1. Lí do chọn đề tài Trước những yêu cầu đổi mới, những tiến bộ của khoa học công nghệ, đòi hỏi chương trình giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới về cả nội dung và phương pháp dạy học để đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với sự phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy, từ năm học 2002 – 2003 chương trình và sách giáo khoa mới của tất cả các môn bắt đầu thực hiện, trong đó ta có thể thấy sự thay đổi rõ rêt ở bộ môn Công Nghệ. Với mục tiêu chương trình THCS cần trang bị cho hs một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh, tạo những cơ sở cần thiết để phân luồng học sinh khi kết thúc bậc học, một bộ phận lớn có thể dễ dàng đi vào cuộc sống, tham gia lao động sản xuất trong các ngành nghề .Chính vì thế để học sinh phát triển toàn diện, biết gắn kết lý thuyết với thực hành, hình thành cho các em những hiểu biết chung về các cơ sở khoa học của quy trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi, biết vận dụng kiến thức vào cải tạo vật nuôi, cây trồng, cải tạo cuộc sống, môi tường sống, góp phần phát triển kinh tế đất nước; đồng thời tạo điều kiện cho một bộ phận có thể tiếp tục học lên được coi là nhiệm vụ và là đặc thù của môn Công nghệ 7. Không những vậy, bộ môn còn giúp hình thành cho các em thái độ sẵn sàng lao động, hình thành lòng say mê, hứng thú học tập kĩ thuật, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó cẩn thận trong lao động sản xuất, biết quí trọng sản phẩm lao động, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và quí trọng nghề nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi . Để đạt được nhũng điều đó, các em cần có lòng yêuthích học tập bộ môn. Khi tiết học môn Công nghệ 7 làm cho các em hứng thú, sôi nổi, cùng giáo viên khám phá nhưng điều kì diệu, bí ẩn của môn học thì sẽ giúp các em hiểu bài nhanh chóng, nhớ lâu hơn và đạt đươc mục tiêu của môn học đề ra. Với tư cách là giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ 7 tôi phải làm sao tạo được lòng yêuthích bộ môn mình giảng dạy ở mỗi học sinh. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài này. 2. Thuận lợi và khó khăn 2.1 Thuận lợi Học sinh đa số thông minh, học khá giỏi luôn chú ý nghe giảng bài phát biếu tốt. Nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo điểm “Công nghệ” có nghĩa là các biện pháp kĩ thuật trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi đều được trình bày theo một quy trình nhất định. Điều này sẽ tạo cho học sinh có thói quen làm kế hoạch và tuân thủ đúng qui trình. Nội dung sách giáo khoa biên soạn ngắn gọn, phù hợp với học sinh Trung học cơ sở. Sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu , thầy cô và đồng nghiệp. 2.2 Khó khăn Trình độ học sinh không đều . Trang thiết bị phục vụ cho bài dạy nhất là tranh vẽ không có, các mô hình thì cồng kềnh, dễ bể và một số không phù hợp. Đa số các em học sinh và kể cả PHHS cho rằng môn Công nghệ là môn phụ nên không chú tâm học tập. 3. Nội dung chính cần nghiên cứu Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Công nghệ, cố gắng sử dụng triệt để đồ dùng dạy học nhằm nâng cao sự tin tưởng, tính chính xác khoa học , lòng yêuthích bộ môn. Đưa ra từng phương pháp dạy học thích hợp từng loại bài dạy, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp đánh giá tạo sự yêuthích bộ môn. Tìm tòi suy nghĩ nhiều tình huống giảng dạy mới để tạo hứng thú cho các em. 4. Điều tra cơ bản Lớp Sỉ số Điểm trên 8 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ 7/1 40 15 37,5% 19 47,5% 6 15% 7/2 42 20 47,62% 16 38,09% 6 14,29% 7/3 41 21 51,12% 18 43,90% 2 0,48% 5. Các biện pháp thực hiện Cũng như các môn học khác, việc giảng dạy môn Công nghệ 7 phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sư phạm. Tuy nhiên, dạy Công nghệ có những đặc thù riêng cần được chú ý để đảm bảo giờ học đạt hiệu quả cao: Từ khâu chuẩn bị giáo án như thế nào? Những phương pháp nào được sử dụng cho tiết dạy đó? Kiến thức trọng tâm của bài? Cần sử dụng thiết bị, tranh vẽ, mô hình nào cho phù hợp với nội dung bài? Cần được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý. 5.1 