I/ Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN. II/ Đặt vấn đề: * Như chúng ta đã biết, Đại Sơn là một xã miền núi, học sinh khi đi học còn rất nhiều khó khăn. Vai trò của người giáo viên trong việc dạy dỗ các em học tập là rất quan trọng. Năm học 2008- 2009 là năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng là năm học thứ hai tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Muốn thực hiện được những cuộc vận động trên, mỗi giáo viên cần phải xác định rõ, mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động đó. Đặc biệt là phải làm thế nào cho ý nghĩa của cuộc vận động càng thiết thực hơn qua việc giúp cho học sinh có hoàn cảnh khókhăn học tập tốt. * Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng, đặc biệt là khu vực trường ở địa bàn dân cư còn khó khăn,tôi nhận thấy rằng có rất nhiều học sinh khi đi học còn thiếu sách vở, dụng cụ học tập, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh …Nhưng hầu hết những học sinh đó là học sinh yếu. * Hiện nay trong quá trình dạy học trên lớp theo phương pháp mới, đòi hỏi học sinh phải đầy đủ sách, vở bài tập, dụng cụ học tập, xem bài kĩ trước khi đến lớp…thì mới đáp ứng được yêu cầu học tập. Vì vậy then chốt của giáo viên là làm sao cho cả lớp đều đầy đủ những yêu cầu trên, thì chất lượng dạy học mới được nâng cao. Chính những lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : Một số biện pháp giúp học sinh có hòan cảnh khó khăn. * Giới hạn nghiên cứu : - Giúp học sinh có hoàn cảnh khókhăn thích ứng với môi trường học tập để học tập tốt hơn. + Thực hiện đúng theo cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cũng như cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Phấn đấu đến cuối năm, lớp không có học sinh yếu. III/CƠ SỞ LÍ LUẬN: Để đáp ứng được việc học tập của học sinh, cũng như chất lượng dạy học của giáo viên, ngành giáo dục, địa phương… cũng đã quan tâm rất nhiều đến các đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khókhăn nhưng còn theo pha, theo đợt chưa kịp thời. Bên cạnh cũng có một số học sinh sử dụng các nguồn hỗ trợ đó chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ví dụ : đầu năm học, nhà trường triển khai giáo viên phụ trách các lớp báo cáo danh sách học sinh nghèo thiếu sách ,vở… về trường, để nhà trường có kế hoạch xin ngân sách ở địa phương hoặc phòng giáo dục để hổ trợ. Có năm đến đầu tháng 10 hoặc hơn nữa mới có, có năm không có hẳn. Vậy việc học của các 1 em trong thời gian đó sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng…làm cho các em mất tự tin trong thời gian sau… + Đối với một số học sinh được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành, có bộ sách vở đầu năm học đầy đủ nhưng không được sự quan tâm của cha mẹ các em sẽ làm hỏng, hoặc mất… Đối với một số HS học yếu ( dạng khuyết tật trí tuệ ) ở lớp các em học không kịp bạn bè, về nhà không được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ, dẫn đến các em mất tự tin, không muốn học, lẫn tránh sự học… Để khắc phục những tình trạng trên, chúng ta cần phải có những biện pháp giúp các em có hoàn cảnh khó khăn. IV/CƠ SỞ THỰC TIỄN: Bắt đầu từ năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục, đào tạo đã tiến hành đổi mới chương trình giáo dục tiểu học, bao gồm cả đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh, cung cấp trang thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu mới. Sách giáo khoa mới, vở bài tập của chương trình giáo dục tiểu học, các môn học đã được biên soạn theo hướng đổi mới nhằm khắc phục nhược điểm của nội dung chương trình và sách giáo khoa