1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP ALÁT

23 657 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

SỬ DỤNG ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau: 1. Nắm chắc các ký hiệu: HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp .ở trang bìa đầu của quyển Atlas. 2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: Ví dụ: -Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản. -Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu. -Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư dân tộc”. -Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp . 3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành: 3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan. 3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như: -Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas. -Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17. 4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas: -Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế . đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời. -Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK. 5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi: Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết. 5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như: -Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: +Khoáng sản năng lượng +Các khoáng sản: kim loại +Các khoáng sản: phi kim loại +Khoáng sản: vật liệu xây dựng Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ. -Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ. 5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như: -Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như: +Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung . +Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng. -Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư dân tộc. 5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi: Ví dụ: -Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư, . nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản. -Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu . TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN TRONG ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM I-Yêu Cầu Chung Khi Khai Thác Bản Đồ Trên Atlas 1- Đọc chú giải ở trang KÝ HIỆU CHUNG (trang bìa trong) Trang ký hiệu chung gồm có các ký hiệu chia thành 4 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên (sông, kênh, đầm lầy, địa hình, mỏ khoáng sản…); Nhóm các yếu tố công nghiệp ( công nghiệp khai thác, qui mô công nghiệp, phân bố các ngành công nghiệp); Nhóm các yếu tố nông lâm thủy sản; Nhóm các yếu tố khác (ranh giới, đường giao thông, sân bay…) 2- Đọc chú giải tỷ lệ dành cho từng trang theo mục đích sử dụng. Ví dụ : Đọc trang 8 về đất, thực vật động vật sẽ có phần chú giải riêng về các nhóm đất, thực vật, động vật có tỷ lệ sử dụng bản đồ là 1/6.000.000 3- Biết cách xác định vị trí của các đối tượng: Các đối tượng này có thể được xác định rất dễ bởi tên tỉnh hoặc tên sông được ghi kề bên, có thể phải liên kết đối chiếu với bản đồ hành chính trang 2, 3. Ví dụ để xác định mỏ than Cẩm Phả thuộc tỉnh nào ở trang 6 HS không thể xác định ngay, phải nhờ đối chiếu với trang Hành Chính. 4- Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung với trang riêng dành cho từng vùng. -Ví dụ: muốn tìm hiểu đặc điểm tự nhiên Trung du-miền núi Bắc Bộ ta phải xem phối hợp trang 9 với trang 21; muốn xác định vị trí mỏ khoáng sản ở Trung du-miền núi Bắc Bộ ta phải đọc phối hợp trang 6 với trang 21. -Ví dụ: Kiến thức đã học giúp HS biết cây chè được trồng trên đất Feralit nơi có khí hậu cận nhiệt. Dựa vào kiến thức này ta giúp HS thấy được sự phân bố cây chè nước ta thích hợp ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, hoặc trên đồi núi cao ở Tây Nguyên. Vì nước ta có nền khí hậu chung là nhiệt đới nhưng có sự phân hoá theo đai cao, theo đó những nơi có địa hình cao của Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến phân bố sản lượng chè, đó là các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật, chính sách, thị trường… II- Đọc Các Trang Atlat Tự Nhiên 1- Đọc trang 4,5 ( Hình Thể) Đọc 2 trang này, HS thấy được hình dạng chữ S của lãnh thổ, có bề dài dài, bề ngang hẹp, trải qua các vĩ độ kinh độ nào? Giáp với các quốc gia nào ? Tỷ lệ của núi, đồng bằng tương quan ra sao ? Ngoài ra còn có các đảo vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. 