Chuẩn bị một tiết dạy thực hành Việc học môn Công nghệ ở trường THCS không chỉ trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng mà còn phía coi trọng việc phát triển năng lực hoạt động trong thực tiễn. Vì vậy các giờ học thực hành tùy theo nội dung từng bài, điều kiện trang thiết bị cụ thể của trường, vật liệu thực hành ở địa phương mà giáo viên chọn nội dung thực hành cho phù hợp .Giáo viên phải có sự chuẩn bị một tiết thực hành như sau để đạt hiệu quả tốt: - Cần lên kế hoạch cho bài thực hành từ tiết học trước - Hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị các vật mẫu theo nhóm tổ và đọc kĩ trước nội dung bài thực hành để định hướng từng việc sẽ làm trong giờ thực hành. - Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, mô hình …. Phục vụ cho bài thực hành trước ngày thực hành ít nhất hai ngày. Có thể cử thêm vài học sinh ở mỗi tổ luân phiên tham gia chuẩn bị cùng với mình. - Trước khi vào giờ thực hành giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của từng tổ, cần cộng điểm cho những tổ có sự chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu. - Giáo viên phải đưa ra tiêu chuẩn đánh giá cho từng mục thật cụ thể để khuyến khích các em đạt điểm cao thi đua với các tổ khác. - Giáo viên trong khi hướng dẫn học sinh các bước thực hiện bài thực hành phải lưu ý học sinh nhưng thao tác khó thực hiện, nguy hiểm nếu không thực hiện đúng kĩ thuật. Giáo viên có thể thực hiện mẫu cho các em quan sát. - Quan sát theo dõi sát các em để có sự điều chỉnh kịp thời và phải bình tĩnh xử lí mọi tình huống có thể xảy ra. - Giáo viên trong giờ thực hành tăng cường sử dụng các phương pháp tìm tòi nghiên cứu, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị thực hành phát huy tính tự học, tự lĩnh hội kiến thức, thông qua đó bồi dưỡng phương pháp nhận thức nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện cho các em năng lực tư duy, những phẩm chất cần thiết cho việc học tập suốt đời sau này. 5.2 Chuẩn bị một tiết dạy bài lý thuyết trên lớp Giáo viên trước khi lên lớp phải chẩn bị giáo án thật kĩ, nắm được nội dung trọng tâm của bài, chọn phương pháp dạy học phù hợp. Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh, mô hình… phục vụ cho bài dạy. Chú ý chọn những tranh ảnh phải phù hợp, có trong môi trường tự nhiên, gần gũi với các em và bám sát yêu cầu thực tiễn của đất nước. Giáo viên phải thường xuyên cập nhật những số liệu, tư liệu phản ánh được những thành tựu mới nhất đã được khoa học khẳng định. Song giáo viên phải lựa chọn những vấn đề cơ bản, thiết thực, đảm bảo gọn nhẹ để tránh học sinh bị “quá tải”. Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học minh họa, nêu và đặt vấn đề, trực quan…. Để giúp các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự tìm hiểu kiến thức trong học tập. VD: Có thể cho học sinh diễn tiểu phẩm ngắn, vui để nêu lên tình huống bài học yêu cầu học sinh phải giải quyết tình huống đó. Qua bài lý thuyết giáo viên phải hướng cho học sinh giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật mà mình thực hiện từ đó học sinh mới khắc sâu kiến thức và có ý thích tìm tòi khám phá hơn. Biết hướng cho học sinh những khía cạnh thực tiễn của kiến thức nhờ đó mà kiến thức của học sinh trở nên sâu sắc, vững chắc giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. VD: Các biện pháp tưới nước, bón phân, làm đất, các biện pháp chăn nuôi ảnh hưởng đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng ra sao? Khi học xong bài giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập về nhà bằng cách cho các em sưu tầm thêm những tư liệu, thông tin có liên quan đến bài học để khắc sâu và mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại của thế giới. 5.3 Chuẩn bị một tiết dạy giáo án điện tử Bên cạnh những tiết dạy theo phương pháp đổi mới có thiết bị dạy học, thỉnh thoảng giáo viên nên cho các em học với giáo án điện tử để thay đổi không khí học tập nhất là những bài đòi hỏi phải cho học sinh tiếp cận với những biện pháp kĩ thuật khó và mới lạ với các em. Trước khi bắt tay vào việc soan bài giảng giáo án điện tử, giáo viên phải nắm rõ mục tiêu bài giảng, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đủ ý bài học. Ngoài ra giáo viên còn phải lưu ý đến màu sắc, hình thức , kiểu chữ , bố cục phù hợp , hiệu ứng hợp lý để bài giảng thật sống động , tránh những hiệu ứng quá rườm rà gây mất tập trung ở học sinh . Khi chọn hình ảnh giáo viên phải chọn hình minh họa thật rõ ràng , sinh động , đa dạng phù hợp với kiến thức cần hướng tới . Hình ảnh có thể lấy từ sách giáo khoa, sách tham khảo, tư liệu của đồng nghiệp hay trên internet…. Khi soạn bằng giáo án điện tử khâu kiểm tra, đánh giá củng cố bài học có nhiều thuận lợi vì có thể đưa ra nhiều hình thức sinh động như giải ô chữ, đoán hình nền …. Giúp các em thi đua sôi nổi hơn trong học tập. 5.4 Việc kiểm tra, đánh giá Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Nó không chỉ có tác dụng giúp giáo viên biết được tình hình học tập, phấn đấu của học sinh , hiệu quả của của việc dạy và học , mà nó còn có tác dụng điều chỉnh quá trình dạy học , động viên, khuyến khích học sinh trong việc học tập hơn . Vì vậy để làm tốt việc này, giáo viên cần phải: - Nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống. Nếu kiểm tra miệng thì chọn những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng có liên hệ đến thực tế và khả năng vận dụng của học sinh . Nếu kiểm tra viết thì nội dung kiểm tra phải mang tính tổng hợp, toàn diện hơn bao gồm các nội dung kiến thức, khả năng phân tích và vận dụng vào thực tế … - Phát triển các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhằm tăng nhịp độ kiểm tra , mở rộng diện kiến thức , kĩ năng , thái độ nghiêm túc khi kiểm tra , nâng cao trình độ và khả năng tự đánh giá của học sinh . Từ đó hình thành sự yêuthíchmôn học. - Coi trọng việc kiểm tra đánh giá các kĩ năng thực hành để học sinh thấy được sự quan trọng của việc vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. - Giáo viên phải đảm bảo việc kiểm tra , đánh giá phải khách quan công bằng với mọi học sinh từ đó tạo niềm tin yêu ở học sinh giúp các em tạo lòng yêuthíchmôn học . 6. Kết quả Qua thực tế giảng dạy theo sự chuẩn bị như trên tôi nhận thấy học sinh hiểu bài, tiếp thu các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được thực tế, khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Các em hứng thú học tập, sôi nổi, hào hứng giơ tay phát biểu và nêu vấn đề mà em còn thắc mắc về nội dung của bài góp phần xây dựng bài dạy sinh động hơn, làm các em yêuthích học môn Công nghệ hơn. Kết quả kiểm tra như sau: Lớp Sỉ số Điểm trên 8 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ 7/1 40 21 60.8% 19 39.2% 7/2 42 24 61.2% 18 38.8% 7/3 41 25 73.5% 16 26.5% 7. Rút kinh nghiệm − Giáo viên cần tạo được không khí thoải mái trong giờ học để thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh. − Giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề, tận tâm với học sinh. − Giáo viên phải có sự chuẩn bị cho bài dạy, tìm các tư liệu liên quan, thiết bị dạy học cần thiết liên quan đến bài dạy và phân phối thời gian hợp lý. − Chỉnh sửa kịp thời để học sinh thấy được những sai sót của bản thân. − Đối với những học sinh quá kém do nhận thức chậm, thể lực yếu, giáo viên nên kết hợp với gia đình và giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện và luôn động viên em giúp em học tập tốt hơn. − Cần nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh, không nên nôn nóng, vội vàng đánh giá trước kết quả thực hiện của học sinh. − Luôn học hỏi, trao đổi kiến thức chuyên môn với đồng nghiệp để việc giảng dạy đạt chất lượng tốt hơn. Đây chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân tôi chắc chắn còn nhiều những thiếu sót, rất mong được các quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến cho tôi để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn. . cầu thực tiễn của đất nước. Giáo viên phải thường xuyên cập nhật những số liệu, tư liệu phản ánh được những thành tựu mới nhất đã được khoa học khẳng định rõ rêt ở bộ môn Công Nghệ. Với mục tiêu chương trình THCS cần trang bị cho hs một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh, tạo những cơ sở cần thiết để phân luồng