để phát triển kinh tế bền
vững_phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
4.1 Vấn đề hệ thống xử lí nước thải tại các khu công nghiệp…… 14 4.2 Vấn đề bảo vệ môi trường gắn với phát triển ngành du lịch bền vững……….………14 4.3 Bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp khoáng sản… ….16 4.4 Biện pháp phát triển chung cho các ngành sản xuất………16 4.5 Tiếp cận và phát triển nền Kinh tế xanh……… 17
KẾT LUẬN……….18
Trang 3Mục đích đề tài:
Tìm hiểu và nghiên cứu mối liên hệ, tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên một số giải pháp tiêu biểu để phát triển một nền kinh tế bền vững_nền kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động qua lại của ô nhiễm môi trường với phát tiển kinh tế: Trước đây, giai đoạn kinh tế phát triển nhanh chóng dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng_bây giờ, môi trường ô nhiễm kiềm hãm sự phát triển kinh tế
Phạm vi nghiên cứu: Tổng quan tình hình phát triển kinh tế, giai đoạn phát triển nhanh chóng dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng, ô nhiễm môi trường tác động ngược lại đến sự phát triển kinh tế, một số giải pháp phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sau 70 năm thành lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong đó có 30 năm đổi mới, từ một đất nước đói nghèo và lạc hậu, đến nay Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình Từ một nền kinh tế khép kín, tập trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Nước ta từ một nước thuần nông đang dần trên bước đường công nghiệp hóa, hiên đại hóa để cơ bản trở thành nước công nghiệp vào hai năm tới đây, tức năm 2020 theo mục tiêu đã đề ra Ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp…được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, giúp tạo ra nhiều việc làm cho người dân hơn Tuy nhiên, việc kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng không kèm theo bảo vệ môi trường khiến môi trường nước ta đang bị tàn phá nặng nề và chúng đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng Thực tế đã chứng minh, dù cho nền kinh tế có đạt được mức phát triển mau lẹ với những chỉ số thành công trước mắt nhưng về lâu dài thì nó sẽ gây ra một sức ép vô cùng to lớn lên sự phát triển kinh tế và toàn xã hội
Vì vậy qua đề tài này, nhóm chúng em hy vọng sẽ cho mọi người thấy được sự tác động lẫn nhau của sự phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường, thông qua đó tìm được những nguyên nhân cơ bản để đề ra một
số giải pháp phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Trang 51 Nền kinh tế phát triển nhanh chóng gây ô nhiễm môi trường:
1.1 Giai đoạn phát triển kinh tế đến năm 2014:
Điểm lại những thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong suốt 70 năm qua, đặc biệt là trong 30 năm đổi mới cơ chế kinh tế có thể thấy, trước Cách mạng tháng Tám, từ chỗ cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90.000 công nhân, số sản phẩm công nghiệp đơn sơ, sản lượng ít ỏi Đến năm 2014, cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ
sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lượng
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ 1995 đến 2014:
Lĩnh vực thương mại từ chỗ nhỏ bé và phân tán, đến nay việc mua bán ở trong nước đã được tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành Nếu như năm 1986, Việt Nam mới chỉ có quan hệ buôn bán với 43 nước thì đến năm 2014 đã có quan hệ thương mại đầu tư với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ
Khoảng 40 năm sau chiến tranh, 30 năm sau đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển Bằng các chính sách đối ngoại nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như bình thường hóa quan
hệ với Trung Quốc (năm 1991), nối lại viện ODA từ Nhật Bản (năm
Trang 61993),bình thường hóa quan hệ với Mỹ(năm 1995), Và tham gia hàng loạt các tổ chức, diễn đàn kinh tế như WTO, APEC, TPP
1.2 Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế nhanh chóng tới ô nhiễm môi trường:
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính đến năm 2012, các khu công nghiệp đang tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp Nhưng ngoài một số khu công nghiệp đã chú trọng đầu tư các hệ thống xử lý chất thải và tuân thủ tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác quản lý môi trường và kiểm soát
ô nhiễm ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế
Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm, tạo sức ép lớn đến môi trường và
xã hội Ước tính có khoảng 79% tổng số khu công nghiệp đang hoạt động
đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình này dù đã
đi vào hoạt động nhưng nhiều nơi hiệu quả xử lý không cao, chưa đạt quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN)
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước Mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống
xử lý nước thải tập trung ở khu vực này cao nhất nước, nhưng tình trạng