cũ. Đặc biệt là vở bài tập Tiếng Việt nó bao gồm các nội dung bài tập ở sách giáo khoa Tiếng Việt. Vì vậy khi học, học sinh không có đầy đủ sách, vở bài tập là rất khó cho việc làm bài tập kịp thời, đảm bảo yêu cầu, hoặc học sinh không có đồ dùng học tập là không thể thực hiện tích cực các hoạt động được. Trong năm học 2007- 2008, tôi thấy trong lớp vẫn còn nhiều học sinh khi đi học vẫn thiếu sách, vở bài tập, dụng cụ học tập, không làm bài, học bài trước khi đến lớp, đa số các em là con nhà nông nằm trong hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện mua sắm đầy đủ các dụng cụ học tập hoặc quá vất vả, bận rộn nên ít có thời gian hướng dẫn, kèm cặp con trong giờ học ở nhà. Lại có nhiều trường hợp phụ huynh hầu như phó thác việc học cho giáo viên và học sinh … Đã nhiều lần giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường nhắc nhở nhưng những em đó vẫn không sắm đầy đủ dụng cụ học tập và nói đủ lí do. Ví dụ như: em quên đem, mẹ nói không có tiền mua, mẹ đi chợ mà quên mua, em đi mua mà không có… Trong giờ học thì quay qua, quay lại mượn thước, bút, có em dùng bảng con có em thì dùng giấy nháp, đối với những em không có vở bài tập Tiếng Việt thì không cách nào làm theo kịp các bạn trong lớp…Từ đó giáo viên chủ nhiệm cũng bị nhà trường khiển trách, chất lượng học tập của các em cũng bị hạn chế. Đối với một số học sinh không được sự quan tâm nhắc nhở việc học ở nhà cũng làm cho các em mất tự tin khi đến trường. Đã nhiều lần tôi gặp phụ huynh học sinh giải thích nhưng nhiều phụ huynh nói là tôi có biết đâu mà bày cho nó, có phụ huynh thì nói hắn lo hắn học chớ tôi đâu có thời gian mà nhắc nhở… nhiều đứa như cu Dũng, cu Tí ( đó là những học sinh thông minh, sáng tạo)…có ai bày, ai nhắc nhở đâu mà hắn học cũng giỏi. Từ đó việc học của các em đã yếu nay càng yếu hơn nữa nên khi đến lớp, các em sẽ mất tự tin, trở thành những học sinh kém cỏi trong lớp. V/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2 * Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh: Năm học 2008- 2009 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm tiếp lớp 5A tại trường chính. Mới vào đầu năm học tôi gặp cô giáo chủ nhiệm cũ ( cô Dương Thị Cúc) và phụ huynh học sinh của từng em để nắm bắt tình hình chung của lớp , biết được: trong lớp có mốt số học sinh hoàn cảnh rất khókhăn ( em Lê Thị Thanh Tâm nhà nghèo, khi đi học phải dẫn theo em, không đủ sách vở… ,em Nguyễn Thế Giải, cha mẹ không có điều kiện quan tâm nhắc nhở em việc học ở nhà…,em Trần Xuân Hồng Quân thì thường xuyên mất dụng cụ học tập, bỏ quên vở, sách ở nhà… ). Tôi nắm bắt hoàn cảnh và tâm lí của từng đối tượng đó: bản chất các em rất hiền, biết vâng lời nhưng nhút nhát, thiếu tự tin. * Các biện pháp thực hiện: 1, Đối với những học sinh nghèo không thể mua nổi sách, vở…để đi học, từ đầu năm học, tôi đã báo với nhà trường + liên hệ với ban phụ huynh học sinh cũng như UB chăm sóc bà mẹ và trẻ em xã, để giúp đỡ cho các em có được bộ sách vở khi đi học. 2, Đối với những học sinh gia đình cận nghèo, cha mẹ ít quan tâm không mua sắm đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho con mình. +Năm học trước ( năm 2007- 2008), tôi cũng dạy lớp 5A, đến cuối năm tôi tổ chức quyên góp sách cũ (những em không có em, không dùng đến bộ sách lớp 5), vận động các em gom góp gửi vào thư viện để dành cho những em học sinh khókhăn trong năm học sau.( Khi tổ chức tôi cũng sợ sự hiểu nhầm nên khi quyên góp, tôi cho học sinh mang xuống thư viện gửi cho thầy Kháng để năm sau tôi nhận ). Vào đầu năm học tôi tổ chức cho lớp xây dựng quỹ vì bạn nghèo: 3000 đồng/ 1 học sinh, để mua bổ sung vở bài tập, dụng cụ học tập cho học sinh còn thiếu. Sau một tuần dặn mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập, vở, sách…nếu em nào còn thiếu, tôi lấy ý kiến chung cả lớp – bổ sung số sách cũ của năm ngoái và dùng số tiền quỹ vì bạn nghèo của lớp để mua vở bài tập, dụng cụ học tập tặng các em… Vào giờ sinh hoạt lớp tuần cuối tháng, tôi tổ chức quyên góp dụng cụ học tập cũ, thừa do học sinh trong lớp tình nguyện đóng góp. Sau đó cho những học sinh thấy mình còn thiếu, cần thiết thì lên nhận lại những dụng cụ đó mà dùng. Bên cạnh tôi tuyên dương những em tình nguyện đóng góp đó và ghi vào sổ gương người tốt, việc tốt của lớp, của trường. + Từ những việc làm đó lớp tôi không còn một học sinh thiếu sách vở, dụng cụ học tập. Trong giờ học tôi thấy không có một trở ngại nào xảy ra, ví dụ như: thiếu vở bài tập, mượn thước, không có bút…làm cho giờ học trở nên sôi nổi hẳn, học sinh có tích cực hơn, tiếp thu bài nhanh hơn… 3, Đối với những học sinh không được sự quan tâm ,nhắc nhở việc học ở nhà của cha mẹ.Tôi lên kế hoạch giúp đỡ cho từng đối tượng như sau: a, Đối với những học sinh cha, mẹ đi làm xa nên các em bận rộn công việc ở nhà nhiều, ít có thời gian học tập và không được sự nhắc nhở của gia đình thì tôi phân chia cho một nhóm bạn tốt ( là đối tượng học sinh giỏi, ban cán sự lớp) 3 vừa năng động, vừa có ý thức giúp bạn cùng tiến để đến nhà kèm cặp bạn, hướng dẫn cho bạn học khi ở nhà, kể cả việc phụ với bạn làm bớt công việc nhà để có thời gian mà học tập. ở lớp tôi cũng dành thời gian (giờ ra chơi ) nhắc nhở, hướng dẫn thêm cho các em. b, Đối với những học sinh thường xuyên đến lớp không chuẩn bị bài, quên đem vở, sách hay dụng cụ học tập, phụ huynh thì bảo tôi có biết chi mà bày, tự học lấy…Tôi cũng đã thường xuyên đến nhà gặp phụ huynh trao đổi, nói về tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học này và lên thời gian biểu cho phụ huynh, nhắc nhở con cái học hành ví dụ: như xem thời khóa biểu nhắc con cái ngồi vào bàn để học, sắp xếp đồ vào cặp trước khi đi học…Bên cạnh tôi phân chia cho ban cán sự lớp: mỗi cán bộ trong ban cán sự lớp nhận hướng dẫn một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học yếu.( lưu ý: phân ở khu vực gần nhà ), ví dụ: ở nhà, thường xuyên nhắc bạn học bài, làm bài, kiểm tra dụng cụ học tập đầy đủ trước khi đến lớp, kể cả việc giảng giải những gì bạn chưa hiểu ở lớp. c, Ngoài những việc làm trên, tôi còn chú tâm đến việc dỗ dành và động viên các em thường xuyên, bằng những lời khen hoặc tuyên dương các em trước lớp, khi các em có một biểu hiện tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ nhỏ). Từ đó tạo thêm hưng phấn cho các em trong việc học tập giúp các em ngày càng tự tin hơn. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1, Giá trị của đề tài: Trong hoạt động dạy học, hiệu quả của tiết dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó yếu tố học sinh có sự chuẩn bài ở nhà, đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập là một yếu tố quan trọng. Vì vậy trong những năm qua, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khókhăn học tập tốt, nâng cao chất lượng dạy học của lớp, ví dụ như năm học 2007- 2008 vừa qua, khảo sát đầu năm lớp tôi có hơn 50% học sinh yếu, nhưng đến cuối năm số học sinh khá giỏi chiếm 45%, còn lại là học sinh trung bình, không có học sinh yếu. Trong năm học 2008- 2009 này, chỉ vào đầu tháng 10, lớp tôi đã không còn tình trạng học sinh khi đi học thiếu sách vở, dụng cụ học tập, chưa học bài trước khi đến lớp… Kết quả học tập đến cuối học kì I năm học 2008- 2009 như sau: CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM: Môn khảo sát Giỏi Khá Trung bình Yếu Trên TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Tiếng Việt 4 14,8% 5 18,5% 18 66,7% 9 33,3% Toán 2 7,4% 3 11,1% 12 44,5% 10 37% 17 63% CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I: Môn khảo sát Giỏi Khá Trung bình Yếu Trên TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 4 Tiếng Việt 3 11,1% 12 44,5% 11 40,8% 1 3,7% 26 96,3% Toán 5 18,5% 14 51,9% 7 25,9% 1 3,7% 26 96,3% *Kết quả đạt được như trên là nhờ sự tận tâm với học sinh, nắm được hoàn cảnh của từng em, giáo viên cần có kế hoạch giúp đỡ cụ thể, biết kết hợp sự giúp đỡ của giáo viên và của bạn bè một cách có lí, có tình thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập của các em có hoàn cảnh khó khăn. Riêng mỗi môn vẫn còn 1 em yếu, nhưng tôi tin rằng đến cuối học kì II này, lớp sẽ không còn học sinh yếu và chất lượng học sinh khá, giỏi cũng sẽ nâng lên. VII/ KẾT LUẬN: Để áp dụng đề tài này đạt kết quả như trên, tôi đã làm một số việc cụ thể như sau: Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, phối hợp với các ban ngành, nắm bắt đầy đủ thông tin về những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lên kế hoạch giúp đỡ các em ngay từ đầu năm học. Đặc biệt là làm tốt công tác vận động, tuyên truyền như: Vận động quyên góp sách giáo khoa cũ của học sinh từ năm trước, xây dựng quỹ bạn nghèo ngay từ đầu năm học, tổ chức các đợt quyên góp dụng cụ học tập cũ, thừa vào giờ sinh hoạt lớp tuần cuối tháng. Xây dựng nhóm bạn tốt, ban cán sự lớp năng nổ có trách nhiệm , tạo môi trường đoàn kết, thân thiện trong lớp học… VIII/ ĐỀ NGHỊ: Đề tài có thể mở rộng và áp dụng cho toàn trường. - Khi thực hiện đề tài, đã giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thích ứng với môi trường học tập, đem lại chất lượng dạy học cao hơn. Bên cạnh còn mang lại cho những người làm công tác giảng dạy như chúng ta một cách nhìn, cách nghĩ đúng theo những cuộc vận động của ngành, của đảng đưa ra. - Mong rằng đề tài này sẽ được sử dụng rộng rãi ở các lớp học, để giúp học sinh có hoàn cảnh khókhăn học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thực hiện đề tài tại đơn vị, chắc hẵn còn nhiều vấn đề chưa được đầy đủ, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Đại Sơn ngày 14 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Oanh. 5 Mục lục Trang I, Tên đề tài ……………………………………. 1 II, Đặt vấn đề…………………………………….1 III, Cơ sở lí luận …………………………………1 IV, Cơ sở thực tiễn……………………………….2 V, Nội dung nghiên cứu………………………….3 VI, Kết quả nghiên cứu………………………… 4 VII, Kết luận…………………………………… 5 VIII, Đề nghị…………………………………… 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 200 . - 200 6 Mẫu SK1 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường . 1. Tên đề tài: 2. Họ và tên tác giả: . 3. Chức vụ: . Tổ: . 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: . . b) Hạn chế: . . . 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : . . thống nhất xếp loại : . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT . Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT . .thống nhất xếp loại: . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 7 . cứu đề tài : Một số biện pháp giúp học sinh có hòan cảnh khó khăn. * Giới hạn nghiên cứu : - Giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn thích ứng với môi trường. PHÁP GIÚP HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN. II/ Đặt vấn đề: * Như chúng ta đã biết, Đại Sơn là một xã miền núi, học sinh khi đi học còn rất nhiều khó khăn.