2- Đọc trang 6 ( Địa chất khoáng sản ) -Ở trang này ta chỉ tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó HS thấy được sự đa dạng khoáng sản nước ta tập trung nhiều ở vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ; Xác định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản . Ví dụ: Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh ,ngoài ra còn có ở Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Nam (Phải phối hợp các trang 6 ,2, 21, nếu chỉ xem tìm than đá ở vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ). Lưu ý : để tìm mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ phải xem thêm hình phụ lục ở dưới góc phải của trang 6. -Về việc vận dụng kiến thức đã học, HS hiểu thêm các loại mỏ thuộc năng lượng (than, dầu khí), các loại mỏ thuộc kim loại đen , thuộc kim loại màu, thuộc phi kim loại, các loại mỏ được xem là quan trọng ở nước ta có trữ lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá ,sắt, bôxit, thiếc, apatit, đồng, titan, đá vôi xi măng sét cao lanh ). 3- Đọc trang 7 (Khí Hậu) -Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa a- Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau: + Các miền khí hậu gồm : Khí hậu phía Bắc , miền khí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam . Dùng kiến thức đã học, HS có thể hiểu được đặc điểm 3 miền khí hậu trên lần lượt là : có mùa đông lạnh ,mưa nhiều vào mùa nóng; mưa tập trung vào thu đông; mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa một mùa khô tương phản sâu sắc. + Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, để minh họa đặc điểm của 3 miền khí hậu trên. +HS thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc, nhưng lưu ý có trường hợp gió Đông chỉ qua lục địa trường hợp qua biển), hướng dẫn học sinh nhận xét gió Tây khô nóng . + HS biết được hướng di chuyển tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1-3 đến 1-7 cơn bão trên tháng hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung bộ. b- Ở hình nhiệt độ phán ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian: + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam các tỉnh duyên hải từ Hoành Sơn vào Nam ( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên). + Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam Trung Bộ Nam bộ. + Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm. c. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4( mùa mưa ít ), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 ( mùa mưa nhiều). + Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên Huế, Qủang Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi ảnh hưởng của các cơn bão. + Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn. (lưu ý phân biệt ký hiệu gió mùa mùa Hạ, gió mùa mùa Đông với dòng biển nóng lạnh có màu giống nhau nhưng đuôi mũi tên dầy, mỏng khác nhau) + Hình tổng lượng mưa tháng 5 -10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau.Giải thích do nhận được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè. 4 – Đọc trang 8 (đất, thực vật động vật) Trang này gồm 2 hình: Hình đất - thực vật hình phân khu địa lý động vật . a. Ở hình đất thực vật: GV cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc một số loại đất chính ở mỗi vùng kinh tế. Ví dụ: Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa ngọt (màu xanh lá), đất phèn (chiếm tỉ lệ lớn nhất), đất mặn chủ yếu ở ven biển. Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit-trên đá badan trên các loại đá khác …riêng thực vật ta có thể kết hợp nhận xét khi mô tả lát cắt địa hình. b. Ở hình phân khu địa lý động vật : _ Gồm 6 khu vực , mỗi khu vực có một số động vật chủ yếu. HS xem ghi chú bên dưới để mô tả các loại động vật chủ yếu ở từng khu vực . Ví dụ: khu Nam Bộ gồm các động vật như: cò, sếu đầu đỏ, đồi mồi; khu Nam Trung Bộ gồm chủ yếu các loài khỉ, voi, bò tót, hươu, nai, lợn rừng… 5. Đọc trang 9 (các miền tự nhiên ): miền Bắc Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bắc Trrung Bộ. Ở trang này ta cần chú ý những vấn đề sau : a. Đặc điểm của hướng núi độ cao của núi. Ví dụ: Hướng núi miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao nhìn chung là cao (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3143m nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) thấp dần về phía Đông Nam. Hướng núi Đông Bắc ? độ cao nói chung như thế nào? b.Lát cắt địa hình: HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỉ lệ 1: 3.000.000. Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau: + Hướng lát cắt + Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỉ lệ ) + Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào? . + Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu? Chạy dài bao nhiêu? + Ở mỗi loại địa hình có đất đai thực vật gì ? Thuộc loại khí hậu gì ? (phối hợp trang 7 8) Ví dụ: mô tả lát cắt A-B. - Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Vân đến cửa sông Thái Bình. - Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây bắc thấp dần về phía Đông Nam. - Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, qua sườn phía Tây vùng núi Phi -Ya, rồi cắt ngang sông năng qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc. Đường cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy, Văn úc của khu Đồng bằng Bắc Bộ. c. Các dòng biển nóng lạnh ngoài khơi của lãnh thổ nước ta: được tham khảo xem như là một trong những nhân tố tạo thành các ngư trường. 6. Đọc trang 10 (các miền tự nhiên của Nam Trung Bộ Nam Bộ) Nhận xét đặc điểm địa hình giống như trang 9, đọc lát cắt A-B-C, nhận xét về tác động của các dòng biển. KHAI THÁC BẢN ĐỒ DÂN CƯ - DÂN TỘC 1. Trang 11, Atlas Địa lý Việt Nam: Quy mô dân số sự phân cấp đô thị được trình bày rõ ràng trên bản đồ. Ví dụ: -Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh . cấp đô thị dặc biệt -Đô thị loại 1: Đà Nẵng, Biên Hòa . -Đô thị loại 2: Huế, Vinh, Nha Trang . -Đô thị loại 3: Thái Bình, Tam Kỳ, Bạc Liêu . -Đô thị loại 4: Hà Tiên, Hà Tỉnh, Ninh Bình . Dựa vào kiến thức đã học, bản đồ dân số, bản đồ hành chính tỉnh, HS đọc nội dung dân cư rồi trả lời các câu hỏi: -So sánh mật độ dân số giữa vùng Đồng bằng sông Hồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. -So sánh mật độ dân số giữa vùng Đồng bằng sông Hồng vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ. -So sánh mật độ dân số giữa vùng Tây Nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long. -So sánh mật độ dân số giữa vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ vùng Tây Nguyên. -So sánh mật độ dân số của các tỉnh vùng ven biển với các tỉnh miền núi nước ta. -Nêu nhận xét về quy luật phân bố dân cư ở nước ta. Bảng mẫu 1: Mật độ (người/km 2 ) Phân bố (vùng thuộc tỉnh nào) Nhận xét < 50 50-100 101-200 201-500 501-1000 1001-2000 > 2000 Bảng mẫu 2: Quy mô dân số Tên đô thị Loại mấy > 1.000.000 500.001-1.000.000 200.001-500.000 100.001-200.000 50.001-100.000 < 50.000 -Trên trang bản đồ còn trình bày các biểu đồ. Mục đích của các biểu đồ phụ này nhằm giải thích rõ nội dung chính trình bày trên bản đồ. Biểu đồ Dân số Việt Nam qua các thời kỳ trình bày số dân nước ta tăng liên tục từ 1921- 2003. Biểu đồ Cơ cấu dân số theo giới tính độ tuổi trình bày tháp dân số Việt Nam ở hai thời điểm: năm 1989 1999, HS phân tích, so sánh hai tháp dân số về hai nội dung: -Hình dạng của tháp dân số nói lên điều gì ? -Cơ cấu dân số theo độ tuổi theo giới tính ? -Tỷ lệ dân số phụ thuộc ? -Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ? Nguyên nhân ? -Thuận lợi, khó khăn, biện pháp ? -Phân tích biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành năm 2000 ? Nêu xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số hoạt động theo ngành ? *Các loại biểu đồ: 1. Biểu đồ dân số Việt Nam từ năm 1921-2003 (đơn vị: triệu người) 2. Biểu đồ cơ cấu dân số theo độ tuổi theo giới tính 3. Cơ cấu dân số hoạt động theo ngành (năm 2000) 2.Trang 12, Atlas Địa lý Việt Nam: Trên bản đồ chính thể hiện các ngữ hệ bằng phương pháp nền chất lượng, các nhóm ngôn ngữ biểu hiện bằng phương pháp vùng phân bố. Các ngữ hệ được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau. Ví dụ: -Màu hồng: ngữ hệ Nam Á -Màu đỏ thắm: ngữ hệ Nam Đảo Các nhóm dân tộc hoặc chiếm giữ một khoảng không gian nhất định, hoặc sống xen kẽ lẫn nhau trong từng vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ: -Nhóm ngôn ngữ Việt Mường sống xen với nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme ở vùng phía nam tỉnh Điện Biên, Sơn La . Dựa vào kiến thức đã học các bản đồ dân tộc hành chính Việt Nam, HS đọc rồi trả lời các câu hỏi: -Hãy xác định: các dân tộc Việt Nam thuộc mấy ngữ hệ ? Mỗi ngữ hệ phân bố ở đâu ? Gồm bao nhiêu dân tộc ? -Nhóm ngôn ngữ Việt Mường phân bố ở những tỉnh nào ? -Nhóm ngôn ngữ Tày Thái phân bố ở những tỉnh nào ? -Kể tên các dân tộc trong các nhóm ngôn ngữ sống xen kẽ trên lãnh thổ Việt Nam ? Bảng mẫu: Dân tộc Số người Phân bố ( tên tỉnh ) Ngoài bản đồ hành chính, trang bản đồ này còn thiết kế biểu đồ cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam bảng số liệu thống kê theo điều tra dân số (ngày 1 tháng 4 năm 1999) về số lượng người của các dân tộc Việt Nam. GV có thể khai thác những nội dung này để tìm hiểu sâu về các dân tộc, nhằm hình thành trong HS những thông tin cần thiết trong bài học địa lý. * Các nhóm dân tộc Việt Nam (theo ngôn ngữ) * Các dân tộc Việt Nam (theo số liệu Tổng điều tra dân số 1-4-1999) 3. Thông tin phản hồi: 3.1. Cộng đồng dân tộc Việt Nam: a. Là nước có nhiều thành phần dân tộc: -Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 8 nhóm đại diện các nhóm, 3 dòng. -Tỷ lệ các nhóm ngôn ngữ: +87,8% là nhóm Việt Mường +5,0 là nhóm Thái-Kađai +2,8% là nhóm Môn-Khơme +1,8% là nhóm H’Mông, Dao +1,1% là nhóm Nam Đảo +1,5% là nhóm Hán-Tạng Kết luận: nhóm Việt Mường là bản địa có tỷ lệ lớn, có vai trò lớn là nòng cốt hình thành dân tộc Việt Nam. b. Sự phân bố các nhóm: + Việt Mường: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông nam bộ đồng bằng sông Cửu Long. + Môn-Khơme: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, đảo Phú Quốc, vùng Hà Tiên. + Tày Thái: Trung du-miền núi Bắc Bộ, Tây Bắc trung bộ. + H’Mông, Dao: Hà Giang, Tây bắc thượng du sông Mã, Cả. + Nam Á khác: Trung du-miền núi Bắc Bộ + Nam Đảo: Đắc Lắc + Hán: Quảng Ninh, Hà Giang, Mường Xén. Ngoài ra còn có ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh .(tuy trên bản đồ không thể hiện rõ nhưng cần nêu lên). + Tạng-Miến: chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai. So sánh với bản đồ địa hình để thấy các thành phần dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi, còn người Việt Mường chủ yếu sống ở đồng bằng ven biển. 3.2. Sự phát triển dân số qua khai thác biểu đồ tháp dân số: *Biểu đồ: -Đặc điểm dân số nước ta tăng nhanh. -Dân số tương đối đông. *Tháp dân số: Đáy rộng, đỉnh nhọn thu hẹp nhanh. Kết luận: tỷ lệ tăng dân số cao, độ tuổi sinh đẻ nhiều, tuổi thọ trung bình thấp dẫn đến tỷ lệ ngoài tuổi lao động không cao, có bổ sung lực lượng lao động nhiều, gây sức ép dân số đến chất lượng cuộc sống tài nguyên môi trường. 3.3. Sự phân bố dân cư: *Mật độ dân số: -Mật độ dân số trên 2.000 người/km 2 : Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh. -Mật độ dân số từ 1.001-2.000 người/km 2 : hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đà Nẵng. -Mật độ dân số từ 501-1.000 người/km 2 : hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long. -Mật độ dân số từ 201-500 người/km 2 : Duyên hải miền Trung, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đắc Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng rải rác ở Cao Bằng, Tây Ninh. -Mật độ dân số từ 101-200 người/km 2 : một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung, Cà Mau, Bạc Liêu. -Mật độ dân số từ 50-100 người/km 2 : Bắc Đông bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. -Mật độ dân số < 50 người/km 2 : Kon Tum, Gia Lai, Tây Bắc. So sánh bản đồ địa hình: dân cư tập trung đông ở đồng bằng duyên hải, thưa dân ở miền núi. * Các điểm dân cư lớn: -Thành phố trên 1 triệu người: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. -Thành phố từ 500.001-1.000.000 người: Cần Thơ, Biên Hoà, Đà Nẵng. -Thành phố từ 200.001-500.000 người: Nam Định, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Xuyên. -Thành phố từ 100.001-200.000 người: rất nhiều -Thành phố dưới 100.000 người: Sơn La, Lào Cai, Hà Tỉnh . Kết luận: các thành phố, thị xã chủ yếu tập trung ở đồng bằng ven biển. CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ KINH TẾ CÁC VÙNG KINH TẾ 1. Trang 13. Bản đồ Nông nghiệp chung. -Trong nông nghiệp, đất có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được trình bày trước tiên, nổi bật. Đất sử dụng với mục đích khác nhau được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau. Ví dụ: Vùng nền màu vàng thể hiện loại đất trồng cây LT-TP cây công nghiệp hàng năm; vùng nền màu nâu thể hiện loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm; . . . -Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng các chữ số La mã & đường ranh giới. Diện tích nằm trong đường ranh giới cùng với các chữ số La mã xếp theo thứ tự từ I đến VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp của nước ta. -Trên nền màu đất đang sử dụng thể hiện các cây trồng & vật nuôi. Ví dụ: Cây cà phê, cây hồ tiêu, cây điều, . . . được trồng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Trâu bò được nuôi trên đất nông lâm kết hợp; . . . -HS đối chiếu bảng ký hiệu chung ở trang bìa với ký hiệu trình bày trên bản đồ sẽ đọc được toàn bộ các cây trồng, vật nuôi mà người thiết kế bản đồ muốn truyền đạt. -Ngoài bản đồ chính, còn có bản đồ phụ & biểu đồ. +Bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa. [...]... 16 Câu 8 Để trình bày phân tích những thế mạnh hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, có thể sử dụng các bản đồ ở trang 6, 17, 21 Câu 9 Trình bày sự phân bố những cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, cần sử dụng bản đồ ở các trang 7, 8, 21 Câu 10 Đất đai khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi khó khăn trong quá... KT-XH: Tương tự sử dụng các bản đồ ở các trang 11, 16 b Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm: Sử dụng bản đồ NN trang 14 sẽ thấy được cây công nghiệp lâu năm yếu của từng vùng như sau: -Trung du-miền núi Bắc Bộ: chè -Tây Nguyên: cafe, cao su, chè, hồ tiêu -Đông Nam Bộ: cao su Sử dụng bản đồ các vùng kinh tế trang 21, 23, 24, để thấy được các cây công nghiệp lâu năm khác Câu 3 Có thể sử dụng bản đồ... dựng Câu 4 Có thể sử dụng bản đồ NN trang 14, hoặc trang 13 để thấy phân bố: -Gia súc -Gia cầm Câu 5 -Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ có thể sử dụng bản đồ trang 24 -Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Dùng bản đồ NN chung trang 13 hoặc trang 24 -Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào loại đất nào ? Sử dụng bản đồ địa hình trang10 bản đồ đất trang... SỐ BÀI TẬP GỢI Ý 1 Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 13, BĐ Nông nghiệp chung, hãy hoàn thành các câu hỏi bảng sau đây: a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích nhiều nhất? b Bảng 1 Hiện trạng sử Tên vùng Cây trồng Vật nuôi dụng đất 2 Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 14, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây: a Bảng 2 Tên tỉnh Diện tích lúa Sản lượng lúa Năng. .. 14, hãy nhận xét diện tích sản lượng cây lương thực nước ta từ năm 1990 đến năm 2000 Câu 14 Dựa vào Atlas trang 17, hãy trình bày sự phát triển phân bố ngành điện lực ở nước ta Câu 15 Dựa vào Atlas trang 20, hãy đánh giá tình hình phát triển ngành du lịch nước ta Những tiềm năng phát triển ngành du lịch ở Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh B Gợi ý trả lời: Câu 1 a.Thế mạnh hạn chế: a.1 Dùng bản... đồ NN chung với các bản đồ cần sử dụng khác, để xác định tương đối ranh giới của vùng a.2 Sử dụng bản đồ Đông nam bộ trang 24 để xác định tiềm năng của vùng: + Tự nhiên: -Các mỏ dầu -Rừng ở phía Tây Bắc của vùng + KT-XH: -Nhiều TTCN lớn, đặc biệt thành phồ Hồ Chí Minh, nên có nhiều lao động lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao -Vùng còn là vùng chuyên canh cây công nghiệp cây ăn quả lớn tạo điều kiện... Đất đai khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi khó khăn gì trong quá trình phát triển cây công nghiệp dài ngày ? Câu 11 Dựa vào Atlas trang 11, hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư ở đồng bằng sông Hồng giải thích Câu 12 Dựa vào Atlas trang 15, hãy nêu tình hình phát triển thuỷ sản ở duyên hải miền Trung Vì sao sản lượng thuỷ sản của Nam trung bộ lại nhiều hơn Bắc trung bộ Câu 13 Dựa vào Atlas... ta: -Khoáng sản: năng lượng ? -Các khoáng sản: kim loại ? -Các khoáng sản: phi kim loại ? -Các khoáng sản: vật liệu xây dựng ? Câu 7.Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của: -Các vùng đồng bằng -Các vùng trung du-miền núi Câu 8 Hãy trình bày phân tích những thế mạnh hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ Câu 9 Trình bày giải thích sự... > 50 10 – 50 3 – 9,9 1 – 2,9 . cần sử dụng bản đồ khoáng sản. -Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng. thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b. Bảng 1. - KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP ALÁT
b. Bảng 1 (Trang 16)
c. Bảng 6. - KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP ALÁT
c. Bảng 6 (Trang 17)
a. Bảng 8 - KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP ALÁT
a. Bảng 8 (Trang 18)
a. Bảng 9 - KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP ALÁT
a. Bảng 9 (Trang 18)
a. Bảng 11. So sánh về sản xuất lương thực của 2 ĐBSH &amp; ĐBSCL: - KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ BÀI TẬP ALÁT
a. Bảng 11. So sánh về sản xuất lương thực của 2 ĐBSH &amp; ĐBSCL: (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w