vi phạm các quy định về môi trường vẫn xảy ra
Ô nhiễm do nước thải công nghiệp kết hợp với nước thải đô thị đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nhiều kênh rạch ở vùng ven TP.Hồ Chí Minh như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ…
Nhiều doanh nghiệp dùng các thủ đoạn xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, chẳng hạn như Công ty Hào Dương, Phạm Thu, Tường Trung, Tân Nhật Dũng tại TP.Hồ Chí Minh
Hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống để pha loãng nước thải chưa qua
xử lý đưa ra môi trường như Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành-Đồng Nai
Trang 7Ðặc biệt nghiêm trọng là Công ty Vedan (Đài Loan) đã bơm xả trực tiếp một lượng lớn dịch thải sau lên men với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm sông trên một phạm vi rộng
Việt Nam có thể cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 theo chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm 42-43% Nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh về công nghiệp và khai thác khoáng sản, nếu không gắn kết có hiệu quả với kiểm soát ô nhiễm môi trường, nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới
Theo số liệu năm 2014, lưu lượng nước thải phát sinh tại 209 khu công nghiệp nếu được lấp đầy sẽ là 600.000m3/ngày đêm, hệ số phát sinh nước thải khoảng 11,1m3/ha /ngày đêm Theo tốc độ tăng trưởng công nghiệp 7%/năm, đến năm 2020 lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp 900.000m3/ngày đêm, tức là tăng lên tới 1,5 lần Đó là chưa kể nước thải từ các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là từ các mỏ khoáng sản (khai thác than, bauxit, titan, wolfram, chì, kẽm ) còn lớn hơn nhiều so với lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào năm
2011, mỗi ngày các khu công nghiệp nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng 3 triệu tấn một năm Lượng chất thải rắn đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp Nếu tính trung bình cả nước, năm 2005 - 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh chất thải rắn khoảng 134 tấn/năm, đến năm 2008 - 2009 con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng lên 50%)
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn, nên có dự báo tổng phát thải chất thải rắn
từ các khu công nghiệp năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm; đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm, cao hơn hiện nay 1,8 lần
Số liệu này chưa tính tới khối lượng chất thải rắn (xỉ thép, vật liệu phế bỏ chứa hóa chất nguy hại) của Khu Liên hợp gang thép Formosa có thể lên tới trên 5 triệu tấn/năm vào năm 2020 Khối lượng chất thải rắn phát sinh
do công nghiệp khai thác than, sắt, các kim loại màu (đất đá chứa chất thải), đặc biệt là bauxit (bùn đỏ và đất đá chứa chất thải) còn cao nhiều
Trang 8lần so với chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp.
Ngoài ra trong chất thải rắn công nghiệp, lượng chất thải rắn nguy hại chiếm tỷ lệ đến 20-30% Do vậy ảnh hưởng của chất thải rắn công nghiệp và khai thác khoáng sản đến sức khỏe, cảnh quan và các hệ sinh thái tự nhiên sẽ rất nghiêm trọng nếu công tác kiểm soát loại chất thải này kém hiệu quả
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 các ngành công nghiệp điện tử, hóa chất, lọc hóa dầu, luyện kim sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng GDP công nghiệp Đây là các ngành không chỉ phát sinh khối lượng lớn chất thải mà còn gây nguy cơ cao đối với môi trường và sức khỏe do chất thải chứa hàm lượng lớn các chất có độc tính cao
Nước thải từ Khu Liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh có lưu lượng đến 45.000m3/ngày đêm, chứa hàm lựợng rất cao phenol, xyanua, crom, COD, các chất rắn lơ lửng Bằng mô hình dự báo lan truyền ô nhiễm do lượng nước thải này, đã chứng minh rằng ngay cả khi nước thải được xử
lý đạt QCVN52:2013/BTMT nước vịnh Sơn Dương (vùng nhận nước thải), nhưng vẫn không đạt QCVN đối với nước biển ven bờ cho nuôi trồng thủy sản, du lịch
Nước thải từ các khi liên hợp lọc hóa dầu chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ bền vững, dầu mỡ, kim loại nặng, phenol Công nghiệp điện
tử - ngành tạo giá trị xuất khẩu rất lớn trong vài năm gần đây và nhiều năm tới lại tạo ra khối lượng lớn chất thải rắn có chứa các kim loại bán dẫn, đất hiếm, đặc biệt một số kim loại nặng có độc tính rất cao như As,
Se, Sb, Hg…
Do đó chất thải rắn điện tử có thể được xem là chất thải nguy hại Nước thải, chất thải rắn, đặc biệt bùn đỏ từ các mỏ bauxit chứa hàm lượng cao các chất kiềm, kim loại Nước thải và nước chảy tràn từ các mỏ
đa kim chứa hàm lượng cao các kim loại nặng
Trang 9tầm nhìn đến năm 2030 sẽ tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo các nguy cơ cao đối với môi trường chủ yếu là
do gia tăng nhanh khối lượng, lưu lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại
Mặt khác cũng làm gia tăng các thành phần có độc tính cao trong các loại chất thải Đây sẽ là nguồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng môi trường, đa dạng sinh học và tổn thất về kinh tế
2 Tác động ngược lại của ô nhiễm môi trường đối với
sự phát triển kinh tế:
2.1 Tác động của ô nhiễm môi trường lên tổng thể nền kinh tế:
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường
và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế nước ta trong trung và dài hạn Dự báo, giai đoạn 2016-2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm GDP khoảng 0,6%/năm Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cần phải có những chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của tiến trình tái
cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Tuy nhiên, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường Theo như đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại lên đến 5% GDP hàng năm Trong khi đó, kết quả tính toán củaTrung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thì trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc làm sẽ bị giảm trung bình mỗi năm tương ứng khoảng 1,2% và 0,08%, cùng lúc đó tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi năm cũng sẽ giảm 0,1%
Trang 10theo như dự đoán Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – ông Nguyễn Thế Phương cho rằng, trước thực trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang đe dọa tăng trưởng kinh tế, cần phải có chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững trong dài hạn
Việc biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gia tăng và ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Có thể thấy, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y
tế - sức khoẻ và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất TS Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, nền nông nghiệp của nước ta có sự tăng trưởng âm Dưới sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng El-nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng, làm sản lượng lương thực giảm khoảng 1 triệu tấn, chưa kể chăn nuôi, trồng trọt
2.2 Ô nhiễm môi trường tác động đến ngành du lịch ở nước ta:
Tiếng chuông từ The Guide Awards
The Guide Awards là một chương trình thường niên được Thời báo Kinh
tế Việt Nam tổ chức 17 năm qua Tại lần thứ 18 này, The Guide Awards chọn chủ đề “Du lịch xanh vì một nền kinh tế xanh” làm trọng tâm Vấn
đề mà The Guide Awards đặt ra lần này giống như một tiếng chuông báo động cho ngành du lịch Việt Nam về vấn đề môi trường và phát triển bền vững Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao -Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhận định, nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam rất nhiều nhưng khai thác mới dừng ở bề nổi, cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững Ngành du lịch đang là một ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế Việt Nam Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc phát triển quá nóng đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường du lịch Ông Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Văn hóa Thể
Trang 11thấy tại nhiều khu, điểm du lịch xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để”
Vì thế nguy cơ ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra, nhất là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu sông, suối, ao hồ, bãi biển GS.TS Tạ Hòa Phương - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhìn nhận:
“Đến nay các hành vi xả rác tại các khu du lịch này vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý Tôi đã đến các điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà, Sa Pa, Phong Nha - Kẻ Bàng thực tế cho thấy, mặc dù Ban quản lý đã cố gắng bảo đảm vệ sinh môi trường khi đặt nhiều thùng rác nhưng vẫn không tránh được tình trạng vứt rác bừa bãi "
3 Kiềm chế ô nhiễm môi trường song song với việc phát triển kinh tế nhưng vẫn chưa có tác động mạnh:
Kinh nghiệm các nước tiên tiến chỉ rõ, một quốc gia có sự phát triển bền vững phải chú ý đồng thời giải quyết bốn yếu tố quan trọng: bền vững kinh tế, bền vững chính trị, bền vững xã hội và bền vững môi trường Trong nhiều nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải gắn với nhiệm vụ thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường Theo hướng đó, Quốc hội đã thông qua nhiều luật; sau đó Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương quan trọng đó bằng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế là một trong những mục tiêu được đề ra tại nhiệm kỳ Chính phủ lần này Điều này đã đang được người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện thực hóa bằng một loạt hành động trong đó có Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu tổng quát cho phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 là: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một
xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững